Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
--
D: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Tài sản của Trump giảm 2,4 tỷ USD trong 3 ngày
Chỉ trong 3 ngày, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mất 2,4 tỷ USD vì cổ phiếu Trump Media quay đầu lao dốc.
Sau 5 tuần bùng nổ, cổ phiếu Trump Media & Technology Group (DJT) - công ty truyền thông của cựu Tổng thống Mỹ - Donald Trump đã mất giá 41% trong 3 phiên qua. Phiên 1/11, mã này giảm 14%, sau khi đã lao dốc 12% và 22% trong hai phiên trước đó.
Việc này khiến vốn hóa của hãng hiện chỉ còn 6,1 tỷ USD. Giá trị số cổ phần của Trump trong công ty này cũng chỉ còn 3,5 tỷ USD, giảm 2,4 tỷ USD so với ngày 29/10.
Cổ phiếu Trump Media gần đây trở thành nơi phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Trước khi lao dốc, cổ phiếu này đã tăng hơn 200% kể từ cuối tháng 9, kéo vốn hóa công ty lên 10,3 tỷ USD - cao hơn cả X của Elon Musk. Nhưng vài ngày gần đây, diễn biến tại Wall Street cho thấy nhà đầu tư lại đang đặt cược Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris chiến thắng, dù các cuộc thăm dò cho thấy không ai có lợi thế rõ rệt.
"Các cổ phiếu meme, trong đó có DJT, rất nhạy cảm với các biến động không mang tính nền tảng", Steve Sosnick - chiến lược gia tại hãng môi giới cổ phiếu Interactive Brokers cho biết. Cổ phiếu meme là những mã được nhà đầu tư nhỏ lẻ mua vào bất chấp kết quả kinh doanh. Trump Media từng mất giá mạnh hồi tháng 7, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden dừng chiến dịch tranh cử. Nhà đầu tư khi đó cho rằng Trump sẽ gặp thách thức lớn khi đối đầu bà Harris.
Trump Media đến nay vẫn thua lỗ. Doanh thu quý II của công ty này chỉ là 837.000 USD và tính chung từ đầu năm là 1,6 triệu USD. Số liệu của Similarweb cho thấy Facebook có số người dùng hoạt động hàng tháng cao gấp 200 lần Truth Social - mạng xã hội do Trump Media điều hành. X thì cao gấp 100 lần và Threads gấp 20 lần.
"Nếu Trump tái đắc cử, triển vọng của Trump Media sẽ rất sáng sủa. Khi đó, Truth Social sẽ trở thành kênh truyền thông quan trọng của Tổng thống Mỹ", Steve Sosnick - chiến lược gia tại Interactive Brokers cho biết.
Còn nếu Trump không giành chiến thắng, Trump Media sẽ bị bán tháo. "Mã này sẽ rơi tự do. Tôi không nghĩ định giá còn ở mức tỷ USD nữa đâu", Gene Munster - đồng sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm Deepwater Asset Management cảnh báo.
Hà Thu (theo CNN, Reuters)
Mỹ nỗ lực đối phó làn sóng tin giả trước thềm bầu cử
Kinhtedothi - Các tổ chức như Associated Press (AP), CNN, Fox News và ABC đã chuẩn bị nhiều phương án ứng phó đối với những luồng thông tin sai lệch hay các phát ngôn vô căn cứ về kết quả của cuộc bầu cử.
Associated Press, tổ chức đã đảm nhận trách nhiệm kiểm phiếu trong các cuộc bầu cử Mỹ từ năm 1848, khẳng định họ đã lên kế hoạch xử lý những luồng thông tin sai lệch khi cuộc bầu cử diễn ra. Theo Anna Johnson, Giám đốc Văn phòng Washington của AP, tổ chức này sẽ tập trung vào việc cung cấp thông tin chính xác và dễ hiểu cho công chúng.
