أسعار السوق
أخبار
تحليل التداول
مستخدم
24/7
التقويم الاقتصادي
تعليم
البيانات
- الاسم
- أحدث قيمة
- السابق
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
ا:--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
--
ا: --
ا: --
لا توجد البينات المعلقة
أحدث المشاهدات
أحدث المشاهدات
الموضوعات الشائعة
لتعلم ديناميكيات السوق بسرعة ومتابعة تركيزات السوق في 15 دقيقة.
في عالم البشر، لن يكون هناك قول بلا موقف، ولا قول بلا غرض.
ويشكل التضخم وأسعار الصرف والاقتصاد القرارات السياسية التي تتخذها البنوك المركزية؛ تؤثر مواقف وكلمات مسؤولي البنك المركزي أيضًا على تصرفات المتداولين في السوق.
المال يجعل العالم يدور، والعملة هي سلعة دائمة. سوق الفوركس مليء بالمفاجآت والتوقعات.
المؤلفون الشائعون
استمتع بالأنشطة المثيرة، هنا في FastBull.
لديّ 5 سنوات من الخبرة في التحليل المالي ، لا سيما في جوانب التطورات الكلية وحكم الاتجاهات على المدى المتوسط والطويل. ينصب تركيزي بشكل يومي على التطورات في الشرق الأوسط والأسواق الناشئة والفحم والقمح والمنتجات الزراعية الأخرى.
آخر الأخبار العاجلة والأحداث المالية العالمية.
عملت كمحلل في شركة وساطة فوركس مشهورة واشتركت في الصناعة المالية لمدة 10 سنوات ، بما في ذلك العملات الأجنبية والعقود الآجلة والأسهم. أنا جيد بشكل خاص في تحليل السوق وتفسيره باستخدام البيانات الأساسية.
أحدث
مؤشر راسل
يمتد مؤشر راسل عبر 63 دولة وحوالي 10,000 سهم، ويغطي 98% من السوق القابل للاستثمار. يعتمد بشكل أساسي على الولايات المتحدة، ومرجح بالقيمة السوقية، ويوفر تصنيفات متنوعة مثل القيمة والنمو والمؤشرات الدفاعية، مما يوفر للمستثمرين خيارات متنوعة.
تحذير المخاطر بشأن تداول الأسهم في هونج كونج
على الرغم من الإطار القانوني والتنظيمي القوي في هونغ كونغ، لا يزال سوق الأوراق المالية يواجه مخاطر وتحديات فريدة، مثل تقلبات العملة بسبب ربط الدولار هونغ كونغ بالدولار الأمريكي وتأثير التغيرات السياسية والظروف الاقتصادية في الصين القارية على أسهم هونغ كونغ.
رسوم تداول الأسهم في هونج كونج والضرائب
تشمل تكاليف التداول في سوق الأوراق المالية في هونغ كونغ رسوم المعاملات ورسوم الدمغة ورسوم التسوية ورسوم تحويل العملات للمستثمرين الأجانب. بالإضافة إلى ذلك، قد تنطبق الضرائب بناءً على اللوائح المحلية.
صناعة السلع الاستهلاكية غير الأساسية في هونج كونج
يشمل سوق الأوراق المالية في هونغ كونغ قطاعات استهلاك غير ضرورية مثل السيارات والتعليم والسياحة والمطاعم والملابس. من بين 643 شركة مدرجة، 35% منها شركات صينية في البر الرئيسي، وتشكل 65% من إجمالي القيمة السوقية. وبالتالي، فهي تتأثر بشكل كبير بالاقتصاد الصيني.
هونغ كونغ، الصين
فيتنام هوشي منه
دبي
نيجيريا لاغوس
القاهرة، مصر
البطاقة البيضاء
API البيانات
المكونات الإضافية للويب
برنامج التابعة لها
عرض جميع نتائج البحث
لا توجد بيانات
لم تسجّل الدخول
سجل الدخول لعرض المزيد من الميزات
عضوية FastBull
ليس بعد
شراء
تسجيل الدخول
الاشتراك
هونغ كونغ، الصين
فيتنام هوشي منه
دبي
نيجيريا لاغوس
القاهرة، مصر
البطاقة البيضاء
API البيانات
المكونات الإضافية للويب
برنامج التابعة لها
Dệt may Phong Phú (PPH) vượt mục tiêu lãi, lọp top 5 đơn vị sinh lời tốt nhất Vinatex
Dệt may Phong Phú đã hoàn thành 107% mục tiêu lợi nhuận cả năm nay.
