Thị trường
Tin tức
Phân tích
Người dùng
24x7
Lịch kinh tế
Học tập
Dữ liệu
- Tên
- Mới nhất
- Trước đây
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
T:--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
--
D: --
T: --
Không có dữ liệu phù hợp
Quan điểm mới nhất
Quan điểm mới nhất
Chủ đề Hot nhất
Để nhanh chóng tìm hiểu động lực thị trường và theo dõi trọng tâm thị trường trong 15 phút.
Trong thế giới loài người sẽ không có một lời phát biểu nào mà không có lập trường, cũng không có một lời nhận xét nào mà không có mục đích.
Lạm phát, tỷ giá hối đoái và nền kinh tế định hình các quyết định chính sách của ngân hàng trung ương; thái độ và lời nói của các quan chức ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến hành động của các nhà giao dịch trên thị trường.
Tiền làm cho thế giới quay tròn và tiền tệ là một loại hàng hóa vĩnh viễn. Thị trường ngoại hối đầy bất ngờ và kỳ vọng.
Tác giả Hot nhất
Tận hưởng những hoạt động thú vị, ngay tại FastBull.
Tin tức và sự kiện tài chính toàn cầu mới nhất.
Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích tài chính, đặc biệt là ở khía cạnh diễn biến vĩ mô, nhận định xu hướng trung và dài hạn. Tôi chủ yếu tập trung vào sự phát triển ở Trung Đông, các thị trường mới nổi, Than đá, Lúa mì và các sản phẩm nông nghiệp khác.
7 năm kinh nghiệm phân tích và giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối, kim loại quý, dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật với logic giao dịch Top-Down, và tập trung vào kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro, sử dụng lý thuyết cung và cầu đa điều kiện để dự đoán biến động giá, tác động của hoạt động giao dịch, phân phối chip và tâm lý thị trường, và ổn định.
Cập nhật mới nhất
Cảnh báo về rủi ro khi đầu tư chứng khoán Hồng Kông
Mặc dù hệ thống pháp luật và khung giám sát tại Hồng Kông tương đối hoàn thiện, nhưng thị trường chứng khoán vẫn đối mặt với một số rủi ro và thách thức đặc biệt, như mối quan hệ giữa HKD và USD, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đối mặt với biến động tỷ giá. Những biến động trong chính sách và tình hình kinh tế của Trung Quốc đại lục có thể gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Cấu trúc chi phí và thuế khi đầu tư chứng khoán HK
Chi phí giao dịch trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm phí giao dịch mua bán cổ phiếu, thuế trước bạ, phí thanh toán v.v. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có thể phải trả thêm phí chuyển đổi tiền tệ thành HKD và các loại thuế khác theo quy định của địa phương.
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu Hồng Kông
Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông bao gồm ô tô, giáo dục, du lịch, dịch vụ ăn uống, trang phục và nhiều lĩnh vực khác. Trong số 643 công ty niêm yết, có 35% là công ty Trung Quốc đại lục và chiếm 65% tổng giá trị thị trường, do đó ngành này chịu ảnh hưởng sâu rộng từ nền kinh tế Trung Quốc.
Ngành bất động sản Hồng Kông
Trong chỉ số chứng khoán Hồng Kông, tỷ trọng của ngành xây dưng và bất động sản đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng tính đến năm 2022, nó vẫn chiếm khoảng 10% trên thị trường. Ngành này bao gồm phát triển dự án bất động sản, kỹ thuật xây dựng, đầu tư bất động sản và quản lý tài sản.
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xem tất cả kết quả tìm kiếm
Không có dữ liệu
Chưa đăng nhập
Đăng nhập để xem nội dung nhiều hơn
FastBull VIP
Chưa nâng cấp
Nâng cấp
Đăng nhập
Đăng ký
Hồng Kông, Trung Quốc
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Ai Cập
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Xét xử phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: Vì sao triệu tập Quốc Cường Gia Lai?
Tại phiên xét xử phúc thẩm giai đoạn 1 vụ án Vạn Thịnh Phát, tòa án yêu cầu sự có mặt của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai.
