Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Toàn bộ HĐQT nhựa Rạng Đông từ nhiệm, có em trai và cháu cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa
Toàn bộ thành viên HĐQT Rạng Đông Holding cùng từ nhiệm trong bối cảnh doanh nghiệp này có hàng loạt vi phạm về công bố thông tin. Các hành vi này đã bị Ủy ban Chứng khoán nhà nước xử phạt gần 250 triệu đồng vào tháng 12/2024. Cổ phiếu RDP đang bị đình chỉ giao dịch.
Lấy lý do cá nhân, cả 5 thành viên Hội đồng quản trị của Rạng Đông Holding đồng loạt xin từ nhiệm. Công ty nhựa lâu đời nhất miền Nam này vừa bị yêu cầu phá sản
Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (Rạng Đông Holding: HoSE: RDP) vừa công bố thông tin bất thường về việc đã nhận được đơn từ nhiệm của cả 5 thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT).
Cụ thể, ông Hồ Đức Lam xin từ nhiệm chức vụ Chủ tịch kiêm thành viên HĐQT Rạng Đông Holding vì lý do cá nhân.
Cả 4 thành viên HĐQT còn lại của công ty là các ông Bùi Đắc Thiện, Hồ Đức Dũng, Nguyễn Trần Vinh và Hồ Văn Tuyên (kiêm Chủ tịch Ủy ban kiểm toán Rạng Đông Holding) cũng lần lượt từ nhiệm chức vụ vì lý do “bận công việc cá nhân, không thu xếp được thời gian”.
Được biết, ông Hồ Đức Lam (SN 1962) là em trai của cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Kim Thoa. Còn ông Hồ Đức Dũng - một thành viên trong HĐQT vừa từ nhiệm - là con trai ông Lam.
Gần 40 năm làm việc tại công ty và giữ chức Chủ tịch HĐQT Rạng Đông Holding suốt 20 năm qua, ông Hồ Đức Lam là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu gần 16% cổ phần. Trong khi đó, các thành viên HĐQT còn lại chỉ nắm giữ lượng nhỏ hoặc không sở hữu cổ phần nào của công ty.
Ngoài Rạng Đông Holding, ông Lam còn giữ chức Chủ tịch HĐQT tại một loạt công ty con như Nhựa Rạng Đông Long An, Rạng Đông Films, Rạng Đông Healthcare…
Toàn bộ thành viên HĐQT Rạng Đông Holding cùng từ nhiệm trong bối cảnh doanh nghiệp này có hàng loạt vi phạm về công bố thông tin. Các hành vi này đã bị Ủy ban Chứng khoán nhà nước xử phạt gần 250 triệu đồng vào tháng 12/2024. Cổ phiếu RDP đang bị đình chỉ giao dịch.
Đầu tháng 1 vừa qua, TAND TPHCM thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Rạng Đông Holding theo yêu cầu của Rạng Đông Films (huyện Củ Chi, TPHCM). Tính đến tháng 6/2024, Rạng Đông Films là công ty con của Rạng Đông Holding với tỷ lệ sở hữu 97,7%.
TAND TPHCM yêu cầu Rạng Đông Holding trong vòng 15 ngày phải giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán, kê khai tài sản, số dư tài khoản ngân hàng, danh sách các chủ nợ và các tổ chức, cá nhân đang nợ công ty.
Theo báo cáo tài chính hợp quý II/2024, Rạng Đông Holding đạt 255 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giảm 522 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Sau khi trừ đi giá vốn 245 tỷ đồng và chi phí quản lý và các chi phí khác, Rạng Đông Holding lỗ sau thuế 66 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, doanh nghiệp nhựa này lỗ 64,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2023 lãi hơn 11 tỷ đồng.
