Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Tập đoàn GELEX (GEX) chuẩn bị M&A khu công nghiệp “khủng” tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Công ty Cổ phần Đầu tư Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn (mã cổ phiếu PXL) dự kiến chào bán riêng lẻ hơn 93,4 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược là Công ty Cổ phần Hạ tầng GELEX - công ty con của Tập đoàn GELEX (mã cổ phiếu GEX).
Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn (mã cổ phiếu PXL - sàn UPCoM) vừa công bố Nghị quyết về việc tiếp tục triển khai hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ để gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Trước đó, KCN Dầu khí Long Sơn đã thông báo tạm dừng triển khai hồ sơ đăng ký chào bán riêng lẻ để có thêm thời gian bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Kế hoạch chào bán cổ phiếu riêng lẻ ban đầu đã được cổ đông KCN Dầu khí Long Sơn thông qua tại các Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021, 2022, và 2023 với mục tiêu tăng vốn điều lệ lên gấp hơn 2 lần, từ 827,2 tỷ đồng lên mức 1.761,4 tỷ đồng. Số vốn huy động được sẽ dùng để đầu tư dự án Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu). Tuy nhiên, phương án tăng vốn này vẫn chưa được thực hiện.
Trong bối cảnh đó, HĐQT KCN Dầu khí Long Sơn cho rằng một số nội dung trong phương án chào bán trước đây đã không còn phù hợp và cần được điều chỉnh để đảm bảo hiệu quả của đợt chào bán, quy định pháp luật hiện hành, cũng như để triển khai dự án Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn.
Do đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, cổ đông KCN Dầu khí Long Sơn đã thông qua phương án mới. Cụ thể, công ty chào bán hơn 93,4 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược là Công ty Cổ phần Hạ tầng GELEX với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến thu về hơn 934 tỷ đồng.
Toàn bộ số tiền thu về sẽ được dùng để tư vấn đầu tư xây dựng, đền bù giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư, triển khai công trình tạm và các công tác khác/hạng mục chi phí khác có liên quan tại Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn.
Diễn biến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu PXL của KCN Dầu khí Long Sơn từ đầu năm 2024 đến nay. (Nguồn: TradingView)
Cổ phiếu chào bán theo phương án mới cho nhà đầu tư chiến lược này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm. Dự kiến việc chào bán này sẽ được thực hiện trong năm 2024 - 2025.
Nếu thương vụ trên diễn ra thành công, Hạ tầng GELEX sẽ tăng tỷ lệ chi phối từ 25,52% kên 65% vốn điều lệ KCN Dầu khí Long Sơn và trở thành công ty mẹ của doanh nghiệp này. Hạ tầng GELEX là đơn vị chuyên quản lý các khoản đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng, bất động sản của Tập đoàn GELEX (mã cổ phiếu GEX).
Tính đến cuối quý 2/2024, Tập đoàn GELEX nắm giữ 93,89% tỷ lệ lợi ích tại Hạ tầng GELEX.
Dự án Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn do KCN Dầu khí Long Sơn làm chủ đầu tư, toạ lạc tại xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, quy mô 850 ha. Tổng mức đầu tư điều chỉnh giai đoạn 1 của dự án này là 11.759 tỷ đồng. Tổ hợp hóa dầu Long Sơn với tổng mức đầu tư 5 tỷ USD hiện được đặt tại khu công nghiệp này.
PXL tạm dừng triển khai hồ sơ đăng ký chào bán riêng lẻ
CTCP Đầu tư Khu Công nghiệp Dầu khí Long Sơn (UPCoM: PXL) nhiều năm qua đã lên kế hoạch huy động hàng trăm tỷ đồng cho dự án KCN Dầu khí Long Sơn nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được.
HĐQT PXL vừa thông báo tạm dừng triển khai hồ sơ đăng ký chào bán riêng lẻ để có thêm thời gian bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).
Trước đó, ngày 19/07, HĐQT PXL thông báo triển khai chào bán hơn 93.4 triệu cp riêng lẻ cho CTCP Hạ tầng GELEX (công ty con có gần 83% vốn của Tập đoàn GELEX). Giá chào bán là 10,000 đồng/cp, thấp hơn 27% so với thị giá PXL kết phiên 30/09 là 13,700 đồng/cp.
Lượng cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2024, sau khi có chấp thuận của UBCKNN.
Sau phát hành, vốn điều lệ của PLX dự kiến tăng từ hơn 827 tỷ đồng lên 1,761 tỷ đồng. Đồng thời, Hạ tầng GELEX sẽ tăng sở hữu từ 25.52% lên 65% vốn PXL (tương đương gần 114.5 triệu cp), chính thức trở thành công ty mẹ.
Tại ngày 30/06/2024, PXL còn có 1 cổ đông tổ chức lớn là Tổng Công ty IDICO - CTCP (HNX: IDC) sở hữu 8.54% vốn.
PXL lưu ý Công ty không sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào của Hạ tầng GELEX và các công ty con của Hạ tầng GELEX. Vì vậy, việc chào bán riêng lẻ theo phương án được thông qua không vi phạm quy định về sở hữu chéo.
Về mối quan hệ, ông Lê Bá Thọ - Chủ tịch HĐQT, ông Bùi Lê Cao Kế - Thành viên HĐQT và ông Lê Anh Đức - Trưởng Ban kiểm soát PXL lần lượt là Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng Giám đốc và Thành viên Ban kiểm soát Hạ tầng GELEX.
