Citations
Nouvelles
Analyse
Utilisateur
24/7
Calendrier économique
Education
Données
- Des noms
- Dernier
- Précédent
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
Pas de données correspondantes
Graphiques Gratuit pour toujours
Chat F&Q avec des Experts Filtres Calendrier économique Données OutilFastBull VIP FonctionnalitésTendances du marché
Principaux indicateurs
Dernières vues
Dernières vues
Sujets d'actualité
L’argent fait tourner le monde et la monnaie est une marchandise permanente. Le marché des changes est plein de surprises et d'attentes.
Sur les marchés financiers mondiaux, la bourse sert de baromètre économique et a toujours été au centre de l'attention des investisseurs. Son ascension et sa chute ont un impact profond sur l’économie de divers pays.
Les marchés financiers restent stables mais affichent un sentiment d'anticipation nerveuse alors que la nouvelle semaine commence. Les conflits entre Israël et le Hamas continuent d’occuper le devant de la scène, avec des inquiétudes croissantes quant au risque que la violence engloutisse l’ensemble de la région.
Le marché obligataire est le marché financier le plus ancien, mature, non innovant mais indispensable, tandis que la dette est un ancien vortex commun, discret mais redoutable.
Les meilleurs chroniqueurs
Salut! Êtes-vous prêt à vous impliquer dans le monde financier ?
Les dernières nouvelles et les événements financiers mondiaux.
J'ai 5 ans d'expérience en analyse financière, notamment dans les aspects d'évolution macroéconomique et de jugement de tendances à moyen et long terme. Je me concentre principalement sur l'évolution du Moyen-Orient, des marchés émergents, du charbon, du blé et d'autres produits agricoles.
Coach de trading en chef et conférencier BeingTrader, plus de 8 ans d'expérience dans le trading du marché des changes, principalement XAUUSD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY et pétrole brut. Un trader et analyste confiant qui vise à explorer diverses opportunités et à guider les investisseurs sur le marché. En tant qu'analyste, je cherche à améliorer l'expérience du trader en le soutenant avec suffisamment de données et de signaux.
Dernière mise à jour
Risk Warning on Trading HK Stocks
Despite Hong Kong's robust legal and regulatory framework, its stock market still faces unique risks and challenges, such as currency fluctuations due to the Hong Kong dollar's peg to the US dollar and the impact of mainland China's policy changes and economic conditions on Hong Kong stocks.
HK Stock Trading Fees and Taxation
Trading costs in the Hong Kong stock market include transaction fees, stamp duty, settlement charges, and currency conversion fees for foreign investors. Additionally, taxes may apply based on local regulations.
HK Non-Essential Consumer Goods Industry
The Hong Kong stock market encompasses non-essential consumption sectors like automotive, education, tourism, catering, and apparel. Of the 643 listed companies, 35% are mainland Chinese, making up 65% of the total market capitalization. Thus, it's heavily influenced by the Chinese economy.
HK Real Estate Industry
In recent years, the real estate and construction sector's share in the Hong Kong stock index has notably decreased. Nevertheless, as of 2022, it retains around 10% market share, covering real estate development, construction engineering, investment, and property management.
Hong Kong, Chine
Ho Chi Minh, Vietnam
Dubaï, Émirats arabes unis
Lagos, Nigeria
Le Caire, Égypte
Marque blanche
API de données
Plug-ins Web
Programme d'affiliation
Tout voir
Pas de données
Non connecté
Se connecter pour accéder à d'autres fonctionnalités
FastBull VIP
Pas encore
Acheter
Se connecter
S'inscrire
Hong Kong, Chine
Ho Chi Minh, Vietnam
Dubaï, Émirats arabes unis
Lagos, Nigeria
Le Caire, Égypte
Marque blanche
API de données
Plug-ins Web
Programme d'affiliation
Lo cho ‘sức khỏe’ của các công ty chứng khoán
Chứng khoán là một trong những nhóm ngành được thị trường mong đợi báo cáo kết quả kinh doanh quý III nhất. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường èo uột và mảng môi giới ngày càng ảm đạm đã khiến “sức khỏe” của nhóm này suy giảm.
Theo số liệu thống kê mới nhất, trong số các công ty chứng khoán (CTCK) đã công bố báo cáo tài chính (BCTC) quý III/2024, nhiều CTCK ghi nhận lợi nhuận sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, thậm chí còn lỗ nặng.
Nhiều công ty báo lợi nhuận sụt giảm mạnh
Điển hình như Chứng khoán Everest (EVS), trong quý III, doanh thu hoạt động giảm 74% so với cùng kỳ xuống 36 tỷ, hầu hết các mảng như tự doanh, cho vay và môi giới đều sụt mạnh. Chi phí hoạt động tăng càng khiến EVS lỗ tới hơn 35 tỷ, trở thành CTCK lỗ nặng nhất ngành cho tới thời điểm hiện tại.
Số lỗ trong quý III khiến lợi nhuận trước thuế (LNTT) luỹ kế 9 tháng đầu năm 2024 của EVS sụt mạnh về còn chưa tới 5 tỷ, giảm 88% so với cùng kỳ năm trước.
