Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Vốn nội không đỡ nổi, VN-Index lại rơi sát vùng 1200 điểm
Loạt cổ phiếu vốn hóa lớn giảm mạnh hôm nay đã xóa bay những thành quả của phiên bắt đáy chiều qua. VN-Index trả lại gần 12 điểm xuống mức 1205,15 điểm trong bối cảnh khối ngoại bán ròng tới 1.658 tỷ đồng. Đã thế, thanh khoản sàn HoSE lại xuống đáy 2 tuần.
Những nỗ lực hồi nhẹ cuối phiên sáng không tạo được động lực nào chiều nay. Trọn phiên chiều là nhịp lao dốc liên tục. VN-Index đóng cửa ở giá thấp nhất, giảm 0,98% với 287 mã tăng/83 mã giảm. Số cổ phiếu giảm hơn 1% đã tăng vọt lên 154 mã so với 78 mã trong buổi sáng.
Sức ép chiều nay là khá mạnh, thanh khoản HoSE phiên chiều tăng 74% so với buổi sáng, đạt 7.206 tỷ đồng. Với độ rộng rất hẹp và số mã giảm mạnh nhiều lên đáng kể, rõ ràng là bên bán đã kiểm soát hoàn toàn giá và hạ giá liên tục.
Dĩ nhiên nhóm blue-chips cũng là “tội đồ” chính khi lấy đi nhiều điểm của VN-Index càng làm sâu sắc thêm trạng thái bi quan. FPT giảm 2,99%, VCB giảm 1,1%, HPG giảm 1,36%, GAS giảm 1,59%, VPB giảm 1,07%. Đây toàn là các cổ phiếu trong nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường. Các mã này buổi sáng giảm chưa nhiều, đem lại cảm giác “an toàn” nhất định. Khi nhóm trụ ép VN-Index lao dốc càng lúc càng sâu, tâm lý sợ hãi cũng gia tăng và áp lực bán xuất hiện trên diện rộng.
Thống kê trong rổ VN30 có quá nửa số cổ phiếu (18 mã) đóng cửa ở mức thấp nhất ngày. Điều này phản ánh sức ép duy trì liên tục đến khi kết thúc giao dịch. VN30-Index chốt giảm 0,88% với 6 mã tăng/23 mã giảm, trong đó 13 cổ phiếu giảm quá 1%. Thanh khoản của rổ VN30 phiên chiều cũng tăng 23% so với phiên sáng, xác nhận có lực bán gia tăng.
Trụ FPT xuất hiện phiên giảm sâu nhất trong gần 4 tháng trở lại đây khi mất 2,99%. Thanh khoản trên 1.000 tỷ đồng cũng là mức cao nhất 28 phiên và dẫn đầu thị trường phiên này. Nhà đầu tư nước ngoài ghi nhận bán ra 3,93 triệu cổ trong đó có giao dịch thỏa thuận, mức ròng tổng thể là -312 tỷ đồng. Đối nghịch lại FPT là VHM, giá tăng 3,43% với thanh khoản 1.105 tỷ đồng. VHM cũng bị khối ngoại xả ròng 342,3 tỷ nhưng vốn nội mua rất khỏe, mua 95% tổng thanh khoản. Vốn hóa của FPT nhỉnh hơn VHM một chút nhưng nhờ biên độ tăng mạnh hơn, VHM vẫn bù trừ được hết điểm số của VN-Index mất đi vì FPT. Tuy vậy, số quá lớn các mã khác giảm khiến sự cân bằng này trở nên vô nghĩa.
Chỉ lác đác vài cổ phiếu còn xanh với thanh khoản đủ tin cậy.
Với áp lực bán mạnh lên đáng kể chiều nay, rất nhiều cổ phiếu mở rộng biên độ giảm và ghi nhận thanh khoản lên cao. Trong 154 cổ phiếu giảm quá 1% lúc đóng cửa của VN-Index, có 24 mã giao dịch vượt 100 tỷ đồng thanh khoản, trong đó VN30 đóng góp 9 mã. Số còn lại tập trung nhiều ở nhóm midcap.
Với biên độ giảm mạnh ở chỉ số, các cổ phiếu vừa và nhỏ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Midcap chốt phiên giảm 1,6%, Smallcap giảm 1,7%. CTR, GEX, HAH, DGC, KBC, CMG, VSC… lao dốc mạnh với thanh khoản rất cao.
