Citations
Nouvelles
Analyse
Utilisateur
24/7
Calendrier économique
Education
Données
- Des noms
- Dernier
- Précédent
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
Pas de données correspondantes
Graphiques Gratuit pour toujours
Chat F&Q avec des Experts Filtres Calendrier économique Données OutilFastBull VIP FonctionnalitésTendances du marché
Principaux indicateurs
Dernières vues
Dernières vues
Sujets d'actualité
L’argent fait tourner le monde et la monnaie est une marchandise permanente. Le marché des changes est plein de surprises et d'attentes.
Sur les marchés financiers mondiaux, la bourse sert de baromètre économique et a toujours été au centre de l'attention des investisseurs. Son ascension et sa chute ont un impact profond sur l’économie de divers pays.
Les marchés financiers restent stables mais affichent un sentiment d'anticipation nerveuse alors que la nouvelle semaine commence. Les conflits entre Israël et le Hamas continuent d’occuper le devant de la scène, avec des inquiétudes croissantes quant au risque que la violence engloutisse l’ensemble de la région.
Le marché obligataire est le marché financier le plus ancien, mature, non innovant mais indispensable, tandis que la dette est un ancien vortex commun, discret mais redoutable.
Les meilleurs chroniqueurs
Salut! Êtes-vous prêt à vous impliquer dans le monde financier ?
Les dernières nouvelles et les événements financiers mondiaux.
J'ai 5 ans d'expérience en analyse financière, notamment dans les aspects d'évolution macroéconomique et de jugement de tendances à moyen et long terme. Je me concentre principalement sur l'évolution du Moyen-Orient, des marchés émergents, du charbon, du blé et d'autres produits agricoles.
Coach de trading en chef et conférencier BeingTrader, plus de 8 ans d'expérience dans le trading du marché des changes, principalement XAUUSD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY et pétrole brut. Un trader et analyste confiant qui vise à explorer diverses opportunités et à guider les investisseurs sur le marché. En tant qu'analyste, je cherche à améliorer l'expérience du trader en le soutenant avec suffisamment de données et de signaux.
Dernière mise à jour
Risk Warning on Trading HK Stocks
Despite Hong Kong's robust legal and regulatory framework, its stock market still faces unique risks and challenges, such as currency fluctuations due to the Hong Kong dollar's peg to the US dollar and the impact of mainland China's policy changes and economic conditions on Hong Kong stocks.
HK Stock Trading Fees and Taxation
Trading costs in the Hong Kong stock market include transaction fees, stamp duty, settlement charges, and currency conversion fees for foreign investors. Additionally, taxes may apply based on local regulations.
HK Non-Essential Consumer Goods Industry
The Hong Kong stock market encompasses non-essential consumption sectors like automotive, education, tourism, catering, and apparel. Of the 643 listed companies, 35% are mainland Chinese, making up 65% of the total market capitalization. Thus, it's heavily influenced by the Chinese economy.
HK Real Estate Industry
In recent years, the real estate and construction sector's share in the Hong Kong stock index has notably decreased. Nevertheless, as of 2022, it retains around 10% market share, covering real estate development, construction engineering, investment, and property management.
Hong Kong, Chine
Ho Chi Minh, Vietnam
Dubaï, Émirats arabes unis
Lagos, Nigeria
Le Caire, Égypte
Marque blanche
API de données
Plug-ins Web
Programme d'affiliation
Tout voir
Pas de données
Non connecté
Se connecter pour accéder à d'autres fonctionnalités
FastBull VIP
Pas encore
Acheter
Se connecter
S'inscrire
Hong Kong, Chine
Ho Chi Minh, Vietnam
Dubaï, Émirats arabes unis
Lagos, Nigeria
Le Caire, Égypte
Marque blanche
API de données
Plug-ins Web
Programme d'affiliation
Lãnh đạo CTCP Xây dựng - Địa ốc Cao su R vừa quyết định tạm dừng kinh doanh trong vòng 1 năm do hoạt động không hiệu quả.
Biên bản họp HĐQT ngày 30/08/2024 cho thấy cả 3 thành viên nhất trí về việc RCD sẽ tạm dừng kinh doanh kể từ ngày 10/09/2024 đến hết ngày 09/09/2025.
“Để giải quyết tồn đọng, và có thể đi đến giải thể Công ty để bảo toàn vốn cho cổ đông”, Công ty nêu trong công bố thông tin bất thường gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). HĐQT giao người đại diện pháp luật là Tổng Giám đốc Trần Xuân Chương tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật.
Đến ngày 06/09/2024, Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cũng đã có giấy xác nhận Doanh nghiệp và tất cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của RCD đăng ký tạm dừng hoạt động theo thời gian trên.
Đây không phải lần đầu RCD đăng ký tạm dừng kinh doanh. Công ty từng cho tạm ngưng từ ngày 15/05/2023-30/04/2024 để hạn chế thua lỗ thêm và tái cấu trúc, sắp xếp lại công việc, ngành nghề kinh doanh phù hợp. Lãnh đạo cũng có chủ trương ngưng hoạt động từ các năm trước trong bối cảnh không có nguồn việc mới cũng như tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, khó lường nhằm tránh tối đa thua lỗ.
Cuối tháng 8, RCD thông báo dời địa chỉ văn phòng từ 236 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TPHCM sang địa chỉ mới là 235/46 cũng thuộc cung đường này.
Trước khi có quyết định tạm dừng kinh doanh, cổ đông lớn Nguyễn Duy Anh đã bán sạch hơn 1.6 triệu cp RCD (tương ứng tỷ lệ 33.75% vốn) trong ngày 16/08/2024. Giá trị giao dịch thỏa thuận phiên 16/08 ghi nhận gần 2.8 tỷ đồng, tương đương 1,700 đồng/cp, thấp hơn giá đóng cửa 2,100 đồng/cp. Cùng thời gian, 2 cá nhân gồm bà Trịnh Thị Hồng Hạnh và ông Trần Xuân Lực tăng tỷ lệ nắm giữ, lần lượt 22.44% và 22.38% sau khi mua 1 triệu cp và 436.7 ngàn cp.