Dệt may Phong Phú (mã cổ phiếu PPH) ước tính doanh thu cả năm nay đạt 2.550 tỷ đồng, chạm mức cao nhất 5 năm trở lại đây, và lợi nhuận trước thuế ước đạt 352 tỷ đồng.
Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú (Dệt may Phong Phú, mã cổ phiếu PPH - sàn UPCoM) vừa cho biết, ước tính doanh thu năm 2024 đạt 2.550 tỷ đồng và lãi trước thuế ước đạt 352 tỷ đồng, lần lượt tăng 21% và 10% so với năm 2023. Đây cũng là mức doanh thu cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây của Dệt may Phong Phú.
Năm 2024, Dệt may Phong Phú đặt mục tiêu doanh thu đạt 2.600 tỷ đồng và lãi trước thuế đạt 330 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả kinh doanh ước tính như trên, tổng công ty này có thể hoàn thành được 98% chỉ tiêu doanh thu và 107% chỉ tiêu lãi cả năm nay.
Về định hướng trong năm 2025, bà Trương Thị Ngọc Phương - Giám đốc điều hành Dệt may Phong Phú cho biết, tổng công ty sẽ đẩy mạnh tự động hóa, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và tối ưu hóa chi phí. Qua đó, tổng công ty kỳ vọng sẽ hoàn thành kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu năm 2025 đạt 2.600 tỷ đồng và lãi trước thuế đạt 355 tỷ đồng, tương đương so với với kế hoạch năm 2024.
Dệt may Phong Phú được thành lập từ năm 1964 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1966, tiền thân là Khu Kỹ nghệ Sicovina - Phong Phú, trực thuộc Công ty Kỹ nghệ Bông vải Việt Nam. Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, mã cổ phiếu VGT) hiện sở hữu hơn 50% vốn điều lệ tại tổng công ty này.
Theo đánh giá của ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Vinatex, Dệt may Phong Phú là một trong những đơn vị trực thuộc dẫn đầu về giá trị lợi nhuận trong 5 năm liên tiếp.
Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu PPH của Dệt may Phong Phú từ đầu năm 2024 đến nay.
Hiện một số tổ chức tài chính dự báo hoạt động kinh doanh của Dệt may Phong Phú có thể tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh ngành Dệt may Việt Nam đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại trong thời gian tới.
Dữ liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho thấy, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may năm 2024 ước đạt 44 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2023. Trong đó, động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ làn sóng chuyển dịch đơn hàng từ các quốc gia như Trung Quốc, Myanmar, Bangladesh...
Đồng thời, việc các doanh nghiệp dệt may Việt nam chủ động tiếp cận sang các thị trường mới nổi như Trung Đông hay châu Phi cũng chính là yếu tố quan trọng đã thúc đẩy tăng trưởng ngành Dệt may toàn quốc trong năm 2024.
Năm 2025, ngành Dệt may Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2024.
Ngành dệt may tăng trưởng nhưng chưa đồng đều
Bức tranh lợi nhuận quý 2 của nhóm doanh nghiệp dệt may dù thể hiện sự phục hồi, tăng trưởng nhưng chưa đồng đều. Phần lớn sự khởi sắc tập trung ở doanh nghiệp đầu ngành, trong khi doanh nghiệp quy mô nhỏ vẫn rất khó khăn.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu dệt may trong tháng 7/2024 đạt gần 4.3 tỷ USD, tăng hơn 12% so với cùng kỳ. Đây là tháng đầu tiên trong năm 2024 kim ngạch xuất khẩu dệt may vượt mốc 4 tỷ USD và cũng là tháng có kim ngạch cao nhất từ tháng 8/2022. Tính chung 7 tháng, xuất khẩu toàn ngành dệt may tăng gần 6% so với cùng kỳ, với trị giá 23.9 tỷ USD.
Bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may cũng có những điểm sáng, song sự hồi phục chưa đồng đều. Dữ liệu của VietstockFinance cho thấy, trong 32 doanh nghiệp dệt may trên hai sàn công bố kết quả quý 2/2024, có 13 doanh nghiệp tăng lãi, 8 doanh nghiệp giảm lãi, 5 doanh nghiệp có lãi trở lại, 4 doanh nghiệp tiếp tục lỗ và 2 doanh nghiệp chuyển từ lãi sang lỗ.
