견적
소식
분석
사용자
7x24
경제 일정
NULL_CELL
데이터
- 이름
- 최신 값
- 이전
움:--
F: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
일치하는 데이터가 없습니다
최신 의견
최신 의견
트렌드 토픽
금융시장은 안정세를 유지하고 있지만 새로운 주가 시작되면서 초조한 기대감을 보이고 있습니다. 이스라엘과 하마스 사이의 갈등이 계속해서 중심이 되고 있으며, 폭력사태가 더 넓은 지역을 휩쓸 가능성에 대한 우려가 커지고 있습니다.
돈은 세상을 돌아가게 만들고 화폐는 영구적인 상품입니다. 외환시장은 놀라움과 기대로 가득 차 있습니다.
채권 시장은 가장 오래된 금융 시장으로 성숙하고 혁신적이지는 않지만 필수불가결한 반면, 부채는 눈에 띄지 않지만 무시무시한 고대의 공통 소용돌이입니다.
글로벌 금융시장에서 주식시장은 경제 지표의 역할을 하며 항상 투자자들의 관심의 초점이 되어 왔습니다. 그것의 상승과 하락은 여러 나라의 경제에 큰 영향을 미칩니다.
탑 칼럼니스트
안녕하세요! 금융계에 참여할 준비가 되셨나요?
최신 속보와 글로벌 금융 이벤트를 확인하세요.
저는 재무 분석, 특히 거시적 발전과 중장기 추세 판단 측면에서 5년의 경험을 갖고 있습니다. 저는 주로 중동, 신흥 시장, 석탄, 밀 및 기타 농산물의 개발에 중점을 두고 있습니다.
BeingTrader 수석 트레이딩 코치 및 연사, 주로 XAUUSD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY 및 원유를 거래하는 외환 시장에서 8년 이상의 경험을 갖고 있습니다. 다양한 기회를 탐색하고 시장에서 투자자를 안내하는 것을 목표로 하는 자신감 있는 트레이더이자 분석가입니다. 분석가로서 나는 충분한 데이터와 신호로 트레이더를 지원함으로써 트레이더의 경험을 향상시키려고 합니다.
최근 업데이트
Risk Warning on Trading HK Stocks
Despite Hong Kong's robust legal and regulatory framework, its stock market still faces unique risks and challenges, such as currency fluctuations due to the Hong Kong dollar's peg to the US dollar and the impact of mainland China's policy changes and economic conditions on Hong Kong stocks.
HK Stock Trading Fees and Taxation
Trading costs in the Hong Kong stock market include transaction fees, stamp duty, settlement charges, and currency conversion fees for foreign investors. Additionally, taxes may apply based on local regulations.
HK Non-Essential Consumer Goods Industry
The Hong Kong stock market encompasses non-essential consumption sectors like automotive, education, tourism, catering, and apparel. Of the 643 listed companies, 35% are mainland Chinese, making up 65% of the total market capitalization. Thus, it's heavily influenced by the Chinese economy.
HK Real Estate Industry
In recent years, the real estate and construction sector's share in the Hong Kong stock index has notably decreased. Nevertheless, as of 2022, it retains around 10% market share, covering real estate development, construction engineering, investment, and property management.
Hongkong, China
베트남 호치민
Dubai, UAE
나이지리아 라고스
카이로 이집트
모두 보기
데이터가 없음
Cổ phiếu BID - Có nên mua lúc này? Định giá ngân hàng BIDV 2024 & 2025
Lê Thắng xin chào mọi người,Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (mã CK: BID) thành lập năm 1957, tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính. BIDV là một trong 4 ngân hàng được thành lập sớm nhất tại Việt Nam. Năm 2014, ngân hàng BIDV chính thức niêm yết Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
BIDV cùng với Vietinbank và Vietcombank là 3 ngân hàng TMCP có gốc quốc doanh và do nhà nước điều hành. Với lợi thế lớn như vậy, ngân hàng BIDV sở hữu tỷ lệ CASA rất cao, nhiều doanh nghiệp trung thành và đặc biệt là có mặt ở nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á như là một đại diện ngân hàng của Việt Nam.
Câu hỏi mà nhiều A/C nhà đầu tư quan tâm nhất là:
- Kỳ vọng gì vào kết quả kinh doanh của ngân hàng BIDV 6 tháng tiếp theo?
- Bao giờ BIDV chia cổ tức để tăng vốn?
- Có nên mua cổ phiếu BID lúc này?
- Định giá cổ phiếu BID năm 2024 và 2025 là bao nhiêu?
Tất cả câu hỏi đó được Thắng trả lời trong video này.
