Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Trên đường đến khu vực làm việc của Vụ Thị trường trong nước, ông Nguyễn Văn Thắng kiểm tra thấy có 300.000 USD và đã lấy ra 1 cọc tiền USD gồm 5 thếp (50.000 USD tương đương hơn 1,1 tỷ đồng) bỏ vào túi xách của mình.
Theo cáo buộc, tháng 6/2021, giấy phép của Bộ Công Thương cấp cho Công ty Xuyên Việt Oil chuẩn bị hết hạn. Do không đủ điều kiện để được cấp lại giấy phép nên bà Mai Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Xuyên Việt Oil) đã trao đổi, chỉ đạo bị can Nguyễn Văn Thắng (Phó giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, Chi nhánh Hà Nội) chuẩn bị tiền và đưa hối lộ cho cán bộ, lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước, lãnh đạo Bộ Công Thương để xin cấp lại giấy phép.
Thời điểm đó, thông qua bị can Nguyễn Lộc An (nguyên Vụ Phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương) giới thiệu, bà Hạnh liên lạc nhờ ông Đỗ Thắng Hải (nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương) giúp cấp lại giấy phép cho Công ty Xuyên Việt Oil.
Bà Hạnh hứa sẽ cám ơn ông Đỗ Thắng Hải khi xong việc. Ông Đỗ Thắng Hải đã đồng ý và giới thiệu bà Hạnh liên hệ với ông Hoàng Anh Tuấn (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước) để được hướng dẫn cụ thể.
Ông Đỗ Thắng Hải còn điện thoại cho ông Hoàng Anh Tuấn chỉ đạo sớm xem xét, giải quyết hồ sơ xin cấp lại giấy phép của Công ty Xuyên Việt Oil.
Ông Đỗ Thắng Hải. Ảnh: Nhật Bắc
Qua giới thiệu của ông Đỗ Thắng Hải, bà Hạnh liên lạc với ông Hoàng Anh Tuấn trao đổi xin cấp lại giấy phép kinh doanh xăng dầu và đề nghị ông Tuấn giúp đỡ.
Ông Hoàng Anh Tuấn đã báo cáo lại việc này cho ông Trần Duy Đông (nguyên Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước) và cả hai đều thống nhất tạo điều kiện giúp đỡ Công ty Xuyên Việt Oil theo chỉ đạo của ông Đỗ Thắng Hải.
Về phía Công ty Xuyên Việt, thực hiện chỉ đạo của bà Mai Thị Hồng Hạnh, ngày 17/6/2021, lái xe của bà Hạnh đã đưa cho bị can Nguyễn Văn Thắng 10.000 USD để người này đi gặp gỡ, đưa “quà” cho ông Hoàng Tuấn Anh nhờ giúp đỡ xin cấp giấy phép cho Công ty Xuyên Việt Oil.
Sau khi gặp, ông Thắng báo cáo lại với bà Hạnh việc đã đưa 5.000 USD (tương đương hơn 114 triệu đồng) cho ông Hoàng Anh Tuấn và được ông Tuấn đồng ý giúp đỡ. Số tiền còn lại ông Thắng đưa vào quỹ Công ty.
Tuy nhiên sau đó bà Hạnh nhận được công văn do chính ông Hoàng Anh Tuấn ký, thông báo về việc chưa chấp thuận cấp lại giấy phép cho Công ty Xuyên Việt Oil vì hồ sơ của công ty này chưa đáp ứng đủ điều kiện về cầu cảng chuyên dụng, kho tiếp nhận xăng dầu và hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định.
Khi đó, bà Hạnh tiếp tục liên lạc với ông Hoàng Anh Tuấn để nhờ giúp đỡ. Qua trao đổi, bà Hạnh hứa sẽ gửi chi phí cho việc cấp phép là 300.000 USD. Ông Tuấn đồng ý và sau đó đã tư vấn, hướng dẫn bà Hạnh hoàn thiện thủ tục cấp phép.
