Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Vì sao Shark Hưng chỉ mua 1 nửa số cổ phiếu đã đăng ký?
Đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu nhưng chỉ hoàn tất mua 2,3 triệu cổ phiếu, Shark Hưng – Phó Chủ tịch HĐQT Cen Land, lý giải do thay đổi kế hoạch tài chính cá nhân.
Ngày 6-9, ông Phạm Thanh Hưng (Shark Hưng), Phó Chủ tịch HĐTQ Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ (Cen Land - Mã chứng khoán CRE), đã công bố thông tin về việc đã hoàn tất mua vào hơn 2,306 triệu cổ phiếu CRE (tương ứng 23.060 tỉ đồng). Trước đó, Shark Hưng tuyên bố sẽ mua vào 5 triệu cổ phiếu CRE.
Sau khi hoàn tất giao dịch trên thì lượng cổ phiếu mà Shark Hưng nắm giữ tại Cen Land đã tăng từ 13,2 triệu cổ phiếu lên 15,57 triệu cổ phiếu, tương ứng 3,36% cổ phần.
Lý do Shark Hưng không mua hết số lượng cổ phiếu đã đăng ký được lý giải là do thay đổi kế hoạch tài chính cá nhân.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 6-9, cổ phiếu CRE tiếp tục giảm giá, còn 6.990 đồng/cổ phiếu.
Biểu đồ giao dịch cổ phiếu CRE của Cen Land (HoSE)
Cùng ngày, Cen Land cũng đã công bố thông tin bất thường liên quan đến một vụ kiện tụng. Theo đó, công ty cho biết đã nhận được quyết định của TAND quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) về việc Công ty CP Tư vấn Thiết kế và Đầu tư Xây dựng Đại Nam Sơn phải hoàn trả cho Cen Land 62 tỉ đồng, bao gồm tiền đặt cọc ban đầu và lãi phát sinh.
Cổ phiếu trong diện cảnh báo, Phó Chủ tịch CRE dự chi 35 tỷ mua cổ phiếu
Ông Phạm Thanh Hưng - Phó Chủ tịch HĐQT CRE đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu CRE trong khoảng thời gian từ ngày 6/8 đến ngày 4/9/2024 với phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
Ông Phạm Thanh Hưng thông báo giao dịch cổ phiếu của Người nội bộ Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (mã CRE-HOSE).
Theo đó, ông Phạm Thanh Hưng - Phó Chủ tịch HĐQT CRE đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu CRE trong khoảng thời gian từ ngày 6/8 đến ngày 4/9/2024 với phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
Mục đích thực hiện giao dịch do nhu cầu đầu tư cá nhân. Nếu giao dịch thành công, ông Hưng sẽ nâng lượng cổ phiếu nắm giữ lên hơn 18 triệu cổ phiếu CRE, tương ứng tỷ lệ 3,94% vốn.
Hiện, cổ phiếu CRE vẫn đang trong diện cảnh cáo kể từ ngày 10/4/2024 đến nay, nguyên nhân do tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với BCTC đã được kiểm toán năm 2023.
Mới đây, trong văn bản giải trình, báo cáo tình hình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo, CRE cho biết theo thông cáo báo chí ngày 27/3/2024 của Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Hoàng Mai - Chủ đầu tư Dự án Khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ, tiền sử dụng đất phải nộp của giai đoạn 3 là 1.426,8 tỷ đồng, hiện chủ đầu tư đã nộp được 758,7 tỷ đồng, số còn phải nộp là hơn 668 tỷ đồng.
Theo CRE việc chủ đầu tư chưa nộp đủ tiền sử dụng đất xuất phát từ một số nguyên nhân khách quan như: số tiền sử dụng đất quá lớn nên chủ đầu tư cần thời gian để cân đối và thu xếp tài chính; Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay, việc kinh doanh và bán hàng bị ảnh hưởng dẫn đến nguồn thu theo dự kiến để nộp tiền sử dụng đất chưa được như kế hoạch.
