Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
VIB muốn mua lại trước hạn gần 1.000 tỷ đồng trái phiếu
VIB cho biết, mục đích mua lại lô trái phiếu VIBL2226001 nhằm tối ưu hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Thời gian dự kiến mua lại lô trái phiếu là 28/2/2025.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HoSE: VIB) vừa công bố thông tin về việc mua lại trước hạn mã trái phiếu VIBL2226001.
Theo đó, VIB dự kiến mua lại mã trái phiếu trên với tổng giá trị 948 tỷ đồng. Lô trái phiếu được phát hành ngày 28/2/2022, kỳ hạn 4 năm và dự kiến tới tháng 2/2026 mới đáo hạn. VIB cho biết, mục đích mua lại nhằm tối ưu hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Thời gian dự kiến mua lại lô trái phiếu là 28/2/2025.
Năm 2024, ngân hàng này cũng đã tiến hành mua lại trước hạn tổng cộng 12 lô trái phiếu với tổng giá trị 14.500 tỷ đồng. Tính riêng tháng 11/2024, ngân hàng đã mua lại trước hạn 2 mã trái phiếu VIBL2125018 và VIBL2125019 có tổng giá trị 1.150 tỷ đồng.
Trong đó, mã trái phiếu VIBL2125018 có mệnh giá 500 tỷ đồng, lô VIBL2125019 có mệnh giá 650 tỷ đồng.
Hai mã trái phiếu đều được phát hành năm 2021, kỳ hạn 4 năm và dự kiến tới 2025 mới đáo hạn. Ngược lại, trong năm 2024 đến nay, ngân hàng đã phát hành 11 mã trái phiếu với tổng giá trị 21.000 tỷ đồng.
Phó Tổng Giám đốc VIB mua thành công gần 1,3 triệu cổ phiếu
Sau khi mua vào số lượng cổ phiếu nói trên, ông Minh đã tăng sở hữu lên hơn 5,6 triệu cổ phiếu, tương đương 0,189% vốn ngân hàng.
Ngày 17/02/2025, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB – HoSE: VIB) vừa có báo cáo công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu của người nội bộ/người có liên quan của người nội bộ.
Theo đó, ông Trần Nhất Minh - Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Dịch vụ công nghệ ngân hàng/Khối ngân hàng số của Ngân hàng VIB đã mua vào gần 1,3 triệu cổ phiếu trong tổng số 2 triệu cổ phiếu đã đăng ký.
Thời gian giao dịch từ 17/1/2025 đến ngày 14/2/2025 và được thực hiện bằng phương thức thỏa thuận, khớp lệnh. Lý do không hoàn thành toàn bộ giao dịch là do không đủ thời gian để mua đủ số cổ phiếu như dự kiến.
Trước khi giao dịch, ông Minh đang sở hữu 4,4 triệu cổ phiếu VIB, tương đương 0,558% vốn ngân hàng. Như vậy, sau khi mua vào số lượng cổ phiếu nói trên, ông Minh đã tăng sở hữu lên hơn 5,6 triệu cổ phiếu, tương đương 0,189% vốn ngân hàng.
Tạm tính giá cổ phiếu VIB kết phiên 14/2 là 20.450 đồng/cổ phiếu, ước tính ông Trần Nhất Minh sẽ chi ra 25,8 tỷ đồng để mua vào lượng cổ phiếu trên.
Ông Trần Nhất Minh - Phó Tổng Giám đốc VIB
Ở một diễn biến liên quan, trước đó, ông Hồ Vân Long - Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Ban Dịch vụ tài chính của ngân hàng cũng đăng ký mua vào 12 triệu cổ phiếu trong khoảng thời gian từ ngày 2/1/2025 24/1/2025 bằng phương thức thỏa thuận, khớp lệnh nhằm gia tăng đầu tư giá trị tài sản.
