أسعار السوق
أخبار
تحليل التداول
مستخدم
24/7
التقويم الاقتصادي
تعليم
البيانات
- الاسم
- أحدث قيمة
- السابق
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
لا توجد البينات المعلقة
أحدث المشاهدات
أحدث المشاهدات
الموضوعات الشائعة
لتعلم ديناميكيات السوق بسرعة ومتابعة تركيزات السوق في 15 دقيقة.
في عالم البشر، لن يكون هناك قول بلا موقف، ولا قول بلا غرض.
ويشكل التضخم وأسعار الصرف والاقتصاد القرارات السياسية التي تتخذها البنوك المركزية؛ تؤثر مواقف وكلمات مسؤولي البنك المركزي أيضًا على تصرفات المتداولين في السوق.
المال يجعل العالم يدور، والعملة هي سلعة دائمة. سوق الفوركس مليء بالمفاجآت والتوقعات.
المؤلفون الشائعون
استمتع بالأنشطة المثيرة، هنا في FastBull.
لديّ 5 سنوات من الخبرة في التحليل المالي ، لا سيما في جوانب التطورات الكلية وحكم الاتجاهات على المدى المتوسط والطويل. ينصب تركيزي بشكل يومي على التطورات في الشرق الأوسط والأسواق الناشئة والفحم والقمح والمنتجات الزراعية الأخرى.
آخر الأخبار العاجلة والأحداث المالية العالمية.
عملت كمحلل في شركة وساطة فوركس مشهورة واشتركت في الصناعة المالية لمدة 10 سنوات ، بما في ذلك العملات الأجنبية والعقود الآجلة والأسهم. أنا جيد بشكل خاص في تحليل السوق وتفسيره باستخدام البيانات الأساسية.
أحدث
استراتيجية التداول لعقود خيارات الفوركس
عند الاستثمار في عقود خيارات الفوركس، هناك مجموعة متنوعة من استراتيجيات التداول التي يمكن استعمالها، ما هو خيار الشراء + خيار البقعة وعقود خيارات البيع + عقود السوق الفوري،وكيفهما يساعدين للمستثمرين في تقليل المخاطر ورفع الفوائد؟
تداول الخيارات
خيارات الفوركس، وتسمى أيضا خيارات العملات،وهي تمثل المستثمرين الذين لديهم خيار إجراء تداول الفوركس في وقت معين في المستقبل بعد شراء الخيارات، ويمكن تقسيمها إلى نوعين: خيارات الشراء وخيارات البيع.وكيف نتجنب عن المخاطر باستخدام تداول الخيارات
العقود المستقبلية للفوركس (الجزء الثاني)
لأن تقلبات السعر المتكررة، كيف نقلل المخاطر بسبب تقلبات السوق باستخدام العقود المستقبلية للفوركس؟<br>بينما كيف نفهم الخصائص للعقود المستقبلية للفوركس ، أي فوائد عالية و مخاطر عالية؟
العقود المستقبلية للفوركس (الجزء الاول)
العقود المستقبلية للفوركس، وهي عقود قياسية لشراء أو بيع العملات بحجم وسعر متفق عليه في وقت محدد في المستقبل. كيف نستخدم العقود المستقبلية في الفوركس للتحوط والمضاربة؟
هونغ كونغ، الصين
فيتنام هوشي منه
دبي
نيجيريا لاغوس
القاهرة، مصر
البطاقة البيضاء
API البيانات
المكونات الإضافية للويب
برنامج التابعة لها
عرض جميع نتائج البحث
لا توجد بيانات
لم تسجّل الدخول
سجل الدخول لعرض المزيد من الميزات
عضوية FastBull
ليس بعد
شراء
تسجيل الدخول
الاشتراك
هونغ كونغ، الصين
فيتنام هوشي منه
دبي
نيجيريا لاغوس
القاهرة، مصر
البطاقة البيضاء
API البيانات
المكونات الإضافية للويب
برنامج التابعة لها
Tương tự như dệt may, da giày… - những lĩnh vực không thiết yếu đối mặt sức mua giảm mạnh, doanh nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ cũng nếm trải một năm 2023 đầy giông bão. Đón tín hiệu đầu năm khá khả quan, ngành gỗ phấn chấn hướng đến mục tiêu 16 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2024.
Ảnh minh họa
“Cú đấm” từ nhu cầu yếu
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 13.47 tỷ USD, giảm gần 16% (tương ứng giảm 2.55 tỷ USD) so với năm trước. Tuy nhiên, 2023 là năm đầu tiên mặt hàng gỗ của Việt Nam đứng top 5 trên thế giới. Trong đó, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, với 7.31 tỷ USD, giảm mạnh 15.6% (tương ứng giảm 1.35 tỷ USD) và chiếm 54% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Trải qua năm 2023 khó khăn do các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU suy yếu, cùng với chi phí nguyên liệu tăng cao đã ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh toàn ngành gỗ.
Dữ liệu của VietstockFinance cho thấy, trong 16 doanh nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ trên sàn chứng khoán công bố kết quả kinh doanh năm 2023, có 9 doanh nghiệp giảm lãi, 4 doanh nghiệp tăng lãi và 3 doanh nghiệp lỗ. Tổng doanh thu và lãi ròng đạt lần lượt gần 18.2 ngàn tỷ đồng, giảm 21% so với năm trước và gần 1.2 ngàn tỷ đồng, giảm 41%.
Xét về con số tuyệt đối, có 5 doanh nghiệp đạt doanh thu trên ngàn tỷ đồng. Cụ thể, “ông lớn” ngành gỗ - Phú Tài đạt mức cao nhất trong nhóm với hơn 5.6 ngàn tỷ đồng, nhưng thấp hơn 18% so với năm trước.
Cùng ghi nhận doanh thu sụt giảm 2 con số là Gỗ An Cường A, Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor, HNX: VIF), Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành , đạt lần lượt gần 3.8 ngàn tỷ đồng, 1.7 ngàn tỷ đồng và hơn 1.5 ngàn tỷ đồng. Sơn Hà Sài Gòn S cũng đạt doanh thu hơn 1 ngàn tỷ đồng, giảm nhẹ 2%.
Điểm sáng trong ngành: Xuân Hòa Việt Nam và Nam Việt (Navifico, HOSE: NAV) là 2 doanh nghiệp đứng đầu về tăng trưởng doanh thu, đạt 789 tỷ đồng (tăng 44%) và 129 tỷ đồng (tăng 28%).
Lợi nhuận giảm sâu
Năm 2023, biên lợi nhuận gộp trung bình ngành gỗ đạt 19.5%, giảm 0.5% so với năm trước, do nguyên liệu đầu vào và chi phí logistic tăng cao. Cụ thể, biên lợi nhuận gộp của Sản xuất và Thương mại Nam Hoa N giảm 6%, xuống 12.9%; hay như mảng gỗ PTB có biên lợi nhuận gộp giảm 3.4%, về mức 20%.
Minh Hữu Liên M là doanh nghiệp hiếm hoi trong ngành lỗ gộp do kinh doanh dưới giá vốn trong năm 2023. Còn với Vinafor, Chế biến Gỗ Thuận An G và Đầu tư BKG Việt Nam B là những dấu ấn tích cực về tăng trưởng biên lợi nhuận gộp.
Lợi nhuận ròng của 8/16 doanh nghiệp giảm mạnh 2 con số trong năm 2023. NHT lao dốc 98% so với cùng kỳ, từ mức 66 tỷ đồng còn vỏn vẹn 500 triệu đồng; BKG giảm 62% lợi nhuận ròng, chỉ đạt 10 tỷ đồng.
Dù vậy, tiêu cực nhất trong nhóm gọi tên Gỗ MDF VRG - Quảng Trị (UPCoM: MDF) lần đầu lỗ trong suốt 17 năm hoạt động (từ 2006); Savimex (HOSE: SAV) lỗ trở lại sau 8 năm (kể từ 2015); MHL lỗ trong khi năm trước vẫn có lãi.
Kết quả này thổi bay toàn bộ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tích lũy của MDF và MHL. Tại thời điểm cuối năm 2023, MDF lỗ lũy kế hơn 23 tỷ đồng, còn MHL lỗ lũy kế gần 20 tỷ đồng.
