Citations
Nouvelles
Analyse
Utilisateur
24/7
Calendrier économique
Education
Données
- Des noms
- Dernier
- Précédent
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
A:--
F: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
A:--
F: --
--
F: --
P: --
A:--
F: --
--
F: --
P: --
A:--
F: --
A:--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
Pas de données correspondantes
Graphiques Gratuit pour toujours
Chat F&Q avec des Experts Filtres Calendrier économique Données OutilFastBull VIP FonctionnalitésTendances du marché
Principaux indicateurs
Dernières vues
Dernières vues
Sujets d'actualité
L’argent fait tourner le monde et la monnaie est une marchandise permanente. Le marché des changes est plein de surprises et d'attentes.
Sur les marchés financiers mondiaux, la bourse sert de baromètre économique et a toujours été au centre de l'attention des investisseurs. Son ascension et sa chute ont un impact profond sur l’économie de divers pays.
Les marchés financiers restent stables mais affichent un sentiment d'anticipation nerveuse alors que la nouvelle semaine commence. Les conflits entre Israël et le Hamas continuent d’occuper le devant de la scène, avec des inquiétudes croissantes quant au risque que la violence engloutisse l’ensemble de la région.
Le marché obligataire est le marché financier le plus ancien, mature, non innovant mais indispensable, tandis que la dette est un ancien vortex commun, discret mais redoutable.
Les meilleurs chroniqueurs
Salut! Êtes-vous prêt à vous impliquer dans le monde financier ?
Les dernières nouvelles et les événements financiers mondiaux.
J'ai 5 ans d'expérience en analyse financière, notamment dans les aspects d'évolution macroéconomique et de jugement de tendances à moyen et long terme. Je me concentre principalement sur l'évolution du Moyen-Orient, des marchés émergents, du charbon, du blé et d'autres produits agricoles.
Coach de trading en chef et conférencier BeingTrader, plus de 8 ans d'expérience dans le trading du marché des changes, principalement XAUUSD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY et pétrole brut. Un trader et analyste confiant qui vise à explorer diverses opportunités et à guider les investisseurs sur le marché. En tant qu'analyste, je cherche à améliorer l'expérience du trader en le soutenant avec suffisamment de données et de signaux.
Dernière mise à jour
Risk Warning on Trading HK Stocks
Despite Hong Kong's robust legal and regulatory framework, its stock market still faces unique risks and challenges, such as currency fluctuations due to the Hong Kong dollar's peg to the US dollar and the impact of mainland China's policy changes and economic conditions on Hong Kong stocks.
HK Stock Trading Fees and Taxation
Trading costs in the Hong Kong stock market include transaction fees, stamp duty, settlement charges, and currency conversion fees for foreign investors. Additionally, taxes may apply based on local regulations.
HK Non-Essential Consumer Goods Industry
The Hong Kong stock market encompasses non-essential consumption sectors like automotive, education, tourism, catering, and apparel. Of the 643 listed companies, 35% are mainland Chinese, making up 65% of the total market capitalization. Thus, it's heavily influenced by the Chinese economy.
HK Real Estate Industry
In recent years, the real estate and construction sector's share in the Hong Kong stock index has notably decreased. Nevertheless, as of 2022, it retains around 10% market share, covering real estate development, construction engineering, investment, and property management.
Hong Kong, Chine
Ho Chi Minh, Vietnam
Dubaï, Émirats arabes unis
Lagos, Nigeria
Le Caire, Égypte
Marque blanche
API de données
Plug-ins Web
Programme d'affiliation
Tout voir
Pas de données
Non connecté
Se connecter pour accéder à d'autres fonctionnalités
FastBull VIP
Pas encore
Acheter
Se connecter
S'inscrire
Hong Kong, Chine
Ho Chi Minh, Vietnam
Dubaï, Émirats arabes unis
Lagos, Nigeria
Le Caire, Égypte
Marque blanche
API de données
Plug-ins Web
Programme d'affiliation
Cổ phiếu DCM-DPM: Kỳ vọng từ giá bán, giá khí và luật thuế GTGT mới
Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2024, Lợi nhuận của cả DPM và DCM đều tăng trưởng tốt, tuy nhiên sự tăng trưởng này vẫn còn chậm trên mức nền quá thấp của cùng kỳ 2023 trong bối cảnh Tình hình kinh doanh còn khó khăn, giá bán thấp, sản lượng tiêu thụ chậm còn giá khí đầu vào vẫn ở mức cao. Thậm chí nếu không có câu chuyện hết khấu hao nhà máy, lợi nhuận của DCM còn sụt giảm.
Tuy nhiên, Tình hình và triển vọng quý 4.2024 của các doanh nghiệp đang có những tín hiệu Thuận lợi hơn cả từ giá khí đầu vào và giá bán sản phẩm đầu ra. Thậm chí nếu vào cuối tháng 11.2204 này, việc luật thuế GTGT đưa thuế suất VAT với phân bón lên 5% diễn ra như kỳ vọng sẽ tạo thêmo cú huých tâm lý ngắn hạn và động lực tăng trưởng lợi nhuận thực sự cho nửa cuối 2025 trở đi.
