أسعار السوق
أخبار
تحليل التداول
مستخدم
24/7
التقويم الاقتصادي
تعليم
البيانات
- الاسم
- أحدث قيمة
- السابق
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا:--
ا: --
ا:--
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
لا توجد البينات المعلقة
أحدث المشاهدات
أحدث المشاهدات
الموضوعات الشائعة
لتعلم ديناميكيات السوق بسرعة ومتابعة تركيزات السوق في 15 دقيقة.
في عالم البشر، لن يكون هناك قول بلا موقف، ولا قول بلا غرض.
ويشكل التضخم وأسعار الصرف والاقتصاد القرارات السياسية التي تتخذها البنوك المركزية؛ تؤثر مواقف وكلمات مسؤولي البنك المركزي أيضًا على تصرفات المتداولين في السوق.
المال يجعل العالم يدور، والعملة هي سلعة دائمة. سوق الفوركس مليء بالمفاجآت والتوقعات.
المؤلفون الشائعون
استمتع بالأنشطة المثيرة، هنا في FastBull.
لديّ 5 سنوات من الخبرة في التحليل المالي ، لا سيما في جوانب التطورات الكلية وحكم الاتجاهات على المدى المتوسط والطويل. ينصب تركيزي بشكل يومي على التطورات في الشرق الأوسط والأسواق الناشئة والفحم والقمح والمنتجات الزراعية الأخرى.
آخر الأخبار العاجلة والأحداث المالية العالمية.
عملت كمحلل في شركة وساطة فوركس مشهورة واشتركت في الصناعة المالية لمدة 10 سنوات ، بما في ذلك العملات الأجنبية والعقود الآجلة والأسهم. أنا جيد بشكل خاص في تحليل السوق وتفسيره باستخدام البيانات الأساسية.
أحدث
مؤشر راسل
يمتد مؤشر راسل عبر 63 دولة وحوالي 10,000 سهم، ويغطي 98% من السوق القابل للاستثمار. يعتمد بشكل أساسي على الولايات المتحدة، ومرجح بالقيمة السوقية، ويوفر تصنيفات متنوعة مثل القيمة والنمو والمؤشرات الدفاعية، مما يوفر للمستثمرين خيارات متنوعة.
تحذير المخاطر بشأن تداول الأسهم في هونج كونج
على الرغم من الإطار القانوني والتنظيمي القوي في هونغ كونغ، لا يزال سوق الأوراق المالية يواجه مخاطر وتحديات فريدة، مثل تقلبات العملة بسبب ربط الدولار هونغ كونغ بالدولار الأمريكي وتأثير التغيرات السياسية والظروف الاقتصادية في الصين القارية على أسهم هونغ كونغ.
رسوم تداول الأسهم في هونج كونج والضرائب
تشمل تكاليف التداول في سوق الأوراق المالية في هونغ كونغ رسوم المعاملات ورسوم الدمغة ورسوم التسوية ورسوم تحويل العملات للمستثمرين الأجانب. بالإضافة إلى ذلك، قد تنطبق الضرائب بناءً على اللوائح المحلية.
صناعة السلع الاستهلاكية غير الأساسية في هونج كونج
يشمل سوق الأوراق المالية في هونغ كونغ قطاعات استهلاك غير ضرورية مثل السيارات والتعليم والسياحة والمطاعم والملابس. من بين 643 شركة مدرجة، 35% منها شركات صينية في البر الرئيسي، وتشكل 65% من إجمالي القيمة السوقية. وبالتالي، فهي تتأثر بشكل كبير بالاقتصاد الصيني.
هونغ كونغ، الصين
فيتنام هوشي منه
دبي
نيجيريا لاغوس
القاهرة، مصر
البطاقة البيضاء
API البيانات
المكونات الإضافية للويب
برنامج التابعة لها
عرض جميع نتائج البحث
لا توجد بيانات
لم تسجّل الدخول
سجل الدخول لعرض المزيد من الميزات
عضوية FastBull
ليس بعد
شراء
تسجيل الدخول
الاشتراك
هونغ كونغ، الصين
فيتنام هوشي منه
دبي
نيجيريا لاغوس
القاهرة، مصر
البطاقة البيضاء
API البيانات
المكونات الإضافية للويب
برنامج التابعة لها
Doanh nghiệp công bố kế hoạch kinh doanh năm 2025: Kỳ vọng mức lợi nhuận kỷ lục
Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2025. Hầu hết đều kỳ vọng tăng trưởng, thậm chí có doanh nghiệp tham vọng mức lợi nhuận kỷ lục.