Trong khi đó, TTF tăng trưởng lợi nhuận ròng xấp xỉ gần 4 lần năm trước, đạt 11 tỷ đồng, chủ yếu do khoản lãi từ công ty liên doanh liên kết và tiết giảm các chi phí.
Tuy nhiên, quán quân lợi nhuận thuộc về ACG, đạt 437 tỷ đồng, chiếm 38% lợi nhuận cả nhóm, dù giảm 29% so với năm trước. Công ty cũng không thể hoàn thành kế hoạch lãi 668 tỷ đồng đề ra cho năm 2023.
Duy chỉ có Navifico và Chế biến gỗ Thuận An G công bố hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2023. Với kết quả kém tích cực, có 9/16 doanh nghiệp chưa thực hiện được 3/4 chặng đường về đích.
Năm 2023, giá cổ phiếu các doanh nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ phân hóa. Một nửa số mã có mức tăng bình quân trội hơn so với mức tăng 12% của VN-Index, trong đó TLD (+100%), PTB (+47%) và VIF (+41%) là những dấu ấn tích cực nhất; còn gây thất vọng nhất là MHL (-46%).
Tính từ đầu năm đến ngày 06/03/2024, nhóm cổ phiếu ngành gỗ giao dịch với đa số nằm dưới mức tăng trung bình 11.8% của VN-Index. Mức giảm mạnh nhất là MDF (-13.4%); NAV (-12.2%); MDF (-12%).
Trên thị trường, cổ phiếu ngành gỗ không nhận được nhiều sự quan tâm của giới đầu tư. Ngoại trừ, TTF có thanh khoản bình quân vài triệu cp/ngày, các cổ phiếu khác có thanh khoản chỉ từ vài ngàn đến vài chục ngàn đơn vị.
Sau cơn mưa, trời có sáng?
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 2 (từ ngày 1-15/2), xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 353.97 triệu USD; lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/2 đạt 1.82 tỷ USD, tăng 0.61 tỷ USD so với cùng kỳ.
Riêng tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ bứt phá mạnh mẽ, đạt 1.47 tỷ USD, tăng 9.7% so với tháng trước và tăng 83.1% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với những triển vọng tươi sáng tại thị trường Hoa Kỳ và châu Âu, ngành gỗ Việt Nam đang phấn chấn hướng đến mục tiêu 16 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2024.
Các doanh nghiệp cũng đang nỗ lực mở rộng thị trường mới, đa dạng kênh bán hàng để bảo đảm chỉ tiêu cả năm. Theo ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), dù thị trường đã có dấu hiệu hồi phục, năm 2024 vẫn tiềm ẩn một số rủi ro cho ngành.
"Năm 2024, ngành gỗ vẫn nằm trong thế có nhiều bất ổn. Giải pháp trọng tâm nhất trong năm 2024 là tạo ra hình ảnh ngành gỗ Việt Nam phát triển bền vững, dựa trên yếu tố cơ bản là sử dụng gỗ có chứng chỉ và sản phẩm giảm phát thải" - ông Đỗ Xuân Lập nhấn mạnh.
Nỗi lo còn đó
Dù tín hiệu đầu năm khá lạc quan, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đang đứng trước nỗi lo mới như căng thẳng trên Biển Đỏ khiến giá cước vận chuyển hàng hóa tăng cao.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, giá cước vận tải hàng hóa sang EU và Hoa Kỳ đã có dấu hiệu hạ nhiệt, khi bước vào tuần giảm thứ 3 liên tiếp. Điều này mang lại hy vọng cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ.
Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ phải đối mặt với nỗi lo nợ xấu, nợ khó đòi khi đối tác gặp khó khăn về tài chính. Đơn cử, việc hãng nội thất hơn 30 năm tuổi Noble House (Mỹ) đệ đơn xin phá sản đã ảnh hưởng tới ít nhất 2 doanh nghiệp trên sàn là CTCP Cẩm Hà C và Phú Tài.
Trong đó, Noble House là khách hàng chính, đóng góp bình quân khoảng 50% tổng doanh thu của Cẩm Hà. Còn tại Phú Tài, tính đến cuối năm 2023, khoản phải thu ngắn hạn đối với Noble House khoảng 61 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 8 tỷ đồng đầu năm.
Theo dự báo của SSI Research, Phú Tài sẽ phải tìm khách hàng mới để bù đắp cho khoản doanh thu hơn 100 tỷ đồng/năm, phải trích lập dự phòng từ 30 - 40% giá trị, tương đương khoảng 20 - 25 tỷ đồng trong năm 2024.
Trước đó, trong thư gửi cổ đông ngày 10/10/2023, Phú Tài cho biết, Noble House vẫn đang liên hệ đặt hàng nhằm duy trì hoạt động kinh doanh thường xuyên và thực hiện thanh toán theo quyết định của tòa án. Đơn hàng của các khách hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn duy trì ổn định và có xu hướng gia tăng trong thời gian tới.
Thế Mạnh
FILI
PTB – Giai đoạn khó khăn nhất liệu đã qua?
PTB là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực khai thác, chế biến và kinh doanh xuất khẩu sản phẩm gỗ, còn vật liệu đá xây dựng với thị phần phủ rộng cả nước. Vì vậy, khi kiểm tra thấy các số liệu về xuất khẩu gỗ của Việt Nam tăng trưởng tốt trong thời gian từ đầu năm 2024 tới nay, cùng với phân tích của mình chúng tôi nhận thấy PTB cũng là 1 case xứng đáng để đầu tư. Bài viết này sẽ phân tích luận điểm đầu tư của chúng tôi.
I. Kết quả kinh doanh Q4/23 và cả năm 2023
Hết Q4/23, PTB ghi nhận 1.548 tỷ đồng doanh thu (-10% yoy) và LNST đạt 52 tỷ đồng (-32% yoy). Đây là kết quả của tình hình kinh tế ảm đạm từ cuối 2022 kéo dài khiến niềm tin của người tiêu dùng của người dân giảm xuống và cũng cắt giảm các chi phí không thiết yếu như oto. Mặc dù chưa ghi nhận tăng trưởng trở lại nhưng không khó để thấy, dường như đã có sự phục hồi khi tăng trưởng 31% so với Q3/23 trong khi con số này chỉ là 11% khi so Q4/22 với Q3/22. (Hình 1)
Cơ cấu doanh thu vẫn chủ yếu tập trung vào mảng gỗ với tỷ trọng 51% và mảng đá chiếm 31%. Trong đó, mảng đá giảm nhẹ 5% yoy với doanh thu đạt 484 tỷ đồng; trong khi mảng gỗ đã có ngừng giảm và quay đầu tăng nhẹ 1% và ghi nhận con số 783 tỷ đồng. Chúng tôi sẽ phân tích cụ thể tình hình kinh doanh các mảng trong phần sau của báo cáo này. (Hình 2)
Các nhóm biên lãi của cả doanh nghiệp cũng ghi nhận mức sụt giảm khá lớn khi biên lãi gộp chỉ ghi nhận 18,8% và biên lãi ròng chỉ còn 3,3%. Đây là con số thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây của PTB.
Như vậy, kết thúc năm 2023, PTB ghi nhận lần lượt 5.619 tỷ đồng doanh thu (-18,4% yoy) và 292 tỷ đồng lợi nhuận (-40% yoy). Với con số này, Phú Tài hoàn thành lần lượt 80,3% và 73,1% kế hoạch được giao đầu năm. Mặc dù dự đoán được tình hình kinh tế khó khăn và chủ động đặt kế hoạch thấp ngay từ đầu năm nhưng tỷ lệ hoàn thành/kế hoạch của công ty trong năm 2023 cũng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
II. Luận điểm đầu tư
Có thể thấy, Q4/23 các chỉ số về cả doanh thu lẫn các nhóm biên lãi đều giảm khá nhiều so với mặt bằng chung. Nhưng mặt tích cực là khi hồi phục về đến mặt bằng chung thì chúng tôi tin rằng giá cổ phiếu sẽ hồi phục rất mạnh. Vì thế chúng tôi sẽ phân tích kỹ từng nhóm ngành kinh doanh của PTB để tìm kiếm các dấu hiệu hồi phục.