Để đạt được mục đích xin cấp lại giấy phép, tháng 9/2021, bà Hạnh mua 300.000 USD. Số tiền này sau đó được đưa cho ông Nguyễn Văn Thắng để mang đi hối lộ ông Hoàng Tuấn Anh và Trần Duy Đông.
Bị can Thắng cầm tiền mang đến trụ sở Bộ Công Thương. Trên đường đến khu vực làm việc của Vụ Thị trường trong nước, ông Thắng kiểm tra thấy có 300.000 USD và đã lấy ra 1 cọc tiền USD gồm 5 thếp là 50.000 USD (tương đương hơn 1,1 tỷ đồng) bỏ vào túi xách của mình.
Khi gặp ông Tuấn và ông Đông tại phòng làm việc, ông Thắng nói: “Do dịch Covid nên chị Hạnh không ra được Hà Nội, chị Hạnh có gửi quà cho các anh”. Sau đó ông Thắng để túi đựng tiền gần sát bên chỗ ngồi của ông Đông trên ghế sô pha.
Sau khi ông Thắng ra về, ngay tại phòng làm việc, ông Đông và Tuấn chia nhau số tiền 250.000 USD (tương đương 5,6 tỷ đồng). Ông Đông giữ lại 120.000 USD, ông Tuấn cầm số tiền còn lại.
T.Nhung
VietNamNet
Vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm trở thành một trong những vụ án kinh tế lớn và phức tạp nhất thời gian gần đây.
Sáng nay (19-9), TAND TP HCM bắt đầu đưa vụ án Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm ra xét xử (giai đoạn 2). So với giai đoạn đầu, các cáo buộc phạm tội mới trong giai đoạn này phơi bày những thủ đoạn tinh vi hơn của các bị cáo và tính chất đặc biệt phức tạp của vụ án.
Chiếm đoạt hơn 445.000 tỉ đồng
Trong giai đoạn 1 của vụ án, các bị cáo đã bị tuyên phạt với các tội danh: "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", "Đưa hối lộ" và "Tham ô tài sản". Những hành vi này chủ yếu liên quan đến việc quản lý tài sản tại Ngân hàng SCB và các hoạt động hối lộ để thực hiện hoặc bao che cho các sai phạm. Phạm vi chủ yếu của các hành vi phạm tội này xoay quanh lĩnh vực ngân hàng và các giao dịch tài chính trong nước.
Giai đoạn 2 của vụ án, VKSND Tối cao đã truy tố Trương Mỹ Lan và đồng phạm các tội danh: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Rửa tiền" và "Vận chuyển tiền trái phép qua biên giới". Theo cáo trạng, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát do Trương Mỹ Lan thành lập từ năm 1992 đóng vai trò trung tâm trong việc thao túng và chi phối nhiều pháp nhân, bao gồm Ngân hàng SCB và Công ty Chứng khoán TVSI, thông qua mạng lưới các cá nhân và pháp nhân đứng tên hộ.
Trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2020, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo một loạt các hành vi gian dối, bao gồm việc phát hành 308.691.388 trái phiếu "khống" thông qua các Công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra, với tổng giá trị hơn 30.000 tỉ đồng. Số trái phiếu này được phát hành nhằm huy động vốn từ 35.824 nhà đầu tư nhưng sau đó số tiền huy động được lại không được sử dụng cho mục đích ban đầu mà được chuyển sang các mục tiêu khác, khiến các công ty này mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu.
Từ năm 2018 đến tháng 10-2022, Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 445.000 tỉ đồng thông qua nhiều hành vi gian lận và phát hành trái phiếu bất hợp pháp. Bà Lan cũng chỉ đạo việc rút và chuyển số tiền này ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB nhằm che giấu nguồn gốc phi pháp của tài sản, sử dụng số tiền để chi trả các khoản nợ nội bộ và chuyển tiền ra nước ngoài thông qua các hợp đồng mua bán và tư vấn "khống".