Kỳ vọng tăng trưởng
CTCP Chứng khoán VPS mới đây công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2025, dự kiến tổ chức ngày 16/1 tới đây. Theo đó, HĐQT VPS sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với tổng lợi nhuận trước thuế 3.500 tỷ đồng, gấp 2,3 lần con số 1.500 tỷ đồng của kế hoạch năm 2024. Nếu hoàn thành, đây sẽ là mức lợi nhuận cao nhất lịch sử hoạt động của công ty chứng khoán này.
VPS đặt kế hoạch kinh doanh lạc quan trong bối cảnh công ty đã vượt kế hoạch năm 2024 chỉ sau 9 tháng, với lãi trước thuế hơn 2.100 tỷ đồng, gấp 3,6 lần cùng kỳ năm ngoái. Kết quả tăng trưởng đến chủ yếu từ hoạt động tự doanh hiệu quả.
Trong vài năm gần đây, VPS luôn dẫn đầu thị phần môi giới chứng khoán nhờ chi mạnh cho hoạt động này. Trong quý III/2024, công ty này chiếm 17,63% thị phần môi giới trên HoSE, bỏ xa vị trí thứ hai là SSI với 8,84%.
Cũng hướng tới mức lợi nhuận cao kỷ lục đó là Tổng CTCP Địa ốc Sài Gòn (Saigonres, mã SGR). Theo nghị quyết HĐQT hồi đầu tháng 12/2024, Saigonres dự kiến tổng doanh thu hợp nhất năm 2025 ở mức 1.078 tỷ đồng và lãi sau thuế 365 tỷ đồng. So với mục tiêu 2024 thì kế hoạch này tăng lần lượt 72% và 251%. Đây cũng là năm SGR lên kế hoạch lợi nhuận cao kỷ lục.
Trong quý 3/2024, Saigonres ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất gần 58 tỷ đồng, gấp 3,2 lần cùng kỳ năm ngoái; lãi ròng hơn 42 tỷ đồng, gấp 2,3 lần. Nguyên nhân đến từ việc tăng doanh thu dự án. Tuy nhiên do quý đầu năm lỗ gần 14 tỷ đồng nên lũy kế 9 tháng, lãi ròng của nghiệp đạt hơn 18 tỷ đồng, giảm 62% so với cùng kỳ năm 2023.
Ở nhóm thép, CTCP Đầu tư Thương mại SMC (mã SMC) là doanh nghiệp đầu tiên công bố kế hoạch kinh doanh năm 2025, với tổng sản lượng tiêu thụ là 620.000 tấn thép các loại và lợi nhuận sau thuế 30 tỷ đồng. So với kế hoạch lãi 80 tỷ đồng trong năm 2024, con số này giảm gần 63%.
SMC lên kế hoạch thận trọng là điều dễ hiểu bởi công ty kinh doanh không thuận lợi trong năm 2024. Cụ thể, SMC ghi nhận doanh thu đạt 6.747 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù doanh thu tài chính tăng mạnh và tiết giảm các chi phí, công ty vẫn lỗ thuần gần 54 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh. Nhờ phần lợi nhuận khác hơn 85 tỷ đồng từ thanh lý tài sản, SMC mới có lãi.
Tại thời điểm 30/9/2024, SMC còn lỗ luỹ kế gần 145 tỷ đồng, dư âm của việc lỗ lớn trong hai năm 2022, 2023.
Tổng Công ty Viglacera - CTCP (mã VGC) cũng vừa phê duyệt tạm thời kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2025. Theo đó, công ty dự kiến tổng doanh thu đạt hơn 14.437 tỷ đồng, tăng 8% so với kế hoạch 2024; lãi trước thuế 1.743 tỷ đồng, tăng 57%.
Với công ty mẹ, mục tiêu VGC đặt ra trong năm 2025 là tổng doanh thu đạt 5.579 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.423 tỷ đồng, lần lượt tăng 13% và 29% so với kế hoạch năm 2024.
Lên kế hoạch thận trọng
Một số doanh nghiệp có vốn Nhà nước vừa qua đã tổ chức hội nghị tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh năm 2024 và đề ra mục tiêu cho năm 2025.
Cụ thể, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (mã ACV) đặt mục tiêu tổng doanh thu năm 2025 đạt 21.782 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế ở mức 10.713 tỷ đồng.
Năm 2024, ACV ước đạt tổng doanh thu là 21.466 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2023; lợi nhuận trước thuế đạt 11.981 tỷ đồng, tăng 35%. Có thể thấy, năm 2025, công ty đặt mục tiêu doanh thu tăng nhẹ nhưng lợi nhuận lại "đi lùi".
