Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Ngày 27/06, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Bao bì Tiền Giang B vì vi phạm công bố thông tin và giao dịch với bên liên quan, tổng số tiền phạt 185 triệu đồng.
Cụ thể, BTG bị phạt 60 triệu đồng vì đã công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật, về việc thay đổi Trưởng BKS ngày 27/04/2024, thay đổi Chủ tịch HĐQT ngày 27/04/2024, thay đổi chức danh Tổng Giám đốc của ông Hoàng Anh Tú ngày 22/05/2024, báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2022, BCTC năm 2023 đã được kiểm toán.
Bên cạnh đó, BTG còn bị phạt 125 triệu đồng vì vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan của các đối tượng này. Cụ thể, tại BCTC năm 2022, 2023 đã được kiểm toán và 5 tháng đầu năm 2024, BTG đã phát sinh giao dịch với các bên liên quan, bao gồm Tổng Công ty Lương thực Miền Nam - CTCP , Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty Lương thực Trà Vinh, Công ty Lương thực Bến Tre, Công ty Lương thực Long An, Công ty Bột mì Bình Đông, CTCP Lương thực Bình Định B, CTCP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang A, Công ty Lương thực Thực phẩm An Giang, CTCP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm Cà Mau nhưng chưa được ĐHĐCĐ/HĐQT thông qua theo thẩm quyền.
Như vậy, tổng số tiền phạt dành cho các lỗi vi phạm của BTG là 185 triệu đồng.
CTCP Bao bì Tiền Giang được chuyển đổi từ Xí nghiệp Bao bì Lương thực Tiền Giang, thuộc Công ty Lương Thực Tiền Giang – Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, theo quyết định ngày 09/12/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Theo dữ liệu trên BCTC kiểm toán năm 2023, BTG có vốn điều lệ 11.9 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm, trong đó 60% thuộc sở hữu bởi VSF.
Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất bao bì các loại, ngoài ra còn có kinh doanh lương thực. Địa bàn kinh doanh của BTG là tại các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, Bảo Lộc – Lâm Đồng, Đồng Nai và có xuất khẩu sang Campuchia.
Trong năm 2023, BTG ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan, với doanh thu thuần gần 51 tỷ đồng, gấp 2.4 lần doanh thu năm 2022. Trong đó có gần 41 tỷ đồng đến từ hoạt động bán thành phẩm cho các bên liên quan mà chủ yếu là công ty mẹ VSF và đơn vị trực thuộc VSF là Công ty Lương thực Tiền Giang.
Sau cùng, BTG lãi sau thuế gần 242 triệu đồng, gấp 12.4 lần năm 2022.
Kết quả kinh doanh của BTG hồi phục trong những năm gần đây
Cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 24/03/2010 với mã BTG. Tính đến thời điểm kết thúc phiên gần nhất 01/07, BTG có giá 8,800 đồng/cp, tăng 10% so với đầu năm 2024, tuy nhiên thanh khoản trung bình chỉ khoảng 952 cp/phiên.
Huy Khải
FILI
Quý 1/2024, doanh thu và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ Tổng Công ty Bến Thành – TNHH MTV (Benthanh Group) lần lượt gần 27 tỷ đồng và hơn 20 tỷ đồng, tăng 53% và 127% so với cùng kỳ năm trước, kết quả đến phần lớn từ cổ tức nhận được các khoản đầu tư.
3 tháng đầu năm, doanh thu công ty mẹ Benthanh Group gần 27 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp bởi hoạt động bán hàng, cho thuê tài sản và cung cấp dịch vụ.
Sau khi trừ đi giá vốn, Công ty lãi gộp gần 11 tỷ đồng, tăng 16%. Lợi nhuận sau thuế thậm chí cao gấp 1.9 lãi gộp, đạt hơn 20 tỷ đồng, tăng 127%.
Thực tế, kết quả kinh doanh với lãi sau thuế cao hơn lãi gộp là điều không còn xa lạ với Benthanh Group, nhờ khoản thu lớn từ hoạt động tài chính, cụ thể hơn là cổ tức được nhận hàng năm.
Trong quý 1, Benthanh Group mang về gần 29 tỷ đồng doanh thu tài chính, nhỉnh hơn cả doanh thu hoạt động kinh doanh. Các khoản thu chủ yếu đến từ cổ tức được chia, tương ứng với phần góp vốn đầu tư.
