Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, HOSE: SCR) thông báo phát hành thành công hơn 34.9 triệu cp vào ngày 11/11/2024 để hoán đổi nợ. Dự kiến chuyển giao cổ phiếu trong tháng 12.
Đối tượng phát hành là 3 chủ nợ gồm CTCP Đầu tư Thành Thành Công (Đầu tư TTC), CTCP Khu công nghiệp Thành Thành Công (KCN TTC) và CTCP Thành Thành Nam (TTN), đều là thành viên của TCC Group.
Với tỷ lệ hoán đổi 10,000:1, tương đương 10,000 đồng nợ sẽ hoán đổi thành 1 cp SCR phát hành mới, tổng giá trị nợ được hoán đổi hơn 349 tỷ đồng. Đáng nói, giá cổ phiếu hoán đổi nợ này cao gần gấp đôi thị giá SCR khép phiên 14/11 ở mức 5,120 đồng/cp.
Cổ phiếu hoán đổi nợ sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. Như vậy, vốn điều lệ của TTC Land đã tăng từ gần 3,957 tỷ đồng lên gần 4,306 tỷ đồng, tương ứng gần 430.6 triệu cp.
Theo BCTC quý 3/2024, TTC Land đang vay nợ các nhân và tổ chức hơn 1,220 tỷ đồng, tăng 55% so với đầu năm. Trong đó, vay nợ Đầu tư TTC gần 295 tỷ đồng, KCN TTC hơn 229 tỷ đồng và TTN là 5 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh, sau 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần SCR tăng 20% so với cùng kỳ, lên gần 329 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản đạt gần 109 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần; trong khi lãi ròng gần 2 tỷ đồng, giảm 54% so với cùng kỳ.
Tổng tài sản SCR tại thời điểm 30/09/2024 là 10.9 ngàn tỷ đồng, tăng 2% so với đầu năm. Trong đó, tiền mặt và hàng tồn kho lần lượt tăng 44% và 10%, lên 191 tỷ đồng và hơn 4 ngàn tỷ đồng. Nợ phải trả tăng 5%, lên gần 5.8 ngàn tỷ đồng.
Thanh Tú
FILI
CTCP Đầu tư Thành Thành Công (Đầu tư TTC) mới đây hoàn tất huy động 150 tỷ đồng từ trái phiếu riêng lẻ.
1,500 trái phiếu mã TTCCH2428002 với mệnh giá 100 triệu đồng/cp, được Đầu tư TTC phát hành ngày 17/10/2024, kỳ hạn 4 năm, đáo hạn vào 17/10/2028.
Lãi suất kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi. Trong đó, lãi suất 4 kỳ đầu tiên là 10.85%/năm; và cộng với lãi suất áp dụng cho các kỳ tính lãi tiếp theo: tổng của 5%năm và lãi suất tham chiếu tại ngày xác định lãi suất của kỳ tính lãi đó và không thấp hơn 9.7%/năm.
150 tỷ đồng trái phiếu được phép mua lại trước hạn và hoán đổi. Tài sản bảo đảm là 11.4 triệu cp CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa thuộc sở hữu của Đầu tư TTC, 7.6 triệu cp CTCP Điện Gia Lai thuộc sở hữu của Đầu tư TTC, 6 triệu cp phổ thông Thành Thành Công thuộc sở hữu của bà Huỳnh Bích Ngọc và ông Đặng Văn Thành; cùng bất kỳ tài sản nào khác thuộc sở hữu của Công ty và/hoặc bên thứ ba được sử dụng nhằm mục đích bảo đảm cho trái phiếu (nếu có). Tạm tính theo giá giao dịch phiên 25/10, số lượng cổ phiếu SBT được dùng làm tài sản bảo đảm có thị giá 142.5 tỷ đồng và cổ phiếu GEG là 87.4 tỷ đồng.
CTCP Chứng khoán VPBank (VPBankS) là tổ chức đăng ký, lưu ký.
Đây là lô trái phiếu thứ hai Đầu tư TTC phát hành trong năm 2024. Trước đó ngày 20/09, Đầu tư TTC huy động xong lô trái phiếu TTCCH2428001 trị giá 200 tỷ đồng theo mệnh giá, kỳ hạn 4 năm đáo hạn vào 20/09/2028. Lãi suất, đơn vị lưu ý, điều kiện mua lại trước hạn tương tự lô TTCCH2428002 nói trên.
Lô TTCCH2428001 có tài sản bảo đảm là 6 triệu cp SBT thuộc sở hữu của Đầu tư TTC; 4.97 triệu cp SBT thuộc sở hữu của vợ chồng ông Đặng Văn Thành, 8 triệu cp Đầu tư TTC thuộc sở hữu vợ chồng ông Thành, 5.6 triệu cp GEG thuộc sở hữu CTCP Khu công nghiệp Thành Thành Công; 9 triệu cp GEG thuộc sở hữu Đầu tư TTC.
Với việc có thêm 2 lô trái phiếu mới, qua đó nâng tổ số trái phiếu đang lưu hành của Đầu tư TTC lên 7 lô với tổng mệnh giá huy động 1,415 tỷ đồng. Các trái phiếu hầu hết có tài sản bảo đảm là cổ phiếu SBT, GEG hoặc chính cổ phiếu Đầu tư TTC.
Nửa đầu năm nay Đầu tư TTC lãi sau thuế 43.7 tỷ đồng, gấp 3.6 lần cùng kỳ năm trước.
