Cotizaciones
Noticias
Análisis
Usuario
24/7
Calendario económico
Educación
Datos
- Nombres
- Último
- Anterior
A:--
P: --
A: --
A:--
P: --
A: --
A:--
P: --
A: --
A:--
P: --
A: --
A:--
P: --
A: --
A:--
P: --
A: --
A:--
P: --
A: --
A:--
P: --
A: --
A:--
P: --
A: --
A:--
P: --
A: --
A:--
P: --
A: --
A:--
P: --
A: --
A:--
P: --
A: --
A:--
P: --
A: --
A:--
P: --
A:--
P: --
A: --
A:--
P: --
A:--
P: --
A: --
A:--
P: --
A: --
A:--
P: --
A: --
A:--
P: --
A: --
A:--
P: --
A: --
A:--
P: --
A:--
P: --
A:--
P: --
A: --
A:--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
--
P: --
A: --
Sin datos que coincidan
Gráficos Gratis para siempre
Charlar P&R con expertos Filtros Calendario económico Datos HerramientaMembresía CaracterísticasTendencias del mercado
Indicadores populares
Últimas perspecivas
Últimas perspecivas
Temas en Tendencia
En el mundo de la humanidad no habrá una declaración sin posición, ni un comentario sin propósito.
La inflación, los tipos de cambio y la economía dan forma a las decisiones políticas de los bancos centrales; Las actitudes y palabras de los funcionarios del banco central también influyen en las acciones de los operadores del mercado.
La economía está hoy en el centro de toda actividad. Los datos económicos y los cambios de indicadores, los ajustes de políticas y los modelos emergentes afectan las decisiones de los comerciantes.
Vea ideas comerciales y aprenda estrategias comerciales.
Columnistas Principales
Disfruta de emocionantes actividades, aquí mismo en FastBull.
Las últimas noticias de última hora y los acontecimientos financieros mundiales.
Cuento con 5 años de experiencia en análisis financiero, especialmente en aspectos de desarrollo macro y juicio de tendencias de mediano y largo plazo. Mi atención se centra principalmente en los acontecimientos de Oriente Medio, los mercados emergentes, el carbón, el trigo y otros productos agrícolas.
Entrenador y orador jefe de operaciones de BeingTrader, más de 8 años de experiencia en el mercado de divisas operando principalmente con XAUUSD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY y petróleo crudo. Un comerciante y analista confiado que tiene como objetivo explorar diversas oportunidades y guiar a los inversores en el mercado. Como analista, busco mejorar la experiencia del operador apoyándolo con suficientes datos y señales.
Última actualización
Risk Warning on Trading HK Stocks
Despite Hong Kong's robust legal and regulatory framework, its stock market still faces unique risks and challenges, such as currency fluctuations due to the Hong Kong dollar's peg to the US dollar and the impact of mainland China's policy changes and economic conditions on Hong Kong stocks.
HK Stock Trading Fees and Taxation
Trading costs in the Hong Kong stock market include transaction fees, stamp duty, settlement charges, and currency conversion fees for foreign investors. Additionally, taxes may apply based on local regulations.
HK Non-Essential Consumer Goods Industry
The Hong Kong stock market encompasses non-essential consumption sectors like automotive, education, tourism, catering, and apparel. Of the 643 listed companies, 35% are mainland Chinese, making up 65% of the total market capitalization. Thus, it's heavily influenced by the Chinese economy.
HK Real Estate Industry
In recent years, the real estate and construction sector's share in the Hong Kong stock index has notably decreased. Nevertheless, as of 2022, it retains around 10% market share, covering real estate development, construction engineering, investment, and property management.
Hongkong, China
Vietnam·Ho Chi Minh
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
El Cairo, Egipto
Etiqueta blanca
API de datos
Complementos web
Programa de afiliados
Ver todo
Sin datos
No conectado
Inicia sesión para acceder a más funciones
Membresía FastBull
Todavia no
Comprar
Iniciar sesión
Registrarse
Hongkong, China
Vietnam·Ho Chi Minh
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
El Cairo, Egipto
Etiqueta blanca
API de datos
Complementos web
Programa de afiliados
Quý 2/2024 rơi vào thời điểm mùa hè nắng nóng tại miền Bắc, đặc biệt có thêm sự kiện Giải vô địch Bóng đá châu Âu (UEFA Euro) 2024 được kỳ vọng là cú hích giúp ngành bia hồi phục trở lại. Thực tế, bức tranh lợi nhuận nhóm doanh nghiệp bia chưa được như kỳ vọng.
Hai doanh nghiệp nổi bật ngành bia là Sabeco và Habeco đón nhận kết quả trái chiều. BCTC hợp nhất quý 2/2024 của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn cho thấy lãi ròng đạt hơn 1,248 tỷ đồng, mức cao nhất trong 7 quý và tăng 8% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng, lãi ròng gần 2,246 tỷ đồng, tăng 6% và thực hiện được 52% kế hoạch năm.
Sabeco có lãi quý 2 cao nhất gần 2 năm
Công ty cho biết tiết giảm được nhiều khoản chi phí quan trọng góp phần làm gia tăng hiệu quả kinh doanh, mặc dù ảnh hưởng từ Nghị định 100 và sự cạnh tranh gay gắt vẫn tác động đến tiêu dùng khiến doanh thu giảm.
Các công ty con của Sabeco là CTCP Bia Sài Gòn - Miền Trung S, CTCP Bia Sài Gòn - Quảng Ngãi B, CTCP Bia Sài Gòn - Sông Lam B đồng thời ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận quý 2.
Trong đó, lãi ròng tăng mạnh nhất ở BSL, tăng 60% lên 12 tỷ đồng; tiếp theo là BSQ tăng 19% lên hơn 35 tỷ đồng, SMB tăng 7% lên hơn 60 tỷ đồng.