Mỹ nỗ lực đối phó làn sóng tin giả trước thềm bầu cử. Ảnh: ABC
Fox News, một trong những kênh truyền hình cáp phổ biến nhất tại Mỹ, đã bắt đầu sử dụng công nghệ hiện đại để cải thiện đồ họa và giúp khán giả dễ dàng theo dõi mức độ chênh lệch của các cuộc bỏ phiếu tại nhiều bang khác nhau. Năm 2020, Fox là kênh truyền hình đầu tiên kêu gọi Arizona bầu cho ông Joe Biden — một động thái khiến những người ủng hộ ông Trump vô cùng tức giận.
Tuy nhiên, Arnon Mishkin, người quản lý tại Fox, cho biết ông hoàn toàn ủng hộ quyết định đó và không cảm thấy bất kỳ áp lực nào từ những cuộc tranh cãi. Ông khẳng định Fox luôn đảm bảo tính chính xác của nguồn tin đã công bố.
Không chỉ thông báo kết quả bầu cử, các công ty truyền thông lớn còn cung cấp thông tin về cuộc đua ở các tiểu bang thông qua dữ liệu thăm dò. Quá trình này tương đối phức tạp do sự khác biệt về các thủ tục và công nghệ bầu cử giữa những tiểu bang, và thậm chí giữa các quận trong cùng một tiểu bang. Việc xử lý và xác minh thông tin đòi hỏi nỗ lực lớn, đặc biệt khi cựu Tổng thống Trump vẫn tiếp tục đưa ra những tuyên bố vô căn cứ.
Đảng Cộng hòa có kế hoạch cử hàng nghìn tình nguyện viên theo dõi cáo buộc gian lận vào đêm bầu cử. Trong khi đó, theo một cuộc khảo sát của Gallup trong tháng này, niềm tin vào phương tiện truyền thông đại chúng đã đạt mức thấp kỷ lục.
David Chalian, giám đốc chính trị của CNN, cho rằng thuốc giải tốt nhất cho thông tin sai lệch chính là việc đưa ra thông tin thực tế và có căn cứ. CNN sẽ cử đội ngũ nhân viên đến các bang quan trọng để theo dõi quá trình bỏ phiếu nhằm đảm bảo đưa ra thông tin đầy đủ và chính xác nhất.
ABC News đã thành lập đội ngũ chuyên giám sát các cuộc bầu cử trên toàn quốc. Rick Klein, giám đốc chính trị của ABC, cho biết họ sẽ thường xuyên thông báo với đọc giả về cả những thông tin đã biết và chưa biết nhằm giúp công chúng hiểu rõ rằng có những điều chưa thể xác định ngay trong đêm bầu cử. Ông nhấn mạnh nhiều sự cố xảy ra trong ngày bầu cử là điều bình thường và không nhất thiết là dấu hiệu của hành vi sai phạm.
Các công ty đang chuẩn bị cho một đêm bầu cử có thể không có người chiến thắng rõ ràng. Năm 2020, phải mất bốn ngày để các phương tiện truyền thông tuyên bố việc ông Biden đã đánh bại ông Trump, điều này khiến người Mỹ hồi hộp chờ đợi phiếu bầu được kiểm ở Pennsylvania.
Mishkin dự đoán thời điểm có kết quả rõ ràng nhất là vào sáng thứ Bảy do thời gian kiểm phiếu ở bang quan trọng Pennsylvania tương đối lâu.
Lãi suất vay thế chấp nhà ở Mỹ thấp nhất 1 năm rưỡi, người mua nhà có "dễ thở" hơn?
