Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Trung Quốc mạnh tay hỗ trợ kinh tế, sắc xanh trên thị trường hàng hóa
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) ngày 24/9 công bố kế hoạch kích thích kinh tế mạnh mẽ nhất kể từ khi xảy ra đại dịch Covid-19, nhằm kéo nền kinh tế thoát khỏi giảm phát và phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm nay.
Hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc 0,5% của ngân hàng thương mại. Đây là lần giảm đầu tiên trong năm nay sau hai lần cắt giảm vào năm ngoái. Động thái này sẽ cung 1.000 tỉ nhân dân tệ, tương đương 142 tỉ USD vào thị trường.
Lãi suất với các khoản cho vay mua nhà cũng hạ bình quân 0,5%. Việc này sẽ xoa dịu gánh nặng cho các hộ gia đình, nhưng có thể gây ra lo ngại về lợi nhuận ngân hàng. Một số loại lãi suất tiết kiệm và cho vay khác cũng được điều chỉnh thời gian tới.
Hạ lãi suất trung hạn (MLF) từ 2.3% xuống 2%. Cộng với việc Fed mới hạ lãi suất mạnh tay 50 điểm, áp lực tỷ giá Dollar lên đồng nhân dân tệ giảm bớt. Thị trường gia tăng khả năng Trung Quốc sẽ hạ lãi suất cơ bản trong kỳ điều chỉnh chính sách tháng 10.
Những chính sách kích thích kinh tế mạnh mẽ mới của Trung Quốc đang khiến tâm lý thị trường lạc quan hơn về đà hồi phục kinh tế của Trung Quốc và cũng là yếu tố kích thích đà hưng phấn của các nhóm hàng hóa nguyên liệu thế giới trong hai phiên vừa qua, thị trường Giao dịch hàng hóa trần ngập sắc xanh từ Nhóm Nông sản, Nguyên liệu CN đặc biệt là nhóm Kim loại công nghiệp như Đồng, Nhôm, Quặng sắt...
(Nguồn ảnh: Bản tin tài chính kinh doanh; Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam)
Sự phục hồi sau Covid-19 của Trung Quốc rất mờ nhạt. Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc cũng đã cảnh báo rằng quá trình phục hồi sẽ gặp nhiều thách thức. Những chính sách mạnh tay mới đây ngắn hạn là liều thuốc tinh thần tốt cho toàn thị trường, việc tác động tất yếu và phản ứng tích cực của thị trường toàn cầu hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng thách thức cải thiện kinh tế trong tương lai mới là yếu tố hỗ trợ lâu dài và bền vững.
Nguồn: Tổng hợp
Nếu nhìn vào các kết quả kinh doanh quý 4 đã công bố, gần 40% số công ty thu lãi ròng với mức tăng tổng cộng đến 66% so với cùng kỳ năm trước, có thể nhận thấy tín hiệu tích cực từ nền kinh tế chung đang diễn ra một cách chậm rãi.
Tính đến ngày 22/01, thống kê từ VietstockFinance cho thấy, doanh thu và lãi ròng của 368 doanh nghiệp (đã công bố BCTC ngoại trừ nhóm chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm) trên HOSE, HNX và UPCoM trong quý 4/2023 gần như đi ngang, đạt lần lượt khoảng 97 ngàn tỷ đồng và 6.3 ngàn tỷ đồng.
So với cùng kỳ năm 2022, có 140 doanh nghiệp tăng lãi, 30 doanh nghiệp từ lỗ thành lãi, 25 doanh nghiệp giảm lỗ, trong khi đó 117 doanh nghiệp giảm lãi, 34 doanh nghiệp lãi chuyển lỗ và còn lại 22 doanh nghiệp tiếp tục lỗ.
Diễn biến kết quả kinh doanh quý 4/2023 của 368 doanh nghiệp so với cùng kỳNguồn: VietstockFinance
Cung cấp điện, bất động sản khu công nghiệp “ăn nên làm ra”
Trong nhóm báo lãi tăng, phần nhiều là doanh nghiệp ngành cung cấp điện, có thể kể đến NT2, QTP, KHP, SHP, BHA, GSM, DRL, PIC, SVH, HJS. Lãi ròng nhóm này tăng hơn gấp đôi dù doanh thu chỉ tăng 5%.
Nhiệt điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP) có mức tăng ấn tượng nhất. Lãi thu về trong quý 4/2023 gấp 10 lần, đạt 210 tỷ đồng. Sự đột biến này chủ yếu đến từ sản lượng điện thương phẩm trong kỳ tăng 38%, đồng thời chi phí lãi vay cũng giảm mạnh.
Với Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HOSE: NT2), dù doanh thu sản xuất điện bị thu hẹp tới 37% nhưng nhờ mức giảm của giá vốn lớn hơn góp phần làm tăng 50% lãi ròng so với cùng kỳ, mang về 240 tỷ đồng.