Chung số phận, Chứng khoán Phố Wall (WSS) công bố lỗ ròng 8,8 tỷ đồng trong quý III/2024, một phần do gia tăng lỗ từ hoạt động tự doanh tài sản tài chính FVTPL. Đây đã là quý thua lỗ thứ 5 liên tiếp của Chứng khoán Phố Wall.
Kết quả này đã kéo tổng lỗ của công ty lên tới 33 tỷ đồng sau 9 tháng, khiến kế hoạch đạt lợi nhuận sau thuế 4,4 tỷ đồng cho cả năm trở nên ngày càng mờ mịt.
Hay như Chứng khoán CV (CVS) báo lỗ trước thuế gần 10 tỷ đồng trong quý III, ghi nhận quý thứ 9 liên tiếp kinh doanh thua lỗ. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, CVS đạt hơn 7 tỷ đồng doanh thu hoạt động, tăng trưởng 115% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lỗ trước thuế gần 24 tỷ đồng.
Chứng khoán Thủ Đô (CASC) dù vẫn đạt lợi nhuận 3,2 tỷ đồng trong quý III nhờ vào việc thắt chặt chi phí, nhưng lũy kế 9 tháng báo lỗ sau thuế 2,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước còn lãi 10,6 tỷ đồng.
Còn Chứng khoán Stanley Brothers (SBSI) báo lỗ gần 6 tỷ đồng trong quý III.
Trong khi đó, một số CTCK khác ghi nhận lợi nhuận giảm như Chứng khoán FPT (FPTS, mã: FTS) đạt 103 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý III/2024, giảm mạnh 51% so với cùng kỳ.
Hay như Chứng khoán Thành Công (TCSC, mã: TCI) báo lãi trước thuế 20 tỷ, giảm 3%.
Chứng khoán KIS Việt Nam ghi nhận lãi ròng gần 106 tỷ đồng, giảm 27%.
Còn Chứng khoán VIX (VIX) ghi nhận lợi nhuận quý III đạt 265,3 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước và tăng 113% so với quý II. Tuy nhiên, lũy kế 9 tháng, công ty chỉ đạt lợi nhuận sau thuế 551 tỷ đồng, giảm gần 30%, chỉ hoàn thành 52% kế hoạch năm.
Vì đâu nên nỗi?
Nhìn chung, trong kỳ kinh doanh vừa qua, thị trường chứng khoán (TTCK) đi ngang với biên độ hẹp, dòng tiền không vào mạnh trước những lo ngại rủi ro vĩ mô trên thế giới, và thiên tai ảnh hưởng nặng đến kinh tế trong nước.
Mặt khác, từ đầu năm đến nay, VN-Index có mức tăng khoảng 12% nhưng có một vài nhịp điều chỉnh như tháng 4, tháng 8, hiệu suất 11 – 12% đã có lúc về chỉ còn 5%. Vì vậy, yếu tố mang tính biến động là một trong những rào cản khiến nhà đầu tư chưa mạnh dạn giải ngân. VN-Index nhiều lần không vượt ngưỡng 1.300 phần nào làm thu hẹp dòng tiền.
Trong bối cảnh đó, nhiều CTCK báo doanh thu, lợi nhuận đi lùi và cũng không ít đơn vị báo lỗ, đặc biệt mảng môi giới ngày càng ảm đạm.
Theo giới phân tích, những thách thức trong hoạt động kinh doanh không chỉ ảnh hưởng đến các con số tài chính mà còn tác động sâu sắc đến khả năng phát triển bền vững và khả năng hồi phục của từng công ty trong tương lai.
Dù vậy, dưới góc nhìn tích cực, giới phân tích chỉ ra một số câu chuyện thúc đẩy dòng tiền vào TTCK thời gian tới. Việc thanh khoản tăng cao giúp VN-Index khởi sắc, từ đó thu hút thêm hoạt động mua bán cũng như mở tài khoản mới, qua đó giúp các CTCK “hồi sức”.
Trước hết là câu chuyện tăng trưởng, mức tăng trưởng GDP trong 9 tháng đầu năm rất cao, dự báo cả năm 2024 có thể đạt mức 7%. Khi kinh tế phục hồi thì lợi nhuận doanh nghiệp chắn chắn phục hồi. Theo dự báo gần đây nhất của Bloomberg, tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp trong năm 2024 sẽ ở mức khoảng 16% so với năm 2023, sang năm 2025 đạt 26%.
“Lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng là yếu tố thúc đẩy dòng tiền quay trở lại TTCK để tìm đến cơ hội đầu tư tốt”, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho biết.
Bên cạnh đó là chính sách tiền tệ. Dữ liệu cho thấy trong 10 năm trở lại đây, khi lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh hạ dần xuống thì TTCK có xu hướng đi lên về mặt dài hạn.
Cụ thể, từ giai đoạn hạ lãi suất 2011 – 2016, lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm giảm rất nhanh thúc đẩy dòng tiền đổ vào TTCK. Giai đoạn thứ 2, Covid năm 2019 và 2020, lãi suất tái cấp vốn về đáy lịch sử, lợi suất trái phiếu Chính phủ về mức thấp và TTCK đi lên. Đến cuối năm 2022, lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu ở mức cao kỷ lục và bắt đầu đi xuống, lợi nhuận trái phiếu Chính phủ 5 năm cũng tạo đỉnh và đi xuống thì TTCK tạo đáy và đi lên.
