Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Viettel hợp tác Vingroup, khuyến khích 50.000 nhân viên sử dụng xe điện VinFast, dịch vụ VinBus, Xanh SM
Ngay trước sự kiện hợp tác, VinFast đã tổ chức trưng bày các dòng xe điện tại trụ sở Viettel, giới thiệu 3 mẫu xe nổi bật gồm VF 3, VF 7 và VF 9.
Ngày 18/2/2025, Tập đoàn Vingroup (VIC) và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) ký kết biên bản ghi nhớ (MOU), đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy mục tiêu chuyển đổi số và phát triển bền vững thông qua các giải pháp công nghệ và giao thông xanh.
Theo thỏa thuận, Vingroup và Viettel sẽ phối hợp chặt chẽ để tận dụng thế mạnh từ hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ của mỗi bên, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ, công nghiệp, logistic, viễn thông và giao thông xanh.
Vingroup và Viettel hợp tác thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số
Bên cạnh mục tiêu khai thác tối đa lợi thế của nhau trong kinh doanh, hai tập đoàn cam kết ưu tiên sử dụng sản phẩm và dịch vụ của đối tác nhằm tạo ra giá trị cộng hưởng, hướng tới sự phát triển bền vững.
Cụ thể, Viettel khuyến khích các công ty thành viên, cán bộ, nhân viên sử dụng phương tiện giao thông xanh của Vingroup, bao gồm ô tô và xe máy điện VinFast, dịch vụ xe buýt điện VinBus, taxi điện Xanh SM, cũng như các dịch vụ xe điện cho thuê của FGF. Ở chiều ngược lại, Vingroup và các công ty thành viên trong hệ sinh thái sẽ xem xét tăng cường sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Viettel.
Ngay trước sự kiện ký kết, VinFast đã tổ chức gian trưng bày các dòng xe điện ngay tại trụ sở Tập đoàn Viettel, mang đến cơ hội cho cán bộ nhân viên Viettel trực tiếp trải nghiệm và khám phá những sản phẩm mới nhất. Ba mẫu xe điện nổi bật được giới thiệu gồm VF 3, VF 7 và VF 9.
VinFast tổ chức gian trưng bày các dòng xe điện tại trụ sở Tập đoàn Viettel. Ảnh: Viettel
Bên cạnh đó, nhân viên Viettel cũng sẽ được hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt khi mua xe VinFast, chi tiết sẽ được tập đoàn này công bố trong thời gian tới.
Viettel hiện là doanh nghiệp viễn thông lớn nhất Việt Nam với hơn 50.000 cán bộ nhân viên. Theo đánh giá của Brand Finance, giá trị thương hiệu Viettel năm 2023 đạt gần 9 tỷ USD, đứng số 1 tại khu vực Đông Nam Á.
Năm 2024, Viettel ghi nhận doanh thu hợp nhất 190.000 tỷ đồng, tăng trưởng 10,3% so với năm trước, mức tăng cao nhất trong lĩnh vực viễn thông. Lợi nhuận trước thuế đạt 51.000 tỷ đồng (tương đương 2 tỷ USD), tăng 11,3%, xác lập kỷ lục lợi nhuận cao nhất trong lịch sử hoạt động của tập đoàn. Đóng góp cho ngân sách Nhà nước của Viettel đạt 44.300 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2023.
Trước sự kiện lần này, Vingroup và Viettel đã có nhiều lần bắt tay hợp tác, tập trung vào phát triển công nghệ và hạ tầng viễn thông. Năm 2019, hai tập đoàn ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mở rộng mạng lưới điểm sạc và đổi pin xe điện tại các địa điểm kinh doanh của Viettel. Đồng thời, Viettel cũng nghiên cứu tích hợp sản phẩm công nghệ của VinSmart vào hệ thống bán lẻ và bưu cục của mình.
Năm 2020, Vingroup cùng Viettel đã hợp tác để phát triển hệ thống trạm phát sóng 5G "Make in Vietnam".