Theo phương án sử dụng vốn, tổng số tiền dự kiến thu được từ đợt chào bán hơn 934 tỷ đồng, PXL sẽ dùng để đầu tư “Dự án Khu công nghiệp (KCN) Dầu khí Long Sơn” tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Dự án KCN Dầu khí Long Sơn được xây dựng tại xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, quy mô tổng diện tích 850ha, gồm Nhà máy Lọc dầu số 3 (810ha) và kho ngầm chứa xăng dầu (40ha); tổng mức đầu tư điều chỉnh giai đoạn 1 là 11,759 tỷ đồng.
Khu vực Long Sơn, TP Vũng Tàu. Ảnh: Google Maps
Đáng chú ý, kế hoạch huy động vốn cho dự án KCN Dầu khí Long Sơn đã được ĐHĐCĐ 2020 thông qua nhưng tới nay vẫn chưa được thực hiện.
Phân trần sự việc này tại ĐHĐCĐ 2024, lãnh đạo PXL cho biết việc chào bán chưa hoàn thành trong các năm qua do một số nội dung trong phương án không còn phù hợp. Công ty có nhu cầu điều chỉnh/thay đổi để đảm bảo hiệu quả của đợt chào bán, quy định pháp luật hiện hành, cũng như để triển khai dự án KCN Dầu khí Long Sơn.
Lãi ròng bán niên "tý hon"
Về tình hình kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2024, PXL ghi nhận lãi ròng sau soát xét gần 470 triệu đồng, tăng thêm 68 triệu đồng so với báo cáo tự lập (tăng 17%) và hơn gấp rưỡi cùng kỳ 2023.
Công ty cho biết chênh lệch sau soát xét chủ yếu do điều chỉnh hoàn nhập dự phòng tổn thất đầu tư tài chính dài hạn. So với cùng kỳ, mặc dù doanh thu giảm nhẹ nhưng các khoản chi phí tiếp tục được tiết giảm đến mức tối thiểu, dẫn đến lợi nhuận tăng theo.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu PXL vẫn thuộc diện cảnh báo theo quyết định ngày 26/03 của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) do BCTC năm bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ 3 năm liên tiếp trở lên, chủ yếu liên quan đến xem xét, đánh giá, trích lập dự phòng một số khoản phải thu.
Từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 6/2024, giá cổ phiếu PXL đã có nhịp tăng nóng, từ vùng 8,500 đồng/cp lên 16,000 đồng/cp - vùng đỉnh hơn 2 năm qua, tức tăng 88%. Sau đó, thị giá PXL điều chỉnh xuống vùng 13,000 đồng/cp, giảm gần 19% từ đỉnh nói trên.
PXL vẫn chưa thể huy động vốn cho KCN Dầu khí Long Sơn sau 4 năm ròng rã chờ đợi
CTCP Đầu tư Khu Công nghiệp Dầu khí Long Sơn (UPCoM: PXL) lên kế hoạch huy động hàng trăm tỷ đồng cho dự án KCN Dầu khí Long Sơn nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được.
HĐQT PXL vừa thông báo tạm dừng triển khai hồ sơ đăng ký chào bán riêng lẻ để có thêm thời gian bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).
Trước đó, ngày 19/07, HĐQT PXL thông báo triển khai chào bán hơn 93.4 triệu cp riêng lẻ cho CTCP Hạ tầng GELEX (công ty con có gần 83% vốn của Tập đoàn GELEX). Giá chào bán là 10,000 đồng/cp, thấp hơn 26% so với thị giá PXL phiên chiều 30/09 là 13,600 đồng/cp.
Lượng cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2024, sau khi có chấp thuận của UBCKNN.
Sau phát hành, vốn điều lệ của PLX dự kiến tăng từ hơn 827 tỷ đồng lên 1,761 tỷ đồng. Đồng thời, Hạ tầng GELEX sẽ tăng sở hữu từ 25.52% lên 65% vốn PLX (tương đương gần 114.5 triệu cp), chính thức trở thành công ty mẹ.
Tại ngày 30/06/2024, PXL còn có 1 cổ đông tổ chức lớn là Tổng Công ty IDICO - CTCP (HNX: IDC) sở hữu 8.54% vốn.
PXL lưu ý Công ty không sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào của Hạ tầng GELEX và các công ty con của Hạ tầng GELEX. Vì vậy, việc chào bán riêng lẻ theo phương án được thông qua không vi phạm quy định về sở hữu chéo.
Về mối quan hệ, ông Lê Bá Thọ - Chủ tịch HĐQT, ông Bùi Lê Cao Kế - Thành viên HĐQT và ông Lê Anh Đức - Trưởng Ban kiểm soát PXL lần lượt là Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng Giám đốc và Thành viên Ban kiểm soát Hạ tầng GELEX.
Theo phương án sử dụng vốn, tổng số tiền dự kiến thu được từ đợt chào bán hơn 934 tỷ đồng, PXL sẽ dùng để đầu tư “Dự án Khu công nghiệp (KCN) Dầu khí Long Sơn” tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Dự án KCN Dầu khí Long Sơn được xây dựng tại xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, quy mô tổng diện tích 850ha, gồm Nhà máy Lọc dầu số 3 (810ha) và kho ngầm chứa xăng dầu (40ha); tổng mức đầu tư điều chỉnh giai đoạn 1 là 11,759 tỷ đồng.
Khu vực Long Sơn, TP Vũng Tàu. Ảnh: Google Maps
Đáng chú ý, kế hoạch huy động vốn cho dự án KCN Dầu khí Long Sơn đã được ĐHĐCĐ 2020 thông qua nhưng tới nay vẫn chưa được thực hiện.
