견적
소식
분석
사용자
7x24
경제 일정
NULL_CELL
데이터
- 이름
- 최신 값
- 이전
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
움:--
F: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
움:--
F: --
움:--
F: --
움:--
F: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
일치하는 데이터가 없습니다
최신 의견
최신 의견
트렌드 토픽
금융시장은 안정세를 유지하고 있지만 새로운 주가 시작되면서 초조한 기대감을 보이고 있습니다. 이스라엘과 하마스 사이의 갈등이 계속해서 중심이 되고 있으며, 폭력사태가 더 넓은 지역을 휩쓸 가능성에 대한 우려가 커지고 있습니다.
돈은 세상을 돌아가게 만들고 화폐는 영구적인 상품입니다. 외환시장은 놀라움과 기대로 가득 차 있습니다.
채권 시장은 가장 오래된 금융 시장으로 성숙하고 혁신적이지는 않지만 필수불가결한 반면, 부채는 눈에 띄지 않지만 무시무시한 고대의 공통 소용돌이입니다.
글로벌 금융시장에서 주식시장은 경제 지표의 역할을 하며 항상 투자자들의 관심의 초점이 되어 왔습니다. 그것의 상승과 하락은 여러 나라의 경제에 큰 영향을 미칩니다.
탑 칼럼니스트
안녕하세요! 금융계에 참여할 준비가 되셨나요?
최신 속보와 글로벌 금융 이벤트를 확인하세요.
저는 재무 분석, 특히 거시적 발전과 중장기 추세 판단 측면에서 5년의 경험을 갖고 있습니다. 저는 주로 중동, 신흥 시장, 석탄, 밀 및 기타 농산물의 개발에 중점을 두고 있습니다.
BeingTrader 수석 트레이딩 코치 및 연사, 주로 XAUUSD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY 및 원유를 거래하는 외환 시장에서 8년 이상의 경험을 갖고 있습니다. 다양한 기회를 탐색하고 시장에서 투자자를 안내하는 것을 목표로 하는 자신감 있는 트레이더이자 분석가입니다. 분석가로서 나는 충분한 데이터와 신호로 트레이더를 지원함으로써 트레이더의 경험을 향상시키려고 합니다.
최근 업데이트
Risk Warning on Trading HK Stocks
Despite Hong Kong's robust legal and regulatory framework, its stock market still faces unique risks and challenges, such as currency fluctuations due to the Hong Kong dollar's peg to the US dollar and the impact of mainland China's policy changes and economic conditions on Hong Kong stocks.
HK Stock Trading Fees and Taxation
Trading costs in the Hong Kong stock market include transaction fees, stamp duty, settlement charges, and currency conversion fees for foreign investors. Additionally, taxes may apply based on local regulations.
HK Non-Essential Consumer Goods Industry
The Hong Kong stock market encompasses non-essential consumption sectors like automotive, education, tourism, catering, and apparel. Of the 643 listed companies, 35% are mainland Chinese, making up 65% of the total market capitalization. Thus, it's heavily influenced by the Chinese economy.
HK Real Estate Industry
In recent years, the real estate and construction sector's share in the Hong Kong stock index has notably decreased. Nevertheless, as of 2022, it retains around 10% market share, covering real estate development, construction engineering, investment, and property management.
Hongkong, China
베트남 호치민
Dubai, UAE
나이지리아 라고스
카이로 이집트
모두 보기
데이터가 없음
Sau gần 1 thập kỷ gắn bó, ông Vũ Đức Tiến sẽ rời ghế Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội theo nguyện vọng xin nghỉ để đi chữa bệnh. "Thuyền trưởng" mới của SHS là ông Nguyễn Chí Thành.
Ông Vũ Đức Tiến (trái) và ông Nguyễn Chí Thành - Tân Tổng Giám đốc SHS
Ngày 02/02, HĐQT SHS đã chấp thuận cho thôi giữ chức vụ Tổng Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật đối với ông Vũ Đức Tiến theo nguyện vọng xin nghỉ để đi chữa bệnh. Dù vậy, ông Tiến vẫn tiếp tục đảm nhiệm vai trò Thành viên HĐQT SHS nhiệm kỳ 2022-2027.