Ngược lại, CTCP Bia Sài Gòn - Miền Tây giảm 19% lãi ròng còn hơn 22 tỷ đồng. Kém hơn là CTCP Bia Sài Gòn - Phú Thọ B, đơn vị liên kết của Sabeco, lãi chưa đầy 4 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ, do sản lượng giảm khiến doanh thu giảm.
Ở phía Bắc, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco, HOSE: BHN) có gần 154 tỷ đồng lãi ròng trong quý 2, thấp hơn 13% so với cùng kỳ, song cải thiện hơn mức lỗ hơn 5 tỷ đồng trong quý 1. Tính chung 6 tháng đầu năm, lãi ròng gần 149 tỷ đồng, giảm 21% và thực hiện được 75% kế hoạch năm.
Các công ty con của Habeco có sự hồi phục trong quý 2, tăng trưởng lợi nhuận “đột biến” nhất là CTCP Bia Hà Nội - Thanh Hóa T mức 214% khi lãi gần 4 tỷ đồng, chủ yếu do cơ cấu lại tổ chức, cải tiến quy trình, tiết kiệm chi phí.
Cùng chiều tăng, CTCP Thương mại Bia Hà Nội H và CTCP Bia Hà Nội - Hải Dương H lần lượt lãi gần 5 tỷ đồng và hơn 12 tỷ đồng, cao hơn 33% và 8% so với cùng kỳ.
Ngành bia có duy nhất CTCP Bia Hà Nội - Quảng Bình B chuyển từ lỗ sang lãi trong quý 2, ghi nhận 1.6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 900 triệu đồng, do doanh thu tăng mạnh và các chi phí đều giảm.
Đổ tiền cho quảng cáo, khuyến mãi
Nhìn chung, các doanh nghiệp bia đều đánh giá Nghị định 100 về kiểm soát nồng độ cồn khi tham gia giao thông sẽ tiếp tục là rào cản lớn kìm hãm sự phục hồi của ngành bia năm nay.
Để giữ vững thị trường, một số doanh nghiệp phải gia tăng chi phí để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã… Sáu tháng đầu năm, chi phí quảng cáo và khuyến mãi của Sabeco ở mức 1,031 tỷ đồng, trung bình gần 5.7 tỷ đồng/ngày.
Còn Habeco chi hơn 270 tỷ đồng cho quảng cáo, khuyến mãi và hỗ trợ, bình quân mỗi ngày tiêu tốn 1.5 tỷ đồng cho hoạt động này.
Bên cạnh đó, các yếu tố như chi phí sản xuất kinh doanh (bao bì, nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển) vẫn ở mức cao, biến động bất thường và dự kiến tiếp tục tăng mạnh, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.
Thế Mạnh
FILI
Gắn bó với CTCP Bia Hà Nội - Thái Bình B gần 4 thập kỷ qua, ông Vũ Thanh Liêm đã nộp đơn xin từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT và xin thôi tham gia HĐQT BTB nhiệm kỳ 2024-2029 kể từ ngày 01/08/2024.
Trong đơn, ông Liêm nêu rõ lý do sẽ nghỉ hưu từ ngày 01/08/2024 nên làm đơn từ nhiệm gửi đến ĐHĐCĐ và HĐQT BTB thông qua.
Ngày 12/07, HĐQT BTB đã chấp thuận đơn xin từ nhiệm của ông Vũ Thanh Liêm. Đồng thời, thông báo triệu tập ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 để miễn nhiệm, và bầu bổ sung 01 Thành viên HĐQT Công ty nhiệm kỳ 2024-2029, theo danh sách chốt ngày 02/08. Thời gian dự kiến trong tháng 9/2024.
Ông Vũ Thanh Liêm sinh năm 1963, nguyên quán Thái Bình, trình độ Kỹ sư Công nghệ lên men, Cử nhân Kinh tế. Ông là lãnh đạo kỳ cựu có hơn 36 năm kinh nghiệm tại BTB, kinh qua nhiều vị trí quan trọng như Phó Giám đốc, Giám đốc Công ty… Từ năm 2005, ông tham gia vào HĐQT BTB, sau đó được bầu làm Chủ tịch HĐQT Công ty từ năm 2020.
Ông Liêm đang là đại diện Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco, HOSE: BHN) sở hữu 384,561 cp BTB (tỷ lệ 5%), còn sở hữu cá nhân là 53,800 cp (tỷ lệ 0.7%).
Năm 2023, ông Liêm có mức thu nhập cao nhất trong ban lãnh đạo BTB, theo ghi nhận trên BCTC kiểm toán là hơn 431 triệu đồng (bình quân 40 triệu đồng/tháng), còn năm 2022 là hơn 427 triệu đồng.
Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2023 của BTB
Sau khi ông Liêm từ nhiệm, HĐQT BTB nhiệm kỳ 2024-2029 còn có 4 thành viên gồm ông Phạm Trung Kiên, ông Hoàng Chí Thanh, ông Nguyễn Hữu Cường và ông Phạm Xuân Hạnh.
BTB là doanh nghiệp có gì đáng chú ý?
Bia Hà Nội - Thái Bình (BTB) trước đây là doanh nghiệp Nhà nước, tiền than là Công ty Bia Thái Bình được hợp nhất giữa Công ty Bia - Rượu - Ong Thái Bình và Nhà máy bia Thái Bình.
Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất bia chai, bia hơi. Trụ sở Công ty đặt tại Lô CN1, KCN TBS-Sông Trà, xã Tân Bình, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Tại cuối năm 2023, số cán bộ, nhân viên là 124 người.
Công ty trải qua 3 lần tăng vốn điều lệ, từ 20 tỷ đồng lên gần 77 tỷ đồng năm 2011 và giữ đến nay, tức gấp gần 4 lần so với thời điểm cổ phần hóa năm 2005. Công ty mẹ Habeco đang nắm giữ 5.1 triệu cp BTB, tương ứng 66.31% vốn.