RCD cũng vừa tổ chức xong ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 2 vào ngày 17/08/2024. Ngoài việc thông qua các chủ trương đề cập ở trên, cổ đông RCD đồng thuận đề xuất của Tổng Giám đốc Trần Xuân Chương về việc giao HĐQT quyết định phương án kinh doanh (bao gồm giá, giá bán) căn nhà số 785 quốc lộ 13, khu phố 3, phường Hiệp Bình Phước, thành phố Thủ Đức, TPHCM. Đây là bất động sản do Công ty sở hữu, có diện tích hơn 310m2. Số tiền góp vốn của RCD vào nhà và đất tại địa chỉ này khoảng 9.1 tỷ đồng.
Năm 2023, RCD ngừng hoạt động đối với một loạt mảng bao gồm nhận thầu xây lắp, tư vấn khảo sát thiết kế, đầu tư kinh doanh tài chính nên kết quả không đạt như kế hoạch đề ra. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo đó chỉ đạt 540 triệu đồng. Doanh thu tài chính hơn 142 triệu đồng, qua đó lãi sau thuế vỏn vẹn 4.6 triệu đồng.
“Công ty đã cố gắng giải quyết chế độ BHXH và mức lương tối thiểu, giảm thời gian làm việc, tạo điều kiện cho người lao động tìm kiếm công việc phù hợp có thu nhập ổn định hơn”, RCD nêu trong nghị quyết. Kinh doanh khó khăn, các lãnh đạo Công ty cũng không nhận thu nhập năm 2022.
Nguồn: RCD
Tính đến cuối năm 2023, vốn chủ sở hữu RCD gần 56 tỷ đồng. Trong đó, vốn điều lệ 53 tỷ đồng, thặng dư vốn 7.3 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển 2 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối 8.7 tỷ đồng, cổ phiếu quỹ 15.4 tỷ đồng.
Tổng tài sản khoảng 95 tỷ đồng, riêng phải thu ngắn hạn khác hơn 83 tỷ đồng; nợ phải trả cuối kỳ 38 tỷ đồng. Tổng số tiền đầu tư vào các dự án dài hạn gần 16 tỷ đồng; đầu tư chứng khoán 629 triệu đồng, hoàn trả tiền góp vốn cho cổ đông dự án quận 9 khoảng 11.5 tỷ đồng. Báo cáo tài chính năm 2023 không được kiểm toán do Công ty hoạt động không liên tục.
“Nói chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2023 gặp nhiều khó khăn, tình hình sản xuất kinh doanh vẫn không khả quan, hoàn toàn ngưng trệ và đã tạm ngừng từ ngày 01/05/2023”, theo báo cáo của BKS Công ty, đồng thời kiến nghị lãnh đạo RCD có chính sách thu hồi công nợ, các khoản tạm ứng với chính sách thanh toán, công nợ, thực hiện đúng quy định về hạch toán kế toán để bảo toàn vốn cho cổ đông.
Nguồn: RCD
Bước đi khôn ngoan của cổ đông lớn?
RCD từng là thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP , được thành lập từ năm 1993 với tên gọi ban đầu là Xí nghiệp Kỹ thuật Xây dựng Cơ bản Cao su, trước khi được cổ phần hóa năm 2004 và lên UPCoM từ năm 2015. Công ty nhận thầu thi công các công trình xây dựng như nhà máy, trụ sở làm việc, công trình phúc lợi công cộng, các công trình đường giao thông cho các công ty cao su thuộc GVR, các công trình hạ tầng khu công nghiệp… RCD còn từng là chủ đầu tư dự án khu dân cư 9.54ha tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai.
Khoảng 10 năm trước, doanh thu RCD còn duy trì từ 100-200 tỷ đồng. Kỷ lục là mức 896 tỷ đồng năm 2016, chủ yếu từ kinh doanh bất động sản. Cổ tức sau đó cũng rất cao, 5,000 đồng/cp các năm 2017 và 2019.
Năm 2014, GVR sở hữu 25.5% vốn RCD, ông Nguyễn Mai Hoàng nắm 7.79%, ông Trần Xuân Lực giữ 11.74%. Hai năm sau, GVR thoái toàn bộ, thay vào đó là sự xuất hiện của ông Nguyễn Duy Anh và ông Phạm Văn Khương. Đến cuối năm 2022, hai cá nhân này nắm lần lượt 30.88% và 24.84%.
GVR bán gần hết số cổ phiếu RCD vào tháng 4/2016 với giá khoảng 10,500 đồng/cp, khá sớm so với mức đỉnh quanh 30,000 đồng/cp đầu năm 2017. Dù vậy, “nước đi” của ông lớn ngành cao su vẫn hợp lý trước khi thị giá RCD liên tục giảm do mất dần nguồn thu, đến nay chỉ còn 2,300 đồng/cp. Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc RCD - ông Nguyễn Mai Hoàng cũng đã thoái gần như toàn bộ vốn vào tháng 5/2017 khi giá cổ phiếu rơi về vùng 15,000 đồng/cp.
Doanh thu của RCD giai đoạn 2012-2022
Diễn biến giá cổ phiếu RCD từ năm 2017 đến nay
Tử Kính
FILI
Quý 2/2024, lãi ròng hầu hết doanh nghiệp cao su tăng hai con số so với cùng kỳ, đặc biệt tăng mạnh ở nhóm sản xuất cao su thành phẩm như săm lốp xe, băng tải,… phục vụ xuất khẩu.
Thống kê dữ liệu từ VietstockFinance cho thấy, 15 doanh nghiệp có hoạt động khai thác, chế biến và sản xuất cao su (trên sàn HOSE, HNX, UPCoM) đã công bố kết quả kinh doanh quý 2/2024, có 10 đơn vị báo lãi tăng, 4 giảm lãi và 1 tiếp tục lỗ.
Tổng doanh thu các công ty đạt 8.8 ngàn tỷ đồng, tăng nhẹ 9% nhưng lãi ròng gấp rưỡi cùng kỳ, ghi nhận 1.3 ngàn tỷ đồng.
Ở nhóm cao su thành phẩm, chiếm phần lớn sản xuất săm lốp xe, có 4 công ty gồm SRC, BRC, CSM, DRC báo doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng từ 17-100% so với quý 2/2023. Các doanh nghiệp này mang về 3 ngàn tỷ đồng doanh thu trong kỳ, cải thiện 6%. Lãi ròng 218 tỷ đồng, tăng 201%, chủ yếu nhờ khoản lãi đột biến của SRC.