Ông Vũ Đức Tiến (sinh năm 1973) có trình độ cử nhân khoa Kế toán - Học viện Ngân hàng và cử nhân khoa Tiếng Anh - Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Ông Tiến có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và đã đồng hành với SHS từ ngày đầu thành lập (2007). Từ tháng 9/2014, ông Vũ Đức Tiến được bổ nhiệm giữ chức vụ Thành viên HĐQT SHS, và giữ chức vụ Tổng Giám đốc SHS kể từ ngày 01/11/2014 đến nay.
Như vậy, ông Tiến sẽ rời ghế Tổng Giám đốc SHS sau 9 năm 3 tháng gắn bó. Hiện, ông đang nắm giữ hơn 20.05 triệu cp SHS, tương ứng 2.47% vốn, trong khi đó vợ ông là bà Uông Vân Hạnh nắm 237,514 cp (tỷ lệ 0.03%).
Ngoài SHS, ông Vũ Đức Tiến hiện còn đảm nhiệm các chức vụ quan trọng tại một số doanh nghiệp khác như Chủ tịch HĐQT CTCP Máy - Thiết bị Dầu khí ; Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa ; Thành viên HĐQT Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội ; Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Dịch vụ Hạ tầng Xăng dầu ; Thành viên HĐQT CTCP Du lịch và Thương mại Nha Trang. Tại các tổ chức này, ông Tiến đều không nắm giữ cổ phần nào.
Sau quyết định trên, HĐQT SHS đã bổ nhiệm ông Nguyễn Chí Thành - Phó Tổng Giám đốc Công ty giữ chức vụ Tổng Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật của Công ty. Toàn bộ công việc quản trị, điều hành tại SHS sẽ được giao lại cho ông Thành đảm nhận kể từ ngày 05/02/2024 tới khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chính thức chấp thuận.
Ông Nguyễn Chí Thành (sinh năm 1980) tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh - Đại học Tổng hợp Boston (Mỹ), Cử nhân Kinh tế đối ngoại - Đại học Ngoại thương Hà Nội và có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán, tài chính, đầu tư, quản lý tài sản.
Ông Thành đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc SHS kể từ 05/05/2014, đồng thời hiện đang là Trưởng Văn phòng Đại diện SHS tại Hải Phòng. Ông đã từng nhiều năm kiêm nhiệm Giám đốc Chi nhánh TPHCM. Hiện, ông đang nắm giữ hơn 1.1 triệu cp SHS, tương ứng 0.14% vốn.
Đến thời điểm hiện tại, ban điều hành của SHS gồm ông Nguyễn Chí Thành - Tổng Giám đốc, ông Trần Sỹ Tiến - Phó Tổng Giám đốc – Kế toán trưởng và bà Trần Thị Thu Thanh - Phó Tổng Giám đốc.
Trong khi đó, 5 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027 bao gồm ông Đỗ Quang Vinh; ông Vũ Đức Tiến; ông Lê Đăng Khoa; bà Nguyễn Diệu Trinh; ông Lưu Danh Đức.
Về kết quả kinh doanh, kết thúc quý 4/2023, SHS lãi trước thuế 213 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với mức lỗ 54 tỷ đồng cùng kỳ. Nhờ đó kéo lãi trước thuế cả năm lên 684 tỷ đồng, gấp gần 3.5 lần năm 2022 và thực hiện được 62% kế hoạch lợi nhuận năm. Lãi ròng khoảng 559 tỷ đồng.
Tại cuối năm 2023, danh mục đầu tư cổ phiếu của SHS đạt 3,585 tỷ đồng, trong đó đầu tư mạnh nhất vào cổ phiếu EIB với tổng giá trị 311 tỷ đồng. Tiếp theo là MWG và FRT với giá mua lần lượt là gần 278 tỷ và 299 tỷ.
Từ giữa tháng 12/2023 đến nay, giá cổ phiếu SHS đi ngang vùng 18,000-19,000 đồng/cp. Kết phiên 02/02, thị giá SHS dừng mốc tham chiếu 18,300 đồng/cp, tăng trên 40% so với đáy gần nhất hồi cuối tháng 10/2023.