Viettel Construction bị cấm thầu 4 năm vì vi phạm hồ sơ
Được biết, đây là lần đầu tiên Tổng Công ty CP Công trình Viettel bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu và bị áp dụng hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu kéo dài tới 4 năm.
Viettel Construction (CTR) vừa bị UBND TP Quảng Ngãi cấm tham gia đấu thầu trong 4 năm vì vi phạm quy định về hồ sơ dự thầu, cụ thể là khai man thông tin nhân sự, vi phạm Luật Đấu thầu 2023.
Theo Báo Thanh tra, Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel (Viettel Construction, HOSE: CTR) đã bị UBND TP Quảng Ngãi cấm tham gia đấu thầu trong 4 năm sau khi vi phạm quy định trong hồ sơ dự thầu gói thầu số 11, liên quan đến dự án nâng cấp các trường THCS tại TP Quảng Ngãi (giai đoạn 1). Cụ thể, công ty đã cung cấp thông tin không trung thực trong E-HSDT.
Gói thầu số 11, trị giá hơn 47,8 tỷ đồng, được Ban Quản lý Dự án TP Quảng Ngãi làm chủ đầu tư. Đơn vị tư vấn đánh giá hồ sơ là Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng 368 Hà Nội. Liên danh tham gia thầu gồm Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel, Công ty TNHH Lộc Thiên, Công ty TNHH MTV 19/5 và Công ty TNHH MTV TMDV Đồng Tâm, nhưng đã bị trượt thầu vì không đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
Trong quá trình đánh giá, tổ chuyên gia phát hiện Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel đã kê khai không chính xác thông tin về nhân sự, khi đề xuất ông Bùi Thanh Tùng làm chỉ huy trưởng công trình, dù ông không có bằng tốt nghiệp đại học từ Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Điều này đã vi phạm Điều 16, khoản 4 của Luật Đấu thầu năm 2023, quy định về hành vi cấm trong đấu thầu.
Sau khi xem xét, UBND TP Quảng Ngãi đã quyết định cấm Viettel Construction tham gia đấu thầu trong 4 năm đối với các dự án do UBND TP Quảng Ngãi quản lý, thay vì 3 năm như đề xuất ban đầu. Quyết định có hiệu lực ngay lập tức.
Đây là lần đầu tiên Viettel Construction bị phát hiện gian lận trong đấu thầu và bị áp dụng hình thức xử phạt nghiêm khắc này.
Đón sóng 5G: Cổ phiếu công nghệ và viễn thông vào tầm ngắm
Với sự bùng nổ của AI, chuyển đổi số và trung tâm dữ liệu, nhóm cổ phiếu công nghệ và viễn thông tiếp tục được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn trong năm 2025.
Cổ phiếu công nghệ bứt phá 140% trong năm 2024, mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn vào lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông. Bước sang 2025, ngành này được kỳ vọng trở thành động lực tăng trưởng chính của thị trường chứng khoán Việt Nam. FPT dẫn đầu với chiến lược mở rộng AI, trong khi nhóm viễn thông hưởng lợi từ làn sóng 5G và sự phát triển của trung tâm dữ liệu.
Năm 2025, ngành công nghệ thông tin (CNTT) và viễn thông tiếp tục được đánh giá là một trong những lĩnh vực dẫn dắt thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo SSI Research, nhóm cổ phiếu này đã tăng trưởng vượt trội 140% trong năm 2024, gấp nhiều lần so với mức tăng 12% của VN-Index. Xu hướng định giá P/E của cổ phiếu công nghệ Việt Nam cũng đang tiệm cận xu hướng toàn cầu, nhờ hưởng lợi từ làn sóng phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là AI tạo sinh (Generative AI).
FPT dẫn đầu đà tăng trưởng công nghệ
FPT (HOSE: FPT) tiếp tục khẳng định vị thế đầu ngành với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận. SSI Research dự báo doanh nghiệp này sẽ tiếp tục mở rộng quy mô trong năm 2025, nhờ đầu tư mạnh vào AI và đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa.