Trong khi đó, mảng khai thác và chế biến nguyên liệu cao su (chiếm phần lớn bởi GVR và các công ty thành viên) đạt tổng cộng 5.7 ngàn tỷ đồng, cải thiện 12%; lãi ròng hơn 1.1 ngàn tỷ đồng, tăng 38%. Đột phá có thể kể đến DPR với doanh thu tăng 60%, lợi nhuận tăng 118%.
Diễn biến KQKD hàng quý các doanh nghiệp cao su trên sàn từ năm 2019 đến nay (Đvt: tỷ đồng)Nguồn: Người viết tổng hợp
Hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá
Ở nhóm sản xuất săm lốp xe, gây bất ngờ là số lãi ròng kỷ lục 114 tỷ đồng của Cao su Sao Vàng S, tăng đột biến 1,750% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, mức tăng này là nhờ thu nhập khác từ chuyển nhượng quyền thuê lại đất với cơ sở hạ tầng và tài sản gắn liền với đất. Hoạt động kinh doanh chính của SRC có doanh thu tăng 19%, đạt 328 tỷ đồng; lãi từ hoạt động kinh doanh gần 16 tỷ đồng, gấp đôi quý 2/2023.
Cao su Đà Nẵng soán ngôi đầu doanh thu nhóm săm lốp từ tay CSM khi tăng 17%, đạt hơn 1.3 ngàn tỷ đồng, cũng là mức cao nhất từ trước đến nay của Công ty. Kết quả nhờ đẩy mạnh chính sách bán hàng làm tăng doanh thu tiêu thụ. Chi phí bán hàng đội lên gấp 2.5 lần nhưng DRC vẫn lãi hơn 77 tỷ đồng, tăng 52%.
Riêng chủ thương hiệu Casumina, Công nghiệp Cao su Miền Nam C báo giảm doanh thu, 8%, về 1.2 ngàn tỷ đồng nhưng lãi ròng vẫn tăng đến 72%, đạt 21 tỷ đồng do giá vốn giảm sâu. Biên lãi gộp quý theo đó lên cao nhất kể từ năm 2020.
Cao su Bến Thành B, đơn vị duy nhất không kinh doanh lốp xe, cũng có quý thành công khi đạt doanh thu kỷ lục 104 tỷ đồng, tăng 32%. Nguồn thu từ băng tải và cao su kỹ thuật trong kỳ đều tăng mạnh. Lãi ròng đạt 5.6 tỷ đồng, tăng 79%.
Quý 2, lợi nhuận một số doanh nghiệp xuất khẩu như DRC hay CSM hưởng lợi đáng kể từ tỷ giá. Theo DRC, tỷ giá tăng từ đầu năm là một trong những nguyên nhân nâng hiệu quả xuất khẩu. Lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện của DRC đạt 16 tỷ đồng trong quý 2, gấp đôi cùng kỳ. Tương tự, CSM thu lãi từ tỷ giá 27 tỷ đồng, gấp 3 lần.
KQKD quý 2 của các doanh nghiệp cao su thành phẩm (Đvt: tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Lãi tăng nhờ giá mủ cao su ở mức cao
Ở nhóm khai thác, chế biến mủ cao su, GVR và các công ty thành viên hầu hết đều có quý gặt hái thuận lợi từ nhiều yếu tố như giá bán mủ cao su ở mức cao, lãi đậm từ thu nhập khác (thanh lý vườn cây cao su, bồi thường, đền bù,…).
Giá bán mủ cao su bình quân cao hơn cùng kỳ (lũy kế 6 tháng giá tăng 21.7%) bất chấp sản lượng đi lùi giúp doanh thu Cao su Đồng Phú D tăng 59%, đạt 233 tỷ đồng; lãi ròng tăng đến 118%, ghi nhận 73 tỷ đồng. Dù vậy, kết quả này được hỗ trợ lớn bởi thu nhập từ đền bù, bồi thường số tiền 61 tỷ đồng, gấp 3.6 lần quý 2/2023.
Tương tự, giá bán mủ tăng đưa doanh thu Cao su Tây Ninh T lên hơn 90 tỷ đồng, tăng 31%. Lãi gộp gấp 3 lần cùng kỳ. Thu nhập khác giúp Công ty lãi ròng gần 13 tỷ đồng, tăng 82%.
Trong khi đó, BRR và RTB là 2 cái tên duy nhất doanh thu giảm. Trường hợp Cao su Bà Rịa (UPCoM: BRR) vẫn lãi đậm 34 tỷ đồng, tăng 23% nhờ thanh lý vườn cây cao su. Riêng Cao su Tân Biên (UPCoM: RTB) giảm cả doanh thu lẫn lãi ròng dù tăng 32% thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
Bất chấp doanh thu tăng đến 146%, lên 272 tỷ đồng, lãi ròng Cao su Phước Hòa chỉ bằng nửa cùng kỳ, gần 65 tỷ đồng do không còn lãi từ thanh lý cây cao su và thất thu từ hoạt động tài chính.
Các doanh nghiệp trên đóng góp một phần vào bức tranh chung của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP . Doanh thu và lãi ròng theo đó lần lượt 4.6 ngàn tỷ đồng và 864 tỷ đồng, cải thiện 8% và 56%. Với “ông lớn” ngành cao su, thuận lợi hơn cùng kỳ còn nhờ hoạt động chế biến gỗ và lãi từ công ty liên doanh, liên kết đều tăng, trong khi lãi vay giảm đáng kể.
KQKD quý 2 nhóm GVR và các công ty thành viên (Đvt: tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Một số doanh nghiệp cao su còn lại cũng phần lớn cho kết quả khả quan. Nổi bật là Cao su Công nghiệp I với doanh thu gần 15 tỷ đồng, tăng 72% nhờ tiêu thụ sản phẩm mủ cao su RSS tăng, giúp lãi 4.1 tỷ đồng, tích cực hơn mức lỗ 4.5 tỷ đồng trước đó.
Dù doanh thu giảm và tiếp tục kinh doanh dưới giá vốn nhưng Cao su Sông Bé S vẫn thoát lỗ với lãi ròng hơn 50 triệu đồng. Kết quả này là nhờ nhượng bán, thanh lý tài sản. Thu từ bán mủ cao su của Cao su Đắk Lắk D giúp doanh thu tăng nhưng vẫn tiếp tục lỗ.
