Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
VN-INDEX 24/02/2025: NĐT cá nhân phòng thủ vùng 1.300đ - Chim sợ cành cong
Trong bối cảnh thị trường chung giao dịch phân hóa, nhóm cổ phiếu bluechip, với điểm tựa chính là cặp đôi ngân hàng VCB và CTG, đã giúp VN-Index xác lập phiên tăng điểm thứ tư liên tiếp.
Mặc dù có chút rung lắc nhẹ do áp lực bán dâng cao sau khi thị trường đã trải qua 3 phiên tăng liên tiếp và VN-Index đang bước vào vùng cản lớn 1.30 điểm, nhưng nhóm cổ phiếu bluechip là điểm tựa chính giúp VN-Index bảo toàn được sắc xanh khi tạm dừng phiên sáng 21/2.
Bước sang phiên giao dịch chiều, sau khoảng 1 giờ lình xình trên mốc tham chiếu, bên bán lại tỏ ra mất kiên nhẫn đã khiến sắc đỏ lan rộng hơn trên bảng điện tử. Tuy nhiên, ngay khi VN-Index tiệm cận mốc 1.290 điểm, lực cầu hấp thụ khá tích cực, với điểm đến chính vẫn là các cổ phiếu ngân hàng, đặc biệt là bộ đôi VCB và CTG, đã giúp thị trường “quay xe” thành công.
Dù chỉ ghi nhận mức tăng gần 4 điểm nhưng VN-Index đã kết phiên tại ngưỡng cao nhất của phiên chiều và xác lập phiên tăng thứ 4 liên tiếp. Đồng thời, thị trường cũng tiếp thêm niềm tin vào xu hướng tích cực khi thanh khoản vẫn khá sôi động và sự luân chuyển nhịp nhàng của dòng tiền qua các cổ phiếu, nhóm ngành lớn để giữ nhịp tăng.
Đây là nhịp tăng khá tốt, tạo cơ sở cho kỳ vọng VN-Index vượt ngưỡng 1.300 vốn là ngưỡng cản khó vượt qua khi cả năm 2024, có 5 lần chỉ số đều chạm ngưỡng này và quay đầu giảm điểm.
Đóng cửa, sàn HOSE có 202 mã tăng và 258 mã giảm, VN-Index tăng 3,77 điểm (+0,29%), lên 1.296,75 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 770,7 triệu đơn vị, giá trị 16.293,5 tỷ đồng, giảm gần 4% về khối lượng và 2,2% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 73 triệu đơn vị, giá trị 1.467 tỷ đồng.
Nếu trong phiên hôm qua VHM là “vị cứu tinh” của thị trường, thì trong phiên 21/2, cặp đôi ngân hàng VCB và CTG là điểm tựa chính giúp VN-Index giữ được đà tăng điểm. Kết phiên, VCB và CTG cùng tăng hơn 1,5% và đều đóng cửa tại mức giá cao nhất trong ngày, đã đóng góp tổng cộng hơn 2,7 điểm cho chỉ số chung.
Bên cạnh cặp đôi lớn trên, một số cổ phiếu khác trong rổ VN30 cũng đã hỗ trợ tích cực cho thị trường, như BCM kết phiên tăng 3,5%, MWG tăng 2,5%, BVH tăng 1,9%, VPB tăng 1,3%, VNM tăng 1,2%...
Ở chiều ngược lại, nhóm VN30 có 11 mã giảm, trong đó FPT và VIC giảm mạnh nhất khi cùng mất 0,7%, đều là các mã tác động lớn nhất khi lấy đi trên dưới 0,3 điểm của chỉ số chung.
Xét về nhóm ngành, dòng bank là tâm điểm đáng chú ý của thị trường khi sắc xanh lan rộng hơn trong phiên chiều. Ngoài VCB và CTG, các mã khác trong ngành như VPB, MBB, ACB, HDB, SHB, VIB… đều đóng cửa tăng nhẹ. Trong đó, VPB là cổ phiếu có thanh khoản cao nhất thị trường, đạt gần 42,3 triệu đơn vị, tiếp theo là SHB và MBB khớp 23 triệu đơn vị và 20,5 triệu đơn vị, còn ACB, HDB cùng có thanh khoản hơn chục triệu đơn vị.