Tương tự, Thủy điện Miền Nam tăng 80% lãi ròng nhờ sản lượng điện phát ra cao hơn cùng giảm chi phí lãi vay. Điện lực Khánh Hòa trong kỳ cũng tăng mạnh doanh thu đến từ bán điện nhờ quyết định tăng giá bán lẻ điện từ EVN trước đó, chưa kể các chi phí đều giảm giúp lãi ròng tăng đến 75%, đạt xấp xỉ 90 tỷ đồng. Do lưu lượng nước trung bình về hồ tăng trong quý 4 nên sản lượng điện sản xuất ra làm tăng doanh thu, nguyên nhân chính giúp lãi ròng Thủy điện Bắc Hà (UPCoM: BHA) tăng gần 8 lần, lên hơn 29 tỷ đồng.
15 doanh nghiệp đứng đầu báo lãi ròng tiếp tục tăng (Đvt: tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Bên cạnh đó, bất động sản khu công nghiệp cũng không thua kém khi có khá nhiều đại diện lớn tăng lãi như VRG, NTC, LHG, SZC, SZG, SZL, SZB, D2D, SZE, HTI, MH3. Tổng lãi ròng nhóm này gấp đôi so với cùng thời điểm năm 2022 dù doanh thu tăng không đáng kể.
Quý 4/2023, lãi ròng Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam (UPCoM: VRG) tăng hơn 4 lần, lên 198 tỷ đồng, cũng là mức cao nhất 10 năm qua. Kết quả này nhờ ghi nhận 90% giá trị của hai hợp đồng về cho thuê lại đất gắn liền với cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp Cộng Hòa, Chí Linh theo phương pháp hạch toán doanh thu một lần. Theo đó, doanh thu của VRG cũng tăng hơn 5 lần, đạt con số 524 tỷ đồng, mức tăng lớn nhất trong nhóm này.
Ngoài ra, ở ngành nhựa, giá nguyên vật liệu quý 4 giảm mạnh so với cùng kỳ, cùng việc giảm chi phí lãi vay đã tạo đà không thể thuận lợi hơn cho Nhựa Thiếu niên Tiền Phong lãi tăng 138%, cũng là năm mà NTP lãi lớn nhất trong giai đoạn 2013 – 2023.
Đà thuận lợi cũng cho thấy ở nhóm doanh nghiệp ngành cao su gồm SBR, HRC, TRC, BRC, RTB, DRC và DRI với lãi thu về tổng cộng tăng khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước. Hoặc ở nhóm cấp thoát nước gồm 9 doanh nghiệp BNW, STW, LDW, GLW, KHW, DWS, VLW, BDW, NBW đồng loạt tăng lãi, thêm tổng cộng 25%.
Sản xuất gang, thép tích cực thấy rõ
Các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến gang thép, khoáng sản báo lãi quý 4/2023 trong khi cùng kỳ lỗ, chẳng hạn CBI, TIS, TTS, TNS, SSM, BKC, MEL.
Trường hợp Gang thép Cao Bằng (UPCoM: CBI), trong quý 4/2023, sản lượng tiêu thụ tăng đồng thời giá quặng, than cốc, than cám đồng loạt giảm, góp phần giúp CBI lãi 16 tỷ đồng. Kết quả này là rất tích cực so với khoản lỗ ròng 36 tỷ đồng một năm trước đó.
Hay như Gang thép Thái Nguyên (UPCoM: TIS) cho biết quý 4/2023 thu lãi ròng 15 tỷ đồng nhờ thị trường thép có những diễn biến tích cực, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thép. TIS cũng thoát cảnh lỗ ròng liên tiếp từ quý 3/2022.
Tương tự, theo giải trình từ Cán Thép Thái Trung (UPCoM: TTS), lãi 7.8 tỷ đồng nhờ thị trường tiêu thụ thép rất tốt nên Công ty đã đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ, cùng với đó là giá phôi thép giảm dù giá dầu FO, giá điện vẫn tăng cao hơn so với cùng kỳ. Việc giá bán thép giảm 6% nhưng sản lượng tiêu thụ tăng 48% nên doanh thu bán hàng vẫn tăng đến 40%.
Các doanh nghiệp như Thép tấm lá Thống Nhất (UPCoM: TNS), Chế tạo Kết cấu Thép Vneco.SSM cũng báo lãi nhờ các nguyên nhân tương tự.
Kết quả “đảo ngược” của 15 doanh nghiệp đứng đầu (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceĐột biến nhất trong nhóm là doanh thu dịch vụ bọc ống tăng gần 19 lần từ 7.2 tỷ đồng lên 135 tỷ đồng đã giúp CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam lãi ròng 11 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 12.4 tỷ đồng. Kết quả này nhờ PVB ký kết, triển khai các hợp đồng dịch vụ mang lại doanh thu và lợi nhuận cao hơn so với cùng kỳ.
Kết quả cải thiện nhờ tiết giảm chi phí
Doanh thu chỉ tăng nhẹ nhưng nhờ cải thiện đáng kể chi phí, nhóm 25 doanh nghiệp ghi nhận kết quả cải thiện hơn dù vẫn lỗ ròng, từ con số 574 tỷ đồng trước đó đến nay chỉ còn lỗ khoảng 100 tỷ đồng.