Để xử lý tình trạng chậm nộp tiền sử dụng đất, chủ đầu tư đã nỗ lực thực hiện các công việc như tích cực xử lý, huy động các nguồn vốn khác để đảm bảo dòng tiền nộp tiền sử dụng đất phần còn lại của Giai đoạn 3; Thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước để được khấu trừ số tiền đền bù hễ trợ giải phóng mặt bằng Chủ đầu tư đã chi trả cho các hộ dân có đất bị thu hồi cao hơn mức được phê duyệt nhằm xác định chính xác số tiền sừ dụng đất phải nộp ngân sách Nhà nước.
Trước thông tin trên, trong suốt thời gian qua, Công ty cổ phần Bất động sản Galaxy Land đã đại diện cho các bên hợp tác còn lại của Hợp đồng hợp tác kinh doanh (gồm CEN LAND và Trustlink) để đốc thúc Chủ đầu tư khẩn trương nộp đủ tiền sử dụng đất, đồng thời liên tục cập nhật thông tin nộp tiền sử dụng đất từ chủ đầu tư để triển khai thực hiện Hợp đồng họp tác theo đúng mục tiêu đã đề ra.
Theo đó, trong quý 2/2024, chủ đầu tư đã nộp thêm được 109,6 tỷ dồng; và từ đầu quý 3 đến nay, chủ đầu tư dã nộp thêm 180 tỷ đồng tiền sử dụng đất. Như vậy, tính từ quý 2/2024 đến nay chủ đầu tư đã nộp thêm khoảng 290 tỷ đồng và nâng tổng số tiền sử dụng đất đã nộp cho giai đoạn 3 lên tới hơn 1.048 tỷ đồng, đạt xấp xì 73,5% tiền sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước.
Trong thời gian tới, Công ty cổ phần Bất động sản Galaxy Land sẽ tiếp tục đại diện cho CEN LAND và Trustlink bám sát tiến dộ và đốc thúc Chủ đầu tư thu xếp nguồn để nộp bổ sung tiền sử dụng đất còn thiếu.
Đồng thời, CEN LAND đã tích cực làm việc với Công ty cổ phần Hồng Lam Xuân Thành về năng lực tài chính và lý do nợ đọng thuế trong suốt thời gian qua. Công ty này đã trao đổi thông tin cời mở rằng tổng các khoản nợ thuế và chậm nộp ước khoảng 70 tỷ đồng, trong đỏ khoản thuế chậm nộp chủ yếu là thuế GTGT. Tuy nhiên, thực tế phần thuế GTGT mà Công ty này đang còn được khấu trừ khoảng hơn 40 tỷ dồng. Do đó, nếu được cơ quan thuế chấp nhận khấu trừ phần thuế GTGT này thì số tiền nợ thực tế phải nộp vào ngân sách nhà nước chi còn lại khoảng 30 tỳ đồng. Hơn nữa, việc chậm nộp thuế xuất phát từ những khó khăn tài chính tạm thời do bị ảnh hưởng khách quan và đột ngột từ dịch bệnh Covid-19, nền kinh tế khó khăn chung và thị trường bất động sản đóng băng thời gian dài. Tuy nhiên, Công ty này cũng đã chủ động lên phương án tài chính theo hướng nộp dần khoản nợ thuế theo tiến độ. Cụ thể, từ ngày 31/5/2024 đến nay, Công ty và phần Hồng Lam Xuân Thành đã nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền nợ thuế là 1,23 tỷ dồng.
Theo CRE, hiện tại các khoản phải thu từ Công ty cổ phần Hồng Lam Xuân Thành chủ yếu là tiền dặt cọc để mua các sản phẩm thuộc Dự án Khu dịch vụ và nhà nghỉ Xuân Thành tại xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Trong quý 3 và quý 4 tới, khi có đề xuất phù hợp từ Công ty cổ phần Hồng Lam Xuân Thành, CEN LAND sẽ ký kết Hợp dồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai dổi với các bất sản đã đặt cọc để kết chuyển và cấn trừ các nghĩa vụ tài chính giữa hai bên.