Giá cổ phiếu SHS trong 1 năm qua
Thế Mạnh
FILI
Tập đoàn T&T báo cáo đã bán toàn bộ 9.95 triệu cp của Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (BSH, UPCoM: BHI). Thay vào đó, Tổng Công ty Rau quả, Nông sản (OTC: Vegetexco) báo cáo đã mua 10.1 triệu đơn vị. Cả hai giao dịch đều thực hiện trong cùng ngày 29/01.
Như đã đăng ký trước đó, CTCP Tập đoàn T&T báo cáo đã bán toàn bộ 9.95 triệu cp BHI, tương đương 9.95% vốn cổ phần.
Sau giao dịch, Tập đoàn T&T không còn là cổ đông của BHI. Phía Tập đoàn cho biết mục đích thực hiện giao dịch là thu hồi vốn đầu tư tại công ty bảo hiểm này.
Ở chiều ngược lại, Vegetexco đã mua thành công 10.1 triệu cp BHI như đăng ký. Số lượng cổ phiếu này chiếm 10.1% vốn cổ phần của BHI.
Ngày 29/01, BHI ghi nhận giao dịch thỏa thuận với khối lượng đúng bằng khối lượng giao dịch của Vegetexco. Giá trị giao dịch gần 192 tỷ đồng, tương ứng 19,000 đồng/cp. Phiên này, BHI đóng cửa ở mức 20,000 đồng/cp.
Đáng chú ý, khối lượng cổ phiếu BHI khớp lệnh trong phiên này chỉ đạt 1,500 cp. Như vậy trong số 10.1 triệu cp BHI giao dịch thỏa thuận sẽ có 9.95 triệu cp do Tập đoàn T&T chuyển nhượng cho Vegetexco và thu về hơn 189 tỷ đồng cho thương vụ.
Vegetexco cho biết từ năm 2016 đến nay, Tập đoàn T&T và Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội là các cổ đông chiến lược của doanh nghiệp nông sản này. Như vậy, khả năng cao là BHI vẫn nằm trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T với vai trò công ty liên quan của Vegetexco.
Cuối tháng 12 vừa qua, Bộ Tài chính đã có văn bản chấp thuận cho BHI chuyển nhượng cổ phần theo đề nghị của Công ty này cho DB Insurance và Vegetexco.
Trước đó vào ngày 14/06/2023, nhóm cổ đông của BHI đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng 75% cổ phần cho DB Insurance. Theo đó, một nhóm gồm 21 cổ đông sẽ chuyển nhượng 75 triệu cổ phần cho DB Insurance.
Điều này đồng nghĩa với việc BHI sẽ trở thành công ty con của DB Insurance. Theo bản công bố thông tin khi đăng ký giao dịch UPCoM, ngoài cổ đông lớn là T&T còn 2 cổ đông lớn khác của BHI là CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (nắm 9.98% vốn) và CTCP Đầu tư và Tư vấn Tài chính quốc tế (nắm 9.83% vốn).
Về kết quả kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2023, BHI thu về lãi ròng hơn 8 tỷ đồng, giảm 53% so với cùng kỳ. Trong đó, Công ty lỗ gộp từ kinh doanh bảo hiểm hơn 50 tỷ đồng nhưng lợi nhuận tài chính tăng 77% lên gần 163 tỷ đồng, nhờ lãi tiền gửi tăng.
Diễn biến giá cổ phiếu BHI từ khi chào sàn UPCoM đến phiên 01/02/2024
Cổ phiếu BHI chính thức giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 21/07/2023. Giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu là 12,000 đồng/cp. Tính đến nay, thị giá của BHI đã tăng khoảng 75% so với khi chào sàn.
Khang Di
FILI
Tập đoàn T&T đã sang tay hết cổ phần BSH cho Vegetexco?