Về tình hình kinh doanh, từ khi giao dịch trên UPCoM năm 2017, BTB có quy mô doanh thu bình quân 145 tỷ đồng/năm nhưng hiệu quả lợi nhuận lạị “tý hon” chỉ 2.5 tỷ đồng/năm, riêng năm 2021 lỗ gần 900 triệu đồng do ảnh hưởng COVID-19.
Tại cuối năm 2023, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế chỉ hơn 3.5 tỷ đồng. Công ty cũng chưa có năm nào chia cổ tức cho cổ đông.
Kết quả kinh doanh của BTB giai đoạn 2017-2023
Trên thị trường, giá cổ phiếu BTB lình xình dưới mệnh suốt nhiều năm qua và đang đ ingang vùng 6,000 đồng/cp trong hơn 1 năm trở lại đây. Thanh khoản èo uột, nhiều phiên không có giao dịch, bình quân phiên chỉ vài trăm cổ phiếu.
Diễn biến giá cổ phiếu BTB trong 2 năm trở lại đây
Thế Mạnh
FILI
Kinh tế gặp khó, siết nồng độ cồn, cổ phiếu ngành bia vẫn lặng sóng mùa Euro
Thống kê cho thấy, vào mùa cao điểm tiêu thụ bia rượu như Euro hay World Cup, diễn biến giá cổ phiếu và doanh thu của các hãng bia niêm yết trên sàn không có sự đột phá do sự ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu và việc tăng cường kiểm soát nồng độ cồn…
Giải bóng đá vô địch Châu Âu – UEFA EURO 2024 đã chính thức khởi tranh từ ngày 15/6, mang theo những kỳ vọng về sự bùng nổ trong tiêu thụ bia rượu khi người hâm mộ trên khắp thế giới sẵn sàng hòa mình vào không khí sôi động của giải đấu.
Tuy nhiên, trái với mong đợi của nhiều nhà đầu tư, cổ phiếu ngành bia tại Việt Nam vẫn duy trì trạng thái im lìm. Dù có những thời điểm tăng trưởng đáng chú ý trước thềm giải đấu, nhưng những thách thức từ bối cảnh kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu và việc tăng cường kiểm soát nồng độ cồn đã khiến giá cổ phiếu các hãng bia không thể duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Thực tế này đặt ra nhiều câu hỏi về triển vọng của cổ phiếu ngành bia trong thời gian tới, khi mà niềm hy vọng vào sự bùng nổ doanh thu từ mùa Euro vẫn chưa thể hiện rõ ràng trên thị trường chứng khoán.
CỔ PHIẾU NGÀNH BIA LẶNG SÓNG
Trước thềm giải đấu Euro 2024, cổ phiếu ngành bia mang đến những tín hiệu tích cực khi trong phiên giao dịch ngày 5/6, cổ phiếu hai doanh nghiệp bia lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam là Sabeco và Habeco đua nhau “tím lịm”.
Cụ thể, cổ phiếu SAB của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đóng cửa ở mức giá trần 65.600 đồng/cổ phiếu, mức cao nhất trong hơn 7 tháng, với khối lượng giao dịch gần 2,9 triệu đơn vị. Tương tự, cổ phiếu BHN của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) cũng tăng kịch trần lên mức 40.950 đồng/cổ phiếu trong phiên 5/6, với khối lượng giao dịch 37.900 đơn vị.
Đà tăng trần của bộ đôi cổ phiếu đầu ngành bia được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sức tiêu thụ bia tăng cao trong các trận đá giải Euro, đem lại doanh thu và lợi nhuận bùng nổ trong quý 2 và cả năm 2024 cho các doanh nghiệp ngành bia, qua đó tác động tích cực lên giá cổ phiếu.
Tuy nhiên, diễn biến thực tế lại không như mong đợi. Sau một giai đoạn tăng giá ngắn ngủi, cổ phiếu ngành bia nhanh chóng đi lùi ngay sau đó.
Cụ thể, từ mức giá 67.900 đồng/cổ phiếu tại ngày 7/6, cổ phiếu SAB đã giảm 10,3% xuống còn 60.900 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 27/6. Tương tự, cổ phiếu BHN hiện đang giao dịch quanh mức 40.400 đồng/cổ phiếu, tương ứng giảm 1,6% so với mức tăng trần ngày 5/6.
Ngoài SAB và BHN, diễn biến giá một số cổ phiếu ngành bia khác cũng không ghi nhận biến động đáng kể. So với đầu năm 2024, thị giá cổ phiếu BHP của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng chỉ tăng nhẹ 2,8%; cổ phiếu BQB của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Quảng Bình tăng 2,9%; cổ phiếu THB của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Thanh Hoá tăng 6,5%; cổ phiếu BSQ của Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Quảng Ngãi tăng 7,3%...
Thậm chí, một số cổ phiếu ngành bia khác còn chứng kiến mức sụt giảm như HAD của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương giảm 14,3%; cổ phiếu BBM của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Nam Định giảm 25%; cổ phiếu BSP của Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Phú Thọ giảm 21,4% so với thời điểm đầu năm...
Diễn biến giá một số cổ phiếu ngành bia từ đầu năm đến nay
Một phần nguyên nhân khiến giá cổ phiếu ngành bia không tăng mạnh trong các mùa giải bóng đá lớn là do kết quả kinh doanh của các công ty không có sự đột phá. Theo thống kê, doanh thu và lợi nhuận của các hãng bia thường chỉ tăng nhẹ trong thời gian này, thậm chí có trường hợp đi lùi, do đó không đủ để tạo ra sự thay đổi lớn trên thị trường chứng khoán.