Tổng doanh thu và lãi ròng của các doanh nghiệp đạt hơn 20,352 tỷ đồng và hơn 652 tỷ đồng, lần lượt tăng 5% và 89% so với cùng kỳ, chủ yếu dựa trên nền thấp năm 2023. Biên lãi gộp cải thiện từ mức 10% cùng kỳ lên hơn 13%.
Bức tranh đa sắc, không chỉ có màu hồng
Có 11/32 doanh nghiệp dệt may đạt lợi nhuận ròng tăng trưởng trong quý 2 với các mức tăng đều trên 50% so cùng kỳ. Dệt may Thành Công (TCM) tăng trưởng lợi nhuận gần 38 lần cùng kỳ, đạt hơn 71 tỷ đồng. Tuy nhiên nếu loại trừ quý 3/2021 (do lỗ) thì quý 2/2023 là kỳ lợi nhuận thấp nhất trong hơn 1 năm qua, nên TCM mới có sự tăng trưởng cao trong kỳ này. Công ty cho biết đã nâng năng suất, hiệu suất, giảm lãng phí, tối ưu doanh thu và lợi nhuận.
Tương tự, so với nền thấp, tăng trưởng lợi nhuận ba con số còn có CTCP Mirae (KMR) gấp 12.5 lần đạt 3.4 tỷ đồng; Tổng Công ty Việt Thắng (TVT) gấp 3.6 lần đạt 2 tỷ đồng hay như Tập Đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa (AAT); CTCP X20; Dệt may Hòa Thọ (HTG) và May Nhà Bè (MNB) đều gấp đôi cùng kỳ.
Quán quân lợi nhuận trong quý 2/2024 thuộc về May Việt Tiến (VGG), đạt hơn 100 tỷ đồng, tăng 73%. Công ty cho biết do doanh thu tăng gần 37% lên gần 3.1 ngàn tỷ đồng và phần lãi trong công ty liên doanh, liên kết tăng gần 11 tỷ đồng làm lợi nhuận tăng.
Quán quân doanh thu quý 2 gọi tên "ông lớn" Vinatex (VGT) thu về hơn 4.1 ngàn tỷ đồng, tăng 6%. Tính chung 6 tháng, doanh thu đạt gần 8.1 ngàn tỷ đồng, chiếm hơn 21% tổng doanh thu cả nhóm.
Thành quả của Dệt may TNG là doanh thu kỷ lục tính theo quý, đạt gần 2.2 ngàn tỷ đồng, tăng 9% cùng kỳ. Công ty cho biết do khai thác các dòng hàng khó, phức tạp. Kết quả, lãi ròng đạt hơn 86 tỷ đồng, mức cao nhất gần 2 năm và tăng 57% so với cùng kỳ.
May Sông Hồng (MSH) có doanh thu hơn 1.3 ngàn tỷ đồng, thấp hơn 14% so với quý 2/2023, chủ yếu do một số đơn hàng đã sản xuất nhưng kế hoạch xuất hàng vào đầu tháng 7. Tuy nhiên, lợi nhuận hoạt động tài chính tăng cao giúp lãi ròng cải thiện 7% lên gần 92 tỷ đồng.
Ở nhóm doanh nghiệp xơ sợi, công ty con Vinatex - Dệt Phong Phú (PPH) là điểm sáng về tăng trưởng doanh thu, đạt hơn 551 tỷ đồng, tăng 46%, mức tăng trưởng cao nhất toàn ngành. Tuy nhiên, tăng trưởng tổng chi phí nhanh hơn khiến lãi ròng giảm nhẹ 2% về dưới 84 tỷ đồng.
Damsan (ADS) có kỳ kinh doanh không thuận lợi, ghi nhận 391.5 tỷ đồng doanh thu, giảm 42% so với cùng kỳ. Lãi ròng vỏn vẹn 6.4 tỷ đồng, lao dốc 74%. Nguyên nhân do giá bông sợi giảm 30% nên Công ty chỉ thực hiện sản xuất 80% công suất.
Sợi Thế Kỷ (STK) gây bất ngờ khi báo lỗ kỷ lục 55.5 tỷ đồng trong quý 2, kém xa khoản lãi hơn 37 tỷ đồng cùng kỳ 2023. Nguyên nhân do doanh số bán hàng thấp và phát sinh chi phí ngưng máy vào giá vốn hàng bán vì trong kỳ, Công ty ngưng nhiều máy nhằm hạn chế gia tăng thêm thành phẩm tồn kho khi nhu cầu thị trường yếu.