Nhóm đi ngược dòng hôm nay đại đa số là những mã ít thanh khoản. Trừ VHM, lác đác vài cổ phiếu đáng chú ý là NVL tăng 1,9% khớp 131,4 tỷ đồng; PLX tăng 1,59% với 24,5 tỷ; NO1 tăng 6,9% với 12,7 tỷ; BWE tăng 1,83% với 10,3 tỷ; TRC tăng 4,06% với 9,6 tỷ.
Nhà đầu tư nước ngoài phiên chiều tiếp tục bán ròng thêm 547,6 tỷ đồng nữa, sau khi đã rút đi 1.110,4 tỷ đồng trong buổi sáng. Về quy mô, mức bán trong buổi chiều đã giảm nhẹ khoảng 13% so với phiên sáng nhưng vẫn lên tới 1.295,2 tỷ đồng. Bên mua tăng lên 747,6 tỷ, vẫn là rất nhỏ so với phía bán. Tính chung cả ngày, khối ngoại bán ròng hơn 1.658 tỷ đồng trên HoSE. Các mã bị bán lớn nhất là VHM -342,3 tỷ, FPT -312 tỷ, HDB -208,2 tỷ, HPG -131,2 tỷ, SSI -108,6 tỷ. UpCOM có MCH được mua ròng 239,6 tỷ đồng qua thỏa thuận từ sáng.
Phiên lao dốc khá mạnh chiều nay cho thấy diễn biến đảo chiều như hôm qua vẫn chưa đủ tin cậy. Dòng tiền phiên này rõ ràng là không còn nâng giá nữa và mức suy giảm mạnh thanh khoản cho thấy lực cầu vẫn chỉ quan tâm mức giá rất thấp.
Choáng váng khối ngoại bán ròng hơn 1.100 tỷ
Hơn 27% tổng giá trị giao dịch của sàn HoSE sáng nay là lệnh bán từ nhà đầu tư nước ngoài. Khối này không phải xả hàng đột biến, thậm chí chỉ tăng nhẹ 4% so với sáng hôm qua nhưng mức mua vào quá thấp, dẫn đến vị thế bán ròng cao choáng váng với 1.110 tỷ đồng.
Phiên sáng gần nhất vốn ngoại bán ròng vượt ngưỡng 1.000 tỷ là ngày 7/8/2024 với 1.044 tỷ đồng. Ngưỡng kỷ lục là -1.921 tỷ đồng trong phiên ngày 8/7/2024. Từ đầu năm 2024 đến nay cũng chỉ có 3 phiên mức bán ròng trong phiên sáng quá 1.000 tỷ và hôm nay là phiên thứ 4.
Thực tế quy mô bán ra của nhà đầu tư nước ngoài sáng nay không phải là đột biến, đạt khoảng 1.486,6 tỷ đồng trên sàn HoSE. Phiên sáng thứ Sáu tuần trước khối này còn bán tới 1.502,7 tỷ đồng. Con số giá trị bán ròng lớn là do phía mua chỉ có 376,2 tỷ. Như vậy cầu ngoại đang là vấn đề chính khiến vị thế ròng trở nên bi đát như vậy. Mặt khác, hôm nay cũng là phiên sáng thứ 4 liên tiếp giá trị bán của nhà đầu tư nước ngoài vượt 1.000 tỷ đồng.
Về mặt số lượng, giá trị bán ròng tập trung vào số ít cổ phiếu. Cụ thể: FPT -226,3 tỷ, VHM -208 tỷ, HDB -178,4 tỷ, HPG -76,4 tỷ, SSI -61,8 tỷ, MWG -38,7 tỷ, DGC -32,7 tỷ. Tính riêng rổ VN30 hiện đang bị bán ròng 915,4 tỷ đồng. Có vẻ như khối ngoại đang có hoạt động cơ cấu danh mục mạnh mẽ.