Benthanh Group cho biết, Công ty thu về cổ tức 13.6 tỷ đồng từ CTCP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico, HOSE: SVC), 4.5 tỷ đồng từ CTCP Dịch vụ Sài Gòn Ô tô và 3 tỷ đồng từ CTCP Xuất nhập khẩu Giày dép Nam Á.
Nguồn: BCTC quý 1/2024 của BTG
Những năm gần đây, doanh thu tài chính của Benthanh Group thường cao hơn doanh thu thuần, tỷ lệ vào khoảng 1.1 - 1.4 lần.
Tại thời điểm 31/03/2024, Benthanh Group ghi nhận đầu tư vào 24 công ty liên kết, 5 công ty liên doanh, 3 khoản đầu tư khác, tổng giá trị gần 1,287 tỷ đồng. Các khoản đầu tư có giá trị lớn nhất phải kể đến tại Savico hơn 199 tỷ đồng, đổi lấy 40.8% vốn; Công ty TNHH Bến Thành Sao Thủy gần 147 tỷ đồng đổi lấy 28% vốn; CTCP Dịch vụ Du lịch Bến Thành (Benthanh Tourist, UPCoM: BTV) gần 123 tỷ đồng đổi lấy 49.09% vốn.
Nguồn: BCTC quý 1/2024 của Benthanh Group
Ngoài ra, Benthanh Group cũng đầu tư gần 322 tỷ đồng chứng khoán kinh doanh, phần lớn là giá trị đầu tư vào cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Phương Đông hơn 283 tỷ đồng.
Nguồn: BCTC quý 1/2024 của Benthanh Group
Nhìn chung, tổng giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn đã lên đến 1,781 tỷ đồng, chiếm hơn 52% tổng tài sản, tại thời điểm cuối quý 1/2024.
Còn với nguồn vốn, Công ty không phát sinh vay nợ, cơ cấu nghiêng hẳn về vốn chủ sở hữu với giá trị hơn 2,365 tỷ đồng, chiếm khoảng 70%.
Huy Khải
FILI
Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP HCM kỷ luật một số đảng viên
Ủy Ban kiểm tra (UBKT) Thành ủy TP HCM vừa gửi thông cáo báo chí.
Theo đó, vừa qua, UBKT Thành ủy đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và xem xét, (đề nghị) thi hành kỷ luật đối với một số đảng viên, cụ thể như sau:
Liên quan đến đảng viên vi phạm pháp luật tại Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, UBKT Thành ủy đã xem xét, thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ đối với Đảng viên Vũ Bá Vinh, Chi bộ Khu phố 5, Đảng ủy phường 7, quận Phú Nhuận, nguyên ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy, nguyên Thành viên Hội đồng thành viên kiêm Trưởng Ban Kiểm soát nội bộ Tổng Công ty Lương thực miền Nam.
Do trong thời gian giữ chức vụ ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy, Thành viên Hội đồng thành viên kiêm Trưởng Ban Kiểm soát nội bộ của Tổng Công ty Lương thực miền Nam, đảng viên Vũ Bá Vinh đã thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, gây hậu quả nghiêm trọng.
Kỷ luật một số cán bộ nguyên lãnh đạo Tổng Công ty Lương thực Miền Nam
Đồng thời, UBKT Thành ủy đã kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên Trương Thanh Phong, Chi bộ Khu phố 2, Đảng ủy phường 6, quận 6, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam.
Qua đó, UBKT Thành ủy đã kết luận: Trong giai đoạn năm 2003 - 2013, với vai trò là Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, đảng viên Trương Thanh Phong đã có khuyết điểm, vi phạm trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động của Tổng Công ty; chịu trách nhiệm chính, vai trò người đứng đầu Tổng Công ty về các sai phạm trong quản lý, sử dụng khu đất tại địa chỉ số 132 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4, gây thiệt hại tài sản nhà nước; vi phạm Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm. UBKT Thành ủy quyết định thành lập Đoàn xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định.