Những doanh nghiệp kinh doanh không có lãi trong quý 2 còn có Dệt may Hà Nội (HSM) lỗ thêm gần 47 tỷ đồng; Dệt may Nam Định (NDT) lỗ hơn 19 tỷ đồng; FORTEX (FTM) và Everpia (EVE) đồng thời lỗ 9 tỷ đồng. Riêng Garmex (GMC) giảm lỗ từ 12.5 tỷ đồng về dưới 500 triệu đồng, hỗ trợ từ khoản thu nhập thanh lý tài sản không sử dụng.
Chỉ 1 doanh nghiệp “về đích” sớm kế hoạch lợi nhuận
Năm 2024, các doanh nghiệp dệt may đặt kỳ vọng tươi sáng với kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đa phần đều tăng dựa trên bối cảnh xuất khẩu trở lại đà tăng trưởng trong những tháng đầu năm, trái ngược với tình cảnh ảm đạm năm 2023.
Sau 6 tháng, chỉ có Dệt - May Nha Trang (NTT) công bố vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm tới 135%. Trong khi có 12 doanh nghiệp dệt may đã thực hiện hơn nửa mục tiêu lợi nhuận 2024, có 3 đơn vị đã đi được 4/5 chặng về đích gồm VGG, May Hữu Nghị (HNI) và Sợi Phú Bài (SPB).
Chưa có doanh nghiệp dệt may nào đạt kế hoạch doanh thu 2024. Dẫn đầu “đường đua” về đích hiện có MNB, NTT và HNI đã thực hiện được từ 62-68% kế hoạch doanh thu năm.
Cơ hội dịch chuyển đơn hàng
Đánh giá về bức tranh của ngành dệt may trong 6 tháng đầu năm, ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT TCM cho rằng, tăng trưởng của xuất khẩu dệt may một phần bởi mức nền 2023 thấp. "Năm ngoái là đáy và đang hồi phục dần, nhưng chưa bằng năm 2022 nên chưa thể vội mừng với ngành dệt may", ông Tùng cho biết.
Trong một chia sẻ gần đây, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng, mặc dù ngành dệt may Việt Nam có nhiều khởi sắc nhưng mức tăng trưởng do chuyển dịch đơn hàng từ các nước khác sang thị trường Việt Nam, chứ bản chất thật là tiêu dùng toàn cầu chưa tăng.
Cũng theo ông Giang, các doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết tháng 11/2024, các doanh nghiệp sản xuất trong nước kỳ vọng tăng trưởng mạnh hơn về cuối năm với mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD trong năm 2024.
Mặt khác, giới phân tích đánh giá nhóm doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể được hưởng lợi từ việc Bangladesh, thủ phủ may mặc thế giới, gặp khó do tình trạng bất ổn ở nước này vẫn tiếp diễn.
Theo trung tâm phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research), nhiều nhà máy tại Bangladesh đóng cửa nên khách hàng sẽ cân nhắc chuyển các đơn đặt hàng sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Cùng quan điểm, bộ phận phân tích Chứng khoán Agribank (Agriseco Research) nhận định doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc ở Việt Nam có thể đón nhận những đơn hàng dịch chuyển từ Bangladesh. Hiện tại cũng là cao điểm mùa xuất khẩu đối với các mặt hàng may mặc nhằm phục vụ mùa lễ hội cuối năm.
Về dài hạn, các doanh nghiệp FDI chắc chắn sẽ suy nghĩ đến việc tìm một quốc gia thay thế Bangladesh trong chuỗi cung ứng ngành dệt may bởi tình trạng bất ổn và những rủi ro gián đoạn tiềm ẩn. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều lợi thế như nguồn nhân công giá rẻ, có tay nghề cao, các chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp FDI, cơ sở hạ tầng cũng đang ngày càng hoàn thiện.
Trước những thông tin khá tích cực, nhiều cổ phiếu của các doanh nghiệp dệt may "tranh thủ" bứt tốc, thậm chí vượt đỉnh lịch sử như giá cổ phiếu CTCP May mặc Bình Dương (BDG) vào phiên 12/08 tại mức 37,500 đồng/cp, tăng hơn 20% từ đầu tháng 7.