Mời cả nhà xem video và chia sẻ ý kiến tích cực.
Nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường chứng khoán cả về số lượng lẫn giá trị giao dịch. Có thể nói, yếu tố tâm lý của họ ảnh hưởng nhiều đến diễn biến lên xuống của chỉ số chứng khoán và hiệu quả đầu tư của chính họ. Muốn “sống cùng” thị trường lâu dài, nhà đầu tư cá nhân cũng phải rèn luyện tâm lý vững vàng.
Số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước đã tăng rất mạnh kể từ sau giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Việt Nam. Tính đến hết tháng 3-2024, nhóm nhà đầu tư này đã đạt tới hơn 7,6 triệu tài khoản, tăng gấp 3 lần so với tháng 3-2020 và chiếm đến 99,2% tổng số lượng tài khoản đầu tư trên thị trường, theo dữ liệu từ Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC). Bên cạnh đó, giao dịch của các nhà đầu tư cá nhân cũng chiếm khoảng 90% thanh khoản thị trường.
Chiếm tỷ trọng lớn nhưng các nhà đầu tư cá nhân thường bị ảnh hưởng rất nhiều về mặt tâm lý trong quá trình mua bán cổ phiếu. Khi thị trường tăng mạnh, các nhà đầu tư cá nhân sẽ có tâm lý hứng phấn quá đà, sợ lỡ mất cơ hội kiếm lời và mua cổ phiếu bằng mọi giá, bất chấp việc giá cổ phiếu đã quá cao so với định giá hay khi thị trường đã xuất hiện những thông tin xấu.
Lúc thị trường bắt đầu giảm, tâm lý của nhà đầu tư ban đầu vẫn còn lạc quan, nhưng rồi khi thị trường giảm mạnh thêm, đi kèm với nhiều thông tin xấu, thì lập tức chuyển thành bi quan, thậm chí hoảng loạn, và bán cổ phiếu một cách vội vã.
Với việc nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số lượng nhà đầu tư và thanh khoản thị trường, diễn biến tâm lý của họ cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán biến động mạnh theo kiểu bất thường trong vài năm trở lại đây.
Lịch sử giao dịch gần đây cho thấy nhiều đợt thị trường biến động lớn, mà kết quả sau đó các nhà đầu tư cá nhân nhận bài học đắt giá là “mất tiền” đáng kể.
Ở giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, bất chấp việc nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch, chỉ số VN-Index đã tăng tới 230%, từ 659 điểm lên 1.522 điểm chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm. Nhịp tăng này giúp chỉ số vượt đỉnh lịch sử 1.200 điểm đã tồn tại suốt nhiều năm, đồng thời lọt vào danh sách những thị trường chứng khoán tăng mạnh nhất trên thế giới.
Đầu năm 2022, khi thị trường chứng khoán đang giao dịch ở vùng trên 1.500 điểm, tâm lý nhà đầu tư vẫn rất hưng phấn với nhiều dự báo lạc quan đi cùng thông tin vĩ mô tốt. Thậm chí còn có dự báo rằng VN-Index sẽ tiến tới vùng 1.600-1.800 điểm trong năm 2022, khiến nhiều nhà đầu tư cá nhân đua nhau mua cổ phiếu vì sợ bỏ lỡ cơ hội.
Tuy nhiên, từ tháng 3-2022, thị trường bắt đầu xuất hiện nhiều thông tin xấu như Fed tăng lãi suất điều hành; sai phạm xảy ra tại FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, hay cuộc khủng hoảng trên thị trường trái phiếu… đã khiến các chỉ số giảm mạnh. Chỉ trong vòng 7 tháng, thị trường đã giảm hơn 40% từ vùng 1.524 điểm xuống còn 911 điểm.
Nhà đầu tư cá nhân sau đó đã “bán đổ bán tháo” cổ phiếu khi lo sợ những tín hiệu tiêu cực. Diễn biến này cũng từng xảy ra vào năm 2018, hệ quả chung là nhà đầu tư cá nhân thua lỗ nặng nề.
Ngoài ra, thị trường chứng khoán còn tồn tại tâm lý muốn giàu nhanh. Nhiều nhà đầu tư chạy theo những cổ phiếu có dấu hiệu bị làm giá như FLC, ROS, TGG, BII, API, APS… để mong kiếm lời thật nhanh. Cuối cũng, kết quả thu về là sự thua lỗ nặng nề khi lãnh đạo doanh nghiệp bị bắt và giá cổ phiếu giảm mạnh.
Như vậy, các nhà đầu tư cá nhân nên loại bỏ yếu tố tâm lý ra khỏi quá trình đầu tư chứng khoán của mình.