Trong khi nhóm chứng khoán và thép phân hóa và điều chỉnh nhẹ. Ở nhóm chứng khoán, VIX đóng cửa ở mức giá cao nhất trong phiên 11.300 đồng/CP, tăng nhẹ 0,4% và thanh khoản sôi động nhất ngành với gần 29,4 triệu đơn vị, SSI cũng hồi phục thành công và tăng 0,4% với thanh khoản gần 11,6 triệu đơn vị, trong khi VND giảm 0,4% và khớp 13,2 triệu đơn vị. Các cổ phiếu khác trong ngành cũng chủ yếu chỉ biến động nhẹ, ngoại trừ DSC tăng tốt nhất là 4%.
Trên sàn HNX, thị trường giao dịch phân hóa và đảo chiều giảm sau 8 phiên tăng liên tiếp.
Chốt phiên, sàn HNX có 88 mã tăng và 89 mã giảm, HNX-Index giảm 0,45 điểm (-0,19%) xuống 237,57 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 66,4 triệu đơn vị, giá trị 976,5 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 5 triệu đơn vị, giá trị 93,5 tỷ đồng.
Cổ phiếu CEO tiếp tục nới nhẹ biên độ tăng trong phiên chiều nhờ lực cầu sôi động. Kết phiên, CEO tăng 2,1% lên mức 14.500 đồng/CP với thanh khoản dẫn đầu sàn HNX, đạt gần 8,4 triệu đơn vị và được khối ngoại mua ròng gần 0,6 triệu đơn vị.
Trong khi đó, các cổ phiếu chứng khoán vẫn kém lạc quan, với SHS giảm 1,4% xuống mức 14.200 đồng/CP và thanh khoản đạt 8,19 triệu đơn vị, MBS giảm 1% và khớp 2,7 triệu đơn vị, APS giảm 1,6%, BVS giảm 1,4%...
Một số mã đáng chú ý là NRC, AMV và VHE đều khoe sắc tím với khối lượng dư mua trần lớn và thanh khoản đạt vài ba triệu đơn vị, VTZ tăng 5,7% và khớp 2 triệu đơn vị, MST tăng 3% và khớp 1,43 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, dù cũng có chút rung lắc nhẹ vào giữ phiên nhưng thị trường đã nhanh chóng bật hồi và lấy lại đà tăng.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,52 điểm (+0,52%), lên 100,61 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 72,3 triệu đơn vị, giá trị 750 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,56 triệu đơn vị, giá trị 4,22 tỷ đồng.
Cổ phiếu MSR dù có chút rung lắc nhẹ nhưng đã sớm hồi phục, đóng cửa tăng 2,6% lên mức 23.300 đồng/CP và thanh khoản sôi động với 3,9 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công.
Trong khi đó, AAH kết phiên giảm 5,4% xuống mức 5.300 đồng/CP với khối lượng giao dịch lớn nhất thị trường, đạt gần 4,3 triệu đơn vị; các mã BGR và DRI cùng giảm hơn 1 % và khớp lệnh trên 2,5 triệu đơn vị, HBC giảm 1,4% và khớp 1,91 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều tăng nhẹ, trong đó VN30F2503 tăng mạnh nhất là 5,8 điểm, tương đương +0,4% lên 1.353,8 điểm, khớp lệnh hơn 166.980 đơn vị, khối lượng mở hơn 28.100 đơn vị.
Thép giá rẻ Trung Quốc sẽ tiếp tục tràn ngập khắp Thế giới
Nhiều phân tích cho rằng thuế 25% lên sắt thép nhập khẩu vào Mỹ của Trump là không ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam, mà ngược lại HPG có thể còn được hưởng lợi phần nào. Nhưng chúng ta có chịu ảnh hưởng gián tiếp? Tại sao Việt Nam có động thái áp thuế chống bán phá giá tạm thời (sớm hơn kết luận điều tra của bộ Thương mại) đối với HRC từ Trung Quốc?
Thép giá rẻ Trung Quốc vẫn sẽ tràn ngập khắp thế giới
Nếu xem xét kỹ hơn thì mục đích chính quyền Trump nhắm đến là hủy bỏ các miễn trừ và hạn ngạch miễn thuế cho các nhà cung cấp lớn là Canada, Mexico, Brazil cũng như các quốc gia khác. Thực chất đây là một phần trong cuộc chiến thương mại sẽ kéo dài nhằm vào Trung Quốc. (Đọc lại quan điểm của mình về mục đích thực sự mà Mỹ đang nhắm đến)
Nghịch lý ở chỗ, Trung Quốc hiện gần như không xuất khẩu thép hay nhôm trực tiếp sang Mỹ do đã bị đánh các mức thuế nặng được áp dụng dưới thời Trump đầu và cả thời Biden.