Thương mại hóa 5G mở ra cơ hội lớn cho viễn thông
Năm 2025 đánh dấu bước tiến quan trọng của ngành viễn thông Việt Nam khi mạng 5G chính thức được thương mại hóa. Viettel tiên phong triển khai với hơn 6.500 trạm BTS phủ sóng toàn quốc, VNPT theo sau vào tháng 12/2024, trong khi MobiFone dự kiến ra mắt dịch vụ trong năm nay.
5G không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn là nền tảng quan trọng cho các công nghệ tiên tiến như AI, Internet vạn vật (IoT) và đô thị thông minh. Chính phủ đặt mục tiêu phủ sóng 5G đến 99% dân số vào năm 2030, thúc đẩy nhu cầu đầu tư vào hạ tầng viễn thông, tạo cơ hội cho Viettel Construction (CTR) và các doanh nghiệp hạ tầng khác.
Trung tâm dữ liệu – Điểm nóng đầu tư mới
Song song với 5G, thị trường trung tâm dữ liệu (data center) cũng đang bùng nổ. Theo Research and Markets, lĩnh vực này tại Việt Nam sẽ tăng trưởng 13% CAGR trong giai đoạn 2024-2029, nhờ nhu cầu bảo mật dữ liệu và điện toán đám mây. Những cái tên dẫn đầu trong ngành bao gồm Viettel IDC, VNPT, FPT Telecom (FOX) và CMC (CMG).
Cổ phiếu công nghệ và viễn thông – Xu hướng đầu tư năm 2025
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của AI, chuyển đổi số và trung tâm dữ liệu, cổ phiếu công nghệ và viễn thông tiếp tục là lựa chọn hấp dẫn trong năm 2025. Dù đã có mức tăng trưởng mạnh, định giá ngành vẫn còn dư địa tăng khi lợi nhuận các doanh nghiệp duy trì tốc độ cao.
Với nền kinh tế số đang mở rộng, Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn cho các tập đoàn công nghệ lớn nhờ lợi thế nhân sự trẻ, chi phí cạnh tranh và chính sách hỗ trợ mạnh mẽ. Đây sẽ là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển bền vững của nhóm ngành này trong thời gian tới.
8 sai lầm nhà đầu tư cần tránh để không "mắc kẹt" trên thị trường chứng khoán năm 2025
Một “siêu cổ phiếu” vẫn có thể giảm 20 - 30% trong một năm.
Chuyên gia Chứng khoán VPBank cho rằng nhà đầu tư chứng khoán cần tránh 8 sai lầm dưới đây trong năm 2025.
Khép lại một năm đầy biến động, bức tranh thị trường chứng khoán năm 2025 được dự báo nhiều gam màu sáng dưới nền tảng vĩ mô ổn định dưới những chính sách điều hành của cơ quan quản lý, kỳ vọng nâng hạng thị trường đón dòng tiền lớn, khả năng tăng trưởng doanh nghiệp tích cực và định giá duy trì hấp dẫn.
Tuy nhiên, ngay cả khi thị trường đi lên nhiều người vẫn không tránh khỏi thua lỗ. Dẫn theo kinh nghiệm của Mark Minervini - một swing trader nổi tiếng với 40 năm kinh nghiệm giao dịch, ông Nguyễn Việt Đức - Giám đốc Kinh doanh Số, CTCP Chứng khoán VPBank cho rằng nhà đầu tư chứng khoán cần tránh 8 sai lầm dưới đây trong năm 2025.
Thứ nhất, không chốt lãi khi có lãi đáng kể và sau đó mất đi phần lớn lãi. Chuyên gia cho rằng đa phần nhà đầu tư gặp phải lỗi lầm này. Theo ông Minervini, việc nhà đầu tư tìm siêu cổ phiếu rất khó, mỗi năm chỉ có vài siêu cổ phiếu. Năm 2024 vừa qua, nếu không có FPT, VGI hay CTR coi như không có siêu cổ phiếu. Ngoài ra, một “siêu cổ phiếu” vẫn có thể giảm 20 - 30% trong một năm.