Phân trần sự việc này tại ĐHĐCĐ 2024, lãnh đạo PXL cho biết việc chào bán chưa hoàn thành trong các năm qua do một số nội dung trong phương án không còn phù hợp. Công ty có nhu cầu điều chỉnh/thay đổi để đảm bảo hiệu quả của đợt chào bán, quy định pháp luật hiện hành, cũng như để triển khai dự án KCN Dầu khí Long Sơn.
Lãi ròng bán niên "tý hon"
Về tình hình kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2024, PXL ghi nhận lãi ròng sau soát xét gần 470 triệu đồng, tăng thêm 68 triệu đồng so với báo cáo tự lập (tăng 17%) và hơn gấp rưỡi cùng kỳ 2023.
Công ty cho biết chênh lệch sau soát xét chủ yếu do điều chỉnh hoàn nhập dự phòng tổn thất đầu tư tài chính dài hạn. So với cùng kỳ, mặc dù doanh thu giảm nhẹ nhưng các khoản chi phí tiếp tục được tiết giảm đến mức tối thiểu, dẫn đến lợi nhuận tăng theo.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu PXL vẫn thuộc diện cảnh báo theo quyết định ngày 26/03 của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) do BCTC năm bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ 3 năm liên tiếp trở lên, chủ yếu liên quan đến xem xét, đánh giá, trích lập dự phòng một số khoản phải thu.
Từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 6/2024, giá cổ phiếu PXL đã có nhịp tăng nóng, từ vùng 8,500 đồng/cp lên 16,000 đồng/cp - vùng đỉnh hơn 2 năm qua, tức tăng 88%. Sau đó, thị giá PXL điều chỉnh xuống vùng 13,000 đồng/cp, giảm gần 19% từ đỉnh nói trên.
CTCP MHC M công bố BCTC quý 2/2024 với mức lỗ ròng 218 triệu đồng, kém hơn đáng kể so với mức lãi ròng gần 47 tỷ đồng cùng kỳ năm trước - giai đoạn Công ty có lãi nhờ các điểm nhấn từ hoạt động tài chính.
Quý 2/2024, MHC lỗ gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ hơn 281 triệu đồng, chủ yếu do mảng dịch vụ vận tải không hiệu quả. So với cùng kỳ, MHC lỗ gộp ít hơn.
Ngược lại, hoạt động tài chính lãi hơn 3.5 tỷ đồng. Công ty chủ yếu kiếm lãi thông qua hoạt động đầu tư tài chính, chứng khoán.
Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn duy trì ở mức cao, cụ thể hơn 3.7 tỷ đồng, gây áp lực lớn lên lợi nhuận.
Sau khi khấu trừ toàn bộ, MHC lỗ ròng 218 triệu đồng, kém hơn nhiều so với mức lãi gần 47 tỷ đồng của quý 2/2023 - giai đoạn Công ty có lãi nhờ hoạt động tài chính tạo điểm nhấn với doanh thu cao hơn đáng kể, trong khi ghi âm chi phí tài chính hơn 28 tỷ đồng, do được hoàn nhập dự phòng giảm giá, mua bán chứng khoán kinh doanh, đầu tư, khác gần 39 tỷ đồng.
Kết quả quý 2 kéo lùi đôi chút lãi trước thuế lũy kế 6 tháng đầu năm của MHC, còn khoảng 7 tỷ đồng. So với mục tiêu lãi trước thuế 35 tỷ đồng đề ra cho năm 2024, MHC thực hiện chưa đến 20%.
Kết quả kinh doanh quý 2 và lũy kế 6 tháng năm 2024 của MHC Đvt: Triệu đồngNguồn: VietstockFinance
Tại thời điểm 30/06/2024, tổng tài sản của MHC ghi nhận hơn 782 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Phần lớn tài sản của Công ty là các khoản đầu tư tài chính và phải thu ngắn hạn.
Cụ thể, giá trị các khoản đầu tư tài chính gần 427 tỷ đồng, chiếm đến 55% tổng tài sản của MHC, thậm chí còn tăng thêm 15% so với đầu năm.
Các khoản đầu tư chủ yếu của MHC ở kỳ hạn ngắn và hướng vào kênh cổ phiếu, giá trị hơn 366 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm. Chiếm tỷ trong cao nhất trong danh mục là khoản đầu tư hơn 238 tỷ đồng vào cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam , tiếp đến là gần 105 tỷ đồng vào cổ phiếu của Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực E. Với phần đầu tư vào các cổ phiếu khác hơn 30 tỷ đồng, MHC đang phải trích lập dự phòng hơn 7 tỷ đồng.
Cuối quý 1 vừa qua, danh mục đầu tư cổ phiếu của MHC bao gồm 105 tỷ đồng vào cổ phiếu EVF, hơn 55 tỷ đồng vào cổ phiếu của CTCP Đầu tư Khu Công nghiệp Dầu khí Long Sơn P, gần 50 tỷ đồng vào cổ phiếu EIB, còn lại gần 40 tỷ đồng vào các cổ phiếu khác.
So với danh mục hồi đầu năm, Công ty có sự chuyển dịch tỷ trọng đáng kể khi tăng đầu tư vào EIB và các cổ phiếu khác, ngược lại giảm phần đầu tư vào EVF, bên cạnh "lướt sóng" cổ phiếu PXL.