1. Mảng gỗ
Là mảng chủ đạo của PTB với tỷ trọng doanh thu trên 50%, nên khi mảng gỗ hồi phục sẽ đem đến sự tăng trưởng lớn cho công ty. Tại thời điểm Q4/23, mảng gỗ ghi nhận doanh thu đạt 783 tỷ đồng (+1%yoy), lãi gộp đạt 135 tỷ đồng tương đương biên lãi đạt 17,2%. Đây là mảng duy nhất của PTB có dấu hiệu phục hồi trở lại khi doanh thu tương đương cùng kỳ. (Hình 3)
Chúng tôi kì vọng doanh thu mảng gỗ sẽ phục hồi tích cực trong năm 2024, khi mà theo số liệu hải quan thì 2T24 kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 2.4 tỷ đô, tăng 44% yoy. Từ con số này, không khó để thấy những tín hiệu phục hồi từ những tháng cuối năm 2023. Với năm 2024, ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu 17.5 tỷ đô – một con số khá cao cho thấy sự quyết tâm của toàn ngành dù tình hình địa chính trị vẫn chưa thật sự ổn định, giá cả đầu vào và đầu ra đều khó dự đoán.
Link: https://fireant.vn/bai-viet/tin-hieu-tich-cuc-dau-nam-2024-cua-nganh-go-va-nhung-thach-thuc-moi/23408112
Bên cạnh đó, khi theo dõi 2 chỉ số chính về nhu cầu xây dựng nhà ở Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của PTB thì thấy số lượng giấy phép xây dựng cũng như lượng nhà khởi công có hồi phục nhưng vẫn đang khiêm tốn. Nếu giai đoạn 2022 – 2023 môi trường lãi suất tăng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xây dựng nhà ở Mỹ thì chúng tôi kỳ vọng khi lãi suất quay đầu giảm thì số lượng giấy phép sẽ tăng lên. Với độ trễ 6 tháng so với giấy phép nhà ở, đồ nhập khẩu nội thất của Mỹ và xuất khẩu của Việt Nam đã giảm mạnh giữa năm 2022 và ổn định từ 2023. Và với độ trễ 6 tháng nữa, doanh số bán lẻ đồ nội thất tại Mỹ đến đầu 2023 mới ảnh hưởng. Vì thế, với con số phục hồi về lượng giấy phép xây dựng nhà ở tại Mỹ khá khiêm tốn xuyên suốt 2023 và có xu hướng nhích nhẹ lên từ cuối năm 2023, chúng tôi kì vọng xuất khẩu đồ nội thất của Việt Nam sẽ hồi phục dần, từ đó tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của PTB trong nửa đầu 2024.
Ảnh 4: Số lượng giấy phép xây dựng ở Mỹ 1 năm trở lại đây.
Ảnh 5: Lượng nhà khởi công ở Mỹ. Đây là chỉ số dự báo sớm về sức mạnh lĩnh vực nhà ở.
2. Mảng đá
Đây là mảng lớn thứ 2 của PTB, tuy nhiên lại có biên lãi nhỉnh hơn so với mảng gỗ. Tại Q4/23, PTB ghi nhận doanh thu đạt 484 tỷ đồng – giảm nhẹ 4% yoy và lãi gộp đạt 133 tỷ đồng (-9%yoy). Biên lãi gộp của mảng đá vẫn duy trì ở mức 27% - khá tương đương với năm 2022. (Hình 6)
Đối với mảng đá của PTB, câu chuyện mở ra là khi nhà máy sản xuất đá thạch anh giai đoạn 2 được hoàn thành vào cuối năm 2023. Nhà máy thạch anh trước đây đã chạy full công suất, nên khi nhà máy GĐ2 đi vào hoạt động sẽ nâng tổng công suất lên 630.000m3/năm – tương đương tăng trưởng 40%. Trong báo cáo Q4, khoản mục chi phí xây dựng dở dang liên quan đến Nhà máy này đã được hạch toán hoàn toàn vào tài sản cố định. Chúng tôi cho rằng đây là động lực tăng trưởng chính cho mảng đá của PTB từ 2024 trở đi. (Hình 7)
Chúng tôi cũng kì vọng, 2024 sẽ là năm phục hồi của thị trường BĐS Việt Nam. Luật đất đai 2023 có hiệu lực trong nửa cuối 2024 theo đúng tiến độ sẽ giải quyết nút thắt trong việc phê duyệt các dự án cư dân mới, giúp nguồn cung nhà dồi dào hơn trong giai đoạn 2024-25. Vì thế, khi nhà máy thạch anh đi vào hoạt động tại thời điểm thuận lợi hơn của ngành BĐS cũng sẽ là một điểm tăng trưởng lớn đối với PTB.
3. Mảng Oto
Tuy là mảng lớn thứ 3 về doanh thu nhưng biên lãi gộp rất thấp nên lợi nhuận mảng kinh doanh Oto là rất thấp. Cuối năm 2023, doanh thu mảng ôtô đóng góp 15% nhưng đóng góp 2% lãi gộp. Biên lãi gộp mảng này chỉ đạt 3%. (Hình 8)
Vì thế có thể thấy, biến động của mảng ôtô này cũng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến kết quả kinh doanh của PTB. Tuy nhiên, môi trường lãi suất thấp sẽ tạo điều kiện cho sự phục hồi trong thời gian tới.
4. Mảng Bất động sản
Sau khi hạch toán dự án Phú Tài Riverside vào năm 2022, tính đến nay chúng tôi chưa thấy mảng BĐS của PTB có nhiều dấu hiệu hồi phục. Cuối năm 2023, công ty ghi nhận 22 tỷ đồng doanh thu và 6 tỷ đồng lãi gộp, tương đương biên lãi 27,3%. (Hình 9)
Hiện chúng tôi có thấy ghi nhận 227 tỷ đồng thành phẩm bất động sản chờ bán và 160 tỷ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của mảng BĐS, tuy nhiên không có thuyết minh rõ ràng về mục này.
Tuy nhiên theo tìm hiểu của chúng tôi, khoản 227 tỷ tồn kho là giá trị của khoảng 60-70 căn hộ chưa bán được của dự án Phú Tài Riverside, còn khoản mục 160 tỷ dở dang là của dự án Phú Tài Central Life với tổng vốn 600 tỷ và dự kiến mở bán từ 2024. (Hình 10)
Đối với mảng BĐS, chúng tôi kì vọng môi trường lãi suất thấp sẽ là tiền đề để thị trường này ấm dần lên sau thời gian dài đóng băng. Tuy nhiên, tầm nhìn với mảng BĐS sẽ phải dài hơn, và chúng tôi vẫn duy trì quan điểm thận trọng đối với mảng kinh doanh này của PTB.
5. Sự kiện Noble House Home Furniture
Noble House Home Furniture đệ đơn xin phá sản là một sự kiện nổi bật của PTB trong năm 2023. Hiện công ty đang có khoản phải thu 61 tỷ đồng với khách hàng này. Tuy nhiên, đầu tháng 11, Noble đã được mua lại bởi GigaCloud Tech. và các tài sản như hàng tồn kho, hợp đồng thuê,… đều thuộc về Giga. Ngay sau khi mua lại Noble. Giga và PTB đã bắt đầu đàm phán về lịch thanh toán các hợp đồng còn lại với công ty mới. Chúng tôi cho rằng nhiều khả năng phải ghi nhận chi phí dự phòng khoảng 30 đến 40 tỷ trong năm 2024.
Link: https://s.cafef.vn/ptb-1911272/doi-tac-my-noble-house-thoat-nguy-co-pha-san-hang-tram-ty-dong-cua-2-nha-xuat-khau-go-da-viet-tren-san-chung-khoan-duoc-giai-cuu.chn
III. Tổng kết
Với những phân tích ở trên, chúng tôi cho rằng KQKD của PTV đã chạm đáy ở Q3/2024 và đang có dấu hiệu hồi phục dần từ Q4/23 với 2 mảng chính là kinh doanh đồ gỗ và đá granite.
Mảng gỗ: Sự tích cực trong con số kim ngạch xuất khẩu là điểm nhấn, cho thấy xu hướng ngành đã có sự hồi phục.