UBKT Thành ủy cũng đã xem xét, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với đảng viên Lâm Hùng Cường, Chi bộ 41, Đảng bộ bộ phận Khu phố 11 (nay là Chi bộ 22), Đảng ủy phường 13, quận Tân Bình, nguyên Công an viên Công an xã Hữu Lân, huyện Lộc Bình, tỉnh lạng Sơn, do: Vi phạm quy định của công an nhân dân trong việc sử dụng giấy chứng minh công an nhân dân không đúng quy định.
Qua kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên Nguyễn Văn Thọ, Chi bộ Ô Khu vực sổ 12 (nay là Chi bộ Khu phố 2), Đảng bộ phường Tân Phong, quận 7, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, UBKT Thành ủy đã kết luận: Trong giai đoạn năm 2008 "2010, đảng viên Nguyễn Văn Thọ với vai trò là Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 có khuyết điểm, vi phạm trong công tác lãnh đạo, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước không đúng mục đích; chỉ đạo ký hợp đồng liên doanh liên kết, khai thác mặt bằng không đúng quy định pháp luật, gây thiệt tài sản nhà nước; vi phạm Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm. UBKT Thành ủy quyết định thành lập đoàn xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định.
Hẩm hiu số phận cổ phiếu ngành gạo
Các cổ phiếu ngành gạo như TAR sắp bị hủy niêm yết, LTG nợ nông dân hàng trăm tỷ và cổ phiếu lao dốc, còn AGM lỗ đậm trên 200 tỷ đồng...
Dù bức tranh ngành rất sáng nhưng diễn biến cổ phiếu gạo trên sàn lại “ảm đạm”. Loạt cổ phiếu gạo lao dốc, báo cáo tài chính kiểm toán 2023 lộ nhiều vấn đề, thậm chí có cổ phiếu bị hủy niêm yết.
Trong bối cảnh thị trường chung phục hồi từ tháng 9/2023 thì cổ phiếu LTG của Tập đoàn Lộc Trời (mã: LTG) ghi nhận đà giảm 23% xuống vùng 23.000 đồng/cp. Diễn biến lao dốc của cổ phiếu này đi kèm với tình hình kinh doanh không mấy khả quan.
Doanh nghiệp công bố BCTC hợp nhất kiểm toán 2023 với lãi ròng 16,8 tỷ đồng, giảm đến 249 tỷ đồng so với báo cáo tự lập do phần lợi nhuận từ giao dịch mua rẻ công ty liên kết giảm 315 tỷ đồng. So với thực hiện 2022, lợi nhuận giảm đến 96% dù doanh thu tăng 39% lên 11.893 tỷ đồng với động lực đến từ mảng gạo.
Qua đến quý I năm nay, Lộc Trời báo báo cáo doanh thu hơn gấp rưỡi lên 3.849 tỷ đồng. Riêng doanh thu bán gạo gần gấp đôi lên 3.286 tỷ đồng. Tuy nhiên, biên lãi gộp mảng gạo mỏng chỉ 3,5% kéo giảm biên lợi nhuận gộp chung toàn tập đoàn từ 11% xuống 6,5%. Mặt khác, chi phí tài chính tăng cao do lỗ chênh lệch tỷ giá. Lộc Trời báo lỗ gần 97 tỷ đồng quý đầu năm, tăng lỗ thêm so với cùng kỳ năm trước.
Cổ phiếu một doanh nghiệp gạo lớn khác trên sàn là Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (mã: TAR) sẽ bị hủy niêm yết vào ngày 21/5 tới đây, ngày giao dịch cuối cùng tại sàn HNX là 20/5.
Nguyên nhân là do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến với BCTC riêng và hợp nhất năm 2023 của công ty. Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán là công ty đang chờ kết quả xác minh của cơ quan chức năng về đợt phát hành riêng lẻ năm 2021 và vấn đề hàng tồn kho trị giá 1.256 tỷ đồng.
Mã chứng khoán TAR hiện chỉ được giao dịch phiên thứ 6 hàng tuần. Cổ phiếu giảm sàn xuống 5.200 đồng/cp với dư bán sàn hơn 4 triệu đơn vị sau thông tin hủy niêm yết. Xét từ tháng 8/2023, TAR đã mất giá 75%.
Về kết quả kinh doanh, Gạo Trung An báo lỗ 16 tỷ đồng năm 2023 dù doanh thu tăng 18% lên 4.485 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm và chi phí lãi vay tăng là nguyên nhân.