Từ năm 2012-2022, thông qua các hợp đồng "khống", nhóm của Trương Mỹ Lan đã chuyển một số lượng tiền khổng lồ, ước tính khoảng 4,5 tỉ USD (tương đương hơn 106.000 tỉ đồng), từ Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại. Các giao dịch này bao gồm việc nhận về và chuyển đi hàng tỉ USD, làm cho vụ án trở thành một trong những vụ lừa đảo và rửa tiền lớn nhất từ trước đến nay.
Hơn 35.000 nhà đầu tư bị ảnh hưởng
Trong vụ án, liên quan đến phát hành trái phiếu "khống" chiếm đoạt 30.000 tỉ đồng, có hơn 35.000 nhà đầu tư bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, hiện chưa có kết luận chính thức về việc bồi thường từ Trương Mỹ Lan và các đồng phạm. Quyền lợi của nhà đầu tư sẽ phụ thuộc vào quyết định của tòa án về việc thu hồi và phân bổ tài sản.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa giai đoạn 1 của vụ án. Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Các tài sản của Trương Mỹ Lan, bao gồm bất động sản, tiền mặt và cổ phần, đã bị kê biên để bù đắp tổn thất cho nhà đầu tư. Việc truy thu tài sản từ nước ngoài cũng đang được thực hiện. Theo đó, trong quá trình điều tra và xét xử, các cơ quan chức năng đã thu hồi hơn 408 tỉ đồng, bao gồm hơn 224 tỉ đồng trong giai đoạn điều tra và hơn 183 tỉ đồng trong giai đoạn truy tố. Cơ quan điều tra đã phong tỏa 79 tài khoản ngân hàng của các bị cáo với tổng số tiền hơn 92 tỉ đồng và hơn 5.700 USD, cùng với 205 tài khoản thanh toán và tài khoản chứng khoán có tổng giá trị hơn 824 tỉ đồng và hơn 261.000 USD. Ngoài việc phong tỏa tài khoản, nhiều tài sản của Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tại 9 công ty cũng bị kê biên, bao gồm cổ phần tại các công ty lớn như Công ty TNHH Bảo hiểm FWD Việt Nam và Công ty Chứng khoán TVSI. Cơ quan điều tra cũng kê biên nhiều bất động sản của Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tại TP HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Đà Nẵng.
Trong đó, cơ quan chức năng đã kê biên bất động sản của Trương Mỹ Lan gồm thửa đất tại 181 Bến Chương Dương (nay là 268 Võ Văn Kiệt, quận 1, TP HCM); lô đất CN1 tại Khu Công nghiệp Nội Bài (huyện Sóc Sơn, Hà Nội); 76 quyền sử dụng đất tại xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai; 6 quyền sử dụng đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP HCM.
Ngoài ra, với 5 bị cáo đang bị truy nã, bao gồm Đinh Văn Thành và Nguyễn Thị Thu Sương, các biện pháp ngăn chặn cũng được áp dụng đối với tài khoản và bất động sản của họ nhằm bảo đảm thu hồi tài sản trong quá trình điều tra và xét xử.
Bên cạnh việc thu hồi tài sản trong nước, cơ quan chức năng còn đang truy tìm và thu hồi các khoản tiền đã được chuyển ra nước ngoài thông qua các giao dịch bất hợp pháp. Những biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản và ngăn chặn giao dịch này là các bước quan trọng để bảo đảm thu hồi tài sản trong quá trình điều tra và xét xử, đồng thời ngăn chặn các hành vi tẩu tán tài sản, bảo đảm việc bồi thường cho các nhà đầu tư bị thiệt hại.