Với việc cả DCM và DPM đều đang là 2 DN đầu ngành phân ure tại Việt Nam. Cả 2 đều là DN có mô hình kinh doanh tạo tiền tốt, dòng tiền HDKD thặng dư dổi dào qua các năm, giúp các DN có nền tảng tài chính mạnh, tiền nhiều, ít nợ vay, lãi từ tiền gửi đóng góp đáng kể vào lợi nhuận. ĐỒng thời các DN có khả năng trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ cao trên lợi nhuận làm ra. Thì với triển vọng phục hồi lợi nhuậ, các doanh nghiệp sẽ có dư địa tăng cổ tức tiền mặt chi trả, qua đó tạo tỷ suất cổ tức tiềm năng trên thị giá cao hơn, và giúp triển vọng đầu tư trở lên hấp dẫn hơn.
Giá Ure hồi phục, lợi nhuận nhóm phân bón dự báo tăng mạnh trong năm 2024, cổ phiếu "thơm" trở lại?
Mirae Asset vừa có báo cáo cập nhật triển vọng cổ phiếu ngành phân bón với điểm nhấn giá Ure sẽ phục hồi mạnh trong thời gian tới sau một thời gian neo ở vùng thấp.
Theo Bộ Công Thương, nhu cầu tiêu thụ phân bón tại Việt Nam vào khoảng 11 triệu tấn mỗi năm, bao gồm các loại: urê, DAP, NPK, Kali... Trong đó, phân urê chiếm tỷ trọng sản xuất lớn, với tổng công suất ước đạt 3 triệu tấn/năm với phần lớn nguyên liệu đầu vào khai thác trong nước từ các mỏ khí như Bạch Hổ, Nam Côn Sơn. Riêng kali, Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhập khẩu.
Ở đầu vào, giá dầu được dự báo sẽ duy trì quanh mức 75-80 USD/thùng. Sau khi chạm đỉnh 120 USD/thùng trong giai đoạn khủng hoảng năng lượng toàn cầu năm 2022, giá dầu đã dần điều chỉnh và giảm về mức ổn định khoảng 80 USD/thùng. Trong năm 2023 và 9 tháng đầu năm 2024, giá dầu trung bình không có nhiều biến động đáng kể, và duy trì ổn định quanh mức này, phản ánh sự cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường toàn cầu.
Tương tự như xu hướng điều chỉnh của giá dầu, giá than đã giảm sau khi đạt đỉnh gần 450 USD/tấn. Sự suy giảm này chủ yếu do nhu cầu từ các ngành công nghiệp lớn như sản xuất điện và thép sử dụng than đang có dấu hiệu chững lại. Đồng thời, quá trình chuyển dịch sang các nguồn năng lượng tái tạo cũng gây áp lực lên giá than, mang đến kỳ vọng giá than sẽ tiếp tục giảm nhẹ trong thời gian tới.
Khi giá nguyên liệu đầu vào vẫn duy trì ở mức thấp, chi phí sản xuất phân bón được tối ưu đáng kể, mang lại lợi thế lớn cho các doanh nghiệp trong ngành. Điều này giúp không chỉ các doanh nghiệp tự sản xuất mà cả những doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu có thể nâng cao biên lợi nhuận.
Về tình hình xuất nhập khẩu, Việt Nam chỉ có khả năng tự sản xuất phân ure, nên vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu các nguyên liệu và phân bón khác. Trong năm 2023, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 4,1 triệu tấn phân bón, với phân kali được nhập chủ yếu từ Nga, Belarus và Canada. Đáng chú ý, Trung Quốc giữ vai trò là đối tác cung cấp chính các loại phân DAP và một số sản phẩm phân bón khác, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa.
Campuchia hiện là thị trường xuất khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam. Với năng lực sản xuất vượt trội, hơn 3 triệu tấn ure mỗi năm, sản lượng ure của Việt Nam cao hơn đáng kể so với nhu cầu tiêu thụ nội địa, vốn chỉ quanh mức 2 triệu tấn. Điều này tạo điều kiện cho Việt Nam không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn đẩy mạnh xuất khẩu, và Campuchia trở thành thị trường tiềm năng hàng đầu cho sản phẩm phân bón này.
Trung Quốc, quốc gia xuất khẩu phân bón lớn nhất sang Việt Nam, áp dụng chính sách hạn chế sản xuất để tập trung đáp ứng nhu cầu nội địa. Điều này giúp giảm bớt áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp phân bón trong nước.