Cao su Thống Nhất T đi lùi cả doanh thu và lợi nhuận. Trong đó, sản lượng tiêu thụ mủ cao su giảm và không còn thu lớn từ thanh lý cây cao su, khiến lãi ròng giảm 45% còn chưa đầy 11 tỷ đồng.
KQKD quý 2 nhóm doanh nghiệp còn lại (Đvt: tỷ đồng)Nguồn: VietstockFinance
Thu nhập khác lên cao trong nhiều quý
Không chỉ hưởng lợi từ giá bán hay tỷ giá, quý 2/2024 ghi nhận nhiều doanh nghiệp cao su có thu nhập khác tăng mạnh, đóng góp đáng kể vào lợi nhuận cuối cùng.
Đơn cử, thanh lý vườn cây cao su giúp thu nhập khác của BRR đạt 23 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Mức cao nhất kể từ quý 2/2022. Đền bù, bồi thường góp phần đưa thu nhập khác của DPR gấp 5 lần, hơn 53 tỷ đồng và lên cao nhất từ quý 4/2022. RTB thu 70 tỷ đồng từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, tăng 43%. Những cái tên như CSM, TRC, SBR cũng báo tăng hàng chục phần trăm. Thu nhập khác của GVR theo đó cũng tăng 19%, đạt 417 tỷ đồng.
Về triển vọng ngành, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho rằng ngành cao su thiên nhiên thế giới đang bước vào giai đoạn thiếu hụt nguồn cung. Giá cao su theo đó dự phóng có thể tiếp tục neo cao khi thị trường toàn cầu chứng kiến sự thâm hụt khoảng 600-800 ngàn tấn mỗi năm. Cụ thể, với giá cao su TSR20 sẽ đạt mức 1.6-1.8USD/kg (40-45 triệu đồng/tấn, tỷ giá 25,000 đồng/USD) trong giai đoạn 2024-2025.
Nguồn cung tại Việt Nam có thể phục hồi với tốc độ tăng trưởng 3-5%/năm và đạt sản lượng 1.36-1.4 triệu tấn trong giai đoạn 2024-2025. Đến năm 2030, diện tích khai thác ước tính giảm mỗi năm từ 1-2%, còn khoảng 800-850 ngàn ha (so với 930 ngàn ha năm 2023) và dự kiến sản lượng khai thác mỗi năm sẽ từ 1.3-1.5 triệu tấn/năm.
Theo PHS, các doanh nghiệp ngành cao su sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng tăng giá bán và khả năng tăng thị phần xuất khẩu khi các thị trường khác phải đối mặt với sự thiếu hụt. Tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ trung bình 4-6%/năm giai đoạn 2024-2025 nhờ triển vọng đến từ ngành ô tô, đặc biệt là Trung Quốc.
Tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1 của GVR cuối tháng 3, Phó Tổng Giám đốc GVR ông Trần Thanh Phụng thừa nhận giá bán bình quân mủ cao su ở mức cao nhưng “bất thường” và “chịu tác động kép” do đang trong mùa thấp điểm và giá dầu tăng cao. “Mức giá bình quân năm 2024 vẫn sẽ cao hơn 2023 tầm 2-3 triệu đồng/tấn, tương ứng 34-35 triệu đồng/tấn”, lãnh đạo dự báo.
So sánh diễn biến giá cao su năm 2023 và năm 2024. Nguồn: Thị trường hàng hoá
Tử Kính
FILI
Đã giữa tháng 7, nhưng nhiều doanh nghiệp niêm yết vẫn đang xin lùi thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, nhiều nơi còn chưa chốt được ngày.
Ảnh minh họa
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, ĐHĐCĐ phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trong trường hợp cần thiết, HĐQT Công ty có thể gia hạn cuộc họp này, song không không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Tính đến hết ngày 30/06/2024, mùa ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 đã chính thức khép lại. Tuy nhiên, tới thời điểm này, vẫn còn hàng loạt doanh nghiệp trên sàn HOSE, HNX và thị trường UPCoM chưa tổ chức được Đại hội.
Phần lớn doanh nghiệp đưa ra những lý do chung chung, “vô thưởng vô phạt” như hoàn thiện tài liệu/văn kiện hay để công tác chuẩn bị được chu đáo... qua đó lỡ hẹn kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên trước ngày 30/06/2024.
Một số công ty đã gia hạn tổ chức ĐHĐCĐ đến cuối tháng 7, thậm chí sang đến đầu tháng 8/2024, như trường hợp của CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây (Sabibeco, UPCoM: SBB), CTCP Giống cây trồng Hải Dương H, CTCP Xây dựng - Địa ốc Cao su R, CTCP Cấp nước Sóc Trăng S.
Trong khi đó, không ít doanh nghiệp niêm yết tới nay còn chưa chốt ngày tổ chức đại hội (lần 1) như CTCP Tổng Bách Hóa T, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh - CTCP (Mitraco, UPCoM: MTA)...
Lý do khách quan “triệu tập bất thành”
Nhiều trường hợp doanh nghiệp chưa thể hoàn tất ĐHĐCĐ đúng thời hạn do lần 1 không đủ điều kiện để tiến hành (tỷ lệ cổ phần tham dự đại hội thấp hơn 50%), vì vậy phải triệu tập tới lần 2, thậm chí lần 3.
CTCP Spiral Galaxy S đã thông qua tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 lần 3 vào ngày 16/07. Trước đó, đại hội lần 1 (ngày 26/04) và lần 2 (ngày 14/06) đã không đủ điều kiện tổ chức, khi vẫn chỉ có 2 cổ đông, đại diện 3.68% số cổ phần có quyền biểu quyết.
Đây không phải lần đầu SPI đại hội bất thành. ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 của SPI cũng phải chờ tới lần thứ 3 mới có thể tổ chức. Thời điểm đó, chỉ có 3 cổ đông, đại diện 26.97% số cổ phần có quyền biểu quyết.
CTCP Đại Việt Group DVG D còn phải hoãn đại hội lần 3 sang ngày 29/07, thay vì ngày 28/06 như thông báo trước đó, với lý do khách quan và tình hình thực tế của Công ty.