Danh sách trái phiếu đang lưu hành của Đầu tư TTC
Thu Minh
FILI
Dịch vụ
Với chiến lược kinh doanh “xanh”, TTC AgriS tiếp tục là điểm đến đầu tư của các định chế tài chính và tổ chức tín dụng hàng đầu Châu Âu, nhằm mở rộng thương mại chuỗi giá trị Nông nghiệp và Thực phẩm toàn cầu.
CTCP Thành Thành Công - Biên Hoà (TTC AgriS, HOSE: SBT), SACE S.p.A và ING đã hoàn tất các khoản tài trợ vốn với tổng giá trị 42 triệu USD tháng 10/2024. TTC AgriS là doanh nghiệp nông nghiệp đầu tiên ở Việt Nam đáp ứng đầy đủ các tiêu chí lựa chọn của Chương trình SACE Push Strategy - Chương trình bảo lãnh tài trợ vốn của SACE S.p.A. phối hợp với ngân hàng ING của Hà Lan.
TTC AgriS, SACE S.p.A và ING ký kết Hợp đồng tài trợ vốn với tổng giá trị 42 triệu USD dưới sự chứng kiến của ông Enrico Padula - Tổng lãnh sự Ý (hàng trên đứng thứ 2 từ trái sang), bà Đặng Huỳnh Ức My - Chủ tịch HĐQT TTC AgriS (hàng trên đứng thứ 2 từ phải sang) và Ông Nguyễn Văn Hồng – Giám đốc sở Ngoại vụ tỉnh Tây Ninh và Ban lãnh đạo cấp cao 3 bên
Ngày 22/10/2024, TTC AgriS và ING đánh dấu bước tiến đồng hành chiến lược mang nông sản Việt ra thị trường quốc tế cũng như thúc đẩy phát triển thương mại F&B (Thực phẩm và Đồ uống) tại Singapore và Úc, đặc biệt thúc đẩy đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững tại Úc thông qua Biên bản Ghi nhớ (Memorandum of Understanding - MOU) về việc tài trợ khoản vay vốn 100 triệu USD.
TTC AgriS và ING ký kết Biên bản Ghi nhớ về việc dự kiến tài trợ khoản vốn 100 triệu USD nhằm phục vụ và tập trung vào chiến lược mở rộng lĩnh vực F&B tại thị trường Úc và Singapore, đặc biệt chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững tại Úc.
Bà Đặng Huỳnh Ức My - Chủ tịch HĐQT TTC AgriS cho rằng kiên định với Chiến lược kinh doanh ‘xanh’ trên nền tảng quản trị vững chắc đã tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh bền vững cho AgriS. Theo đó, “Chiến lược Thương mại 2030 của TTC AgriS đã từng bước thiết lập các cột mốc quan trọng nhằm đảm bảo các yếu tố cốt lõi trong việc chủ động nguồn cung, đảm bảo nguồn tài chính quốc tế, giảm rủi ro tác động biến động thị trường lên nông sản. Việc đồng hành các định chế tài chính mở rộng thương mại cung ứng xanh kiến tạo vị thế đón đầu cho tất cả các bên liên quan tham gia vào chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp bền vững, cùng cộng hưởng giá trị và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn cho Việt Nam và Khu vực”, bà My nói.
Bà Ức My liên tục thiết lập mối quan hệ chiến lược với hàng loạt các Định chế tài chính hàng đầu về quản trị và vốn “xanh” cho TTC AgriS
Song song mở rộng chuỗi giá trị các loại cây trồng mía, dừa, chuối, gạo, TTC AgriS tiếp tục thực thi những định hướng chiến lược với một mô hình kinh doanh mới tập trung vào lĩnh vực FBMC dựa trên thế mạnh đầu ngành trong việc khai thác, chế biến và thực hành bền vững. Theo đó, với khoản vốn huy động được, TTC AgriS sẽ củng cố thị trường nội địa, đẩy mạnh thực thi chiến lược mở rộng quốc tế, đảm bảo khai thác tối đa tiềm lực của lĩnh vực Nông nghiệp và Thực phẩm. Đồng thời, Công ty cũng chủ trương đẩy mạnh hoạt động M&A các Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống có cam kết thực hành bền vững, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững toàn diện cho các Bên tham gia. Qua đó, đồng hành các Tổ chức, Định chế tài chính mở rộng mạng lưới thương mại, thúc đẩy cung ứng nông sản Việt Nam và các khu vực.
ING đóng vai trò bên cho vay, thu xếp duy nhất và SACE S.p.A. đóng vai trò bên bảo lãnh khoản vay. SACE S.p.A. là Tập đoàn Bảo hiểm và Tài chính tín dụng của Ý do Bộ Kinh tế và Tài chính của chính phủ Ý (MEF) trực tiếp kiểm soát, chuyên cung cấp các giải pháp bảo hiểm và tài chính cho các Tập đoàn và Chính phủ trên toàn thế giới. Tháng 5 vừa qua, SACE S.p.A đã công bố sẽ đầu tư 1.3 tỷ USD vào Việt Nam theo kế hoạch hợp tác thương mại và đầu tư giữa Ý - Việt Nam. ING, với mục tiêu trở thành ngân hàng dẫn đầu trong việc thúc đẩy quá trình giảm thiểu carbon, tin rằng sẽ hỗ trợ các khách hàng và xã hội giảm thiểu phát thải một cách toàn diện.
