견적
소식
분석
사용자
7x24
경제 일정
NULL_CELL
데이터
- 이름
- 최신 값
- 이전
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
움:--
F: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
움:--
F: --
움:--
F: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
움:--
F: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
--
F: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
일치하는 데이터가 없습니다
최신 의견
최신 의견
트렌드 토픽
금융시장은 안정세를 유지하고 있지만 새로운 주가 시작되면서 초조한 기대감을 보이고 있습니다. 이스라엘과 하마스 사이의 갈등이 계속해서 중심이 되고 있으며, 폭력사태가 더 넓은 지역을 휩쓸 가능성에 대한 우려가 커지고 있습니다.
돈은 세상을 돌아가게 만들고 화폐는 영구적인 상품입니다. 외환시장은 놀라움과 기대로 가득 차 있습니다.
채권 시장은 가장 오래된 금융 시장으로 성숙하고 혁신적이지는 않지만 필수불가결한 반면, 부채는 눈에 띄지 않지만 무시무시한 고대의 공통 소용돌이입니다.
글로벌 금융시장에서 주식시장은 경제 지표의 역할을 하며 항상 투자자들의 관심의 초점이 되어 왔습니다. 그것의 상승과 하락은 여러 나라의 경제에 큰 영향을 미칩니다.
탑 칼럼니스트
안녕하세요! 금융계에 참여할 준비가 되셨나요?
최신 속보와 글로벌 금융 이벤트를 확인하세요.
저는 재무 분석, 특히 거시적 발전과 중장기 추세 판단 측면에서 5년의 경험을 갖고 있습니다. 저는 주로 중동, 신흥 시장, 석탄, 밀 및 기타 농산물의 개발에 중점을 두고 있습니다.
BeingTrader 수석 트레이딩 코치 및 연사, 주로 XAUUSD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY 및 원유를 거래하는 외환 시장에서 8년 이상의 경험을 갖고 있습니다. 다양한 기회를 탐색하고 시장에서 투자자를 안내하는 것을 목표로 하는 자신감 있는 트레이더이자 분석가입니다. 분석가로서 나는 충분한 데이터와 신호로 트레이더를 지원함으로써 트레이더의 경험을 향상시키려고 합니다.
최근 업데이트
Risk Warning on Trading HK Stocks
Despite Hong Kong's robust legal and regulatory framework, its stock market still faces unique risks and challenges, such as currency fluctuations due to the Hong Kong dollar's peg to the US dollar and the impact of mainland China's policy changes and economic conditions on Hong Kong stocks.
HK Stock Trading Fees and Taxation
Trading costs in the Hong Kong stock market include transaction fees, stamp duty, settlement charges, and currency conversion fees for foreign investors. Additionally, taxes may apply based on local regulations.
HK Non-Essential Consumer Goods Industry
The Hong Kong stock market encompasses non-essential consumption sectors like automotive, education, tourism, catering, and apparel. Of the 643 listed companies, 35% are mainland Chinese, making up 65% of the total market capitalization. Thus, it's heavily influenced by the Chinese economy.
HK Real Estate Industry
In recent years, the real estate and construction sector's share in the Hong Kong stock index has notably decreased. Nevertheless, as of 2022, it retains around 10% market share, covering real estate development, construction engineering, investment, and property management.
Hongkong, China
베트남 호치민
Dubai, UAE
나이지리아 라고스
카이로 이집트
모두 보기
데이터가 없음
Cổ phiếu vận tải biển và cảng nổi sóng, vì đâu?
Nhiều cổ phiếu vận tải và cảng biển tăng giá mạnh từ giữa tháng 11 đến nay. Triển vọng ngành vận tải và cảng biển sáng nhờ xu hướng tăng sản lượng thông qua và thay đổi liên minh giữa các hãng tàu.
Ngành vận tải và cảng biển đang đứng trước nhiều cơ hội trong năm 2025. Ông Đào Hồng Dương, Giám đốc Phân tích Ngành và Cổ phiếu, CTCP Chứng khoán VPBank đánh giá có 4 xu hướng cần chú ý đối với ngành này trong năm sau. Thứ nhất, giá cước cho thuê tàu định hạn và tàu container 40 feet đã điều chỉnh nhưng vẫn cao hơn nhiều so với trước dịch bệnh COVID-19. Căng thẳng biển độ, tác cảng Hồng Kông, Singapore đều đã phản ánh và các chủ tàu đã thích nghi với việc kéo dài tuyến ra. Thứ hai, lượng container thông cảng toàn cầu 8 tháng tăng 20% so với cùng kỳ. Ông Trump tái đắc cử có thể làm tăng sản lượng hàng hóa thông quan hơn.