Thành lập từ năm 1960 với tên gọi Liên hiệp các xí nghiệp cao su Viễn Đông Pháp, Rạng Đông Holding được xem là doanh nghiệp nhựa lâu đời nhất miền Nam, từng tiên phong nhập khẩu các thiết bị hiện đại từ nước ngoài về để sản xuất các loại giả da PVC, PU xốp, khăn trải bàn, màng mỏng PVC, vải tráng PVC, PU, vải dù chống thấm…
Hiện nay, Rạng Đông Holding có 4 công ty thành viên, chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm về bao bì, thiết bị y tế, màng phủ nông nghiệp và kinh doanh nguyên liệu, hóa chất ngành nhựa.
CTCP Rạng Đông Holding đang chìm sâu trong khủng hoảng khi toàn bộ thành viên HĐQT đồng loạt từ nhiệm, cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch, ngụp lặn trong thua lỗ với tương lai bất định.
Dàn lãnh đạo "tháo chạy"
Rạng Đông Holding vừa nhận được đơn xin từ nhiệm của toàn bộ thành viên HĐQT từ ngày 24/02/2025, bao gồm Chủ tịch HĐQT Hồ Đức Lam và 4 thành viên HĐQT khác là ông Hồ Đức Dũng (con trai ông Lam), ông Hồ Văn Tuyên, ông Nguyễn Trần Vinh và ông Bùi Đắc Thiện. Lý do được đưa ra là công việc cá nhân, không thể tiếp tục đảm nhận.
Toàn bộ 5 thành viên trên được bầu vào HĐQT ngày 27/04/2023. Riêng ông Hồ Đức Lam (sinh năm 1962) làm việc tại CTCP Nhựa Rạng Đông (nay là Rạng Đông Holding) từ năm 1989, bắt đầu giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty từ năm 2005. Ngoài ra, ông Lam còn làm Chủ tịch HĐQT tại các công ty con như CTCP Nhựa Rạng Đông Long An, CTCP Rạng Đông Films, CTCP Rạng Đông Healthcare...
Ngoài các vị trí trong HĐQT, ông Hồ Văn Tuyên còn là Chủ tịch Ủy ban Kiểm toán (UBKT), ông Nguyễn Trần Vinh là Thành viên UBKT, còn ông Bùi Đắc Thiện là Người phụ trách quản trị Công ty, Thư ký Công ty.
Trước khi từ nhiệm, theo Báo cáo tình hình quản trị Công ty 6 tháng đầu năm 2024, ông Hồ Đức Lam đang là cổ đông lớn nhất của RDP với tỷ lệ sở hữu 15.87%. Các thành viên HĐQT khác chỉ nắm giữ lượng cổ phần rất nhỏ hoặc không nắm giữ cổ phần nào.
Bên bờ vực thẳm
Toàn bộ HĐQT từ nhiệm trong bối cảnh RDP đang lún sâu trong khủng hoảng. Công ty liên tục vi phạm quy định công bố thông tin, dẫn đến cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch và có nguy cơ bị xử lý nghiêm khắc.
HOSE đã nhiều lần nhắc nhở RDP chậm nộp Báo cáo tình hình quản trị Công ty năm 2024 và BCTC quý 4/2024 (công ty mẹ và hợp nhất), BCTC quý 3, quý 4/2024 và BCTC soát xét bán niên 2024, dù đã đưa ra thời hạn cụ thể.
Hiện, cổ phiếu RDP đang bị đình chỉ giao dịch (từ ngày 28/11/2024) sau khi bị hạn chế giao dịch từ 24/10/2024. Nếu tiếp tục chậm nộp các báo cáo theo yêu cầu, HOSE sẽ xử lý vi phạm ở mức độ cao hơn theo quy định hiện hành.
Thực tế, RDP đã giải trình việc chậm công bố BCTC soát xét bán niên 2024 là do chưa thống nhất với kiểm toán, kèm khó khăn nhân sự kế toán. Trước đó, RDP còn bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt 242.5 triệu đồng vì hành vi vi phạm công bố thông tin sai lệch.
Rạng Đông Holding từng là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất nhựa. Năm 2015, Công ty đạt đỉnh lợi nhuận với hơn 70 tỷ đồng, rồi trồi sụt những năm sau đó.