TTC AgriS, SACE S.p.A và ING tại phiên thảo luận về xu hướng dòng vốn “xanh” sẽ lựa chọn đầu tư nông nghiệp bền vững
Ông Mr. Bruce Macfarlane – Giám đốc điều hành, Head of Commodity, Food and Agricultural của Khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của ING chia sẻ “Hiện nay, ngành Nông nghiệp và Thực phẩm được xem là lĩnh vực cốt lõi trong sự phát triển tương lai của thế giới, đặc biệt khi toàn cầu đang đối mặt với sự gia tăng dân số và các vấn đề sức khỏe. Xu hướng các dòng vốn sẽ ưu tiên đầu tư nông nghiệp tương lai, và những doanh nghiệp có tiêu chí và phương thức tổ chức quản trị tốt sẽ tiếp cận được nguồn vốn xanh - và TTC AgriS là doanh nghiệp tiêu biểu của nông nghiệp Việt Nam mà ING nhận định đầy đủ năng lực và vị thế dẫn dắt chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam và các nước trong khu vực”.
Ông Jason Ong – Giám đốc điều hành ING tại Indonesia và Vietnam chia sẻ “Thị trường vốn đang ngày càng cho thấy sự quan tâm tới lĩnh vực nông nghiệp bền vững với sự gia tăng của các khoản đầu tư chú trọng tiêu chí Môi trường - Xã hội - Quản trị (ESG). Để có thể thu hút các nguồn vốn xanh này, các Doanh nghiệp Nông nghiệp cần định hướng và xây dựng các tiêu chí quản trị minh bạch, thực hành bền vững trong mọi khâu vận hành, định hình Doanh nghiệp thành một chuỗi cung ứng xanh. Đây sẽ là một trong những yếu tố quyết định giúp các Doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn xanh, thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các Định chế tài chính trong xu hướng mới này".
Theo chia sẻ của ông Flavio Castri - Relationship Manager Khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của SACE cho biết, từ những lần thảo luận ban đầu với TTC AgriS, chúng tôi đã rất ấn tượng với hoạt động quản trị của công ty. Vì vậy, việc đi đến quyết định hợp tác với TTC AgriS không tốn quá nhiều thời gian. Mục đích của SACE khi hợp tác với một Doanh nghiệp sẽ không chỉ đơn thuần là hỗ trợ tài chính mà còn là sự đồng hành, hợp tác song phương lâu dài, thúc đẩy giao thương các sản phẩm của Công ty ra thị trường quốc tế.
Ông Thái Văn Chuyện –Tổng Giám đốc của TTC AgriS chia sẻ về định hướng chiến lược của Công ty khi tham gia vào thị trường Nông nghiệp và Thực phẩm toàn cầu. Theo đó, TTC AgriS sẽ tập trung vào 3 trọng tâm chính gồm tối ưu hoá chuỗi cung ứng với mô hình 3 Centers (Agriculture Center, Production Center, Commercial Center), đẩy mạnh hoạt động M&A các doanh nghiệp đồ uống triển vọng, và chủ động hợp tác với các tổ chức tài chính và thương mại để tăng cường hoạt động giao thương các sản phẩm Nông nghiệp và Thực phẩm Việt trên thị trường quốc tế.
Hiện diện tại lễ ký, Ông Enrico Padula - Tổng Lãnh sự Ý tại Thành phố Hồ Chí Minh chúc mừng sự hợp tác giữa SACE và TTC AgriS. Ông tin tưởng rằng sự kiện này sẽ đánh dấu một bước quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp và tăng cường giao thương giữa 2 nước Việt Nam và Ý trong tương lai.
Việc hợp tác giữa SACE S.p.A, ING và TTC AgriS đã khẳng định sự tin tưởng của 2 định chế tài chính Châu Âu này vào nền tảng kinh doanh vững chắc cũng như xếp hạng tín nhiệm của TTC AgriS. Đây cũng là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư song phương giữa Ý và Việt Nam, quốc gia điểm đến đầu tiên trong hành trình mở rộng hoạt động sang thị trường Đông Nam Á của Tập đoàn Bảo hiểm và Tài chính tín dụng hàng đầu nước Ý. Trong thời gian qua, TTC AgriS đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ, trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của các định chế tài chính quốc tế hàng đầu. Chỉ trong vòng hơn 1 năm, TTC AgriS đã huy động 270 triệu USD nguồn vốn ngoại từ các định chế và ngân hàng quốc tế như IFC, FCB, E.SUN,... đáp ứng cho nhu cầu mở rộng phạm vị thương mại toàn cầu. Điều đó khẳng định năng lực của TTC AgriS đã đáp ứng được các tiêu chuẩn xét duyệt toàn diện khắt khe từ khung quản trị công ty, hoạt động kinh doanh đến chiến lược phát triển xanh và bền vững.
FILI
Dịch vụ
Trách nhiệm thành viên độc lập đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng trong cơ cấu các thành viên HĐQT và phải đảm bảo lợi ích cho cổ đông và các Bên liên quan của TTC AgriS.
TTC AgriS cùng hành trình 55 phát triển bền vững
Thành viên độc lập HĐQT phải đảm bảo rằng các quyết định của HĐQT không chỉ phục vụ lợi ích của các cổ đông lớn mà còn bảo vệ quyền lợi của các cổ đông thiểu số
Thành viên độc lập HĐQT của CTCP Thành Thành Công Biên Hòa (TTC AgriS, HOSE: SBT) đã phát huy tối đa vai trò then chốt trong việc đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong các quyết định quan trọng của công ty. Với mục tiêu tối thượng là phục vụ lợi ích chung của tất cả cổ đông, đặc biệt là các cổ đông nhỏ lẻ, HĐQT độc lập đã tạo dựng một khung quản trị hiệu quả, giúp nâng cao giá trị doanh nghiệp.