Qua đó, ông Hồ Vân Long nâng số lượng cổ phiếu VIB đang nắm giữ từ hơn 16,6 triệu cổ phiếu lên 28,6 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu tăng từ 0,558% lên 0,961% vốn điều lệ tại VIB.
Về tình hình kinh doanh, lũy kế cả năm 2024, VIB ghi nhận thu nhập lãi thuần hơn 16.750 tỷ đồng, giảm 9% so với năm trước. Tương tự, lãi thuần từ dịch vụ giảm 20% còn 1.765 tỷ đồng; lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối giảm 9% còn 501 tỷ đồng.
Ngược chiều, lãi thuần từ hoạt động khác tăng 64% lên 1.300 tỷ đồng; lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng 91% lên 248 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động cả năm 2024 tăng thêm 9% lên mức 7.211 tỷ đồng nhưng đổi lại, VIB tiết giảm 10% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng còn 4.353 tỷ đồng. Dù vậy, lợi nhuận trước thuế cả năm vẫn "đi lùi" 16% về còn 9.004 tỷ đồng.
So với mục tiêu 12.045 tỷ đồng lãi trước thuế đề ra cho cả năm, VIB mới thực hiện được 75% kế hoạch năm.
Tính đến cuối năm 2024, tổng tài sản VIB mở rộng 20% so với đầu năm, lên 493.158 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác tăng 1,5 lần so với đầu năm lên gần 106.000 tỷ đồng; cho vay khách hàng tăng 21,6% lên 324.010 tỷ đồng.
Về phần nguồn vốn, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác tăng 25% sau một năm lên 123.201 tỷ đồng; tiền gửi khách hàng tăng 17% so với đầu năm, lên 276.308 tỷ đồng.
Về chất lượng nợ vay, tổng nợ xấu của VIB tính đến 31/12/2024 là 11.374 tỷ đồng, tăng 36% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng tới 191%; còn nợ nghi ngờ và nợ dưới tiêu chuẩn đều giảm. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ vay tăng từ 3,14% hồi đầu năm lên 3,51%.
Loạt lãnh đạo ngân hàng chi hàng trăm tỷ mua cổ phiếu
Nhiều 'sếp' ngân hàng đăng ký hoặc đã mua vào lượng lớn cổ phiếu.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – Mã: VPB) mới đây đã có thông báo về giao dịch cổ phiếu của người nội bộ
Theo đó, bà Phạm Thị Nhung, Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc thường trực ngân hàng đã đăng ký mua 30 triệu cổ phiếu VPB theo phương thức khớp lệnh. Thời gian giao dịch dự kiến là từ ngày 6/2 đến ngày 7/3.
Nếu thành công, bà Nhung sẽ nâng lượng sở hữu tại ngân hàng từ 6,07 triệu cổ phiếu lên 36,07 triệu cổ phiếu, tương đương 0,45% vốn tại VPBank.
Chốt phiên giao dịch ngày 3/2, giá cổ phiếu VPB dừng ở mức 18.500 đồng/cp. Tạm tính theo giá này, lượng cổ phiếu mà bà Nhung đăng ký mua vào có trị giá khoảng 555 tỷ đồng.
Trước đó, nhiều lãnh đạo ngân hàng cũng đăng ký hoặc đã mua vào lượng lớn cổ phiếu.
Theo thông tin được VIB công bố, ông Trần Nhất Minh, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Khối Dịch vụ công nghệ ngân hàng, đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu VIB nhằm gia tăng tỉ lệ sở hữu. Giao dịch được thực hiện trong thời gian từ 17/1/2025 - 14/2/2025 bằng phương thức thoả thuận và khớp lệnh.
Bà Nguyễn Minh Huệ - Người đc ủy quyền công bố thông tin của VIB mới mua thành công 50.000 cổ phiếu trong thời gian từ ngày 9/1 đến ngày 13/1.