Đối với những nhà đầu tư không có nhiều thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu về thị trường chứng khoán, họ nên lựa chọn ủy thác cho các quỹ đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thông qua việc mua chứng chỉ quỹ. Các quỹ đầu tư chứng khoán này sẽ nghiên cứu thị trường và giao dịch theo đúng nguyên tắc của họ đã đặt ra. Từ đó, các giao dịch của quỹ sẽ gần như loại bỏ được các yếu tố tâm lý trong đầu tư chứng khoán.
Nếu muốn chủ động giao dịch, nhà đầu tư cần tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để xây dựng phương pháp đầu tư hiệu quả. Nhà đầu tư nên bắt đầu giao dịch với số vốn nhỏ để thực hành và chỉ nên tăng vốn dần sau thời gian luyện tập để có tâm lý vững vàng.
Ngoài ra, nhà đầu tư nên ghi ra trước những hành động của mình cần làm trong ngày và trong tuần. Việc xem bảng giá cổ phiếu liên tục cũng dễ khiến cho tâm lý nhà đầu tư hoang mang. Do đó, nhà đầu tư chỉ xem bảng giá khi chuẩn bị có hành động giao dịch cổ phiếu, đồng thời trên bảng giá chỉ nên để hiển thị cổ phiếu trong danh mục, cổ phiếu theo dõi chuẩn bị mua và những cổ phiếu tác động tới xu hướng thị trường như VN30.
Cuối cùng là yếu tố thông tin, điều ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý. Nhà đầu tư chỉ nên theo dõi thông tin thị trường và doanh nghiệp trên các trang tin tức chính thống, thay vì chỉ tham khảo trên mạng xã hội. Đồng thời, nhà đầu tư cần phân tích, đánh giá thông tin, sau đó đưa ra dự báo về sự ảnh hưởng của các thông tin này lên thị trường và doanh nghiệp trong tương lai để có được sự chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho những giao dịch.
Lê Xuân Huy - Chuyên gia đầu tư tài chính cá nhân
TBKTSG
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) căn cứ Kết luận điều tra bổ sung vụ án hình sự của cơ quan công an, ngày 19/01/2024, đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 12 tổ chức, cá nhân.
Các cá nhân bao gồm Hà Nguyễn Uyên, Huỳnh Nguyễn Hương Trà, Ngô Thị Hoài Thanh, Ngô Thị Hoài Thương, Nguyễn Thị Kiều Liên, Nguyễn Thị Minh Hiệp, Phan Thị Nga, Phan Thị Thanh Sen, Phan Thị Thương, Lê Quang Nhuận; còn các tổ chức là CTCP Louis Holdings, CTCP The Golden Group (tên cũ là CTCP Louis Capital).
Theo đó, UBCKNN quyết định đình chỉ giao dịch chứng khoán của 12 tổ chức, cá nhân trên 12 tài khoản số mở tại CTCP Chứng khoán Trí Việt và 2 tài khoản mở tại CTCP Chứng khoán APG trong thời hạn 9 tháng kể từ ngày 19/01/2024 do có hành vi vi phạm cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán dẫn đến hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
12 tổ chức, cá nhân nêu trên đã cho ông Đỗ Thành Nhân mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán dẫn đến hành vi thao túng thị trường chứng khoán đối với mã chứng khoán BII và TGG.
UBCKNN cũng cho biết thêm, căn cứ Kết luận điều tra của cơ quan công an, 12 tổ chức, cá nhân nêu trên không có khoản thu trái pháp luật có được từ hành vi vi phạm.
Ngoài ra, UBCKNN còn ban hành Quyết định về việc áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với các cá nhân và tổ chức nêu trên.
Một là, cấm giao dịch chứng khoán có thời hạn 2 năm kể từ ngày 19/01/2024; và hai là, cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn 02 năm kể từ ngày 19/01/2024.
Kha Nguyễn
FILI
Mới đây, CTCP Louis Land thông báo thay đổi “ghế nóng” với nhiều vị trí chủ chốt sau khi cổ phiếu bị cảnh báo vào tháng 10/2023.
Louis Land vừa thông báo miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT đối với ông Ngô Hữu Nghĩa. Thay vào đó bổ nhiệm ông Dương Hùng Biện – Thành viên HĐQT giữ chức Chủ tịch nhiệm kỳ 2022-2026, có hiệu lực từ ngày 29/12/2023.
Trước đó, BII đã miễn nhiệm chức Tổng Giám đốc đối với ông Biện và bầu ông Trần Duy Hưng thay thế ông Biện chức vụ trên từ ngày 21/12/2023.