Nguồn: BCTC quý 2/2024 của MHC
Ở danh mục đầu tư dài hạn gần 61 tỷ đồng, phần lớn là giá trị khoản đầu tư 50 tỷ đồng vào Quỹ đầu tư hạ tầng Red One (R1F) và 10 tỷ đồng vào Công ty TNHH Vận tải Container Hải An.
So với đầu năm, MHC không còn ghi nhận khoản đầu tư 20 tỷ đồng vào Quỹ đầu tư cổ phiếu tăng trưởng (R2F). Cả R1F và R2F đều là các quỹ thành viên của CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư Đỏ (Red Capital).
Nguồn: BCTC quý 2/2024 của MHC
Giá trị các khoản phải thu ngắn hạn gần 275 tỷ đồng, cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, tương ứng khoảng 35%. Phần lớn trong đó là hơn 183 tỷ đồng phải thu về cho vay ngắn hạn.
Bên kia bảng cân đối, MHC có hơn 234 tỷ đồng nợ phải trả, tăng 31% so với đầu năm và chiếm 30% tổng nguồn vốn. Nợ tăng mạnh chủ yếu do Công ty phát sinh mới hơn 63 tỷ đồng vay ngắn hạn, trong đó gần 54 tỷ đồng vay từ CTCK Mirae Asset (Việt Nam) và gần 10 tỷ đồng vay từ CTCK VIX.
Đồng thời, MHC có dư nợ 150 tỷ đồng từ trái phiếu phát hành ngày 01/07/2021, chiếm phần lớn trong tổng dư nợ vay dài hạn hơn 153 tỷ đồng.
Nguồn: BCTC quý 2/2024 của MHC
Trái phiếu trên dự kiến đáo hạn ngày 01/07/2026, trình bày rõ trên BCTC kiểm toán 2023 rằng được đảm bảo bằng một phần khoản đầu tư cổ phiếu EIB và hơn 525 ngàn cp của CTCP Viglacera Hạ Long .
Khoản vay trái phiếu thực tế có tổng mệnh giá phát hành 300 tỷ đồng, được niêm yết và giao dịch trên HNX từ ngày 27/10/2023 vỡi mã MIV12101. Trái phiếu có lãi suất 9.4%/năm cố định cho tất cả các kỳ, đã được MHC mua lại trước hạn 150 tỷ đồng.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, đại diện MHC chia sẻ Công ty vẫn đang sử dụng hiệu quả khoản nợ trái phiếu này, đồng thời luôn đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về việc phát hành, sử dụng và thanh toán trái phiếu.
Cũng tại đại hội, việc MHC dành sự tập trung vào hoạt động đầu tư tài chính được các cổ đông đem ra thảo luận. Cụ thể, nhiều cổ đông thắc mắc gần đây, MHC chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tài chính, có mối liên hệ với CTCK VIX, Quỹ Đầu tư Đỏ và các đối tác khác.
Trước nghi vấn của các cổ đông, đại diện MHC khẳng định không có liên quan về mặt sở hữu giữa MHC với các công ty mà cổ đông đề cập, các hoạt động hợp tác với toàn bộ đối tác đều được thực hiện minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật. Đồng thời, đại diện MHC nhấn mạnh các khoản đầu tư tài chính đều có mức lợi nhuận tốt hơn so với gửi ngân hàng.
Huy Khải
FILI
Theo chia sẻ của đại diện MHC tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Công ty không liên quan về mặt sở hữu với Chứng khoán VIX, Quỹ Đầu tư Đỏ và các đối tác mà cổ đông đề cập. Về hiệu quả, các khoản đầu tư tài chính đều có lợi nhuận tốt hơn gửi ngân hàng.
Không liên quan về mặt sở hữu với Chứng khoán VIX, Quỹ Đầu tư Đỏ
Trước thắc mắc của cổ đông về việc gần đây Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tài chính, có mối liên hệ với CTCK VIX, Quỹ Đầu tư Đỏ và các đối tác khác. Đại diện MHC khẳng định không có liên quan về mặt sở hữu giữa MHC với các công ty mà cổ đông đề cập, các hoạt động hợp tác với toàn bộ đối tác đều được thực hiện minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật. Về mặt hiệu quả, các khoản đầu tư tài chính đều có mức lợi nhuận tốt hơn so với gửi ngân hàng.
Theo ghi nhận, đến cuối quý 1/2024, MHC đang đầu tư tài chính ngắn hạn gần 288 tỷ đồng và dài hạn gần 81 tỷ đồng, tổng cộng gần 369 tỷ đồng, chiếm hơn 50% tổng tài sản.
Trong đó, gần 250 tỷ đồng chứng khoán kinh doanh, lớn nhất là khoản đầu tư 105 tỷ đồng vào cổ phiếu của Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực ; hơn 55 tỷ đồng vào cổ phiếu của CTCP Đầu tư Khu Công nghiệp Dầu khí Long Sơn ; gần 50 tỷ đồng vào cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam ; còn lại gần 40 tỷ đồng vào các cổ phiếu khác.
Nhìn chung, MHC đầu tư chứng khoán có lãi, với giá trị hợp lý hơn 300 tỷ đồng, thể hiện rõ qua 2 khoản đầu tư vào EVF và EIB. Đáng chú ý, trong quý 1, MHC đã có hành động “chốt lời” một phần khoản đầu tư vào EVF, ngược lại đầu tư mới vào PXL.
Cuối quý 1, MHC đang trích dự phòng hơn 196 triệu đồng tại khoản đầu tư vào PXL, bên cạnh gần 6.7 tỷ đồng tại các cổ phiếu khác.