Ông Hồ Vân Long – Phó Tổng Giám đốc/Giám đốc Ban Dịch vụ Tài chính VIB, cũng mới mua vào 12 triệu cổ phiếu VIB nhằm phục vụ mục đích đầu tư tài sản giá trị. Giao dịch được thực hiện trong ngày 13/01/2025, theo phương thức thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh.
Trước đó, ông Hồ Vân Long cũng đã mua 3 triệu cổ phiếu của ngân hàng này nhằm mục đích gia tăng đầu tư tài sản giá trị. Giao dịch được thực hiện trong ngày 8/11/2024 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Cùng với ông Long, vợ và con ông Đặng Văn Sơn - Phó Chủ tịch VIB cũng đã mua vào lượng lớn cổ phiếu ngân hàng trong thời gian gần đây.
Cụ thể, bà Đặng Thị Thu Hà, vợ ông Đặng Văn Sơn, đã mua vào 10 triệu cổ phiếu VIB nhằm phục vụ mục đích tài chính cá nhân. Đặng Minh Ngọc - con đẻ của ông Sơn và bà Hà, cũng đã mua xong 4 triệu cổ phiếu VIB. Cả hai giao dịch đều được thực hiện vào ngày 28/11/2024.
Tại NCB, bà Bùi Thị Thanh Hương, Chủ tịch ngân hàng này đã mua hơn 56,3 triệu cổ phiếu NVB trong đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ hồi tháng 12/2024. Cùng với bà Hương, ông Dương Thế Bằng, Thành viên HĐQT NCB cũng đã mua thành công 58,5 triệu cổ phiếu NVB.
Với mức giá chào bán trong đợt phát hành riêng lẻ này là 10.000 đồng/cp, ước tính bà Hương và ông Bằng đã chi ra lần lượt 563 tỷ đồng và 585 tỷ đồng để thực hiện giao dịch.
Nhờ đâu VIB lãi trên 9,000 tỷ đồng năm 2024?
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HOSE: VIB) vừa công bố BCTC hợp nhất với lãi trước thuế năm 2024 hơn 9,004 tỷ đồng, giảm 16% so với năm trước. Trong khi tín dụng tăng trưởng 22%.
Năm 2024, thu nhập lãi thuần VIB đạt hơn 16,750 tỷ đồng, giảm 9% so với năm trước. VIB cho biết định hướng tập trung vào phân khúc khách hàng chất lượng cao, có tài sản đảm bảo tốt, cùng với việc đưa ra thị trường nhiều gói sản phẩm bán lẻ lãi suất cạnh tranh nên có sụt giảm về biên lãi ròng (NIM) - ở mức 3.8%.
Thu nhập ngoài lãi vẫn duy trì tăng trưởng 6% so với năm trước và đóng góp 19% tổng doanh thu Ngân hàng.
Thu nhập từ phí đạt 2,100 tỷ đồng với 2 sản phẩm chính là thẻ tín dụng và bảo hiểm. Riêng về số lượng thẻ tín dụng, VIB đạt hơn 865,000 thẻ, chi tiêu thẻ đạt 5 tỷ USD, tương ứng mức trung bình 10,000 tỷ đồng/tháng, tăng hơn 20% so với năm trước.
Lãi từ kinh doanh ngoại hối cũng giảm 9% còn hơn 500 tỷ đồng, do tăng chi cho các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ.
Lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng đến 91%, thu được 248 tỷ đồng. Đáng chú ý, lãi từ hoạt động khác tăng 64%, đạt 1,300 tỷ đồng, nhờ thu hồi nợ đã được xử lý, bù đắp bằng nguồn dự phòng rủi ro 1,247 tỷ đồng, tăng đến 80%.
Chi phí hoạt động của Ngân hàng trong năm 2024 tăng 9% lên 7,211 tỷ đồng, chủ yếu đến từ các hoạt động đầu tư vào con người, công nghệ, ngân hàng số, marketing và mở rộng chi nhánh. Hệ số hiệu quả chi phí (CIR) đạt mức 35%.