Năm 2023, RDP báo lỗ kỷ lục gần 147 tỷ đồng và tiếp tục lỗ thêm gần 61 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, nâng lỗ lũy kế lên hơn 266 tỷ đồng. Doanh nghiệp này cũng còn nợ 42.5 tỷ đồng tiền thuế tính đến cuối tháng 10.
Lợi nhuận ròng của RDP giai đoạn 2014-2023
Những bất ổn và sai lệch đã khiến RDP là một trong những cổ phiếu giảm mạnh nhất năm 2024, chỉ còn 1,310 đồng/cp so với 9,300 đồng/cp đầu năm, giảm tới 86%.
Thế Mạnh
FILI - 16:45:46 24/02/2025
HoSE: Rạng Đông Holding có nguy cơ bị xử lý nặng hơn
Theo công văn của HoSE, nếu Rạng Đông Holding tiếp tục chậm nộp các báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024; báo cáo tài chính quý III, quý IV/2024 (công ty mẹ và hợp nhất), và báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2024, HoSE sẽ xử lý vi phạm ở mức độ cao hơn theo quy định hiện hành.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) ngày 12/2 tiếp tục có công văn nhắc nhở về việc chậm nộp báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2024 và báo cáo tài chính (BCTC) quý IV/2024 đối với Công ty Cổ phần Rạng Đông Holding (Rạng Đông Holding, mã chứng khoán: RDP).
Theo công văn của HoSE, ngày 5/2/2025, HoSE đã có công văn số 91 nhắc nhở chậm nộp BCTC quý IV/2024 (mẹ và hợp nhất) và báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2024 của Rạng Đông Holding. Đến ngày 12/2/2025, HoSE vẫn chưa nhận được BCTC quý IV/2024 (công ty mẹ và hợp nhất) và báo cáo tình hình quản trị năm 2024 của Công ty Cổ phần Rạng Đông Holding.
Căn cứ quy định tại Thông tư 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, HoSE nhắc nhở lần 2 về việc chậm công bố thông tin BCTC quý IV/2024 (mẹ và hợp nhất) và báo cáo tình hình quản trị năm 2024. Đề nghị công ty khẩn trương nộp các BCTC soát xét bán niên năm 2024, BCTC quý III, quý IV/2024 (mẹ và hợp nhất) và báo cáo tình hình quản trị năm 2024.
Rạng Đông Holding liên tục bị HoSE nhắc nhở chậm nộp báo cáo.
Cũng theo HoSE, cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holding hiện đang trong diện đình chỉ giao dịch kể từ ngày 28/11/2024 theo Quyết định số 651/QĐ-SGDHCM ngày 21/11/2024 của HoSE. Lý do là tổ chức niêm yết tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, thuộc trường hợp chứng khoán bị đình chỉ giao dịch theo quy định.
Trường hợp Rạng Đông Holding tiếp tục chậm nộp các BCTC soát xét bán niên năm 2024; BCTC quý III, quý IV/2024 (mẹ và hợp nhất), và báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2024, HoSE sẽ xử lý vi phạm ở mức độ cao hơn theo quy định hiện hành.
Trước đó, ngày 5/2, HoSE cũng đã có công văn nhắc nhở chậm nộp báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2024 và báo cáo tài chính (BCTC) quý IV/2024 đối với Rạng Đông Holding. Theo HoSE, đến hết ngày 4/2/2025, HoSE vẫn chưa nhận được báo cáo tài chính quý IV/2024 (công ty mẹ và hợp nhất) và báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2024 của RDP.
Cũng liên quan đến chậm nộp báo cáo tài chính, ngày 1/11/2024, HoSE có công văn nhắc nhở chậm công bố thông tin báo cáo tài chính quý III/2024 lần 2 đối với Rạng Đông Holding.