Ngày 4-11, TAND Cấp cao tại TP HCM mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát, giai đoạn 1. Ở giai đoạn xét xử này, bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị TAND TP HCM xét xử sơ thẩm tuyên án tử hình về các tội: Tham ô tài sản, Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Phiên tòa được mở do có 48/86 bị cáo đã gửi đơn kháng cáo bản án sơ thẩm mà TAND TP HCM đã tuyên.
Từ sáng sớm, an ninh tại phiên toà đã được siết chặt để đảm bảo trật tự. Các cổng ra vào đều có đội ngũ công an túc trực, kiểm tra giấy tờ và nhận diện người vào dự phiên xử. Bên ngoài tòa án, các tuyến đường lân cận được phân luồng giao thông, hạn chế tụ tập đông người để giữ ổn định khu vực.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại toà
Phiên toà được mở trực tiếp kết hợp trực tuyến. Có 46/48 bị cáo có đơn kháng cáo có mặt tại phiên xử, hai bị cáo vắng mặt vì lý do sức khoẻ là Nguyễn Cao Trí (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang, Tập đoàn Capella) và bị cáo Trần Thị Kim Chi (cựu nhân viên Công ty CP Natural Land).
HĐXX cho biết một số người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng một số luật sư đã xin vắng mặt.
Đáng chú ý, Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (Quốc Cường Gia Lai) cũng được triệu tập tham dự phiên toà với vai trò là bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.
Trong bản án này, Quốc Cường Gia Lao liên quan đến bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (bị tuyên án tử hình) thông qua 475 bất động sản. Bao gồm 301 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 21 hợp đồng công chứng, 147 thoả thuận bồi thường các thửa đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP HCM thuộc dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển và 6 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP HCM.
HĐXX xác định bà Trương Mỹ Lan đã sử dụng Công ty CP đầu tư Sunny Island (Sunny) để ký hợp đồng hứa mua, hứa bán dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển với Quốc Cường Gia Lai với giá là 14.800 tỉ đồng.
Sunny đã thanh toán cho Quốc Cường Gia Lai hơn 2.882 tỉ đồng để tiếp tục bồi thường giải phóng mặt bằng và nhận từ Công ty CP Quốc Cường Gia Lai các giấy tờ tài liệu liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng dự án nêu trên.
Ngoài ra, đại diện Quốc Cường Gia Lai còn giao cho bà Lan giữ 6 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Phong Phú huyện Nhà Bè với mục đích để làm tài sản thế chấp vay vốn thêm.
Quốc Cường Gia Lai đã khởi kiện Công ty Sunny Island tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) do việc chậm thanh toán theo hợp đồng hứa mua, hứa bán ngày 29-3-2017. Hội đồng Trọng tài của VIAC đã ra phán quyết số 63/20HCM vào ngày 10-5-2023, tuyên bố việc Công ty Quốc Cường Gia Lai chấm dứt hợp đồng là hợp pháp và không yêu cầu hoàn trả số tiền đã nhận. Tuy nhiên, phán quyết này đã bị TAND TP HCM hủy bỏ theo quyết định số 2542/2023/QĐ-PQTT ngày 5-12-2023.
Do đó, HĐXX đã tuyên để đảm bảo thu hồi tài sản cho nhà nước nhưng cũng để đảm bảo quyền lợi của bên liên quan cần tiếp tục kê biên để đảm bảo việc Quốc Cường Gia Lai hoàn trả hơn 2.882 tỉ đồng cho bị cáo Lan nhằm đảm bảo thi hành án trong vụ án này. Nếu số tiền được hoàn trả đầy đủ, công ty sẽ được nhận lại các bất động sản và giấy tờ liên quan.
Điều này mở ra khả năng cho Quốc Cường Gia Lai "chuộc" các giấy tờ liên quan Khu dân cư Bắc Phước Kiển.
Tuy nhiên, sau phán quyết này của toà án, Công ty CP Quốc Cường Gia Lai kháng cáo cho rằng số tiền buộc phải trả lại cho bà Lan thấp hơn so với con số mà toà án xác định.
Cổ phiếu QCG "bốc đầu" sau khi báo lãi tăng bằng lần
Sáng 4/11, cổ phiếu QCG của Công ty Quốc Cường Gia Lai tiếp đà bứt phá, nối dài chuỗi 4 phiên tăng điểm liên tiếp bất chấp thị trường chung lình xình.