Trong năm, Ngân hàng trích hơn 4,353 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, do đó thu được hơn 9,004 tỷ đồng lãi trước thuế, giảm 16% so với năm trước. Đại diện VIB cho biết: "Đây là con số lợi nhuận thực chất, phản ánh đúng kết quả kinh doanh và tình hình thị trường". Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt khoảng 18%.
So với mục tiêu 12,045 tỷ đồng lãi trước thuế đề ra cho cả năm, VIB mới thực hiện được 75% kế hoạch năm.
Kết quả kinh doanh quý 4 và năm 2024 của VIB. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
Tính đến cuối năm 2024, tổng tài sản Ngân hàng tăng trưởng 20% so với đầu năm, lên 493,158 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng VIB đạt 324,010 tỷ đồng, tăng 22%, với động lực tăng trưởng đến từ cả ở 4 mảng phân khúc trọng tâm là bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp, SME và định chế tài chính. Trong đó, dư nợ bán lẻ đạt gần 260,000 tỷ đồng, tỷ lệ bán lẻ duy trì mức 80%, với trên 90% khoản vay bán lẻ có tài sản đảm bảo chủ yếu là nhà ở, đất ở với đầy đủ pháp lý và có thanh khoản. Số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chỉ chiếm 0.2% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, toàn bộ trái phiếu đều thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại và tiêu dùng.
Tiền gửi khách hàng tăng 17% so với đầu năm, lên 276,308 tỷ đồng. Trong đó, huy động khách hàng cá nhân đạt gần 200,000 tỷ đồng, tăng 14%. Tỷ lệ CASA và ngoại tệ tăng hơn 35%, giúp chi phí lãi 2024 giảm 14%.
Chất lượng nợ vay của các ngân hàng tính đến 31/12/2024 (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
Tổng nợ xấu VIB tính đến 31/12/2024 là 11,374 tỷ đồng, tăng 36% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ vay là 3.51%. Tỷ lệ nợ xấu Ngân hàng công bố là 2.4%.
Các chỉ tiêu an toàn vẫn đảm bảo theo quy định như tỷ lệ an toàn vốn (CAR) Basel II đạt 11.9%, hệ số cho vay trên tổng tiền gửi (LDR) ở mức 72%, hệ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 22% và hệ số nguồn vốn ổn định ròng theo Basel III (NSFR) 117%.
VIB lãi trước thuế hơn 9.000 tỷ đồng năm 2024
Ngân hàng Quốc tế (VIB) đạt lợi nhuận trước thuế hơn 9.000 tỷ, tăng trưởng tín dụng 22%, tổng tài sản hơn 493.000 tỷ, năm 2024.
Ngân hàng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, doanh thu và hiệu quả kinh doanh ổn định bên cạnh mức tăng trưởng tín dụng cao. Tính đến 31/12/2024, tổng tài sản đạt hơn 493.000 tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm. Theo đơn vị, dư nợ tín dụng đạt 325.000 tỷ đồng, tăng gần 22%, thuộc nhóm đầu ngành.
Theo đại diện nhà băng, động lực tăng trưởng đến từ cả 4 mảng phân khúc trọng tâm là bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp, SME và định chế tài chính. Trong đó, dư nợ bán lẻ đạt gần 260.000 tỷ đồng, tỷ lệ bán lẻ duy trì mức 80%.
Có trên 90% khoản vay bán lẻ có tài sản đảm bảo chủ yếu là nhà ở, đất ở với đầy đủ pháp lý và tính thanh khoản tốt. VIB cũng có số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ở nhóm thấp, chiếm 0,2% tổng dư nợ tín dụng. Toàn bộ trái phiếu đều thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại và tiêu dùng.
Biểu đồ tăng trưởng tín dụng VIB giai đoạn 2019-2024. Nguồn: VIB
VIB cho biết, năm 2024 đơn vị được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng nằm trong top đầu ngành, thêm dư địa tăng trưởng ở các phân khúc khách hàng khác. Tuy nhiên, đơn vị vẫn nhất quán với khẩu vị rủi ro thận trọng và không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng.