Danh mục chứng khoán kinh doanh của MHCĐvt: Tỷ đồngNguồn: MHC, người viết tổng hợp
MHC cũng đầu tư góp 80 tỷ đồng vào các đơn vị khác, bao gồm góp vốn vào Quỹ đầu tư hạ tầng Red One (R1F) giá trị 50 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 15.625% vốn của Red One; góp 20 tỷ đồng vào Quỹ đầu tư cổ phiếu tăng trưởng (R2F), tỷ lệ 15.385% vốn; góp 10 tỷ đồng vào Công ty TNHH Vận tải Container Hải An, tỷ lệ 5% vốn. Trong đó, R1F và R2F đều là các quỹ thành viên của CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư Đỏ (Red Capital).
Danh mục đầu tư vào đơn vị khác của MHC Đvt: Tỷ đồng*Chưa xác định giá trị hợp lý Nguồn: MHC, người viết tổng hợp
Ngoài ra, MHC còn khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn hơn 45 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - chi nhánh Hà Thành và đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết là Công ty TNHH Hàng hải Wallem Việt Nam.
Về nợ vay, tại cuối quý 1, MHC phát sinh dư nợ mới hơn 517 triệu đồng tại CTCP Chứng khoán VIX.
Đồng thời, có dư nợ gần 150 tỷ đồng từ trái phiếu phát hành ngày 01/07/2021, dự kiến đáo hạn ngày 01/07/2026, mà BCTC kiểm toán 2023 nêu được đảm bảo bằng một phần khoản đầu tư cổ phiếu EIB và hơn 525 ngàn cp của CTCP Viglacera Hạ Long .
Khoản vay trái phiếu thực tế có tổng mệnh giá phát hành 300 tỷ đồng, được niêm yết và giao dịch trên HNX từ ngày 27/10/2023 vỡi mã MIV12101. Trái phiếu có lãi suất 9.4%/năm cố định cho tất cả các kỳ, đã được MHC mua lại trước hạn 150 tỷ đồng.
Tại đại hội, đại diện MHC có chia sẻ về khoản dư nợ trái phiếu: “Đối với khoản dư nợ này, Công ty vẫn đang sử dụng hiệu quả, đồng thời luôn đảm bảo việc thủ các quy định của pháp luật về việc phát hành, sử dụng và thanh toán trái phiếu”.
Mục tiêu lãi trước thuế tăng 25%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 5%
Năm 2024, MHC lên kế hoạch tổng doanh thu 250 tỷ đồng, giảm 11% so với thực hiện 2023. Tuy nhiên, lãi trước thuế dự kiến ở mức 35 tỷ đồng, tăng hơn 25%.
Định hướng phát triển trong năm mới, MHC cho biết sẽ tiếp tục duy trì hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kinh doanh bất động sản (mục tiêu là các dự án khu đô thị và khu nhà ở dân cư), đầu tư tài chính và kinh doanh trong lĩnh vực vận tải - logisitcs. Ngoài ra, Công ty muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư vào những ngành nghề, doanh nghiệp khác có triển vọng, tiềm năng.
“Công ty luôn có các phương án cẩn trọng trong hoạt động đầu tư dự án bất động sản, chủ động phòng ngừa và quản trị rủi ro. Đối với dự án đang triển khai, đây là dự án liên quan tới chính sách phát triển của tỉnh về du lịch, với mô hình rất phù hợp với mong muốn của địa phương, nên tỉnh rất ủng hộ. Đồng thời, với dự án này, Công ty hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, song hành mục đích lợi nhuận và phát triển cộng đồng”, lãnh đạo MHC chia sẻ tại đại hội.
Năm 2023, MHC đạt hơn 279 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 44% so với năm 2022. Trong đó, hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại dự án Ecopark của Công ty mẹ giúp doanh thu bất động sản gấp 3.3 lần, đạt gần 114 tỷ đồng và doanh thu tài chính kinh doanh chứng khoán tăng 4%, đạt gần 147 tỷ đồng.
Nhờ đó, Công ty có lãi ròng trở lại gần 26 tỷ đồng, trong khi năm 2022 lỗ ròng gần 31 tỷ đồng. So với kế hoạch 2023, Công ty vượt 50% chỉ tiêu doanh thu nhưng chỉ thực hiện được 70% mục tiêu lãi.
Kế hoạch lãi trước thuế năm 2024 của MHCĐvt: Tỷ đồng
Hình: Khang DiVới kết quả đạt được, MHC dự kiến trả cổ tức 2023 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 5%, thời gian phát hành dự kiến vào quý 3-4/2024. Với hơn 41.4 triệu cp đang lưu hành, ước tính MHC sẽ phát hành thêm 2.1 triệu cp.
Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ MHC dự kiến tăng thêm gần 21 tỷ đồng, từ 414 tỷ lên 435 tỷ.
Huy Khải
FILI
ĐHĐCĐ PXL: KCN Dầu khí Long Sơn vẫn đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý
Lãnh đạo Doanh nghiệp cho biết dự án trọng điểm khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn đến nay vẫn đang “bất động”.
Chiều19/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Đầu tư Khu Công nghiệp Dầu khí Long Sơn (Long Sơn PIC, UPCoM: PXL) thông qua kế hoạch lãi sau thuế gần 2 tỷ đồng, gấp 3.5 lần.
ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 PXL diễn ra vào ngày 19/04
Thực hiện được 17% chỉ tiêu lợi nhuận sau quý đầu năm
Đại hội của PXL đã thông qua mục tiêu kinh doanh với tổng doanh thu hơn 22 tỷ đồng, giảm 8% so với năm 2023; lãi sau thuế gần 2 tỷ đồng, gấp 3.5 lần.