Kết quả trong kỳ của Chế tạo Giàn khoan Dầu khí đạt tích cực nhờ ký kết nhiều dự án với khách hàng trong và ngoài nước cũng như mang về tỷ suất lớn hơn giúp doanh thu tăng hơn 4 lần, qua đó thu hẹp mức lỗ ròng, chỉ còn gần 7 tỷ đồng so với 31 tỷ đồng cùng kỳ do việc trích lập dự phòng hàng tồn kho và phải thu khó đòi lớn.
FDC và PIV có mức lỗ lên đến gần 200 tỷ đồng và 142 tỷ đồng hồi quý 4/2022 nhưng đến quý 4/2023 đã cải thiện đáng kể, chỉ còn lỗ lần lượt 222 triệu đồng và 619 triệu đồng.
Trường hợp của VE2, L43 theo hướng ngược lại khi các công ty này doanh thu quý 4 giảm đến 97 - 99% nhưng lãi ròng vẫn tích cực hơn rất nhiều.
Với Xây dựng Điện VNECO 2 (UPCoM: VE2), nguyên nhân đến từ các công trình có giá trị lớn đang dở dang chưa đưa vào nghiệm thu quyết toán bên cạnh Công ty đang thu hồi nợ phải thu khó đòi. Đồng thời, chi phí quản lý đã giảm đáng kể.
Còn Lilama 45.3 (HNX: L43), doanh thu trong kỳ thấp chủ yếu do các hợp đồng thuộc dự án giải quyết triều ngập khu vực TPHCM vẫn đang tạm dừng thi công trong khi các hợp đồng ký mới chưa đến giai đoạn nghiệm thu thanh toán.
15 doanh nghiệp đứng đầu giảm lỗ so với cùng kỳ (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceCùng là thủy điện nhưng kết quả trái chiều
Do lưu lượng nước cũng như thời tiết khiến SBH, PPC, HNA, SBA, AVC, S4A, ISH, NTH, ND2, NED và SP2 giảm lãi so với cùng kỳ trước đó, tổng mức giảm 33%. Chẳng hạn, Thủy điện Hủa Na lãi giảm một nửa chủ yếu do lưu lượng nước về hồ thấp cùng các chi phí tăng lên.
Với Thủy điện A Vương (UPCoM: AVC) do thời tiết nên lưu lượng nước về không tốt khiến sản lượng điện thấp dẫn đến giảm 44% lãi. Tình hình thủy văn bất lợi, lượng mưa ít nên lãi ròng của Thủy điện Sử Pán 2 (UPCoM: SP2) giảm 41%.
Lưu lượng nước về hồ thủy điện giảm tiếp tục là vấn đề khiến Sông Ba giảm 30% lãi. Lượng mưa thấp nên sản lượng quý 4/2023 giảm cùng giá thị trường điện cũng giảm so với các năm là nguyên nhân chính làm giảm lãi của Đầu tư và Phát triển Điện Miền Bắc 2 (UPCoM: ND2) 28%.
Mức giảm lãi ròng so với cùng kỳ của 15 doanh nghiệp theo lãi giảm dần (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceLợi nhuận “đổi màu”
Có 34 doanh nghiệp trong tình trạng chuyển biến “xấu” với tổng lỗ 145 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2022 lãi 278 tỷ đồng.
Trong đó, 5 doanh nghiệp cấp thoát nước GDW, LAW, CLW, BTW, VCW đồng loạt báo lỗ quý 4/2023, giảm tổng lãi từ 70 tỷ đồng thành lỗ ròng tổng 18 tỷ đồng.
Cấp thoát Nước Long An (UPCoM: LAW) lỗ 6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 3 tỷ đồng do tăng chi phí sửa chữa tài sản cố định, tăng chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho nên lợi nhuận giảm.
Cấp nước Bến Thành dù doanh thu tăng nhưng vẫn lỗ gần 1 tỷ đồng do các chi phí đội lên, trong đó có sửa chữa ống mục. Tương tự đối với trường hợp Cấp nước Chợ Lớn .
Lỗ “nặng” nhất phải kể đến con số 29 tỷ đồng của Xi măng VICEM Hải Vân dù cùng kỳ lãi khiêm tốn 248 triệu đồng. Doanh thu của HVX cũng giảm gần nửa trong quý 4, còn 88 tỷ đồng. Điều này là do nhu cầu thị trường xây dựng địa bàn miền Trung và Tây Nguyên rất thấp, khiến sản lượng tiêu thụ chỉ bằng 54% so với quý 4/2022.
Nhóm 15 doanh nghiệp lỗ nhiều nhất dù cùng kỳ có lãi (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceTiếp tục bế tắc
Ảm đạm nhất trong đợt này gồm 22 doanh nghiệp tiếp tục lỗ với con số tổng cộng 434 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2022 lỗ 192 tỷ đồng.