Cổ phiếu RDP hiện đang trong diện đình chỉ giao dịch kể từ ngày 28/11/2024 do vi phạm liên tục về công bố thông tin sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, thuộc trường hợp chứng khoán bị đình chỉ giao dịch theo quy định.
Rạng Đông Holding có trụ sở tại số 190 Lạc Long Quân, phường 3, quận 11, TP Hồ Chí Minh, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như sản xuất và kinh doanh nhựa gia dụng, thiết bị kỹ thuật, chế tạo máy móc ngành nhựa, xây dựng, san lấp mặt bằng, kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, dịch vụ khách sạn – nhà hàng, và vận tải hàng hóa đường bộ.
Về tình hình kinh doanh, đến thời điểm hiện tại, trên trang web của Rạng Đông Holding mới công khai BCTC hợp nhất quý II/2024.
Theo đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của RDP trong quý II năm ngoái chỉ đạt 255,3 tỷ đồng, giảm mạnh so với 776,7 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu đạt 765,9 tỷ đồng, giảm sâu so với 1.361 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2023.
Tình hình lợi nhuận của RDP cũng không mấy khả quan khi lợi nhuận sau thuế quý II/2024 âm 65,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt 10,4 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, lợi nhuận sau thuế âm 64,5 tỷ đồng, giảm đáng kể so với con số 11 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Thu An Copy link
Link bài gốc Lấy link
Thu An
Nhựa Rạng Đông liên tục chậm công bố thông tin
Nhựa Rạng Đông - doanh nghiệp vừa bị yêu cầu mở thủ tục phá sản - tiếp tục chậm nộp các báo cáo tài chính, HoSE nhắc nhở sẽ xử lý nặng hơn.
Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa nhắc nhở Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (Nhựa Rạng Đông - RDP) về việc chậm nộp báo cáo tài chính quý IV/2024 (công ty mẹ và hợp nhất) và báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2024 lần thứ hai. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng đã lỡ thời hạn nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên và quý III/2024.
Cổ phiếu RDP đang trong diện đình chỉ giao dịch kể từ ngày 28/11 năm trước do liên tục vi phạm các quy định về công bố thông tin. Điều này nghĩa là mã chứng khoán này bị buộc dừng mua và bán trên thị trường.
Nếu công ty tiếp tục không nộp các báo cáo kể trên, cơ quan quản lý sẽ xử lý vi phạm ở mức độ cao hơn. Theo quy định hiện hành, chế tài nặng nhất nếu vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin là bị hủy niêm yết bắt buộc.
Gần đây, cổ đông Nhựa Rạng Đông phải đón nhiều tin xấu. Cuối tháng 1, công ty cho biết đã nhận được thông báo Tòa án Nhân dân TP HCM thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Người gửi đơn là Rạng Đông Films - công ty con do RDP sở hữu 97,7%. Lý do là Nhựa Rạng Đông bị mất khả năng thanh toán. Hiện tại, tòa án yêu cầu RDP phải giải trình nguyên nhân, kê khai tài sản và tiền trong tài khoản ngân hàng, danh sách chủ nợ và người mắc nợ.
Trước đó, công ty bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) phạt 150 triệu đồng vì công bố thông tin sai lệch. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế năm 2023 trên báo cáo tài chính quý IV/2023 là hơn 17,3 tỷ đồng, nhưng thực tế báo cáo tài chính riêng được kiểm toán là âm hơn 117,6 tỷ đồng. Còn với báo cáo hợp nhất, công ty tự báo lãi hơn 26 tỷ đồng, nhưng kết quả sau kiểm toán lại là lỗ hơn 146,7 tỷ đồng.
RDP còn bị phạt thêm 92,5 triệu đồng vì không công bố báo cáo tài chính bán niên soát xét năm 2024, báo cáo tài chính riêng và hợp nhất kiểm toán năm 2023, báo cáo thường niên năm 2023, giải trình ý kiến kiểm toán với báo cáo riêng và hợp nhất năm 2023.