Hãng tin CNBC dẫn số liệu từ Hiệp hội Ngân hàng cho vay thế chấp nhà Mỹ (MBA) cho biết mức lãi suất trung bình của các khoản vay thế chấp nhà lãi suất cố định kỳ hạn 30 năm (với giá trị khoản vay từ 766.550 USD trở xuống) đã giảm còn 6,29% trong tuần trước, từ mức 6,43% của tuần trước đó. Đây là mức lãi suất cho vay thế chấp nhà thấp nhất ở Mỹ kể từ tháng 2/2023 và đã giảm gần tròn 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Số liệu từ công ty tài chính cho vay thế chấp nhà Freddie Mac ngày 13/9 cho thấy mức lãi suất khoản vay như trên giảm còn 6,2% trong tuần kết thúc vào ngày 12/9, từ mức 6,35% của tuần trước đó và thấp hơn nhiều so với mức cao nhất của 2 thập kỷ là 7,79% thiết lập vào tháng 10/2023.
XU HƯỚNG GIẢM CỦA LÃI SUẤT Ở MỸ
“Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đã và đang phản ứng với dữ liệu cho thấy tình hình lạm phát dịu đi, thị trường việc làm tăng trưởng chậm lại, và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có đợt giảm lãi suất đầu tiên trong cuộc họp vào tháng này”, Phó chủ tịch Joel Kan của MBA nói về lý do khiến lãi suất cho vay thế chấp nhà ở Mỹ giảm.
Fed tuy không quyết định lãi suất cho vay thế chấp nhà, nhưng lãi suất quỹ liên bang của Fed ảnh hưởng tới lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ, và lãi suất vay thế chấp nhà bị chi phối bởi lợi suất trái phiếu kho bạc.
Tuy lãi suất giảm, tổng nhu cầu vay thế chấp nhà ở Mỹ chỉ tăng 1,4% trong tuần trước - theo dữ liệu của MBA.
Số hồ sơ xin đảo nợ khoản vay thế chấp nhà chỉ tăng 1% so với tuần trước đó, nhưng tăng 106% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này có vẻ lớn, nhưng cơ sở so sánh của năm ngoái là rất thấp, nên nhu cầu đảo nợ thực ra vẫn ở mức thấp so với tiêu chuẩn lịch sử.
“Nhu cầu đảo nợ chỉ ở mức hạn chế vì thực ra nhiều người đã vay được ở mức lãi suất dưới 5%. Dù vậy, vẫn là một diễn biến tích cực khi nhiều người vay thế chấp nhà có thể hưởng lợi từ việc đảo nợ vì lãi suất tiếp tục giảm xuống”, ông Kan nói.
Phần lớn những người có nhu cầu đảo nợ ở thời điểm này là những người đã mua nhà trong 2 năm qua, khi lãi suất tăng mạnh sau một thời gian giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Số hồ sơ xin vay để mua nhà thế chấp trong tuần trước tăng 2% so với tuần trước đó, nhưng vẫn ít hơn 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Dù lãi suất giảm, giá nhà cao vẫn là một thách thức. Ngoài ra còn có những trở ngại đối với người mua nhà như nguồn cung nhà thấp”, ông Kan nhấn mạnh.
Sang tuần này, lãi suất cho vay thế chấp nhà ở Mỹ tiếp tục giảm. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp diễn trong thời gian tới vì các số liệu lạm phát công bố trong tuần này khẳng định xu hướng xuống thang của lạm phát, mở đường cho Fed hạ lãi suất.
NAN GIẢI TÌNH TRẠNG THIẾU CUNG NHÀ
“Lãi suất cho vay thế chấp nhà đã giảm hơn nửa điểm phần trăm trong 6 tuần qua và đang thấp nhất từ tháng 2/2023. Lãi suất tiếp tục giảm do các số liệu kinh tế yếu đi, nhưng người có nhu cầu mua nhà vẫn đứng ngoài thị trường, vì họ phải đương đầu với sự kết hợp giữa nhà nhà cao vào tình trạng thiếu cung nhà dai dẳng”, nhà kinh tế trưởng Sam Khater của Freddi Mac nói với hãng tin CNN.