Một điều khá tích cực là nhiều giao dịch trong áp lực bán nói trên được thực hiện qua thỏa thuận, đồng thời các cổ phiếu bị bán nhiều cũng không giảm mạnh tất cả: FPT giảm 2,24%, DGC giảm 1,27%, HPG giảm 0,58%, SSI giảm 0,62%, HDB tăng 1,02%, VHM tăng 2,94%. VN30-Index hiện mới giảm nhẹ 0,27% và tất cả đều có diễn biến phục hồi giá. Thời điểm rổ này kém nhất chỉ có 3 mã tăng, còn lại toàn giảm. Đến cuối phiên sáng đã có 10 mã tăng/15 mã giảm.
Trong 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường vẫn có 4 mã xanh là BID tăng 1,12%, VHM tăng 2,94%, GAS tăng 0,14%, VIC tăng 0,5%. Trong 6 mã đỏ thì duy nhất FPT giảm 2,24% là đáng kể còn lại đều rất nhẹ. Điều này giúp VN-Index giảm bớt áp lực và chỉ mất 1,52 điểm (-0,12%) so với tham chiếu.
Thị trường vẫn đang có sức ép từ phía bán khi nhà đầu tư tranh thủ giá hồi để cắt lỗ. Sau phiên đảo chiều khá tích cực hôm qua, đầu phiên sáng nay VN-Index vẫn có vài phút xanh. Đến 9h30 độ rộng chỉ số vẫn còn tốt với 123 mã tăng/111 mã giảm. Đến 10h30 đã có 108 mã tăng/209 mã giảm và kết phiên là 112 mã tăng/220 mã giảm. Như vậy áp lực bán tạo hiệu quả giảm giá trên diện khá rộng.
Hiệu ứng chính khiến giá giảm diện rộng như vậy là dòng tiền chững lại thấy rõ. Thanh khoản khớp lệnh sàn HoSE sáng nay tụt xuống mức 4.147 tỷ đồng, giảm 28% so với sáng hôm qua, kém nhất 10 phiên. Nhà đầu tư đã bình tĩnh trở lại và “buông” để bên bán lấn át hoàn toàn.
Mặc dù có tới 220 cổ phiếu đỏ nhưng thanh khoản rất thấp là một tín hiệu lạc quan. Toàn sàn HoSE đang có 78 cổ phiếu giảm quá 1% nhưng chỉ vài mã thanh khoản đáng kể như FPT với 647 tỷ đồng; MWG với 115,8 tỷ, giá giảm 1,7%; CTR với 90,2 tỷ, giá giảm 1,76%; DGC với 59,5 tỷ, giá giảm 3,89%; DXG với 57,3 tỷ, giá giảm 1,52%. Tính chung toàn bộ 78 cổ phiếu yếu nhất này chiếm 32,4% tổng giá trị khớp cả sàn nhưng 80% thuộc về 5 cổ phiếu thanh khoản cao nhất.
Phía tăng giá cũng chỉ có 40 mã tăng hơn 1%, thanh khoản còn tệ hơn. Đáng chú ý chỉ có VHM với 647,2 tỷ; HDB với 93,7 tỷ, giá tăng 1,02%. 6 mã duy nhất còn lại khớp quá 10 tỷ là NVL tăng 2,37%, VTP tăng 1,22%, HAG tăng 2,63%, BID tăng 1,12%, VOS tăng 2,6% và PLX tăng 2,92%.
Như vậy nếu bỏ qua mức bán ròng cực mạnh của khối ngoại, về cơ bản thị trường sáng nay giao dịch chậm, thanh khoản rất nhỏ và phần lớn cổ phiếu dao động hẹp. Điều này tạo cơ hội tốt cho phục hồi nếu dòng tiền tăng trở lại trong buổi chiều. Sau các nhịp ép giá chóng mặt, áp lực cắt lỗ có vẻ đã nhẹ đi đáng kể.
Kỳ vọng PV GAS vượt qua đáy chu kỳ, dần tăng tốc từ giữa năm 2025
Dựa trên dữ liệu quý 3/2024 và tiến độ triển khai các dự án, kết quả kinh doanh của PV GAS (mã cổ phiếu GAS) được nhận định đã gần như vượt qua đáy trong chu kỳ suy giảm và dần tăng tốc trở lại.