Doanh nghiệp gạo có tiếng lâu năm tại tỉnh An Giang – Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang – Angimex (mã: AGM) sau cú sốc nhân sự cao cấp đầu năm 2022 đến nay vẫn chưa thể vực dậy. Doanh nghiệp ghi nhận lỗ đậm trên 200 tỷ đồng 2 năm liên tiếp 2022 – 2023. Quý I năm nay lỗ tiếp 15 tỷ đồng nâng lỗ lũy kế lên 175 tỷ đồng, tiệm cận vốn góp chủ sở hữu 182 tỷ đồng.
Đồng thời, báo cáo tài chính của công ty năm 2023 có loạt ý kiến ngoại trừ và nhấn mạnh của đơn vị kiểm toán về công nợ, khoản tạm ứng, nợ phải trả ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn, thanh khoản trái phiếu, nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục… Cổ phiếu AGM hiện giao dịch vùng 4.300 đồng/cp, giảm 68% tính từ tháng 8/2023.
Riêng cổ phiếu VSF của Tổng công ty lương thực miền Nam (mã: VSF) nhận tin vui khi cổ phiếu được ra khỏi diện cảnh báo từ 5/4 sau khi tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần với BCTC năm 2023. Song, mã chứng khoán VSF lại giảm từ vùng 42.000 đồng/cp về 33.200 đồng/cp tính từ đầu năm.
Kết quả kinh doanh của VSF có cải thiện rõ rệt trong bối cảnh xuất khẩu gạo thuận lợi. Doanh thu 2023 tăng 33% lên 23.031 tỷ đồng, lãi ròng 23 tỷ đồng, chấm dứt chuỗi thua lỗ hơn chục năm liên tiếp. Quý I/2024, doanh thu tăng nhẹ lên 4.797 tỷ đồng và chuyển từ lỗ 7 tỷ sang có lãi 1,2 tỷ đồng.
Nhìn chung, điểm sáng duy nhất trong bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp gạo trên sàn là doanh thu tăng mạnh, tuy nhiên, biên lãi gộp mảng kinh doanh gạo mỏng kèm chi phí lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá kéo giảm lợi nhuận.
Theo Tường Như/Nhà dầu t
‘Hẩm hiu’ cổ phiếu gạo trên sàn: Lao dốc và hủy niêm yết
Gạo Việt tiếp tục đạt nhiều thành tích trên trường quốc tế nhưng doanh nghiệp gạo vẫn trong vòng khó khăn, thua lỗ triền miên, cổ phiếu lao dốc.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gạo Việt tiếp tục gặt hái thành công trên thị trường quốc tế khi kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm vượt mốc 2 tỷ USD, tăng gần 12% về lượng và tăng 36,5% về giá trị.
Ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết theo dự báo, thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo trong năm 2024. Nguồn cung gạo toàn cầu không còn dồi dào bởi sản lượng tại Ấn Độ (nguồn cung chính chiếm 40% sản lượng toàn cầu) giảm 4 triệu tấn, các thị trường như Philippines, Indonesia, Thái Lan, Campuchia… cũng giảm do tác động của hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu.
Điều này mở ra cơ hội rất lớn cho các quốc gia xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh giữ vững thị trường chính như Philippines, Indonesia, Malaysia; gạo Việt cũng đã mở rộng ra nhiều thị trường. Năm nay, Việt Nam có thể đáp ứng nguồn cung để xuất khẩu gạo tương đương năm 2023 (8,13 triệu tấn) và vẫn đảm bảo an ninh lương thực.
Dù bức tranh ngành rất sáng nhưng diễn biến cổ phiếu gạo trên sàn lại “ảm đạm”. Loạt cổ phiếu gạo lao dốc, báo cáo tài chính kiểm toán 2023 lộ nhiều vấn đề, thậm chí có cổ phiếu bị hủy niêm yết.
Trong bối cảnh thị trường chung phục hồi từ tháng 9/2023 thì cổ phiếu LTG của Tập đoàn Lộc Trời (mã: LTG) ghi nhận đà giảm 23% xuống vùng 23.000 đồng/cp. Diễn biến lao dốc của cổ phiếu này đi kèm với tình hình kinh doanh không mấy khả quan.