Khoản lỗ lớn nhất 121 tỷ đồng thuộc về Vận tải biển và Thương mại Phương Đông do doanh thu bị thu hẹp 50% còn hơn 47 tỷ đồng. Lý do NOS đưa ra là do đội tàu Công ty đầu tư vào lúc thị trường vận tải biển đang phát triển nên giá đầu tư tàu cao dẫn đến các loại chi phí như khấu hao, tài chính bị đội lên.
Không được may mắn như các doanh nghiệp cung cấp điện khác, Nhiệt điện Hải Phòng tiếp tục có quý 4 bết bát với khoản lỗ lớn 115 tỷ đồng dù doanh thu được cải thiện. HND cho biết nguyên nhân chủ yếu của việc lỗ ròng là do công trình sửa chữa lớn tổ máy số 1 hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng trong tháng 12/2023.
15 doanh nghiệp tiếp tục lỗ ròng theo thứ tự giảm dần (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceTử Kính
FILI
Doanh nghiệp ngành thép chưa tới “hồi thái lai”
Ngành vật liệu xây dựng nói chung và ngành thép nói riêng cơ bản đã "thoát đáy" và đang chờ cú huých để đi lên.
Trong quý 3/2023, mặc dù nhận được nhiều tín hiệu tích cực nhờ nhu cầu xây dựng gia tăng, giá thép thế giới cũng hồi phục sau khi chạm đáy hồi giữa năm nhưng ngành thép vẫn đối diện với nhiều khó khăn khi nhu cầu về thép chưa phục hồi như mong đợi…
Khảo sát kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2023 cho thấy, hầu hết các công ty thép đều ghi nhận kết quả sụt giảm, thậm chí có doanh nghiệp lỗ nặng.
LOẠT DOANH NGHIỆP BÁO LỖ TRIỀN MIÊN
Theo báo cáo tài chính quý 3/2023, Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Tisco - mã chứng khoán TIS) ghi nhận doanh thu giảm xuống còn 2.414 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp do đó giảm còn 34 tỷ đồng.
Chi phí tài chính tăng mạnh chủ yếu là chi phí lãi vay cùng với chi phí quản lý doanh nghiệp tăng theo dẫn tới lỗ sau thuế 58,2 tỷ đồng. Như vậy đây là quý thứ 5 liên tiếp báo lỗ của Gang thép Thái Nguyên.
Lũy kế từ đầu năm đến nay, Gang thép Thái Nguyên báo lỗ 194,7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái còn có lãi 7,9 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm từ 1.954 tỷ đồng xuống còn 1.679 tỷ đồng. Nợ phải trả 9.011 tỷ đồng tăng gần 1.000 tỷ đồng so với con số đầu năm, như vậy, nợ phải trả hiện đang gấp 5,3 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó vay nợ tài chính hơn 4.500 tỷ đồng chiếm hơn 50% tổng vay nợ. Hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng từ 1.766 tỷ đồng lên 1.801 tỷ đồng.
Đồng cảnh ngộ, Công ty Cổ phần Thép Vicasa - VNSteel (mã chứng khoán: VCA) cũng ghi nhận thua lỗ trong quý 3 vừa qua. Cụ thể, trong kỳ, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 390 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau khi trừ đi chi phí bán hàng, chi phí lãi và quản lý doanh nghiệp, Thép Vicasa - VNSteel báo lỗ 2,7 tỷ đồng sau thuế. Tuy vậy, con số này giảm đáng kể so với số lỗ 22 tỷ đồng trong quý 2/2023. Lũy kế từ đầu năm đến nay, Thép Vicasa - VNSteel báo lãi 3,5 tỷ đồng trong khi năm ngoái lỗ 12,5 tỷ đồng.
Tổng cộng tài sản tính đến cuối tháng 9 là 386 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng từ 195 tỷ đồng lên 246 tỷ đồng. Nợ phải trả 197,8 tỷ đồng trong đó chủ yếu là vay nợ tài chính 137 tỷ đồng.
Tương tự, doanh thu thuần của Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức – VNSteel (mã chứng khoán: TDS) trong quý 3/2023 đạt gần 327 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty lãi gộp gần 10 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ gộp gần 21 tỷ.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng so với cùng kỳ, lên gần 10 tỷ đồng đã ăn mòn hết lãi gộp của Thép Thủ Đức. Kết quả, công ty lỗ 0,5 tỷ đồng trong quý 3/2023, trong khi cùng kỳ lỗ gần 22 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt 571 tỷ đồng, lãi sau thuế 1,6 tỷ đồng, giảm lần lượt 49% và 73% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, công ty đã thực hiện được 13% kế hoạch lợi nhuận cả năm sau ba quý.
Công ty Cổ phần Thép Nhà Bè – VNSteel (mã chứng khoán: TNB) cũng cho biết, doanh thu quý 3/2023 của doanh nghiệp này đạt 340 tỷ đồng, giảm 25% so với quý. 3/2022. Kết thúc quý 3, doanh nghiệp thép này ghi nhận lợi nhuận sau thuế lỗ 2,7 tỷ đồng. Kéo theo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm lỗ 1,2 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Chế tạo Kết cấu Thép VNECO.SSM (mã chứng khoán: SSM) là doanh nghiệp hiếm hoi trong ngành ghi nhận lợi nhuận trong quý 3/2023 tăng mặc dù doanh thu giảm.