Mảng đá granite: nhà máy thạch anh mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2023 giúp PTB tăng 40% công suất, cùng với sự mở rộng mạng lưới kháhc hàng tại thị trường Mỹ sẽ giúp PTB ghi nhận tăng trưởng doanh thu lớn trong năm 2024.
Mảng Oto và Bất động sản: Môi trường lãi suất thấp sẽ hỗ trợ sự phục hồi của 2 mảng kinh doanh này, tuy nhiên chúng tôi giữ quan điểm thận trọng do nhu cầu khó để cải thiện trong thời gian ngắn.
Dự kiện Noble phá sản: tuy đã có Giga Tech. mua lại, tuy nhiên chúng tôi cho rằng PTB sẽ ghi nhận khoảng 30-40 tỷ chi phí dự phòng nợ xấu để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, đây là khách hàng nhỏ nên cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến tình hình kinh doanh của PTB.
Với tình hình kinh doanh khả năng cao sẽ hồi phục trong năm 2024, chúng tôi tin rằng PTB là một case có thể xem xét để dành cho 1 phần cho danh mục đầu tư 2024. Tuy nhiên liệu lợi nhuận có đi kèm với doanh thu hay không,chúng ta phải đợi các báo cáo quý sau mới biết được,chúng tôi sẽ update liên tục khi có thông tin
———-Team LTBNM tổng hợp và phân tích ————-
"Cửa sáng" cho xuất khẩu gỗ trong năm 2024?
Tương tự như dệt may, da giày… - những lĩnh vực không thiết yếu đối mặt sức mua giảm mạnh, doanh nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ cũng nếm trải một năm 2023 đầy giông bão. Đón tín hiệu đầu năm khá khả quan, ngành gỗ phấn chấn hướng đến mục tiêu 16 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2024.
“Cú đấm” từ nhu cầu yếu
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 13.47 tỷ USD, giảm gần 16% (tương ứng giảm 2.55 tỷ USD) so với năm trước. Tuy nhiên, 2023 là năm đầu tiên mặt hàng gỗ của Việt Nam đứng top 5 trên thế giới. Trong đó, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, với 7.31 tỷ USD, giảm mạnh 15.6% (tương ứng giảm 1.35 tỷ USD) và chiếm 54% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Trải qua năm 2023 khó khăn do các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU suy yếu, cùng với chi phí nguyên liệu tăng cao đã ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh toàn ngành gỗ.
Dữ liệu của VietstockFinance cho thấy, trong 16 doanh nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ trên sàn chứng khoán công bố kết quả kinh doanh năm 2023, có 9 doanh nghiệp giảm lãi, 4 doanh nghiệp tăng lãi và 3 doanh nghiệp lỗ. Tổng doanh thu và lãi ròng đạt lần lượt gần 18.2 ngàn tỷ đồng, giảm 21% so với năm trước và gần 1.2 ngàn tỷ đồng, giảm 41%.
Xét về con số tuyệt đối, có 5 doanh nghiệp đạt doanh thu trên ngàn tỷ đồng. Cụ thể, “ông lớn” ngành gỗ - Phú Tài (HOSE: PTB) đạt mức cao nhất trong nhóm với hơn 5.6 ngàn tỷ đồng, nhưng thấp hơn 18% so với năm trước.
Cùng ghi nhận doanh thu sụt giảm 2 con số là Gỗ An Cường (HOSE: ACG), Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor, HNX: VIF), Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (HOSE: TTF), đạt lần lượt gần 3.8 ngàn tỷ đồng, 1.7 ngàn tỷ đồng và hơn 1.5 ngàn tỷ đồng. Sơn Hà Sài Gòn (HOSE: SHA) cũng đạt doanh thu hơn 1 ngàn tỷ đồng, giảm nhẹ 2%.
Điểm sáng trong ngành: Xuân Hòa Việt Nam (UPCoM: XHC) và Nam Việt (Navifico, HOSE: NAV) là 2 doanh nghiệp đứng đầu về tăng trưởng doanh thu, đạt 789 tỷ đồng (tăng 44%) và 129 tỷ đồng (tăng 28%).
Lợi nhuận giảm sâu
Năm 2023, biên lợi nhuận gộp trung bình ngành gỗ đạt 19.5%, giảm 0.5% so với năm trước, do nguyên liệu đầu vào và chi phí logistic tăng cao. Cụ thể, biên lợi nhuận gộp của Sản xuất và Thương mại Nam Hoa (HOSE: NHT) giảm 6%, xuống 12.9%; hay như mảng gỗ PTB có biên lợi nhuận gộp giảm 3.4%, về mức 20%.
Minh Hữu Liên (HNX: MHL) là doanh nghiệp hiếm hoi trong ngành lỗ gộp do kinh doanh dưới giá vốn trong năm 2023. Còn với Vinafor, Chế biến Gỗ Thuận An (HOSE: GTA) và Đầu tư BKG Việt Nam (HOSE: BKG) là những dấu ấn tích cực về tăng trưởng biên lợi nhuận gộp.
Lợi nhuận ròng của 8/16 doanh nghiệp giảm mạnh 2 con số trong năm 2023. NHT lao dốc 98% so với cùng kỳ, từ mức 66 tỷ đồng còn vỏn vẹn 500 triệu đồng; BKG giảm 62% lợi nhuận ròng, chỉ đạt 10 tỷ đồng.
Dù vậy, tiêu cực nhất trong nhóm gọi tên Gỗ MDF VRG - Quảng Trị (UPCoM: MDF) lần đầu lỗ trong suốt 17 năm hoạt động (từ 2006); Savimex (HOSE: SAV) lỗ trở lại sau 8 năm (kể từ 2015); MHL lỗ trong khi năm trước vẫn có lãi.
Kết quả này thổi bay toàn bộ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tích lũy của MDF và MHL. Tại thời điểm cuối năm 2023, MDF lỗ lũy kế hơn 23 tỷ đồng, còn MHL lỗ lũy kế gần 20 tỷ đồng.
Trong khi đó, TTF tăng trưởng lợi nhuận ròng xấp xỉ gần 4 lần năm trước, đạt 11 tỷ đồng, chủ yếu do khoản lãi từ công ty liên doanh liên kết và tiết giảm các chi phí.
Tuy nhiên, quán quân lợi nhuận thuộc về ACG, đạt 437 tỷ đồng, chiếm 38% lợi nhuận cả nhóm, dù giảm 29% so với năm trước. Công ty cũng không thể hoàn thành kế hoạch lãi 668 tỷ đồng đề ra cho năm 2023.
Duy chỉ có Navifico và Chế biến gỗ Thuận An (HOSE: GTA) công bố hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2023. Với kết quả kém tích cực, có 9/16 doanh nghiệp chưa thực hiện được 3/4 chặng đường về đích.
Năm 2023, giá cổ phiếu các doanh nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ phân hóa. Một nửa số mã có mức tăng bình quân trội hơn so với mức tăng 12% của VN-Index, trong đó TLD (+100%), PTB (+47%) và VIF (+41%) là những dấu ấn tích cực nhất; còn gây thất vọng nhất là MHL (-46%).
Tính từ đầu năm đến ngày 06/03/2024, nhóm cổ phiếu ngành gỗ giao dịch với đa số nằm dưới mức tăng trung bình 11.8% của VN-Index. Mức giảm mạnh nhất là MDF (-13.4%); NAV (-12.2%); MDF (-12%).
Trên thị trường, cổ phiếu ngành gỗ không nhận được nhiều sự quan tâm của giới đầu tư. Ngoại trừ, TTF có thanh khoản bình quân vài triệu cp/ngày, các cổ phiếu khác có thanh khoản chỉ từ vài ngàn đến vài chục ngàn đơn vị.
Sau cơn mưa, trời có sáng?
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 2 (từ ngày 1-15/2), xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 353.97 triệu USD; lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/2 đạt 1.82 tỷ USD, tăng 0.61 tỷ USD so với cùng kỳ.