Tương tự, giá cổ phiếu TNG đang trong đà đi lên và tiến gần về vùng đỉnh lịch sử 29,500 đồng/cp lập cuối tháng 4/2022. Một số cổ phiếu dệt may cũng ghi nhận đà tăng tốt như HTG; M10; VGT; TCM...
Diễn biến một số cổ phiếu dệt may từ đầu năm 2024 đến nay
Nguồn: VietstockFinance
Một cổ phiếu có mức chia cổ tức 40-50%/năm
Từ năm 2019-nay DN luôn duy trì mức trả cổ tức đều đặn từ 40-50%. So với thị giá hiện tại 45k/cp thì tỷ suất cổ tức là hơn 10%/năm, gấp đôi LS tiết kiệm.
CP đã break nền tảng lớn xây từ 2019 đến nay tức là hơn 5 năm và dòng tiền vào rất mạnh
Chi tiết xem tại:
https://www.tiktok.com/@giangphamofficial/video/7377324972735335701?is_from_webapp=1&sender_device=pc&web_id=7360350817205241351
Khó khăn đến từ nhu cầu suy yếu đã ảnh hưởng tiêu cực lên kết quả kinh doanh năm 2023 của các doanh nghiệp dệt may. Năm 2024, ngành dệt may có cái nhìn thận trọng với kỳ vọng thoát được “đáy” khó khăn.
Ảnh minh họa
“2023 là năm khó khăn nhất trong suốt hơn 30 năm xuất khẩu của ngành dệt may, nếu không tính năm 2020 thế giới đóng cửa vì dịch bệnh” - lời của ông Lê Tiến Trường - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).
Đây cũng là năm đầu tiên xuất khẩu dệt may Việt Nam giảm tới 11%, chỉ đạt 40 tỷ USD và cách xa mục tiêu ban đầu đặt ra 47-48 tỷ USD. Diễn biến thực tế thị trường theo kịch bản xấu nhất, ảnh hưởng lớn tới sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may.
Theo dữ liệu của VietstockFinance, trong 29 doanh nghiệp dệt may trên sàn (HOSE, HNX, UPCoM) công bố kết quả kinh doanh năm 2023, có 22 doanh nghiệp giảm lãi, 5 doanh nghiệp báo lỗ và chỉ 2 doanh nghiệp tăng lãi. Tổng doanh thu và lãi ròng đạt lần lượt gần 72,500 tỷ đồng (giảm 13% so với cùng kỳ) và hơn 1,800 tỷ đồng (giảm 54%).
Riêng quý 4/2023, tổng doanh thu của các doanh nghiệp này khoảng 18,700 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước; trong khi đó lãi ròng lại tăng 2%, lên 590 tỷ đồng, chủ yếu do đơn hàng dần tăng trở lại nhờ nhu cầu may mặc dịp lễ, Tết.
“Oằn mình” vượt khó
Xét về con số tuyệt đối, có 17 doanh nghiệp dệt may đạt doanh thu trên ngàn tỷ đồng trong năm 2023. Cụ thể, Vinatex đạt mức doanh thu cao nhất nhóm với gần 16.5 ngàn tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ; nhưng lãi ròng giảm mạnh 89%, xuống 62 tỷ đồng. Đây là con số lợi nhuận thấp nhất trong 15 năm qua của Vinatex, kể từ 2009.
May Việt Tiến là doanh nghiệp hiếm hoi trong ngành ghi nhận sự tăng trưởng về cả doanh thu và lợi nhuận. Theo đó, doanh thu của VGG tăng 2%, lên hơn 8.6 ngàn tỷ đồng, nhờ giảm khoản hàng bán trả lại và lãi ròng tăng 5%, đạt 182 tỷ đồng - mức cao nhất trong 4 năm qua của VGG, kể từ năm 2020.
Nhờ duy trì đơn hàng với tệp khách hàng ổn định trong năm 2023, CTCP Đầu tư và Thương mại TNG lập doanh thu cao kỷ lục gần 7.1 ngàn tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ; nhưng lãi ròng giảm 23%, về 226 tỷ đồng, do chi phí tài chính tăng cao.
Đối với doanh nghiệp xơ sợi - thuộc phân khúc thượng nguồn trong chuỗi giá trị ngành dệt may - có Damsan ghi nhận tăng trưởng tích cực trong quý 4/2023. Tính chung cả năm, lãi ròng của ADS đạt 62 tỷ đồng, giảm 8%, do phải gia tăng chi phí cho việc nâng cấp máy móc.