Tính tới 10h55, cổ phiếu QCG tăng 6,15% lên 12.95 đồng/cp.
Khối lượng giao dịch đạt 1,5 triệu đơn vị
Tính riêng 1 tháng gần đây, cổ phiếu QCG đã tăng xấp xỉ 91% thị giá. Vốn hóa thị trường của công ty tương ứng có thêm hơn gần 1.700 tỷ đồng chỉ sau 1 tháng, lên vượt mốc 3.500 tỷ đồng.
Ngồi ‘ghế nóng’, ông Cường ‘đô la’ cho Quốc Cường Gia Lai mượn số tiền lớn
Sau khi thay mẹ ruột Nguyễn Thị Như Loan giữ chức Tổng Giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai, ông Nguyễn Quốc Cường đã cho công ty mượn 30 tỷ đồng.
Gia đình bà Như Loan cho công ty mượn gần 83 tỷ đồng
Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (Quốc Cường Gia Lai) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2024 với nhiều thông tin tích cực so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, trong quý 3/2024, Quốc Cường Gia Lai đạt doanh thu 178 tỷ đồng, tăng mạnh so với 77 tỷ đồng cùng kỳ. Tuy doanh thu tăng mạnh nhưng giá vốn vượt 150 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp của công ty chỉ đạt 28 tỷ đồng.
Nếu cùng kỳ năm ngoái, Quốc Cường Gia Lai chỉ có 6,3 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế thì quý 3/2024, con số này đã tăng lên 28,5 tỷ đồng. Tính theo quý, đây là kết quả kinh doanh khả quan nhất của Quốc Cường Gia Lai từ đầu năm 2022 đến nay.
Quốc Cường Gia Lai vừa có kết quả kinh doanh khả quan nhất kể từ đầu năm 2022. Ảnh: T.L
Sau khi bà Nguyễn Thị Như Loan bị khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan đến vụ án chuyển nhượng khu đất công 39-39B Bến Vân Đồn, quận 4, TPHCM, ông Nguyễn Quốc Cường (còn được gọi là Cường “đô la”), con trai bà Loan, được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai.
Kể từ khi rời Quốc Cường Gia Lai từ năm 2018 để xây dựng sự nghiệp riêng, ông Cường “đô la” hầu như không còn liên quan đến công ty. Tuy nhiên, sau khi ngồi vào “ghế nóng” từ ngày 23/7 đến nay, ông Cường “đô la” đã cho Quốc Cường Gia Lai mượn 30 tỷ đồng.
Trong danh sách lãnh đạo thường xuyên cho Quốc Cường Gia Lai mượn tiền có bà Như Loan và con gái Nguyễn Ngọc Huyền My. Tính đến cuối tháng 9/2024, bà Loan và con gái lần lượt cho Quốc Cường Gia Lai mượn 2 tỷ đồng và 50,7 tỷ đồng.
Như vậy, bà Như Loan và hai con đang cho Quốc Cường Gia Lai mượn gần 83 tỷ đồng. Ngoài số tiền này, công ty còn phải trả 478 tỷ đồng đã mượn của các cá nhân và doanh nghiệp liên quan.
Số phận dự án liên quan đến bà Trương Mỹ Lan
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra vào cuối tháng 7/2024 vừa qua, ông Cường “đô la” cho rằng mối lo của Quốc Cường Gia Lai hiện nay là khoản nợ 2.882 tỷ đồng phải trả để bà Trương Mỹ Lan khắc phục hậu quả trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Đây là số tiền được công ty thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đặt cọc cho Quốc Cường Gia Lai để nhận chuyển nhượng dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển, huyện Nhà Bè. Tuy nhiên, thương vụ này không thành.
Trước câu hỏi về hướng xử lý khoản nợ trên, ông Cường “đô la” cho biết công ty sẽ thoái vốn tại 3 dự án thuỷ điện và tập trung xử lý hàng tồn kho tại các dự án bất động sản, dự kiến thu về khoảng 2.000 tỷ đồng.
Theo Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai, sau khi trả xong 2.882 tỷ đồng, công ty sẽ nhận lại dự án và có kế hoạch triển khai tiếp theo hướng phù hợp.