Kỳ vọng trong giai đoạn tới, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục hạ lãi suất thì mức chênh lệch giữa VND và USD thu hẹp, câu chuyện tỷ giá không gây quá nhiều áp lực. Qua đó, Ngân hàng Nhà nước có dư địa cắt giảm lãi suất tái cấp vốn khoảng 25 điểm cơ bản vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Khi động thái này diễn ra, TTCK có nhịp phục hồi tốt giống nhịp phục hồi từ tháng 3 đến tháng 5 năm ngoái.
Cuối cùng là câu chuyện nâng hạng thị trường. Theo cập nhật mới nhất của FTSE Russell, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách theo dõi nâng hạng từ Cận biên lên Mới nổi. Song, Việt Nam cũng đã đạt được một số đánh giá tích cực, đặc biệt là Thông tư 68 của Bộ Tài chính ban hành ngày 19/8, gỡ bỏ ràng buộc ký quỹ đối với nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, tức là nhà đầu tư tổ chức nước ngoài không cần phải có sẵn tiền mặt và chỉ thực hiện thanh toán khi cổ phiếu về tài khoản.
Soi kết quả kinh doanh các công ty chứng khoán trong quý 3/2024
Thị trường đang bước vào giai đoạn "nở rộ" của mùa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024, trong đó chứng khoán là một trong những nhóm ngành được thị trường mong đợi nhất.
Trong kỳ kinh doanh vừa qua, thị trường chứng khoán đi ngang với biên độ hẹp, dòng tiền không vào trước những lo ngại rủi ro vĩ mô thế giới, ở trong nước thiên tai ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh đó, nhiều công ty chứng khoán báo doanh thu, lợi nhuận đi lùi và cũng không ít tổ chức báo lỗ, đáng chú ý mảng môi giới ngày càng ảm đạm.
Những thách thức trong hoạt động kinh doanh không chỉ ảnh hưởng đến các con số tài chính mà còn tác động sâu sắc đến khả năng phát triển bền vững và khả năng hồi phục của từng công ty trong tương lai.
NHIỀU DOANH NGHIỆP BÁO LỖ
Công ty Cổ phần Chứng khoán CV (CVS) đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2024, ghi nhận doanh thu hoạt động đạt hơn 4,5 tỷ, tăng trưởng gần 450% so với cùng kỳ năm trước. Phần lớn doanh thu của CVS đến từ lãi từ khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) với hơn 4 tỷ đồng, ngoài ra có gần 290 triệu đồng là doanh thu môi giới.
Tuy nhiên, chi phí hoạt động lên tới hơn 8 tỷ, tập trung tại khoản mục chi phí môi giới. Cộng thêm hơn 6 tỷ đồng chi phí quản lý doanh nghiệp, kết quả CVS lỗ trước thuế gần 10 tỷ đồng trong quý 3 vừa qua, ghi nhận quý thứ 9 liên tiếp kinh doanh thua lỗ. Hiện đây cũng là mức lỗ đậm nhất trong số những công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2024.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, CVS đạt hơn 7 tỷ đồng doanh thu hoạt động, tăng trưởng 115% so với cùng kỳ năm trước. Lỗ trước thuế gần 24 tỷ đồng.
Cùng số phận, Công ty Cổ phần Chứng khoán Phố Wall (WSS) vừa công bố lỗ ròng 8,8 tỷ đồng trong quý 3/2024, một phần do gia tăng lỗ từ hoạt động tự doanh tài sản tài chính FVTPL. Đây đã là quý thua lỗ thứ 5 liên tiếp của công ty.
Trong quý 3, WSS ghi nhận tổng doanh thu tăng 20%, đạt 5,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí hoạt động lại vọt lên gấp 4,3 lần, vượt mức 13 tỷ đồng, chủ yếu do lỗ từ tài sản tài chính FVTPL gia tăng đột biến sau khi đánh giá lại, khiến lợi nhuận “bốc hơi”. Kết quả này đã kéo tổng lỗ của công ty lên tới 33 tỷ đồng sau 9 tháng, làm cho kế hoạch đạt lợi nhuận sau thuế 4,4 tỷ đồng cho cả năm trở nên ngày càng mờ mịt.
Đến cuối tháng 9, danh mục tài sản FVTPL của WSS chỉ còn giá trị hợp lý gần 104 tỷ đồng, giảm 36% so với giá gốc và giảm 38% so với giá trị hợp lý đầu năm. Cơ cấu danh mục chủ yếu bao gồm cổ phiếu chưa niêm yết (thuộc sàn UPCoM), tất cả đều giảm giá trị sau khi đánh giá lại, với khoản đầu tư vào HAF tạm lỗ 55%, ILS 52% và MGG 27%.
Tương tự, Công ty Cổ phần Chứng khoán Thủ Đô (CASC) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024, cho thấy doanh thu giảm mạnh do công ty đang trong quá trình tái cấu trúc.
Trong kỳ báo cáo, CASC ghi nhận doanh thu chỉ đạt 9,7 tỷ đồng, giảm tới 64% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do sự suy giảm từ hoạt động lưu ký chứng khoán, trong khi các mảng khác ghi nhận doanh thu không đáng kể.