Riêng tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ bứt phá mạnh mẽ, đạt 1.47 tỷ USD, tăng 9.7% so với tháng trước và tăng 83.1% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với những triển vọng tươi sáng tại thị trường Hoa Kỳ và châu Âu, ngành gỗ Việt Nam đang phấn chấn hướng đến mục tiêu 16 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2024.
Các doanh nghiệp cũng đang nỗ lực mở rộng thị trường mới, đa dạng kênh bán hàng để bảo đảm chỉ tiêu cả năm. Theo ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), dù thị trường đã có dấu hiệu hồi phục, năm 2024 vẫn tiềm ẩn một số rủi ro cho ngành.
"Năm 2024, ngành gỗ vẫn nằm trong thế có nhiều bất ổn. Giải pháp trọng tâm nhất trong năm 2024 là tạo ra hình ảnh ngành gỗ Việt Nam phát triển bền vững, dựa trên yếu tố cơ bản là sử dụng gỗ có chứng chỉ và sản phẩm giảm phát thải" - ông Đỗ Xuân Lập nhấn mạnh.
Nỗi lo còn đó
Dù tín hiệu đầu năm khá lạc quan, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đang đứng trước nỗi lo mới như căng thẳng trên Biển Đỏ khiến giá cước vận chuyển hàng hóa tăng cao.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, giá cước vận tải hàng hóa sang EU và Hoa Kỳ đã có dấu hiệu hạ nhiệt, khi bước vào tuần giảm thứ 3 liên tiếp. Điều này mang lại hy vọng cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ.
Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ phải đối mặt với nỗi lo nợ xấu, nợ khó đòi khi đối tác gặp khó khăn về tài chính. Đơn cử, việc hãng nội thất hơn 30 năm tuổi Noble House (Mỹ) đệ đơn xin phá sản đã ảnh hưởng tới ít nhất 2 doanh nghiệp trên sàn là CTCP Cẩm Hà (UPCoM: CHC) và Phú Tài.
Trong đó, Noble House là khách hàng chính, đóng góp bình quân khoảng 50% tổng doanh thu của Cẩm Hà. Còn tại Phú Tài, tính đến cuối năm 2023, khoản phải thu ngắn hạn đối với Noble House khoảng 61 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 8 tỷ đồng đầu năm.
Theo dự báo của SSI Research, Phú Tài sẽ phải tìm khách hàng mới để bù đắp cho khoản doanh thu hơn 100 tỷ đồng/năm, phải trích lập dự phòng từ 30 - 40% giá trị, tương đương khoảng 20 - 25 tỷ đồng trong năm 2024.
Trước đó, trong thư gửi cổ đông ngày 10/10/2023, Phú Tài cho biết, Noble House vẫn đang liên hệ đặt hàng nhằm duy trì hoạt động kinh doanh thường xuyên và thực hiện thanh toán theo quyết định của tòa án. Đơn hàng của các khách hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn duy trì ổn định và có xu hướng gia tăng trong thời gian tới.
Xuất khẩu khởi sắc, cổ phiếu thủy sản, dệt may, gỗ, gạo hấp dẫn hơn
Thông tin tích cực về tình hình xuất khẩu đầu năm 2024 đã tạo sức hấp dẫn cho nhiều cổ phiếu nhóm doanh nghiệp xuất khẩu như thủy sản, dệt may, gỗ, gạo…
Gia tăng sức hút
Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 1/2024 đạt 34,53 tỷ USD, mức cao nhất kể từ tháng 8/2022, tăng 9,7% so với tháng cuối năm 2023 và tăng 46% so với cùng kỳ (một phần là do cùng kỳ năm 2023 có kỳ nghỉ Tết Âm lịch). Có 44/45 nhóm hàng xuất khẩu chính ghi nhận tăng trưởng.
Trong đó, xuất khẩu hàng dệt may tháng đầu năm 2024 đạt 3,13 tỷ USD, tăng 8% so với tháng liền trước và tăng 38,9% so với cùng kỳ năm trước. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam, với trị giá đạt 1,32 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ; tiếp theo là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc…
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,47 tỷ USD trong tháng đầu năm 2024, tăng 9,7% so với tháng liền trước và tăng 83,1% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu thủy sản trong tháng đầu năm 2024 tăng 63,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 3 lần, Mỹ tăng 63%, EU tăng 46%, Nhật Bản tăng 53%, Hàn Quốc tăng 37%.
Tháng 2/2024, do có kỳ nghỉ Tết Âm lịch nên tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 24,82 tỷ USD, giảm 28,1% so với tháng 1 và giảm 5% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 59,34 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam đánh giá, ngành thủy sản đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất, nhiều khả năng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm 2024 nhờ nhu cầu từ các thị trường lớn đang có dấu hiệu tăng, đặc biệt tại thị trường Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Giá cá tra sau thời gian giảm mạnh đã tạo đáy và dần tăng trở lại. Kỳ vọng, Ủy ban châu Âu sẽ gỡ “thẻ vàng” với thủy sản Việt Nam trong lần kiểm tra tiếp theo (tháng 5 - 6/2024), qua đó giúp tăng sản lượng xuất khẩu sang thị trường EU.
Nếu như ngành tôm vẫn còn nhiều thách thức như sức mua yếu, bị cạnh tranh bởi các doanh nghiệp Ấn Độ, Ecuador…, thì ngành cá tra đã có những tín hiệu khởi sắc khi đơn hàng hồi phục trong 2 tháng đầu năm 2024, giá cá tra nguyên liệu cũng như xuất khẩu tăng trở lại sau giai đoạn giảm mạnh trong năm 2023.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhận định, xuất khẩu thủy sản năm 2024 sẽ khả quan, nhất là nửa cuối năm, đạt kim ngạch 9,5 - 10 tỷ USD (năm 2023 đạt hơn 9,2 tỷ USD). Trong đó, ngành tôm hướng tới mục tiêu thu về 4 tỷ USD, xuất khẩu cá tra đạt khoảng 1,9 tỷ USD, các mặt hàng hải sản khác đạt 3,6 - 3,8 tỷ USD.
Với ngành dệt may, xuất khẩu dệt may Việt Nam đang giữ vị trí thứ ba trên thế giới, đóng góp 12 - 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, được đánh giá sẽ tăng trưởng khả quan. Mục tiêu xuất khẩu năm 2024 của ngành này là đạt 44 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2023.
Trong khi đó, xuất khẩu gỗ sang thị trường hàng đầu là Mỹ trong tháng đầu năm 2024 tăng 123,6%, đạt 821 triệu USD; xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 170 triệu USD, tăng 35,3%; xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 163 triệu USD, tăng 27,3%.
Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, với kết quả tăng trưởng mạnh mẽ ngay trong tháng 1, ngành gỗ phấn đấu đến cuối năm 2024 đạt kim ngạch xuất khẩu 16 tỷ USD (năm 2023 đạt 13,46 tỷ USD).
Với mặt hàng gạo, Việt Nam hiện là một trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Trong tháng 1/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 362 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023.
"Chọn mặt gửi vàng"
Kinh tế dần hồi phục tại các thị trường lớn đang đem đến kỳ vọng về đơn hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu thuộc nhiều lĩnh vực.
Cổ phiếu của các doanh nghiệp xuất khẩu đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm, giá một số mã có diễn biến tăng ngay sau khi doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh khả quan. Chẳng hạn, cổ phiếu VHC của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn tăng từ 63.700 đồng/cổ phiếu ngày 21/2/2024 lên 73.500 đồng/cổ phiếu khi kết thúc tháng 2.
Trong tháng đầu năm 2024, Vĩnh Hoàn đạt doanh thu 921 tỷ đồng, tăng 102% so với cùng kỳ năm 2023. Doanh thu tại các thị trường xuất khẩu ghi nhận tăng trưởng cao như Trung Quốc đạt 117 tỷ đồng, tăng 259%; Mỹ đạt 185 tỷ đồng, tăng 59%; châu Âu đạt 154 tỷ đồng, tăng 33%. Tại thị trường nội địa, Công ty ghi nhận doanh thu 325 tỷ đồng, tăng 137%.