Kết thúc quý 3/2024, Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS, mã cổ phiếu GAS - sàn HoSE) ghi nhận doanh thu hơn 25.000 tỷ đồng và lãi ròng khoảng 2.500 tỷ đồng, lần lượt tăng 14% và tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về mảng kinh doanh khí khô, sản lượng của PV GAS được giữ ổn định so với cùng kỳ năm 2023. Giá dầu nhiên liệu trong quý thấp hơn 10% so với cùng kỳ, nhưng điều này không ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận khí khô của PV GAS trong bối cảnh tỷ lệ bán theo giá thả nổi đã giảm đáng kể trong những năm qua. Theo ước tính của Chứng khoán Maybank, tỷ lệ khí khô được PV GAS bán theo giá thả nổi hiện chỉ còn ở mức tối thiểu là 8%.
Mảng kinh doanh lớn thứ hai của PV GAS là LPG tiếp tục ghi nhận đà tăng trưởng tích cực với sản lượng trong quý tăng 22%. Trong khi mảng khí khô đang đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung kéo dài do các mỏ khí cạn kiệt, mảng LPG vẫn duy trì tăng trưởng tốt với tỷ lệ tăng trưởng kép sản lượng hàng năm (CAGR) là 6% trong 10 năm qua.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của PV GAS đạt 8.354 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, Chứng khoán Maybank đánh giá đây vẫn là tín hiệu tích cực, đặc biệt sau đợt giảm mạnh trong quý 1/2024 khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại về rủi ro sụt giảm sản lượng tiêu thụ khi nguồn cung bị hạn chế. Quý 3 cũng là quý thứ hai liên tiếp, PV GAS ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng dương.
So với kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông năm 2024 thông qua, PV GAS đã vượt cả 2 chỉ tiêu doanh thu và lãi sau thuế, lần lượt 12% và 47% sau 9 tháng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng PV GAS đặt mục tiêu năm 2024 khá thận trọng so với năm trước, với chỉ tiêu lợi nhuận 5.800 tỷ đồng, giảm 51%.
Về triển vọng kinh doanh thời gian tới, Chứng khoán Maybank nhận định PV GAS gần như đã vượt qua đáy trong chu kỳ suy giảm. Mặc dù nguồn khí khô suy giảm sẽ tiếp tục là thách thức chính, các cơ sở LNG của PV GAS đã sẵn sàng cho giai đoạn thương mại quy mô lớn và sẽ tăng tốc từ giữa năm 2025 khi dự án nhà máy điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4 đi vào hoạt động, giúp tăng sản lượng tiêu thụ thêm 15%.
Diễn biến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu GAS của PV GAS từ đầu năm 2024 đến nay. (Nguồn: TradingView)
Theo cập nhật mới đây từ Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power, mã cổ phiếu POW) - chủ đầu tư của dự án Nhơn Trạch 3&4, Nhà máy Nhơn Trạch 3 sẽ vận hành thương mại vào tháng 6/2025, sau đó Nhà máy Nhơn Trạch 4 sẽ vận hành thương mại vào tháng 9/2025.
Đáng chú ý, nếu tiến độ chuỗi dự án khí Lô B - Ô Môn được triển khai đúng tiến độ, sản lượng khí khô của PV GAS sẽ tăng thêm ít nhất 40% trong giai đoạn 2026 - 2027, theo Chứng khoán Maybank.
Đồng thời, với việc góp vốn lên đến 51% trong dự án thành phần Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn (tổng vốn đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD), PV GAS dự kiến hưởng lợi từ năm 2027 khi tham gia vào quá trình khai thác, vận chuyển, phân phối khí cho các nhà máy điện tại Trung tâm Điện lực Ô Môn (Cần Thơ). Hoạt động vận chuyển khí này dự kiến mang lại doanh thu gần 10.000 tỷ đồng/năm cho PV GAS.
Về dài hạn, PV GAS sẽ hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam với nhu cầu LNG tăng mạnh.
Chiều ngày 11/11/2024, tại trụ sở Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (PVFCCo, HOSE: DPM), Ban lãnh đạo PVFCCo và PV GAS đã có buổi làm việc, trao đổi về các vấn đề liên quan đến tình hình cung cấp khí, nguồn khí, giá khí năm 2024, định hướng triển khai cho hợp đồng mua bán khí năm 2025; đặc biệt, hai bên đã tiến hành ký kết “Thỏa thuận hợp tác” lâu dài với các nội dung đã được lãnh đạo 2 đơn vị trao đổi và thống nhất.