Trong khi đó, Vietnam Airlines ước đạt doanh thu hợp nhất 114.741 tỷ đồng trong năm 2024, tăng 23% so với năm trước. Đặc biệt, hãng ghi nhận lợi nhuận trước thuế 7.324 tỷ đồng - mức cao nhất trong lịch sử và đánh dấu sự chấm dứt của 4 năm thua lỗ liên tiếp.
Dù vậy, hãng bay vẫn đặt mục tiêu thận trọng trong năm 2025 với kế hoạch doanh thu 95.600 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 2.176 tỷ đồng, giảm lần lượt 17% và 70% so với ước tính năm 2024. Hãng dự kiến vận chuyển 25,4 triệu lượt khách và 336.300 tấn hàng hóa.
Còn Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã GVR) dự kiến tổng doanh thu và thu nhập khác năm 2025 đạt 27.494 tỷ đồng, tăng 4,5% so với ước tính năm 2024. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt là 4.658 tỷ đồng và 3.929 tỷ đồng, tăng khoảng 5%.
Hay Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex, mã VGT) kỳ vọng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận năm 2025 lần lượt là 6% và 10% so với năm 2024, nhờ đà phục hồi mạnh mẽ từ các đơn hàng. Năm 2024, công ty ước tính doanh thu hợp nhất đạt 18.100 tỷ đồng, tăng gần 3% so với năm 2023; lợi nhuận trước thuế đạt 740 tỷ đồng, tăng 38%.
Một số doanh nghiệp trong nhóm dầu khí đã lên kế hoạch kinh doanh trong năm mới. Đó là CTCP Vận tải Dầu khí (PVTrans, mã PVT) đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất 10.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.200 tỷ đồng, giảm lần lượt 14% và 33% so với ước tính năm 2024.
Hay Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã PVS) lên kế hoạch doanh thu đạt 22.500 tỷ đồng - tăng 40% so với kế hoạch 2024. Năm 2024, công ty ước đạt doanh thu hợp nhất khoảng 24.000 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất khoảng 1.100 tỷ đồng.
Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (mã PVD) đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 đạt 7.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 530 tỷ đồng, lần lượt giảm 20% và 16% so với ước tính năm 2024.
Gánh khoản nợ xấu 2.000 tỷ đồng, Thép SMC đặt mục tiêu lãi năm 2025 “đi lùi” 62,5%
Tính đến cuối tháng 9/2024, Thép SMC đang gánh khoản nợ xấu lên đến gần 2.000 tỷ đồng.
Sau năm 2024 đối mặt nhiều khó khăn trong kinh doanh, đặc biệt là khoản nợ xấu gần 2.000 tỷ đồng, Thép SMC (mã cổ phiếu SMC) đặt mục tiêu lãi năm 2025 thấp hơn 62,5% mục tiêu của năm 2024.
Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC (Thép SMC, mã cổ phiếu SMC - sàn HoSE) đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2025 với chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ là 620.000 tấn thép các loại. Công ty kỳ vọng mức lãi ròng năm 2025 là 30 tỷ đồng, giảm 62,5% so với kế hoạch đề ra trong năm 2024.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2024, Thép SMC ghi nhận doanh thu đạt 6.747 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ, và lãi ròng gần 7 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với mức lỗ 586 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, so với mục tiêu lãi cả năm 80 tỷ đồng thì doanh nghiệp này mới hoàn thành “vỏn vẹn” 8,5% kế hoạch. Tính đến cuối tháng 9/202, Thép SMC vẫn còn khoản lỗ luỹ kế gần 147 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo Thép SMC cho biết thị trường thép vẫn còn nhiều khó khăn khi mà giá thép giảm, nhu cầu tiêu thụ trong nước kém do ngành bất động sản chưa thực sự ổn định, hồi phục, ảnh hưởng xấu và trực tiếp đến sản lượng kinh doanh của công ty. Hiệu quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2024 chủ yếu đến từ hoạt động tài chính và chuyển nhượng tài sản.
Trong năm 2024, Thép SMC đã phải liên tục bán bớt tài sản, từ cổ phiếu NKG của Thép Nam Kim, chuyển nhượng trụ sở công ty, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê và tài sản trên đất tại Công ty TNHH MTV SMC Đà Nẵng.
Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu SMC của Thép SMC trong năm 2024 vừa qua.