Việc sở hữu nhà vẫn đang nằm ngoài tầm với của hàng triệu hộ gia đình Mỹ, nhất là những người có thu nhập thấp sống ở những thành phố có giá nhà tăng nhanh như New York, San Diego hay Las Vegas. Người thuê nhà cũng gặp nhiều khó khăn do giá thuê nhà tăng cao ở những vùng đô thị có mật độ dân số lớn như New York, Los Angeles hay Miami. Một báo cáo gần đây của Moody’s cho thấy tiền thuê nhà chiếm tới hơn 30% tổng thu nhập của các hộ gia đình ở những thành phố này.
Một nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng giá nhà đắt đỏ ở Mỹ là thiếu nhà. Nguồn cung không thể đáp ứng được nhu cầu vì những lý do như chi phí xây dựng cao, các quy định phức tạp về phân vùng, không có đủ diện tích đất cho các dự án nhà ở, thiếu công nhân xây dựng… Nhiều người đã vay thế chấp nhà cũng không muốn bán căn nhà mà họ đang sở hữu để mua một căn nhà khác, vì họ đang được hưởng mức lãi suất thấp từ trước khi Fed bắt đầu tăng lãi suất để chống lạm phát vào năm 2022.
Năm nay, nguồn cung nhà ở Mỹ đã liên tục tăng qua các tháng - theo dữ liệu từ Hiệp hội Quốc gia các nhà kinh doanh bất động sản (NAR). Vào thời điểm cuối tháng 7, lượng nhà chờ bán ở nước này là 1,33 triệu căn, tăng 0,8% so với tháng 6 và tăng 19,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù vậy, số lượng nhà này vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu.
Giá nhà đắt đỏ dẫn tới doanh số bán nhà ảm đạm. Doanh số bán nhà đã qua sử dụng - phân khúc chính của thị trường bất động sản nhà ở tại Mỹ - tăng 1,3% trong tháng 7, chấm dứt chuỗi 4 tháng giảm liên tiếp. Tuy nhiên, nhà kinh tế trưởng Lawrence Yun của NAR nói rằng “doanh số bán nhà vẫn còn thấp”.
Doanh nghiệp sàn HoSE cạnh tranh cùng loạt nhà thầu để ‘giành slot’ trong dự án trọng điểm quy mô 11.000 tỷ đồng tại TP HCM
Ngày 30/7 vừa qua, Gói thầu số 13 - Cung cấp và lắp đặt hệ thống thông tin và thủ tục hàng không thuộc dự án Xây dựng nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được mở thầu qua mạng.
Gói thầu số 13 có giá 144,353 tỷ đồng theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ. Tổng CTCP Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đang đánh giá hồ sơ dự thầu của 5 nhà thầu tham dự, gồm: CTCP Công nghệ – Viễn thông ELCOM (ELC), CTCP Công nghệ truyền thông DTS, CTCP Hệ thống công nghệ ETC, CTCP Tập đoàn Trí Nam.
Theo yêu cầu, nhà thầu trúng thầu sẽ phải thực hiện Gói thầu trong 180 ngày.
Dự án Xây dựng nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có tổng mức đầu tư hơn 10.986 tỷ đồng. Gói thầu 13 được phê duyệt kế hoạch điều chỉnh tại Quyết định 1317/QĐ-TCTCHKVN ngày 10/4/2024.
Cùng được phê duyệt tại quyết định điều chỉnh này, nhưng khác với sự cạnh tranh tại Gói thầu số 13, một số gói thầu chỉ có duy nhất 1 nhà thầu tham dự như: Gói thầu số 14 - Tư vấn giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình (CTCP Tư vấn Công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng – Coninco trúng thầu 41,848 tỷ đồng); Gói thầu số 17 - Bảo hiểm công trình (Liên danh Bảo hiểm PVI – BV – PJICO – BM – BIC – PTI – BSH – VNI trúng thầu 23,988 tỷ đồng).
10 sự thật đáng kinh ngạc về tỷ phú ít người biết
Tỷ phú thế giới được biết đến với những chiếc máy bay sang trọng, du thuyền khổng lồ và dinh thự xa hoa. Thế nhưng đằng sau những thứ ấy còn rất nhiều điều bất ngờ.