Chốt phiên giao dịch ngày 31/7, giá cổ phiếu CRE tăng lên 6.890 đồng/cổ phiếu, giảm 266 so với chốt phiên đầu tháng 4 (9.400 đồng/cổ phiếu) và tạm tính theo mức giá này, ước tính Shark Hưng sẽ cần chi gần 35 tỷ đồng để sở hữu số cổ phiếu trên.
Về kết quả kinh doanh quý 2/2024, Cen Land ghi nhận doanh thu thuần gần 334 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước (402 tỷ); Lợi nhuận sau thuế đạt 6,86 tỷ đồng, giảm hơn 9% so với cùng kỳ 2023 (9,55 tỷ).
Theo giải trình của Cen Land, thị trường Bất động sản dù đã có những tín hiệu tích cực tuy nhiên chưa thực sự sôi động, mảng doanh thu đầu tư bất động sản của công ty giảm do một số dự án chưa ra hàng, dẫn đến doanh thu và LNST giảm so với cùng kỳ năm trước.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm, CRE ghi nhận doanh thu thuần đạt 827 tỷ (cùng kỳ đạt 455,39 tỷ); doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh đạt gần 48 tỷ (cùng kỳ -gần 2,66 tỷ); lợi nhuận sau thuế đạt hơn 16,67 tỷ (cùng kỳ lãi hơn 736 triệu đồng).
Công ty cổ phần Bất động sản Thế kỷ (Cenland, HOSE: CRE) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý II/2024 với doanh thu thuần 333,5 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ. Doanh thu trong quý chủ yếu đến từ mảng môi giới và đầu tư bất động sản.
Quý II, Cenland có thêm 14 tỷ đồng từ hoạt động tài chính, chủ yếu là lãi tiền gửi và cho vay.
Trong kỳ chi phí tài chính và chi phí doanh nghiệp lần lượt là 18,4 tỷ đồng và 31,9 tỷ đồng, giảm lần lượt là 25% và 4,5%; riêng chi phí bán hàng tăng 74% lên 6,8 tỷ đồng.
Khấu trừ chi phí, Cenland báo lãi ròng 8,6 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ. Lũy kế nửa đầu năm, Cenland đạt doanh thu thuần 827 tỷ đồng, tăng 82% và lãi ròng 16 tỷ đồng, cao gấp 11,5 lần cùng kỳ.
Năm 2024, Cenland đặt mục tiêu doanh thu thuần 3.250 tỷ đồng và lãi trước thuế 220 tỷ đồng. Sau 6 tháng, doanh nghiệp đã thực hiện được lần lượt 25% và 10% kế hoạch nói trên.
Về lưu chuyển tiền tệ, trong 6 tháng đầu năm, Cenland ghi nhận lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 50,4 tỷ đồng.
Tài sản tại ngày 30/6 gần như đi ngang so với hồi đầu năm, ở mức 7.121 tỷ đồng, trong đó phải thu từ việc hợp tác kinh doanh dự án khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ là 1.198 tỷ đồng, tăng 30 tỷ so với đầu năm. Nợ phải trả ghi nhận 1.488 tỷ đồng, trong đó hơn một nửa là nợ vay tài chính.
Đáng chú ý, Cenland có khoản phải thu khó đòi là 107,6 tỷ đồng và giá trị có thu về được là 258 triệu đồng.
Liên quan đến dự án Hoàng Văn Thụ, Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Nguyễn Trung Vũ cho hay, trong kế hoạch doanh thu hơn 3.200 tỷ đồng năm nay, dự án Hoàng Văn Thụ chiếm tới 2.000 tỷ đồng.