Về nhu cầu phân bón, Hiệp hội phân bón thế giới (IFA) dự báo nhu cầu tiêu thụ phân Ure tăng 6% trong giai đoạn 2024 – 2028. Riêng Việt Nam, AgroMonitor dự báo tiêu thụ ure trong 2024 tăng khoảng 13% so với niên vụ 2022 – 2023. Nhu cầu phân bón ngắn hạn kỳ vọng cải thiện nhờ các yếu tố: nguồn cung xuất khẩu gạo thế giới chưa cải thiện; xuất khẩu nông sản Việt Nam kỳ vọng tích cực, giúp gia tăng lượng phân bón tiêu thụ.
Mirae Asset kỳ vọng giá URE phục hồi sau giai đoạn tích lũy quanh vùng giá thấp. Trên cơ sở đó khuyến nghị mua DCM với ước tính năm 2024, doanh thu và lợi nhuận ròng đạt 13.991 tỷ đồng (+11,3% so với cùng kỳ) và 1.407 tỷ đồng (+26,7% so với cùng kỳ).
Dự báo năm 2025, DCM đạt doanh thu thuần 14.970 tỷ đồng (+7%) và lợi nhuận sau thuế 1.618 tỷ đồng (+14,9%). Ngoài ra, MAS đánh giá tích cực đối với DCM, nhờ kỳ vọng chính sách thuế VAT 5% cho phân bón, nếu được thông qua, sẽ tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nội địa; Triển vọng giá phân bón tiếp tục phục hồi trong thời gian tới.
DPM cũng được khuyến nghị mua với dự báo năm 2024, doanh thu thuần của DPM sẽ đạt 14.519 tỷ đồng tăng 7%, lợi nhuận sau thuế 793 tỷ tăng 53,2%. Năm 2025, kỳ vọng DPM sẽ đạt doanh thu thuần 15.289 tỷ tăng 5,3% và lợi nhuận sau thuế 960 tỷ tăng 21%.
VN-Index và HNX-Index đồng loạt tăng điểm cùng với khối lượng giao dịch có sự gia tăng nhẹ trong phiên sáng cho thấy tâm lý nhà đầu tư dần được cải thiện.
Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index
Trong phiên giao dịch sáng ngày 29/10/2024, VN-Index tăng điểm cùng với khối lượng giao dịch có sự gia tăng nhẹ trong phiên sáng cho thấy tâm lý lạc quan dần quay trở lại.
Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator tiếp tục hướng đi xuống và tiến sâu vào vùng quá bán (oversold). Trong các phiên tới, nếu tín hiệu mua xuất hiện trở lại thì triển vọng phục hồi sẽ được củng cố thêm.
Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index
Trong phiên giao dịch ngày 29/10/2024, HNX-Index tăng điểm cùng với khối lượng giao dịch có sự gia tăng nhẹ trong phiên sáng cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang được cải thiện.
Bên cạnh đó, chỉ số đang test lại đáy cũ tháng 4/2024 (tương đương vùng 220-225 điểm) đồng thời là cạnh dưới của mẫu hình Descending Triangle. Nếu mẫu hình được đảm bảo thì nhịp phục hồi có thể quay trở lại trong giai đoạn sắp tới.
DPM - Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP
Trong phiên sáng 29/10/2024, DPM tăng giá cùng với khối lượng giao dịch vượt mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý lạc quan của nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, giá cổ phiếu cắt lên trên đường Middle của Bollinger Bands, đồng thời breakout khỏi đường trendline giảm ngắn hạn. Điều này cho thấy triển vọng phục hồi đang hiện hữu.
Thêm vào đó, giá cổ phiếu đang test lại ngưỡng Fibonacci Projection 61.8% (tương đương vùng 34,500-35,500) trong bối cảnh chỉ báo Stochastic Oscillator cho tín hiệu mua trở lại tại vùng quá bán (oversold). Nếu giá cổ phiếu vượt thành công vùng kháng cự này thì kịch bản tăng ngắn hạn sẽ được củng cố thêm.
SZC - CTCP Sonadezi Châu Đức
Trong phiên sáng 29/10/2024, SZC tăng giá đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Rising Window cùng với thanh khoản vượt mức trung bình 20 phiên cho thấy nhà đầu tư đang giao dịch khá sôi động.
Bên cạnh đó, giá cổ phiếu tiếp tục test lại đường SMA 200 ngày trong bối cảnh chỉ báo MACD tiếp tục hướng đi lên sau khi cho tín hiệu mua trước đó. Nếu vượt thành công ngưỡng kháng cự này thì xu hướng tăng trung và dài hạn sẽ quay trở lại trong các phiên tiếp theo.
Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
Đạm Cà Mau - Doanh nghiệp làm ăn ra sao? thuế GTGT 5% với mặt hàng phân bón bao giờ thông qua?
DCM vừa công bố BCTC quý 3/2024 với doanh thu thuần đạt 2.634 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2023. Giá vốn hàng bán giảm mạnh 20% giúp lợi nhuận gộp tăng cao, giá trị ghi nhận 375 tỷ đồng, tương ứng tăng 111% so với cùng kỳ.