Ở diễn biến khác, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 20/10/2023 đã có văn bản thông báo về trạng thái chứng khoán của cổ phiếu BII. Cụ thể, hạn chế giao dịch cổ phiếu BII do doanh nghiệp này chậm nộp BCTC bán niên 2023 đã được soát xét quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải công bố thông tin theo quy định.
Bên cạnh đó, BII là công ty bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với BCTC năm 2022, thuộc trường hợp cổ phiếu bị hạn chế giao dịch theo quy định. Đồng thời, cảnh báo cổ phiếu BII do Công nghiệp Bảo Thư chưa họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 trong thời hạn tối đa kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính, thuộc trường hợp cổ phiếu bị cảnh báo theo quy định.
Cổ phiếu BII bị cảnh báo trong bối cảnh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này khá bất ổn với nhiều năm liền lỗ liên tiếp.
Kết thúc quý 3/2023, Công nghiệp Bảo Thư không ghi nhận doanh thu, trong khi chi phí vẫn phải trả để vận hành nên BII lỗ ròng gần 3 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ hơn 3 tỷ đồng. Đây là quý thứ 8 liên tiếp công ty báo lỗ kể từ quý 4/2021. Sau 9 tháng, BII ghi nhận khoản lỗ gần 10 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 52 tỷ đồng.
Lãi ròng của BII từ quý 1/2021 - quý 3/2023
Trên thị trường chứng khoán, phiên giao dịch ngày 05/01, giá cổ phiếu BII đang giao dịch quanh 600 đồng/cp, giảm 73% so với đầu năm 2023, thanh khoản bình quân hơn 603 ngàn cp/phiên.
Diễn biến giá cổ phiếu BII từ đầu năm 2023
Thanh Tú
FILI
Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM , hiệu lực từ ngày 18/12.
Nguyên nhân do tổ chức niêm yết vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin (CBTT), thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định.
Trước đó, trong văn bản gửi đến TGG vào ngày 29/11, HOSE cho biết cổ phiếu TGG đang trong các diện theo dõi vi phạm như đình chỉ giao dịch và kiểm soát.
HOSE nhấn mạnh kể từ thời điểm bị đình chỉ giao dịch, các vi phạm CBTT của TGG chưa được khắc phục, có khả năng tiếp tục xảy ra và kéo dài, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ CBTT và ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông.
Sau cùng, căn cứ quy định tại Nghị định 155, ý kiến của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam; HOSE thông báo sẽ hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu TGG của CTCP The Golden Group theo quy định nêu trên.
The Golden Group có tên cũ là Louis Capital. Cổ phiếu TGG cùng với các cổ phiếu được xếp vào "họ Louis", như cổ phiếu CTCP Louis Land ..., từng bị ông Đỗ Thành Nhân (nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Louis Holdings) thao túng.
Ngày 20/04/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra tại CTCP Chứng khoán Trí Việt, CTCP Louis Holdings, CTCP Louis Capital, CTCP Louis Land và các đơn vị liên quan.
Kha Nguyễn
FILI
CTCP Chứng khoán APG đã nâng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Dược Lâm Đồng (Ladophar, HNX: LDP) lên mức 11.02% sau khi mua thêm 197,200 cp LDP trong phiên 21/09/2023.
Chiếu theo mức giá đóng cửa phiên 21/09 của LDP là 14,600 đồng/cp, ước tính APG đã chi gần 3 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch. Sau giao dịch, sở hữu của tổ chức này tại LDP tăng từ hơn 1.2 triệu cp (tỷ lệ 9.47%) lên hơn 1.4 triệu cp (tỷ lệ 11.02%).
Về mối liên hệ, hai tổ chức là Ladophar (LDP) và Chứng khoán APG (APG) từng gây chú ý khi có liên quan tới “hệ sinh thái Louis Holdings”.
Hiện, cổ đông lớn nhất của LDP là CTCP Louis Holdings nắm giữ 51.2% vốn. Trong khi đó, Chứng khoán APG từng có cổ đông lớn là CTCP The Golden Group (tên cũ là CTCP Louis Capital, HOSE: TGG) - thành viên trong hệ sinh thái Louis Holdings.