Tính đến hết tháng 9/2024, Quốc Cường Gia Lai vẫn còn ghi nhận khoản phải trả 2.882 tỷ đồng liên quan đến dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển.
Quốc Cường Gia Lai thu về 67 tỷ đồng liên quan dự án Phước Kiển trong quý 3
CTCP Quốc Cường Gia Lai (HOSE: QCG) công bố BCTC hợp nhất quý 3/2024 với doanh thu và lợi nhuận đều cao gấp vài lần cùng kỳ. Số tiền phải thu liên quan dự án Phước Kiển 2 đã được xử lý.
Ông Nguyễn Quốc Cường tại ĐHĐCĐ thường niên QCG tổ chức hồi tháng 7/2024. Ảnh: Tử Kính
Trong văn bản giải trình gửi đến UBCK Nhà nước và Sở GDCK TPHCM (HOSE), đại diện QCG cho biết kết quả kinh doanh quý 3 năm nay tăng nhờ Công ty bàn giao căn hộ cho khách hàng.
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2024 của QCG
Đáng lưu ý là trong quý 3/2024, doanh nghiệp này cũng ghi nhận nguồn thu nhập gần 16 tỷ đồng từ tiền bồi thường hợp đồng. Nhờ đó, Công ty báo cáo lãi ròng 26 tỷ đồng, gấp 2.5 lần cùng kỳ.
Như vậy, QCG lãi ròng xấp xỉ 11 tỷ đồng lũy kế 9 tháng năm nay, sau khi chịu thua lỗ trong bán niên.
Thực tế là thành tích hoạt động của doanh nghiệp đang được dẫn dắt bởi ông Nguyễn Quốc Cường vẫn chưa tương xứng với quy mô tài sản, nguồn vốn.
Tính đến cuối tháng 9 năm nay, QCG đang quản lý tổng tài sản lên đến 9.3 ngàn tỷ đồng, chiếm 74% trong đó là hàng tồn kho và chưa đến 0.6% là các khoản tiền, tương đương tiền (tức chỉ gần 53 tỷ đồng).
Công ty ghi nhận lượng bất động sản dở dang 6.4 ngàn tỷ đồng, chủ yếu là chi phí đền bù, tiền sử dụng đất, chi phí xây dựng và cả các chi phí khác liên quan trực tiếp đến dự án.
Đáng lưu ý, đối với khoản phải thu dài hạn liên quan dự án Khu dân cư Phước Kiển 2 (huyện Nhà Bè, TPHCM), QCG ghi nhận đã thu về số tiền hơn 67 tỷ đồng trong tháng 8 vừa qua. Trước đó, đây là khoản đầu tư dưới hình thức hợp tác phát triển Dự án.
Mặc dù không có nợ vay đáng kể, QCG nợ phải trả hơn 4.1 ngàn tỷ đồng tính đến cuối quý 3 năm nay. Trong đó, vẫn còn gần 2.9 ngàn tỷ đồng liên quan đến công ty Sunny Island.
Lợi nhuận quý 3 của QCG tăng bằng lần, cổ phiếu “bốc đầu” gần 80% chỉ trong 1 tháng
Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2024
Theo đó, doanh thu thuần đạt hơn 178 tỷ đồng, tăng mạnh 166% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí giá vốn tăng mạnh hơn mức tăng doanh thu khiến biên lãi co hẹp còn gần 16%, lợi nhuận gộp đạt hơn 28 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ.
Khấu trừ các khoản chi phí, Quốc Cường Gia Lai báo lãi trước thuế đạt hơn 28 tỷ đồng, cao gấp 4,5 lần cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận sau thuế đạt mức 25 tỷ đồng, tương ứng tăng 147% so với quý 3/2023.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của QCG đạt gần 244 tỷ đồng, giảm hơn 12% và lợi nhuận trước thuế đạt gần 12 tỷ đồng, cải thiện so với khoản lỗ 5 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Với kết quả trên, Quốc Cường Gia Lai thực hiện được 19% kế hoạch doanh thu và gần 12% kế hoạch lãi cả năm đề ra.
Trên thị trường, cổ phiếu QCG diễn biến khá tích cực khi tăng mạnh 2 phiên gần nhất, trong đó phiên 30/10 tăng hết biên độ. Thị giá QCG dừng ở mức 11.900 đồng/cp, tương ứng cao hơn 78% so với đầu tháng 10/2024.
Cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai giảm sàn
Mã QCG quay đầu giảm sàn sau chuỗi tăng 10 phiên liên tiếp trước đó, về 10.300 đồng một cổ phiếu.
Phiên giao dịch ngày 23/10, áp lực bán trên sàn chứng khoán chững lại, trong khi lực mua chỉ đỡ ở vùng giá đỏ khiến VN-Index đi ngang gần tham chiếu. Biên độ giá giữ ở mức chưa tới 10 điểm.
Điểm nhấn của phiên đến từ sự thay đổi của một số mã được chú ý gần đây. Cổ phiếu VHM của Vinhomes quay đầu giảm sau chuỗi phiên tăng khi doanh nghiệp thông tin sẽ mua cổ phiếu quỹ. Mã này mở cửa ở mức tham chiếu, tăng lên 48.350 đồng rồi quay đầu giảm. Chốt phiên, thị giá VHM mất 2,6%, còn 47.000 đồng.
Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai cũng ở trạng thái tương tự. Mã này ghi nhận chuỗi tăng liên tiếp từ 9-22/10, với 4 phiên tăng kịch trần. Chưa tới nửa tháng, QCG tăng gần 60% từ vùng giá 7.000 lên hơn 11.000 đồng. Tuy nhiên, mã này đối diện với áp lực chốt lời tăng vọt và chốt phiên giảm hết biên độ, còn 10.300 đồng.
Những nhóm chiếm tỷ trọng cao trong rổ vốn hóa, như ngân hàng, bất động sản... diễn biến phân hóa. Ở nhóm ngân hàng, VPB, BID, SHB, SSB đóng cửa dưới tham chiếu, ngược lại STB, TPB tăng hơn 2%. Nhóm Vingroup cũng giao dịch trái chiều khi VIC, VRE giữ sắc xanh, còn VHM giảm.
Diễn biến này khiến VN-Index chỉ tăng hơn 1 điểm, ở 1.270,9 điểm. VN30-Index gần như không đổi, gần 1.350 điểm. HNX-Index và UPCOM-Index tăng nhẹ trên tham chiếu.
Thanh khoản toàn thị trường giữ ở mức thấp, hơn 15.300 tỷ đồng. Trong đó, thanh khoản trên sàn HoSE chiếm hơn 14.000 tỷ, giảm gần 6.000 tỷ đồng so với phiên trước. Nhà đầu tư nước ngoài giao dịch cân bằng, mua hơn 1.142 tỷ trong khi bán hơn 1.133 tỷ đồng.
Cuối phiên, sắc xanh có phần ưu thế hơn. Sàn HoSE có 204 cổ phiếu tăng giá so với 156 mã giảm.
VIC là cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho VN-Index với gần 1 điểm khi mã này tăng 2,3%, lên 43.200 đồng. Ngược lại, VHM là cổ phiếu ghì chỉ số xuống nhiều nhất khi mất gần 2,6%.
Top 5 cổ phiếu đứng đầu về giá trị giao dịch trên sàn HoSE là VHM (gần 1.570 tỷ đồng), VIB (450 tỷ), STB, FPT và TCB cùng ở mức thanh khoản hơn 400 tỷ đồng.
Chứng khoán cần thêm thời gian tích lũy để vượt 1.300 điểm
Thị trường chứng khoán vẫn chưa thể vượt đỉnh 1.300 điểm.
Thị trường chứng khoán đã có tuần khá nhạt nhòa, khi thanh khoản duy trì ở mức thấp và tâm lý giao dịch nhà đầu tư thận trọng.
Thị trường chứng khoán trải qua tuần giao dịch không mấy dễ dàng khi có đến 4/5 phiên giảm điểm. Mặc dù phiên rút chân trong ngày đáo hạn phái sinh giúp đà giảm của cả tuần rút ngắn đáng kể, nhưng thanh khoản thị trường liên tục ở mức dưới trung bình cho thấy, tâm lý nhà đầu tư vẫn chưa thể lạc quan trở lại.