Chi phí giá vốn giảm nhiều hơn so với doanh thu, bên cạnh đó các khoản giảm trừ doanh thu năm nay thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước dẫn đến lợi nhuận ở BCTC hợp nhất năm nay tăng gần 63%.
Khấu trừ các khoản chi phí khác, Đạm Cà Mau báo lợi nhuận sau thuế đạt gần 121 tỷ đồng, tăng trưởng 63% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt hơn 120 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, Đạm Cà Mau ghi nhận doanh thu thuần 9.242 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ. Khoản lãi sau thuế ghi nhận mức tăng ấn tượng 71% so với cùng kỳ, đạt 1.056 tỷ đồng. Sau 9 tháng, Đạm Cà Mau đã vượt 33% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm nay đề ra.
DCM kỳ vọng quý 4 lợi nhuận + doanh thu sẽ gia tăng khi mà nhiều khả năng có thể Quốc Hội sẽ thông qua thuế GTGT 5% với mặt hàng phân bón => Lúc đó doanh nghiệp sẽ hưởng lợi.
Thuế GTGT đc khấu trừ vào giá vốn hàng bán ( thuế đầu vào) -> cải thiện được dòng tiền từ doanh thu tăng, giá vốn hàng bán giảm. Tuy nhiên, tăng 5% sẽ tăng giá người tiêu dùng -> ảnh hưởng khả năng cạnh tranh về giá. Trường hợp DN cạnh tranh giữ nguyên giá thì lời thêm 5% hoặc giảm giá 5% thì biên độ LN giữ nguyên.
Cty Phân Bón trong nước có thêm nguồn lực tài chính mở rộng đầu tăng năng suất và chất lượng ==> khi đó có cơ hội hạ giá thành sản phẩm trong tương lai và Người Nông dân sẽ được hưởng khi có giá bán cạnh tranh với Phân bón nhập khẩu.
Trạng thái kỹ thuật: DCM hiện đã lấy lại được vùng hỗ trợ MA20, MA50, lực bán đã giảm đáng kể, xuất hiện lực mua dòng tiền mạnh.
Kỳ vọng lấy lại vùng đỉnh cũ vùng 40x
DPM và DCM đều được khuyến nghị mua vì những lý do này
Ở mức giá hiện tại, VCSC đánh giá cao cả DCM và DPM, không ưu tiên cổ phiếu nào hơn bởi triển vọng trung hạn vẫn tích cực.
Duy trì dự báo giá urê Trung Đông trung bình năm 2024 ở mức 320 USD/tấn
Chứng khoán Vietcap (VCSC) duy trì dự báo giá urê Trung Đông trung bình năm 2024 ở mức 320 USD/tấn (-10,5% so với năm 2023 và cao hơn khoảng 20% so với mức trước COVID-19). Giá urê Trung Đông trung bình trong 9 tháng đầu năm 2024 (9T 2024) là 331 USD/tấn (-5% so cùng kỳ).
Trong quý 3/2024, giá urê Trung Đông trung bình tăng lên 341 USD/tấn, tăng 9% so với quý trước và giảm 7% so cùng kỳ do: (1) Ấn Độ đấu thầu nhập khẩu khoảng 2,5 triệu tấn urê, với giá dao động từ 364 USD/tấn đến 390 USD/tấn; (2) căng thẳng địa chính trị leo thang tại vùng Vịnh Ả Rập, ảnh hưởng đến các quốc gia sản xuất urê chính như Ả Rập Xê Út, Qatar và Iran; và (3) giá khí tự nhiên tăng.
Nhìn về cuối quý 4/2024, Bloomberg Intelligence dự báo Ấn Độ có thể chỉ mua dưới 500.000 tấn, có khả năng làm giảm đà tăng giá trong quý 3.
VCSC duy trì dự báo giá urê Trung Đông trung bình là 350 USD/tấn (+9%) vào năm 2025.
Theo các chuyên gia trong ngành, giá urê có thể phục hồi khoảng 9% vào năm 2025. VCSC kỳ vọng giá urê sẽ tăng trưởng 9% so cùng kỳ vào năm 2025 do (1) dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu giảm 3% so cùng kỳ xuống còn 53,7 triệu tấn, do xuất khẩu từ Nga giảm (-1%) và các nước khác ảnh hưởng đến mức tăng 20% so cùng kỳ từ Trung Quốc, và (2) giá khí dự kiến tăng.
Ngoài ra, Ngân hàng Thế giới dự báo giá khí Henry Hub sẽ tăng 46% so cùng kỳ. Những yếu tố này bù đắp nhiều hơn cho mức giảm 3% so cùng kỳ của giá than Newcastle, theo dự báo đồng thuận của Bloomberg.