Sau 2 lần bất thành vào ngày 26/04 và 31/05, cuộc họp lần tới của DVG chắc chắn sẽ diễn ra, do không còn cần thỏa mãn yêu cầu về tỷ lệ tham dự. Năm ngoái, ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 của DVG cũng phải tới lần thứ 3 mới thành công.
Tình trạng không thể tổ chức Đại hội lần 1 và phải thông báo mời họp lần 2 còn rơi vào trường hợp của CTCP PGT Holdings P, CTCP Chứng khoán APG A, CTCP Quốc Cường Gia Lai (HOSEL QCG), CTCP Quốc Tế Holding L và CTCP Đầu tư Sao Thăng Long D.
Hy hữu nhất là trường hợp của Quốc Cường Gia Lai khi Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Như Loan vắng mặt khiến cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 lần 1 bất thành trong ngày 30/06.
Thông tin tới cổ đông, đại diện QCG cho biết sức khỏe bà Loan không tốt, do phải phẫu thuật vào ngày 28/06, đồng thời cổ đông lớn là bà Nguyễn Ngọc Huyền My (con gái bà Loan) cũng không tham dự. Chủ tịch HĐQT QCG Lại Thế Hà hy vọng cổ đông thông cảm vì trường hợp bất khả kháng trên, đồng thời khẳng định sẽ cố gắng tổ chức sớm nhất trong lần tiếp theo.
Hiện bà Như Loan sở hữu 37.05% và bà My nắm 14.3% vốn QCG.
Một số lý do đặc biệt để xin gia hạn ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 có thể kể đến như CTCP Địa chính Hà Nội D, do UBND TP. Hà Nội chưa có quyết định về việc cử người đại diện phần vốn Nhà nước tại Công ty, khi ông Nguyễn Đức Hào - Chủ tịch HĐQT nghỉ hưu theo quy định.
Hay như CTCP 26 (UPCoM: X26), CTCP X20 (HNX: X20) phải chờ thủ tục thẩm định, chấp thuận của Bộ Tài Chính; còn CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản HUDLAND (UPCoM: HLD) chưa hoàn tất các thủ tục xin ý kiến công ty mẹ và cơ quan quản lý cấp trên về các nội dung họp ĐHĐCĐ...
Cổ phiếu nhận án cảnh báo
Theo Quy chế và giao dịch chứng khoán niêm yết của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, tổ chức niêm yết chưa họp ĐHĐCĐ thường niên quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính sẽ vào diện chứng khoán bị cảnh báo.
Với lý do trên, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào diện cảnh báo, dù vẫn đang trong diện kiểm soát và hạn chế giao dịch từ ngày 20/05/2024.
Đáng nói, HTP có 2 lần dời ngày ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, dự kiến trong tháng 7, nhưng chưa có thời gian cụ thể, thay vì không vượt quá ngày 30/06 như đề cập trước đó. Lý do vẫn là cần thời gian để chuẩn bị hồ sơ, tài liệu đại hội.
Cổ phiếu CTCP DRH Holdings D và CTCP Tập đoàn Nhựa Đông Á D cũng nhận án cảnh báo vì chưa tổ chức ĐHĐCĐ, dù cả 2 đều thuộc diện hạn chế giao dịch (chỉ được giao dịch phiên chiều) do chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2023 - quá 45 ngày so với thời gian quy định.
Vì việc này, DRH đã gia hạn ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 tới lần thứ 2 là ngày 19/07, nhưng cũng chưa chắc chắn, khi ghi chú thêm “hoặc một ngày khác, nhưng không trễ hơn 21 ngày kể từ ngày có BCTC kiểm toán năm 2023”.
Còn DAG dời Đại hội tới ngày 09/07, do cần thêm thời gian để thống nhất số liệu với đơn vị kế toán; kiện toàn nhân sự... Trong thư mời họp, Công ty chốt ngày tổ chức là 15/7, tức trễ gần 1 tuần.
Gợi lên “nỗi đau” cho nhà đầu tư
Dễ nhận thấy điểm chung ở các doanh nghiệp tổ chức ĐHĐCĐ muộn năm nay là tình hình kinh doanh không được thuận lợi, thậm chí thua lỗ nặng hay xáo trộn cổ đông lớn, bộ máy lãnh đạo, đặc biệt là giá cổ phiếu lao dốc mạnh...
Điển hình là trường hợp của Tổng CTCP Xây dựng Điện Việt Nam (VNECO, HOSE: VNE) phải thay đổi ngày ĐHĐCĐ thường niên 2024 không muộn hơn 15/09. Công ty cho biết, cần thêm thời gian để tập trung giải quyết các vấn đề tồn tại trên một số công trình trọng điểm nhằm hoàn thiện hồ sơ, tài liệu, số liệu trình ĐHĐCĐ xem xét, quyết định.
Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cổ phiếu VNE bị chuyển vào diện cảnh báo từ ngày 10/07, dù đang nằm trong danh sách kiểm soát do tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023 và thuộc diện cảnh báo do chậm nộp BCTC năm đã được kiểm toán trong 2 năm liên tiếp.
VNE giảm sàn 8 phiên liên tục trong tháng 10/2023. Biểu đồ: VietstockFinance
Trên sàn, cổ phiếu VNE từng gây sốc khi xuất hiện nhịp giảm 13 phiên liên tiếp, trong đó có chuỗi 8 phiên sàn kéo dài từ 17-26/10/2023, đưa thị giá lao dốc từ vùng 11,600 đồng/cp về 6,470 đồng/cp, tức giảm 44%. Tại văn bản giải trình "như văn mẫu", VNECO cho biết cổ phiếu biến động do thị hiếu nhà đầu tư, quy luật cung cầu thị trường, nằm ngoài sự kiểm soát của ban lãnh đạo; doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường.
Lợi nhuận ròng của VNE từ năm 2007-2023
Cùng diễn biến thị giá lao dốc, nhiều lãnh đạo và cổ đông lớn của VNECO liên tục “thoát hàng”, bao gồm nhiều giao dịch do công ty chứng khoán bán giải chấp. VNE cũng đánh dấu năm đầu tiên thua lỗ kể từ khi niêm yết trên HOSE vào năm 2007, với mức lỗ ròng hơn 18 tỷ đồng trên BCTC kiểm toán năm 2023, trong khi báo cáo tự lập lãi hơn 11 tỷ đồng và kém xa số lãi 15 tỷ đồng năm 2022.