Theo thông tin từ doanh nghiệp, tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong năm 2024, cùng với việc tiến hành tái cấu trúc, là nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút này. Tuy nhiên, bất chấp doanh thu sụt giảm, CASC vẫn đạt lợi nhuận 3,2 tỷ đồng trong quý 3 nhờ vào việc thắt chặt chi phí.
Lũy kế trong 9 tháng, CASC ghi nhận tổng doanh thu 27,2 tỷ đồng, giảm 74% so với năm trước. Sự sụt giảm doanh thu, trong khi chi phí vẫn ở mức cao, đã dẫn đến khoản lỗ sau thuế 2,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước công ty còn lãi 10,6 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp khác là Công ty Cổ phần Chứng khoán Stanley Brothers (SBSI) báo lỗ gần 6 tỷ đồng trong quý 3. Công ty giải trình thị trường cổ phiếu biến động mạnh trong 9 tháng đầu năm khiến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Trong quý 3, doanh thu hoạt động đi ngang nhưng chi phí hoạt động lại tăng đáng kể, chủ yếu từ lỗ FVTPL
"NỖI BUỒN" DOANH THU MÔI GIỚI
Kết thúc quý 3, Công ty Cổ phần Chứng khoán VIX (mã chứng khoán: VIX) ghi nhận doanh thu hoạt động ấn tượng, đạt hơn 553,7 tỷ đồng, tăng 71% so với cùng kỳ năm trước và tăng 46% so với quý liền trước. Trong cơ cấu doanh thu, lãi từ mảng FVTPL chiếm ưu thế lớn nhất, đạt 401 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với năm trước. Lãi từ cho vay và phải thu cũng ghi nhận mức tăng 55,4%, đạt 110,7 tỷ đồng.
Ngược lại, doanh thu từ hoạt động môi giới lại giảm 18%, chỉ còn 25,8 tỷ đồng, trong khi lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) chỉ đạt 185,9 triệu đồng, giảm mạnh so với con số 43,5 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Sau khi trừ chi phí, Chứng khoán VIX ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 265,3 tỷ đồng, tăng 33% so với năm trước và tăng 113% so với quý 2. Tính lũy kế trong 9 tháng, công ty đạt lợi nhuận sau thuế 551 tỷ đồng, giảm gần 30%, chỉ hoàn thành 52% kế hoạch năm.
Trong quý 3/2024, Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam ghi nhận lãi ròng gần 106 tỷ đồng, đánh dấu mức giảm 27% so với cùng kỳ năm trước. Dù quy mô tài sản tăng mạnh lên hàng nghìn tỷ đồng, điều này không đồng nghĩa với việc hiệu quả kinh doanh cũng được cải thiện.
Lý do chính dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận đến từ doanh thu hoạt động trong kỳ, giảm 255 tỷ đồng xuống còn 590 tỷ đồng, chủ yếu do các mảng tự doanh và môi giới chứng khoán giảm sút.
Cụ thể, lãi từ tài sản tài chính FVTPL giảm 38%, chỉ còn gần 293 tỷ đồng, trong khi doanh thu từ môi giới chứng khoán giảm 33%, chỉ đạt hơn 91 tỷ đồng. Mặc dù khoản cho vay và phải thu tăng hơn 1.500 tỷ đồng so với đầu năm, doanh thu từ mảng này chỉ ghi nhận mức tăng khiêm tốn 9%, đạt gần 165 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhờ kết quả khả quan trong quý 1/2024, lợi nhuận tích lũy trong 9 tháng của Chứng khoán KIS vẫn tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 362 tỷ đồng.
VẪN CÓ NHIỀU ĐIỂM SÁNG
Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (mã chứng khoán: MBS) vừa là doanh nghiệp chứng khoán đầu tiên công bố báo cáo tài chính quý 3 với kết quả tương đối khả quan. Trong kỳ báo cáo này, MBS ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 806 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 179 tỷ đồng, tăng 8%.
Tính lũy kế trong 9 tháng, MBS đã ghi nhận doanh thu lên đến 2.363 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 578 tỷ đồng, lần lượt tăng 85% và 40% so với năm trước, qua đó hoàn thành 85% và 77,7% kế hoạch cả năm. Tuy nhiên, so với quý liền trước, lợi nhuận của MBS trong quý 3 đã giảm 17%, chấm dứt chuỗi tăng trưởng dương kéo dài suốt 6 quý liên tiếp trước đó.
Trong kỳ kinh doanh vừa qua, MBS đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong doanh thu từ hoạt động tự doanh và cho vay, lần lượt tăng gấp 10,9 lần và 1,4 lần so với năm trước. Thế nhưng, doanh thu từ hoạt động môi giới lại giảm tới 38% so với quý 3/2023 và 26% so với quý trước, chỉ còn gần 133 tỷ đồng, thể hiện sự sụt giảm đáng kể so với giai đoạn trước.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán DSC vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3 với nhiều điểm sáng ấn tượng. Doanh thu hoạt động đạt 147 tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) chiếm ưu thế với 77 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Lãi từ các khoản cho vay và phải thu cũng tăng 18%, đạt 45 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu từ môi giới giảm 43%, chỉ còn 22 tỷ đồng.