Tập đoàn T&T báo cáo đã bán toàn bộ 9.95 triệu cp của Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (BSH, UPCoM: BHI). Thay vào đó, Tổng Công ty Rau quả, Nông sản (OTC: Vegetexco) báo cáo đã mua 10.1 triệu đơn vị. Cả hai giao dịch đều thực hiện trong cùng ngày 29/01.
Như đã đăng ký trước đó, CTCP Tập đoàn T&T báo cáo đã bán toàn bộ 9.95 triệu cp BHI, tương đương 9.95% vốn cổ phần.
Sau giao dịch, Tập đoàn T&T không còn là cổ đông của BHI. Phía Tập đoàn cho biết mục đích thực hiện giao dịch là thu hồi vốn đầu tư tại công ty bảo hiểm này.
Ở chiều ngược lại, Vegetexco đã mua thành công 10.1 triệu cp BHI như đăng ký. Số lượng cổ phiếu này chiếm 10.1% vốn cổ phần của BHI.
Ngày 29/01, BHI ghi nhận giao dịch thỏa thuận với khối lượng đúng bằng khối lượng giao dịch của Vegetexco. Giá trị giao dịch gần 192 tỷ đồng, tương ứng 19,000 đồng/cp. Phiên này, BHI đóng cửa ở mức 20,000 đồng/cp.
Đáng chú ý, khối lượng cổ phiếu BHI khớp lệnh trong phiên này chỉ đạt 1,500 cp. Như vậy trong số 10.1 triệu cp BHI giao dịch thỏa thuận sẽ có 9.95 triệu cp do Tập đoàn T&T chuyển nhượng cho Vegetexco và thu về hơn 189 tỷ đồng cho thương vụ.
Vegetexco cho biết từ năm 2016 đến nay, Tập đoàn T&T và Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội là các cổ đông chiến lược của doanh nghiệp nông sản này. Như vậy, khả năng cao là BSH vẫn nằm trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T với vai trò công ty liên quan của Vegetexco.
Cuối tháng 12 vừa qua, Bộ Tài chính đã có văn bản chấp thuận cho BSH chuyển nhượng cổ phần theo đề nghị của Công ty này cho DB Insurance và Vegetexco.
Trước đó vào ngày 14/06/2023, nhóm cổ đông của BSH đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng 75% cổ phần cho DB Insurance. Theo đó, một nhóm gồm 21 cổ đông sẽ chuyển nhượng 75 triệu cổ phần cho DB Insurance.
Điều này đồng nghĩa với việc BSH sẽ trở thành công ty con của DB Insurance. Theo bản cáo bạch khi đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán, ngoài cổ đông lớn là T&T, 2 cổ đông lớn khác của BSH là CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (nắm 9.98% vốn) và CTCP Đầu tư và Tư vấn Tài chính quốc tế (nắm 9.83% vốn).
Về kết quả kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2023, BSH thu về lãi ròng hơn 8 tỷ đồng, giảm 53% so với cùng kỳ. Trong đó, Công ty lỗ gộp từ kinh doanh bảo hiểm hơn 50 tỷ đồng nhưng lợi nhuận tài chính tăng 77% lên gần 163 tỷ đồng, nhờ lãi tiền gửi tăng.
Cổ phiếu BHI chính thức giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 21/07/2023. Giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu là 12,000 đồng/cổ phiếu. Tính đến nay, thị giá của BHI đã tăng khoảng 75% so với khi chào sàn.
Giá dầu ghi nhận tháng tăng đầu tiên kể từ tháng 9/2023 vào ngày thứ Tư (31/01), khi Mỹ và Iran đứng trên bờ vực đối đầu trực tiếp ở Trung Đông.
Giá dầu WTI và dầu Brent lần lượt vọt 5.86% và 6.06% vào tháng 1/2024, mặc dù giá dầu giảm vào ngày thứ Tư sau khi hoạt động nhà máy ở Trung Quốc giảm tháng thứ 4 liên tiếp.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/01, hợp đồng dầu WTI mất 1.97 USD (tương đương 2.53%) còn 75.85 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent lùi 1.16 USD (tương đương 1.40%) xuống 81.71 USD/thùng.