Mọi người thường nghĩ các tỷ phú sẽ phung phí tiền vào mọi thứ, song trên thực tế, nhiều tỷ phú lại tiết kiệm một cách đáng kinh ngạc. Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett vẫn sống trong ngôi nhà khiêm tốn mà ông đã mua ở Omaha, Nebraska, vào năm 1958 với giá 31.500 USD. Ảnh: Wiki
Trong khi họ có thể mua bất kỳ tài sản vật chất nào thì một số tỷ phú ưu tiên chi tiền cho trải nghiệm. Điều này có thể bao gồm du lịch đến những địa điểm kỳ lạ, học các kỹ năng mới hoặc đầu tư vào sự phát triển cá nhân. Ảnh: Pixabay
Không phải tất cả các tỷ phú đều tuân thủ lịch trình ngủ 8 tiếng một đêm như thông thường. Một số tỷ phú như Elon Musk ngủ thành từng đợt ngắn trong ngày hoặc đêm. Ảnh: CNN
Các tỷ phú có cơn khát kiến thức không thể thỏa mãn. Tỷ phú Bill Gates dành thời gian để đọc sách, bài viết và báo cáo về nhiều chủ đề khác nhau. Việc học tập không ngừng giúp tỷ phú luôn đi đầu và đưa ra quyết định sáng suốt. Ảnh: Oziel Gómez
Hầu hết các tỷ phú đều làm việc không ngừng nghỉ. Nhiều tỷ phú nghiện công việc, làm việc nhiều giờ và liên tục phấn đấu để doanh nghiệp phát triển. Ảnh: Pexels
Thời gian là nguồn tài nguyên quý giá nhất đối với các tỷ phú. Họ tỉ mỉ lập kế hoạch lịch trình, phân công nhiệm vụ và tránh lãng phí thời gian vào những việc tầm thường. Ảnh: Pixabay
Nhiều tỷ phú chấp nhận rủi ro lớn. Họ không ngại đầu tư vào những ý tưởng táo bạo, khám phá thị trường mới hoặc thách thức những quan niệm thông thường. Tỷ phú Richard Branson, người sáng lập Virgin Group, nổi tiếng với tinh thần phiêu lưu và sẵn sàng thực hiện các dự án phi truyền thống, từ việc thành lập một công ty du hành vũ trụ thương mại đến nỗ lực bay vòng quanh thế giới bằng khinh khí cầu. Ảnh: Nataliya Vaitkevich
Không phải tất cả các tỷ phú thế giới đều sinh ra trong giàu có. Nhiều người trong số họ xuất thân từ những ngày đầu khiêm tốn và vươn lên bằng sự quyết tâm, sáng tạo cộng một chút may mắn. Oprah Winfrey lớn lên trong cảnh nghèo đói, trong khi Mark Zuckerberg khởi nghiệp Facebook từ phòng ký túc xá đại học. Ảnh: Curtis Adams
Cạnh tranh là động lực thúc đẩy nhiều tỷ phú. Họ phát triển mạnh mẽ nhờ thử thách vượt trội hơn đối thủ và trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình. Tinh thần cạnh tranh này thúc đẩy họ liên tục đổi mới, cải thiện và đạt đến những tầm cao mới. Ảnh: Pixabay
Mặc dù sở hữu khối tài sản khổng lồ và thành công to lớn song các tỷ phú vẫn không tránh khỏi nỗi sợ hãi và bất an. Một số lo lắng về việc mất đi tài sản, trong khi những người khác lo sợ cho sự an toàn hoặc hạnh phúc của gia đình. Ảnh: Pexels.
Elon Musk đặt cược vào Donald Trump
Dù từng bất đồng với cựu Tổng thống Mỹ, CEO Tesla gần đây bày tỏ sự ủng hộ và có thể hỗ trợ tài chính cho chiến dịch của Trump.