Mặc dù doanh thu tăng, nhưng chi phí hoạt động lại giảm mạnh 22%, xuống còn 28 tỷ đồng, trong đó chi phí môi giới chiếm phần lớn. Lợi nhuận sau thuế của DSC đạt 72 tỷ đồng, tăng trưởng ấn tượng 84% so với cùng kỳ và đánh dấu quý có lợi nhuận cao nhất kể từ khi công ty bắt đầu công bố kết quả kinh doanh theo quý vào năm 2010.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, DSC ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 393 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 151 tỷ đồng, tương ứng tăng 25% và 59% so với cùng kỳ năm trước. Với kế hoạch kinh doanh 2024 đã được thông qua, DSC đã hoàn thành 92% chỉ tiêu doanh thu và 94% chỉ tiêu lợi nhuận chỉ sau ba quý.
Tại thời điểm cuối tháng 9, danh mục tài sản FVTPL của công ty ghi nhận giá gốc 2.548 tỷ đồng, tăng 8% so với cuối quý 2, chủ yếu nhờ khoản chứng chỉ tiền gửi đạt 2.250 tỷ đồng. Trong khi đó, giá trị thị trường của danh mục cổ phiếu đạt 322 tỷ đồng, ước lãi 8% so với giá gốc, trong khi thời điểm cuối quý 2 ước lỗ 9%.
Tuy nhiên, báo cáo quý 3 không thuyết minh chi tiết các chứng khoán nắm giữ, nhưng báo cáo bán niên trước đó cho thấy DSC đang nắm giữ nhiều cổ phiếu ngân hàng như ACB, CTG, MBB, OCB và cả cổ phiếu ngành chứng khoán như HCM, các mã này đều có diễn biến tích cực trong quý 3 và tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ vào đầu tháng 10.
Dư nợ cho vay margin cuối kỳ của DSC đạt hơn 1.700 tỷ đồng, tăng 11% so với ba tháng trước, trong khi số tiền ứng trước từ bán giảm 24%, còn 90 tỷ đồng.
Một tin vui khác là DSC đã được HOSE chấp thuận niêm yết với gần 205 triệu cổ phiếu, và đã chính thức hủy giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 15/10 để chuyển sang niêm yết tại HOSE.
Lợi nhuận nhóm chứng khoán: Nhiều công ty báo lỗ và lãi giật lùi, ảm đạm mảng môi giới
Trong quý 3/2024, nhiều công ty chứng khoán báo doanh thu, lợi nhuận đi lùi, không ít công ty chứng khoán báo lỗ, trong đó mảng môi giới ngày càng ảm đạm...
Thị trường chứng khoán đi ngang biên độ hẹp trong quý 3 vừa qua, dòng tiền không vào trước những lo ngại rủi ro vĩ mô thế giới, ở trong nước thiên tai ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh đó, nhiều công ty chứng khoán báo doanh thu, lợi nhuận đi lùi, không ít công ty chứng khoán báo lỗ, trong đó mảng môi giới ngày càng ảm đạm...
Một số công ty chứng khoán báo lỗ như Chứng khoán SaigonBank Berjaya ghi nhận doanh thu hoạt động đi ngang ở mức hơn 6 tỷ, tuy nhiên chi phí hoạt động cao gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước, chủ yếu là lỗ từ tài sản FVTPL. Kết quả, công ty lỗ trước thuế gần 6 tỷ trong quý 3.
Công ty CP Chứng khoán Phố Wall (WSS) cũng công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024 với khoản lỗ ròng gần 8,8 tỷ đồng, do lỗ từ tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) tăng mạnh. Đây cũng là quý thua lỗ thứ 5 liên tiếp của Công ty. Lỗ lũy kế 9 tháng của WSS lên hơn 33 tỷ đồng trong khi đó kế hoạch lãi sau thuế cả năm của công ty chứng khoán này gần 4,4 tỷ đồng.
Chứng khoán Phú Hưng trong kỳ vừa qua ghi nhận tổng doanh thu giảm còn 108 tỷ đồng trong đó doanh thu từ hoạt động tự doanh giảm còn 1,5 tỷ đồng, lãi cho vay giảm mạnh từ 88 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái xuống còn 64 tỷ đồng, doanh thu nghiệp vụ môi giới cũng giảm mạnh từ 48 tỷ đồng xuống còn 31 tỷ. Chi phí hoạt động 48 tỷ đồng, sau khi trừ đi các chi phí phát sinh khác, Phú Hưng báo lỗ sau thuế 10,6 tỷ đồng, giảm lỗ so với cùng kỳ năm ngoái 16,9 tỷ đồng.
Một số công ty chứng khoán khác báo lãi giảm mạnh trong kỳ vừa qua như Chứng khoán Maybank. Trong kỳ, doanh thu hoạt động của Chứng khoán Maybank đạt 189 tỷ đồng giảm nhẹ trong đó giảm ở nghiệp vụ môi giới, còn lại lãi từ nghiệp vụ tự doanh và cho vay margin ghi nhận tăng trưởng. Sau khi trừ đi chi phí hoạt động 89 tỷ cùng các chi phí phát sinh khác, MayBank báo lãi 52,9 tỷ đồng giảm 16,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ban lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, chủ yếu do doanh thu hoạt động tài chính giảm từ việc chênh lệch tỷ giá hối đoán, chi phí quản lý tăng do đầu tư vào công nghệ thông tin và tăng tỷ lệ dóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo lương.