Truy số tiền 147 triệu USD
Công ty Amaland tại Singapore sở hữu toàn bộ cổ phần của Công ty Sing - Việt, chủ đầu tư Khu Đô thị Sing - Việt. Tháng 5-2020, Amaland bán cổ phần cho Công ty SVIC với giá 170 triệu USD, trong đó SVIC đã trả 116,5 triệu USD. Tuy nhiên, Amaland không chuyển giao cổ phần mà yêu cầu hủy hợp đồng, dẫn đến việc hai bên kiện nhau ở tòa án Singapore và Việt Nam. Trong giai đoạn 1 của vụ án Vạn Thịnh Phát, tòa xác định vào năm 2022, bà Trương Mỹ Lan đã dùng 147 triệu USD để mua cổ phần Amaland (chưa sang tên) nhưng nguồn gốc số tiền này chưa rõ. Việc xác minh và thu hồi số tiền bà Lan sử dụng để mua cổ phần tiếp tục được điều tra và giải quyết trong giai đoạn hai của vụ án, nhằm bảo đảm bồi thường thiệt hại.
Phiên tòa kéo dài 1 tháng, dự kiến kết thúc vào ngày 19-10-2024. Phòng xử án và các phòng chức năng sẽ được chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết. Thông tin về phiên tòa được công bố công khai, đồng thời bảo mật tài liệu và chứng cứ liên quan...
Ý LINH
Người lao động
Đồng USD phục hồi sau khi Fed cắt giảm mạnh tay
Đồng USD tăng mạnh trong đầu phiên thứ Năm (19/09), phục hồi sau nhịp giảm mạnh ngay sau đợt cắt giảm lãi suất quá mức của Cục Dự trữ Liên bang, vốn đã được thị trường kỳ vọng từ trước.
Ngân hàng trung ương Mỹ đã bắt đầu chu kỳ nới lỏng tiền tệ của mình vào thứ tư với mức giảm nửa điểm phần trăm, lớn hơn bình thường mà Chủ tịch Jerome Powell cho biết là nhằm thể hiện cam kết của các nhà hoạch định chính sách trong việc duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp hiện nay khi lạm phát đã giảm bớt.
Mặc dù quy mô của động thái này đã được các nhà đầu tư dự đoán một phần, do một loạt các báo cáo truyền thông chỉ ra hướng đi đó trước quyết định được đưa ra, nhưng nó đã thách thức kỳ vọng của các nhà kinh tế được Reuters thăm dò, những người đang nghiêng về mức cắt giảm 25 điểm cơ bản.
Tuy nhiên, thị trường đã phản ứng theo cách điển hình "mua tin đồn, bán sự thật" giúp đồng USD mạnh lên trong đầu phiên giao dịch châu Á. Đồng USD đã phục hồi từ mức thấp nhất trong hơn một năm so với rổ tiền tệ trong phiên trước và cao hơn một chút ở mức 101.03.
So với đồng Yên, đồng bạc xanh tăng 0.58% lên 143.12. Đồng Euro giảm 0.04% xuống 1.1113 USD, giảm so với mức cao nhất trong ba tuần đạt được trong phiên trước.
Trong số 15 bị can vụ Xuyên Việt Oil bị truy tố, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre (từ tháng 7/2021 - 9/2023) Lê Đức Thọ bị truy tố tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi'' và ''Nhận hối lộ''.
Ngày 18/9, VKSND Tối cao hoàn tất cáo trạng truy tố 15 bị can trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan.
Trong đó, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre (từ tháng 7/2021 - 9/2023) Lê Đức Thọ bị truy tố về các tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi'' và ''Nhận hối lộ''.
Ông Đỗ Thắng Hải, nguyên thứ trưởng Bộ Công Thương bị truy tố tội Nhận hối lộ. Ông Trần Duy Đông, nguyên Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương (trước khi bị khởi tố là Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương) bị truy tố về tội ''Nhận hối lộ''.
Bà Mai Hồng Hạnh, nguyên Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil bị truy tố về các tội ''Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí'' và ''Đưa hối lộ''.
Bị can Lê Đức Thọ. Ảnh: Bộ Công an
Theo kết quả điều tra, từ tháng 8/2016, bà Mai Thị Hồng Hạnh là người đại diện pháp luật, Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên, chủ sở hữu trên thực tế của Công ty Xuyên Việt Oil.