Trong đó, công ty đạt gần 47 tỷ doanh thu thuần giảm gần 14% so với cùng kỳ. Nhờ giá vốn hàng bán giảm 24% còn 41 tỷ nên lợi nhuận gộp của công ty đạt gần 7 tỷ tăng mạnh 700% so kỳ trước. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng đạt hơn 1 tỷ đồng tăng 120% do kỳ này năm trước công ty âm gần 5 tỷ lợi nhuận.
Sau 9 tháng Thép VNECO.SSM đạt hơn 98 tỷ doanh thu, giảm 36% so với kỳ trước. Lợi nhuận đỡ bết bát hơn khi giảm từ âm hơn 8 tỷ kỳ trước về còn âm 0,6 tỷ kỳ này.
Ngược chiều với các doanh nghiệp cùng ngành, Công ty Cổ phần Thép Lá Tấm Thống Nhất (mã chứng khoán: TNS) ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc trong quý 3/2023. Cụ thể, doanh thu quý này đạt 413 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ đạt 21,2 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế đạt 3,1 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với mức lỗ 6,3 tỷ đồng trong quý 3/2022. Song tính từ đầu năm đến hết tháng 9/2023, Thép Lá Tấm Thống Nhất chỉ mang về 0,1 tỷ đồng lợi nhuận do các quý trước đều báo lỗ.
Trong quý 3/2023, Công ty Cổ phần Thép Mê Lin (mã chứng khoán: MEL) ghi nhận doanh thu đạt 183,6 tỷ đồng tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Sau trừ thuế phí, công ty báo lãi sau thuế “còi” với 0,9 tỷ đồng, tiếp tục giảm nhẹ so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp này báo lãi gần 4 tỷ đồng, giảm mạnh 70% so với cùng kỳ năm 2022.
KHÓ KHĂN VẪN CÒN TIẾP DIỄN
Trong báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh quý 3 vừa công bố, SSI Research ước tính Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) có thể đạt 2,1 nghìn tỷ đồng lợi nhuận ròng trong quý 3/2023, tăng khoảng 60% so với quý trước và phục hồi đáng kể so với mức lỗ 1,8 nghìn tỷ đồng trong quý 3/2022, nhờ sản lượng tiêu thụ tăng 11% so với quý trước và giá than giảm.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) ước tính lợi nhuận Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán: HSG) đạt khoảng 200 tỷ đồng, tăng trưởng 122,6% so cùng kỳ.
Còn Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (mã chứng khoán: NKG) cũng ước đạt được lợi nhuận sau thuế quý 3 này là 130 tỷ đồng và tăng trưởng 131% so cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận trong quý 4 của công ty có thể bị ảnh hưởng tiêu cực do nguyên liệu đầu vào tăng.
Theo các công ty chứng khoán, ngành vật liệu xây dựng nói chung và ngành thép nói riêng cơ bản đã "thoát đáy" và đang chờ cú huých để đi lên. Lý do chủ yếu là nhờ Chính phủ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công.
Tuy nhiên ngành bất động sản và xây dựng vẫn chưa khả quan, chưa phục hồi trong giai đoạn kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng còn khó khăn dù lãi suất giảm mạnh, cơ chế chính sách dần được tháo gỡ nên thời gian tới hoạt động kinh doanh của ngành thép và vật liệu xây dựng sẽ tăng tốc.
Tại một tọa đàm gần đây, ông Đào Minh Châu, Phó giám đốc Phân tích cổ phiếu SSI Research nhận định ngành thép là 1 trong 4 nhóm ngành có triển vọng phục hồi tốt nhất trong nửa cuối 2023.
Theo ông Châu, các doanh nghiệp trong ngành hầu như đã ghi nhận mức lỗ kỷ lục trong năm 2022. Trong nửa cuối năm 2023, dự báo kết quả của các công ty ngành thép chưa quay lại mức trung bình các năm trước nhưng sẽ cải thiện so với cùng kỳ năm ngoái. Bởi, lượng bán hàng đã cải thiện, đặc biệt là kênh xuất khẩu. Các công ty cũng không còn phải trích lập hàng tồn kho lớn như nửa cuối năm ngoái.
Sang năm 2024, chuyên gia của SSI dự báo nhóm các doanh nghiệp ngành thép cũng sẽ là một trong những nhóm doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận có sự cải thiện mạnh.
Nguồn: KBSV
Trong báo cáo triển vọng thị trường quý 4/2023, các chuyên gia của Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, giá thép có thể tiếp tục duy trì ở mức nền thấp từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên khó có thể giảm sâu hơn nữa do hàng tồn kho thép của Trung Quốc và các doanh nghiệp Việt Nam đã tiệm cận với mức thấp nhất kể từ cuối năm 2020.