Doanh nghiệp công bố BCTC hợp nhất kiểm toán 2023 với lãi ròng 16,8 tỷ đồng, giảm đến 249 tỷ đồng so với báo cáo tự lập do phần lợi nhuận từ giao dịch mua rẻ công ty liên kết giảm 315 tỷ đồng. So với thực hiện 2022, lợi nhuận giảm đến 96% dù doanh thu tăng 39% lên 11.893 tỷ đồng với động lực đến từ mảng gạo.
Qua đến quý I năm nay, Lộc Trời báo báo cáo doanh thu hơn gấp rưỡi lên 3.849 tỷ đồng. Riêng doanh thu bán gạo gần gấp đôi lên 3.286 tỷ đồng. Tuy nhiên, biên lãi gộp mảng gạo mỏng chỉ 3,5% kéo giảm biên lợi nhuận gộp chung toàn tập đoàn từ 11% xuống 6,5%. Mặt khác, chi phí tài chính tăng cao do lỗ chênh lệch tỷ giá. Lộc Trời báo lỗ gần 97 tỷ đồng quý đầu năm, tăng lỗ thêm so với cùng kỳ năm trước.
Cổ phiếu một doanh nghiệp gạo lớn khác trên sàn là Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (mã: TAR) sẽ bị hủy niêm yết vào ngày 21/5 tới đây, ngày giao dịch cuối cùng tại sàn HNX là 20/5.
Nguyên nhân là do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến với BCTC riêng và hợp nhất năm 2023 của công ty. Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán là công ty đang chờ kết quả xác minh của cơ quan chức năng về đợt phát hành riêng lẻ năm 2021 và vấn đề hàng tồn kho trị giá 1.256 tỷ đồng.
Mã chứng khoán TAR hiện chỉ được giao dịch phiên thứ 6 hàng tuần. Cổ phiếu giảm sàn xuống 5.200 đồng/cp với dư bán sàn hơn 4 triệu đơn vị sau thông tin hủy niêm yết. Xét từ tháng 8/2023, TAR đã mất giá 75%.
Về kết quả kinh doanh, Gạo Trung An báo lỗ 16 tỷ đồng năm 2023 dù doanh thu tăng 18% lên 4.485 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm và chi phí lãi vay tăng là nguyên nhân.
Doanh nghiệp gạo có tiếng lâu năm tại tỉnh An Giang – Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang – Angimex (mã: AGM) sau cú sốc nhân sự cao cấp đầu năm 2022 đến nay vẫn chưa thể vực dậy. Doanh nghiệp ghi nhận lỗ đậm trên 200 tỷ đồng 2 năm liên tiếp 2022 – 2023. Quý I năm nay lỗ tiếp 15 tỷ đồng nâng lỗ lũy kế lên 175 tỷ đồng, tiệm cận vốn góp chủ sở hữu 182 tỷ đồng.
Đồng thời, báo cáo tài chính của công ty năm 2023 có loạt ý kiến ngoại trừ và nhấn mạnh của đơn vị kiểm toán về công nợ, khoản tạm ứng, nợ phải trả ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn, thanh khoản trái phiếu, nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục… Cổ phiếu AGM hiện giao dịch vùng 4.300 đồng/cp, giảm 68% tính từ tháng 8/2023.
Riêng cổ phiếu VSF của Tổng công ty lương thực miền Nam (mã: VSF) nhận tin vui khi cổ phiếu được ra khỏi diện cảnh báo từ 5/4 sau khi tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần với BCTC năm 2023. Song, mã chứng khoán VSF lại giảm từ vùng 42.000 đồng/cp về 33.200 đồng/cp tính từ đầu năm.
Kết quả kinh doanh của VSF có cải thiện rõ rệt trong bối cảnh xuất khẩu gạo thuận lợi. Doanh thu 2023 tăng 33% lên 23.031 tỷ đồng, lãi ròng 23 tỷ đồng, chấm dứt chuỗi thua lỗ hơn chục năm liên tiếp. Quý I/2024, doanh thu tăng nhẹ lên 4.797 tỷ đồng và chuyển từ lỗ 7 tỷ sang có lãi 1,2 tỷ đồng.
Nhìn chung, điểm sáng duy nhất trong bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp gạo trên sàn là doanh thu tăng mạnh, tuy nhiên, biên lãi gộp mảng kinh doanh gạo mỏng kèm chi phí lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá kéo giảm lợi nhuận.