Trong văn bản gửi SSC và HoSE, Tổng giám đốc Huỳnh Kim Ngân cho biết công ty và tổ chức kiểm toán không chốt được báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024 đúng hạn. Sau đó, công ty gặp khó khăn về nhân sự, đặc biệt là kế toán nghỉ việc nhiều. Do vậy, RDP không hoàn thành việc nộp báo cáo tài chính quý III/2024 đúng thời hạn.
Nhựa Rạng Đông từng là một trong các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất nhựa. Giai đoạn trước năm 2016, công ty lãi hàng chục tỷ đồng. Sau đó RDP chuyển sang mô hình holding (công ty mẹ có nhiều công ty con) và đầu tư thêm bất động sản, khu công nghiệp. Năm 2019, đỉnh lợi nhuận được thiết lập với hơn 70 tỷ đồng rồi trồi sụt những năm sau đó.
RDP báo lỗ kỷ lục gần 147 tỷ đồng năm trước, lỗ lũy kế gần 206 tỷ đồng và có số nợ ngắn hạn đã vượt tài sản ngắn hạn là gần 122 tỷ đồng. Các yếu tố này dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty. Cũng trong năm 2023, Nhựa Rạng Đông phải bồi thường hơn 178 tỷ đồng vì thua kiện Sojitz Planet - đơn vị từng là đối tác chiến lược của họ - về hợp đồng mua bán cổ phần.
Để khắc phục thua lỗ, ban lãnh đạo nói sẽ thanh lý các khoản đầu tư tài chính, thu hồi nợ đối tác, đẩy mạnh hoạt động bán hàng, đàm phán các nhà băng để có thêm hạn mức tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và đàm phán đối tác để cơ cấu lại lịch thanh toán nợ. Tuy nhiên trong nửa đầu năm 2024, lợi nhuận vẫn hơn 64,5 tỷ đồng và nợ hàng chục tỷ đồng tiền thuế.
CTCP Rạng Đông Holding liên tục vi phạm quy định về công bố thông tin, dẫn đến cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch và nguy cơ bị xử lý ở mức độ cao hơn.
Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) vừa tiếp tục ra công văn nhắc nhở RDP về việc chậm nộp Báo cáo tình hình quản trị Công ty năm 2024 và BCTC quý 4/2024 (mẹ và hợp nhất). Trước đó, HOSE đã gửi công văn nhắc nhở vào ngày 05/02, nhưng đến ngày 12/02, Công ty vẫn chưa nộp báo cáo theo quy định.
HOSE yêu cầu RDP khẩn trương nộp các BCTC soát xét bán niên năm 2024, BCTC quý 3/2024 (mẹ và hợp nhất), BCTC quý 4/2024 (mẹ và hợp nhất) và Báo cáo tình hình quản trị Công ty năm 2024.
Cổ phiếu RDP hiện đang trong diện đình chỉ giao dịch kể từ ngày 28/11/2024 do vi phạm liên tục về công bố thông tin. Trước đó, cổ phiếu này đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch từ ngày 24/10/2024.
Nếu RDP tiếp tục chậm nộp các báo cáo theo yêu cầu, HOSE sẽ xử lý vi phạm ở mức độ cao hơn theo quy định hiện hành.
RDP thực tế đã giải trình rằng việc chậm công bố BCTC soát xét bán niên 2024 là do chưa thống nhất được với tổ chức kiểm toán. Ngoài ra, Công ty cũng cho biết đang gặp khó khăn về nhân sự kế toán, dẫn đến trì hoãn việc hoàn tất BCTC quý 3/2024.
Trước đó, RDP đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 242.5 triệu đồng vì vi phạm về công bố thông tin.
Đáng chú ý, RDP còn công bố thông tin sai lệch về chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2023. Theo báo cáo tự lập, lãi sau thuế 2023 của RDP được ghi nhận là 17.3 tỷ đồng, nhưng số kiểm toán chính thức là âm 117.6 tỷ đồng. Tương tự, con số trên báo cáo hợp nhất tự lập là 26 tỷ đồng, nhưng khi kiểm toán xác nhận, con số thực tế là âm 146.7 tỷ đồng.