Tham dự buổi làm việc, về phía PVFCCo có ông Nguyễn Xuân Hòa – Chủ tịch HĐQT TCT; ông Phan Công Thành – Tổng giám đốc TCT cùng các ông/bà trong HĐQT, Ban TGĐ và đại diện các Ban chức năng có liên quan của PVFCCo.
Về phía PV GAS có ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch HĐQT TCT, ông Phạm Văn Phong – Tổng giám đốc TCT cùng ông/bà thành viên HĐQT, Ban TGĐ và đại diện các Ban chức năng liên quan của PV GAS.
Lãnh đạo PVFCCo cho biết, từ những ngày đầu thành lập, PVFCCo và PV GAS đã luôn chia sẻ chung mục tiêu, đó là phát triển bền vững, mang lại giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp dầu khí cũng như nền kinh tế quốc gia. PV GAS với sứ mệnh đảm bảo nguồn cung cấp khí tự nhiên, và PVFCCo với vai trò tiên phong trong sản xuất phân bón và hóa chất, đã kết hợp với nhau một cách ăn ý, tận dụng nguồn tài nguyên khí để tạo ra các sản phẩm thiết yếu cho ngành nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Chặng đường hơn 20 năm hợp tác và phát triển giữa PVFCCo và PV GAS đã đạt được những thành tựu to lớn và đáng tự hào. Các hợp đồng cung cấp khí đã được thực hiện hiệu quả, đảm bảo nguồn cung ổn định cho các nhà máy của PVFCCo, tạo dựng thương hiệu Việt Nam trong lĩnh vực phân bón và hóa chất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và giá trị cho khách hàng.
Phát biểu tại buổi làm việc, lãnh đạo PV GAS chia sẻ quan điểm rằng, mối quan hệ hợp tác giữa hai bên là mối quan hệ tương hỗ, không đơn thuần chỉ là quan hệ người bán hàng – khách hàng mà còn là anh em chung một mái nhà Petrovietnam. Do đó, trong bối cảnh ngày càng khó khăn do nguồn khí nội địa suy giảm, hai bên cần có sự hợp tác, hỗ trợ nhau chặt chẽ hơn nữa để cùng tìm ra giải pháp phát triển ổn định trong thời gian tới.
Lãnh đạo PV GAS khẳng định, sự hợp tác giữa hai bên sẽ dựa trên quan điểm hợp tác hiệu quả lâu dài với tinh thần hài hòa lợi ích, cùng nhau phát triển.
Trong chương trình buổi làm việc, hai bên đã trao đổi, thảo luận các nội dung liên quan về nguồn khí, giá khí; những giải pháp về nguồn khí, giá khí trong năm 2024, 2025 và giai đoạn tới; những cơ hội và phương án hợp tác dựa trên thế mạnh của hai đơn vị…
Tại buổi làm việc, sau khi trao đổi và thống nhất được các nội dung, đại diện PVFCCo và PV GAS đã tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác. Đây được đánh giá là một bước tiến mới, thể hiện rõ quyết tâm của cả hai bên trong việc tăng cường liên kết, tạo sức mạnh tổng hợp để cùng phát triển bền vững.
Với mục tiêu phát huy tối đa thế mạnh của mỗi bên, thỏa thuận hợp tác được đánh giá sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho hai bên, gồm: Cung cấp và tiêu thụ nguồn khí trong nước một cách có hiệu quả; tìm kiếm để nhập khẩu và tiêu thụ các nguồn LNG có giá cả phù hợp cho việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm phân bón, hóa chất; nhập khẩu, kinh doanh các sản phẩm hóa chất tại thị trường trong nước; Tăng cường quan hệ hợp tác giữa các bên, tương trợ, phát huy khả năng và thế mạnh của mỗi bên trong việc triển khai các nội dung hợp tác nhằm đảm bảo nguồn cung khí nguyên liệu dài hạn, phù hợp với việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm phân bón, hóa chất, mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh đối với các sản phẩm do các bên sản xuất/kinh doanh, gia tăng tính liên kết trong các chuỗi giá trị dầu khí.