Niên độ 2023-2024, TTC AgriS đã bổ sung 2 thành viên độc lập HĐQT để đảm bảo các góc nhìn trung lập, tăng cường tính phản biện trong việc đánh giá các chiến lược quản lý, đảm bảo tính minh bạch, khách quan, và duy trì cân bằng trong hệ thống quản trị công ty.
2 thành viên độc lập trong cơ cấu HĐQT của TTC AgriS niên độ 2023-2024.
Bà Võ Thuý Anh, thành viên độc lập HĐQT thứ nhất, tốt nghiệp Thạc sỹ Kế toán Quốc tế, Đại học Swinburne, Úc, có hơn 27 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực FMCG tại các tập đoàn lớn như PepsiCo, Novaland. Trong cơ cấu HĐQT của TTC AgriS, bà là Chủ tịch Uỷ ban kiểm toán, đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát hoạt động của ban điều hành, đánh giá và kiểm tra các quyết định chiến lược, nhằm đảm bảo rằng công ty tuân thủ các nguyên tắc quản trị và giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực FMCG, Bà đã đưa ra những chiến lược, định hướng phát triển cho TTC AgriS trong giai đoạn tham gia vào thị trường Thực phẩm và Đồ uống toàn cầu, đặc biệt là thị trường Úc và Trung quốc.
Bà Võ Thúy Anh tham mưu các chiến lược mở rộng thị trường quốc tế cho TTC AgriS
Thành viên độc lập HĐQT thứ hai, Ông Trần Trọng Gia Vinh, tốt nghiệp Thạc sỹ Kinh tế, Đại học University of Waterloo – Canada, có trên 20 năm kinh nghiệm Quản trị nhân sự tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ổng đã tham gia nhiều dự án tái cấu trúc, xây dựng văn hoá cho các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Tại TTC AgriS, ông Vinh tham gia với vai trò là thành viên của Uỷ ban đề cử và đãi ngộ, ông còn là thành viên của Ban chỉ đạo - Uỷ ban quản trị chuyển đổi, phụ trách xây dựng các chính sách đánh giá, khen thưởng, đồng thời, phát triển chiến lược nguồn nhân lực của TTC AgriS trong chiến lược chuyển đổi thương hiệu và mô hình kinh doanh.
Ông Trần Trọng Gia Vinh nắm giữ vai trò phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của TTC AgriS
Ông Trần Trọng Gia Vinh còn tham gia góp ý và phản biện nhằm củng cố khung quản trị, điều hành đối với hệ thống quản lý nhân sự dự kiến triển khai vào niên độ mới. Việc này không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình quản lý mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động chung của công ty.
TTC AgriS thiết lập một HĐQT năng lực và chuyên nghiệp, trên cơ sở xây dựng HĐQT đa dạng và cân bằng
Hiện nay, HĐQT của TTC AgriS gồm có 5 thành viên, đứng đầu là Chủ tịch – bà Đặng Huỳnh Ức My, hai thành viên HĐQT là ông Trần Tấn Việt và ông Đào Duy Thi, hai thành viên Độc lập HĐQT là bà Võ Thuý Anh và ông Trần Trọng Gia Vinh.
Bên cạnh các Thành viên HĐQT độc lập, ông Trần Tấn Việt – Thành viên HĐQT đồng thời là Thành viên Ủy ban Chiến lược, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các giải pháp xử lý, cải tạo đất trong nông nghiệp, đặc biệt là khu vực Lào và Campuchia. Không chỉ chế tạo ra bộ chế phẩm phân bón lá chuyên dùng cho cây mía, xây dựng quy trình canh tác mía thâm canh, ông còn hoàn thành giải pháp sinh học phòng ngừa sâu hại bằng cách sử dụng thiên địch thông qua quy trình nuôi ong ký sinh rầy mềm, bọ xít xanh… Những cải tiến, giải pháp của ông chính là tiền đề cho cam kết phát triển bền vững và hướng đến Net Zero vào năm 2035 của TTC AgriS.
Ông Đào Duy Thi là Thành viên HĐQT từ năm 2023 – nay và là Phó Chủ tịch Ủy ban Kiểm toán, được nhận chứng nhận của tổ chức VIOD (Viện Thành viên HĐQT Việt Nam) - thành viên Mạng lưới Viện Thành viên HĐQT Toàn cầu (GNDI) - là tổ chức độc lập đóng vai trò thúc đẩy việc thực hiện các chuẩn mực và thông lệ tốt nhất trong quản trị công ty cho doanh nghiệp Việt Nam. Ông Đào Duy Thi đảm nhận trọng trách quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển hệ thống ERM giúp quản lý rủi ro toàn diện, có khả năng nhận diện, đánh giá, kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Ông tập trung vào việc xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả, nhấn mạnh tính minh bạch và trách nhiệm trong mọi khía cạnh quản lý. Điều này vừa giúp củng cố lòng tin của các bên liên quan, vừa đảm bảo TTC AgriS luôn hoạt động theo các tiêu chuẩn cao về quản lý và trách nhiệm xã hội.