Tổng tài sản doanh nghiệp này vào cuối quý 3/2024 chỉ còn 5.075 tỷ đồng, giảm 18% s với thời điểm đầu năm 2024. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh từ 669 tỷ đồng đầu năm xuống còn 158 tỷ đồng.
Đáng chú ý, Thép SMC còn đang phải gánh khoản nợ xấu gần 2.000 tỷ đồng từ các đối tác. Nợ xấu ngắn hạn là 1.288 tỷ đồng bao gồm 440 tỷ đồng của Công ty TNHH Delta Valley Bình Thuận, 169 tỷ đồng của Công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Valley, 131 tỷ đồng từ Công ty TNHH The Forest City, 63 tỷ đồng từ Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Incons, các đối tượng khác 484 tỷ đồng. Hiện Thép SMC đã trích lập 558 tỷ đồng cho các khoản nợ xấu ngắn hạn, tương đương 43% giá trị nợ xấu.
'Đại gia' buôn thép kinh doanh thua lỗ, đặt kế hoạch ‘đi lùi’ nhưng cổ phiếu vẫn tăng
Ngược dòng thị trường chung trong phiên sáng 30/12, cổ phiếu SMC của CTCP Đầu tư Thương mại SMC tiếp tục tăng lên mức 8.690 đồng/cp, kéo dài chuỗi tăng giá của cổ phiếu này.
Tính từ đầu tháng 12 đến nay, thị giá cổ phiếu SMC đã tăng hơn 26%, dù vậy thanh khoản cũng không ghi nhận đột biến.
Hiện, cổ phiếu SMC bị HoSE đưa vào diện bị cảnh báo và kiểm soát từ ngày 10/04/2024 vì lý do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023 là số âm, và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán trong 02 năm gần nhất (2022-2023) của doanh nghiệp là số âm.
Cổ phiếu SMC tiếp tục tăng trong phiên sáng 30/12.
CTCP Đầu tư Thương mại SMC (tiền thân là Cửa hàng Vật Liệu Xây Dựng số 1) được thành lập năm 1988. Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu sắt thép, hàng kim khí, vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, thiết bị xây lắp, thiết bị cơ khí, khung kho nhà xưởng bằng cấu kiện nhôm, thép, inox.
SMC từng là một doanh nghiệp có tiếng và “ăn nên làm ra” trong ngành thép của Việt Nam. Tuy nhiên, khó khăn bắt đầu đeo bám doanh nghiệp này khi thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng từ giữa năm 2022 đến nay. Hoạt động kinh doanh chững lại, cùng với khoản nợ xấu lên đến hơn 1.000 tỷ đồng từ các công ty xây dựng đã khiến công ty luôn “ngụp lặn” trong vòng xoáy thua lỗ, thậm chí doanh nghiệp đã phải bán nhiều tài sản, nhưng kết quả kinh doanh vẫn không được cải thiện.
Báo cáo tài chính quý III/2024 của SMC cho thấy, doanh thu thuần trong quý chỉ đạt 2.276 tỷ đồng, giảm mạnh 27,5% so với cùng kỳ năm trước. Dù lợi nhuận gộp có cải thiện, nhưng gánh nặng chi phí tài chính vẫn đè nặng lên doanh nghiệp này. Riêng chi phí lãi vay của SMC đã lên tới gần 52 tỷ đồng.
Kết quả, SMC ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 82 tỷ đồng trong quý III, đánh dấu quý lỗ thứ 7 trong 9 quý vừa qua.
Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, doanh thu của SMC giảm gần 36% xuống còn 6.747 tỷ đồng. Tuy vậy, công ty vẫn lãi ròng 6,8 tỷ đồng, nhờ các khoản thu nhập ngoài ngành kinh doanh chính.
Kinh doanh thua lỗ, SMC còn đang phải ôm khoản nợ xấu gần 2.000 tỷ đồng từ các đối tác. Nợ xấu ngắn hạn là 1.288 tỷ đồng bao gồm nợ xấu 741 tỷ đồng tại Novaland, 440 tỷ đồng của Công ty TNHH Delta Valley Bình Thuận, 169 tỷ đồng của Công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Valley, 131 tỷ đồng từ Công ty TNHH The Forest City, 63 tỷ đồng từ CTCP Hưng Thịnh Incons, các đối tượng khác 484 tỷ đồng. SMC đã trích lập 558 tỷ đồng cho các khoản nợ xấu ngắn hạn, tương đương 43% giá trị nợ xấu.
Trong khi đó, tổng nợ phải trả của SMC hơn 4.300 tỷ đồng đến cuối quý III/2024, gấp gần 5 lần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này.