Lãnh đạo PVFCCo và PV GAS mong muốn, sau khi ký thỏa thuận hợp tác thì hai bên sẽ cùng tạo điều kiện thuận lợi nhất để triển khai các nội dung hợp tác một cách hiệu quả và tạo ra những kết quả cụ thể trong thời gian sớm nhất.
FILI
PV GAS sở hữu quỹ tiền mặt lên tới 44.804,4 tỷ đồng, chiếm gần nửa tài sản
Tổng Công ty khí Việt Nam - CTCP (PV GAS, mã GAS – sàn HoSE) ghi nhận lãi 2.578,1 tỷ đồng trong quý III, luỹ kế 9 tháng đầu năm 2024 ghi nhận lãi 8.537,8 tỷ đồng, giảm nhẹ 5,3%.
Vượt kế hoạch năm 2024 sau 9 tháng đầu năm
Trong quý III/2024, PV GAS ghi nhận doanh thu đạt 25.252 tỷ đồng, tăng 14,1% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế ghi nhận lãi 2.578,1 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp vẫn duy trì ở mức 16,6%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp của PV GAS tăng 13,6% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 501,8 tỷ đồng, lên 4.183,4 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 31,2%, tương ứng giảm 185,1 tỷ đồng, về 409,1 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 60,9%, tương ứng giảm 169,7 tỷ đồng, về 108,8 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng tới 32% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 319,3 tỷ đồng, lên 1.317 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Như vậy, trong quý III dù lợi nhuận gộp tăng 13,6% nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 7,2%, nguyên nhân chủ yếu do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao.
Lý giải nguyên nhân lợi nhuận tăng trong quý III, PV GAS cho biết trong quý III/2024, giá dầu bình quân đạt 80,34 USD/thùng, giảm 6,41 USD/thùng, tức giảm tới 7%. Ngoài ra, sản lượng khí khô tiêu thụ giảm 1% nhưng sản lượng LPG liên tục tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, vì vậy doanh nghiệp đã cải thiện doanh thu và lợi nhuận.
Luỹ kế trong 9 tháng đầu năm 2024, PV GAS ghi nhận doanh thu đạt 78.619 tỷ đồng, tăng 16,7% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 8.537,8 tỷ đồng, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm trước.
Được biết, trong năm 2024, PV GAS đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu dự kiến 70.176 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến 5.798 tỷ đồng.
Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm 2024, PV GAS ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 8.537,8 tỷ đồng, đồng thời đã hoàn thành 147,3% so với kế hoạch năm 2024.
Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm 2024, PV GAS tiếp tục ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính dương 7.360,9 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 10.053 tỷ đồng. Ngoài ra, cũng trong kỳ, dòng tiền đầu tư ghi nhận dương 2.458,3 tỷ đồng và dòng tiền tài chính ghi nhận âm 3.407 tỷ đồng, chủ yếu trả cổ tức và trả bớt nợ vay.
Giảm mạnh dư nợ vay trong 9 tháng đầu năm 2024
Về quy mô tài sản, tính tới ngày 30/9/2024, tổng tài sản của PV GAS tăng 4,7% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 4.101,1 tỷ đồng, lên 91.855,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu ghi nhận 44.804,4 tỷ đồng là khoản mục tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn, chiếm 48,8% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 19.498,3 tỷ đồng, chiếm 21,2% tổng tài sản; tài sản cố định ghi nhận 18.653,9 tỷ đồng, chiếm 20,3% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Trong kỳ, tài sản biến động mạnh chủ yếu do khoản mục tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 9,9% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 4.050,9 tỷ đồng, lên 44.804,4 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn tăng 15,6% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 2.633 tỷ đồng, lên 19.498,3 tỷ đồng; tồn kho giảm 39,6% so với đầu năm, tương ứng giảm 1.562,3 tỷ đồng, về 2.382,2 tỷ đồng …
PV GAS công bố danh sách nợ xấu tại thời điểm 30/9/2024
Điểm đáng lưu ý, PV GAS công bố danh sách nợ xấu, trong đó phát sinh nợ xấu thêm ba tổ chức gồm Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ chi nhánh Tổng Công ty Phát điện 3 – Công ty cổ phần với giá trị nợ gốc là 344,55 tỷ đồng, khả năng thu hồi 185,6 tỷ đồng; Công ty TNHH Năng lượng Mê Kông với giá trị nợ là 790,7 tỷ đồng, khả năng thu hồi chỉ 460,4 tỷ đồng; và Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 với giá trị nợ là 780,66 tỷ đồng, giá trị có thể thu hồi chỉ 469,8 tỷ đồng
Về phần nguồn vốn, tính tới cuối quý III, tổng nợ vay của PV GAS đã giảm 39,4% so với đầu năm, tương ứng giảm 2.317,8 tỷ đồng, về 3.557,5 tỷ đồng và bằng 6% tổng vốn chủ sở hữu (đầu năm ghi nhận dư nợ vay là 5.875,3 tỷ đồng và bằng 9% tổng vốn chủ sở hữu). Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 880,7 tỷ đồng và nợ vay dài hạn là 2.676,8 tỷ đồng.