Năm 2024, ngành thủy sản được dự báo có thể đạt mức tăng trưởng 20 - 30%, nhờ kinh tế phục hồi và lạm phát hạ nhiệt. Đặc biệt, doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được hưởng lợi khi EU mới đây quy định cá minh thái (mặt hàng thay thế cho cá tra ở phương Tây) và cá tuyết có xuất xứ từ Nga bị áp thuế 13,7%. Trước đó, cuối tháng 12/2023, Mỹ bổ sung lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm thủy sản được chế biến ở quốc gia thứ ba nhưng có nguồn gốc từ Nga, điều này sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung ở bang Alaska khi 35% sản lượng hải sản ở đây đều là cá minh thái Nga sơ chế ở Trung Quốc. Ngoài ra, các nhà xuất khẩu cá minh thái khác đối diện với mức thuế mới, cao hơn từ 4 - 7% so với năm ngoái. Theo đó, cá tra Việt Nam có thêm dư địa tăng trưởng ở EU - thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.
Ngoài thị trường EU, nhu cầu tiêu dùng cá tra ở Mỹ được dự báo sẽ phục hồi trong năm 2024. Nhu cầu tăng, trong khi nguồn cung giảm sẽ là động lực tăng trưởng chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam như Vĩnh Hoàn, Nam Việt (mã chứng khoán ANV), Đầu tư và Phát triển đa quốc gia I.D.I (I.D.I, mã chứng khoán IDI).
Tại Nam Việt, doanh thu xuất khẩu được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng tại thị trường Mỹ và Trung Quốc. Với thị trường Mỹ, Công ty hưởng lợi từ mức thuế chống bán phá giá là 0% (theo POR19), tồn kho cá tra tại đây có dấu hiệu giảm, trong khi nguồn cung cá minh thái tại Mỹ bị hạn chế. Còn I.D.I dự kiến sẽ được hưởng mức thuế chống bán phá giá mới là 0,14 USD/kg, giảm 94% so với năm ngoái, theo bản dự thảo POR19 của Bộ Thương mại Mỹ. Yếu tố này sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm cá tra của I.D.I vào Mỹ. Ngoài ra, nhà máy chế biến cá tra fillet số 3 của I.D.I dự kiến hoàn thiện trong quý III/2024 sẽ góp phần nâng tổng công suất chế biến cá tra fillet thêm 400 tấn nguyên liệu/12 giờ/ngày. Tự chủ được nguồn nguyên liệu và kiểm soát chất lượng nuôi trồng thủy sản tốt, nâng cao năng suất là lợi thế lớn để kết quả kinh doanh của I.D.I năm nay tăng trưởng.
Trong nhóm dệt may, các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu TCM của Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công, cổ phiếu TNG của Đầu tư và Thương mại TNG, cổ phiếu MSH của May Sông Hồng, khi các doanh nghiệp đón nhận thêm nhiều đơn hàng. Đơn cử, TNG đã nhận đơn hàng đến hết tháng 9/2024, với khách hàng chủ lực tại thị trường Mỹ, EU. Năm nay, TNG đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận 10%, TCM đặt mục tiêu tăng trưởng 15%.
Đối với nhóm ngành gỗ, Công ty cổ phần Phú Tài (mã chứng khoán PTB) đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng trưởng lần lượt 9% và 15%. Ngoài gỗ, mảng đá thạch anh cũng dự kiến sẽ đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của Phú Tài.
Tham vọng tỷ USD khó thành, đại gia Lê Phước Vũ tính bài mới
Về tham vọng đưa chuỗi cửa hàng nội thất Hoa Sen Home đạt doanh thu lên đến 2 tỷ USD, ông Lê Phước Vũ khẳng định đây là một trong những nỗ lực cuối cùng trước khi rời tập đoàn.
Thị trường bán lẻ gặp khó trong năm 2023, tham vọng tỷ USD của đại gia Lê Phước Vũ có thể dang dở. Tập đoàn Hoa Sen quyết định đầu tư sang lĩnh vực mới.
CTCP Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) của đại gia Lê Phước Vũ, vừa công bố bổ sung tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên (niên độ tài chính 2023-2024), tổ chức ngày 18/3.
Trong nội dung bổ sung, HSG cân nhắc đầu tư mở rộng ngành nghề, lĩnh vực bao gồm tài chính; ngân hàng; chứng khoán; bảo hiểm; bất động sản; cơ khí chính xác; cơ khí chế tạo; công nghệ bán dẫn; phát triển dự án văn phòng, nhà ở, khu dân cư, khu đô thị; giáo dục, đào tạo; chăm sóc sức khỏe; du lịch...
Hoa Sen cho biết, tổng mức đầu tư tối đa cho lĩnh vực được mở rộng không quá 5.000 tỷ đồng.
Đáng chú ý, chứng khoán, tài chính, ngân hàng là những lĩnh vực hoàn toàn mới đối với "ông trùm tôn mạ". Đây có thể là một tham vọng tiếp theo của đại gia Lê Phước Vũ muốn đưa Hoa Sen thành công trong lĩnh vực mới trước khi rời công ty vào năm 2026 để toàn tâm quy y hướng Phật.
Trong lĩnh vực chứng khoán, với cá nhân người đứng đầu Hoa Sen có thể là một thế mạnh. Trước đây vài năm, ông Lê Phước Vũ nhiều lần bán cổ phiếu HSG khi tăng giá mạnh và mua lại ở mức thấp. Đầu tháng 6/2017, ông Vũ bán thỏa thuận thành công gần 10 triệu cổ phiếu HSG ở mức giá đỉnh, bình quân 32.000 đồng/cp thu về hơn 300 tỷ đồng.
Về tham vọng đưa chuỗi cửa hàng nội thất Hoa Sen Home đạt doanh thu lên đến 2 tỷ USD, ông Lê Phước Vũ khẳng định đây là một trong những nỗ lực cuối cùng trước khi rời tập đoàn.
Tuy nhiên, chuỗi cửa hàng của Hoa Sen có thể đối mặt với rủi ro khi sức cầu thấp trong gần 2 năm qua, đối với nền kinh tế nói chung và bán lẻ nói riêng. Trên thực tế, một số doanh nghiệp bán lẻ lớn đã có kết quả kinh doanh tăng trưởng âm trong năm 2023, như CTCP Thế Giới Số (mã DGW), Thế Giới Di Động (mã MWG) của đại gia Nguyễn Đức Tài.
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đang trầm lắng, dẫn đến mua sắm vật liệu xây dựng, nội thất giảm. Tính từ giữa 2022, Hoa Sen đã công bố có 100 cửa hàng Hoa Sen Home. Song hiện trên trang web của Hoa Sen Home, mạng lưới phân phối chỉ thấy giới thiệu vài chục điểm ở cả 3 miền.
Kết phiên giao dịch ngày 1/3, cổ phiếu HSG đạt 23.050 đồng/cp.
Tin doanh nghiệp
Thị trường chứng khoán còn một số sự kiện quan trọng khác của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn.
* FMC: Theo báo cáo kinh doanh hợp nhất tháng 2/2024, CTCP Thực phẩm Sao Ta có doanh thu 11,3 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do lịch nghỉ Tết Nguyên đán rơi vào tháng 2 nên FMC chỉ hoạt động 21 ngày.
* TNG: CTCP Đầu tư và Thương mại TNG vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 2/2024, với doanh thu 347 tỷ đồng, giảm 7,5% so với cùng kỳ. Lũy kế 2 tháng đầu năm, doanh thu tăng gần 13%, lên 871 tỷ đồng.
* DGW: Ngày 29/2, CTCP Thế Giới Số thông qua phương án vay ngắn hạn tại Techcombank, thời hạn tối đa 4 tháng theo từng khế ước nhận nợ, tổng hạn mức tín dụng 800 tỷ đồng và không có tài sản bảo đảm.
* GTA: CTCP Chế biến gỗ Thuận An vừa công bố Báo cáo thường niên 2023, doanh thu xuống mức thấp nhất 16 năm qua (kể từ 2008), đạt 249 tỷ đồng, giảm 49% so với năm trước và mới thực hiện được 75% kế hoạch năm. Lãi ròng đạt 10 tỷ đồng, vượt 9% mục tiêu lợi nhuận năm.