Là một trong những đơn vị tiên phong trong việc quản trị công ty tốt theo chuẩn quốc tế, thực hiện theo 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, nhằm hướng đến bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và bé gái, bảo vệ hành tinh, đảm bảo mọi người dân được hưởng hòa bình, thịnh vượng vào năm 2030. TTC AgriS có tỷ lệ nữ giới trong HĐQT đạt 40% vượt trội so với mức 20% trung bình toàn cầu và 25% của các doanh nghiệp Việt Nam, theo số liệu khảo sát của Grant Thornton International. Cụ thể, 2/5 thành viên HĐQT là nữ giới, 3/5 thành viên Ban TGĐ là nữ giới. Đội ngũ lãnh đạo của TTC AgriS đều có kinh nghiệm từ 15 năm trở lên trong ngành nông nghiệp, trong đó, 86% có trình độ Tiến sỹ, Thạc Sỹ và Cử nhân, đã cho thấy HĐQT đáp ứng đầy đủ tầm nhìn và tiêu chuẩn quản trị công ty quốc tế.
Sự đa dạng trong cơ cấu Thành viên HĐQT của TTC AgriS
TTC AgriS hiện có 2/5 Thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập, tương đương mức 40% cao hơn so với yêu cầu tối thiểu 20% của luật, điều này giúp Hội đồng quản trị của công ty tăng cường tính độc lập, minh bạch và khách quan trong việc đưa ra quyết định.
TTC AgriS được vinh danh Hội đồng quản trị của năm do Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) đánh giá
Xác định “Doanh nghiệp là trung tâm của mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”, Bà Đặng Huỳnh Ức My - Chủ tịch HĐQT đã dẫn dắt và xây dựng TTC AgriS sở hữu mô hình quản trị chuyên nghiệp dựa trên các nguyên tắc quản trị tập trung, vận dụng linh hoạt các thông lệ tốt nhất trên thị trường và các chuẩn mực quốc tế tiên tiến để đảm bảo sự công bằng, minh bạch cùng cam kết bảo vệ lợi ích chung của cổ đông và các Bên liên quan.
FILI
Sau soát xét, phần lớn lãi ròng của doanh nghiệp giảm so với kết quả tự lập. Nguyên nhân chủ yếu do khác biệt về quan điểm tính thuế và điều chỉnh cách ghi nhận doanh thu, chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp so với kiểm toán viên.
Như thường lệ, mùa công bố báo cáo bán niên 2024 lại “vang lên” điệp khúc lệch pha lợi nhuận trên báo cáo tài chính (BCTC) tự lập và sau soát xét.
Dữ liệu của VietstockFinance cho thấy, tính đến ngày 13/9/2024, trên 3 sàn HOSE, HNX, UPCoM, có tổng cộng 271 doanh nghiệp công bố BCTC kiểm toán có sự chênh lệch so với báo cáo tự lập.
Trong số đó, có đến 125 doanh nghiệp giảm lãi, 37 doanh nghiệp tăng lỗ, 9 doanh nghiệp có lãi chuyển thành lỗ. Ở chiều ngược lại, có 86 doanh nghiệp tăng lãi, 12 doanh nghiệp giảm lỗ, và chỉ có 2 doanh nghiệp chuyển từ lỗ sang lãi.
Lãi thêm trăm tỷ sau soát xét
Trong số những doanh nghiệp nhận thêm lãi sau soát xét, phải kể đến trường hợp của CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm N với lãi ròng bán niên tăng mạnh hàng trăm tỷ đồng. Đây cũng là mức chênh lệch lợi nhuận theo giá trị tuyệt đối cao nhất trong số doanh nghiệp trên sàn lệch pha lợi nhuận sau soát xét.
Cụ thể, so với báo cáo tự lập, lãi ròng nửa đầu năm 2024 của NTL tăng thêm 251 tỷ đồng, lên 652 tỷ đồng sau soát xét; tỷ lệ tăng tương đương 63%. Kết quả này có được là do doanh thu và giá vốn lần lượt tăng hơn 538 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 61%) và gần 196 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 55%) so với số liệu tự lập.
Theo NTL, đơn vị kiểm toán đã bổ sung thêm doanh thu và giá vốn đối với phần diện tích đất đã bán cho khách hàng của dự án Khu đô thị Bãi Muối (thuộc phường Cao Thắng, Hà Khánh, Hà Lầm - TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) - dù còn nợ tiền đến 30/6/2024 nhưng xác định đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu vào 6 tháng đầu năm 2024.
Vốn lãi ròng của NTL trong nửa đầu năm nay cũng đã cao vượt trội so với cùng kỳ năm trước (gấp 145.2 lần) ở báo cáo tự lập. Đến khi có kết quả soát xét, lãi ròng NTL còn gấp hơn 236 lần cùng kỳ. Hơn nữa, NTL cũng tăng vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2024, lên gần 164% thay vì chỉ 57% tại báo cáo tự lập trước đó.
Xét về tốc độ tăng trưởng, Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương - CTCP P dẫn đầu mức tăng lãi bán niên sau soát xét, với 300%, giá trị tăng tương đương 6 tỷ đồng, đạt gần 8 tỷ đồng. Nguyên nhân do được hoàn nhập chi phí dự phòng đầu tư tài chính của các công ty con, liên doanh, liên kết khi xác định lại theo báo cáo đã được kiểm toán tại các đơn vị.
Một trường hợp tăng mạnh lãi ròng sau soát xét bán niên 2024 là CTCP An Tiến Industries H khi ghi nhận thêm gần 28 tỷ đồng, gấp 3.2 lần báo cáo tự lập. Theo lý giải của HII, thay đổi này chủ yếu do điều chỉnh giảm chi phí hoạt động tài chính và tăng lợi nhuận từ công ty liên kết.
“Thu nhỏ” lãi ròng qua lăng kính kiểm toán
Xét giá trị tuyệt đối, Tập đoàn Dệt May Việt Nam bị “thu nhỏ” lãi ròng mạnh nhất khi giảm 64%, tương đương 76 tỷ đồng so với báo cáo tự lập.