Quá trình điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu tại công ty, bà Hạnh đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn là người đại diện, chủ sở hữu công ty và thẩm quyền do Nhà nước giao trong việc quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và nhiệm vụ thu hộ, chuyển nộp tiền thuế bảo vệ môi trường vào Ngân sách nhà nước để thực hiện hành vi phạm tội.
Cụ thể, bà Hạnh đã vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và tiền thuế bảo vệ môi trường, gây thất thoát tài sản Nhà nước với tổng số tiền hơn 1.436 tỷ đồng.
Bị can còn có hành vi đưa hối lộ cho các ông Đỗ Thắng Hải (nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương), Trần Duy Đông (nguyên Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước- Bộ Công thương), Hoàng Anh Tuấn (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước), Nguyễn Lộc An (nguyên Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước), Phan Kiến Anh (nguyên Giám đốc Chi nhánh phân phối sản phẩm Lọc dầu Nghi Sơn), Đặng Công Khôi (nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá), Lê Duy Minh (nguyên Cục trưởng Cục Thuế TP HCM), Lê Đức Thọ (nguyên Chủ tịch tỉnh Bến Tre) với tổng số tiền 1.265.000 USD (tương đương hơn 29 tỷ đồng) và 900 triệu đồng.
Liên quan đến vụ án, ông Lê Đức Thọ bị cho là đã 2 lần nhận hối lộ tổng số tiền hơn 600.000 USD (tương đương hơn 13,8 tỷ đồng) của bà Mai Thị Hồng Hạnh.
Ngoài ra, ông Thọ còn có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Cụ thể, bị can đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tác động, gây ảnh hưởng đến Giám đốc Vietinbank chi nhánh Bến Tre cho Công ty CP Việt Oil được vay vốn thuận lợi với hạn mức tín dụng 400 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi và tỷ lệ tín chấp khoản vay là 40%.
Ông Thọ đã nhiều lần nhận tiền, tài sản có giá trị từ bà Hạnh gồm: 200.000 USD (tương đương hơn 4,5 tỷ đồng) vào ngày 28/3/2022; 1 bộ golf trị giá 1,1 tỷ đồng; 1 đồng hồ hiệu Patek Philippe trị giá 421.000 USD (tương đương hơn 9,8 tỷ đồng); 1 ô tô Mercedes Benz S450 Luxury trị giá hơn 6,6 tỷ đồng.
CQĐT cho rằng, quá trình điều tra vụ án, ông Thọ đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tích cực hợp tác với CQĐT trong việc phát hiện, điều tra, làm rõ tội phạm; đã tự nguyện nộp số tiền 2,2 tỷ đồng và xin sử dụng số tiền đang bị tạm giữ để khắc phục hậu quả.
T.Nhung
VietNamNet
Indonesia - thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam - vừa công bố mời thầu gần nửa triệu tấn gạo, yêu cầu nhận hàng trong tháng 10 và 11.
Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia vừa ra thông báo mời thầu gạo tháng 9 với số lượng lên đến 450.000 tấn - lượng mời thầu cao nhất từ trước đến nay - loại gạo trắng 5% tấm sản xuất trong niên vụ 2024 (đã xay xát không quá 6 tháng).
Theo yêu cầu của Indonesia, gạo phải có nguồn gốc từ Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Pakistan và sẽ nhận hàng trong tháng 10 và 11.
Tính đến 6 tháng đầu năm, Indonesia là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam với mức tăng trưởng 44% so với cùng kỳ năm ngoái với sản lượng nhập khẩu gần 709.000 tấn.
Gạo xuất khẩu sang Indonesia của Tập đoàn Lộc Trời - Ảnh LTG
Cũng liên quan đến thị trường gạo thế giới, mới đây, Ấn Độ vừa có quyết định bỏ chính sách giá sàn xuất khẩu với mặt hàng gạo basmati được áp dụng vào tháng 7-2023 với mục đích phòng ngừa gạo trắng không phải basmati - loại bị cấm xuất khẩu mạo danh.