Tổng CTCP Phong Phú cũng lấy lại đà tăng trưởng trong quý 4/2023, ghi nhận doanh thu cả năm 1,750 tỷ đồng (đi ngang so với cùng kỳ) và lãi ròng 331 tỷ đồng (giảm 30%).
Chuỗi ngày thê thảm
Cùng khó khăn chung của ngành, hoạt động kinh doanh của CTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex, HOSE: GIL) càng thêm khó khi xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán với “gã khổng lồ” Amazon.
Nhờ lãi quý 4 đột biến, Công ty thoát được một năm thua lỗ một cách ngoạn mục, với lãi ròng cả năm đạt 28 tỷ đồng, song giảm mạnh 92% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất của GIL trong 17 năm qua, kể từ năm 2007.
Lợi nhuận ròng của GIL từ năm 2007-2023
Đối tác chính của GIL là Garmex Sài Gòn cũng chịu tác động dây chuyền, thua lỗ suốt 2 năm (2022 - 2023) lần lượt 85 tỷ đồng và 52 tỷ đồng.
Tuy nhiên, gây thất vọng nhất trong nhóm phải là CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân , lỗ 222 tỷ đồng trong năm 2023, nối dài chuỗi thua lỗ 5 năm liên tiếp kể từ năm 2019 và đến nay lỗ lũy kế đã lên gần 900 tỷ đồng, kéo theo việc âm vốn chủ sở hữu đến 385 tỷ đồng.
Lợi nhuận ròng của FTM từ năm 2018-2023
Do trích lập dự phòng phải thu khó đòi gấp hơn 8 lần hồi đầu năm, lên 64 tỷ đồng, Tổng CTCP Dệt may Hà Nội bất ngờ lỗ kỷ lục 117 tỷ đồng trong năm 2023, thổi bay toàn bộ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tích lũy của Công ty. Tính đến ngày 31/12/2023, HSM lỗ lũy kế gần 98 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch
Dự báo trước được những khó khăn, hầu hết doanh nghiệp dệt may đều lên kế hoạch đầy thận trọng cho năm 2023. Không ít cái tên đặt mức tăng trưởng đi lùi tới 2 con số.
Tuy nhiên khép lại năm 2023, chỉ có 9/29 doanh nghiệp dệt may công bố vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm. Những tên tuổi lớn góp mặt trong danh sách gồm SGI, VGG, M10, HDM, HTG… 4 doanh nghiệp chưa thực hiện được một nửa mục tiêu lợi nhuận 2023 là GIL, AAT, EVE và STK.
Kết quả thực hiện kế hoạch 2023 của các doanh nghiệp dệt mayNguồn: VietstockFinance
Cuối năm, việc làm có khởi sắc?
Năm 2023, lao động dệt may chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi làn sóng cắt giảm. Tại Garmex còn vỏn vẹn 35 người, tức giảm 1,947 lao động so với đầu năm. Tính chung 2 năm gần nhất, Garmex giảm tổng cộng 3,775 người.
Không chỉ riêng trên sàn chứng khoán, Công ty TNHH Hansae Việt Nam - doanh nghiệp chuyên gia công đồ may mặc thể thao xuất khẩu tại khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, TP.HCM cũng cắt giảm lao động từ gần 11,000 xuống còn khoảng 2,500 công nhân.
Đứng ngoài “làn sóng” sa thải, Vinatex buộc phải hy sinh lợi nhuận, cổ tức để giữ chân 62,000 lao động và đảm bảo lương không giảm quá sâu. Còn TNG duy trì việc làm và thu nhập ổn định ở mức 9.4 triệu đồng/người/tháng cho 18,000 lao động.
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng cho năm 2024, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không phải cắt giảm lao động nữa. Vào ngày 14/12/2023, Liên đoàn Lao động TP.HCM cho biết, hiện có hơn 80 doanh nghiệp trên địa bàn muốn tuyển dụng lao động, trong đó lĩnh vực dệt may, da giày có nhu cầu tuyển dụng lớn với hơn 20,000 lao động.
May Việt Tiến có nhu cầu tuyển hơn 1,000 vị trí làm việc tại TP.HCM gồm công nhân may, quản lý chuyền may, nhân viên may mẫu… với thu nhập từ 10-30 triệu đồng/tháng.