Kinh doanh gặp khó, mới đây SMC vừa thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với tổng sản lượng tiêu thụ là 620.000 tấn thép các loại và lợi nhuận sau thuế dự kiến lãi 30 tỷ đồng.
Được biết, SMC đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2024 là 80 tỷ đồng. Như vậy, kế hoạch lợi nhuận năm 2025 đã giảm 62,5% so với kế hoạch năm nay.
Cổ phiếu vốn hóa nhỏ được chú ý
Chỉ số chính của chứng khoán Việt Nam trong 5 phiên gần nhất ghi nhận biên độ thay đổi chưa tới 5 điểm, với sự phân hóa mạnh của các nhóm cổ phiếu.
Trong giai đoạn thị trường diễn biến giằng co với áp lực bán ròng từ khối ngoại, nhà đầu tư có xu hướng tìm đến những nhóm cổ phiếu vốn hóa thấp. Những mã này có thể tối ưu cơ hội sinh lời, đồng thời cũng hạn chế tác động từ đà bán ròng của khối ngoại.
Dòng tiền phân hóa
Thị trường chứng khoán trong nước vừa trải qua một tháng giao dịch với nhiều biến động. Chỉ số VN-Index giảm liên tục từ đầu tháng 11, từ vùng 1.265 điểm xuống gần ngưỡng 1.230 điểm trong hai tuần đầu. Chỉ số của sàn HOSE tiếp tục rơi mạnh trong tuần cuối tháng, có thời điểm mất mốc 1.200 điểm trước khi phục hồi trở lại.
Sau nhịp rung lắc mạnh nửa cuối tháng 11, VN-Index trong hai tuần đầu tháng 12 trở lại xu hướng giằng co. Chỉ số chính của chứng khoán Việt Nam trong 5 phiên gần nhất ghi nhận biên độ thay đổi chưa tới 5 điểm, với sự phân hóa mạnh của các nhóm cổ phiếu. Đi cùng với diễn biến này là thanh khoản giữ ở mức thấp.
Các mã trụ trong rổ chỉ số VN30 luân phiên tăng giảm giữ các chỉ số chính không thay đổi lớn, với biên độ nhiều phiên dưới ngưỡng 1%. Thay vào đó, dòng tiền có khuynh hướng chuyển dịch sang các nhóm vốn hóa thấp, trên cả hai sàn giao dịch HoSE, HNX và thị trường UPCoM.
Phiên giao dịch ngày 11/12, trong khi VN-Index chốt phiên trong sắc đỏ, nhiều mã bluechip đóng cửa sát tham chiếu, một số cổ phiếu nhỏ bất ngờ được kéo tăng vọt. SMC có phiên tăng trần thứ hai liên tiếp, TCO, PSH, KSV, HSV… cũng được kéo tăng hết biên độ.
Như SMC, cổ phiếu của doanh nghiệp phân phối thép này đã tăng 4 phiên gần nhất, từ 6.700 đồng lên hơn 8.000 đồng, tương ứng biên độ tăng gần 20%. Kết quả này có phần đi ngược lại với bức tranh tài chính của SMC, khi doanh nghiệp thương mại ngành thép đang trong vòng xoáy thua lỗ. Tương tự, TCO cũng tăng 4/5 phiên gần nhất, với biên độ cộng thêm gần 15%.
Trước đó, những phiên giao dịch đầu tháng 12, một số mã nhóm mid-cap và penny cũng trở thành tâm điểm trong giai đoạn thị trường đi ngang. Mức độ sinh lời của nhiều mã nhóm này đạt trên 10% kể từ đầu tháng 12, đánh bại thị trường chung và hầu nhất các nhóm cổ phiếu trụ.
Tại sao dòng tiền dịch chuyển?
Có hai lý do chính, theo giới phân tích, khiến dòng tiền tìm đến những nhóm cổ phiếu vốn hóa thấp trong giai đoạn hiện nay, gồm cơ hội sinh lời tốt hơn và tránh ảnh hưởng từ đà bán ròng của khối ngoại.
Tâm điểm của thị trường trong tháng trước là giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài. Nhóm này có tháng bán ròng gần như xuyên suốt và chỉ có dấu hiệu quay lại mua ròng trong tuần cuối tháng khi tỷ giá trong nước hạ nhiệt. Giá trị bán ròng của khối ngoại tăng lên gần 12.000 tỷ đồng trong tháng 11, gồm 9.500 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh và 2.500 tỷ đồng qua kênh thỏa thuận. Theo đó, tỷ trọng giao dịch của nhóm này cũng tăng lên ngưỡng 13,92% vào cuối tháng 11, cao nhất kể từ tháng 4/2023.