Tamas Varga, Chuyên gia phân tích tại PVM, nhận định: “Dữ liệu sản xuất đã xác nhận quan điểm của chúng tôi rằng Trung Quốc, ít nhất ở thời điểm hiện tại, là trở ngại cho tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu”.
Mặc dù hoạt động sản xuất tại nhà máy ở Trung Quốc gây áp lực lên thị trường, giá dầu vẫn tăng trong tháng qua nhờ tăng trưởng mạnh hơn dự báo của Mỹ, sự gián đoạn nguồn cung dầu thô ở Mỹ do các cơn bão mùa đông, và những nổ lực kích thích kinh tế của Bắc Kinh.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết nguồn cung dầu thô tại Mỹ đã phục hồi vào tuần trước sau các cơn bão mùa đông, với dự trữ dầu thô nội địa tăng 1.2 triệu thùng và sản lượng ước tính lên tới 13 triệu thùng/ngày.
Và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã giữ lãi suất không đổi vào ngày thứ Tư, nhưng cho biết cơ quan này cũng chưa hoàn toàn sẵn sàng để hạ lãi suất.
Căng thẳng địa chính trị cũng đang sôi sục ở Trung Đông với việc Mỹ và Iran đứng trên bờ vực đối đầu trực tiếp, làm bật lên nguy cơ tiềm ẩn đối với nguồn cung dầu thô ở khu vực này.
Cho đến nay, phản ứng của thị trường dầu đối với căng thẳng ở Trung Dông vẫn khá im ắng bởi vì nguồn cung dầu thô không bị gián đoạn lớn. Các chuyên gia phân tích đã nhiều lần cảnh báo rằng một cuộc đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Iran có thể khiến giá dầu tăng vọt nếu có sự gián đoạn lớn ở eo biển Hormuz, điểm nghẽn quan trọng đối với dòng chảy dầu thô.
An Trần (Theo CNBC)
FILI
Ngày 31/01/2024, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) thông báo đã nhận được đơn từ nhiệm của bà Lê Thị Mai Loan khỏi vị trí Thành viên HĐQT Ngân hàng nhiệm kỳ VII (2020 - 2025) vì lý do cá nhân.
Bà Lê Thị Mai Loan
Trước đó, ĐHĐCĐ bất thường của Eximbank diễn ra ngày 14/02/2023 đã thông qua bầu bà Lê Thị Mai Loan vào HĐQT nhiệm VII (20220-2025) với tỷ lệ bầu cử thông qua tương ứng là 125.16%.
ĐHĐCĐ bất thường này của Eximbank cũng đã bầu bổ sung 3 thành viên vào HĐQT gồm: bà Lê Thị Mai Loan, ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng. Trong đó, ông Thắng là thành viên HĐQT độc lập.
Bà Lê Thị Mai Loan được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Eximbank kể từ ngày 27/02/2023. Tuy nhiên, chỉ sau 2 tháng bà Loan nộp đơn xin từ nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc Eximbank kể từ ngày 17/04/2023, sau khi tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023.
Bất ngờ, sau đó HĐQT Eximbank bầu lại bà Lê Thị Mai Loan - thành viên HĐQT vào vị trí Phó Tổng Giám đốc Eximbank kể từ ngày 25/5/2023. Như vậy bà Loan đã quay trở lại vị trí này chỉ sau hơn 1 tháng từ nhiệm.
Được biết hiện nay bà Lê Thị Mai Loan còn kiêm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc, theo bà Mai Loan chia sẻ với phóng viên, bà mong muốn tập trung thời gian, đóng góp và cống hiến nhiều hơn nữa trong công tác điều hành ngân hàng, hướng đến mục tiêu chung cùng ban lãnh đạo đưa Eximbank trở lại vị thế vốn có của mình trên thị trường tài chính.
Việc từ nhiệm của bà Lê Thị Mai Loan sẽ được ĐHĐCĐ của Eximbank thông qua theo quy định của pháp luật.
Bà Lê Thị Mai Loan sinh năm 1982. Bà Loan hiện là Thành viên HĐQT CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) và Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thương mại dịch vụ Gia Khang.