Thay vì tìm siêu cổ phiếu tăng 100%, chuyên gia cho rằng nhà đầu tư có thể chốt lời 10 lần những cổ phiếu tăng 10%. Đặc biệt ở Việt Nam, khi thị trường sideway (đi ngang), cổ phiếu nhiều khi tăng 10% rồi lại giảm thì chúng ta nên kỷ luật hơn, không chỉ trong việc cắt lỗ mà còn cả chốt lời ngay khi cổ phiếu chạm ngưỡng kháng cự.
“Tôi thấy rằng khi cổ phiếu chạm đường Bollinger Band 80 – 100 thì cổ phiếu giảm. Cho nên, vào năm ngoái, tôi đã thay đổi chiến lược là mua khi cổ phiếu ở biên giữa đường Bollinger Band (MA 50 – MA 100) và bán khi chạm đến biên trên, chốt lời khoảng 10%”, ông Nguyễn Việt Đức chia sẻ.
Thứ hai, không kiên quyết cắt lỗ khi lỗ còn ở mức thấp (dưới 8%). Chuyên gia cho rằng nhà đầu tư không nên để khoản lỗ bé thành khoản lỗ lớn. Khi không bán toàn bộ danh mục cắt lỗ ở dưới 8% thì cũng phải bán ra ít nhất 50% danh mục của mình.
Thứ ba, mua cổ phiếu khi giá đã vượt xa điểm mua tối ưu. Sai lầm là tại các điểm mua/bán FOMO, chúng không đi kèm với các vị trí dừng lỗ phù hợp, nó khiến chúng ta hoang mang khi giá không chạy theo mong muốn. Chưa kể, việc mua/bán đuổi theo giá là xuất phát từ tâm lý FOMO, nó là một bệnh tâm lý xấu và sẽ ảnh hưởng về lâu dài.
Thứ tư, không bảo vệ điểm hòa vốn khi đã có lãi.
Thứ năm, dũng cảm nắm giữ tiếp sau khi cổ phiếu giảm mạnh.
Thứ sáu: Không dũng cảm nắm giữ tiếp khi thị trường tăng nóng. Tâm lý này sẽ dẫn đến hành vi gồng lãi yếu kém trong 1 thị trường tăng/giảm mạnh. Rõ ràng, nếu nhà đầu tư không thể gồng lãi đủ để lấn át các khoản lỗ, thứ chúng ta mất sẽ là phí, hoa hồng.
Thứ bảy, “yêu” cổ phiếu và tin vào câu chuyện kể cả khi giá đã giảm.
Thứ tám, trung bình giá khi cổ phiếu giảm.
Dự báo về thị trường thời gian tới, vị chuyên gia kỳ vọng tháng 1 năm nay sẽ là đáy lớn nhất cho cả chu kỳ của năm 2025. Trong năm nay, với câu chuyện về kỷ nguyên mới về tăng trưởng GDP, nhà đầu tư không nên quan tâm quá nhiều đến câu chuyện thanh khoản, mà nên tập trung mua cổ phiếu giá rẻ.
Với định giá P/E khoảng 10 – 11 lần, P/B thấp nhất trong nhiều năm thì cơ hội chiến thắng khá cao, quan trọng là giữ vững kỷ luật và phải nắm giữ cổ phiếu trong 3 – 4 tháng. Vị chuyên gia tin tưởng nếu nhà đầu tư mua trước Tết, nắm giữ trong vòng 3 tháng thì khó thua lỗ.
Với những nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu đã tăng giá khá nhiều thời gian qua, ông Đức cho rằng không nên bán hết cổ phiếu sau Tết. Bởi những cổ phiếu thường tăng trong tháng đầu tiên thì sẽ tăng trong quý đầu tiênvà đã tăng trong quý thì khả năng cao sẽ trở thành cổ phiếu chiến thắng.