Các nhóm cổ phiếu trụ cột, như bất động sản dân cư, ngân hàng, dịch vụ tài chính hay thực phẩm đồ uống đều chịu lực bán mạnh của nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, VHM bị bán ròng hơn 3.300 tỷ đồng, SSI và MSN cùng ghi nhận áp lực bán ra của khối ngoại trên 1.000 tỷ đồng.
“Thị trường và dòng tiền luôn đi tìm cơ hội đầu tư có khả năng sinh lời tốt. Và trong giai đoạn hiện tại thì nhóm vốn hóa lớn không phải lựa chọn hấp dẫn do đang bị khối ngoại bán ròng liên tục, diễn biến này ít nhiều cũng ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư” - ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Chứng khoán Yuanta bình luận.
Thay vào đó, theo chuyên gia này, nhóm cổ phiếu mid-cap và penny sẽ được chú ý bởi đứng ngoài “làn sóng” bán ròng. Nhà đầu tư nước ngoài hiện chủ yếu nắm giữ cổ phiếu các doanh nghiệp vốn hóa lớn, đầu ngành, ở những nhóm nhỏ tỷ lệ chỉ ở mức thấp hoặc không có sở hữu nước ngoài. Ngoài ra, do quy mô vốn hóa nhỏ, nhiều mã có tính chất sở hữu cô đặc, dư địa tăng trưởng sẽ tốt hơn.
Theo Công ty Chứng khoán Shinhan (Việt Nam), một trong những lý do khi tỷ giá tăng sẽ khiến cho khối ngoại có xu hướng bán ròng đó là chính là sự gia tăng rủi ro, làm giảm lợi nhuận kỳ vọng. Trước diễn biến này, các nhà đầu tư trong nước có xu hướng tìm kiếm các cơ hội đầu tư an toàn hơn, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài có thể tạm thời rút vốn để chờ đợi những tín hiệu tích cực hơn từ thị trường.
Theo đó, thay vì tập trung vào những cổ phiếu có thể được hưởng lợi từ tác động chính sách của vị Tổng thống Mỹ mới, nhà đầu tư có thể ưu tiên những lựa chọn an toàn hơn, tránh làn sóng bán ròng của khối ngoại.
Những lựa chọn cổ phiếu được nhóm phân tích từ Chứng khoán Shinhan khuyến nghị là những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính tại thị trường nội địa Việt Nam, ít các khoản vay nước ngoài, giao dịch trên thị trường UPCoM hay sàn HNX vì các cổ phiếu sẽ ít được quan tâm bởi các quỹ ETF thụ động, và có biến động cổ phiếu thấp (beta thấp).
Kinh doanh thua lỗ và giải pháp khắc phục của SMC
SMC sẽ tiếp tục tích cực thực hiện các giải pháp về kinh doanh và tái cấu trúc doanh nghiệp trong những tháng cuối năm 2024 để đem lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao nhất
Công ty CP Đầu tư Thương mại
SMC vừa có văn bản báo cáo về việc khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo và kiểm soát quý IV/2024.
Theo đó, cổ phiếu SMC bị HoSE đưa vào diện bị cảnh báo và kiểm soát từ ngày 10/04/2024 vì lý do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023 của SMC là số âm, và Lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ trên Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán trong 02 năm gần nhất (2022-2023) của SMC là số âm.
SMC cho biết, kết quả lợi nhuận sau thuế hợp nhất trong quý III/2024 không khả quan (âm hơn 82,4 tỷ đồng). Trong suốt 9 tháng đầu năm, Công ty tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện tình hình và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh việc thanh lý tài sản và các khoản đầu tư tài chính, bám sát diễn biến tình hình vĩ mô và ngành thép để có chiến lược kinh doanh phù hợp, tích cực và quyết liệt xử lý các khoản nợ đọng.
Tuy nhiên, lãnh đạo doanh nghiệp này cho rằng, thị trường thép trong và ngoài nước còn quá nhiều khó khăn, giá thép và nhu cầu tiêu thụ thép liên tục giảm mạnh, trong nước ngành bất động sản chưa thật sự ổn định nên ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
“SMC sẽ tiếp tục tích cực thực hiện các giải pháp về kinh doanh và tái cấu trúc doanh nghiệp trong những tháng cuối năm 2024 để đem lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao nhất có thể và khắc phục việc âm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”, lãnh đạo SMC nhấn mạnh.