Louis Holdings là cái tên nổi lên từ năm 2021, từ một công ty gạo đã “thâu tóm” nhiều doanh nghiệp đa ngành, tạo dựng hệ sinh thái "họ Louis" gồm nhiều mã trong các lĩnh vực như bất động sản - Louis Land (BII); tài chính - Louis Capital (TGG), Chứng khoán - APG; gạo - Angimex (AGM); dược - Ladophar (LDP) hay Sametel (SMT)…
Trên thị trường chứng khoán, từ khi có thông tin Louis Holdings mua lại Ladophar, giá cổ phiếu LDP đã “thăng hoa” trong suốt giai đoạn cuối năm 2021 - đầu năm 2022. Cụ thể, thị giá LDP tăng phi mã từ quanh 14,000 đồng/cp vào cuối tháng 11/2021 lên đỉnh 54,800 đồng/cp phiên 12/01/2022.
Tuy nhiên, sau thông tin ông Đỗ Thành Nhân - cựu chủ tịch HĐQT Louis Holdings - bị bắt để điều tra vì thao túng chứng khoán từ giữa tháng 4/2022, các cổ phiếu trong hệ sinh thái Louis đồng loạt trượt dốc. Riêng cổ phiếu LDP chính thức "thủng" mệnh giá hồi cuối tháng 9/2022 và chạm đáy 4,400 đồng/cp trong phiên 18/11/2022, bốc hơi 92% giá trị so với đỉnh.
Cuối tháng 3/2023, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa cổ phiếu LDP vào diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2022 là số âm, gần 39 tỷ đồng. Đồng thời, HNX cũng quyết định cắt margin cổ phiếu LDP với lý do tương tự.
Từ cuối tháng 8/2023 đến nay, giá cổ phiếu LDP ghi nhận sự hồi phục tích cực, đang giao dịch quanh mức 15,700 đồng/cp (phiên chiều 25/09), tăng 75% sau 2 tháng và tăng gần 250% so với đáy hồi cuối tháng 11/2022.
Diễn biến giá cổ phiếu LDP từ cuối năm 2021 đến nay
Nguồn: VietstockFinanceKết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023 của LDP không mấy khả quan. Doanh thu thuần đạt hơn 88 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2021, thực hiện được 31% kế hoạch doanh thu đề ra.
Sau cùng, Công ty báo lỗ ròng bán niên 2023 hơn 9 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ gần 19 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tới ngày 30/06/2023 hơn 48 tỷ đồng. Trước đó, ĐHĐCĐ thường niên 2023 của LDP cũng dự kiến không thể thu được lợi nhuận trong năm nay.
Lợi nhuận sau thuế của LDP từ năm 2018-2022
Thế Mạnh
FILI
Xuyên suốt lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam có không ít vụ làm giá đình đám, để lại những vết sẹo khó lành cho nhà đầu tư.
Từ Cựu chủ tịch DVD, người làm giá đầu tiên bị kết án
Ngày 26/11/2010, Cơ quan điều tra an ninh thuộc Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam ông Lê Văn Dũng - Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông (DVD) liên quan đến việc thao túng giá chứng khoán. Hành vi này bị truy cứu trách nhiệm theo điều 181C của Bộ luật hình sự, một quy định mới được thêm vào bộ luật từ ngày 01/01/2010. Ông là người đầu tiên bị tuyên án vì tội danh này.
Ông Lê Văn Dũng
Một năm trước đó (2009), ông Dũng là một trong 60 người giàu nhất sàn chứng khoán với tài sản 240 tỷ đồng.
Theo điều tra, ông Lê Văn Dũng đã sử dụng 12 tài khoản để tạo cung và cầu giả mạo trên thị trường, nhằm làm giá hai cổ phiếu DHT và DVD. Hành vi này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của thị trường chứng khoán, làm thiệt hại cho nhà đầu tư.
Đối với mã DVD, ông Dũng đã sử dụng nhiều tài khoản để mua vào và bán ra cổ phiếu tạo sự biến động giả mạo về giá và khối lượng giao dịch. Mục tiêu của ông là làm tăng giá cổ phiếu trên thị trường, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư để sau đó bán ra với giá cao.
Từ 22/12/2009 (ngày DVD chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE) đến 13/09/2010, giá cổ phiếu DVD từ mức 52,000 đồng/cp đã tăng gấp đôi đạt 108,000 đồng/cp.
Tuy nhiên, mọi việc vỡ lở không từ DVD mà từ DHT (Công ty cổ phần Dược Hà Tây).
Vào cuối tháng 6/2010, Nhóm ông Dũng đã nắm trên 28.68% cổ phiếu Dược Hà Tây. Sau đó, nhóm này và các đối tượng liên quan đã nắm trên 60% vốn điều lệ. Trong tình huống này ban lãnh đạo DHT đã phòng thủ bằng cách đề nghị mua thêm cổ phiếu quỹ và phát hành cổ phiếu mới, tuy nhiên, đều bị nhóm DVD bác bỏ.