Đáng nói, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của VNECO năm 2022-2023 ở trạng thái âm lần lượt gần 851 tỷ đồng và 231 tỷ đồng.
Thế Mạnh
FILI
ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của GVR đã thông qua việc bầu thay thế một số Thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát, trong đó có sự xuất hiện của Chủ tịch Hội đồng Đại học Kinh tế TPHCM Nguyễn Đông Phong. Lãnh đạo GVR cũng đưa ra nhận định về giá bán cao su hiện đang thuận lợi hơn cùng kỳ năm trước.
ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của GVR diễn ra sáng ngày 17/06/2024. Nguồn: Ảnh chụp màn hình
“Giá bán cao su năm nay đang thuận lợi hơn cùng kỳ”
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 sáng ngày 17/06, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP Trần Công Kha cho hay do Tập đoàn đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 cuối tháng 3 và thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 cũng như giải đáp các thắc mắc của cổ đông nên mục đích đại hội lần này chỉ nhằm thông qua một số vấn đề còn lại, bao gồm miễn nhiệm và bầu mới Thành viên HĐQT, Thành viên BKS.
Chia sẻ về kế hoạch triển khai các khu công nghiệp, vị Chủ tịch cho biết GVR đang báo cáo và trình các cấp có thẩm quyền để xin ưu tiên cho Tập đoàn và các công ty thành viên làm chủ đầu tư các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên đất cao su mà Tập đoàn đang quản lý nhưng diện tích bao nhiêu vẫn cần sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền.
Về khu công nghiệp Nam Tân Uyên, GVR đang triển khai theo kế hoạch đã được phê duyệt và trình UBND tỉnh Bình Dương về các thủ tục liên quan. Đối với khu công nghiệp Minh Hưng 3 và khu công nghiệp Rạch Bắp giai đoạn 2 đang được trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Về liên doanh Visorutex, theo lãnh đạo, hiện đã hết thời gian hoạt động theo nghị định thư của hai Chính phủ (trước đây giữa Việt Nam và Liên Xô) và đang báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định. Thông tin cụ thể sẽ được thông báo lại sau cho các cổ đông.
Đến nay, GVR tiêu thụ 150 ngàn tấn, đạt khoảng 29% so với kế hoạch. Giá bán bình quân khoảng 38.4 triệu đồng/tấn. Giá bán năm nay đang thuận lợi hơn, cao hơn khoảng 6 triệu đồng/tấn so với cùng kỳ. “Đây là tín hiệu đáng mừng”, ông Kha nói.
Chủ tịch Hội đồng Đại học Kinh tế TPHCM làm Thành viên độc lập HĐQT
Đại hội lần này bầu ông Đỗ Hữu Phước làm Thành viên HĐQT và ông Nguyễn Đông Phong làm Thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2021-2026; đồng thời chấp thuận ông Phạm Văn Hỏi Em làm Trưởng BKS thay vị trí của ông Đỗ Khắc Thăng.
Ông Đỗ Hữu Phước (sinh năm 1968) tham gia vào Tập đoàn cao su từ năm 2003 và được bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng Giám đốc từ năm 2022. Hiện ông đại diện 12.9% phần vốn của Nhà nước và là người đại diện vốn của GVR tại các công ty gồm CTCP Gỗ MDF VRG Dongwha, CTCP Gỗ MDF VRG Kiên Giang, CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên và Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.
Ông Nguyễn Đông Phong (1960) hiện đang là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Kinh tế TPHCM; còn ông Phạm Văn Hỏi Em (1975) làm Kế toán trưởng GVR từ năm 2020.
Ông Đỗ Khắc Thăng (cầm hoa) thôi làm Trưởng BKS nhiệm kỳ 2021 – 2026. Nguồn: Ảnh chụp màn hình
Ông Đỗ Hữu Phước (cầm hoa) trúng cử làm Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021 – 2026. Nguồn: Ảnh chụp màn hình
Ông Nguyễn Đông Phong (cầm hoa) được bầu làm Thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2021 – 2026. Nguồn: Ảnh chụp màn hình
Tại đại hội bất thường cuối tháng 3, Tập đoàn đặt mục tiêu 25 ngàn tỷ đồng doanh thu và thu nhập khác; kỳ vọng mang về 3.4 ngàn tỷ đồng lãi sau thuế. Kế hoạch này chỉ đi ngang so với thực hiện năm ngoái. Doanh nghiệp cao su dự tính đầu tư và phát triển hơn 1.1 ngàn tỷ đồng và chia cổ tức 3% vốn điều lệ.
Quý 1/2024, GVR ghi nhận gần 4.9 ngàn tỷ đồng tổng doanh thu và 475 tỷ đồng lãi ròng; trong khi doanh thu tăng 3.8% so với cùng kỳ thì lãi giảm 13.5% do thu nhập từ bồi thường thu hồi đất, trả đất về địa phương kỳ này giảm so với kỳ trước, qua đó đi được lần lượt 20% và 14% chặng đường doanh thu và lãi sau thuế kế hoạch.
Đại hội khi đó cũng đã miễn nhiệm Thành viên HĐQT đối với ông Phạm Văn Thành và Huỳnh Văn Bảo do nghỉ hưu theo chế độ; miễn nhiệm Thành viên độc lập HĐQT đối với ông Phan Mạnh Hùng theo đơn từ nhiệm.
Ngoài ra, Tập đoàn cao su đã thông qua chỉ tiêu chiến lược, kế hoạch chủ yếu cho giai đoạn 2026-2030. Cụ thể, GVR sẽ nâng tỷ trọng doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh chính (gồm trồng, chế biến, kinh doanh cao su, chế biến gỗ nhân tạo, sản phẩm công nghiệp cao su, kinh doanh khu công nghiệp/cụm công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao) đạt 95% đến năm 2030; lợi nhuận chiếm 70-80%. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này dự kiến 5-6%/năm.