Với sự thống trị của Trung Quốc trên thị trường toàn cầu (Đọc thêm Only THÉP, để hiểu vai trò của TQ trong chuỗi giá trị ngành thép toàn cầu) cộng với việc quốc gia này đang chịu áp lực của tình trạnh giảm phát, công suất ngành thép dư thừa. Trung Quốc vẫn chiếm hơn 1/2 sản lượng thép thế giới, hơn 60% sản lượng nhôm toàn cầu. Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc để thép của mình tràn ngập khắp thế giới. Một phần trong số đó vẫn đến được Mỹ sau khi được đóng gói lại và đổi nhãn bởi các quốc gia (trong đó có Việt Nam).
Việc Trung Quốc xuất khẩu thép cũng cho phép Canada và Mexico xuất khẩu thép của họ trong khi sử dụng thép Trung Quốc để phục vụ nhu cầu trong nước. => Logic của chính quyền Trump là: Nếu Bắc Kinh đang lách thuế thông qua các bên thứ ba, thì cách duy nhất để bắt Trung Quốc gánh chi phí là đánh thuế lên mọi quốc gia.
Với mức thuế mới của Trump, ngành thép của Trung Quốc có suy yếu hay không?
- KHÓ! Rất khó để làm suy yếu được ngành thép lớn mạnh của Trung Quốc
Năm 2020, ngành bất động sản bùng nổ ở Trung Quốc kéo theo nhu cầu về thép. Tuy nhiên, 2022-2023, khi bong bóng bất động sản đỗ vỡ, nhu cầu thép trong nước giảm theo. Những khoản trợ cấp từ chính phủ vẫn tiếp tục gây ra tình trạng dư thừa sản xuất ở Trung Quốc, chính sách đã được áp dụng từ nhiều năm trước.
Sau đại dịch COVID-19, ngay cả khi giá thép giảm, sản lượng thép của Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng. Giá thép ở mức thấp kỷ lục => Các DN sản xuất thép chủ yếu phải tìm nguồn cầu ở các thị trường nước ngoài.
{286FC41D-D133-4012-BFED-40D478E9A4C7}1585×1270 177 KB
Với tình trạng hiện tại, vì sao Trung Quốc vẫn thúc đẩy ngành thép?!
Rất nhiều địa phương, rất nhiều công ăn việc làm tại Trung Quốc phụ thuộc ngành thép
Phần lớn ngành thép Trung Quốc do nhà nước quản lý, tạo ra khoảng 1,8 triệu việc làm trực tiếp. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của ngành này còn sâu rộng hơn nhiều. Theo ước tính, cứ mỗi công việc trực tiếp trong ngành thép sẽ tạo ra đến 5 việc làm gián tiếp trong các lĩnh vực liên quan như khai thác quặng sắt, vận tải, sản xuất thiết bị và dịch vụ hỗ trợ. Điều này đồng nghĩa với việc có thêm khoảng 7,2 đến 9 triệu người phụ thuộc gián tiếp vào ngành thép.
Nhiều thị trấn và cộng đồng địa phương ở Trung Quốc hoàn toàn dựa vào các nhà máy thép để duy trì kinh tế và việc làm. => Việc cắt giảm sản lượng hoặc đóng cửa các nhà máy không chỉ ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp mà còn gây tác động lan tỏa đến toàn bộ chuỗi cung ứng và dịch vụ địa phương. Điều này khiến việc cắt giảm lao động trong ngành thép trở thành một vấn đề nhạy cảm về chính trị và xã hội, đòi hỏi chính phủ phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa mục tiêu cải cách kinh tế và ổn định xã hội.