Ngày 01/09/2010, DHT đã có văn bản tố DVD và những người liên quan đã làm giá DHT. Sau đó cơ quan điều tra phát hiện ra DVD cũng bị làm giá.
Ông Dũng đã bị phạt 4 năm tù cho hai vụ làm giá này. Ngày 05/09/2011 cổ phiếu DVD đã bị huỷ niêm yết.
“Tay không bắt giặc” dựng công ty ảo trị giá 310 tỷ lên sàn UPCoM
Đây có lẽ là phi vụ làm giá “ảo tung chảo” nhất trong lịch sử chứng khoán. Các bị cáo dựng một công ty ảo có trụ sở là một quán ăn, với giá trị lên tới 310 tỷ đồng.
Vào năm 2010, Nguyễn Văn Dĩnh (cựu Giám đốc Công ty cổ phần khoáng sản Nari Hamico) đã tiến hành mua hồ sơ pháp lý của Công ty MTM. Dù MTM không hoạt động và không có vốn, nhưng ông Dĩnh đã chỉ đạo em gái làm tài liệu giả mạo “giúp cho” MTM có tới 103 cổ đông nắm giữ 31 triệu cổ phần (giá trị 310 tỷ đồng).
Sau khi hoàn thiện hồ sơ, MTM đã nộp đơn xin Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận là công ty đại chúng trước khi tiến hành đăng ký niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội - HNX.
Tuy nhiên, vào tháng 5/2015, Nguyễn Văn Dĩnh đã bị bắt trong một vụ án khác. Công ty MTM sau đó nhanh chóng thu hồi hồ sơ đăng ký niêm yết. Một tháng sau, Trần Hữu Tiệp và Phùng Thành Công (hiện đang trốn tránh pháp luật) đã liên kết với Vũ Thị Hoa (vợ của Dĩnh) để nhận lại hồ sơ pháp lý.
Trần Hữu Tiệp cùng những người liên quan đã tiến hành lừa đảo, và thao túng giá cổ phiếu MTM. Họ đã sử dụng tới 59 tài khoản chứng khoán để tạo ra cung cầu giả và điều chỉnh giá cổ phiếu, gây ra thiệt hại lên tới hơn 56 tỷ đồng, trong đó họ đã chiếm đoạt hơn 53 tỷ đồng từ các nhà đầu tư. Thêm vào đó, Tiệp đã lừa bán cổ phiếu MTM cho hai cá nhân khác, chiếm đoạt tổng cộng 355 triệu đồng.
Sau đó, Tòa án nhân dân Hà Nội tiến hành phiên tòa sơ thẩm lần hai, xét xử 15 cá nhân với các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Thao túng giá chứng khoán, Sản xuất tài liệu giả của cơ quan, tổ chức và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong công việc.
Ông Trần Hữu Tiệp
Trong phiên tòa, Trần Hữu Tiệp - Nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Mỏ và xuất nhập khẩu khoáng sản miền Trung (MTM) đã bị tòa tuyên án chung thân vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vũ Thị Hoa và Nguyễn Lê Trường, mỗi người nhận mức án 12 năm tù.
Tuy quy mô và thiệt hại nhìn chung không lớn, nhưng đây chắc chắn là phi vụ làm giá trắng trợn nhất trong lịch sử, với mức lợi nhuận siêu tưởng.
Nhóm Nguyễn Đỗ Lăng làm giá cổ phiếu APEC
Ông Nguyễn Đỗ Lăng
Từ đầu quý 3 cho đến giữa quý 4 năm 2021, nhóm cổ phiếu thuộc APEC Group, bao gồm CTCP Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương (APS), CTCP Đầu tư châu Á - Thái Bình Dương (API) và CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ) đã ghi nhận mức tăng vượt trội, từ 400% đến 500%. Phát giác ra các hoạt động khả nghi, vào 12/06/2022, UBCKNN đã chủ động đề nghị Công an TP. Hà Nội tiến hành điều tra liên quan đến những hoạt động khả nghi trên tài khoản mở tại APS để xác định liệu các cá nhân trên có tham gia vào việc thao túng giá của ba mã nhóm công ty APEC Group.
Cơ quan chức năng đã điều tra và khởi tố ông Phạm Duy Hưng, giữ chức Chủ tịch HĐQT Chứng khoán APS, cùng ông Nguyễn Đỗ Lăng, Tổng Giám đốc APS (ông Lăng là nhà sáng lập, Chủ tịch Apec Groups) vào ngày 22/06/2023. Bên cạnh đó, bà Huỳnh Thị Mai Dung, vợ ông Lăng, bà Nguyễn Thị Thanh, đảm nhận vị trí Kế toán trưởng tại Chứng khoán APS và bà Phạm Thị Đức Việt, 41 tuổi, Phó Phòng Dịch vụ khách hàng, cũng bị đưa vào diện điều tra.