Về diễn biến giá, gần đây khi nhóm cổ phiếu dầu khí quay đầu giảm khi giá dầu giảm mạnh trở lại, vì vậy cổ phiếu GAS cũng chịu ảnh hưởng sau nhịp tăng đầu năm. Trong đó, thống kê từ ngày 21/8 đến ngày 31/10, cổ phiếu GAS đã giảm 8,9%, từ 77.350 đồng về 70.500 đồng/cổ phiếu và vẫn tiếp tục xu hướng giảm.
Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS, HOSE: GAS) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng trong quý 3/2024. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận vượt xa kế hoạch năm, tuy nhiên cần lưu ý Doanh nghiệp đặt mục tiêu khá thận trọng so với cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh của GAS trong quý 3/2024Nguồn: VietstockFinance
Cụ thể, GAS đạt hơn 25 ngàn tỷ đồng doanh thu thuần trong quý 3, tăng 14% so với cùng kỳ. Trừ đi giá vốn, lãi gộp còn gần 4.2 ngàn tỷ đồng, hơn cùng kỳ 14%.
Doanh thu tài chính trong kỳ đi lùi khá mạnh với 31%, còn 409 tỷ đồng, vì giảm lãi tiền gửi. Bù lại, chi phí tài chính giảm 61%, còn 109 tỷ đồng, nhờ giảm được lỗ tỷ giá. Biến động đáng chú ý nằm ở chi phí quản lý doanh nghiệp tăng vọt lên 701 tỷ đồng, gấp 2 lần cùng kỳ, chủ yếu ở chi phí dự phòng.
Sau cùng, GAS lãi ròng 2.5 ngàn tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp cho biết giá dầu bình quân trong quý 3/2024 giảm 7% so với cùng kỳ (86.75 USD/thùng), trong khi sản lượng LPG tiêu thụ tăng 22%. Nhờ vậy, doanh thu tăng tốt, dẫn đến lợi nhuận tăng tương ứng.
Dù tăng lãi 2 quý liên tiếp (quý 2 và 3) nhưng quý 1 giảm khá sâu dẫn đến đến kết quả lũy kế đi lùi. Sau 9 tháng, GAS báo doanh thu hơn 78.6 ngàn tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ; lãi ròng gần 8.4 ngàn tỷ đồng, giảm 6%. So với kế hoạch được ĐHĐCĐ 2024 thông qua, GAS vượt cả 2 chỉ tiêu doanh thu và lãi sau thuế, lần lượt 12% và 47%. Tuy nhiên, cần lưu ý GAS đặt mục tiêu khá thận trọng so với năm trước, với chỉ tiêu lợi nhuận 5.8 ngàn tỷ đồng, giảm 51%.
Nguồn: VietstockFinance
Tại cuối quý 3, tổng tài sản của GAS tăng 5% so với đầu năm, lên gần 92 ngàn tỷ đồng, với hơn 67 ngàn tỷ là tài sản ngắn hạn, tăng 8%. Doanh nghiệp đang giữ núi tiền gần 45 ngàn tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm.
Phải thu ngắn hạn tăng 16% lên gần 19.5 ngàn tỷ đồng. Tồn kho giảm mạnh 40% còn 2.4 ngàn tỷ đồng. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng đi lùi 21%, do đã hoàn tất 2 dự án Trạm nạp xe bồn LNG Thị Vải và Dự án Cải tạo mặt bằng & bố trí bồn chứa LPG tại kho cảng Thị Vải.