Những bất ổn và sai lệch trên góp phần khiến RDP là một trong những cổ phiếu giảm mạnh nhất năm 2024, chỉ còn 1,310 đồng/cp so với 9,300 đồng/cp đầu năm, giảm tới 86%. Diễn biến này dẫn đến việc Chủ tịch RDP Hồ Đức Lam liên tục bị bán giải chấp cổ phiếu.
Trong bối cảnh khó khăn, RDP đang có những thay đổi nhân sự quan trọng. Ngày 05/02, HĐQT RDP đã bổ nhiệm bà Phạm Thùy Dương - Trưởng Ban Pháp chế - làm Người được ủy quyền công bố thông tin, thay thế ông Bùi Đắc Thiện. Trước đó, ông Nguyễn Thế Tư cũng được bổ nhiệm làm Kế toán trưởng từ 01/12/2024, thay cho ông Nguyễn Thanh Tùng có đơn xin từ nhiệm vì lý do công việc cá nhân.
Thế Mạnh
FILI - 18:23:55 13/02/2025
HOSE liên tục nhắc nhở, RDP vẫn im bặt về BCTC, nguy cơ bị xử lý cao hơn
CTCP Rạng Đông Holding (HOSE: RDP) liên tục vi phạm quy định về công bố thông tin, dẫn đến cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch và nguy cơ bị xử lý ở mức độ cao hơn.
Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) vừa tiếp tục ra công văn nhắc nhở RDP về việc chậm nộp Báo cáo tình hình quản trị Công ty năm 2024 và BCTC quý 4/2024 (mẹ và hợp nhất). Trước đó, HOSE đã gửi công văn nhắc nhở vào ngày 05/02, nhưng đến ngày 12/02, Công ty vẫn chưa nộp báo cáo theo quy định.
HOSE yêu cầu RDP khẩn trương nộp các BCTC soát xét bán niên năm 2024, BCTC quý 3/2024 (mẹ và hợp nhất), BCTC quý 4/2024 (mẹ và hợp nhất) và Báo cáo tình hình quản trị Công ty năm 2024.
Cổ phiếu RDP hiện đang trong diện đình chỉ giao dịch kể từ ngày 28/11/2024 do vi phạm liên tục về công bố thông tin. Trước đó, cổ phiếu này đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch từ ngày 24/10/2024.
Nếu RDP tiếp tục chậm nộp các báo cáo theo yêu cầu, HOSE sẽ xử lý vi phạm ở mức độ cao hơn theo quy định hiện hành.
RDP thực tế đã giải trình rằng việc chậm công bố BCTC soát xét bán niên 2024 là do chưa thống nhất được với tổ chức kiểm toán. Ngoài ra, Công ty cũng cho biết đang gặp khó khăn về nhân sự kế toán, dẫn đến trì hoãn việc hoàn tất BCTC quý 3/2024.
Trước đó, RDP đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 242.5 triệu đồng vì vi phạm về công bố thông tin.
Đáng chú ý, RDP còn công bố thông tin sai lệch về chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2023. Theo báo cáo tự lập, lãi sau thuế 2023 của RDP được ghi nhận là 17.3 tỷ đồng, nhưng số kiểm toán chính thức là âm 117.6 tỷ đồng. Tương tự, con số trên báo cáo hợp nhất tự lập là 26 tỷ đồng, nhưng khi kiểm toán xác nhận, con số thực tế là âm 146.7 tỷ đồng.
Những bất ổn và sai lệch trên góp phần khiến RDP là một trong những cổ phiếu giảm mạnh nhất năm 2024, chỉ còn 1,310 đồng/cp so với 9,300 đồng/cp đầu năm, giảm tới 86%. Diễn biến này dẫn đến việc Chủ tịch RDP Hồ Đức Lam liên tục bị bán giải chấp cổ phiếu.