Nhà băng duy trì tăng trưởng hơn 17% so với đầu năm, nâng số dư tiền gửi khách hàng đạt 276.000 tỷ đồng, đáp ứng thanh khoản và nguồn lực cho hoạt động tín dụng. Trong đó huy động khách hàng cá nhân đạt gần 200.000 tỷ đồng, tăng 14%. Đặc biệt, nguồn vốn chi phí thấp (CASA và ngoại tệ) tăng hơn 35% so với đầu năm, góp phần vào chiến lược tối ưu hóa chi phí vốn, giúp chi phí lãi 2024 giảm tới 14% so với cùng kỳ.
Cải thiện chất lượng tài sản, quản trị rủi ro
Ngân hàng duy trì chiến lược thận trọng, đảm bảo cân bằng mục tiêu giữa tăng trưởng tín dụng, chất lượng tài sản và hiệu quả hoạt động. Thông qua thường xuyên rà soát chặt chẽ chính sách tín dụng, nhà băng tập trung vào phân khúc khách hàng và tài sản bảo đảm tốt cùng các biện pháp xử lý, phòng ngừa nợ xấu. Chất lượng tài sản của ngân hàng đang dần cải thiện khi nợ nhóm hai giảm gần 4.100 tỷ đồng, tương đương giảm 28% so đầu năm. Nợ nhóm 3 và 4 cũng giảm lần lượt 9% và 28%, tương đương giảm gần 1.200 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tính đến ngày 31/12/2024 là 2,4%.
VIB là một trong số ít ngân hàng có số dư các khoản lãi, phí phải thu thấp ở mức khoảng 2.570 tỷ đồng, giảm 30% so với cuối năm 2023 và chỉ chiếm khoảng 0,5% tổng tài sản. Con số này thể hiện chất lượng doanh thu được ghi nhận trên báo cáo tài chính.
Các chỉ số quản trị duy trì ở mức an toàn. Cụ thể, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) Basel II đạt 11,9%, hệ số cho vay trên tổng tiền gửi (LDR) 72%, hệ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là 22% và hệ số nguồn vốn ổn định ròng theo Basel III (NSFR) 117%.
Hỗ trợ lãi suất và đầu tư mở rộng
Năm 2024, VIB đạt tổng doanh thu 20.570 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ trước đó. Với định hướng tập trung vào phân khúc khách hàng chất lượng cao có tài sản đảm bảo tốt cùng nhiều gói sản phẩm bán lẻ lãi suất cạnh tranh đã ảnh hưởng đến biên lãi ròng (NIM). Tuy nhiên, ngân hàng vẫn duy trì NIM tích cực ở mức 3,8% nhờ các chiến lược tối ưu chi phí vốn.
Ngoài hoạt động tín dụng, thu nhập ngoài lãi vẫn duy trì tốt, tăng 6% so với cùng kỳ và đóng góp vào 19% tổng doanh thu của ngân hàng. Thu nhập từ nợ đã xử lý rủi ro (write off recovery) đạt gần 1.250 tỷ đồng, tăng 80%. Thu nhập từ phí đạt 2.100 tỷ đồng với hai sản phẩm chính là thẻ tín dụng và bảo hiểm.
Chi phí hoạt động của ngân hàng trong năm vừa qua tăng lên do đầu tư vào con người, công nghệ ngân hàng số và marketing phù hợp với mục tiêu mở rộng quy mô. Trong năm qua ngân hàng đã mở mới 8 chi nhánh tại 7 tỉnh thành nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển.
Về trích lập dự phòng, dù áp lực nợ xấu đã giảm đáng kể nhưng nhà băng vẫn duy trì chính sách thận trọng. Khoản trích lập khoảng 4.353 tỷ đồng, giảm nhẹ so với trước đó để duy trì tỷ lệ bao phủ ổn định.