Đối với giai đoạn 2026-2028, VCSC giữ nguyên dự báo giá urê Trung Đông trung bình ở mức 330 USD/tấn, thấp hơn 6% so với dự báo năm 2025, một phần do dự báo giá dầu Brent giảm 4% từ 78 USD/thùng vào năm 2025 xuống 75 USD/thùng cho giai đoạn 2026-2028.
VCSC nâng giả định giá bán urê trung bình cho DPM và giữ nguyên dự báo cho DCM sau khi quan sát diễn biến giá urê trong nước trong quý 3. VCSC ước tính giá bán urê trung bình 9T 2024 của DPM ở mức 9.634 đồng/kg (+3,9% so cùng kỳ), cao hơn một chút so với dự báo trước đó. Do đó, VCSC tăng mức chênh lệch so với giá urê Trung Đông từ 20% lên 21% vào năm 2024 và từ 10% lên 11% trong giai đoạn 2025-2028.
VCSC ước tính giá bán urê trung bình 9T 2024 của DCM ở mức 9.633 đồng/kg (-1,9% so cùng kỳ). Điều này phù hợp với giả định trước đó, do đó, VCSC tiếp tục giữ nguyên dự báo như trước đó. VCSC cũng duy trì kỳ vọng cho rằng giá bán urê trung bình của DCM sẽ vượt trội hơn DPM trong giai đoạn 2025-2028 do các sản phẩm urê dạng hạt hiện đại hơn và dễ xuất khẩu hơn. VCSC áp dụng mức chênh lệch 15% cho DCM và 11% cho DPM.
VCSC nâng giả định về giá dầu Brent/giá dầu nhiên liệu (FO) cho năm 2025 trong báo cáo cập nhật Ngành Dầu khí, được công bố vào ngày 09/10/2024. VCSC điều chỉnh giảm giả định về giá dầu Brent cho năm 2024 xuống 80 USD/thùng so với 83 USD/thùng trong dự báo trước đó. Tuy nhiên, VCSC giữ nguyên giả định về giá FO năm 2024 dựa trên diễn biến giá FO trong 9T 2024.
VCSC nâng giả định về giá dầu Brent cho năm 2025 thêm 4,0% lên 78 USD/thùng và nâng giả định về giá FO thêm 4,9% lên 430 USD/tấn.
Đề xuất áp dụng thuế GTGT 5% đối với phân bón sẽ giúp tăng lợi nhuận đáng kể cho DPM và DCM
VCSC giữ nguyên quan điểm rằng đề xuất áp dụng thuế GTGT 5% đối với phân bón sẽ giúp tăng lợi nhuận đáng kể cho DPM và DCM. Theo các chuyên gia trong ngành, đề xuất sửa đổi thuế GTGT đối với phân bón đã được đưa vào chương trình nghị sự của kỳ họp Quốc hội tháng 11/2024.
Kể từ năm 2015, các sản phẩm phân bón không đủ điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào do được miễn thuế. Các nhà sản xuất phân bón đã nhiều lần đề xuất sửa đổi luật thuế GTGT.
Bộ Tài chính đã đề xuất mức thuế VAT đầu ra 5% đối với các sản phẩm phân bón, do đó các công ty phân bón có thể đủ điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Chi phí đầu vào của DPM/DCM phải chịu thuế GTGT khoảng 10%. Theo các chuyên gia trong ngành, sau khi đề xuất của Bộ Tài chính được thảo luận tại kỳ họp Quốc hội tháng 6/2024, thuế GTGT dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp Quốc hội tháng 11/2024, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
VCSC nâng giá mục tiêu cho DCM thêm 6,7% lên 43.100 đồng/cổ phiếu và nâng khuyến nghị từ Khả quan lên Mua. Điều này chủ yếu là do tác động tích cực của việc cập nhật mô hình định giá sang cuối năm 2025 và tăng dự báo lãi ròng hợp nhất giai đoạn 2024-2028 thêm 0,1% (tương ứng +3,5%/-3,8%/+2,2%/-0,1%/0,0% cho các năm 2024/25/26/27/28).
Dự báo lãi ròng hợp nhất giai đoạn 2024-2028 cao hơn chủ yếu do (1) giá khí đầu vào năm 2024 giảm với dự báo giá dầu Brent thấp hơn và (2) sản lượng NPK hợp nhất dự kiến tăng 7%, vượt trội so với tác động tiêu cực của giả định giá khí đầu vào năm 2025 tăng.
Theo quan điểm của VCSC, định giá của DCM có vẻ hấp dẫn khi DCM giao dịch với P/E dự phóng năm 2025 là 9,7 lần, tương ứng PEG là 0,4 dựa trên tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS giai đoạn 2024-2026 là 22%. Ngoài ra, EV/EBITDA dự phóng năm 2025 của DCM cũng hấp dẫn ở mức 4,7 lần, so với mức trung bình lịch sử 5 năm của nhóm các công ty cùng ngành là 5,3 lần.