Vào năm 2021, CenLand đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty cổ phần Bất động sản Galaxy Land và Công ty cổ phần Dịch vụ và Đầu tư Trustlink để phân phối và bao tiêu một số sản phẩm bất động sản tại dự án Hoàng Văn Thụ. Tổng vốn đầu tư của hợp đồng khoảng 1.358 tỷ đồng, trong đó Trustlink góp 30%, CenLand góp 70%. Được biết, đây là một dự án cũ của nhóm Lã Vọng.
Tính đến 30/6, CenLand cho biết đã góp vốn vào dự án Hoàng Văn Thụ 1.198 tỷ đồng. Cenland đang hoàn thành tiền sử dụng đất chưa hoàn thành giai đoạn 3 của dự án và dự kiến tiến hành mở bán vào quý III/2024.
Chủ tịch Cenland cho hay, chủ đầu tư dự án Hoàng Văn Thụ nợ thuế 1.400 tỷ đồng, tính đến thời điểm tháng 4/2024 đã trả khoảng 758 tỷ đồng. Nếu chủ đầu tư không hoàn thành nghĩa vụ thì Cenland sẽ có phương án để phối hợp với khách hàng cùng giải quyết, chậm nhất là trong quý III/2024. Nếu xử lý xong dự án này, doanh thu sẽ ghi nhận là 2.000 tỷ đồng.
Shark Hưng muốn chi hàng chục tỷ đồng "gom" cổ phiếu Cen Land (CRE) khi thị giá giảm sâu
Trong thông báo mới đây, ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Bất động sản Thế Kỷ (Cen Land, CRE) đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu CRE trong khoảng thời gian từ 6/8 đến 4/9/2024 với phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
Mục đích thực hiện giao dịch do nhu cầu đầu tư cá nhân. Nếu giao dịch thành công, ông Hưng sẽ nâng lượng cổ phiếu nắm giữ lên hơn 18 triệu cổ phiếu CRE, tương ứng tỷ lệ 3,94% vốn.
Từ mức lãi 500 tỷ còn 2 tỷ, Công ty BĐS của Shark Hưng 'bẻ lái' sang xuất khẩu lao động: Thuê lại các ngôi nhà bỏ hoang ở Nhật Bản làm chỗ ăn ngủ cho học viên
Từng là một trong những nhà đầu tư "quen mặt" trong lĩnh vực bất động sản, CTCP Bất động sản Thế kỷ (Cen Land, mã chứng khoán CRE) thời gian gần đây đang xúc tiến mạnh mảng mới là xuất khẩu lao động sang Nhật.
Trong đó, Cen Academy vừa tổ chức Lễ ra mắt "Chương trình đi Nhật cùng Cen" và ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược tại khách sạn Daewoo. Sự kiện này đánh dấu sự có mặt của CenLand Academy tại Nhật Bản trong lĩnh vực cung ứng nhân lực.
Cen Academy là công ty con do CenLand sở hữu 56%, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, được thành lập năm 2021 với vốn điều lệ 3 tỷ đồng.
Tại Nhật, CenLand cũng đã thành lập công ty Cen Nhật, hoạt động theo mô hình outsourcing (quản lý nhân sự...), tập trung vào một số ngành nghề thiếu nhân lực như logistics, nhà hàng khách sạn, sửa chữa, cơ khí, điều dưỡng.
Cùng xuất hiện tại sự kiện nói trên, Chủ tịch Cen Land Nguyễn Trung Vũ và Phó chủ tịch Phạm Thanh Hưng (Shark Hưng) cho rằng, trong bối cảnh nền tảng trực tuyến và trí tuệ nhân tạo ngày càng thống lĩnh, cơ hội việc làm của các bạn trẻ bị đe doạ. Đi nước ngoài làm việc vừa là giải pháp tạo công ăn việc làm cho các bạn trẻ, vừa mang về ngoại tệ cho đất nước.