Áp dụng chuẩn mực quản trị tiên tiến
Nhằm nâng cao thương hiệu, VIB triển khai loạt chương trình quảng bá và truyền thông sáng tạo, góp phần giúp giá trị thương hiệu tăng lên 51% trong năm 2024. Theo Brand Finance, đây là mức tăng cao nhất ngành.
Năm 2024, VIB triển khai thành công cả ba trụ cột của chuẩn mực quản trị rủi ro Basel II. Nhà băng phát hành báo cáo kiểm toán theo chuẩn mực quốc tế (IFRS) sớm hơn yêu cầu Bộ Tài chính.
Đến tháng 8/2024, VIB được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn tham gia Ban Chỉ đạo triển khai các chuẩn mực vốn Basel II nâng cao Basel III. Đơn vị đặt mục tiêu hoàn thành áp dụng chuẩn mực Basel III vào cuối năm sau, góp phần nâng cao tiêu chuẩn quản trị ngành ngân hàng Việt Nam.
Ngoài ra, nhà băng tích cực đóng góp vào sự phát triển cộng đồng thông qua các hoạt động kinh tế xã hội, đóng góp ngân sách. Năm 2024 đánh dấu VIB được vinh danh top 4 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân đóng góp ngân sách lớn nhất Việt Nam. Đầu năm nay, ngân hàng tiếp tục nhận bằng khen từ Kho bạc Nhà nước UBND TP HCM khi là một trong 4 ngân hàng có mức đóng góp ngân sách lớn nhất TP HCM năm 2024.
Đại diện nhà băng cho biết, những kết quả trên góp phần minh chứng về quy mô chất lượng, trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Đồng thời, đơn vị cũng góp phần thúc đẩy ngành ngân hàng hướng tới hệ thống hiện đại, an toàn bền vững.
Phó TGĐ VIB dự chi gần 39 tỷ đồng mua thêm 2 triệu cổ phiếu
Ông Trần Nhất Minh thông báo giao dịch cổ phiếu của Người nội bộ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam như sau:
Nhận định thị trường ngày 10/01/2025: Lái nghỉ tết sớm - thời điểm "vàng" để "săn sale"
Phiên 9/1 tiếp tục là một phiên giao dịch ảm đạm của chứng khoán Việt Nam. Chỉ số chính diễn biến “lình xình” dưới mốc tham chiếu gần như toàn bộ thời gian giao dịch. Thêm vào đó, dòng tiền tỏ ra không mấy "mặn mà" khiến VN-Index thiếu lực đỡ.
Đóng cửa, VN-Index giảm 5,25 điểm xuống 1.245,77 điểm. Giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt vỏn vẹn 6.618 tỷ đồng, mức thấp nhất trong vòng gần 2 năm qua (kể từ tháng 4/2023).
Về giao dịch khối ngoại, nhóm NĐT nước ngoài tiếp đà bán ròng mạnh tay tới 441 tỷ đồng trong phiên hôm nay với những cổ phiếu tiêu biểu như: STB, HDB, VNM
Tổng thể nếu thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp và có dấu hiệu giảm dần sẽ tạo điều kiện cho tổ chức hấp thụ lượng hàng giá rẻ của nhà đầu tư đua giá cao trong thời điểm trước, song song cũng tạo thời gian cho các vấn đề về tỉ giá được kiểm soát và hạ nhiệt, sau đó thị trường sẽ dễ bứt tốc về đỉnh hơn, mặc dù với trạng thái này sẽ hơi mất thời gian, nhưng ad đánh giá đây là thời điểm "vàng" để thay máu danh mục, cơ cấu đi những cổ phiếu kém chất lượng và dịch chuyển dòng vốn qua nhóm "dẫn dắt".
Chi tiết về góc nhìn - chiến lược cũng như cách chọn lọc được siêu cổ phiếu sẽ được bật mí trong video phía dưới, anh chị tham khảo:
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.