Giới quan sát cho rằng nếu chỉ nhìn bên ngoài, CEO Tesla Elon Musk và ứng cử viên Tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa Donald Trump dường như không thể là đồng minh. Trong khi Musk tập trung vào mục tiêu cắt giảm khí nhà kính để bán xe điện, Trump luôn phủ nhận tầm quan trọng của năng lượng sạch và giảm khí thải.
Musk muốn thế giới từ bỏ năng lượng hóa thạch và biến mọi xe hơi thành xe điện. Còn Trump cho rằng xe điện sẽ là thảm họa kinh tế với Mỹ và nước này cần tăng sản xuất, tiêu thụ dầu mỏ.
Tuy nhiên, cuối tuần trước, ông chủ Tesla đã công khai ủng hộ chiến dịch tranh cử của Trump. Sau thông tin về vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Mỹ, Musk viết trên X rằng: "Tôi hoàn toàn ủng hộ cựu Tổng thống Trump và hy vọng ông ấy chóng bình phục".
Wall Street Journal ngày 15/7 cũng dẫn nguồn tin thân cận cho biết CEO Tesla sẽ quyên góp cho American PAC - siêu ủy ban hành động chính trị ủng hộ chiến dịch tranh cử của cựu tổng thống Donald Trump. Elon Musk được cho là có thể rót 45 triệu USD mỗi tháng vào đây. Nếu Musk thực sự quyên góp, đây sẽ là diễn biến quan trọng với chiến dịch tranh cử của Trump và mối quan hệ giữa hai người.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và CEO Tesla Elon Musk. Ảnh: AFP, Reuters
Trong quá khứ, Musk quyên góp tiền cho ứng cử viên cả hai đảng. Năm 2011, ông góp 5.000 USD cho chiến dịch của cựu Tổng thống Barack Obama. Ông từng được coi là người ủng hộ đảng Dân chủ. Tuy nhiên, số tiền này khá nhỏ nếu so với con số ông dự định quyên góp cho Trump. Musk cho rằng vài năm qua, đảng Dân chủ ngày càng thiên về cánh tả cực đoan, khiến ông khó ủng hộ các ứng cử viên đảng này.
CEO Tesla hiện là người giàu nhất hành tinh, sở hữu 254 tỷ USD, theo Forbes. Tuy nhiên, ngoài hỗ trợ tài chính, Musk có thể còn đem lại nhiều lợi ích khác cho chiến dịch của Trump. Với 190 triệu người theo dõi trên X, ông có lẽ là một trong những influencer (người ảnh hưởng) có nhiều fan nhất thế giới.
Tại ĐHCĐ Tesla, các cổ đông thường xuyên nói với Musk những câu như "Chúng tôi yêu ông rất nhiều, Elon". Trong cuộc bỏ phiếu hồi tháng 6, 84% cổ đông hãng xe điện này thông qua gói thu nhập kỷ lục với một CEO, khi trao cho Musk số quyền chọn số phiếu lên tới 48 tỷ USD.
Tại cuộc bỏ phiếu đó, Musk được hỏi về mối quan hệ với Trump và việc cựu Tổng thống từng khen ngợi Tesla dù không thích xe điện nói chung. Ông trả lời: "Tôi đã nói chuyện với Trump vài lần. Ông ấy nói chuyện khá tử tế và tôi đã giải thích rằng xe điện rất tốt cho tương lai. Mỹ đang dẫn đầu về xe điện. Tôi cho rằng nhiều bạn bè của Trump đã dùng Tesla và đều thích nó. Ông ấy cũng là fan của Cybertruck (xe bán tải điện của Tesla)".