Trong quá trình điều tra ban đầu, ông Lăng cùng vợ và ông Hưng được cho là đã chỉ đạo cấp dưới sử dụng 40 tài khoản tại APS để thực hiện giao dịch nhằm tạo ra một cung cầu giả mạo và định hình giá đóng cửa.
Cơ quan điều tra xác nhận nhóm này đã thu được lợi ích lên đến hơn 157 tỷ đồng thông qua việc thao túng cổ phiếu.
Còn nhớ, tại ĐHĐCĐ bất thường ngày 16/11/2021 ban lãnh đạo APS cùng cổ đông hô "quyết tâm gồng lãi" với chiếc khăn tím trên cổ. Chi tiết này đã làm dư luận dậy sóng.
Đỗ Thành Nhân - Làm giá bằng miệng
Ông Đỗ Thành Nhân
Xuất thân từ một công ty buôn bán gạo nhỏ, sau nhiều lần đổi tên thành Louis Holdings do ông Đỗ Thành Nhân làm chủ tịch đã tăng vốn lên 540 tỷ đồng. Sau đó doanh nghiệp này tiếp tục mua cổ phiếu của các công ty CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Bảo Thư (BII), Louis Capital (TGG), CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, HOSE: AGM), CTCP Chứng khoán APG (APG) cũng như CTCP Sametel (SMT), CTCP Dược Lâm Đồng (LDP).
Ông Nhân đã trở thành ngôi sao với những phát ngôn rất hùng hồn về tiên đoán giá trên mạng kiểu:
"Từ đây đến cuối năm BII không được 3X. Mọi người cứ chửi thoải mái", hay "Từ đây đến cuối năm: BII không được 3X, TGG không được 4X-5X, APG không được 2X, SMT không được 3X, DDV không được 3X, AGM xuống 2X. Mọi người cứ chửi thoải mái. Ghi lại làm bằng (chứng)".
Đáng chú ý, các công ty ông Nhân mua đều là những công ty nhỏ, kết quả kinh doanh bết bát, cổ phiếu trôi nổi ít. Nhưng sau khi về tay ông Nhân thì giá và khối lượng giao dịch đều tăng lên rất nhiều lần. Nổi bật trong đó là cổ phiếu nhỏ TGG tăng từ 1,000 đồng/cp vào cuối 2020 lên 69,000 đồng/cp vào tháng 9 năm 2021. Tuy nhiên cũng từ thời điểm đó các cổ phiếu này tuột dốc không phanh, đơn giản như TGG chỉ còn 3,500 đồng/cp (tháng 8/2023).
Ngày 20/04/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố và bắt tạm giam 4 cá nhân, trong đó có Đỗ Thành Nhân - Chủ tịch Louis Holdings, Trịnh Thị Thúy Linh - Giám đốc Hành chính Louis Holding, Đỗ Đức Nam - Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Trí Việt và Lê Thị Thùy Liên - nhân viên dịch vụ tài chính Chứng khoán Trí Việt, với tội danh "thao túng thị trường chứng khoán".
Theo C03, từ 04/01/2021 đến 06/10/2021, ông Đỗ Thành Nhân và ông Đỗ Đức Nam cùng các đối tác đã sử dụng nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán để thao túng giá cổ phiếu của Louis Capital (TGG), Louis Land (BII) và một số mã khác, thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng.
Vụ thao túng nhóm Louis vẫn là những chiêu hô hào, kích động rất “đa cấp”, thậm chí lộ liễu nhưng nhà đầu tư vẫn lao vào. Đó là bài học sâu sắc cho giới đầu tư bởi những doanh nghiệp thực sự tử tế họ sẽ dồn công sức và trí tuệ của mình vào kết quả kinh doanh không phải giá chứng khoán.
Trịnh Văn Quyết - Lão đại của những kẻ làm giá
Ông Trịnh Văn Quyết
Gọi Trịnh Văn Quyết là lão đại của những kẻ làm giá trên thị trường chứng khoán bởi hai yếu tố. Thứ nhất, vị thế của ông Quyết, thời điểm cuối năm 2016 từng vượt mặt ông Phạm Nhật Vượng để trở thành người giàu nhất Việt Nam.
Thứ hai, quy mô giao dịch cổ phiếu họ FLC là rất lớn, trong đó FLC và ROS luôn là một trong những mã có thanh khoản lớn nhất trong các cổ phiếu của cả ba sàn.