Ngành Thép và sức mạnh dân tộc - ý thức hệ chủ nghĩa Cộng sản
Ngành thép Trung Quốc không chỉ đơn thuần là một lĩnh vực công nghiệp, mà còn mang trong mình ý nghĩa lịch sử và tư tưởng sâu sắc. Các quyết định chiến lược trong ngành này không chỉ bị chi phối bởi quy luật cung cầu hay lợi nhuận kinh tế thuần túy, mà còn gắn liền với tư tưởng hoài niệm về chủ nghĩa Mác-Lênin, nơi công nghiệp nặng được xem là xương sống của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Câu "Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh, lúc đó thép trở nên không hề biết sợ!" tlà câu trích dẫn rất nổi tiếng từ Thép đã tôi thế đấy! của Nikolai Ostrovsky
Trong tư duy của nhiều nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, thép không chỉ là một loại hàng hóa công nghiệp, mà còn là biểu tượng của sức mạnh quốc gia. Chủ nghĩa cộng sản, ngay từ những ngày đầu, đã đề cao ngành công nghiệp nặng như một biểu hiện của sự vững mạnh và tự chủ. Câu nói nổi tiếng của Stalin – “Chúng ta phải đi từ cày gỗ lên máy kéo” – phản ánh rõ tinh thần đó. Trung Quốc, với vị thế là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vẫn giữ nguyên quan điểm rằng thép và nhôm không chỉ đơn giản là nguyên liệu sản xuất, mà còn là nền tảng cho cả nền kinh tế, sức mạnh công nghiệp, và tiềm lực quân sự.
Việc Trung Quốc kiểm soát ngành thép toàn cầu không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn mang tính chiến lược. Trong khi nhiều nước phương Tây coi ngành thép là một lĩnh vực thương mại đơn thuần, Trung Quốc xem đây là một công cụ quan trọng trong cuộc chơi quyền lực toàn cầu. Như Pavel Korchagin đã rèn luyện bản thân như một thanh thép cứng rắn để vượt qua mọi thử thách, Trung Quốc cũng không dễ dàng từ bỏ vị thế thống trị của mình trên thị trường kim loại, ngay cả khi đối diện với các rào cản thương mại từ Mỹ và phương Tây.
Triển vọng lạc quan cho ngành thép
Việc Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ sẽ có tác động đáng kể đến ngành thép Việt Nam, cả tích cực lẫn tiêu cực. Dưới đây là các ảnh hưởng chính:
1. Tác động tích cực
✅ Bảo vệ doanh nghiệp sản xuất thép trong nước:
- Các công ty sản xuất HRC trong nước như Hòa Phát (HPG), Formosa sẽ được hưởng lợi do giảm áp lực cạnh tranh từ thép nhập khẩu giá rẻ.
- Giá bán có thể tăng hoặc duy trì ở mức tốt hơn, cải thiện biên lợi nhuận.
✅ Giảm phụ thuộc vào nhập khẩu:
- HRC là nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp (cơ khí, sản xuất tôn mạ, ống thép, ô tô, đóng tàu...), giúp Việt Nam tiến gần hơn đến tự chủ nguyên liệu thép.
- Doanh nghiệp thép trong nước có thể đẩy mạnh đầu tư mở rộng sản xuất.
2. Tác động tiêu cực
❌ Chi phí nguyên liệu tăng cho doanh nghiệp hạ nguồn:
- Các doanh nghiệp sử dụng thép HRC làm nguyên liệu đầu vào như thép dẹt, thép ống, tôn mạ (Nam Kim, Hoa Sen, Tôn Đông Á) có thể bị ảnh hưởng do giá nguyên liệu tăng.
- Nếu sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu, các doanh nghiệp này sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát chi phí.
❌ Áp lực lên giá thành sản phẩm cuối cùng:
- Khi giá HRC tăng, chi phí sản xuất của các ngành như cơ khí, ô tô, xây dựng cũng tăng theo, có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam so với sản phẩm nhập khẩu thành phẩm.
3. Ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành thép
- Hòa Phát (HPG), Formosa có thể được hưởng lợi trong ngắn hạn do ít cạnh tranh hơn, nhưng cần theo dõi xem nhu cầu thực tế có đủ mạnh để hấp thụ mức giá mới không.
- Hoa Sen (HSG), Nam Kim (NKG) có thể bị ảnh hưởng tiêu cực do giá nguyên liệu đầu vào cao hơn.
📊 Tóm lại:
Việc áp thuế chống bán phá giá sẽ giúp bảo vệ sản xuất thép trong nước, nhưng cũng có thể tạo áp lực lên các doanh nghiệp sử dụng thép HRC. Các doanh nghiệp có khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu sẽ hưởng lợi nhiều hơn.
HPG - Kỳ vọng ảo khi giá thép chưa thực sự hồi phục?