Hơn nữa, khối ngoại duy trì đà bán ròng suốt tuần qua cũng là yếu tố đáng chú ý. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng cả 5 phiên với giá trị hơn 2,2 nghìn tỉ đồng trên cả hai sàn trong tuần này. Trong đó, khối ngoại bán ròng hơn 2,1 nghìn tỉ đồng trên sàn HOSE và bán ròng gần 104 tỉ đồng trên sàn HNX.
Chỉ số VN-Index kết thúc tuần giao dịch với kết quả không mấy khả quan khi các phiên giảm điểm liên tục chiếm áp đảo. Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 2,93 điểm (-0,23%), xuống 1.285,46 điểm. Chỉ số HNX-Index giảm 2,16 điểm (-0,93%), xuống 229,21 điểm. Thanh khoản trên cả hai sàn tuần qua phân hóa so với tuần trước khi khối lượng khớp lệnh nhích nhẹ 2,4% trên HOSE và giảm hơn 15% trên HNX.
Trong tuần qua, nhóm cổ phiếu trụ cột vẫn là nhóm đóng góp tích cực nhất, giúp chỉ số không giảm mạnh hơn. Đáng kể khác là một số cổ phiếu thuộc nhóm cổ phiếu bất động sản, với phiên thứ Năm bất ngờ được mua mạnh và giúp một vài mã tính trong cả tuần có mức tăng tích cực như VHM (+3,78%), QCG (+31,86%)...
So với các lần tiệm cận mốc 1.300 điểm trước đây, mức độ tập trung vào nhóm bluechips đang là cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho biết, thị trường vẫn trong thời điểm phù hợp để các nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ và gia tăng tỉ trọng các cổ phiếu tiềm năng.
Thị trường chứng khoán vẫn duy trì sức hấp dẫn do định giá thị trường hiện đang thấp hơn trung bình 5 năm và sẽ thấp hơn nữa khi lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết tiếp tục tăng trưởng trong nửa cuối năm nay. Cùng với đó, áp lực tỉ giá đã hạ nhiệt sẽ cho phép Ngân hàng Nhà nước tập trung vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ thanh khoản hệ thống trong những tháng cuối năm nay.
VNDIRECT dự báo, sau giai đoạn tăng trưởng mạnh của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, dòng tiền có thể lan tỏa sang nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình (vốn mới chỉ phục hồi khiêm tốn sau nhịp chỉnh vừa qua), qua đó tiếp tục duy trì xu hướng tích cực của thị trường.
Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán HSC cũng có nhận định, trong giai đoạn hiện nay dòng tiền có dấu hiệu lan tỏa sang nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ khi nhóm cổ phiếu trụ bắt đầu có dấu hiệu rung lắc. Với sự dịch chuyển dòng tiền diễn ra một cách tích cực, xu thế đi lên của thị trường sẽ bền vững hơn và các cơ hội giao dịch trong ngắn hạn vẫn ở trạng thái tích cực. Ngoài ra, vận động cung cầu trong ngắn hạn ghi nhận có sự trồi sụt, nhưng bên mua vẫn đang là bên nắm quyền kiểm soát xu thế tăng trong ngắn hạn.
"Nhìn chung, diễn biến thị trường đã ghi nhận hồi phục trở lại sau khi cho tín hiệu VN-Index duy trì thành công ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 1.270 điểm. Theo đó, xu thế vận động tổng thể của thị trường là tích cực. Những nhịp rung lắc vẫn tạo ra cơ hội, đặc biệt là mùa công bố kết quả kinh doanh quý III/2024 đang vào giai đoạn sôi động và đây cũng là cơ sở để cho các giao dịch ngắn hạn cơ cấu lại danh mục đầu tư, cũng như tận dụng các nhịp rung lắc để tích lũy các vị thế mới", các chuyên gia của HSC nêu quan điểm.
Nhãn trắng
Data API
Tiện ích Website
Công cụ thiết kế Poster
Chương trình Tiếp thị Liên kết
Giao dịch các công cụ tài chính như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, hợp đồng tương lai, trái phiếu, quỹ hoặc tiền kỹ thuật số tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư.
Trước khi quyết định giao dịch các công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần hiểu đầy đủ về rủi ro và chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, và tiến hành tư vấn chuyên môn cần thiết. Dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả quyết kết giao dịch bạn đã thực hiện. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Trang web này. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.