Kỳ vọng hồi phục trong nửa cuối năm 2024
Dự báo về xuất khẩu dệt may năm 2024, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đưa ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu toàn ngành khả quan, đạt 44 tỷ USD, tăng 9.2% so với năm 2023.
Trên thực tế, tình hình xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam tháng 1/2024 cũng khá tích cực, với kim ngạch xuất khẩu tăng 28.6% so với cùng kỳ. Các chỉ số sản xuất của ngành cũng đều tăng cao, đặc biệt là sản xuất vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 57%.
Phát biểu tại cuộc họp tổng kết năm 2023, Tổng Giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu nói: tín hiệu tại một số thị trường lớn, như Mỹ, đã "ấm" trở lại. Tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu, lợi nhuận tăng 10% so với năm 2023; song đây cũng là mục tiêu khó, vì về dài hạn, "chưa thể dự báo thị trường sẽ ra sao trước những xung đột địa - chính trị".
Theo ông Hiếu, ngành may dự báo từ quý 3/2024 mới có tiến triển tốt. Ngành sợi qua quý 4/2024 mới có thể phục hồi.
Trong khi đó, đánh giá của nhiều tổ chức tài chính cho thấy, triển vọng đơn hàng trong năm 2024 của ngành dệt may Việt Nam sẽ ở mức tích cực hơn, nhưng các khó khăn vẫn còn.
Báo cáo của SSI Research lưu ý, căng thẳng ở Biển Đỏ có thể gây hiệu ứng gợn sóng đến hoạt động kinh doanh quý 1/2024 của các doanh nghiệp xuất khẩu. Năm 2024, kỳ vọng biên lãi gộp của các công ty dệt may sẽ dần cải thiện lên mức 14-15%, do nhu cầu phục hồi chậm xuyên suốt cả năm.
Thế Mạnh
FILI
Cục thuế tỉnh Khánh Hòa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với CTCP Dệt - May Nha Trang . Theo đó, tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp của NTT tới hơn 2.7 tỷ đồng.
Cụ thể, NTT đã có hành vi kê khai sai thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2018 dẫn đến thiếu số thuế GTGT và thuế TNDN phải nộp, nhưng Công ty đã ghi chép kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ.
Do đó, Dệt - May Nha Trang bị phạt hành chính số tiền gần 315 triệu đồng, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả gồm buộc phải nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách Nhà nước gần 1.6 tỷ đồng và khoản chậm nộp thuế gần 818 triệu đồng.
Như vậy, tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp hơn 2.7 tỷ đồng. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 26/12/2023.
Điểm qua kết quả kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, NTT ghi nhận doanh thu thuần 619 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ; nhưng lỗ ròng đến 21 tỷ đồng (cùng kỳ lãi hơn 4 tỷ đồng).
Hệ quả, lỗ lũy kế của Công ty tại ngày 30/09/2023 hơn 107 tỷ đồng, chủ yếu do chuỗi thua lỗ 3 năm liên tiếp từ 2018-2020.
Đáng chú ý, nợ phải trả của NTT phình to tới hơn 905 tỷ đồng, tăng 129 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm đến 553 tỷ đồng.
Lợi nhuận ròng của NTT từ năm 2009 đến nay
Dệt - May Nha Trang (NTT) được thành lập từ tháng 4/1979 với tên gọi ban đầu là Nhà Máy Sợi Nha Trang. Công ty hoạt động theo mô hình CTCP từ tháng 10/2006 với ngành nghề chính là may trang phục.
Vốn điều lệ của Công ty hiện là 235 tỷ đồng, trong đó CTCP Vinatex Quốc tế là cổ đông lớn nhất nắm giữ 40.4% vốn; tiếp theo là Tổng CTCP Phong Phú nắm 23.9% và CTCP Quốc tế Phong Phú nắm 19.3%.
Các tổ chức trên đều có liên quan đến ông Đặng Vũ Hùng - Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật của NTT. Hiện, ông Hùng đang giữ chức Chủ tịch HĐQT tại Vinatex Quốc tế và Quốc tế Phong Phú.
Ông Đặng Vũ Hùng - Chủ tịch HĐQT NTT
Ngoài ra, ông Hùng còn đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các doanh nghiệp dệt may lớn như Thành viên HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam ; Phó Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty May 10 - CTCP (UPCoM: M10); Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Tổng Công ty Dệt may Miền Bắc.
Thế Mạnh
FILI
Tổng CTCP Phong Phú thông báo chốt quyền tạm ứng cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền mặt. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/12/2023.