Mặc dù chưa có sự cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, diễn biến thị trường thép nội địa đang dần cho thấy những tín hiệu khả quan hơn khi sản lượng tiêu thụ thép nội địa đã tăng trưởng trở lại kể từ tháng 4/2023.
Do đó, KBSV kỳ vọng rằng, nhu cầu tiêu thụ thép trong nước có thể bắt đầu duy trì tích cực kể từ đầu năm 2024 nhờ: mặt bằng lãi suất tương đối thấp hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; mức nền thấp của giá thép, HRC có thể hỗ trợ kích thích nhu cầu tiêu thụ trong nước; các chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và xây dựng dân dụng.
Thị trường xuất khẩu được kỳ vọng vẫn sẽ là kênh dẫn dắt chính cho ngành thép Việt Nam. Bên cạnh các thị trường chính như Mỹ và Châu Âu, các doanh nghiệp Việt Nam đang tận dụng mức giá cạnh tranh so với sản phẩm đến từ Mỹ và Châu Âu để mở rộng thị phần tại các thị trường nhỏ hơn.
Ngoài ra, Trung Quốc đang có những động thái cắt giảm sản lượng sản xuất thép và sản lượng xuất khẩu do những lo ngại về yếu tố môi trường. Do đó, thị trường xuất khẩu sẽ chịu ít áp lực cạnh tranh hơn.
Nguồn: Chứng khoán KIS
Ở góc nhìn thận trọng hơn, Bộ phận phân tích thuộc Công ty chứng khoán KIS Việt Nam duy trì đánh giá “trung lập” đối với ngành thép Việt Nam do sản lượng bán ra không tăng trưởng, điều này có thể tiếp tục cản trở doanh thu của thị trường trong những tháng tới. Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế ảm đạm có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
Nguồn: Chứng khoán KIS
Xét về tình hình tiêu thụ thép xây dựng, theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong tháng 9/2023, sản lượng thép xây dựng sản xuất đạt 876.043 tấn, giảm lần lượt so với tháng trước là 6% và giảm 20% so với tháng 9/2022. Bán hàng đạt 958.560 tấn, tăng 9% so với tháng trước và tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy vậy, tính chung 9 tháng đầu năm 2023, sản xuất thép xây dựng đạt 7,722 triệu tấn, giảm 21,6% so với cùng kỳ 2022. Bán hàng đạt 7,738 triệu tấn, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu đạt 344.676 tấn, giảm 12,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Bất động sản Lan Việt mới đây huy động hơn 4 ngàn tỷ đồng từ trái phiếu, đây là một trong ba doanh nghiệp nhóm "hoa" gồm Hoa Phượng, Anh Đào, Lan Việt của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Kinh doanh SSM.
Cụ thể, ngày 25/08, Bất động sản Lan Việt đã phát hành 4.1 ngàn tỷ đồng trái phiếu LVRCB2324001. Trái phiếu có kỳ hạn 15 tháng, đáo hạn ngày 25/11/2024. Lãi suất phát hành cố định 13.3%/năm. Tổ chức lưu ký là CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS).
Công ty TNHH Bất động sản Lan Việt thành lập ngày 27/02/2014; trụ sở chính tại số 53E, ngõ 55, ngách 55/24, đường Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Hoạt động chính là kinh doanh bất động sản.
Công ty có vốn điều lệ 135 tỷ đồng, gồm hai cổ đông sáng lập là bà Đỗ Thị Hiền Lương (giữ chức Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật) và bà Phạm Trúc Lan mỗi người nắm 50%. Tháng 05/2020, Lan Việt tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu cũng thay đổi khi bà Lương tăng sở hữu lên 51.09%, bà Lan giảm còn 48.91%. Tháng 11/2022, Công ty tăng vốn lên 908 tỷ đồng và cơ cấu cổ đông giữ nguyên.
Được biết bộ ba “loài hoa” gồm Công ty TNHH Bất động sản Hoa Phượng (Hoa Phượng), Công ty TNHH Bất động sản Anh Đào (Anh Đào) và Công ty TNHH Bất động sản Lan Việt (Lan Việt) là cổ đông sáng lập của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Kinh doanh SSM (Công ty SSM) vào ngày 18/12/2018 với ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản. Trụ sở chính tại nhà số 6, ngõ 143, phố Nguyễn Ngọc Vũ, tập thể Trường Nghiệp tại chức, tổ 29, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Công ty SSM có vốn điều lệ ban đầu 1,827 tỷ đồng; trong đó, Lan Việt sở hữu 33.4%, còn lại Anh Đào và Hoa Phượng đều sở hữu 33.3%. Tháng 05/2020, SSM tăng vốn lên 2,229 tỷ đồng và cơ cấu cổ đông không đổi. Hiện ông Nguyễn Tùng Ninh giữ chức Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật.
Công ty Hoa Phượng và Anh Đào cùng thành lập vào ngày 06/01/2014. Trong đó, Hoa Phượng có trụ sở tại số 7, xóm Chùa, tổ 15, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tính đến tháng 5, doanh nghiệp có vốn điều lệ gần 852 tỷ đồng; cổ đông gồm bà Phạm Thị Thanh Sâm (giữ chức Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật) nắm 21.2%, ông Bùi Anh Sơn 20.1%, Phạm Thy Anh 58.7%.