Xét về doanh thu, gần đây nhất trong năm 2022 diễn ra giải bóng đá World Cup, doanh thu của một số hãng bia lớn chỉ ghi nhận tăng nhẹ như Sabeco (mã chứng khoán: SAB) tăng 32,6%, đạt 34.979 tỷ đồng; Habeco (mã chứng khoán: BHN) tăng 20,8%, đạt 8.398 tỷ đồng; Bia Sài Gòn – Miền Trung (mã chứng khoán: SMB) tăng 16,5%, đạt 1.387 tỷ đồng, Bia Sài Gòn – Hà Nội (mã chứng khoán: BSH) tăng 11,4%, đạt 628,5 tỷ đồng…
Thậm chí, tại mùa giải Euro 2020, hai hãng bia lớn tại Việt Nam là Sabeco và Habeco cùng ghi nhận doanh thu giảm, lần lượt đạt 26.373 tỷ đồng và 6.950 tỷ đồng trong năm 2021, tương ứng giảm 5,7% và 6,7% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, một số hãng bia khác cũng ghi nhận doanh thu sụt giảm như SMB giảm 1,3%, đạt 1.191 tỷ đồng; HAD giảm 15,8%, đạt 126,5 tỷ đồng…
Điều này cho thấy mặc dù Euro 2024 mang lại bầu không khí sôi động và kích thích tiêu dùng, tuy nhiên diễn biến giá cổ phiếu ngành bia vẫn không có sự bứt phá mạnh mẽ. Các doanh nghiệp ngành bia vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức từ bối cảnh kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu và các biện pháp kiểm soát nồng độ cồn nghiêm ngặt.
KHÓ KHĂN BỦA VÂY DOANH NGHIỆP NGÀNH BIA
Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) nhận định, ngành đồ uống có cồn đã có một thời gian dài chịu tác động của đại dịch Covid-19 cũng như chịu thêm tác động từ các chính sách quản lý chuyên ngành và Nghị định 100.
Ngoài ra, việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu cũng đã khiến giá nguyên liệu ngành bia tăng phi mã. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành bị thiệt hại nặng nề, thị trường tiêu thụ giảm 20 - 30%.
Trước những thực tế đó, trong năm 2023, ngành bia chứng kiến sự sụt giảm 11% về doanh thu và 23% lợi nhuận trước thuế. Trước đó, năm 2022, ngành này cũng chịu tăng trưởng âm 7%, theo thông tin từ VBA.
Đáng chú ý, mới đây Heineken - một trong những nhà sản xuất bia lớn trên thế giới đã thông báo tạm dừng hoạt động nhà máy bia tại Quảng Nam từ tháng 6 này do nhu cầu thị trường suy yếu và mô hình tiêu dùng thay đổi ở Việt Nam.
“Nền kinh tế tổng thể bao gồm cả ngành bia đã phải đối mặt với nhiều thách thức do suy thoái kinh tế dẫn đến sự sụt giảm niềm tin và nhu cầu của người tiêu dùng”, hãng bia đến từ Hà Lan cho biết.
Heineken đóng cửa nhà máy bia tại Việt Nam
Để thích ứng tình hình hiện tại và tiếp tục phát triển, Heineken cần tối ưu hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, công ty quyết định tinh giản hoạt động để tiếp tục đầu tư và phát triển tại thị trường Việt Nam.
Động thái đóng cửa nhà máy bia tại Việt Nam của Heineken bất chấp sự sôi động của mùa giải Euro đã phản ánh phần nào những khó khăn mà các doanh nghiệp bia đang phải “gồng gánh”.
Tuy nhiên trong ngắn hạn, nhiều chuyên gia vẫn kỳ vọng các doanh nghiệp ngành bia tại Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ các hoạt động thể thao lớn như Euro 2024 và Thế vận hội mùa hè (Olympic Paris 2024) diễn ra vào tháng 7 tới. Đây là các yếu tố chính hỗ trợ giá cổ phiếu, đưa dòng tiền tìm đến nhóm cổ phiếu ngành bia rượu.
Còn nhìn về dài hạn, Công ty Chứng khoán Funan nhận định, rủi ro quan trọng của ngành rượu, bia là sức cầu chưa có tín hiệu cải thiện bởi người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt với những mặt hàng không thiết yếu như bia, rượu.
Do đó, doanh thu thị trường bia trong nước vẫn khó có thể quay về mốc trước đại dịch Covid-19, dẫn tới thị giá cổ phiếu ngành này khó có thể kỳ vọng có những bước chuyển mình trong tương lai.
Ngoài ra, việc Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với một số mặt hàng có hại cho sức khỏe, bao gồm rượu bia... tiếp tục là sức ép không nhỏ đến các doanh trong ngành.
Cũng có quan điểm thận trọng về triển vọng của mặt hàng bia rượu trong năm 2024, Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) nhận định mức tiêu thụ bia rượu trong năm nay có thể sẽ tiếp tục bị tác động đồng thời từ Nghị định 100 và thu nhập của người tiêu dùng giảm sút.
Thị trường bia ở Trung Quốc có xu hướng giảm và sau đó ghi nhận mức tăng trưởng sản lượng hạn chế kể từ năm 2011
SSI Research lấy dẫn chứng từ thị trường Trung Quốc khi Chính phủ nước này áp dụng luật lái xe nghiêm ngặt từ năm 2011 và có hiệu lực đến năm 2023, khiến mức tăng trưởng tiêu thụ bia đã chững lại đáng kể. “Do đó, chúng tôi cho rằng các luật nghiêm ngặt tương tự được áp dụng tại Việt Nam kể từ năm 2020 sẽ là yếu tố chính khiến mức tăng trưởng tiêu thụ bia chậm lại”, SSI Research nhận định.
Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
VĨ MÔ ĐẦU TƯ
TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
Đức Đỗ
FILI
Gặp rào cản lớn từ Nghị định 100, hai ‘ông lớn’ ngành bia kinh doanh ra sao?
Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã: SAB) dứt chuỗi 5 quý liên tiếp tăng trưởng âm nhờ lợi nhuận khởi sắc trong quý I/2024, trong khi 'đại gia' phía Bắc là Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco, mã: BHN) lại có kết quả khá bết bát.
Cụ thể, dù doanh thu thuần quý I đạt 1.308 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ, nhưng sau khi khấu trừ chi phí và thuế, Habeco vẫn lỗ sau thuế gần 21 tỷ đồng, tăng khá mạnh so với mức lỗ 3,7 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Năm 2024, Habeco đặt kế hoạch doanh thu đạt khoảng 6.543 tỷ đồng và lãi sau thuế 202 tỷ đồng, đều thấp hơn mức thực hiện năm 2023.
Như vậy, sau 3 quý kinh doanh khởi sắc, "đại gia" ngành bia phía Bắc đã ghi nhận quý lỗ lớn nhất trong 4 năm, kể từ quý I/2020.
Theo lý giải của Habeco, mặt bằng lãi suất huy động giảm khiến doanh thu hoạt động tài chính của công ty giảm 16%, xuống còn gần 38 tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc gia tăng đầu tư cho công tác thị trường cũng ảnh hưởng đáng kể đến chi phí.
Báo cáo tài chính của Habeco cho thấy, trong kỳ vừa qua, khoản chi phí bán hàng đã tăng 13% lên hơn 230 tỷ đồng, trong đó tốn kém nhất là chi phí quảng cáo, khuyến mại, hỗ trợ khi tăng đến 42% lên 105 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, các quy định siết chặt quy định nồng độ cồn ngày càng gắt gao buộc các hãng bia phải chi đậm hơn cho việc quảng cáo để gia tăng nhận diện thương hiệu và chiếm lĩnh thị phần.
Tương tự, hai công ty con của Habeco là CTCP Bia Hà Nội - Hải Dương (HAD) và CTCP Bia Hà Nội - Thanh Hóa (THB) cũng có lợi nhuận thụt lùi trong quý đầu năm 2024.
Trong đó, tổng doanh thu và doanh thu thuần của Bia Hà Nội - Hải Dương đi ngang so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận gộp cũng giảm khá mạnh, chỉ đạt 2,5 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ. Khấu trừ các khoản chi phí khác, lợi nhuận sau thuế của công ty âm hơn 1 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ âm khoảng 213 triệu đồng.
Bia Hà Nội - Thanh Hóa cũng ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan khi tiếp tục lỗ trong quý I/2024. Cụ thể, doanh thu đạt hơn 23 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ; lãi sau thuế âm 3 tỷ đồng, giảm so cùng kỳ năm ngoái là âm 7,6 tỷ đồng.
Chiều ngược lại, Sabeco báo cáo doanh thu thuần đạt 7.184 tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ; lợi nhuận gộp đạt hơn 2.100 tỷ đồng, tăng gần 10% so với quý I/2023.
Khấu trừ chi phí, lãi sau thuế của Sabeco đạt 1.024 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ và tăng 6% so với quý IV/2023, đồng thời chấm dứt chuỗi 5 quý liên tiếp tăng trưởng âm của doanh nghiệp.
Với kết quả kinh doanh này, “ông lớn” ngành bia phía Nam đã thực hiện được 21% chỉ tiêu doanh thu và 22% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.
Sabeco cho biết, nhu cầu tiêu thụ đã có sự cải thiện trong quý đầu năm dù việc thực thi Nghị định 100 vẫn rất nghiêm ngặt.
Ngoài sản lượng, doanh thu quý I/2024 của Sabeco tăng còn nhờ tác động thuận lợi từ việc tăng giá trong năm ngoái, bù đắp phần sụt giảm từ lãi tiền gửi và phần lợi nhuận từ công ty liên kết.
Các công ty con của Sabeco cũng ghi nhận lợi nhuận dương trong quý đầu năm. Cụ thể, CTCP Bia Sài Gòn - Miền Trung (SMB) báo lãi 23 tỷ đồng trong quý I, tăng 53% so với cùng kỳ. CTCP Bia Sài Gòn - Miền Tây (WSB) tuy lợi nhuận giảm nhưng cũng đạt được 19 tỷ đồng.
Trên thị trường, chốt phiên ngày 3/5, cổ phiếu BHN đạt 38.500 đồng/cp, còn cổ phiếu SAB dừng ở mức 56.700 đồng/cp.
Siết chặt kiểm tra nồng độ cồn, hai 'ông lớn' ngành bia có kết quả trái ngược
Các hãng bia lao đao trước bài toán thổi nồng độ cồn, khiến lượng tiêu thụ bia rượu giảm.
Trong khi 'ông lớn' ngành bia Sabeco có nhiều tín hiệu khởi sắc nhờ lợi nhuận tăng trưởng trong quý I/2024 thì 'đại gia' phía Bắc là Habeco lại ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan.
Bia Sài Gòn lấy lại 'phong độ' sau một năm liêu xiêu
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2024 của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã: SAB), doanh thu thuần của Sabeco đạt 7.184 tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ; lợi nhuận gộp đạt hơn 2.100 tỷ đồng, tăng gần 10% so với quý I/2023.
Trừ chi phí, lãi sau thuế của Sabeco đạt 1.024 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 6% so với quý IV/2023. Tuy lợi nhuận sau thuế tăng ở mức nhẹ nhưng kết quả này chấm dứt chuỗi 5 quý liên tiếp tăng trưởng âm của “ông lớn” ngành bia rượu.
Nhìn lại năm 2023, Sabeco cho rằng, đây là một năm đầy khó khăn khi doanh thu thuần giảm 13%, xuống 30.461 tỷ đồng. Lợi nhuận của Sabeco cũng không mấy khả quan, giảm 23% so với năm 2022. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sức mua của người tiêu dùng suy yếu và một phần tác động từ việc siết chặt xử phạt vi phạm về nồng độ cồn.