Ban đầu từ những công ty có số vốn nhỏ, bằng các thủ thuật khai khống vốn, nộp tiền vào rồi ngay lập tức rút ra, các công ty của ông Quyết tăng vốn lên rất lớn: FLC tăng từ 18 tỷ lên 7,000 tỷ đồng, FLC Faros (ROS) từ 1.5 tỷ lên 5,675 tỷ đồng, FLC Homes (FHH) từ 9.9 tỷ lên 1,635 tỷ… Trong đó, ROS được xác định nâng khống vốn từ 1.5 lên 4,300 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc khai khống vốn này, đế chế ảo của Trịnh Văn Quyết chưa sụp đổ nhanh đến thế.
Ngày 10/01/2022 Trịnh Văn Quyết đã đi một nước cờ hết sức “trẻ thơ” đó là trực tiếp bán ra 74.8 triệu cổ phiếu FLC không công bố thông tin. Cũng cần nhắc lại rằng cuối 2017, ông Quyết cũng đã “quên” công bố khi bán chui 54 triệu cổ phiếu thu về 400 tỷ đồng.
Theo công bố của Bộ Công an từ tháng 12/2021 đến 10/01/2022, ông Quyết đã chỉ đạo Phó Chủ tịch FLC Hương Trần Kiều Dung và một số người khác dùng số lớn tài khoản để thao túng, làm tăng giá cổ phiếu FLC từ 15,500 đồng lên 24,050 đồng. Ngày 10/01, giá cổ phiếu trung bình ở mức 22,586 đồng, tăng 64% từ khi ông Quyết và nhóm bắt đầu "thổi giá".
Bộ Công an đã phát đi văn bản tới các địa phương, yêu cầu kiểm tra và cung cấp thông tin liên quan đến tài sản bất động sản, cổ phần, cổ phiếu và góp vốn dưới tên cựu chủ tịch FLC, ông Trịnh Văn Quyết và vợ là bà Lê Thị Ngọc Diệp - cùng hai em gái của ông là Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huế.
Đồng thời, Bộ Công an cũng yêu cầu tạm dừng mọi hoạt động giao dịch liên quan đến các tài sản này của ông Quyết và mọi cá nhân liên quan.
Hiện tại, Bộ Công an đã tiến hành khởi tố và tạm giam 5 cá nhân liên quan trong vụ việc, trong đó có ông Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế - cựu nhân viên kế toán Công ty FLC, Hương Trần Kiều Dung - Nguyên chủ tịch Công ty Chứng khoán BOS và Phó Chủ tịch FLC, Trịnh Thị Thúy Nga - cựu Thành viên HĐQT và Phó TGĐ Chứng khoán BOS, và cuối cùng là Nguyễn Quỳnh Anh - nguyên TGĐ Chứng khoán BOS.
Điểm đọng lại cuối cùng trong vụ án này là hình ảnh người đàn ông từng giàu nhất Việt Nam, đã lách qua những khe hở của pháp luật, lừa hàng vạn cổ đông trong bao nhiêu năm trời, giây phút bị bắt lại rơi nước mắt. Những dòng nước mắt xót xa… hay ân hận?
Trần Vương
FILI
주식, FX, 상품, 선물, 채권, ETF 또는 암호화폐와 같은 금융 자산 거래의 손실 위험은 상당할 수 있습니다. 중개인에게 자금을 예치할 경우, 이 자금이 전부 손실될 수도 있습니다. 따라서 귀하의 상황과 재정 상황에 비추어 그러한 거래가 귀하에게 적합한지 신중하게 고려해야 합니다.
본인 스스로 나름대로 철저히 조사를 하거나 재무 관련 상담가와 상의하지 않고는 이러한 투자는 고려해서는 안됩니다. 이런 절차 없이 투자할 경우, 귀하의 재정 상태와 투자 요구 사항을 알지 못한 상태에서 하는 투자이기 때문에 당사의 웹 콘텐츠는 귀하에게 적합하지 않을 수 있습니다. 당사의 재무 정보가 최신으로 업데이트 되는 데는 지연이 있을 수 있고, 부정확한 내용이 포함될 수도 있으므로 모든 거래 및 투자 결정에 대한 책임은 투자자 본인의 몫입니다. 회사는 귀하의 자본 손실에 대해 책임을 지지 않습니다.
웹사이트의 허가 없이 웹사이트 그래픽, 텍스트 또는 상표를 복사할 수 없습니다. 이 웹사이트에 포함된 콘텐츠 또는 데이터에 대한 지적 재산권은 해당 공급자 및 거래소 판매자에게 있습니다.