Bên kia bảng cân đối, nợ ngắn hạn tăng mạnh 74% lên hơn 26 ngàn tỷ đồng, chiếm 81% tổng nợ phải trả. Với núi tiền đang sở hữu, không có nghi ngờ gì về khả năng thanh toán nợ tới hạn của Doanh nghiệp.
Về nợ vay, Doanh nghiệp còn gần 881 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và hơn 2.7 ngàn tỷ đồng nợ vay dài hạn, giảm tương ứng 45% và 37% so với đầu năm. Các khoản vay dài hạn đều từ 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước (Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV).
Châu An
FILI
PV GAS tăng lãi nhẹ quý 3, giữ núi tiền gần 45 ngàn tỷ đồng
Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS, HOSE: GAS) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng trong quý 3/2024. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận vượt xa kế hoạch năm, tuy nhiên cần lưu ý Doanh nghiệp đặt mục tiêu khá thận trọng so với cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh của GAS trong quý 3/2024
Nguồn: VietstockFinance
Cụ thể, GAS đạt hơn 25 ngàn tỷ đồng doanh thu thuần trong quý 3, tăng 14% so với cùng kỳ. Trừ đi giá vốn, lãi gộp còn gần 4.2 ngàn tỷ đồng, hơn cùng kỳ 14%.
Doanh thu tài chính trong kỳ đi lùi khá mạnh với 31%, còn 409 tỷ đồng, vì giảm lãi tiền gửi. Bù lại, chi phí tài chính giảm 61%, còn 109 tỷ đồng, nhờ giảm được lỗ tỷ giá. Biến động đáng chú ý nằm ở chi phí quản lý doanh nghiệp tăng vọt lên 701 tỷ đồng, gấp 2 lần cùng kỳ, chủ yếu ở chi phí dự phòng.
Sau cùng, GAS lãi ròng 2.5 ngàn tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp cho biết giá dầu bình quân trong quý 3/2024 giảm 7% so với cùng kỳ (86.75 USD/thùng), trong khi sản lượng LPG tiêu thụ tăng 22%. Nhờ vậy, doanh thu tăng tốt, dẫn đến lợi nhuận tăng tương ứng.
Dù tăng lãi 2 quý liên tiếp (quý 2 và 3) nhưng quý 1 giảm khá sâu dẫn đến đến kết quả lũy kế đi lùi. Sau 9 tháng, GAS báo doanh thu hơn 78.6 ngàn tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ; lãi ròng gần 8.4 ngàn tỷ đồng, giảm 6%. So với kế hoạch được ĐHĐCĐ 2024 thông qua, GAS vượt cả 2 chỉ tiêu doanh thu và lãi sau thuế, lần lượt 12% và 47%. Tuy nhiên, cần lưu ý GAS đặt mục tiêu khá thận trọng so với năm trước, với chỉ tiêu lợi nhuận 5.8 ngàn tỷ đồng, giảm 51%.
Nguồn: VietstockFinance
Tại cuối quý 3, tổng tài sản của GAS tăng 5% so với đầu năm, lên gần 92 ngàn tỷ đồng, với hơn 67 ngàn tỷ là tài sản ngắn hạn, tăng 8%. Doanh nghiệp đang giữ núi tiền gần 45 ngàn tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm.
Phải thu ngắn hạn tăng 16% lên gần 19.5 ngàn tỷ đồng. Tồn kho giảm mạnh 40% còn 2.4 ngàn tỷ đồng. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng đi lùi 21%, do đã hoàn tất 2 dự án Trạm nạp xe bồn LNG Thị Vải và Dự án Cải tạo mặt bằng & bố trí bồn chứa LPG tại kho cảng Thị Vải.
Bên kia bảng cân đối, nợ ngắn hạn tăng mạnh 74% lên hơn 26 ngàn tỷ đồng, chiếm 81% tổng nợ phải trả. Với núi tiền đang sở hữu, không có nghi ngờ gì về khả năng thanh toán nợ tới hạn của Doanh nghiệp.
Về nợ vay, Doanh nghiệp còn gần 881 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và hơn 2.7 ngàn tỷ đồng nợ vay dài hạn, giảm tương ứng 45% và 37% so với đầu năm. Các khoản vay dài hạn đều từ 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước (Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV).
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.