Ở văn bản giải trình, VGT cho biết, Tập đoàn hiện có 34 công ty con, 31 công ty liên kết và rất nhiều các khoản đầu tư tài chính khác. BCTC soát xét bán niên hợp nhất năm 2024 của Tập đoàn được lập trên cơ sở BCTC của các công ty con, công ty liên kết. Khi soát xét, đơn vị kiểm toán đã điều chỉnh số liệu theo BCTC sau soát xét của các công ty con, công ty liên kết, đã làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hợp nhất sau kiểm toán của Tập đoàn.
Về tốc độ “bốc hơi” lãi ròng, CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín đứng đầu với mức giảm 83%, lệch khoảng 5 tỷ đồng, do khác biệt về quan điểm tính thuế của Công ty và đơn vị kiểm toán
Một trường hợp khác là CTCP CNC Capital Việt Nam K - giảm 75% lãi ròng vì Công ty điều chỉnh giảm doanh thu tài chính hơn 3 tỷ đồng. Nguyên nhân là năm 2024 và thời gian tới, ban lãnh đạo Công ty đã quyết định mở rộng, chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh nên Công ty tiến hành đánh giá và thu hồi những khoản đầu tư không còn khả thi để tập trung nguồn lực tài chính cho các hoạt động kinh doanh bền vững hơn và quyết định chấm dứt trước hạn các hợp đồng hợp tác kinh doanh cũ. Do vậy, Công ty không ghi nhận số tiền lãi của hoạt động góp vốn kinh doanh kể từ thời điểm ký biên bản thanh lý hợp đồng, tính đến 30/6/2024.
Thua lỗ chất chồng
Nói đến tình cảnh “thê thảm” hơn sau soát xét, không thể không nhắc đến trường hợp lỗ ròng thêm 100 tỷ đồng của CTCP Đầu tư LDG , nâng con số lỗ ròng lên gần 400 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do đơn vị kiểm toán điều chỉnh trích lập bổ sung thêm dự phòng phải thu khó đòi.
Đồng cảnh ngộ, lỗ ròng CTCP Tập đoàn Đua Fat D tăng thêm 74 tỷ đồng so với báo cáo tự lập - từ 61 tỷ đồng lên 135 tỷ đồng sau soát xét, do Công ty trích lập khoản chi phí phải trả lãi vay dự trả phát sinh trong kỳ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB)… với số tiền 76 tỷ đồng.
Hay CTCP Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn cũng ôm thêm 20 tỷ đồng lỗ ròng so với báo cáo tự lập, do tăng dự phòng giảm giá các khoản tổn thất đầu tư.
Lỗ sau kiểm toán giảm nhỏ giọt
Có những doanh nghiệp tăng lỗ đậm sau soát xét, một số khác giảm lỗ chút ít, từ 1-9 tỷ đồng.
Tổng Công ty cổ phần Dệt may Hà Nội H từ mức lỗ 85 tỷ đồng thu hẹp còn 76 tỷ đồng sau soát xét, tương đương giảm lỗ 9 tỷ đồng.
Sở dĩ có sự chênh lệch này là do lợi nhuận từ hoạt động tài chính hợp nhất soát xét ghi nhận toàn bộ khoản thoái vốn công ty con là CTCP May Halotexco.
Lãi hóa lỗ
Bi đát hơn cả việc ôm thêm lỗ là lãi ròng của nhiều đơn vị trong báo cáo tự lập đã “tan thành mây khói”, biến thành lỗ như SGR, TNI, SBR…
Cụ thể, do điều chỉnh giảm doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản (khoản doanh thu này sẽ được chuyển sang ghi nhận vào kỳ sau, khi đủ điều kiện ghi nhận); đồng thời điều chỉnh tăng chi phí quản lý doanh nghiệp sau soát xét do thực hiện trích lập dự phòng phải thu theo đề nghị của kiểm toán, Tổng CTCP Địa ốc Sài Gòn S lỗ ròng 24 tỷ đồng thay vì có lãi 2 tỷ đồng như trong báo cáo tự lập.
Còn CTCP Tập đoàn Thành Nam T chuyển từ lãi 1 tỷ đồng sang lỗ ròng 9 tỷ đồng sau soát xét, do Công ty chưa trích lập dự phòng hàng tồn kho và phần nợ đã thu của nợ khó đòi ghi nhận vào thu nhập khác.
Lỗ giả, lãi thật
2 trường hợp “dở khóc dở cười” không kém đó là “lỗ giả, lãi thật” của CTCP Cao su Đắk Lắk D và Tổng Công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam V.
Theo đó, DRG chuyển từ lỗ 3 tỷ đồng sang có lãi 5 tỷ đồng sau soát xét. Chênh lệch này xuất phát từ việc khi Công ty TNHH Phát triển cao su Daklak-Mondulkri (công ty con của DRG tại Campuchia) lập BCTC đã ghi nhận chi phí trong kỳ chưa đúng nên đã được điều chỉnh theo kiểm toán (kết quả kinh doanh tại công ty con tự lập là lỗ 0.89 tỷ đồng, sau kiểm toán lãi gần 7 tỷ đồng) từ đó kéo theo BCTC hợp nhất của công ty mẹ bị chênh lệch.
Kiểm toán “từ chối hiểu”
Hầu hết nhóm doanh nghiệp bị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đều ghi nhận lỗ lũy kế tại thời điểm 30/6/2024. Trong đó, PVX là cái tên quá đỗi quen thuộc.