Công ty Anh Đào có trụ sở tại số 151, ngõ 189 Hoàng Hoa Thám, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội. Tính đến tháng 7, doanh nghiệp có vốn điều lệ hơn 2,546 tỷ đồng; cổ đông gồm ông Trần Minh Quang nắm 85.59%, bà Nguyễn Thị Ly 7.38%, ông Nguyễn Văn Quảng 7.03%.
Thanh Tú
FILI
Một trong ba “loài hoa” của SSM huy động 4.1 ngàn tỷ đồng trái phiếu
Bất động sản Lan Việt mới đây huy động hơn 4 ngàn tỷ đồng từ trái phiếu, đây là một trong ba doanh nghiệp nhóm "hoa" gồm Hoa Phượng, Anh Đào, Lan Việt của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Kinh doanh SSM.
Cụ thể, ngày 25/08, Bất động sản Lan Việt đã phát hành 4.1 ngàn tỷ đồng trái phiếu LVRCB2324001. Trái phiếu có kỳ hạn 15 tháng, đáo hạn ngày 25/11/2024. Lãi suất phát hành cố định 13.3%/năm. Tổ chức lưu ký là CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS).
Công ty TNHH Bất động sản Lan Việt thành lập ngày 27/02/2014; trụ sở chính tại số 53E, ngõ 55, ngách 55/24, đường Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Hoạt động chính là kinh doanh bất động sản.
Công ty có vốn điều lệ 135 tỷ đồng, gồm hai cổ đông sáng lập là bà Đỗ Thị Hiền Lương (giữ chức Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật) và bà Phạm Trúc Lan mỗi người nắm 50%. Tháng 05/2020, Lan Việt tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu cũng thay đổi khi bà Lương tăng sở hữu lên 51.09%, bà Lan giảm còn 48.91%. Tháng 11/2022, Công ty tăng vốn lên 908 tỷ đồng và cơ cấu cổ đông giữ nguyên.
Được biết bộ ba “loài hoa” gồm Công ty TNHH Bất động sản Hoa Phượng (Hoa Phượng), Công ty TNHH Bất động sản Anh Đào (Anh Đào) và Công ty TNHH Bất động sản Lan Việt (Lan Việt) là cổ đông sáng lập của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Kinh doanh SSM (Công ty SSM) vào ngày 18/12/2018 với ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản. Trụ sở chính tại nhà số 6, ngõ 143, phố Nguyễn Ngọc Vũ, tập thể Trường Nghiệp tại chức, tổ 29, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Công ty SSM có vốn điều lệ ban đầu 1,827 tỷ đồng; trong đó, Lan Việt sở hữu 33.4%, còn lại Anh Đào và Hoa Phượng đều sở hữu 33.3%. Tháng 05/2020, SSM tăng vốn lên 2,229 tỷ đồng và cơ cấu cổ đông không đổi. Hiện ông Nguyễn Tùng Ninh giữ chức Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật.
Công ty Hoa Phượng và Anh Đào cùng thành lập vào ngày 06/01/2014. Trong đó, Hoa Phượng có trụ sở tại số 7, xóm Chùa, tổ 15, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tính đến tháng 5, doanh nghiệp có vốn điều lệ gần 852 tỷ đồng; cổ đông gồm bà Phạm Thị Thanh Sâm (giữ chức Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật) nắm 21.2%, ông Bùi Anh Sơn 20.1%, Phạm Thy Anh 58.7%.
Công ty Anh Đào có trụ sở tại số 151, ngõ 189 Hoàng Hoa Thám, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội. Tính đến tháng 7, doanh nghiệp có vốn điều lệ hơn 2,546 tỷ đồng; cổ đông gồm ông Trần Minh Quang nắm 85.59%, bà Nguyễn Thị Ly 7.38%, ông Nguyễn Văn Quảng 7.03%.
5 doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn hôm nay
Hôm nay 15/5, 5 doanh nghiệp niêm yết bắt đầu giao dịch cổ phiếu số lượng lớn gồm: S55, SSM, BCG, DXG và DHC.
Nhà đầu tư theo dõi biến động các chỉ số chứng khoán chính trên HOSE . Ảnh: TTXVN
1. CTCP Sông Đà 505 (mã chứng khoán S55)
Bà Nguyễn Thị Hồi, mẹ của bà Nguyễn Thùy Dương – Kế toán trưởng CTCP Sông Đà 505 đăng ký bán toàn bộ hơn 322.000 cổ phiếu S55 sở hữu, tỷ lệ 3,23%.
Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 15/5 đến 13/6 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.2. CTCP Chế tạo kết cấu thép VNECO.
2. SSM (mã chứng khoán SSM)
Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Ủy viên HĐQT đăng ký bán toàn bộ hơn 242.000 cổ phiếu SSM sở hữu, tỷ lệ 4,91%.