Trở lại đường đua, Vinafood 2 xuất khẩu hàng triệu tấn gạo mỗi năm
Sau nhiều năm kinh doanh thua lỗ, đến nay, sau khi triển khai đề án tái cơ cấu, Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) đã ổn định tổ chức, kinh doanh có lãi, xuất khẩu hàng triệu tấn gạo mỗi năm…
Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2 - Mã chứng khoán: VSF ) vừa tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 với không khí tươi mới, lạc quan về triển vọng kinh doanh sau khi thực hiện đề án tái cơ cấu kể từ tháng 10/2021.
Ông Nguyễn Huy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinafood 2, cho biết, với việc tập trung chỉ đạo, điều hành để thích ứng với những thay đổi về chính sách, thị trường, năm 2023, Vinafood 2 tiếp tục đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng.
Cụ thể, Tổng công ty Vinafood 2 đã bán ra thị trường hơn 1,57 triệu tấn (trong đó xuất khẩu là 1,2 triệu tấn), tăng 75% so với kế hoạch năm; tổng doanh thu hợp nhất của tổng công ty là hơn 23.349 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 122 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng lần lượt là hơn 52% và 21% so với kế hoạch năm. Công ty mẹ cũng kinh doanh có lãi và năm 2023 trở thành năm thứ hai, công ty mẹ có lãi, sau thời gian dài thua lỗ.
Nhận định kết quả kinh doanh này còn khá khiêm tốn so với tầm vóc của Vinafood 2, đơn vị từng được mệnh danh là “vua” trong ngành gạo nhưng ông Nguyễn Huy Hưng, đánh giá đây là bước chuyển mình ngoạn mục của Vinafood 2, cho thấy việc thực hiện đề án tái cơ cấu Tổng công ty giai đoạn 2021 – 2025 đã mang lại hiệu quả, tạo được sự đồng thuận từ Ban lãnh đạo đến toàn thể cán bộ nhân viên, hoạt động kinh doanh ổn định, tiết giảm được chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm…
Thương hiệu Vinafood 2 đã dần lấy lại được vị thế, niềm tin của các đối tác trong và ngoài nước, đặc biệt là với các tổ chức tín dụng. Chính điều này đã giúp Tổng công ty mở rộng được quan hệ tín dụng, tiếp cận được nhiều nguồn tín dụng có lãi suất cạnh tranh, điều kiện vay tốt, kịp thời đáp ứng được nhu cầu giải ngân phục vụ tiến độ thu mua.
Ông Nguyễn Huy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Vinafood 2 chia sẻ với các cổ đông
Đánh giá về công tác kinh doanh, xuất khẩu gạo, ông Bạch Ngọc Văn, Phó Tổng Giám đốc Vinafood 2 nhận định, năm 2023 tưởng chừng là một năm thuận lợi khi giá lúa gạo liên tục tăng cao nhưng thực tế, đối với những đơn vị xuất khẩu, việc giá gạo tăng cao, diễn biến bất thường luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đòi hỏi công tác dự báo thị trường, điều hành kinh doanh phải hết sức kịp thời, linh hoạt.
“Chúng tôi nhận định lượng tồn kho cuối năm 2022 chuyển sang năm 2023 còn rất ít, đồng thời vụ Đông Xuân sẽ thu hoạch trễ do gieo sạ muộn hơn kế hoạch và ảnh hưởng bởi không khí lạnh nên Tổng công ty đã thận trọng trong việc bán ra, chỉ bán cho khách hàng trên cơ sở nguồn hàng sẵn có, không chạy theo sản lượng”, ông Bạch Ngọc Văn nhấn mạnh.
Ông Văn cho biết: Có những thời điểm khi giá lúa gạo tăng cao, diễn biến khó lường khiến cho việc kinh doanh gặp nhiều rủi ro, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã quyết định dừng mua vào nhưng với vai trò là một tổng công ty nhà nước, Vinafood 2 vẫn tiếp tục chỉ đạo các đơn vị mua vào theo giá thị trường trong nước với mục tiêu chung là tiêu thụ lúa gạo cho bà con nông dân, bình ổn thị trường.
Dù lạc quan với những kết quả kinh doanh của năm 2023 nhưng trước những diễn biến khó lường của tình hình thế giới nói chung và thị trường gạo nói riêng, Vinafood vẫn đặt ra mục tiêu kinh doanh năm 2024 khá thận trọng với tổng doanh thu hơn 17.100 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 105 tỷ đồng.