SMC từng là một doanh nghiệp có tiếng và “ăn nên làm ra” trong ngành thép của Việt Nam. Tuy nhiên, khó khăn bắt đầu đeo bám doanh nghiệp này, khi thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng từ giữa năm 2022 đến nay. Hoạt động kinh doanh chững lại, cùng với khoản nợ xấu lên đến hơn 1.000 tỷ đồng từ các công ty xây dựng đã khiến SMC luôn “ngụp lặn” trong vòng xoáy thua lỗ, thậm chí, doanh nghiệp đã phải bán nhiều tài sản, nhưng kết quả kinh doanh vẫn không được cải thiện.
Kết thúc quý III vừa qua, SMC mang về 2.277 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế tiếp tục lỗ 82 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, SMC ghi nhận doanh thu thuần giảm 36% so với cùng kỳ, xuống còn hơn 6.748 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế ghi nhận lãi gần 7 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với con số lỗ hơn 580 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Trên thị trường, cổ phiếu SMC giao dịch quanh mức giá 6.840 đồng/cp, giảm gần 68% so với hồi đầu tháng 7 vừa qua.
Bức tranh kinh doanh ảm đạm của SMC được doanh nghiệp lý giải nguyên nhân là do thị trường thép trong và ngoài nước còn quá nhiều khó khăn, giá thép và nhu cầu tiêu thụ thép liên tục giảm mạnh,… Tuy nhiên, trên thực tế, nhu cầu thép ở cả thị trường trong và ngoài nước lại đang có sự hồi phục tích cực.
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tổng tiêu thụ thép các loại trong 9 tháng đầu năm 2024 tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng sản lượng thép xây dựng được tiêu thụ trong 9 tháng đầu năm cũng tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, tiêu thụ nội địa đạt trên 7,1 triệu tấn, tăng 11,1% so với cùng kỳ.
Chứng khoán Shinhan Việt Nam đánh giá, sản lượng thép nội địa có sự cải thiện nhờ nhu cầu hồi phục. Tình hình thép hồi phục trở lại nhờ xuất khẩu tăng trưởng và nhu cầu hồi phục của thị trường trong nước. Ngành thép nói riêng và ngành bất động sản nói chung đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trên đà hồi phục.
Shinhan Việt Nam kỳ vọng, sản xuất thép trong nước sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ sự cải thiện của nền kinh tế cùng với sự trở lại của thị trường bất động sản. Bộ ba Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Đất đai có hiệu lực sớm, cùng với sự đẩy mạnh đầu tư công sẽ là động lực thúc đẩy nhu cầu thép tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 2025-2026.
Tương tự, Chứng khoán SSI cho biết, gói kích thích kinh tế của Trung Quốc có thể hỗ trợ giá thép nhưng cần thêm những biện pháp cụ thể hơn. Theo SSI, giá thép đã phục hồi hơn 10% kể từ khi Chính phủ Trung Quốc công bố các chính sách tiền tệ và tài khóa để hỗ trợ thị trường bất động sản.
Ngoài ra, sản lượng thép Trung Quốc giảm trong hơn 4 tháng gần đây, từ 92,9 triệu tấn trong tháng 5/2024 xuống 77,1 triệu tấn trong tháng 9/2024 đã giúp ổn định giá thép. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ cần những biện pháp mạnh mẽ hơn (đặc biệt về những biện pháp tài khóa) để có thể đảo ngược xu hướng giảm của thị trường bất động sản và tác động đáng kể đến nhu cầu thép.
Trong khi đó, theo báo cáo gần đây của Tổ chức Thép Thế giới, nhu cầu thép tại Trung Quốc dự kiến sẽ giảm 3% trong năm 2024 và giảm thêm 1% trong năm 2025. Tuy nhiên, tổ chức này vẫn lưu ý khả năng kết quả tích cực hơn dự báo nếu có những chính sách can thiệp mạnh mẽ hơn từ Chính phủ Trung Quốc.
Theo CBRE, số lượng mở bán bất động sản nhà ở (bao gồm cả căn hộ và nhà đất) tại Hà Nội và TP.HCM được kỳ vọng sẽ tăng gấp đôi trong năm 2024, và dự kiến sẽ tăng trung bình 8% trong giai đoạn 2025-2026. Do hầu hết các hoạt động xây dựng thường được triển khai sau 1 năm ra mắt dự án. Do đó, đơn vị này kỳ vọng, nhu cầu thép xây dựng sẽ cải thiện đáng kể trong năm tới.
Trong công bố thông tin ngày 11/11, SMC thừa nhận kết quả lợi nhuận quý 3/2024 không khả quan, mặc dù Công ty đã thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện tình hình.