Bà Nguyễn Thị Như Trang, Thành viên Ban kiểm soát đăng ký bán toàn bộ hơn 575.000 cổ phiếu SSM sở hữu, tỷ lệ 11,64%.Cả hai giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 15/5 đến 13/6 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.3.
3. CTCP Tập đoàn Bamboo Capital (mã chứng khoán BCG)
Ông Nguyễn Thế Tài, Tổng giám đốc đăng ký bán 6 triệu cổ phiếu BCG, giảm sở hữu xuống 1,73%, tương ứng hơn 9,22 triệu đơn vị.Giao dịch được thực hiện từ ngày 15/5 đến 13/6 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
4. CTCP Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán DXG)
Bà Đỗ Thị Thái, Phó tổng giám đốc đăng ký bán hơn 173.000 cổ phiếu DXG, giảm sở hữu xuống còn 400.000 cổ phiếu, tỷ lệ 0,3%.Giao dịch được thực hiện từ ngày 15/5 đến 13/6 theo phương thức khớp lệnh.
5. CTCP Đông Hải Bến Tre (mã chứng khoán DHC)
Ông Nguyễn Thanh Nghĩa, Thành viên HĐQT đăng ký bán 900.000 cổ phiếu DHC, giảm sở hữu tại DHC xuống còn hơn 8,82 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 10,96%.Giao dịch được thực hiện từ ngày 15/5 đến 13/6 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh./.
Nhận định thị trường 5/8: Kéo trụ vốn hóa lớn cuối phiên tăng điểm, kịch bản cẩn trọng
VNINDEX kết thúc 4/8 bặt tăng nhẹ +4.39 tương đương 0.35% thanh khoản 15.1 nghìn tỷ. VN30 bật tăng 1277.7 +7.9 điểm tương đương 0.62% thanh khoản 5.6 nghìn tỷ. Phiên VNINDEX tác động bởi một số cổ phiếu trụ vốn hóa lớn vào cuối phiên như VCB +3.5điểm, VHM +1.2điểm, NVL +1.1điểm..v...v..Ngoại trừ một số cổ phiếu vốn hóa lớn giúp VNINDEX bật tăng cuối phiên, đa phần các nhóm cổ phiếu cho thấy đà tăng yếu, chững lại trong phiên hôm nay.
Diễn biến thị trường thế giới đêm nay Dowjone -0.41%, Nikkei +0.69%, Anh -0.04% đang trong trạng thái tích lũy. Ngắn hạn cho thấy diễn biến ổn định nhưng trong trung hạn đang trong vùng cản quan trọng. Sự ổn định trong ngắn hạn nhưng cảnh giác kịch bản có thể quay đầu tại cản, khiến tâm lý bi quan thị trường có thể quay xe đột ngột thay đổi.
VNINDEX đang trên đà hồi phục sau nhịp tạo đáy, ngắn hạn lực bật tăng dư địa diễn ra tương đối khỏe của một số nhóm ngành trụ tác động thị trường chưa cho thấy dấu hiệu dừng lại. Tuy nhiên VNINDEX đã tiến đến vùng cản 1250+- cũng nên cẩn trọng vùng hiện tại, cơ hội chạy tiếp là có nhưng e rằng chưa tăng đc xa, kịch bản có thể diễn ra nhịp tích lũy lại quanh vùng hỗ trợ 1253 cản 1230, bên cạnh đó rủi ro xấu nhất diễn ra nhịp điều chỉnh ngắn hạn về quanh vùng cân bằng 1210+.
VNINDEX đi từ đáy lên được 110 điểm vùng hiện tại cũng là target Nhất chia sẻ trong hơn 1,5 tháng vừa qua là vùng 1250. Đối với vùng hiện tại có nguy cơ rủi ro cao, cơ hội thấp, chưa biết như nào tốt hơn hết nên thận trọng. Thị trường đi lên luôn có cơ hội, chậm 1 nhịp chưa lỡ cơ hội. An toàn là bạn.
Thị trường có sự phân hóa mạnh các nhóm ngành cổ phiếu. Nhiều nhóm ngành xác nhận tạo đáy khả năng đi lên trung dài hạn cao.
Vị thế nắm giữ trung dài hạn tiếp tục, chấp nhận được kịch bản rung lắc nhịp chỉnh trong ngắn hạn thì tiếp tục nắm giữ, anh chị thận trọng thì hạ 1 phần cổ phiếu khi thị trường có dấu hiệu điều chỉnh trong một vài phiên tới.
Vị thế giao dịch mới thận trọng với tỷ trọng danh mục thấp, hạn chế mua đuổi. Kiên nhẫn quan sát trong 1 2 tuần tới xem xét phản ứng của thị trường quanh vùng cản.
Thị trường luôn đúng, anh chị bám sát room để nắm bắt góc nhìn kịch bản của thị trường. Vị thế mua bán thuân thủ khuyến nghị trên room Telegram, Zalo để hạn chế rủi ro và tối ưu danh mục. Chúc anh chị giao dịch thành công !
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.