Tổng kết năm 2024, Hòa Phát có 1 kqkd khá tích cực, khi đã sản xuất 8,7 triệu tấn thép thô, tăng 30% so với năm 2023. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép HRC, thép xây dựng, thép chất lượng cao và phôi thép đạt 8,1 triệu tấn, tăng 20%
Tiêu thụ thép trong 2024 được thúc đẩy bởi nhu cầu trong nước
Năm 2025, nhu cầu thép tại Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng trưởng, thúc đẩy bởi đầu tư công mạnh mẽ vào các dự án hạ tầng như cao tốc và sân bay. Ngoài ra, nhu cầu xây dựng dân dụng tăng khi các rào cản pháp lý được tháo gỡ và môi trường kinh doanh được cải thiện cũng thúc đẩy tiêu thụ thép
Biên lợi nhuận gộp HPG
Trong khi doanh thu đã gần trở lại đỉnh 2021, nhờ sản lượng bán hàng tăng. Tuy nhiên biên lợi nhuận gộp lại sụt giảm mạnh do giá thép vẫn ở mức thấp(tác động chủ yếu bên phía Trung Quốc). Động lực để tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận cũng như HPG có thể cải thiện biên lợi nhuận gộp hay không, vẫn phụ thuộc về giá thép bên TQ
Triển vọng giá thép thế giới
Mặc dù Chính phủ Trung Quốc liên đã đưa ra các chính sách mới nhằm vực dậy thị trường Bất động sản. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ cải thiện tâm lý thị trường thép trong ngắn hạn. Thực tế, nhu cầu xây dựng tại Trung Quốc chưa có dấu hiệu cải thiện vì giá nhà Trung Quốc vẫn duy trì đà giảm kể từ giai đoạn suy thoái Bất động sản đầu năm 2022 khiến giá thép vẫn ở mức thấp => Việc giá thép thế giới có phục hồi trong 2025 này vẫn là 1 dấu hỏi lớn, còn hiện tại các số liệu vẫn chưa có sự hồi phục
Dự án Dung Quất 2 sẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ
Luận điểm đầu tư
Nhà máy Dung Quất 2 dự kiến chạy thử phân kỳ 1 vào đầu 2025. Tuy nhiên mới chỉ chạy thử có công suất thấp nên sẽ chịu gánh nặng về chi phí lãi vay, khấu hao khiến lợi nhuận bị ảnh hưởng ngay trong quý 1/2025 này. Phân kỳ 2 của dự án dự kiến được hoàn thành vào cuối năm 2025 và dự kiến sẽ chạy 90% công suất vào năm 2026
Rủi ro cần chú ý: Năm 2025, khi Dung Quất 2 đi vào hoạt động, chi phí lãi vay và khấu hao sẽ được ghi nhận => Nhà máy vận hành đúng chu kì thì sản lượng cũng như doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng trưởng rất tốt nhưng sai chu kì(tức rủi ro về mặt kinh tế cũng như giá thép) sẽ khiến doanh nghiệp bị bào lợi nhuận rất lớn
Thông tin tốt cho HPG gần đây nhất là vào Ngày 21/2, Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc. Theo đó, mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng với hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc là 19,38-27,83%
=> Thông tin rất có lợi cho HPG khi suốt năm 2024 qua phải cạnh tranh với thép HRC từ Trung Quốc ảnh hưởng biên lợi nhuận gộp. Nhưng nhìn tổng thể những phân tích thì trong quý 1 vẫn chưa có gì quá tích cực kỳ vọng sản lượng nội địa cũng như KQKD của HPG sẽ tốt hơn từ quý 2/2025 trở đi
Góc nhìn kỹ thuật
Hiện tại trạng thái cổ phiếu đang sideway trong 1 biên hộp trong 1 vùng giá 25.5-28. Với những phân tích về mặt cơ bản thì từ quý 2 trở đi triển vọng kinh doanh của HPG mới được cải thiện, còn hiện tại trong quý 1 cổ phiếu khả năng cao vẫn sẽ vận động trong biên hộp này Với nđt ngắn hạn canh khi giá cổ phiếu về vùng biên dưới của biên sideway này tức vùng giá sát 25.5 nếu xuất hiện tình trạng vol nhỏ và có lực cầu tham gia ở vùng giá đó thì có thể mở vị thế
Báo cáo phân tích và tổng hợp bởi Vi Đạt, ac nào cần nhận báo cáo hay phân tích về doanh nghiệp nào cũng như vị thế mua Liên hệ Zalo: 0327.826.571
Áp thuế chống bán phá giá thép từ Trung Quốc và Ấn Độ - Cơ hội cho cổ phiếu thép?