VCSC cũng nâng giá mục tiêu cho DPM thêm 5,6% lên 39.700 đồng/cổ phiếu và nâng khuyên nghị từ Khả quan lên Mua. Giá mục tiêu cao hơn là do tác động tích cực của việc cập nhật mô hình định giá sang cuối năm 2025 và tăng dự báo lãi ròng hợp nhất giai đoạn 2024-2028 thêm 0,1% (tương ứng -2,2%/-4,9%/+2,0%/+1,8%/+1,8% cho các năm 2024/25/26/27/28).
Những thay đổi trong định giá này chủ yếu do 1) kỳ vọng giá bán urê trung bình cao hơn và 2) chi phí hoạt động bằng tiền khác giảm sau kết quả kiểm toán nửa đầu năm, bù đắp cho 3) giả định giá khí đầu vào tăng cho năm 2025 và 4) khoản lỗ hàng năm là 95 tỷ đồng cho một công ty liên kết trong giai đoạn 2024-2029.
Định giá của DPM có vẻ hấp dẫn với P/E dự phóng năm 2025 là 12,3 lần, tương ứng PEG là 0,3 dựa trên dự báo CAGR EPS là 43% trong giai đoạn 2024-2026. EV/EBITDA dự phóng năm 2025 là 3,9 lần, thấp hơn 27% so với mức trung bình lịch sử 5 năm của nhóm các công ty cùng ngành.
Ở mức giá hiện tại, VCSC đánh giá cao cả DCM và DPM, không ưu tiên cổ phiếu nào hơn.
Một mặt, DCM có nhà máy urê mới hơn, giá khí đầu vào thấp hơn một chút và kế hoạch mở rộng mảng NPK mạnh mẽ, cùng với P/E dự phóng năm 2025 thấp hơn. Mặt khác, DPM có lợi suất cổ tức cao hơn một chút so với DCM và EV/EBITDA dự phóng năm 2025 thấp hơn.
Điểm danh những cổ phiếu có quy luật đồng pha lợi nhuận tăng là thị giá cũng tăng mạnh
Mirae Asset vừa thực hiện phân tích biến động giá cổ phiếu và các yếu tố tăng trưởng của doanh nghiệp. Tương quan cao (gần +1) cho thấy giá cổ phiếu và các chỉ số tài chính di chuyển cùng chiều, khi một chỉ số tài chính như EPS hoặc lợi nhuận tăng, giá cổ phiếu cũng có xu hướng tăng theo...
Mirae Asset mới đây đã thực hiện phân tích tương quan giá cổ phiếu, ngành và các biến số tăng trưởng. Trong báo cáo phân tích này, Mirae Asset trình bày kết quả phân tích tương quan giữa tăng trưởng giá cổ phiếu hàng năm và các biến số tăng trưởng tương ứng, dựa trên 10 kỳ khảo sát trong 10 năm gần nhất.
Các biến số được khảo sát gồm Tăng trưởng EPS, Tăng trưởng lợi nhuận gộp, Tăng trưởng EBITDA, Tăng trưởng EBIT, Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế, Tăng trưởng đầu tư tài sản cố định, Tăng trưởng tổng tài sản, Tăng trưởng vốn chủ sở hữu, Tăng trưởng doanh thu thuần, Tăng trưởng lợi nhuận cổ đông công ty mẹ, Tỷ suất cổ tức (Thực trả).
Hệ số tương quan, có giá trị từ -1 đến 1, đo lường độ tương quan này. Tương quan cao (gần +1) cho thấy giá cổ phiếu và các chỉ số tài chính di chuyển cùng chiều, khi một chỉ số tài chính như EPS hoặc lợi nhuận tăng, giá cổ phiếu cũng có xu hướng tăng theo.
Kết quả phân tích cho thấy, ngành tương quan khá cao đến cao (> 50%) gồm dịch vụ tiêu dùng (69%); tiện ích công cộng (57%); công nghiệp (54%); công nghệ thông tin (52%); nguyên vật liệu (51%). Ngành tương quan thấp (30% - 50%): dược phẩm và y tế (48%); dầu khí (33%). Ngành gần như không tương quan (10% - 30%): tài chính (20%); hàng tiêu dùng (17%); ngân hàng (17%).
Mỗi ngành đều có một số mã cổ phiếu riêng lẻ với mức tương quan cao vượt trội. Ngành tài chính bao gồm lĩnh vực thép, chứng khoán và bất động sản có nhiều mã đạt yêu cầu tương quan cao, phản ánh tính nhạy cảm của ngành này đối với tin tức doanh nghiệp, đặc biệt là ngành chứng khoán và thép.
Tuy nhiên, lĩnh vực bảo hiểm và bất động sản song song đó cũng xuất hiện những cổ phiếu có mức tương quan âm khá cao làm tổng số liệu tương quan của ngành tài chính không còn phản ánh đúng thực tế, chỉ rơi vào 20%. Những cổ phiếu có mức tương quan âm cao xuất hiện ở ngành bảo hiểm như VNR, BMI; và ngành bất động sản như VIC, TIG, HDC, SCR, SJS, HDG, PDR, KDH.