Tuy nhiên, theo Sabeco, nhu cầu tiêu thụ đã có sự cải thiện trong quý đầu năm dù việc thực thi Nghị định 100 vẫn rất nghiêm ngặt.
Ngoài sản lượng, doanh thu quý I/2024 của Sabeco tăng còn nhờ tác động thuận lợi từ việc tăng giá trong năm ngoái, bù đắp phần sụt giảm từ lãi tiền gửi và phần lợi nhuận từ công ty liên kết.
Các công ty con của Sabeco cũng ghi nhận lợi nhuận dương trong quý đầu năm. Cụ thể, CTCP Bia Sài Gòn - Miền Trung (mã SMB) báo lãi 23 tỷ đồng trong quý I, tăng 53% so với cùng kỳ. CTCP Bia Sài Gòn - Miền Tây (mã WSB) tuy lợi nhuận giảm nhưng cũng đạt được 19 tỷ đồng.
Về thị trường bia năm 2024, Sabeco nhận định, Nghị định 100 tiếp tục được cho là một rào cản lớn kìm hãm sự phục hồi của ngành bia. Chưa kể đến các yếu tố khác như chi phí sản xuất kinh doanh (bao bì, nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển) ở mức cao, biến động bất thường và dự kiến tiếp tục tăng mạnh, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. Việc người dân thắt chặt chi tiêu cũng là một áp lực.
Kết phiên giao dịch ngày 3/5, cổ phiếu SAB đạt 56.700 đồng/cp.
Bia Hà Nội lỗ sâu nhất trong 4 năm
Trong khi Sabeco có tín hiệu tích cực cho một năm nhiều triển vọng thì ông lớn cùng ngành ở phía Bắc là Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco, mã: BHN) lại có kết quả cuối cùng khá bết bát trong quý I/2024, với lợi nhuận sau thuế âm sâu hơn cùng kỳ năm 2023.
Cụ thể, dù doanh thu thuần quý I của Habeco đạt 1.308 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ nhưng sau khi khấu trừ chi phí và thuế, Habeco vẫn lỗ sau thuế gần 21 tỷ đồng, so với mức lỗ 3,7 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Năm 2024, Habeco đặt kế hoạch doanh thu đạt khoảng 6.543 tỷ đồng và lãi sau thuế 202 tỷ đồng, đều thấp hơn mức thực hiện năm 2023. Với kết quả quý I, công ty còn cách xa mục tiêu lợi nhuận đề ra.
Như vậy, sau ba quý kinh doanh khởi sắc, Bia Hà Nội lại ghi nhận quý lỗ lớn nhất trong 4 năm, kể từ quý I/2020.
Lý giải về tình trạng lợi nhuận âm, Habeco cho rằng mặt bằng lãi suất huy động giảm khiến doanh thu hoạt động tài chính của công ty giảm 16%, xuống còn gần 38 tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc gia tăng đầu tư cho công tác thị trường cũng ảnh hưởng đáng kể đến chi phí.
Báo cáo tài chính của Habeco cho thấy, trong kỳ vừa qua, khoản chi phí bán hàng đã tăng 13% lên hơn 230 tỷ đồng, trong đó tốn kém nhất là chi phí quảng cáo, khuyến mại, hỗ trợ khi tăng đến 42% lên 105 tỷ đồng.
Cùng với đó, các quy định siết chặt quy định nồng độ cồn ngày càng gắt gao buộc các hãng bia phải "bạo chi" hơn cho việc quảng cáo để gia tăng nhận diện thương hiệu và chiếm lĩnh thị phần.
Tương tự, hai công ty con của Bia Hà Nội là CTCP Bia Hà Nội - Hải Dương (mã HAD) và CTCP Bia Hà Nội - Thanh Hóa (mã THB) lợi nhuận cũng thụt lùi trong quý đầu năm 2024.
Trong đó, HAD đạt tổng doanh thu và doanh thu thuần đi ngang so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận gộp cũng giảm khá mạnh, chỉ đạt 2,5 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ. Trừ thêm các khoản chi phí khác, lợi nhuận sau thuế của HAD âm hơn 1 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái mức âm nhẹ hơn nhiều, khoảng 213 triệu đồng.
THB cũng ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan khi tiếp tục lỗ trong quý I/2024. Cụ thể, doanh thu công ty này đạt hơn 23 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ; lãi sau thuế âm 3 tỷ đồng, giảm mức lỗ so cùng kỳ năm ngoái là âm 7,6 tỷ đồng.
Kết phiên giao dịch ngày 3/5, cổ phiếu BHN đạt 38.500 đồng/cp.
Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất đồng thời sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để giữ ổn định tỷ giá. Thậm chí, Ngân hàng trung ương Indonesia đã chủ động tăng lãi suất để vực dậy đồng nội tệ.
Trụ sở của Ngân hàng trung ương Indonesia ở Jakarta. Ảnh: Bloomberg
Tình thế tiến thoái lưỡng nan
Cuối năm ngoái, giới đầu tư và chuyên gia kinh tế kỳ vọng Fed sẽ tiến hàng 6-7 đợt giảm suất trong năm 2024. Tuy nhiên, 4 tháng sau, Fed thay đổi quan điểm, phát tín hiệu không vội nới lỏng tiền tệ vì kinh tế Mỹ kiên cường hơn dự kiến và lạm phát cao dai dẳng.
Sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố dữ liệu cho thấy, chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng với tốc độ 3,4% hàng năm trong quí 1, mạnh nhất trong 1 năm thì nhiều người dự đoán, Fed chỉ thực hiện một đợt giảm lãi suất vào cuối năm nay.