Bà Lê Thị Mai Loan từng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch thường trực tại Tracodi Trading & Consulting; đồng thời là cựu Thành viên BKS của Bamboo Capital và Phó Chủ tịch thường trực CTCP BCG Land. Bà Loan mới chỉ thôi các chức vụ tại BCG Land và Tracodi từ tháng 9/2022.
Trước đó, ngày 25/01/2024, Eximbank cũng có công bố thông tin về việc thay đổi nhân sự. Theo đó, HĐQT Eximbank bổ nhiệm ông Trần Tấn Lộc - Thành viên HĐQT nhiệm kỳ VII, giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT. Ông Lộc trước đó là Tổng Giám đốc của Eximbank.
Danh sách HĐQT và BKS của Eximbank
Nguồn: EximbankHàn Đông
FILI
Giá dầu WTI tăng gần 1% vào ngày thứ Tư (24/01), sau khi sản lượng tại Mỹ giảm đáng kể do một số cơn bão mùa đông nghiêm trọng trong tháng này.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/01, hợp đồng dầu WTI tiến 72 xu (tương đương 0.97%) lên 75.09 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent cộng 49 xu (tương đương 0.62%) lên 80.04 USD/thùng.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng tại Mỹ ước tính giảm 1 triệu thùng/ngày xuống còn 12.3 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc ngày 19/01/2024. Dự trữ dầu thô thương mại ở Mỹ sụt 9.2 triệu thùng trong cùng thời gian.
Thời tiết khác nghiệt ở Bắc Cực đã ảnh hưởng đến sản lượng dầu ở Mỹ vào tuần trước, đặc biệt là ở Bắc Dakota, bang sản xuất dầu lớn thứ 3 nước này. Sản lượng dầu thơ ở Bắc Dakota giảm tới 700,000 thùng/ngày vào tuần trước, theo cơ quan quản lý đường ống của bang.
Sản lượng ở Bắc Dakota đang phục hồi với mức giảm 170,000 – 200,000 thùng/ngày vào ngày 24/01.
Sản lượng dầu thô của Mỹ tăng vọt đã gây áp lực lên giá dầu trong nhiều tháng qua với mức sản lượng ước tính quay trở lại mức kỷ lục 13.3 triệu thùng/ngày trước cơn bão. Sản lượng cao kỷ lục tại Mỹ cùng với nền kinh tế suy yếu ở Trung Quốc đã làm tăng lo ngại rằng cung dầu đang vượt cầu.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc vào ngày 24/01 đã cam kết cắt giảm lượng thanh khoản mà các tổ chức tài chính quốc gia bắt buột phải nắm giữ nhằm nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Phil Flynn, Chuyên gia phân tích tại Price Futures Group, nhận định: “Dầu đang được hỗ trợ khi Trung Quốc đang thực hiện các bước nhằm cố gắng sốc lại và giúp nền kinh tế đang bị bao vây của nước này thoát khỏi tình trạng suy thoái”.
Về nguồn cung ở những nơi khác, Lybia đã tái khởi động sản xuất vào ngày 21/01 tại mỏ dầu Sharara, nơi có công suất 300,000 thùng/ngày. Mỏ dầu này đã đóng cửa 2 tuần do các cuộc biểu tình.
Dầu WTI vọt 4.8% và dầu Brent tăng 3.9% từ đầu năm đến nay khi căng thẳng leo thang ở Trung Đông. Mỹ và Anh đã tiến hành nhiều đợt không kích ở Yemen nhằm vào phiến quân Houthi, những kẻ tiếp tục tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ.
Cho đến nay, xung đột ở Trung Đông vẫn chưa dẫn đến sự gián đoạn lớn về nguồn cung dầu.
Tamas Varga, Chuyên gia phân tích tại PVM Oil Associates, nhận định: “Giá dầu Brent sẽ duy trì trong khoảng 72 – 82 USD/thùng trừ khi nguồn cung bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở Trung Đông.
An Trần (theo CNBC)
FILI
VDSC cho rằng khả năng điều chỉnh có thể còn tiếp diễn khi bước vào phiên giao dịch 24/01 nhưng dự kiến thị trường sẽ được hỗ trợ tại vùng 1,170 điểm và hồi phục trở lại.