Tử Kính
FILI
Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
VĨ MÔ ĐẦU TƯ
TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
Tùng Phong
FILI
Hai chỉ số thị trường đã trải qua một tuần giao dịch (13-17/05/2024) đầy hưng phấn. VN-Index có thêm tuần tăng điểm thứ 4 liên tiếp, lên mức 1,273.11 điểm (tăng 2.28%). HNX-Index kết thúc tuần ở mức 241.54 điểm, tăng 2.49% so với cuối tuần giao dịch trước.
Thanh khoản toàn thị trường chứng khoán tuần qua duy trì ở mức tương đối cao. Trên sàn HOSE, khối lượng khớp lệnh trung bình mỗi phiên tăng nhẹ 2%, lên gần 817 triệu cp/phiên. Đối với HNX, thanh khoản trung bình tăng 11%, đạt hơn 99 triệu cp/phiên.
Thị trường đang vào giai đoạn trũng thông tin nên ít có thông tin tác động tác động mạnh tới thị trường. Thông tin vĩ mô đáng chú ý trong nước vẫn xoay quanh câu chuyện của ngành Ngân hàng như tỷ giá và giá vàng. Ngoài ra, thông tin tích cực khác Chính phủ đồng ý với đề xuất là sẽ trình thông qua vấn đề đưa Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 01/07/2024, thay vì 01/01/2025.
Trên thị trường quốc tế, thông tin vẫn chủ yếu xoay quanh câu chuyện tăng, giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhưng hiện tại chưa có tình tiết mới, ngoại trừ việc Mỹ công bố CPI tháng 4 tăng 0.3%, thấp hơn ước tính.
Xét theo mức độ ảnh hưởng, VN-Index tiếp tục phục hồi mạnh mẽ nhờ sự trở lại của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Đây là nhóm khá "im hơi lặng tiếng" trong thời gian qua.
“Ngôi sao” sáng nhất thuộc về LPB khi đóng góp hơn 2 điểm cho chỉ số. Từ đầu tháng 4 đến nay, thị giá mã này liên tục lập đỉnh mới và chạm mốc cao nhất lịch sử niêm yết là 23,200 đồng/cp vào phiên 17/05, tăng gần 50% sau 3 tháng.
Cổ phiếu LPB thu hút sự quan tâm của dòng tiền có thể do kết quả kinh doanh quý 1/2024 khởi sắc, với lãi trước thuế 2,886 tỷ đồng, tăng 85% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được hơn 27% kế hoạch năm. Đây cũng là quý lãi cao nhất từ trước đến nay mà LPBank đạt được.
Ngày 17/05, NHNN đã chấp thuận đề nghị tăng vốn của LPBank theo phương án chào bán thêm tối đa 800 triệu cp cho cổ đông hiện hữu để nâng vốn điều lệ từ 25,576 tỷ đồng lên 33,576 tỷ đồng.
VPB, TCB và MBB cũng là những dấu ấn tích cực của nhóm cổ phiếu “vua” trong tuần qua, lần lượt đóng góp khoảng 1.8 điểm, hơn 1.1 điểm và hơn 0.8 điểm cho chỉ số chung.
Cổ phiếu ngân hàng bật tăng mạnh sau khi NHNN công bố Dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Theo đó, NHNN dự kiến gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa, tức là sẽ kéo dài đến hết ngày 31/12 thay vì kết thúc vào ngày 30/06/2024.
Chỉ có “anh cả” VCB là đại diện ngân hàng duy nhất ở trong nhóm cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất tuần, tuy nhiên mức giảm không lớn, vỏn vẹn hơn 0.2 điểm.
Tạo động lực tăng điểm chính cho VN-Index tuần qua còn có nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trong rổ VN30, bao gồm: VIC, MSN, GVR, HPG, FPT và HVN. Số cổ phiếu này đóng góp hơn 8.6 điểm cho chỉ số chung.
Nguồn: VietstockFinance
Sắc xanh bao phủ rổ VN30 tuần qua khi có tới 28 mã tăng, cổ phiếu VPB tăng mạnh nhất rổ, đóng góp hơn 4.2 điểm cho chỉ số. Theo sau là FPT gần 3.8 điểm; HPG khoảng 3.7 điểm; MSN gần 3.4 điểm... Phía bên kia, chỉ có 2 mã giảm giá là VCB và PLX, lấy đi trên dưới 0.1 điểm mỗi mã.
Nguồn: VietstockFinance
Đối với HNX-Index, MBS là trụ đỡ tăng điểm chính đóng góp hơn 1 điểm cho chỉ số, cùng với DTK, KVS và PVS lần lượt đem lại từ 0.6-0.8 điểm mỗi mã. Chiều ngược lại, các mã giảm tác động không đáng kể đều dưới 0.1 điểm.
Nguồn: VietstockFinance
Thế Mạnh
FILI
Các doanh nghiệp cao su hướng đến năm 2024 với tâm lý chung là thận trọng, thể hiện qua kế hoạch 2024 hầu hết tương đương hoặc sụt giảm so với năm 2023.
Trong số 8 doanh nghiệp cao su đã công bố chỉ tiêu năm 2024, gồm cả doanh nghiệp đã được ĐHĐCĐ thông qua và sắp trình ĐHĐCĐ, có sự trái chiều với 4 doanh nghiệp đặt kế hoạch tăng trưởng và 4 doanh nghiệp đi lùi.
Kế hoạch kinh doanh hợp nhất năm 2024 của doanh nghiệp cao su
Nguồn: Người viết tổng hợpSRC đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ nhất, doanh thu 2,000 tỷ đồng, tăng 62% so với thực hiện năm 2023, đóng góp chủ đạo từ hoạt động thương mại 1,030 tỷ đồng, còn lại 970 tỷ đồng đến từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Lãi trước thuế 100 tỷ đồng, tăng đến 256%.
Thực tế, những con số này đúng bằng kế hoạch năm 2023 mà SRC đã không thể hoàn thành. Tuy nhiên, nếu mọi thứ suôn sẻ theo dự định của SRC, kỷ lục doanh thu mới sẽ được xác lập, tính từ thời điểm niêm yết năm 2009, còn lãi trước thuế cũng chỉ thấp hơn con số 117 tỷ đồng năm 2009.