Các ngành như dịch vụ tiêu dùng và nguyên vật liệu có mức độ tương quan cao vì cả hai cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu, ít bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế, biến động thấp và ít phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài.
Mirae Asset cũng đưa ra danh mục có độ tương quan cao. Danh mục đã loại bỏ các mã cổ phiếu có tương quan cao nhưng không hoàn toàn đạt chuẩn về tương quan giữa các chỉ số tăng trưởng, chứng tỏ những tương quan này chưa đủ tin cậy. Chỉ giữ lại những mã đã được tiêu chuẩn nhất định. Danh mục đề xuất theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp, bao gồm: DPM, VND, HPG, NKG, HSG, VOS, VNM, DBC, VHC, BVS, CTS.
Trong đó DPM có mức tương quan cao nhất (từ 0.83 đến 0.93) với tăng trưởng EPS và các chỉ số tăng trưởng khác như lợi nhuận gộp, EBITDA, EBIT và lợi nhuận trước thuế. Điều này cho thấy giá cổ phiếu DPM phản ánh rõ rệt các yếu tố tăng trưởng tài chính.
VND có mức tương quan cao (từ 0.87 đến 0.93) với tăng trưởng lợi nhuận gộp, EBITDA, EBIT và lợi nhuận trước thuế, nhưng yếu hơn với EPS (0.56). Điều này cho thấy giá cổ phiếu VND chịu ảnh hưởng lớn từ các chỉ số lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh, trong khi EPS không có tác động mạnh.
HPG có mức tương quan tương đối mạnh với tăng trưởng EPS (0.76) và các chỉ số tăng trưởng lợi nhuận khác (từ 0.63 đến 0.73), cho thấy giá cổ phiếu HPG khá nhạy cảm với hiệu quả kinh doanh. Điều này ngụ ý rằng khi lợi nhuận hoặc hiệu quả hoạt động của HPG thay đổi, giá cổ phiếu thường phản ánh điều đó.
"Danh mục đề xuất bao gồm các mã cổ phiếu có tương quan cao giữa giá cổ phiếu và các chỉ số tăng trưởng. Do đó, khi công ty có các chỉ số tăng trưởng không cải thiện hoặc tăng không đáng kể, nhà đầu tư nên cân nhắc không lựa chọn. Những cổ phiếu có độ tương quan càng lớn thì biến động giá càng phản ánh sát với biến động của các chỉ số tăng trưởng", chuyên gia phân tích của Mirae Asset nhấn mạnh.
Sắc đỏ lan rộng, cổ phiếu giảm nhiều hơn chỉ số
VN-Index đóng cửa chiều nay giảm không mạnh hơn buổi sáng, nhưng mặt bằng giá cổ phiếu lại thấp hơn đáng kể. Một số cổ phiếu vốn hóa lớn trong nhóm ngân hàng đã quay đầu tăng tạo lực đỡ cho chỉ số, nhưng áp lực bán lại có dấu hiệu mạnh thêm ở nhiều cổ phiếu khác. Đây có thể là tình huống kéo trụ…
Chốt phiên sáng VN-Index giảm 2,82 điểm và đóng cửa chiều nay giảm 4,36 điểm. Tuy mức chênh lệch điểm số rất ít nhưng cổ phiếu lại giảm nhiều hơn. Cụ thể, sàn HoSE phiên sáng mới có 75 mã giảm quá 1% thì kết phiên đã tới 128 mã. Thanh khoản nhóm giảm sâu nhất này buổi sáng chỉ chiếm 19,5% tổng giá trị khớp của sàn thì chiều nay đã chiếm tới 44,3%.
Nhiều cổ phiếu xuất hiện áp lực xả rõ rệt và giá rơi sâu. Ngoài những mã đã kém từ sáng như DIG, CTG, PDR, HDB, DXG, chiều nay xuất hiện thêm VPB, HPG, HCM, VIX, VND… có thanh khoản cao. Độ rộng cuối ngày vẫn rất tiêu cực với 96 mã tăng/299 mã giảm. Độ rộng này vốn đã xấu từ sáng (84 mã tăng/281 mã giảm) và chiều nay là mặt bằng giá nhóm giảm bị hạ xuống thấp hơn nữa.
Điều may mắn là VN-Index đã không mất thêm quá nhiều điểm nhờ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đã giữ giá được. VCB bật tăng 0,76%, biên độ không nhiều nhưng lợi thế vốn hóa là rất quý giá ở thời điểm này. Chỉ riêng VCB đã kéo lại gần 1 điểm cho chỉ số. VHM cũng có diễn biến phục hồi khá tốt khi lấy lại khoảng 0,81% so với mức chốt buổi sáng và co hẹp biên độ giảm cuối ngày còn -0,12%. TPB có nhịp bứt phá bất ngờ từ sau 2h chiều, đóng cửa tăng 2,34% so với tham chiếu, tức là riêng chiều nay tăng khoảng 1,75%.