Nguồn: VietstockFinance
Trong bối cảnh khó khăn, RDP đang có những thay đổi nhân sự quan trọng. Ngày 05/02, HĐQT RDP đã bổ nhiệm bà Phạm Thùy Dương - Trưởng Ban Pháp chế - làm Người được ủy quyền công bố thông tin, thay thế ông Bùi Đắc Thiện. Trước đó, ông Nguyễn Thế Tư cũng được bổ nhiệm làm Kế toán trưởng từ 01/12/2024, thay cho ông Nguyễn Thanh Tùng có đơn xin từ nhiệm vì lý do công việc cá nhân.
Thế Mạnh
FILI
Rạng Đông Holding RDP lại bị nhắc nhở chậm nộp báo cáo tài chính
DNVN - Đến hết ngày 4/2/2025, Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh vẫn chưa nhận được báo cáo tài chính (BCTC) quý IV/2024 và báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2024 của Công ty Cổ phần Rạng Đông Holding (mã chứng khoán: RDP).
Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) vừa có công văn nhắc nhở chậm nộp báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2024 và báo cáo tài chính (BCTC) quý IV/2024 đối với Công ty Cổ phần Rạng Đông Holding (mã chứng khoán: RDP).
Theo HoSE, đến hết ngày 4/2/2025, HoSE vẫn chưa nhận được BCTC quý IV/2024 (công ty mẹ và hợp nhất) và báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2024 của RDP.
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 10 và điểm c khoản 3 Điều 14 Thông tư 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, HoSE nhắc nhở việc chậm công bố thông tin BCTC quý IV 2024 và báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2024. Đề nghị doanh nghiệp này nghiêm túc tuân thủ quy định về công bố thông tin.
Liên quan đến chậm nộp BCTC, ngày 1/11/2024, HoSE có công văn nhắc nhở chậm công bố thông tin BCTC quý III/2024 lần 2 đối với Rạng Đông Holding.
Rạng Đông Holding lại bị "bêu tên" vì chậm công bố thông tin.
Ngày 10/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt Rạng Đông Holding 242,5 triệu đồng do không công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN và trên trang thông tin điện tử của HoSE báo cáo tài chính (BCTC) bán niên soát xét năm 2024; công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN và trên trang thông tin điện tử của HoSE đối với một số tài liệu.
Ngoài ra, doanh nghiệp này còn có hành vi công bố thông tin sai lệch chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2023 trên BCTC riêng tự lập quý IV/2023, BCTC hợp nhất tự lập quý IV/2023.
Trước đó, ngày 19/11, HoSE thông báo đưa cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holding từ diện hạn chế giao dịch sang diện đình chỉ giao dịch do tổ chức niêm yết chậm nộp BCTC soát xét bán niên năm 2024 (riêng và hợp nhất) quá 45 ngày so với thời hạn quy định.
Rạng Đông Holding có trụ sở tại số 190 Lạc Long Quân, phường 3, quận 11, TP Hồ Chí Minh, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như sản xuất và kinh doanh nhựa gia dụng, thiết bị kỹ thuật, chế tạo máy móc ngành nhựa, xây dựng, san lấp mặt bằng, kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, dịch vụ khách sạn – nhà hàng, và vận tải hàng hóa đường bộ.
Về tình hình kinh doanh, đến thời điểm hiện tại, trên trang web của Rạng Đông Holding mới công khai BCTC hợp nhất quý II/2024.
Theo đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của RDP trong quý II năm ngoái chỉ đạt 255,3 tỷ đồng, giảm mạnh so với 776,7 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu đạt 765,9 tỷ đồng, giảm sâu so với 1.361 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2023.
Tình hình lợi nhuận của RDP cũng không mấy khả quan khi lợi nhuận sau thuế quý II/2024 âm 65,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt 10,4 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, lợi nhuận sau thuế âm 64,5 tỷ đồng, giảm đáng kể so với con số 11 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Thu An Copy link
Link bài gốc Lấy link
Thu An
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.