Một số công ty chứng khoán khác cũng báo lãi giảm như Công ty CP Chứng khoán KIS Việt Nam vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024 với lãi ròng gần 106 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do hoạt động tự doanh và môi giới sụt giảm.
Doanh thu hoạt động của KIS Việt Nam trong quý 3/2024 hơn 590 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do lãi từ tài sản tài chính FVTPL giảm 38% còn gần 293 tỷ đồng, bên cạnh doanh thu môi giới chứng khoán giảm 33% còn hơn 91 tỷ đồng. Doanh thu mảng cho vay tăng 9% đạt 165 tỷ đồng.
Tổng chi phí hoạt động trong kỳ hơn 398 tỷ đồng. Nhờ đó lợi nhuận mảng tự doanh thu về trên 41 tỷ đồng trong quý 3 năm nay, thấp hơn mức gần 60 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận hoạt động môi giới hơn 31 tỷ đồng, cũng thấp hơn con số 46 tỷ đồng của cùng kỳ.
Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh, lãi ròng của KIS đạt 106 tỷ đồng tương ứng giảm 27% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng của KIS vẫn tăng 10% so với 9 tháng đầu năm 2023, đạt gần 362 tỷ đồng.
Trong quý vừa qua, Chứng khoán Rồng Việt cũng ghi nhận doanh thu hoạt động giảm còn 219 tỷ đồng trong đó chủ yếu giảm ở mục doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán từ 98 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái giảm còn 41 tỷ đồng năm nay. Sau khi trừ đi chi phí hoạt động, VDSC báo lãi 74 tỷ đồng giảm so với 91 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Chứng khoán KBSV cũng báo lãi sau thuế 48,6 tỷ đồng giảm 26% so với năm ngoái. Theo đó, trong kỳ, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ của KBSV giảm mạnh từ 65 tỷ đồng năm ngoái còn 7,3 tỷ đồng năm nay. Lãi từ các khoản cho vay giảm không đáng kể đạt 139 tỷ đồng, doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán giảm còn hơn một nửa ghi nhận 53 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu hoạt động của KBSV ghi nhận 799 tỷ đồng và lãi trước thuế đạt 221 tỷ đồng, lần lượt giảm 14% và 5% so với cùng kỳ 2023.
Tương tự, tại chứng khoán Yuanta, công ty này không ghi nhận lãi từ hoạt động tự doanh. Trong kỳ, doanh thu chủ yếu của Yuanta đến từ cho vay ghi nhận 104 tỷ đồng tăng so với 71 tỷ cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu nghiệp vụ môi giới 35 tỷ đồng. Tổng cộng doanh thu của Yuanta trong kỳ 150 tỷ đồng. Cùng với các khoản chi phí khác, sau khi trừ đi Yuanta báo sau thuế 27 tỷ đồng giảm so với còn số cùng kỳ năm ngoái là 39 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu hoạt động của Yuanta tăng 12% so với cùng kỳ, đạt 469 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế tăng 9% lên 124 tỷ đồng.
Lộ diện thêm công ty chứng khoán lỗ đậm trong quý 3
Số liệu thống kê tới sáng ngày 15/10, đã có 6 công ty chứng khoán, tài chính công bố BCTC quý 3/2024, chủ yếu tại nhóm vốn hóa vừa và nhỏ.
Công ty Chứng khoán Thủ Đô (CASC) ghi nhận doanh thu hoạt động quý 3 đạt gần 10 tỷ đồng, giảm 64% so với cùng kỳ năm trước. Đà tăng chủ yếu do doanh thu lưu ký giảm 70% so với quý 3/2023 xuống còn gần 9 tỷ, cộng thêm lãi từ tài sản FVTPL giảm còn hơn 813 triệu.
Chi phí hoạt động giảm mạnh hơn 91%, giúp CASC lãi trước thuế quý 3 gần 3,4 tỷ đồng, tích cực hơn so với khoản lỗ hơn gần 3 tỷ cùng kỳ năm ngoái.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu hoạt động giảm 70% so với cùng kỳ xuống còn gần 33 tỷ đồng. Lãi trước thuế 9 tháng hơn 1,5 tỷ, giảm 85% so với cùng kỳ năm trước..
Trong khi đó , CTCP Chứng khoán Phố Wall (mã WSS) ghi nhận doanh thu hoạt động quý 3/2024 tăng 18% lên gần 6 tỷ. Trong đó hơn 3 tỷ đến từ lãi các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn HTM, hơn 2,5 tỷ lãi từ tài sản FVTPL.
Khấu trừ các chi phí liên quan, WSS lỗ trước thuế gần 9 tỷ đồng. Đây là quý lỗ thứ 5 liên tiếp của công ty chứng khoán này. Theo đó, số lỗ luỹ kế 9 tháng đầu năm nâng lên hơn 33 tỷ đồng.
Cập nhật số liệu CTCK ngày 15/10: Lộ diện thêm công ty chứng khoán lỗ đậm trong quý 3
Khấu trừ các chi phí liên quan, WSS lỗ trước thuế gần 9 tỷ đồng.