Cổ phiếu viễn thông ‘nóng’ trở lại
Nhóm cổ phiếu viễn thông có dấu hiệu “nóng” trở lại sau quãng thời gian tạm nghỉ ngơi "lấy sức", sau năm 2024 rực rỡ. Mặc dù vẫn được đánh giá cao trong năm 2025 nhưng chuyên gia cho rằng nhà đầu tư vẫn cần chú ý tới biến số sẽ ảnh hưởng kém tích cực tới nhóm cổ phiếu này.
Thị trường chứng khoán phiên 22/1 ghi nhận sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Điểm sáng thị trường vẫn là nhóm cổ phiếu viễn thông khi các mã đồng loạt nới rộng biên độ tăng. Tính chung cả nhóm viễn thông tăng 3,26% trong khi VN-Index giảm 3,56 điểm (-0,29%).
Điểm sáng “họ Viettel”
Trong “họ Viettel”, cổ phiếu CTR (Viettel Construction) tăng 4,21% lên 133.800 đồng/cp, cổ phiếu VTK (Viettel Consultancy) tăng hơn 7,03% lên 79.200 đồng/cp, cổ phiếu VGI (Viettel Global) tăng 3,48% lên 92.200 đồng/cp.
Đáng chú ý, cổ phiếu VTP (Viettel Post) tăng 2,84% lên vùng đỉnh mới 170.000 đồng/cp. Chỉ từ đầu tháng 11/2024 đến nay, cổ phiếu này đã tăng hơn 90% giá trị.
Các mã khác trong nhóm viễn thông cũng có diễn biến tích cực như cổ phiếu YEG (Yeah1) tăng trần phiên thứ hai liên tiếp, trở lại vùng giá 16.150 đồng/cp; FOX (Viễn thông FPT) tăng 2,4%, FOC (Dịch vụ trực tuyến FPT) tăng 2,9%, TTN (Công nghệ & truyền thông Việt Nam) tăng 2%...
Ngược thời gian, 2024 là năm đầu tiên có doanh nghiệp trong ngành viễn thông lọt Top 10 công ty có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, đó là VGI.
Cổ phiếu VGI gây ấn tượng với mức tăng 256%, đạt 91.700 đồng/cp. Giá trị vốn hóa đạt 279.726 tỷ đồng đưa Viettel Global vượt BIDV, ACV... thành doanh nghiệp giá trị thứ hai trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Cổ phiếu VTP cũng gây chú ý với mức tăng 154% trong năm 2024. Đây cũng là mức tăng trưởng mạnh nhất suốt lịch sử niêm yết 6 năm (kể từ ngày lên sàn năm 2018) của cổ phiếu này. Thanh khoản ghi nhận nhiều phiên giao dịch kỷ lục, với hàng triệu đơn vị được khớp lệnh. Vốn hóa Viettel Post qua đó đạt khoảng 16.670 tỷ đồng ở thời điểm ngày 31/12/2024.
Thận trọng trước biến số
Bước sang năm 2025, các mã nhóm viễn thông vẫn được nhiều chuyên gia đánh giá khả quan, với nhận định lĩnh vực công nghệ toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng và kỳ vọng kéo dài hơn nữa trong tương lai.
Trong báo cáo vừa phát hành về “Dự đoán Công nghệ, Truyền thông & Viễn thông (TMT) 2025”, Deloitte dự đoán sẽ có một sự tăng tốc trong việc thực hiện các thương vụ hợp nhất viễn thông không dây, đặc biệt là ở châu Âu, bắt đầu và tiếp diễn từ năm 2025, tạo ra một hệ sinh thái không dây khả thi và bền vững hơn, đặc biệt là ở các thị trường nhỏ hơn.