Đại hội cổ đông thường niên của SMC tổ chức vào tháng 4/2024 tại nhà máy Phú Mỹ, Khu Công nghiệp Phú Mỹ 2, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: SMC
“Thị trường thép trong và ngoài nước còn quá nhiều khó khăn, giá thép và nhu cầu tiêu thụ thép liên tục giảm mạnh, trong nước ngành bất động sản chưa thật sự ổn định nên ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh” - SMC cho biết trong văn bản gửi UBCK Nhà nước và Sở GDCK TPHCM (HOSE).
Hãng thương mại thép này thậm chí đã đẩy mạnh thanh lý tài sản và các khoản đầu tư tài chính, cùng với đó là tập trung xử lý các khoản nợ đọng. Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa thực sự chuyển biến.
Trong quý đầu năm, SMC có lãi đáng kể, chủ yếu nhờ việc bán khoản đầu tư tại CTCP Thép Nam Kim . Nhưng những khoản lỗ trong 2 quý gần nhất đã khiến lợi nhuận sau thuế phân phối của Công ty âm trở lại.
Cổ phiếu SMC vốn đã bị HOSE đưa vào diện cảnh báo và kiểm soát từ ngày 10/04 năm nay, do vòng xoáy thua lỗ 2 năm liên tiếp và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023 cũng là số âm.
Số âmLợi nhuận sau thuế chưa phân phối của SMC (BCTC hợp nhất) bị bào mòn trong hơn 2 năm quaĐvt: Tỷ đồngNguồn: VietstockFinance
Thừa Vân
FILI
Trùm thương mại thép SMC trong vòng xoáy thua lỗ, nói ngành thép quá nhiều khó khăn
Trong công bố thông tin ngày 11/11, SMC thừa nhận kết quả lợi nhuận quý 3/2024 không khả quan, mặc dù Công ty đã thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện tình hình.
Đại hội cổ đông thường niên của SMC tổ chức vào tháng 4/2024 tại nhà máy Phú Mỹ, Khu Công nghiệp Phú Mỹ 2, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: SMC
“Thị trường thép trong và ngoài nước còn quá nhiều khó khăn, giá thép và nhu cầu tiêu thụ thép liên tục giảm mạnh, trong nước ngành
Hãng thương mại thép này thậm chí đã đẩy mạnh thanh lý tài sản và các khoản đầu tư tài chính, cùng với đó là tập trung xử lý các khoản nợ đọng. Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa thực sự chuyển biến.
Trong quý đầu năm, SMC có lãi đáng kể, chủ yếu nhờ việc bán khoản đầu tư tại CTCP Thép Nam Kim (HOSE: NKG). Nhưng những khoản lỗ trong 2 quý gần nhất đã khiến lợi nhuận sau thuế phân phối của Công ty âm trở lại.
Số âm
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của SMC (BCTC hợp nhất) bị bào mòn trong hơn 2 năm qua
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
البطاقة البيضاء
API البيانات
المكونات الإضافية للويب
صانع ملصقات مجاني قابل للتخصيص
برنامج التابعة لها
يمكن أن تكون مخاطر الخسارة كبيرة عند تداول الأصول المالية مثل الأسهم أو العملات الأجنبية أو السلع أو العقود الآجلة أو السندات أو صناديق الاستثمار المتداولة أو العملات المشفرة. قد تتعرض لخسارة كامل الأموال التي تودعها لدى شركة الوساطة. لذلك، يجب أن تفكر مليًا فيما إذا كانت هذه التجارة مناسبة لك في ضوء ظروفك ومواردك المالية.
لا ينبغي الاقدام على الاستثمار دون إجراء التدقيق و الأبحاث اللاّزمة أو التشاور مع مستشاريك الماليين. قد لا يناسبك محتوى موقعنا ، لأننا لا نعرف حالتك المالية واحتياجاتك الاستثمارية. من المحتمل أن معلوماتنا المالية قد يكون لها زمن انتقال أو تحتوي على معلومات غير دقيقة، لذلك يجب أن تكون مسؤولاً بالكامل عن أي من معاملاتك وقراراتك الاستثمارية. لن تكون الشركة مسؤولة عن خسارة أي من أموالك.
بدون الحصول على إذن من موقع الويب، لا يُسمح لك بنسخ رسومات الموقع أو النصوص أو العلامات التجارية. حقوق الملكية الفكرية في المحتوى أو البيانات المدرجة في هذا الموقع مملوكة لمزوديها و بورصات التداول.