Theo người trong ngành, thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện đang có nhiều thách thức. Nếu như 10 năm trước chỉ có khoảng 80 công ty hoạt động trong lĩnh vực đưa lao động đi Nhật Bản nhưng hiện nay đã có gần 400 công ty tham gia.
Bên cạnh đó, Đồng Yên Nhật đã giảm giá xuống mức thấp nhất trong suốt 38 năm qua và chưa có dấu hiệu cho thấy sự phục hồi, dẫn đến thu nhập của người lao động nước ngoài ở Nhật giảm sút khi quy đổi ra đô la Mỹ. Điều này khiến cho nhu cầu đi lao động ở Nhật Bản giảm sút.
Mặc dù vậy, 2 lãnh đạo của Cen Land vẫn rất lạc quan. Được biết, Cen Land sẽ tập trung vào một số ngành nghề Nhật Bản đang khát nhân lực nhất là logistics, nhà hàng, khách sạn, sửa chữa, cơ khí và điều dưỡng.
Ngoài ra, ông Trần Văn Hùng, Phó chủ tịch Cen Land cũng cho hay, ở Nhật đang có rất nhiều ngôi nhà bỏ hoang hoặc được rao bán với giá chỉ biểu tượng, CenLand có thể thuê lại các căn nhà này từ các đối tác ở những quốc gia này để tổ chức hoạt động kinh doanh, khai thác làm chỗ ăn ngủ cho các học viên.
Chia sẻ cụ thể lý do chọn mảng xuất khẩu lao động sang Nhật Bản làm trọng tâm kinh doanh hiện nay, lãnh đạo CenLand cho biết có 3 nguyên nhân chính:
Thứ nhất, xuất phát từ thực tế Nhật Bản đang trong tình trạng già hóa dân số và dự kiến đến năm 2050, dân số Nhật sẽ giảm xuống còn 90 triệu người, trong đó, số người trên 65 tuổi dự kiến chiếm khoảng 40% và số người dưới 15 tuổi chỉ chiếm khoảng hơn 8%.
Hệ quả, Nhật Bản đang và sẽ thiếu lao động trầm trọng, đặc biệt là lực lượng nhân sự đã qua đào tạo và có kĩ năng tay nghề trong các ngành công nghệ thông tin, sản xuất và chăm sóc sức khỏe. Đến năm 2030, Nhật Bản dự kiến thiếu khoảng 630 nghìn lao động trong các ngành này.
Để thu hút lao động nước ngoài có chất lượng cao, Nhật Bản dự kiến sẽ kết thúc chương trình thực tập sinh vào năm 2027 và áp dụng những biện pháp cải thiện môi trường làm việc, gia tăng phúc lợi cho lao động và có chính sách mở cửa hơn với người lao động trẻ có tay nghề từ các quốc gia khác.
Thứ hai, Nhật Bản cũng đang một trong những thị trường lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn một nửa tỷ lệ thị trường lao động của người Việt ở nước ngoài. Theo Cục Quản lý lao động nước ngoài, Bộ Lao động, thương binh và xã hội thì Việt Nam hiện là quốc gia dẫn đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh và làm việc tại Nhật Bản, với hơn 200.000 người, chiếm 1/4 tổng số lao động nước ngoài tại xứ sở mặt trời mọc.
Thứ ba, ở Nhật Bản, dân lao động nhập cư chỉ cần biết tiếng và có kỹ năng là người lao động có thể bắt đầu làm việc ngay lập tức và nhận lương đầy đủ.
Do đó, đây được xem như thời điểm thuận lợi để CenLand gia nhập vào thị trường này, thậm chí ông kỳ vọng mảng đưa người lao động đi Nhật sẽ mang lại doanh thu rất cao cho công ty sau vài năm nữa.
Động thái này là bước đi mới của Cen và Cenland trong bối cảnh ngành cốt lõi là bất động sản đang gặp rất nhiều thách thức. Năm 2023, lợi nhuận CenLand chỉ còn vỏn vẹn 2 tỷ đồng, so với thời đỉnh cao có năm gần 500 tỷ đồng.