Dự kiến, Tổng công ty Vinafood 2 sẽ mua vào khoảng 936.000 tấn lúa gạo, trong đó sẽ xuất khẩu khoảng 703.000 tấn và tiêu thụ nội địa 233.000 tấn. Như vậy, ngoài chỉ tiêu lợi nhuận của công ty mẹ thì các chỉ tiêu khác đều giảm khá mạnh so với năm 2023.
CTCP Lương thực Thực phẩm Safoco vừa nhận được đơn xin thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT và từ nhiệm Thành viên HĐQT của ông Nguyễn Quang Hiển. Đồng thời, một thành viên HĐQT khác là ông Nguyễn Tri Nghĩa cũng có đơn xin từ nhiệm vị trí này.
Trước đó, tháng 4/2022, ông Nguyễn Quang Hiển và ông Nguyễn Tri Nghĩa đã trúng cử Thành viên HĐQT SAF nhiệm kỳ 2018-2022 theo đề cử của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam - CTCP (Vinafood 2, UPCoM: VSF), công ty mẹ của SAF sở hữu 51.3% vốn. Thời điểm này, ông Hiển được bầu làm Chủ tịch HĐQT không chuyên trách của SAF.
Đến tháng 4/2023, cả hai tiếp tục trúng cử vào Ban quản trị Safoco nhiệm kỳ 2023-2027, và ông Hiển vẫn được bầu làm Chủ tịch HĐQT không chuyên trách của Công ty.
Tuy nhiên, căn cứ theo quyết định ngày 13/03/2024 của Vinafood 2 về việc thôi làm người đại diện vốn Tổng Công ty tại Safoco, hai lãnh đạo cấp cao này đều xin rút khỏi Thành viên HĐQT SAF nhiệm kỳ 2023-2027, sau gần 1 năm tại vị. Dù vậy, ông Nghĩa vẫn còn làm Phó Tổng Giám đốc SAF (bổ nhiệm từ tháng 1/2022), trong khi đó ông Hiển đang làm Phó Tổng Giám đốc của Vinafood 2.
Tại cuối năm 2023, có 3 thành viên trong Ban quản trị Safoco là đại diện sở hữu của Vinafood 2, bao gồm ông Hiển đại diện 20% vốn; ông Nghĩa đại diện 10% và ông Nguyễn Công Minh Khoa - Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc, đồng thời là người được ủy quyền công bố thông tin, đại diện 11.66%.
Động thái xin miễn nhiệm của hai nhân sự cấp cao diễn ra ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2024 của SAF, dự kiến tổ chức ngày 10/04 theo danh sách chốt ngày 11/03. Thời gian và địa điểm cụ thể sẽ được Công ty thông báo chi tiết trong thư mời.
Safoco tiền thân là Cửa hàng Lương thực Thực phẩm số 4 được thành lập năm 1995, là đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc và chịu sự quản lý trực tiếp của Vinafood 2. Theo đề án cơ cấu lại Tổng Công ty giai đoạn đến hết năm 2025, Vinafood 2 vẫn sẽ giữ nguyên tỷ lệ vốn góp của công ty mẹ tại SAF (tỷ lệ 51.3%).
Về tình hình kinh doanh, SAF ghi nhận kết quả gần như đi ngang trong năm 2023 với doanh thu 793 tỷ đồng và lãi trước thuế 65 tỷ đồng, thực hiện được 97% chỉ tiêu doanh thu và 98% mục tiêu lợi nhuận năm.
Thực tế, SAF là doanh nghiệp sản xuất bánh tráng có kết quả kinh doanh ổn định, điều này giúp Công ty duy trì được thói quen trả cổ tức tiền mặt cao, trung bình dao động 30%/năm.
Theo kế hoạch 5 năm (2023-2027), Safoco dự kiến trả cổ tức 30% bằng tiền mỗi năm. Ngày 01/02 vừa qua, Công ty đã tạm ứng cổ tức 2023 với tỷ lệ 30%, tương ứng chi hơn 36 tỷ đồng và hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Gần nhất, tỷ lệ cổ tức năm 2022 là 34%.
Thế Mạnh
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.