Tiếp tục giao dịch vùng 1,175-1,185
CTCK BIDV (BSC): Trong những phiên giao dịch tới, thị trường có thể sẽ tiếp tục giao dịch trong vùng 1,175-1,185. Cần lưu ý, đà hồi phục của VN-Index đang không có sự hỗ trợ của thanh khoản, tiềm ẩn rủi ro, nhất là khi tiếp cận các ngưỡng kháng cự cũ.
Duy trì xu hướng tích cực trong ngắn hạn
CTCK BETA: Mặc dù VN-Index phiên 23/01 điều chỉnh, nhưng nhiều khả năng là sự điều chỉnh kỹ thuật cần thiết, và vẫn cần đang duy trì xu hướng tích cực trong ngắn hạn khi đường chỉ số nằm trên các đường MA10 và MA20. Khả năng rung lắc/điều chỉnh sắp tới của VN-Index có thể còn cao khi chỉ báo RSI vẫn đang nằm trong vùng quá mua. Các chỉ báo kỹ thuật như SAR, MACD và (DI+, DI-) duy trì tín hiệu tích cực củng cố cho xu hướng ngắn hạn hiện tại. Vùng 1,150-1,160 điểm sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho VN-Index.
Việc khối ngoại duy trì đà mua ròng 9 phiên liếp tiếp có thể cho thấy tín hiệu tích cực trong xu hướng dòng vốn của khối ngoại đối với thị trường chứng khoán trong giai đoạn hiện nay.
Dòng tiền vẫn đang cho thấy có sự phân hóa và ưu tiên phân bổ vào cổ phiếu của những doanh nghiệp cũng như những ngành nghề công bố kết quả kinh doanh khả quan trong quý 4/2023, cũng như triển vọng kinh doanh tích cực trong năm 2024.
Với bối cảnh mặt bằng lãi suất thấp cùng với triển vọng các yếu tố vĩ mô được kỳ vọng cải thiện tốt sẽ là những yếu tố hỗ trợ cho thị trường chứng khoán trong năm nay.
Tín hiệu xác nhận vùng đỉnh
CTCK Asean (Aseansc): Thị trường vẫn chưa có tín hiệu xác nhận vùng đỉnh. Song các yếu tố động lượng có thấy khối lượng đang không đi cùng với điểm số gia tăng của thị trường.
Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu, cân nhắc mua vào nếu có những nhịp rung lắc tại ngưỡng 1,160 điểm và cân nhắc hạ tỷ trọng tài khoản khi điểm số vượt ngưỡng 1,195-1,211 (trading gap cũ).
Chịu áp lực rung lắc
CTCK KB Việt Nam (KBSV): Nhiều khả năng chỉ số có thể chịu áp lực rung lắc khi vận động trong vùng kháng cự 1,185 (+/-10).
Nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi với các nhịp hồi phục sớm đầu phiên và thực hiện mua/bán linh hoạt 2 chiều tỷ trọng thấp tại các vùng hỗ trợ/kháng cự, cụ thể là quanh 1,145 (+/-5) và quanh 1,185 (+/-5).
Điều chỉnh có thể còn tiếp diễn
CTCK Rồng Việt (VDSC): Khả năng điều chỉnh có thể còn tiếp diễn khi bước vào phiên giao dịch 24/01 nhưng dự kiến thị trường sẽ được hỗ trợ tại vùng 1,170 điểm và hồi phục trở lại. Nhờ ảnh hưởng tích cực từ xu thế tăng gần đây.
Nhà đầu tư có thể kỳ vọng khả năng hỗ trợ và hồi phục trở lại của thị trường. Hiện tại có thể cân nhắc lựa chọn các cổ phiếu đang có tín hiệu tốt từ vùng hỗ trợ để mua tích lũy với kỳ vọng tăng giá ngắn hạn.