Chứng khoán KB (KBSV) cho biết, về chiến lược phát triển hạ tầng số của Việt Nam, Chính phủ sẽ tập trung xây dựng mạng lưới viễn thông hiện đại, phát triển dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud), và mạng 5G. Những cổ phiếu trong ngành viễn thông được dự báo hưởng lợi gồm CTR, FOX...
Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đặt trọng tâm phát triển công nghệ đến năm 2025 và xa hơn, KBSV cho rằng CTR sẽ nổi lên như một cổ phiếu tiềm năng và được hưởng lợi trong giai đoạn này.
Theo KBSV, Viettel Construction với vị thế dẫn đầu trong mảng xây dựng hạ tầng viễn thông, được dự báo hưởng lợi từ các dự án hiện đại hóa mạng lưới. Việc 5G được thương mại hóa sẽ cần số lượng trạm phát sóng nhiều hơn tương đối so với 4G. Theo đó, các gói thầu xây dựng trạm kỳ vọng được đẩy mạnh và trực tiếp thúc đẩy triển vọng cho doanh nghiệp trong tương lai.
Tuy nhiên, kinh tế thế giới 2025 sẽ có nhiều biến số, đặc biệt sau khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ. Ông Trump có thể sẽ bắt đầu thực hiện áp thuế hoặc nâng thuế nhập khẩu với các quốc gia đang có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, như Trung Quốc. Chính quyền Donald Trump có thể tác động thận trọng tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu, quyết định hạ lãi suất của Fed và có thể tạo ra biến động mạnh với chỉ số đồng USD (DXY).
Biến động tỷ giá sẽ là yếu tố rủi ro tiềm tàng trong ngắn hạn với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành viễn thông. Trong khi đó, khối lượng công việc từ thị trường nước ngoài có thể chưa thay đổi một cách đáng kể trong ngắn hạn do việc ký kết hợp đồng đã triển khai từ trước, tuy nhiên sự thay đổi có thể diễn ra trong trung hạn tùy thuộc vào ảnh hưởng thực tế từ chính sách của chính quyền Donald Trump lên thương mại toàn cầu.
Ông Nguyễn Trọng Đình Tâm, Phó giám đốc Chiến lược đầu tư, Trưởng bộ phận Phân tích Chứng khoán Thiên Việt (TVS) kỳ vọng các cổ phiếu đầu ngành trong nhóm viễn thông có thể duy trì xu thế tăng trung hạn. Mặc dù vậy, ông Tâm cho rằng sẽ có thời điểm trong năm 2025, nhóm cổ phiếu này điều chỉnh trước khi tiếp diễn xu thế đi lên. Các nhịp điều chỉnh này cũng đồng thời tạo ra điểm mua hấp dẫn cho dòng tiền mới của nhà đầu tư.
Chuyên gia đến từ TVS cũng nhận định theo giá đóng cửa phiên 31/12?2024, P/E (dựa trên lợi nhuận 12 tháng gần nhất được công bố) của nhóm viễn thông đạt 59,3 lần, cao hơn đáng kể so với mức bình quân 3 năm. Nếu dựa trên số liệu P/E có thể nhận thấy định giá của nhóm ngành này hiện không còn rẻ.
Dù vậy, trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu thường có xu hướng phản ánh kỳ vọng tương lai. Định giá của hiện tại có thể đang phản ánh phần nào đóng góp của mảng AI trong kết quả kinh doanh của lĩnh vực nói trên trong 2 đến 3 năm tới. Nếu bổ sung góc nhìn về phân tích kỹ thuật, ông Tâm cho rằng các điểm mua để nắm giữ trung và dài hạn dành cho các cổ phiếu nhóm này đều đã đi qua (điểm mua tại các nền giá tích lũy lớn). Thay vào đó, nhà đầu tư hiện chỉ có cơ hội tìm điểm giải ngân tại các nhịp điều chỉnh dành cho mục tiêu mua bán ngắn hạn.