* DAN: Công ty TNHH Danhson VN đăng ký mua gần 14 triệu cổ phiếu CTCP Dược Danapha, để nâng tỷ lệ sở hữu lên 66,5%, thông qua giao dịch thỏa thuận, dự kiến diễn ra trong tháng 3/2024.
* FRT: 3 quỹ thành viên thuộc sở hữu của nhóm quỹ Dragon Capital mua vào tổng cộng 127.500 cổ phiếu của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT trong phiên 27/2.
* WSS: CTCP Chứng khoán Phố Wall đăng ký bán 650.000 cổ phiếu HAF của CTCP Thực phẩm Hà Nội (giảm còn 14,76%) và 290.000 cổ phiếu MGG của Tổng Công ty Đức Giang (giảm từ 18,04% xuống còn 14,82%) trong cùng thời gian từ 6-31/3.
* HCM: Dragon Capital dự kiến chi gần 700 tỷ đồng để thực hiện toàn bộ quyền mua 69 triệu cổ phiếu Chứng khoán HSC nhằm củng cổ vị trí cổ đông lớn nhất, tỷ lệ sở hữu trên 30%.
* BTP: CTCP Nhiệt điện Bà Rịa thông báo trả cổ tức năm 2023 bằng tiền tỷ lệ 26,47%, từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được hoàn nhập từ quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận còn lại từ các năm trước. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/3 và thời gian dự kiến chi trả vào 29/3.
VN-Index
Kết phiên giao dịch ngày 1/3, VN-Index tăng 5,55 điểm (+0,44%) lên 1.258,28 điểm. HNX-Index tăng 0,97 điểm (+0,41%) lên 236,43 điểm. UpCOM-Index tăng 0,53 điểm (+0,59%), lên 91,416 điểm.
Theo Chứng khoán Sacombank (SBS), xu thế ngắn hạn vẫn trong trạng thái tích cực, đặc biệt về mặt chỉ số khi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như VCB, BID, FPT.. liên tục hỗ trợ rất lớn tới thị trường.
SBS chưa quan sát thấy tín hiệu bán thực sự rõ rệt khi chỉ số bước vào vùng kháng cự 1.250-1.260 điểm. Do vậy, nhiều khả năng chỉ số sẽ sớm vượt qua vùng này và hướng tới mục tiêu tiếp theo ở vùng 1.290-1.300 điểm trong tháng 3.
Còn theo Chứng khoán DSC, sóng tăng hiện tại của thị trường vẫn còn, dù dư địa không quá lớn; cơ hội cũng không còn quá nhiều nhưng thị trường sẽ rất khó đổ vỡ ngay trong ngắn hạn nếu không có thông tin xấu bất ngờ xuất hiện.
Nhà đầu tư nên tập trung sự chú ý sang nhóm vốn hóa vừa và nhỏ, có câu chuyện cơ bản đủ hấp dẫn dòng tiền như bất động sản KCN, đầu tư công, dầu khí.
VN-Index tăng điểm và đà tăng vẫn được duy trì tích cực trong tuần qua. Đồng thời, khối lượng giao dịch nằm trên mức trung bình 20 ngày cho thấy nhà đầu tư đang giao dịch khá sôi động. Ngoài ra, việc khối ngoại mua ròng trở lại giúp cho đà tăng của chỉ số càng được củng cố.
I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 26/02-01/03/2024
Giao dịch: Các chỉ số chính tăng trong phiên cuối tuần, kết phiên, VN-Index tăng 5.55 điểm, lên mức 1,258.28 điểm; HNX-Index tăng 0.97 điểm, kết phiên lên mức 236.43 điểm. Xét cho cả tuần, VN-Index tổng cộng tăng 46.28 điểm (+3.82%), HNX-Index tăng 5.35 điểm (+2.32%).
Thị trường chứng khoán trải qua tuần giao dịch khởi sắc khi đà tăng của chỉ số liên tục tăng mạnh trong tuần qua. Bên cạnh đó, khối ngoại quay lại mua ròng khá tích cực 4/5 phiên đồng thời khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình 20 ngày cho thấy dòng tiền đang tích cực quay trở lại. Kết phiên, VN-Index đóng cửa với mức tăng 5.55 điểm, tương đương 0.44%.
Xét theo mức độ đóng góp, BID, VHM và FPT là những mã có tác động tích cực nhất đến VN-Index với đóng góp gần 2 điểm cho chỉ số. Ở chiều ngược lại, VPB, TCB và VNM là các mã có tác động tiêu cực nhất. Tính riêng VPB đã lấy đi gần 0.5 điểm của chỉ số.
Kết phiên giao dịch trong ngày 01/03/2024, chỉ số tăng điểm và sắc xanh bao phủ hầu hết các nhóm ngành. Trong đó, nhóm ngành sản xuất phụ trợ, chứng khoán và xây dựng ghi nhận đóng góp tích cực cho đà tăng của chỉ số. Cụ thể, các mã cổ phiếu sản xuất phụ trợ vẫn giữ mức tăng tốt từ đầu phiên như ACG (+2.61%), PTB (+3.82%), PLC (+3.75%), BKG (+6.87%). Bên cạnh đó, ngành xây dựng cũng đóng góp khá tích cực, khi các mã cổ phiếu REE (+1.8%), VCG (+2.87%), PC1 (+2.34%), CTD (+3.45%), CII (+2.43%), HHV (+2.28%), BCG (+1.65%). Riêng cổ phiếu LGC tăng mạnh nhất khi đạt mức chạm trần 6.92%.
Nhà đầu tư nước ngoài quay lại mua ròng hơn 135 tỷ đồng trên cả hai sàn. Khối ngoại mua ròng gần 113 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng hơn 22 tỷ đồng trên sàn HNX.
Giá trị giao dịch NĐTNN của HOSE, HNX và UPCOM theo ngày. Đvt: Tỷ đồng
Cổ phiếu tăng tiêu biểu trong tuần qua là SFG
SFG tăng 33.78%: SFG ghi nhận tuần giao dịch khởi sắc với mức tăng 33.78%. Cổ phiếu liên tục tăng mạnh với sự xuất hiện của mẫu hình nến Rising Window và White Marubozu cho thấy tâm lý của nhà đầu tư đang rất tích cực.
Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator đã tiến sâu vào vùng quá mua (overbought). Điều này cho thấy rủi ro điều chỉnh ngắn hạn sẽ xuất hiện trong thời gian tới nếu chỉ báo cho tín hiệu bán trở lại.
Cổ phiếu giảm giá mạnh trong tuần qua là ST8
ST8 giảm 16.31%: ST8 trải qua tuần giao dịch đầy tiêu cực khi xuất hiện mẫu hình nến Falling Window cho thấy tâm lý bi quan của nhà đầu tư đang hiện diện.
Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator đang hướng xuống và có khả năng tiến vào vùng quá bán (oversold). Nếu chỉ báo này xuất hiện tín hiệu mua trở lại thì triển vọng ngắn hạn sẽ lạc quan hơn.
II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA
Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 5.55 điểm (0.44%), lên mức 1,258.28 điểm; HNX-Index tăng 0.97 điểm (0.41%), lên mức 236.43 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên mua với 523 mã tăng và 280 mã giảm. Sắc xanh chiếm phần lớn trong rổ VN30 với 19 mã tăng, 7 mã giảm và 4 mã tham chiếu.
Thanh khoản thị trường giảm so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 890 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 22 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt gần 105 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 2 ngàn tỷ đồng.
Top 10 cổ phiếu tác động tới VN-Index phiên 01/03/2024 (Tính theo điểm)
VN-Index mở phiên chiều tăng giảm trái chiều cho đến gần cuối phiên lực mua chiếm ưu thế đẩy chỉ số phục hồi và đóng cửa gần mức cao nhất ngày. Về mức độ ảnh hưởng, BID, VHM, FPT và GVR là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index với hơn 2.4 điểm tăng. Ở chiều ngược lại, VPB, TCB, VNM và HPG là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 1.2 điểm của chỉ số.