Đã có thêm công ty chứng khoán công bố báo cáo tài chính quý 3 tuy nhiên kết quả tương đối trái ngược.
Số liệu thống kê tới sáng ngày 15/10, đã có 6 công ty chứng khoán, tài chính công bố BCTC quý 3/2024, chủ yếu tại nhóm vốn hóa vừa và nhỏ.
Công ty Chứng khoán Thủ Đô (CASC) ghi nhận doanh thu hoạt động quý 3 đạt gần 10 tỷ đồng, giảm 64% so với cùng kỳ năm trước. Đà tăng chủ yếu do doanh thu lưu ký giảm 70% so với quý 3/2023 xuống còn gần 9 tỷ, cộng thêm lãi từ tài sản FVTPL giảm còn hơn 813 triệu.
Chi phí hoạt động giảm mạnh hơn 91%, giúp CASC lãi trước thuế quý 3 gần 3,4 tỷ đồng, tích cực hơn so với khoản lỗ hơn gần 3 tỷ cùng kỳ năm ngoái.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu hoạt động giảm 70% so với cùng kỳ xuống còn gần 33 tỷ đồng. Lãi trước thuế 9 tháng hơn 1,5 tỷ, giảm 85% so với cùng kỳ năm trước..
Trong khi đó, CTCP Chứng khoán Phố Wall (mã WSS) ghi nhận doanh thu hoạt động quý 3/2024 tăng 18% lên gần 6 tỷ. Trong đó hơn 3 tỷ đến từ lãi các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn HTM, hơn 2,5 tỷ lãi từ tài sản FVTPL.
Khấu trừ các chi phí liên quan, WSS lỗ trước thuế gần 9 tỷ đồng. Đây là quý lỗ thứ 5 liên tiếp của công ty chứng khoán này. Theo đó, số lỗ luỹ kế 9 tháng đầu năm nâng lên hơn 33 tỷ đồng.
Kể từ ngày 10/09, vị trí Tổng Giám đốc tại CTCP Chứng khoán Phố Wall có sự thay đổi khi ông Nguyễn Đăng Trường được miễn nhiệm để giữ chức Phó Tổng Giám đốc, ngược lại ông Nguyễn Văn An - nhân vật từng ghi dấu tại Chứng khoán Tiên Phong, Chứng khoán Thủ Đô – trở thành tân Tổng giám đốc.
Cụ thể, ông Nguyễn Đăng Trường sẽ không còn là Tổng Giám đốc WSS sau gần 7 năm tại vị, thay vào đó sẽ chuyển sang vị trí Phó Tổng Giám đốc.
Theo thông tin từ WSS, ông Nguyễn Đăng Trường sinh năm 1981, có trình độ Thạc sỹ kinh doanh và sở hữu Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ. Ông bắt đầu giữ chức Tổng Giám đốc WSS từ tháng 10/2017, sau giai đoạn giữ vai trò Giám đốc đầu tư WSS từ năm 2014. Ông Trường cũng được bổ nhiệm vào thành viên HĐQT WSS từ ngày 28/04/2023.
Trước khi đến với WSS, ông Trường từng kinh qua các vị trí quan trọng tại nhiều tổ chức, như Phó Giám đốc CTCP Thực phẩm Hà Nội (tháng 5/2016 - 9/2017), Giám đốc kinh doanh CTCP Đầu tư VGX (năm 2013 - 2014), Giám đốc CTCP Đầu tư Xây dựng Vinalinks (2009 - 2013), chuyên viên tại viện Khoa học Công nghệ thuộc Bộ Giao thông Vận tải (2004 - 2009).
Ông Nguyễn Văn An
Chiều ngược lại, WSS bổ nhiệm ông Nguyễn Văn An (sinh năm 1984) vào vị trí Tổng Giám đốc. Trước khi đến với WSS, ông Nguyễn Văn An từng ghi dấu ấn với vai trò Phó Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Tiên Phong trong giai đoạn tháng 6/2023 - 6/2024; Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Thủ Đô (CSCJ) từ tháng 4/2021 - 5/2023, sau giai đoạn giữ chức Giám đốc Vận hành từ tháng 1/2020. Tại CSCJ, ông An cũng là thành viên HĐQT từ tháng 1/2020 - 4/2023.
Trước đó, ông An từng giữ chức Phó Ban Trợ lý Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán VPS (VPSS) (tháng 1/2008 - 1/2020), Thư ký HĐQT CTCP Tập đoàn MIK Group (tháng 4/2017 - 1/2018) hay trước đó kinh nhiều vị trí như Phó Phòng Môi giới, Thư ký và Trợ lý Tổng Giám đốc, Trưởng nhóm chiến lược tại VPSS (tháng 3/2007 - 01/2017).
Về WSS, Công ty công bố kết quả kinh doanh quý 2/2024 ảm đạm với lỗ sau thuế hơn 4 tỷ đồng, do lãi từ tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm mạnh.
Cụ thể hơn, tổng doanh thu hoạt động quý 2 của WSS chỉ hơn 3.4 tỷ đồng, giảm đến 92% so với cùng kỳ, chủ yếu do giảm mạnh phần chênh lệch đánh giá tại các tài sản tài chính. Ngược lại, lỗ từ FVTPL tăng 33% lên hơn 5 tỷ đồng, qua đó kéo tổng chi phí hoạt động tăng 24% lên hơn 6 tỷ đồng.