Nguồn: VietstockFinance
Khép lại quý đầu năm 2024, Long Sơn PIC ghi nhận doanh thu thuần gần 3 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ; lãi ròng gần 317 triệu đồng, gấp 2.4 lần. So với kế hoạch, PXL thực hiện được 17% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế sau ba tháng đầu năm.
Doanh nghiệp cho biết, quý 1/2024, doanh thu giảm là do có khách hàng thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng trung tâm thương mại tại dự án Long Sơn Building (quận 7, TPHCM) và PXL chưa tìm được khách hàng khác để tiếp tục hợp đồng thuê. Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ cũng giảm do ảnh hưởng của việc hạ lãi suất huy động ngân hàng.
Tuy nhiên, PXL thực hành tiết kiệm, tiết giảm chi phí nên tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng đều giảm sâu so với số cùng kỳ nên lợi nhuận tăng.
KCN Dầu khí Long Sơn vẫn còn nhiều việc phải làm
Dự án KCN Dầu khí Long Sơn được xây dựng tại xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT), quy mô tổng diện tích 850ha, gồm Nhà máy Lọc dầu số 3 (810ha) và kho ngầm chứa xăng dầu (40ha); tổng mức đầu tư điều chỉnh giai đoạn 1 là 11,759 tỷ đồng.
Tại quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 26/07/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 và dự thảo kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể năng lượng: giai đoạn 2026-2030 dự kiến mở rộng/xây mới Tổ hợp lọc hóa dầu và kho dự trữ quốc gia dầu thô, sản phẩm xăng dầu (1 - 3 dự án) với tổng công suất khoảng 15-20 triệu tấn/năm tại khu vực Nam Trung Bộ/Đông Nam Bộ (Phú Yên, BR-VT...).
Qua đó, dự án KCN Dầu khí Long Sơn không thay đổi so với ban đầu và chỉ xem xét thay đổi (nếu có) tính chất, chức năng, ngành nghề thu hút đầu tư trong KCN Dầu khí Long Sơn. Theo đó, KCN này sẽ được xác định tại bước điều chỉnh dự án và phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000.
Ông Lê Công Trung - Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc PXL cho biết, Long Sơn PIC đã và đang tập trung làm việc với các Sở ngành, UBND tỉnh BR-VT để thực hiện, hoàn thiện các thủ tục theo quy định về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, điều chỉnh dự án KCN Dầu khí Long Sơn phù hợp với các quy định hiện hành của nhà nước.
Hiện nay, quy hoạch tỉnh BR-VT thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050 đã được phê duyệt, trong đó xác định KCN dầu khí Long Sơn là dự án trọng điểm giai đoạn 2024-2030. Với tính chất là KCN đặc thù, được hình thành phục vụ nhà máy lọc dầu do vậy quá trình triển khai đầu tư dự án KCN phụ thuộc rất nhiều vào kế hoạch triển khai nhà máy lọc dầu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) về tiến độ, phạm vi sử dụng đất, quy hoạch phân khu, phương án kinh doanh. Thời gian tới, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương, UBND tỉnh BR-VT, PVN và Long Sơn PIC sẽ làm việc thống nhất làm cơ sở triển khai dự án.
Ngoài ra, PXL sẽ tiếp tục phối hợp với UBND tỉnh, các sở, ngành tỉnh BR-VT để hoàn thành thủ tục pháp lý dự án với vai trò Long Sơn PIC tiếp tục là chủ đầu tư; triển khai các công việc chuẩn bị đầu tư KCN Dầu khí Long Sơn.
“Việc điều chỉnh dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ do vậy quy trình thực hiện sẽ mất nhiều thời gian, vì phụ thuộc góp ý của nhiều Bộ ngành trung ương” ông Trung cho hay.
Muốn bán toàn bộ sở hữu tại dự án Long Sơn Building
Về dự án Long Sơn Building, ông Trung cho biết, PXL tiếp tục khởi kiện CTCP Tập đoàn Khang Thông, yêu cầu Khang Thông hoàn thành chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho dự án để thực hiện các thủ tục xin cấp Giấy chủ quyền sở hữu căn hộ và các sàn trung tâm thương mại, thực hiện các cam kết theo hợp đồng. Đồng thời, ưu tiên bán toàn bộ sở hữu của Long Sơn PIC tại dự án để thu hồi vốn đầu tư ngay sau khi đủ điều kiện pháp lý hoặc tìm kiếm đối tác chuyển nhượng toàn bộ quyền/sở hữu tại dự án.
Còn dự án Swanbay, Đồng Nai (24 căn hộ), PXL sẽ chuyển nhượng số căn hộ sở hữu tại dự án này khi thị trường thuận lợi.
Theo ông Trung, công tác thu hồi vốn góp tại doanh nghiệp/dự án, PXL sẽ tìm kiếm đối tác đủ năng lực và triển khai kế hoạch thoái vốn tại các doanh nghiệp đang tham gia góp vốn như: PVC-Bình Sơn, PVC-SG, PVC-Metal, PVC-Kinh Bắc và CTCP Khách sạn Lam Kinh.
Đối với dự án khách sạn dầu khí Kinh Bắc, khu nhà ở thương mại Tương Bình Hiệp, các khoản công nợ liên quan đến Công ty Khang Gia, Công ty Nam Long, Công ty Siêu Thành, PXL tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng (tòa án, cơ quan cảnh sát điều tra) trong việc xử lý sai phạm của các bên liên quan để thu hồi tiền và tài sản bị chiếm dụng bất hợp pháp về cho Long Sơn PIC.