Sau khi phải rời sàn niêm yết, xuống UPCoM từ giữa năm 2020 vì thua lỗ triền miên cùng loạt ý kiến từ chối của đơn vị kiểm toán, Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (UPCoM: PVX) lại tiếp tục bị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với BCTC soát xét bán niên 2024. Đây cũng là năm thứ 6 liên tiếp PVX bị kiểm toán từ chối đưa ý kiến với số lỗ lũy kế đã lên hơn 4 ngàn tỷ đồng.
Về phần CTCP Vận tải biển và Thương mại Phương Đông N, dù lỗ lũy kế lên đến gần 5,300 tỷ đồng tính đến 30/6/2024, nhưng đây là lần đầu NOS bị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến.
Theo đơn vị kiểm toán, tại thời điểm phát hành báo cáo soát xét cho kỳ kế toán 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2024, kiểm toán chưa nhận được thư xác nhận số dư của các khoản công nợ và khoản đầu tư.
“Do tầm quan trọng của các vấn đề nêu trên, chúng tôi không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra kết luận kiểm toán. Do đó, chúng tôi không thể đưa ra kết luận kiểm toán về BCTC cho kỳ kế toán từ 1/1/2024 đến ngày 30/6/2024”, kiểm toán nêu ý kiến.
Khang Di
FILI
'Công chúa mía đường' bán sạch cổ phiếu TTC Land
Báo cáo tài chính hợp nhất quý II cũng cho thấy, TTC Land sử dụng đa số tài sản để dùng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay tại ngân hàng.
Bà Đặng Huỳnh Ức My (thường được gọi là Công chúa mía đường) vừa đăng ký bán toàn bộ 110.419 cổ phiếu SCR của Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land - mã chứng khoán: SCR), từ ngày 18/9 đến 17/10.
Bà Đặng Huỳnh Ức My (43 tuổi) là con của ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công và bà Huỳnh Bích Ngọc.
Mục đích bán toàn bộ 110.419 cổ phiếu SCR của bà My là cơ cấu danh mục đầu tư. Hiện tại, SCR đang giao dịch quanh mức 5.390 đồng/cổ phiếu, chưa bằng một nửa giá trị sổ sách là 12.314 đồng/cổ phiếu. Từ đầu tháng 4 đến nay, SCR đã giảm khoảng 32%. Nếu so với mức giá đầu năm 2022, thị giá SCR đã giảm 78%.
Hồi giữa tháng 7, Công ty CP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS - mã chứng khoán: SBT) công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị, bầu bà Đặng Huỳnh Ức My vào vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của TTC AgriS, thay cho bà Huỳnh Bích Ngọc.
Cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị TTC AgriS Huỳnh Bích Ngọc giữ vai trò cố vấn cấp cao cho Hội đồng quản trị. Trước khi được bầu làm chủ tịch, bà My đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của TTC AgriS.
Quý II năm nay, Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín đạt doanh thu thuần hơn 75 tỷ đồng, tăng gần 10% so với cùng kỳ. Chi phí quản lý doanh nghiệp của TTC Land giảm gần một nửa, xuống còn gần 20 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận trước thuế TTC Land trong quý II đạt 9 tỷ đồng, tăng 28% so với quý trước đó.
Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của SCR chỉ còn gần 1 tỷ đồng. Nửa đầu năm, TTC Land đạt 5,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế và hơn 144 tỷ đồng doanh thu.
Tại thời điểm ngày 30/6, tổng tài sản TTC Land tăng 2%, đạt 10.867 tỷ đồng. SCR ghi nhận hàng tồn kho 4.100 tỷ đồng, trong đó bất động sản dở dang là 2.900 tỷ và hàng hóa bất động sản là 1.168 tỷ.
Nợ phải trả của TTC Land là hơn 5.744 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm phần lớn với hơn 4.232 tỷ đồng (gần 74%), nợ dài hạn trên 1.511 tỷ đồng.
Đáng chú ý, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chỉ đạt hơn 5.123 tỷ đồng. Như vậy, nợ phải trả của SCR đã vượt quá vốn chủ sở hữu.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II, TTC Land sử dụng nhiều tài sản để làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay tại ngân hàng.
Dịch vụ
Ngày 06/09 vừa qua, hội nghị “Gateway to ASEAN” 2024 với chủ đề "ASEAN: Crossroad to The World” của Ngân hàng UOB Singapore đã diễn ra tại TP.HCM. Tham dự thảo luận trong chuyên đề “Đổi mới sáng tạo với tính bền vững”, bà Đặng Huỳnh Ức My - Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex mang đến nhiều giải pháp phát triển bền vững cho các doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.
Hội nghị lần đầu tiên của UOB tại Việt Nam quy tụ các doanh nghiệp hàng đầu
Hội nghị “Gateway to ASEAN” là chương trình thường niên do ngân hàng quốc tế UOB tổ chức tại khu vực ASEAN, nhằm mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực. Năm nay, hội nghị lần đầu tiên diễn ra tại Việt Nam sau thành công ở Singapore và Indonesia vào các năm trước. Hội nghị có sự tham dự của hơn 600 khách mời là lãnh đạo các Bộ, ban ngành tại Việt Nam, các chuyên gia, doanh nghiệp hàng đầu trong khu vực ASEAN, Trung Quốc, Hồng Kông,…
Với chủ đề "ASEAN: Crossroad to The World”, các diễn giả tham dự đã chia sẻ những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực, chính sách của chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại xuyên biên giới, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy kinh tế số và hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0 (Net Zero).