Một điểm cần chú ý đó là các cổ phiếu thuộc nhóm viễn thông, đặc biệt là nhóm cổ phiếu "họ Viettel" được tăng cường sự quan tâm nhờ cơn sốt trí tuệ nhân tạo được kỳ vọng mang đến nhiều đổi mới trong nền kinh tế, ngoài ra, lợi nhuận của Tập đoàn Viettel cũng có diễn biến tích cực, hỗ trợ đà tăng cho cổ phiếu, hình thành nên làn sóng tâm lý FOMO sợ bỏ lỡ đối với cộng đồng đầu tư, việc liên tục mua vào giúp các cổ phiếu họ Viettel không ngừng tăng cao.
Tuy nhiên, nhà đầu tư nên tuân thủ đúng nguyên tắc của mình đã đặt ra, đừng để bị cuốn vào hiệu ứng đám đông, tránh việc giao dịch quá hưng phấn, đẩy định giá cổ phiếu lên mức cao, khi thị giá của chúng quay đầu giảm sâu sẽ lỗ nặng. Mặt khác, các nhà đầu tư có tài khoản ký quỹ cũng cần điều chỉnh hạ tỷ lệ để hạn chế thua lỗ khi xuất hiện động thái bán ra.
Sau LPB cổ phiếu nào sẽ tăng trần?
Trong bối cảnh các yếu tố vĩ mô tích cực, nhà đầu tư vẫn giao dịch thận trọng trước nghỉ Tết khiến thị trường thiếu động lực phục hồi.
Chốt phiên giao dịch ngày 22/1, VN-Index giảm 3,56 điểm xuống 1,242,53 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 505,8 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 12.032 tỷ đồng. Toàn sàn có 127 mã tăng giá, 311 mã giảm giá và 75 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 1,01 điểm xuống 220,67 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 78,5 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 1.227,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 68 mã tăng giá, 90 mã giảm giá và 48 mã đứng giá.
UPCOM-Index tăng 0,24 điểm lên 93,08 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 46,8 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 593 tỷ đồng. Toàn sàn có 136 mã tăng giá, 133 mã giảm giá và 84 mã đứng giá.
Rổ cổ phiếu VN30 có 24 mã giảm giá, trong khi chỉ có 3 mã tăng giá và 3 mã đứng giá. Các mã giảm mạnh nhất rổ VN30 như HDB giảm 2,87%, BVH giảm 2,5%, BCM giảm 1,89%, VRE giảm 1,81%, PLX giảm 1,76%, GVR giảm 1,41%, VHM giảm 1,25%. Những mã còn lại giảm nhẹ đều dưới 1%. Ở chiều tăng giá, đáng chú ý SSB tăng 1,63%, 2 mã còn lại tăng nhẹ dưới 1%.
Các nhóm ngân hàng, chứng khoán, bất động sản cũng chìm trong sắc đỏ, tạo áp lực giảm điểm lớn lên thị trường chung.
Ngành nguyên vật liệu giảm mạnh với HPG giảm 0,57%, VGC giảm 0,82%, HSG giảm 1,44%, DCM giảm 1,94%.
Ở chiều ngược lại, ngành viễn thông có mức phục hồi mạnh nhất thị trường nhờ VNZ tăng 0,66%, FOX tăng 2,44%, VGI tăng 3,48%, CTR tăng 4,21% và YEG tăng 6,95%. Các nhóm cổ phiếu còn lại diễn biến phân hóa với sắc xanh, đỏ đan xen.
Cổ phiếu “họ” Viettel bất ngờ tăng mạnh
Nhóm cổ phiếu “họ” Viettel bất ngờ tăng mạnh trong phiên chiều 16/1
Cụ thể, cổ phiếu “họ” Viettel bất ngờ tăng mạnh như VTP (+5,8%), VGI (+3,4%), VTK (+2,7%), CTR (+1,7%)...
Nhiều mã xây dựng, đầu tư công hồi phục trên tham chiếu như CTD (+2%), FCN (+1,3%), HT1 (+0,8%)...
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.