Với tỷ lệ thực hiện 10% (mỗi cổ phiếu được nhận 1,000 đồng) và hơn 74.67 triệu cp đang lưu hành, PPH cần chi xấp xỉ 75 tỷ đồng cho đợt tạm ứng này. Thời gian thực hiện vào 12/01/2024.
Như vậy, Tập đoàn Dệt may Việt Nam với tỷ lệ sở hữu PPH là 50.1% sắp nhận được hơn 37 tỷ đồng; CTCP Thương mại Đầu tư Bất động sản Dương Trần (9.8%) và Công ty TNHH Xây dựng Phong Đức (8.6%) sẽ nhận lần lượt 7.3 tỷ đồng và gần 6.5 tỷ đồng.
Trước đó, PPH cũng đã chốt quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 bằng tiền với tỷ lệ 15%, thời gian dự kiến chi trả vào 11/12/2023.
Trên sàn UPCoM, giá cổ phiếu PPH bắt đầu hồi phục từ đáy cuối tháng 10, mở đầu phiên sáng 05/12/2023 ở mức 24,500 đồng/cp, tăng gần 39% so với đầu năm. Thanh khoản bình quân rất thấp, chưa đến 50,000 cp/ngày.
Diễn biến giá cổ phiếu PPH từ đầu năm đến nay
Hàn Đông
FILI
PPH chuẩn bị tạm ứng cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, tỷ lệ 10%
Tổng CTCP Phong Phú (UPCoM: PPH) thông báo chốt quyền tạm ứng cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền mặt. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/12/2023.
Với tỷ lệ thực hiện 10% (mỗi cổ phiếu được nhận 1,000 đồng) và hơn 74.67 triệu cp đang lưu hành, PPH cần chi xấp xỉ 75 tỷ đồng cho đợt tạm ứng này. Thời gian thực hiện vào 12/01/2024.
Như vậy, Tập đoàn Dệt may Việt Nam với tỷ lệ sở hữu PPH là 50.1% sắp nhận được hơn 37 tỷ đồng; CTCP Thương mại Đầu tư Bất động sản Dương Trần (9.8%) và Công ty TNHH Xây dựng Phong Đức (8.6%) sẽ nhận lần lượt 7.3 tỷ đồng và gần 6.5 tỷ đồng.
Trước đó, PPH cũng đã chốt quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 bằng tiền với tỷ lệ 15%, thời gian dự kiến chi trả vào 11/12/2023.
Trên sàn UPCoM, giá cổ phiếu PPH bắt đầu hồi phục từ đáy cuối tháng 10, mở đầu phiên sáng 05/12/2023 ở mức 24,500 đồng/cp, tăng gần 39% so với đầu năm. Thanh khoản bình quân rất thấp, chưa đến 50,000 cp/ngày.
البطاقة البيضاء
API البيانات
المكونات الإضافية للويب
صانع ملصقات مجاني قابل للتخصيص
برنامج التابعة لها
يمكن أن تكون مخاطر الخسارة كبيرة عند تداول الأصول المالية مثل الأسهم أو العملات الأجنبية أو السلع أو العقود الآجلة أو السندات أو صناديق الاستثمار المتداولة أو العملات المشفرة. قد تتعرض لخسارة كامل الأموال التي تودعها لدى شركة الوساطة. لذلك، يجب أن تفكر مليًا فيما إذا كانت هذه التجارة مناسبة لك في ضوء ظروفك ومواردك المالية.
لا ينبغي الاقدام على الاستثمار دون إجراء التدقيق و الأبحاث اللاّزمة أو التشاور مع مستشاريك الماليين. قد لا يناسبك محتوى موقعنا ، لأننا لا نعرف حالتك المالية واحتياجاتك الاستثمارية. من المحتمل أن معلوماتنا المالية قد يكون لها زمن انتقال أو تحتوي على معلومات غير دقيقة، لذلك يجب أن تكون مسؤولاً بالكامل عن أي من معاملاتك وقراراتك الاستثمارية. لن تكون الشركة مسؤولة عن خسارة أي من أموالك.
بدون الحصول على إذن من موقع الويب، لا يُسمح لك بنسخ رسومات الموقع أو النصوص أو العلامات التجارية. حقوق الملكية الفكرية في المحتوى أو البيانات المدرجة في هذا الموقع مملوكة لمزوديها و بورصات التداول.