Danh mục WSS đầu tư chủ yếu là cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết, trong đó các cổ phiếu chưa niêm yết (thuộc sàn UPCoM) hầu hết có chênh lệch đánh giá lại bị giảm mạnh tại thời điểm ngày 30/06/2024, bao gồm HAF, MGG và ILS.
Ngoài ra, với loại AFS, chênh lệch đánh giá lại cũng hầu hết bị giảm, bao gồm cổ phiếu của các doanh nghiệp chưa được niêm yết là CTCP Khu Nghỉ Dưỡng & Sân Golf Đầm Vạc và CTCP Công nghiệp Chiến Công.
Nguồn: BCTC quý 2/2024 của WSS
Sau cùng, WSS lỗ ròng gần 4.2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi gần 35 tỷ đồng. Kết quả này cũng nới rộng lỗ ròng 6 tháng lên gần 25.5 tỷ đồng, khiến chặng đường hoàn thành kế hoạch lãi gần 4.4 tỷ đồng đã đề ra cho năm 2024 ngày càng khó khăn hơn.
Diễn biến lãi ròng theo quý của WSS những năm gần đây
Huy Khải
FILI
8 mã cổ phiếu trên HNX bị cắt margin
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo bổ sung thêm 8 mã cổ phiếu vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (cắt margin).
1. Cổ phiếu MED của Công ty cổ phần Dược Trung ương Mediplantex (Công ty) vào danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ kể từ hôm nay 23/8.
Nguyên nhân là do báo cáo tài chính bán niên năm 2024 của Công ty được soát xét bởi Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.
2. Cổ phiếu THB của Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Thanh Hoá vào danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ từ hôm nay 23/8.
Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế công ty mẹ 06 tháng đầu năm 2024 trên Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2024 của Công ty cổ phần Bia Hà Nội Thanh Hoá được soát xét bởi Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt là số âm.
3. Cổ phiếu ONE của Công ty cổ phần Công nghệ ONE vào danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ từ hôm nay 23/8.
Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế 06 tháng đầu năm 2024 trên Báo cáo tài chính bán niên năm 2024 của CTCP Công nghệ ONE được soát xét bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội là số âm.
4. Cổ phiếu CTP của Công ty cổ phần Minh Khang Capital Trading Public vào danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ kể từ ngày 26/8.
Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế 06 tháng đầu năm 2024 trên Báo cáo tài chính bán niên năm 2024 của CTCP Minh Khang Capital Trading Public được soát xét bởi Công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam là số âm.
5. Cổ phiếu CET của Công ty cổ phần HTC Holding vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ kể từ ngày 22/8.
Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế 06 tháng đầu năm 2024 trên Báo cáo tài chính bán niên năm 2024 của Công ty cổ phần HTC Holding được soát xét bởi Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam là số âm.
6. Cổ phiếu WSS của Công ty cổ phần Chứng khoán Phố Wall vào danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ kể từ 22/8.
Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế 06 tháng đầu năm 2024 và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/6/2024 của Công ty cổ phần Chứng khoán Phố Wall tại Báo cáo tài chính bán niên năm 2024 được soát xét bởi Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC là số âm.
7. Cổ phiếu TTH của Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Tiến Thành vào danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ kể từ 22/8.
Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế 06 tháng đầu năm 2024 trên Báo cáo tài chính bán niên năm 2024 của CTCP Thương mại và Dịch vụ Tiến Thành được soát xét bởi Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt là số âm.
8. Cổ phiếu DIH của CTCP Đầu tư phát triển xây dựng -Hội An vào danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ từ 22/8.
Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế 06 tháng đầu năm 2024 trên Báo cáo tài chính bán niên năm 2024 của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng – Hội An được soát xét bởi Công ty TNHH Kiểm toán – Thẩm định giá và Tư vấn Ecovis AFA Việt Nam là số âm.
Marque blanche
API de données
Plug-ins Web
Créateur d'affiches
Programme d'affiliation
Le risque de perte dans la négociation d'instruments financiers tels que les actions, les devises, les matières premières, les contrats à terme, les obligations, les ETF et les crypto-monnaies peut être substantiel. Vous pouvez subir une perte totale des fonds que vous déposez auprès de votre courtier. Par conséquent, vous devez examiner attentivement si ce type de négociation vous convient, compte tenu de votre situation et de vos ressources financières.
Aucune décision d'investissement ne doit être prise sans avoir procédé soi-même à une vérification préalable approfondie ou sans avoir consulté ses conseillers financiers. Le contenu de notre site peut ne pas vous convenir car nous ne connaissons pas votre situation financière et vos besoins en matière d'investissement. Nos informations financières peuvent avoir un temps de latence ou contenir des inexactitudes, de sorte que vous devez être entièrement responsable de vos décisions en matière de négociation et d'investissement. La société ne sera pas responsable de vos pertes en capital.
Sans l'autorisation du site web, vous n'êtes pas autorisé à copier les graphiques, les textes ou les marques du site web. Les droits de propriété intellectuelle sur le contenu ou les données incorporées dans ce site web appartiennent à ses fournisseurs et marchands d'échange.