Từ mức lãi 500 tỷ đồng nay chỉ còn vỏn vẹn 2 tỷ, công ty bất động sản của Shark Hưng chuyển sang làm xúc tiến du học
Mới đây, Cen Academy vừa tổ chức Lễ ra mắt Chương trình đi Nhật cùng Cen và ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược tại khách sạn Daewoo. Sự kiện này đánh dấu sự có mặt của CenLand Academy tại Nhật Bản trong lĩnh vực cung ứng nhân lực.
Cen Academy là công ty con do CTCP Bất động sản Thế kỷ (Cen Land, mã chứng khoán CRE) sở hữu 56%, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, được thành lập năm 2021 với vốn điều lệ 3 tỷ đồng.
Shark Phạm Thanh Hưng - Phó Chủ tịch CenLand, Chủ tịch Cen Academy cho biết: "Sau hơn một năm mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực đào tạo và cung ứng việc làm tại nước ngoài, đặc biệt là ở thị trường châu Âu như Đức và Anh, Cen Academy đã mở rộng sang thị trường Châu Á, cụ thể là Nhật Bản".
Tại Nhật, CenLand cũng đã thành lập công ty Cen Nhật, hoạt động theo mô hình outsourcing (quản lý nhân sự...), tập trung vào một số ngành nghề thiếu nhân lực như logistics, nhà hàng khách sạn, sửa chữa, cơ khí, điều dưỡng.
Động thái này có có thể xem là bước đi mạnh dạn của Cen và Cenland cho lĩnh vực nhân lực, du học, trong bối cảnh ngành cốt lõi là bất động sản đang gặp rất nhiều thách thức.
Tại ĐHĐCĐ thường niên mới đây, ban lãnh đạo cho biết năm nay lợi nhuận mảng du học kép có thể chỉ đạt khoảng 10% do mới bắt đầu (khởi động từ tháng 6/2023). Dù vậy, CenLand vẫn đặt kỳ vọng lớn cho mảng này với mục tiêu lợi nhuận gấp đôi, đạt khoảng 20% vào những năm tới.
Về phía CenLand, những khó khăn vướng mắc trên thị trường bất động sản khiến Công ty giảm sút mạnh. Năm 2023, lợi nhuận CenLand chỉ còn vỏn vẹn 2 tỷ đồng, so với thời đỉnh cao có năm gần 500 tỷ đồng.
Chỉ trong giai đoạn tháng 6 và đầu tháng 7/2024, CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A vừa hoàn thành chi 700 tỷ đồng mua lại trái phiếu, vừa phát hành thành công 2 lô trái phiếu mới tổng giá trị 1,052 tỷ đồng.
Mua lại 700 tỷ đồng trái phiếu nhưng áp lực nợ vẫn hiện hữu
Trong những ngày qua, IPA lần lượt mua lại trước hạn một phần 2 lô trái phiếu, bao gồm mua lại 300 tỷ đồng trái phiếu IPAH2124002 vào ngày 27/06/2024 và 400 tỷ đồng trái phiếu IPAH2124003 từ 27/06 - 04/07/2024. Các phương án mua lại đã được HĐQT phê duyệt trước đó không lâu, cụ thể vào ngày 24/06.
Được biết, cả hai trái phiếu này đều thuộc loại “3 không”, bao gồm không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không đảm bảo bằng tài sản. Bên cạnh đó, các trái phiếu cũng không phải khoản nợ thứ cấp của doanh nghiệp.
Lãi suất danh nghĩa cố định đều là 9.5%/năm, thanh toán định kỳ 12 tháng/lần. Các trái phiếu được phát hành lần lượt trong tháng 11 và 12/2021, kỳ hạn 3 năm, giá trị phát hành 1,000 tỷ đồng mỗi trái phiếu.