Mối quan hệ của cả hai không phải lúc nào cũng êm đẹp. Đầu năm 2017, Musk rút khỏi hội đồng cố vấn kinh doanh của Nhà Trắng khi Trump thông báo rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Nhưng vài năm qua, Musk dần bày tỏ quan điểm ủng hộ Trump. Ngay sau khi mua lại Twitter (hiện là X) cuối năm 2022, tỷ phú khôi phục tài khoản cho Trump. Musk còn chỉ trích Twitter thời kỳ trước đã kiểm duyệt các thông tin bất lợi cho Tổng thống Biden.
Tesla - nguồn tài sản chủ yếu của Musk - hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ được thông qua dưới thời Biden. Trong đó, người mua xe điện được ưu đãi thuế lên tới 7.500 USD. Dù vậy, các khoản ưu đãi này cũng giúp các hãng xe truyền thống lấn sân lĩnh vực xe điện. Gần đây, Musk phàn nàn trên X rằng những chính sách trên thực ra đang giúp các đối thủ nhiều hơn là Tesla. "Hãy bỏ các ưu đãi đi. Thế là giúp Tesla lắm rồi. Bỏ ưu đãi ở tất cả các ngành khác cũng được", ông viết
Nền kinh tế Mỹ bắt đầu lộ vết nứt
Sức mạnh bền bỉ của nền kinh Mỹ trong những năm qua khiến các chuyên gia kinh ngạc. Tuy nhiên, vết nứt bắt đầu xuất hiện ở nền kinh tế lớn
Một số chuyên gia kinh tế bắt đầu lo ngại về việc kinh tế Mỹ sắp rơi vào suy thoái, có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiến hành một loạt đợt giảm lãi suất. Lạm phát và lãi suất cao đang gây vết nứt trong nền kinh tế Mỹ, với hoạt động ngành dịch vụ suy giảm mạnh khi người tiêu dùng giảm tốc độ chi tiêu. Cuộc khảo sát mới nhất của Viện Quản lý Cung ứng (ISM) cho thấy chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành dịch vụ ở Mỹ giảm sâu xuống 48,8 điểm trong tháng sau đó so với 53,8 điểm trong tháng 5.
Chỉ số này đã rơi vào vùng suy giảm (dưới 50 điểm) trong tháng từ sau chuỗi 15 tháng tăng trưởng liên tục. Chỉ số đơn hàng mới của ngành dịch vụ thậm chí còn suy giảm mạnh hơn, từ 54,1 điểm trong tháng 5 xuống còn 47,3 điểm trong tháng vừa qua. Sự suy giảm rõ rệt về nhu cầu, nếu kéo dài đủ lâu có thể khiến các doanh nghiệp ngành dịch vụ tuyển dụng với tốc độ chậm hơn và cắt giảm việc làm.
Ngành dịch vụ áp đảo thị trường việc làm của Mỹ. Đặc biệt, 86% trong tổng số 158,6 triệu việc làm hiện nay ở Mỹ, tính đến tháng sau, liên quan đến các ngành dịch vụ. Phần lớn các dịch vụ ở Mỹ được thúc đẩy bởi người tiêu dùng và sự chi tiêu của họ là chìa khoá cho tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ.
Dữ liệu của chính phủ Mỹ cho thấy, chi tiêu của người tiêu dùng, chiếm khoảng 70% nền kinh tế Mỹ đã chậm lại trong vài tháng qua. Các nhà bán lẻ cũng nhận thấy người mua sắm ở mọi phân khúc thu nhập đang chi tiêu dè sẻn hơn. Số liệu mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ cũng cho thấy chi tiêu tại các nhà hàng và quán bar giảm 0,4% trong tháng Năm.
Thị trường việc làm phục hồi đáng kinh ngạc khi nền kinh tế Mỹ mở cửa sau đại dịch Covid-19. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ lần đầu tiên giảm xuống mức thấp nhất trong nửa thế kỷ là 3,4% trong năm 2023. Tuy nhiên, gần đây, thị trường việc làm đã hạ nhiệt. Mỹ ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Sáu tăng lên mức 4,1%, cao nhất kể từ tháng 11-2021. Đồng thời, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới đang có xu hướng tăng lên.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.