Ngoài ra, Long Sơn PIC nghiên cứu đầu tư một KCN/nhà ở xã hội/khu đô thị theo hình thức tham gia góp vốn/thành lập doanh nghiệp dự án trong thời gian tới.
Tiếp tục phương án chào bán cố phiếu riêng lẻ
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2021, PXL đã thông qua phương án phát hành chào bán cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ cho mục đích thực hiện đầu tư dự án KCN Dầu khí Long Sơn. Tuy nhiên, phương án này cho tới nay vẫn chưa được thực hiện.
PXL cho biết, việc chào bán cổ phiếu này chưa hoàn thành trong các năm qua, do một số nội dung trong phương án đã không còn phù hợp, Công ty có nhu cầu điều chỉnh/thay đổi để đảm bảo hiệu quả của đợt chào bán, quy định pháp luật hiện hành, cũng như để triển khai dự án KCN Dầu khí Long Sơn. Do đó, PXL sẽ không tiếp tục thực hiện phương án chào bán cổ phiếu này.
Thay vào đó, đại hội này thông qua phương án mới. Cụ thể, Công ty chào bán hơn 93.4 triệu cp PXL cho nhà đầu tư chiến lược là CTCP Hạ tầng GELEX với giá 10,000 đồng/cp, dự kiến thu về hơn 934 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền sử dụng để tư vấn đầu tư xây dựng, đền bù giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư, triển khai công trình tạm và các công tác khác/hạng mục chi phí khác có liên quan tại KCN Dầu khí Long Sơn.
Cổ phiếu chào bán theo phương án mới cho nhà đầu tư chiến lược này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm. Dự kiến thực hiện trong năm 2024-2025.
Tính tới ngày 15/03/2024, Hạ tầng GELEX là cổ đông lớn tại PXL khi sở hữu hơn 21 triệu cp, tỷ lệ 25.52%. Nếu thực hiện thành công, Hạ tầng GELEX sẽ nâng sở hữu tại PXL lên gần 114.5 triệu cp, chiếm 65% vốn tại đây. Còn PXL sẽ nâng vốn điều lệ lên từ hơn 827 tỷ đồng lên hơn 1,761 tỷ đồng, tương đương hơn 176.1 triệu cp.
Về mối quan hệ, ông Lê Bá Thọ - Chủ tịch HĐQT, ông Bùi Lê Cao Kế - Thành viên HĐQT và ông Lê Anh Đức - Trưởng Ban kiểm soát của PXL, đồng thời lần lượt là Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng Giám đốc và Thành viên Ban kiểm soát Hạ tầng GELEX.
Cổ đông cũng thông qua việc không chia cổ tức cho cả năm 2023 và 2024. Kết thúc đại hội, tất cả các tờ trình đều được thông qua.
Thanh Tú
FILI
Nhận định chứng khoán 5/4: VN-Index có thể tiếp tục điều chỉnh
Kết phiên giao dịch 4/4, VN-Index giảm 3,22 điểm (-0,25%) về mức 1.268,25 điểm.
Thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh trong phiên hôm nay 5/4 và chỉ số VN-Index sẽ thử thách lại vùng hỗ trợ 1.255 – 1.260 điểm. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn tiếp tục gia tăng và đồ thi giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn nên thanh khoản có thể sẽ suy yếu trong những phiên giao dịch tới.
VN-Index tiếp tục vận động chặt chẽ trong nền tích lũy đang hình thành trước cản mạnh 1.300
Sau phiên chịu áp lực điều chỉnh khá mạnh dưới áp lực chính của nhóm cổ piếu VN30, khi VN30 đang có xu hướng điểu chỉnh kiểm tra lại vùng giá cao nhất năm 2023 tương ứng 1.260 điểm - 1.268 điểm. VN-Index trong phiên 4/4 phục hồi lên vùng 1.275 điểm và tiếp tục điều chỉnh. Kết phiên giao dịch 4/4, VN-Index giảm 3,22 điểm (-0,25%) về mức 1.268,25 điểm, vẫn duy trì trên đường giá trung bình MA20 phiên quanh 1.265 điểm. Trong khi VN30 suy yếu hơn giảm dưới vùng giá MA20 phiên tương ứng 1.270 điểm. HNX-Index giảm 1,52 điểm (-0,62%) về mức 242,44 điểm. Độ rộng thị trường trên 2 sàn giao dịch tiêu cực hơn với áp lực bán gia tăng khi tâm lý ngắn hạn trở nên kém lạc quan khi có 480 mã giảm giá (9 mã giảm sàn), 171 mã tăng giá (10 mã tăng trần) và 135 mã giữ giá tham chiếu.
Giá trị khớp lệnh trên hai sàn niêm yết chỉ đạt 26.119 tỉ đồng, giảm 13,61% so với phiên trước, tương đương mức trung bình cho thấy tâm lý thận trọng hơn của nhà đầu tư khi xu hướng kỹ thuật của chỉ số VN-Index, VN30 đang thể hiện khả năng kết thúc xu hướng tăng ngắn hạn.