Trong 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường hôm nay, chỉ có 3 mã giảm đáng chú ý là CTG giảm 1,37%, VPB giảm 1,01% và HPG giảm 1,68%. Ngược lại cũng có 3 mã cân bằng lại chút ít, bao gồm VCB tăng 0,76%, BID tăng 0,2% và TCB tăng 1,01%. Số lượng mã giảm vượt trội trong nhóm VN30 (10 mã tăng/19 mã giảm) nhưng tổng thể biên độ nhóm giảm chưa nhiều. VN30-Index do đó cũng chỉ giảm nhẹ 0,32% so với tham chiếu.
Nhóm thanh khoản cao nhất hôm nay vẫn giảm nhiều hơn tăng.
Nhóm đi ngược dòng hôm nay không có tính đại diện nhóm ngành mà chỉ là những cổ phiếu cụ thể được cung cầu duy trì tốt. Ví dụ nhóm chứng khoán xuất hiện ORS tăng mạnh 3,55% với thanh khoản ấn tượng 183 tỷ đồng. Đây là phiên thứ 2 liên tiếp cổ phiếu này đột phá với giao dịch rất lớn. BVS tăng 2,53%, VFS tăng 2,22%, MBS tăng 1,58% cũng là các mã khác rất mạnh trong nhóm này. Thế nhưng cả nhóm chứng khoán sắc đỏ vẫn áp đảo gấp nhiều lần ngay cả với các blue-chips như SSI, HCM, VCI, VND, FTS… Cổ phiếu ngân hàng cũng tương tự, TPB, EIB, TCB đủ tốt, nhưng số giảm giá trong cả nhóm vẫn nhiều hơn, thậm chí 11/27 mã giảm quá 1%. Nói cách khác, cổ phiếu có khả năng đi ngược dòng phiên này là nhờ sức mạnh cá biệt, thậm chí là nhờ lợi thế vốn hóa nhỏ, thanh khoản ít.
Việc thị trường suy yếu hôm nay có thể một phần lý do là sự tăng nhiệt trong căng thẳng Trung Động tác động lên thị trường chứng khoán quốc tế, nhưng yếu tố lớn hơn vẫn là sự suy giảm niềm tin vào khả năng đột phá của thị trường. Hôm nay đã là phiên thứ 5 thị trường giằng co sát vùng đỉnh 1300 điểm mà chưa có tín hiệu rõ ràng nào về khả năng bứt phá. Điều này dễ dẫn tới quyết định cắt giảm bớt danh mục để đề phòng rủi ro trong tình huống thị trường quay đầu giảm.
Tín hiệu tốt mờ nhạt là nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang mua vào, dù giảm đáng kể so với hôm qua. Riêng chiều nay khối ngoại giải ngân thêm khoảng 137,2 tỷ đồng nữa, vẫn chỉ tập trung vào số ít mã là TCB +258,8 tỷ, PNJ +161 tỷ, FPT +66,8 tỷ, VHM +46,7 tỷ, VCB +48,8 tỷ, TPB +43,3 tỷ, VCI +26,6 tỷ. Phía bán ròng có VPB -74,3 tỷ, HDB -61,5 tỷ, CTG -47,8 tỷ, HPG -36,6 tỷ, DPM -34 tỷ, VND -27,4 tỷ. Tính chung cả ngày, khối ngoại mua ròng 254 tỷ đồng sau phiên hôm qua mua ròng gần 670 tỷ đồng.
Marque blanche
API de données
Plug-ins Web
Créateur d'affiches
Programme d'affiliation
Le risque de perte dans la négociation d'instruments financiers tels que les actions, les devises, les matières premières, les contrats à terme, les obligations, les ETF et les crypto-monnaies peut être substantiel. Vous pouvez subir une perte totale des fonds que vous déposez auprès de votre courtier. Par conséquent, vous devez examiner attentivement si ce type de négociation vous convient, compte tenu de votre situation et de vos ressources financières.
Aucune décision d'investissement ne doit être prise sans avoir procédé soi-même à une vérification préalable approfondie ou sans avoir consulté ses conseillers financiers. Le contenu de notre site peut ne pas vous convenir car nous ne connaissons pas votre situation financière et vos besoins en matière d'investissement. Nos informations financières peuvent avoir un temps de latence ou contenir des inexactitudes, de sorte que vous devez être entièrement responsable de vos décisions en matière de négociation et d'investissement. La société ne sera pas responsable de vos pertes en capital.
Sans l'autorisation du site web, vous n'êtes pas autorisé à copier les graphiques, les textes ou les marques du site web. Les droits de propriété intellectuelle sur le contenu ou les données incorporées dans ce site web appartiennent à ses fournisseurs et marchands d'échange.