Ban đầu gạo basmati được áp dụng giá sàn 1.200 USD, sau đó giảm xuống còn 950 USD. Đây là động thái nới lỏng các chính sách cấm xuất khẩu gạo giữa bối cảnh vụ thu hoạch gạo lớn nhất trong năm của Ấn Độ bắt đầu.
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo trắng 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đang ở mức 563 USD/tấn, bằng với Thái Lan và cao hơn gạo Pakistan cùng phẩm cấp 26 USD/tấn; thấp hơn so với cuối tháng 8 khoảng 10 USD/tấn.
Theo số liệu hải quan, trong tháng 8, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu được 837.000 tấn gạo, thu về 502.000 USD; giảm 6% về lượng và gần 5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 8 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu được 6,06 triệu tấn gạo mang về giá trị gần 3,8 tỉ USD; tăng 4,7% về số lượng và tăng 20,5% về giá trị.
AN NA
Người lao động
Ngành dược Việt Nam dự kiến sẽ có sự tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. CTCP Dược Hậu Giang là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành này.
Ngành dược châu Á và Mỹ Latinh sẽ phát triển mạnh
Theo IQVIA Institute, chi tiêu thuốc toàn cầu dự kiến sẽ đạt 1.9 ngàn tỷ USD vào năm 2027, tăng trưởng với tốc độ 3% - 6% mỗi năm.
Các quốc gia ở khu vực châu Mỹ Latinh và châu Á dự kiến sẽ tăng trưởng giá trị tiêu dùng mạnh nhất. Đây sẽ là động lực vô cùng to lớn để phát triển ngành dược phẩm. Tổ chức IQVIA Institute cũng xếp Việt Nam vào nhóm Pharmerging Market (nhóm 17 nước có mức tăng trưởng ngành dược phẩm cao nhất thế giới).
Theo số liệu từ tổ chức International Journal of Environmental Research & Public Health thì chi tiêu thuốc bình quân đầu người tại Việt Nam năm 2023 là 127 USD/người. Con số này sẽ đạt mức 189 USD/người vào năm 2026, đạt mức tăng gần 49%. Điều này sẽ mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp dược phẩm trong nước nói chung và DHG nói riêng phát triển bền vững.
Chi tiêu thuốc bình quân đầu người tại Việt Nam trong giai đoạn 2018-2026F
(Đvt: USD/người)
Nguồn: International Journal of Environmental Research & Public Health
Theo thống kê của KPMG, VIRAC và Tổng công ty Dược Việt Nam quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam đạt khoảng 9 tỷ USD năm 2023. Giới chuyên môn dự đoán con số này sẽ sớm vượt 11 tỷ USD vào năm 2026.
Tuy nhiên, KPMG cũng chỉ ra rằng, tại Việt Nam, dược phẩm phát minh chỉ chiếm khoảng 20% tổng doanh thu ngành dược qua các năm. KPMG dự đoán quy mô thị trường dược phẩm phát minh chỉ ở mức 1.9 tỷ USD trong năm 2024. Con số này khá thấp và chỉ chiếm 19% trong 9.8 tỷ USD của toàn ngành dược phẩm Việt Nam.
Các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước chủ yếu đầu tư các dây chuyền sản xuất các dạng bào chế đơn giản mà chưa có sự đầu tư, áp dụng công nghệ để sản xuất các dạng bào chế hiện đại. Ngành dược Việt Nam cơ bản chưa sản xuất được các sản phẩm thuốc chuyên khoa đặc trị, chỉ giải quyết được một số loại thuốc điều trị bệnh thông thường, bệnh mãn tính. Các sản phẩm thuốc của Việt Nam đa số tập trung vào nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn; nhóm thuốc hạ nhiệt, giảm đau và nhóm vitamin, khoáng chất. Đa số thuốc đặc trị thiết yếu vẫn phải nhập khẩu. Các nhà máy sản xuất dược đạt chuẩn GMP-WHO cũng chủ yếu sản xuất thuốc generic.
Quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam trong giai đoạn 2018-2026F
(Đvt: Tỷ USD)
Nguồn: KPMG, VIRAC và Tổng công ty Dược Việt Nam
Ngành dược đang hưởng lợi từ sự già hóa dân số
Ngành dược phẩm tại Việt Nam là thị trường đầy hứa hẹn với nhu cầu ngày càng cao nhờ sự già hóa dân số, thu nhập được cải thiện và tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng.
Theo dự báo từ Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP), số lượng người trên 65 tuổi ở Việt Nam sẽ đạt mức 21.44 triệu người, chiếm tỷ lệ 20% dân số vào năm 2050. Trong năm 2023, con số này chỉ mới ở mức 9.44 triệu người và chiếm 9.55% dân số Việt Nam.
Xu hướng già hóa dân số của Việt Nam giai đoạn 2020-2050
(Đvt: Triệu người)
Nguồn: Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP)
Những người cao tuổi thường có nhu cầu sử dụng dược phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cao hơn, do ảnh hưởng của quá trình lão hóa và các vấn đề sức khỏe liên quan. Số lượng người cao tuổi dự kiến gia tăng trong tương lai đồng nghĩa với việc chi tiêu cho các sản phẩm y tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng sẽ tăng lên.
Bên cạnh đó, thu nhập bình quân của người dân cũng tăng đáng kể kèm theo nhu cầu và chi tiêu cho sức khoẻ cũng được gia tăng, đồng thời nhận thức của người dân trong chăm sóc sức khỏe ngày càng được nâng cao. Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo tầng lớp trung lưu Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng, đến năm 2035, sẽ có một tỷ lệ dân số trung lưu là 50%.
Nguồn: Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an vừa ra kết luận vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil và đề nghị truy tố 15 bị can. Trong đó, Cựu Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Bến Tre và Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương bị truy tố tội nhận hối lộ.
Truy tố bị can Lê Đức Thọ 2 tội danh
Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an vừa ra kết luận vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan.
Trong đó, có Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc kiêm Chủ tịch Xuyên Việt Oil; Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Đỗ Thắng Hải, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương...
Theo kết luận, quá trình điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Xuyên Việt Oil, bị can Hạnh có vi phạm trong việc quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn xăng dầu (BOG) và nhiệm vụ thu hộ, chuyển nộp tiền thuế bảo vệ môi trường vào Ngân sách nhà nước, gây thiệt hại tổng cộng 1,463 tỷ đồng.
Đầu tiên, Hạnh chỉ đạo nhân viên chuyển tiền Quỹ BOG vào tài khoản cá nhân thay vì trích quỹ BOG theo quy định. Số tiền này được bị can dùng mua bất động sản, cho bạn bè vay; chi tiêu cá nhân; chi hối lộ cho một số cá nhân tại Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, Cục Thuế TP.HCM…
Để đối phó với hoạt động thanh, kiểm tra, Mai Thị Hồng Hạnh đã chỉ đạo nhân viên kế toán lập 81 Báo cáo tình hình trích lập, sử dụng Quỹ BOG, nhưng thực tế số dư trong tài khoản không đúng với số liệu. Hành vi này gây thiệt hại hơn 219 tỷ đồng.
Sai phạm thứ hai của bà Hạnh xảy ra trong việc Xuyên Việt Oil thu hộ, quản lý, chuyển nộp tiền Thuế bảo vệ môi trường vào ngân sách.
Cụ thể, Mai Thị Hồng Hạnh cố ý sử dụng tiền thuế đã thu hộ cho Nhà nước để dùng vào mục đích cá nhân. Việc này gây thất thoát hơn 1,244 tỷ đồng.
Trong vụ án này, Cơ quan An ninh điều tra đề nghị truy tố 15 bị can. Trong đó, Cơ quan điều tra đề nghị truy tố Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre) về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" và "Nhận hối lộ".