Các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới, trong đó có châu Á đang theo dõi chặt chẽ Fed để xem xét các quyết định cắt giảm, giữ nguyên thậm chí tăng lãi suất trong những tháng tới.
Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) đã khiến giới phân tích ngạc nhiên hôm 24-4 khi tăng lãi suất cơ bản thêm 25 điểm, lên 6,25%, trong nỗ lực củng cố đồng rupiah. Trước đó, chỉ có 6 trong số 35 nhà kinh tế trong cuộc thăm dò Reuters dự đoán BI sẽ tăng lãi suất.
“Quyết định tăng lãi suất bất ngờ của BI chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của các ngân hàng trung ương ở các thị trường mới nổi khác. Ngay cả khi lạm phát đã bình thường hóa trên khắp châu Á, nỗi lo về sức mạnh đồng đô la tiếp tục khiến các ngân hàng trung ương trong khu vực phải ở thế phòng thủ”, Frederic Neumann, nhà kinh tế trưởng châu Á của ngân hàng HSBC nói.
Nhiều ngân hàng trung ương khác ở châu Á đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Đối với họ, giảm lãi suất sẽ giúp giảm áp lực lên nền kinh tế, giảm chi phí vay và thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất quá sớm, đặc biệt là trong bối cảnh Fed duy trì lãi suất cao trong thời gian dài hơn dự kiến thì dòng vốn sẽ tháo chảy khỏi các nền kinh tế châu Á do nhà đầu tư tìm kiếm lãi suất cao hơn ở những nơi khác. Điều này có thể khiến tiền tệ ở các nước châu Á suy yếu hơn nữa.
Pramod Shenoi, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của CreditSights, lưu ý về việc duy trì lãi suất cao trong thời gian dài hơn sẽ làm chậm hoạt động kinh tế và gâp áp lực ngày càng gia tăng đối với các cá nhân và công ty sử dụng đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, việc cắt giảm trước Fed có nguy cơ gây biến động tỷ giá, điều mà mà hầu hết các ngân hàng trung ương ở châu Á không muốn xảy ra.
Mức độ chậm trễ trong việc cắt giảm lãi suất có thể ảnh hưởng đến các nền kinh tế ở châu theo mức độ khác nhau. Theo báo cáo của Ngân hàng Morgan Stanley, đối với các nước định hướng xuất khẩu hơn, tăng trưởng phần lớn phụ thuộc vào sức mạnh của nhu cầu bên ngoài. Với các nền kinh tế hướng nội hơn, tăng trưởng sẽ dựa vào sức mạnh của nhu cầu trong nước. Sự tăng tốc xuất khẩu của châu Á trong 3 tháng qua có thể giúp khu vực này ứng phó những bất ổn tiềm tàng đối với tăng trưởng trong trường hợp các ngân hàng trung ương trong khu vực duy trì lãi suất ở mức cao.
Hầu hết các đồng tiền ở châu Á đều đang ở mức thấp trong nhiều năm so với đô la Mỹ, làm tăng khả năng các nhà quản lý ở khu vực này phải hành động mạnh mẽ hơn để ổn định tỷ giá. Ảnh: Oxford Economics
Đẩy lùi thời điểm nới lỏng tiền tệ
Jingyi Pan, Phó giám đốc kinh tế phụ trách bộ phận PMI (chỉ số nhà quản trị mua hàng) của S&P Global Market Intelligence, cho rằng với sức mạnh mạnh hiện tại của đồng đô la Mỹ, các nước châu Á sẽ chưa thể giảm lãi suất sớm.
“Các ngân hàng trung ương ở châu Á nhìn chung không muốn thấy đồng nội tệ của họ biến động đáng kể so với các loại tiền tệ khác, đặc biệt là đồng đô la Mỹ và có thể không muốn hành động trước Fed”, bà nói.
Lãi suất cao hơn của Mỹ có xu hướng thúc đẩy đồng đô la khi nhà nhà đầu tư chuyển tiền sang Mỹ này để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn từ trái phiếu và các sản phẩm lãi suất khác.
Vì vậy, các ngân hàng trung ương ở châu Á nhận thấy, cần phải giữ nguyên hoặc tăng lãi suất để tránh dòng vốn chảy ra bên ngoài đồng thời giúp ổn định tỷ giá. Nếu đồng nội tệ suy yếu hơn nữa, các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu như thực phẩm và năng lượng sẽ trở nên đắt đỏ hơn, khiến lạm phát trầm trọng hơn.
Ông Perry Warjiyo, Thống đốc BI giải thích, BI tăng lãi suất cơ bản nhằm ổn định của tỷ giá hối đoái của đồng rupiah, vốn suy giảm gần 5% trong năm nay. Trước đó, 12 trong số 21 nhà kinh tế tham gia cuộc khảo sát của Bloomberg dự báo BI sẽ trì hoãn giảm lãi suất đến quí 4-2024, thậm chí đến đầu năm 2025.
Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) cũng chịu áp lực vì đồng đô la tăng giá. Sau cuộc họp chính sách hồi đầu tháng 4, BoT vẫn giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 2,5%, bất chấp lời kêu gọi cắt giảm của Thủ tướng Srettha Thavisin nhằm vực dậy tăng trưởng.
“Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn vì lãi suất cao”, ông Thavisin nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây với các phóng viên.
Tuy nhiên, việc cắt giảm lãi suất có thể khiến đồng baht suy yếu hơn nữa. Đồng tiền của Thái Lan giảm giá khoảng 8% so với đồng đô la trong năm nay. Theo ngân hàng HSBC, ngay cả khi Fed bắt đầu nới lỏng chính sách, BoT có thể vẫn duy trì lãi suất 2,5% trong thời gian còn lại của năm nếu nhận thấy lạm phát gia tăng và rủi ro tài chính liên quan đến mức nợ hộ gia đình cao.