📢 Bộ Công Thương chính thức công bố áp thuế chống bán phá giá đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Đây là thông tin rất quan trọng, có thể tác động mạnh đến các doanh nghiệp ngành thép nội địa như HPG, HSG, NKG, VGS, GDA.
TÁC ĐỘNG LÊN NGÀNH THÉP
🔥 Tích cực:
✅ Hạn chế cạnh tranh từ thép giá rẻ Trung Quốc & Ấn Độ, tạo lợi thế cho doanh nghiệp nội địa.
✅ Doanh nghiệp thép trong nước có thể gia tăng biên lợi nhuận khi giá thép nhập khẩu tăng.
✅ Cầu thép trong nước vẫn duy trì tốt nhờ đầu tư công & bất động sản khu công nghiệp phục hồi.
⚠ Tiêu cực (nếu có):
🔻 Nhu cầu thép trong nước phải đủ mạnh để hấp thụ nguồn cung.
🔻 Giá thép tăng có thể ảnh hưởng đến chi phí của một số ngành khác như xây dựng & hạ tầng.
CỔ PHIẾU NÀO HƯỞNG LỢI?
🚀 HPG (Hòa Phát) – Doanh nghiệp thép hàng đầu, hưởng lợi lớn nhất nhờ quy mô sản xuất lớn và thị phần rộng.
🚀 HSG (Hoa Sen) & NKG (Nam Kim) – Xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn, có thể hưởng lợi nếu giá thép tăng và thị trường nội địa thuận lợi hơn.
🚀 VGS, GDA – Các doanh nghiệp thép có quy mô nhỏ hơn, nhưng hưởng lợi trực tiếp từ chính sách bảo hộ.
⏳ CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ:
📌 Quan sát phản ứng giá cổ phiếu nhóm thép trong các phiên tới. Nếu dòng tiền vào mạnh, đây có thể là cơ hội tốt để gia tăng tỷ trọng.
📌 Theo dõi giá thép thế giới & nhu cầu trong nước. Nếu xu hướng giá thép duy trì tích cực, nhóm này có thể tiếp tục đà tăng.
📢 Anh chị NĐT cần tư vấn chiến lược đầu tư? Liên hệ ngay! 📩
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá lên tới 27.83% với thép HRC Trung Quốc
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng với hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc là từ 19.38% đến 27.83%.
Trong bối cảnh ngành thép trong nước đang đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt, ngày 21/02/2025, Bộ Công Thương đã có động thái quyết liệt khi ban hành Quyết định số 460/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu.
Theo đó, mức thuế áp dụng với sản phẩm thép cán nóng từ Trung Quốc dao động từ 19.38% đến 27.83%, trong khi thép từ Ấn Độ được loại khỏi phạm vi điều tra do có tỷ lệ nhập khẩu không đáng kể, dưới 3% theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương. Quyết định này sẽ có hiệu lực sau 15 ngày ban hành.
Số liệu từ cơ quan hải quan cho thấy tình trạng đáng báo động khi lượng nhập khẩu thép cán nóng (HRC) năm 2024 đã đạt 12.6 triệu tấn, tăng hơn 33% so với năm 2023. Đặc biệt, ngay cả sau khi Bộ Công Thương khởi xướng điều tra từ tháng 7/2024, lượng thép HRC từ Trung Quốc vẫn tiếp tục đổ bộ vào thị trường Việt Nam với tốc độ chóng mặt, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của ngành sản xuất trong nước.
Theo thống kê từ Cục Phòng vệ thương mại, hai doanh nghiệp sản xuất thép HRC lớn trong nước là Tập đoàn Hòa Phát và Formosa hiện có tổng công suất 8.6 triệu tấn/năm. Sản lượng này được phân bổ đều cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu, trong khi nhu cầu trong nước lên tới 13 triệu tấn/năm. Điều này cho thấy việc nhập khẩu vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường, tuy nhiên cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ sản xuất trong nước.
Hoà Phát có thể lãi ròng hơn 15.000 tỷ trong năm nay?
Trong báo cáo phân mới đây , SSI Research đưa ra triển vọng tích cực cho cả ngành thép và Hoà Phát (HPG) với dự phóng doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2025 lần lượt là 160.900 tỷ đồng và 15.300 tỷ đồng, tăng 15,9% và 28% so với cùng kỳ.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.