Cựu bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ - Ảnh: Bộ CA
Sáu bị can khác bị đề nghị truy tố tội "Nhận hối lộ" gồm:
- Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Công Thương);
- Trần Duy Đông (nguyên Vụ trưởng Thị trường trong nước, Bộ Công Thương);
- Hoàng Anh Tuân và Nguyễn Lộc An (nguyên Vụ phó Thị trường trong nước);
- Lê Duy Minh (nguyên Giám đốc Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Cục trưởng Thuế Thành phố Hồ Chí Minh);
- Đặng Công Khôi (nguyên Cục phó Quản lý giá, Bộ Tài chính);
- Phan Kiến Anh (nguyên Giám đốc Chi nhánh phân phối sản phẩm Lọc dầu Nghi Sơn).
Truy tố Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV và Phó Giám đốc Xuyên Việt Oil
Bị can Mai Thị Hồng Hạnh (bên trái) và Nguyễn Thị Như Phương. Ảnh: Bộ Công An
Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đề nghị truy tố Mai Thị Hồng Hạnh (Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Đưa hối lộ".
Đồng thời, Nguyễn Thị Như Phương (Phó giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil) bị đề nghị truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Ngoài ra, trong vụ án, có năm người bị đề nghị truy tố về tội "Đưa hối lộ" gồm:
- Nguyễn Văn Thắng (nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh Hà Nội của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Du lịch Xuyên Việt Oil);
- Vũ Trung Thành (nguyên Giám đốc ngân hàng chi nhánh Thanh Xuân);
- Đinh Tiến Dũng (Kế toán trưởng Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil);
- Nguyễn Tấn Long (Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil);
- Đồng Xuân Dũng (lao động tự do).
Quá trình nhận hối lộ của ông Lê Đức Thọ và ông Đỗ Thắng Hải
Theo kết luận điều tra, năm 2018, ông Lê Đức Thọ khi đó là Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng, có thẩm quyền phê duyệt hạn mức, cấp giới hạn tín dụng và xem xét, phê duyệt hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp.
Cuối năm 2021, ông Lê Đức Thọ làm Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.
Từ năm 2019 - 2021, ông Lê Đức Thọ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để nhận hối lộ và gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
Cụ thể, trong việc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil vay vốn ngân hàng và xin cấp giới hạn tín dụng, kéo dài thời gian duy trì giới hạn tín dụng từ năm 2019 đến tháng 1/2020, ông Thọ đã hai lần nhận hối lộ 600,000 USD (tương đương 13.8 tỷ đồng) của Mai Thị Hồng Hạnh.
Lê Đức Thọ cũng bị cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn là Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre và nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG) để tác động, gây ảnh hưởng đến Giám đốc ngân hàng - chi nhánh Bến Tre cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil được vay vốn thuận lợi, với hạn mức tín dụng 400 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi và tỷ lệ tín chấp khoản vay là 40%.
Với cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, theo kết luận điều tra, từ năm 2014, ông Hải có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.
Ông Hải cũng trực tiếp phụ trách, chỉ đạo Vụ Thị trường trong nước là đơn vị tiếp nhận, thẩm định, đề xuất cấp Giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu.
Giữa tháng 6/2021, để xin cấp lại Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil, bà Mai Thị Hồng Hạnh đã liên hệ nhờ ông Đỗ Thắng Hải giúp đỡ, tạo điều kiện.
Ông Hải chỉ đạo Hoàng Anh Tuấn xem xét, tạo điều kiện sớm cấp Giấy phép cho công ty này.
Ngày 19/11/2021, trên cơ sở đề xuất của Hoàng Anh Tuấn, ông Đỗ Thắng Hải đã nhận 50,000 USD (tương đương 1,139 tỷ đồng) của Hạnh tại phòng làm việc.
Trong quá trình điều tra, ông Hải đã nộp lại 730 triệu đồng.
Đông Tư
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.