HNX-Index cũng có diễn biến tương tự, trong đó chỉ số được tác động tích cực từ các mã L18 (6.9%), DTD (4.27%), PLC (3.75%), BVS (2.55%),…
Nguồn: VietstockFinance
Ngành tài chính khác là ngành có sự phục hồi mạnh nhất với 3.64% chủ yếu đến từ các mã IPA (+6.25%), OGC (+0.69%) và TVC (+1.15%). Theo sau là ngành sản xuất phụ trợ và ngành dịch vụ tư vấn, hỗ trợ với mức tăng lần lượt là 3.56% và 2.61%. Ở chiều ngược lại, ngành sản phẩm cao su có mức giảm mạnh nhất thị trường với -1.05% chủ yếu đến từ mã DRC (-0.3%), CSM (-0.78%), và SRC (-4.92%).
Về giao dịch của khối ngoại, khối này quay lại mua ròng gần 178 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã VIX (124.34 tỷ), SSI (115.49 tỷ), STB (109.07 tỷ) và MWG (90.5 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 4 tỷ đồng, tập trung vào mã PVS (38.06 tỷ) và IDC (7.41 tỷ).
Nguồn: VietstockFinance
Phiên sáng: Tâm lý dè chừng vẫn đang hiện diện
VN-Index tăng nhẹ và neo quanh mức tham chiếu trong suốt phiên sáng. Đồng thời khối ngoại duy trì việc bán ròng cho thấy tình hình vẫn chưa có dấu hiệu khả quan. Kết phiên sáng, VN-Index tăng 1.08 điểm, tương đương 0.09%. HNX tăng 0.99 điểm, tương đương 0.42%.
Khối lượng giao dịch của VN-Index ghi nhận trong phiên sáng đạt hơn 437 triệu đơn vị, với giá trị hơn 11 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt hơn 61 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt hơn 1.2 ngàn tỷ đồng.
Nguồn: VietstockFinance
Nhóm ngành sản xuất phụ trợ góp phần tăng trưởng rất tích cực cho chỉ số vào cuối phiên sáng nay. Trong đó, các mã cổ phiếu ghi nhận mức tăng khá tốt, điển hình như ACG tăng 1.86%, PTB tăng 1.74% và TLG tăng 1.39%. Riêng cổ phiếu BKG đã đạt mức trần ngay từ đầu phiên với mức tăng 6.87%.
Bên cạnh đó, ngành chứng khoán cũng nằm trong nhóm tăng trưởng tích cực khi liên tục khởi sắc. Các mã cổ phiếu trong nhóm này đều tăng mạnh hơn so với đầu phiên sáng nay. Cụ thể SSI (+1.08%), VND (+2.65%), VCI (+3.29%), HCM (+2.15%), SHS (+1.69%), MBS (+3.23%), VIX (+2.73%), FTS (+1.58%), CTS (+3.89%), AGR (+3.72%),… Nổi bật nhất chính là cổ phiếu BSI với mức tăng trần 6.99%.
Ngành công nghệ thông tin là nhóm nổi bật tiếp theo với các mã cổ phiếu như FPT (+1.56%), CMG (+2.25%), SGT (2.51%), ELC (1.38%),…
Ngược lại, các nhóm ngành như cao su, ngân hàng, thủy sản, chăm sóc sức khỏe, thực phẩm đồ uống và sản xuất thiết bị máy móc đều ghi nhận không mấy tích cực.
10h30: Giằng co quanh mốc tham chiếu
Lực mua và bán trên thị trường khá cân bằng nên các chỉ số chính chưa thể bứt phá. Tính đến 10h30, VN-Index giảm tăng nhẹ 0.42 điểm, giao dịch quanh mức 1,253 điểm. HNX-Index giảm 0.75 điểm, giao dịch quanh mức 236 điểm.
Các cổ phiếu trong rổ VN30 tăng giảm đan xen nhưng lực bán có phần lấn lướt hơn. Cụ thể, 4 mã ngành ngân hàng TCB, ACB, VPB và HDB lần lượt lấy đi 1.21 điểm, 1.18 điểm, 0.69 điểm và 0.52 điểm từ chỉ số chung. Trái lại, FPT, MWG, STB và SSI đang được mua mạnh và đóng góp hơn 4 điểm vào VN30-Index.
Nguồn: VietstockFinance
Nhóm ngân hàng và chế biến thủy sản đang chịu áp lực bán mạnh với các mã như TCB giảm 1.42%, ACB giảm 1.07%, HDB giảm 1.07%, VCB giảm 0.51%, ACL giảm 1.52%, ASM giảm 0.86% và VHC giảm 1.22%.
Ở chiều ngược lại, chứng khoán là nhóm ngành giữ sắc xanh từ đầu phiên và vươn lên dẫn dắt thị trường với sự đóng góp của các ông lớn là SSI tăng 1.08%, VND tăng 2.43%, SHS tăng 1.69% và BSI tăng kịch trần…
Theo sau nhóm cổ phiếu bán lẻ cũng có mức tăng ấn tượng. Trong đó nổi bật với 3 công ty vốn hóa lớn là MWG tăng 1.73%, PNJ tăng 1.77% và FRT tăng 1.45%. Riêng 2 mã CTF và HTC vẫn còn chịu áp lực bán khá mạnh.
So với đầu phiên, bên mua và bên bán giằng co khá quyết liệt với hơn 900 mã đứng giá và bên bán có phần lấn lướt hơn khi số mã giảm là 284 mã (11 mã giảm sàn) trong khi số mã tăng là 329 mã (24 mã tăng trần).
Nguồn: VietstockFinance
Mở cửa: Thận trọng đầu phiên
Hiện sắc đỏ nhẹ xuất hiện ngay đầu phiên giao dịch. Điều này cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư vẫn đang hiện diện trên thị trường, các chỉ số chính đều dao động quanh mức tham chiếu. VN-Index giảm nhẹ và giao dịch quanh mức 1,252 điểm; HNX-Index tăng nhẹ quanh mức 235 điểm.
Sắc đỏ tạm thời chiếm ưu thế hơn trong rổ VN30 với 12 mã giảm, 11 mã tăng và 7 mã đứng giá. Trong đó, CTG, TCB và ACB là những cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất. Ở chiều ngược lại, VCB, FPT và STB là những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất.
Nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán là một trong những ngành nổi bất nhất thị trường trong phiên sáng. Các cổ phiếu đều mang sắc xanh tích cực như SSI, VND, VCI, HCM, SHS, VIX, CTS, AGR,… Riêng BSI và MBS tăng mạnh từ đầu phiên với mức tăng lần lượt là 2.87% và 4.41%.
Ngành ngân hàng chìm trong sắc đỏ ngay đầu phiên giao dịch. Các ông lớn đầu ngành đều giảm tiêu cực như CTG, TCB, ACB, BID. Còn VCB, STB và LPB nhuộm xanh nhẹ.
Lý Hỏa
FILI
البطاقة البيضاء
API البيانات
المكونات الإضافية للويب
صانع ملصقات مجاني قابل للتخصيص
برنامج التابعة لها
يمكن أن تكون مخاطر الخسارة كبيرة عند تداول الأصول المالية مثل الأسهم أو العملات الأجنبية أو السلع أو العقود الآجلة أو السندات أو صناديق الاستثمار المتداولة أو العملات المشفرة. قد تتعرض لخسارة كامل الأموال التي تودعها لدى شركة الوساطة. لذلك، يجب أن تفكر مليًا فيما إذا كانت هذه التجارة مناسبة لك في ضوء ظروفك ومواردك المالية.
لا ينبغي الاقدام على الاستثمار دون إجراء التدقيق و الأبحاث اللاّزمة أو التشاور مع مستشاريك الماليين. قد لا يناسبك محتوى موقعنا ، لأننا لا نعرف حالتك المالية واحتياجاتك الاستثمارية. من المحتمل أن معلوماتنا المالية قد يكون لها زمن انتقال أو تحتوي على معلومات غير دقيقة، لذلك يجب أن تكون مسؤولاً بالكامل عن أي من معاملاتك وقراراتك الاستثمارية. لن تكون الشركة مسؤولة عن خسارة أي من أموالك.
بدون الحصول على إذن من موقع الويب، لا يُسمح لك بنسخ رسومات الموقع أو النصوص أو العلامات التجارية. حقوق الملكية الفكرية في المحتوى أو البيانات المدرجة في هذا الموقع مملوكة لمزوديها و بورصات التداول.