Để thúc đẩy tăng trưởng, Thủ tướng Srettha Thavisin đã yêu cầu các tổ chức tài chính lớn của Thái Lan hạ lãi suất. Hôm 25-4, bốn ngân hàng lớn của Thái Lan đồng ý tạm thời giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và các nhóm dễ bị tổn thương khác sau khi các CEO của họ dự cuộc họp do ông Thavisin chủ trì.
Đồng đô la Mỹ mạnh cũng đang gây áp lực lên đồng ringgit của Malaysia và đồng peso của Philippines. Cho đến nay, ngân hàng trung ương của hai nước này vẫn giữ nguyên lãi suất cơ bản,
Ngân hàng trung ương Philippines (BSP) trước đó phát tín hiệu rằng có thể giảm lãi suất vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau thay vì vào quí 3. Các nhà kinh tế của ngân hàng HSBC cũng nhận định BSP sẽ trì hoãn giảm lãi suất đến cuối năm nay do lạm phát cao và đồng peso suy yếu.
Tuy nhiên, Ralph Recto, Bộ trưởng Tài chính Philippines, cảnh báo Philippines có thể duy trì mức lãi suất 6,5% lâu hơn dự kiến nếu đồng peso suy yếu vượt qua mức thấp kỷ lục hiện tại, 59 peso đổi 1 đô la.
Theo ông Arsenio Balisacan, người đứng đầu Cơ quan Kinh tế và phát triển quốc gia Philippines, dù BSP trì hoãn giảm lãi suất, GDP của đất nước vẫn có thể tăng trưởng ở mức 6% trong năm nay.
Ưu tiên can thiệp ngoại hối thay vì tăng lãi suất
Các nhà hoạch định chính sách trong khu vực đang sử dụng các nhiều biện pháp khác nhau để ngăn chặn sự trượt dốc của tỷ giá, từ cảnh báo bằng lời nói ở Hàn Quốc đến lời kêu gọi các công ty chuyển đổi thu nhập đô la ở nước ngoài sang đồng nội tệ ở Malaysia và Indonesia. Trong khi đó, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đều đã can thiệp bằng cách bán đô la để bảo vệ đồng nội tệ.
Gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SVB) đã can thiệp thị trường ngoại hối bằng cách bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng trong nỗ lực ổn định tỷ giá.
“SVB sẽ sử dụng các công cụ như can thiệp và tăng lãi suất ngắn hạn bằng cách rút thanh khoản để khiến chi phí công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối trở nên đắt đỏ hơn”, Michael Wan, nhà phân tích tiền tệ cấp cao của ngân hàng MUFG Bank nói.
Không chỉ Đông Nam Á cảm nhận sức nóng của đồng đô la. Hàn Quốc, nước tăng lãi suất trước Fed, cho đến nay vẫn giữ lãi nguyên lãi suất ở mức 3,5%, cao nhất trong 15 năm ngay cả khi các doanh nghiệp phải vật lộn với chi phí đi vay cao. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) hôm 24-4 cho biết, GDP của nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á tăng trưởng 1,3% trong quí 1, mạnh nhất kể từ quí 4-2021.
Xuất khẩu của Hàn Quốc tăng tháng thứ 6 liên tiếp trong tháng 3, nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với chip. Tuy nhiên, chi tiêu tiêu dùng trong nước suy yếu và lãi suất cao làm dấy lên lo ngại về sự phục hồi kinh tế không đồng đều. Hồi đầu tháng này, BoK cho biết sẽ không vội vàng giảm lãi suất do lạm phát cao.
Đồng won của Hàn Quốc giảm giá 5% so với đô la trong năm nay. Tuần trước, Thống đốc BoK, Rhee Chang-yong tuyên bố BoK sẵn sàng “triển khai các biện pháp ổn định” để hỗ trợ đồng won.
Wee Khoon Chong, nhà chiến lược thị trường châu Á – Thái Bình Dương của ngân hàng BNY Mellon, nhận định trừ khi lạm phát bùng phát trở lại, các ngân hàng trung ương ở châu Á ưu tiên lựa chọn can thiệp thay vì tăng lãi suất, đặc biệt nếu họ có lượng dự trữ ngoại hối dồi dào.
“Không phải ngân hàng trung ương nào cũng sử dụng công cụ lãi suất để hỗ trợ đồng tiền của họ. Điều đó phụ thuộc vào việc liệu nền kinh tế có thể chịu được lãi suất cao hơn hay không”, Fiona Lim, nhà chiến lược tiền tệ cấp cao của ngân hàng Maybank, nói.
Chánh Tài (Theo Bloomberg, WSJ, Reuters)
TBKTSG
Etiqueta blanca
API de datos
Complementos web
Creador de carteles
Programa de afiliados
El riesgo de pérdida en el comercio de activos financieros como acciones, divisas, materias primas, futuros, bonos, ETF o criptomonedas puede ser considerable. Puede sufrir una pérdida total de los fondos que deposita con su corredor. Por lo tanto, debe considerar cuidadosamente si dicha negociación es adecuada para usted tomando en cuenta sus circunstancias y recursos financieros.
No se debe considerar invertir sin llevar a cabo, su propia diligencia de manera minuciosa o consultar con sus asesores financieros. Nuestro contenido web puede no ser adecuado para usted, ya que no conocemos su situación financiera ni sus necesidades de inversión. Es posible que nuestra información financiera tenga latencia o contenga inexactitudes, por lo que usted debe ser completamente responsable de cualquiera de sus transacciones y decisiones de inversión. La empresa no se hará responsable de su capital perdido.
Sin obtener el permiso del sitio web, no se le permite copiar los gráficos, textos o marcas comerciales del sitio web. Los derechos de propiedad intelectual sobre los contenidos o datos incorporados a este sitio web pertenecen a sus proveedores y comerciantes de intercambio.