Kết phiên giao dịch 4/4, VN-Index giảm 3,22 điểm (-0,25%) về mức 1.268,25 điểm
Nhóm cổ phiếu ngân hàng mặc dù phục hồi trong phiên sau áp lực điểu chỉnh, nhưng kết phiên ngoại trừ VCB (+2,35%) tăng giá thì đa số vẫn chịu áp điều chỉnh, giảm điểm, thanh khoản ở mức trung bình như VAB (-2,44%), TCB (-1,71%), MBB (-1,65%), ACB (-1,61%)... Các cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khóan đa số cũng giảm điểm, nhưng phân hóa tích cực hơn trước những thông tin, kế hoạch kinh doanh năm 2024 cũng như thị phần quí I/2024 với các mã tăng giá như BVS (+3,27%), IVS (+1,65%), BSI (+0,78%), HCM (+0,17%)... đa số giảm điểm với CTS (-2,42%), VIG (-2,38%), FTS (-2,35%), AGR (-2,29%).
Trong khi đó, các cổ phiếu bất động sản lại có diễn biến khá nổi bật, thu hút lực cầu tốt, nhiều mã thanh khoản gia tăng mạnh khá tích cực như: NVL (+1,74%) trước thông tin được bổ sung vào danh mục cho vay ký quỹ, PXL (+8,59%), HAR (+4,91%), TCH (+4,78%), NTL (+3,96%)... ngoài các mã giảm mạnh VRC (-6,82%), CRE (-4,02%), PTL (-3,45%).... Nhóm cổ phiếu khu công nghiệp, cao su, cảng biển đa số cũng chịu áp lực điều chỉnh giảm, thanh khoản trên mức trung bình với SIP (-3,96%), GVR (-3,36%), TIP (-2,29%)... HAH (-1,39%), GMD (-0,87%)... ngoài D2D (+2,34%), IDV (+0,27%)...
Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), nền tích lũy hiện tại đã đủ tin cậy để thị trường có thể hình thành nhịp tăng tiếp theo và hướng tới vượt cản 1.300 nhưng ngưỡng cản này được đánh giá là cản mạnh nên quá trình vận động đi ngang, rung lắc và rũ bỏ vẫn có thể tiếp tục diễn ra. Về trung hạn, thị trường đang đứng trước cơ hội bùng nổ vượt 1.300 để xác nhận uptrend nhưng có thể quanh ngưỡng cản 1.300 thị trường cần tích lũy thêm.
Xét dưới góc nhìn ngắn hạn, thị trường vận động tích cực trong quá trình vận động tích lũy có các phiên điều chỉnh rũ bỏ. Ngưỡng cản 1.300 là cản mạnh nên thị trường cần nền tích lũy đủ dài và tin cậy và vận động của VN-Index trong thời gian qua cho thấy điều đó, thị trường đã có nhiều phiên rung lắc rũ bỏ và vận động chặt chẽ lại cho đến thời điểm hiện tại VN-Index hình thành nền tích lũy đủ tin cậy. Với trạng thái hiện tại, VN-Index hoàn toàn có thể bùng nổ hướng tới và vượt 1.300 nhưng cũng có thể thị trường sẽ tiếp tục kéo dài quá trình tích lũy và tiếp tục chặt chẽ thêm, vận động tiếp tục Swing hoàn toàn có thể xảy ra và giúp củng cố thêm độ tin cậy cho quá trình vượt cản.
“VN-Index tiếp tục vận động chặt chẽ trong nền tích lũy đang hình thành trước cản mạnh 1.300, nhà đầu tư ngắn hạn có thể giải ngân trong các phiên tiếp theo nếu thị trường có tín hiệu tăng điểm trở lại. Với nhà đầu tư trung, dài hạn, thị trường đang vận động trong nửa trên của kênh tích lũy và đã trải qua nhiều nhịp rung lắc, tuy nhiên, VN-Index sớm tiệm cận cản mạnh 1.300 và tiếp tục quá trình tích lũy, nhà đầu tư trung hạn nếu danh mục hiện tại đã ổn định, trong trường hợp cần giải ngân thêm vẫn có thể tiến hành đầu tư với kỳ vọng VN-Index vượt cản 1.300 để hình thành uptrend”, chuyên gia của SHS nêu quan điểm.
VN-Index có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh
Còn theo nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán ASEAN (ASEANSC), thị trường giảm 2 phiên tiếp diễn, nhấn chìm và phủ định đi phiên hồi phục ngày 2/4 vừa qua. Dù áp lực cung không lớn, nhưng xét việc độ rộng thị trường liên tiếp nghiêng về phe bán cho thấy tâm lý dè dặt bao trùm. Trong phiên 4/4 dù xét về mặt điểm số không ghi nhận sự giảm điểm quá lớn, nhưng diễn biến bên trong với việc nhiều cổ phiếu đã xác nhận xu hướng giảm ngắn hạn là điều tương đối tiêu cực.
VN-Index có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh.
“Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu ở mức trung bình và trong trường hợp thị trường diễn biến tiêu cực hơn, vùng 1.260 điểm trở thành vùng Quản trị rủi ro. Hành động chậm hơn với hành động mua”, chuyên gia của ASEANSC lưu ý.
Cùng quan điểm, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng, thị trường có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh trong phiên hôm nay 5/4 và chỉ số VN-Index sẽ thử thách lại vùng hỗ trợ 1.255 – 1.260 điểm. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn tiếp tục gia tăng và đồ thi giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn nên thanh khoản có thể sẽ suy yếu trong những phiên giao dịch tới. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý tiếp tục giảm và chuyển sang trạng thái bi quan với diễn biến thị trường hiện tại.
“Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục cơ cấu giảm đòn bẩy về mức thấp và cơ cấu lại danh mục, đặc biệt các nhà đầu tư hạn chế mua mới trong giai đoạn này”, chuyên gia của YSVN khuyến nghị.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.