Gia tăng rủi ro điều chỉnh
CTCK Tiên Phong (TPS): Với phiên điều chỉnh 23/01, chỉ số đã hình thành mẫu hình nến đảo chiều Evening Star ngay tại vùng cản, từ đó gia tăng rủi ro điều chỉnh cho phiên giao dịch tiếp theo. Tuy nhiên, điểm tích cực là bên bán vẫn chưa cho thấy sự áp đảo khi chỉ số áp sát mức cản vì lực cầu nâng đỡ vẫn đang xuất hiện, qua đó giảm bớt sự tiêu cực từ mẫu hình nến trên.
Với rủi ro đã được đề cập ở trên, đường SMA 7 ngày sẽ một lần nữa được kỳ vọng là hỗ trợ quan trọng cho nhịp tăng ngắn hạn của chỉ số. Cùng với đó, khoảng trống giá được tạo ra ở phiên 19/01 đang hiện diện quanh hỗ trợ trên.
Do đó, TPS kỳ vọng nhịp điều chỉnh của chỉ số sẽ diễn ra một cách nhẹ nhàng và lực cầu nâng đỡ sẽ sớm trở lại tại mốc hỗ trợ trên.
Tín hiệu suy giảm sức mạnh của xu hướng
CTCK Shinhan Việt Nam (SSV): Dấu hiệu xấu về sự suy yếu của xu hướng tăng, bên cạnh đó việc thanh khoảng duy trì ở mức thấp hơn cũng phát đi tín hiệu suy giảm sức mạnh của xu hướng.
Tiến tới vùng kháng cự tâm lý 1,200
CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Diễn biến rung lắc là điều bình thường và chưa ảnh hưởng tới xu hướng tăng ngắn hạn của thị trường trong kênh tích lũy trung hạn. SHS vẫn kỳ vọng VN-Index sau đợt rung lắc có thể tiến tới vùng kháng cự tâm lý 1,200 điểm và trong kịch bản tích cực là ngưỡng cản trên của kênh kích lũy trung hạn quanh 1,250 điểm.
Hướng về mức kháng cự 1,210
CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): Thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng và chỉ số VN30 vẫn có thể hướng về mức kháng cự 1,210 điểm trong vài phiên tới. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn và các chỉ số đang giao dịch gần vùng kháng cự ngắn hạn, đặc biệt nhóm cổ phiếu ngân hàng có dấu hiệu chững lại đà tăng cho thấy thị trường có thể sẽ còn liên tục xuất hiện nhịp điều chỉnh trong những phiên giao dịch tới. Ngoài ra, Yuanta cho rằng dòng tiền sẽ có giai đoạn cơ cấu dịch chuyển từ nhóm cổ phiếu Largecaps sang nhóm cổ phiếu Midcaps và Smallcaps.
Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức cao và hạn chế mua đuổi ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
Thế Mạnh
FILI
주식, FX, 상품, 선물, 채권, ETF 또는 암호화폐와 같은 금융 자산 거래의 손실 위험은 상당할 수 있습니다. 중개인에게 자금을 예치할 경우, 이 자금이 전부 손실될 수도 있습니다. 따라서 귀하의 상황과 재정 상황에 비추어 그러한 거래가 귀하에게 적합한지 신중하게 고려해야 합니다.
본인 스스로 나름대로 철저히 조사를 하거나 재무 관련 상담가와 상의하지 않고는 이러한 투자는 고려해서는 안됩니다. 이런 절차 없이 투자할 경우, 귀하의 재정 상태와 투자 요구 사항을 알지 못한 상태에서 하는 투자이기 때문에 당사의 웹 콘텐츠는 귀하에게 적합하지 않을 수 있습니다. 당사의 재무 정보가 최신으로 업데이트 되는 데는 지연이 있을 수 있고, 부정확한 내용이 포함될 수도 있으므로 모든 거래 및 투자 결정에 대한 책임은 투자자 본인의 몫입니다. 회사는 귀하의 자본 손실에 대해 책임을 지지 않습니다.
웹사이트의 허가 없이 웹사이트 그래픽, 텍스트 또는 상표를 복사할 수 없습니다. 이 웹사이트에 포함된 콘텐츠 또는 데이터에 대한 지적 재산권은 해당 공급자 및 거래소 판매자에게 있습니다.