Tham dự chuyên đề thảo luận “Đổi mới sáng tạo với tính bền vững”, bà Đặng Huỳnh Ức My - Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex mang đến hội nghị nhiều giải pháp về đầu tư, kinh doanh, phát triển bền vững và triển khai các tiêu chí ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) từ thực tiễn thành công tại TTC AgriS và Betrimex - hai doanh nghiệp dẫn đầu về nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.
Bà Đặng Huỳnh Ức My cùng lãnh đạo cấp cao các tập đoàn Coca Cola Vietnam, DHL Express, Schneider Electric và ngân hàng UOB tham gia thảo luận về những giải pháp đổi mới sáng tạo với tính bền vững
Đáng chú ý, bà là nữ lãnh đạo duy nhất trong toàn bộ diễn giả của 5 phiên tọa đàm, thảo luận tại hội nghị, bên cạnh lãnh đạo ngân hàng UOB, các tập đoàn Fung Group, Silverlake, Axis, BW Industrial, Viessmann, Intertek, Schneider Electric, Coca Cola, DHL Express,... Bà cũng là đại diện duy nhất đến từ “sân nhà” Việt Nam với vai trò là Chủ tịch HĐQT hai công ty nông nghiệp với tổng doanh thu hơn tỷ USD trong năm qua.
Nỗ lực phát triển bền vững cho nông nghiệp quốc gia
Trước toàn thể hội nghị, Chủ tịch Đặng Huỳnh Ức My bày tỏ niềm tự hào với truyền thống phát triển nông nghiệp của đất nước cùng những thành quả nâng tầm doanh nghiệp Việt Nam lên tầm cao toàn cầu. Bà khẳng định, “là một người Việt Nam, tôi luôn cảm thấy trách nhiệm lớn lao trong việc ủng hộ và phát triển kinh tế quốc gia, đặc biệt là ngành sản xuất”. Theo đó, bà đã dẫn dắt TTC AgriS và Betrimex trở thành hai đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao vị thế và gia tăng giá trị của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế.
Bà My cho biết, “Chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển bền vững là một nhiệm vụ khổng lồ. Chúng tôi đã kiên trì thực hiện trong suốt 55 năm thành lập TTC AgriS và sẽ tiếp tục nỗ lực trong 50 năm tới”. Tại phiên thảo luận, bà đã chia sẻ một số quan điểm và kinh nghiệm của doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình vượt qua thách thức, phát triển bền vững nông nghiệp. Đó là những câu chuyện thiết thực trong việc thuyết phục người nông dân tham gia vào các nền tảng chuyển đổi số, hỗ trợ đối tác địa phương nâng tầm kinh doanh, chia sẻ kiến thức và góc nhìn với các đối tác quốc tế,…
TTC AgriS và Betrimex hiện tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc tự nhiên (organic). Cả hai đơn vị đều đang áp dụng tiêu chuẩn ESG vào toàn bộ các hoạt động quản trị - sản xuất - kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị quốc tế và hướng đến mục tiêu đạt Net Zero vào năm 2035.
Cũng trong nội dung thảo luận, Chủ tịch Ức My nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của nguồn tài chính xanh trong sự chuyển dịch của nền kinh tế theo hướng xanh và bền vững. Đánh giá cao góc nhìn mới mẻ và những giá trị UOB mang đến cho khách hàng và thị trường Việt Nam, bà bày tỏ vinh dự khi Betrimex là đơn vị đầu tiên nhận được tài chính xanh từ UOB để hỗ trợ nông dân trong chương trình thương mại công bằng (Fairtrade).
Bà Đặng Huỳnh Ức My - Chủ tịch HĐQT TTC AgirS, Betrimex và ông Lim Dyi Chang - Giám đốc cấp cao Khối Khách hàng Doanh nghiệp, Ngân hàng UOB Việt Nam tại lễ ký kết giữa UOB và Betrimex vào tháng 04/2024
Trước đó, vào tháng 04 năm nay, UOB và Betrimex đã ký kết tài trợ thương mại xanh cho các hoạt động phát triển bền vững nông nghiệp, hỗ trợ nông dân nâng cao kỹ năng và kiến thức,… Bên cạnh Betrimex nhận được sự tín nhiệm và tài trợ của UOB, về phía TTC AgriS, đơn vị cũng đang là điểm đến xanh của các định chế tài chính quốc tế với nguồn vốn ngoại hơn 220 triệu USD được huy động chỉ trong 1 năm qua.
Bên cạnh các phiên thảo luận chính, hội nghị “Gateway to ASEAN” 2024 còn là nơi lãnh đạo các Bộ, ban ngành, chính quyền TP.HCM cùng đại diện các tập đoàn trong và ngoài nước gặp gỡ, trao đổi, tìm kiếm đối tác kinh doanh tiềm năng. "Chúng tôi đã nhận được phản hồi tích cực từ Chính phủ, các tổ chức tài chính và cộng đồng kinh doanh. Tam giác liên kết này là chìa khóa để chúng ta cùng nhau tiến bước, cùng chia sẻ và phát triển trên một nền tảng chung”, bà My phấn khởi chia sẻ.
Phát biểu về chủ đề của hội nghị năm nay - "ASEAN: Crossroad to The World” (ASEAN: Giao điểm hội nhập kinh tế thế giới), Chủ tịch Ức My nhận định, “hiện nay, doanh nghiệp Việt hoạt động ở nhiều quốc gia, chúng ta cũng đang có động lực mạnh mẽ ở châu Á. Đây là cơ hội lớn để tận dụng sức mạnh cộng hưởng đáp ứng nhu cầu thị trường, kết hợp sản phẩm tài chính, biến hành động thành kết quả".
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.