Thời điểm phát hành, IPA cho biết có kế hoạch dùng số tiền thu được để bổ sung vốn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và hoạt động hợp pháp khác, mà đáng chú ý trong đó là bao gồm cả việc tái cơ cấu các khoản vay.
Nguồn: IPA
Như vậy, sau khi đã chi ra 700 tỷ đồng để mua lại trước hạn trái phiếu, áp lực nợ vẫn hiện hữu với IPA khi có đến 1,300 tỷ đồng nợ gốc phải tất toán vào tháng 11 và 12/2024.
Xa hơn đến tháng 2/2025, một trái phiếu khác là IPAH2225001 sẽ đáo hạn. Trái phiếu có giá trị phát hành 1,000 tỷ đồng, lãi suất 9.5%/năm, được thanh toán định kỳ 12 tháng/lần và IPA chưa thực hiện đợt mua lại nào trước đó.
Các trái phiếu nêu trên cùng có tổ chức lưu ký là CTCP Chứng khoán VNDIRECT – công ty vốn đang được chính IPA nắm giữ 25.84% vốn.
Huy động số tiền lớn từ trái phiếu để cơ cấu nợ vay
Cũng trong diễn biến liên quan nhưng theo chiều ngược lại vào ngày 27/06, IPA hoàn tất phát hành 735 tỷ đồng trái phiếu IPAH2429002, kỳ hạn 5 năm, đến 27/06/2029.
Trước đó vào 05/06, IPA phát hành xong 317 tỷ đồng trái phiếu IPAH2429001, kỳ hạn 5 năm, đáo hạn vào 05/06/2029. Tiền thu về IPA dùng để trả các khoản nợ vay với CTCP Đầu tư và Phát triển Nam Cần Thơ ký ngày 04/07/2023 và 17/11/2023, số tiền thanh toán lần lượt 309 tỷ đồng và 8 tỷ đồng.
Cả 2 lô trái phiếu đều là "ba không", cùng lãi suất 9.5%/năm, thanh toán định kỳ 12 tháng/lần.
Danh sách trái phiêu đang lưu hành của IPA
Nguồn: HNXĐược biết, tính tới cuối quý 1/2024, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của IPA giảm 9.4% so với đầu năm, tương ứng giảm 411 tỷ đồng, ở mức 3,981.5 tỷ đồng.
Biến động nợ vay theo quý vủa IPA trong những năm qua
Trong quý 1/2024, IPA thực hiện thương vụ đầu tư vào CTCP Năng lượng Tái tạo Trung Nam - thành viên của Tập đoàn Trung Nam.
Cuối quý, tổng tài sản của IPA nhích nhẹ so với đầu năm lên hơn 8,900 tỷ đồng; chủ yếu là khoản đầu tư đầu tư tài chính dài hạn 5,926 tỷ đồng, chiếm 66% tổng tài sản. Trong số đó, IPA đầu tư mới vào Năng lượng tái tạo Trung Nam với giá trị gốc 850 tỷ đồng, tương ứng 9.36% vốn điều lệ.
Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục duy trì số dư đầu tư hơn 928 tỷ đồng vào CTCP Bất động sản Thế Kỷ (CenLand, HOSE: CRE) nhưng phải phải trích lập 474 tỷ đồng.
Quý 1, doanh thu IPA tăng 34% so với cùng kỳ lên 86 tỷ đồng. Ba mảng đóng góp chính là cung cấp dịch vụ, bán điện thương phẩm và bán hàng hoá, lần lượt mang về 39 tỷ, 30 tỷ và 11 tỷ đồng. Lãi sau thuế 105 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với mức lỗ 136 tỷ cùng kỳ. Lãi ròng đạt 101 tỷ đồng.
Năm 2024, IPA đặt kế hoạch tổng doanh thu 1,080 tỷ đồng và lãi trước thuế 425 tỷ đồng.
Huy Khải
FILI
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.