Cũng đặt kế hoạch tăng trưởng cao là CSM với lãi trước thuế tăng 14% lên 80 tỷ đồng; tuy nhiên, doanh thu dự tính giảm 9% còn hơn 5,024 tỷ đồng. Năm 2024, CSM dự tính không ghi nhận sản phẩm cao su bán thành phẩm, do không còn hợp đồng cung cấp loại cao su này cho đối tác Camso – công ty hàng đầu thế giới về sản xuất lốp xe nâng. Theo chia sẻ của Tổng Giám đốc CSM Phạm Hồng Phú tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, cao su bán thành phẩm vẫn có đóng góp vào kết quả kinh doanh 2 quý đầu năm cho CSM, do phía Camso chưa vận hành được hệ thống máy.
Theo tính toán, kế hoạch 2024 của CSM chỉ tương đương 64% kế hoạch năm 2023, phản ánh tâm lý thận trọng của ban lãnh đạo sau một năm nhiều khó khăn và không hoàn thành mục tiêu đề ra.
Hai doanh nghiệp còn lại kỳ vọng tăng trưởng trong năm 2024 là BRR và GVR, lần lượt tăng 7% và 2% so với thực hiện 2023, nhưng giảm nhẹ 1% và tăng 2% so với kế hoạch 2023.
Ngược lại, 4 doanh nghiệp đặt kế hoạch đi lùi là DRC, DRI, SBR và HRC. Trong đó HRC dự kiến lãi ròng giảm đến 32%, còn gần 5.5 tỷ đồng, tương đương kế hoạch 2023.
Tương tự HRC, SBR và DRI đặt kế hoạch 2024 đi lùi lần lượt 40% và 21% so với thực hiện năm 2023 nhưng không khác biệt là mấy với kế hoạch của năm cũ.
DRC là trường hợp duy nhất đều sụt giảm khi so sánh với kế hoạch 2023 (giảm 14%) và thực hiện 2023 (giảm 7%). Cụ thể, cho năm 2024, DRC ước tính giá trị sản xuất công nghiệp 5,124 tỷ đồng, tăng 21% so với thực hiện 2023; tổng doanh thu tiêu thụ 5,400 tỷ đồng, tăng 16% và kim ngạch xuất khẩu 146 triệu USD, tăng 16%; doanh thu thuần 5,151 tỷ đồng, tăng 15%; lãi ròng 228 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp vượt kế hoạch 2023 nhờ chủ động thận trọng
Trước diễn biến giá cao su giảm, năm 2023, tổng lãi ròng ngành cao su, săm lốp giảm 29% so với năm trước, còn khoảng 4,307 tỷ đồng, phần lớn do ảnh hưởng từ kết quả không khả quan của “ông lớn” GVR. Chỉ có 3 doanh nghiệp tăng trưởng lãi ròng, gồm HRC, SBR và SRC, còn lại 10 doanh nghiệp giảm lãi.
Kết quả lãi ròng các doanh nghiệp cao su, săm lốp năm 2023 Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: Người viết tổng hợpTuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn hoàn thành kế hoạch năm 2023, nhờ đặt mục tiêu thận trọng. Một số khác không đạt do các con số mục tiêu quá cao.
Tình hình hoàn thành kế hoạch năm 2023 của doanh nghiệp cao su, săm lốp
Nguồn: Người viết tổng hợpXu hướng chuyển đổi đất cao su thành đất khu công nghiệp
Giai đoạn 2021-2030, nguồn cung các khu công nghiệp (KCN) phía Nam phần lớn từ đất cao su. Tại tỉnh Đồng Nai, diện tích KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sử dụng đất cao su chuyển đổi đạt 6,760ha (chiếm 91% tổng diện tích) đến 2025 và 2,000ha giai đoạn 2025-2030 (chiếm 48% tổng diện tích). Còn tại các tỉnh Đông Nam bộ khác như Bình Dương, Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu, ước đạt lần lượt 3,084ha, 2,994ha và 3,933ha đến năm 2025.
Việc chuyển đổi đất cao su sang KCN sẽ giúp tạo nguồn cung mới trong bối cảnh tỷ lệ lấp đầy tại các KCN phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương đạt trên 93%.
Với vị thế là doanh nghiệp đầu ngành, GVR sẽ dẫn đầu quy mô giảm diện tích trồng cao su để chuyển đổi thành đất KCN. Trong các đơn vị thành viên của GVR, có thể kể đến PHR với KCN Tân Lập 1, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt diện tích 200ha cho giai đoạn 2021-2030; KCN Bắc Đồng Phú mở rộng diện tích 317ha và Nam Đồng Phú mở rộng 480ha của CTCP KCN Bắc Đồng Phú; KCN Bắc Đồng Phú (giai đoạn 3) diện tích 400ha và Nam Đồng Phú (giai đoạn 2) diện tích 900ha được bổ sung mới cho giai đoạn 2021-2030, cũng thuộc CTCP KCN Bắc Đồng Phú.
Chi phí đền bù đất trồng cây cao su cũng được dự báo tăng 30-50% so với chi phí các giao dịch trong quá khứ và áp dụng theo các phương pháp định giá từ Luật đất đai sửa đổi.
Huy Khải
FILI
Marque blanche
API de données
Plug-ins Web
Créateur d'affiches
Programme d'affiliation
Le risque de perte dans la négociation d'instruments financiers tels que les actions, les devises, les matières premières, les contrats à terme, les obligations, les ETF et les crypto-monnaies peut être substantiel. Vous pouvez subir une perte totale des fonds que vous déposez auprès de votre courtier. Par conséquent, vous devez examiner attentivement si ce type de négociation vous convient, compte tenu de votre situation et de vos ressources financières.
Aucune décision d'investissement ne doit être prise sans avoir procédé soi-même à une vérification préalable approfondie ou sans avoir consulté ses conseillers financiers. Le contenu de notre site peut ne pas vous convenir car nous ne connaissons pas votre situation financière et vos besoins en matière d'investissement. Nos informations financières peuvent avoir un temps de latence ou contenir des inexactitudes, de sorte que vous devez être entièrement responsable de vos décisions en matière de négociation et d'investissement. La société ne sera pas responsable de vos pertes en capital.
Sans l'autorisation du site web, vous n'êtes pas autorisé à copier les graphiques, les textes ou les marques du site web. Les droits de propriété intellectuelle sur le contenu ou les données incorporées dans ce site web appartiennent à ses fournisseurs et marchands d'échange.