Thứ ba, các hãng tàu cung cấp dịch vụ hàng hải và container có xu hướng tăng đất tàu mới, cùng container toàn cầu có thể tăng 5,5% trong năm 2025. Thương mại hóa toàn cầu trong năm sau được dự báo tăng khoảng 3,1%. Thứ tư, xu hướng thay đổi liên minh các hãng tàu từ tháng 2/2025 làm thay đổi chuyến tàu, lịch trình làm thay đổi thị trường cảng biển. Ông Dương cho rằng xu hướng này làm tăng sự cần cần của cảng nước sâu.
Tuy nhiên, cạnh tranh trong ngành cũng rất lớn, đặc biệt cảng Hải Phòng phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ cảng Cái Mập - Thị Vải. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp cảng và vận tải biển tập trung vào đầu tư. Gemadept, cảng Hải Phòng và VOSCO đều có kế hoạch mở rộng hoạt động và đầu tư vào tàu biển. PV Trans cũng đang lên kế hoạch mở rộng đội tàu của mình. Đây là những bước quan trọng để tận dụng cơ hội phát triển của ngành trong tương lai.
GMD hoàn tất tăng vốn, tiềm năng tăng trưởng còn tới đâu?
Hội đồng quản trị Công ty CP Gemadept (HOSE: GMD) vừa thông qua nghị quyết kết quả đợt chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng năm 2024.
Theo đó, GMD chào bán thành công 103,4 triệu cổ phiếu, thu về 3.014 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ lên 4.139 tỷ đồng. Trong đó, cổ đông hiện hữu mua 102,6 triệu cổ phiếu với giá 29.000 đồng/cổ phiếu, thu về 2.978,2 tỷ đồng. Nhà đầu tư mua cổ phiếu lẻ và số không phân phối hết là 797,2 nghìn cổ phiếu, giá 45.000 đồng/cổ phiếu, thu gần 35,9 tỷ đồng.
Trong quý 3/2024, doanh thu Gemadept đạt 1.264 tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 448,3 tỷ đồng, tăng 32,5%. Công ty cho biết, lợi nhuận tăng chủ yếu nhờ hoạt động khai thác cảng, logistics và phần lãi từ các công ty liên doanh, liên kết.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu của Gemadept đạt 3.420,55 tỷ đồng, tăng 21,6%. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.549,46 tỷ đồng. Đáng chú ý, lợi nhuận trước thuế trong giai đoạn này đạt 1.728,38 tỷ đồng, hoàn thành 102,5% kế hoạch năm tài chính 2024 (1.686 tỷ đồng).
Về tài chính, tính đến ngày 30/9/2024, tổng tài sản của GMD tăng 6,1% so với đầu năm, đạt 14.366,4 tỷ đồng. Trong đó, tài sản cố định chiếm 28,3% với 4.062,9 tỷ đồng, đầu tư tài chính dài hạn ghi nhận 3.511,2 tỷ đồng, tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 1.768,1 tỷ đồng. Các tài sản dài hạn khác và tài sản dở dang dài hạn lần lượt là 1.631,2 tỷ đồng và 1.624,4 tỷ đồng.
Dòng tiền kinh doanh chính trong 9 tháng đầu năm 2024 ghi nhận dương 948,9 tỷ đồng. Ngược lại, dòng tiền đầu tư âm 404,3 tỷ đồng, chủ yếu do các khoản đầu tư mở rộng công suất. Dòng tiền tài chính âm 848,97 tỷ đồng, phần lớn do công ty thực hiện trả cổ tức cho cổ đông.
Trong tháng 4/2024, Gemadept hoàn tất thoái toàn bộ cổ phần tại Công ty CP cảng Nam Hải cho Công ty Cổ phần Nhật Việt (Vietsun). Tỷ lệ sở hữu tại cảng Nam Hải giảm từ 99,98% xuống 0%. Đây là cảng đầu tiên của Gemadept tại miền Bắc, thành lập năm 2009 với công suất thiết kế 200.000 TEUs. Dù không còn sở hữu cảng Nam Hải, Gemadept vẫn cung cấp chuỗi dịch vụ logistics khép kín tại khu vực này.
Theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), GMD có triển vọng tích cực nhờ cảng nước sâu Gemalink tại Cái Mép - Thị Vải, một trong những vị trí chiến lược nhất khu vực, cùng xu hướng tàu container lớn ngày càng phổ biến. Tại Hải Phòng, việc nâng cấp luồng kênh Hà Nam cho phép tàu trọng tải 48.000 DWT gia tăng năng lực cạnh tranh của cảng Nam Đình Vũ.
Tuy nhiên, tốc độ mở rộng giai đoạn 2A của cảng Gemalink chậm hơn kế hoạch, dẫn đến điều chỉnh giảm mục tiêu giá cổ phiếu. VCBS dự phóng doanh thu thuần năm 2024 đạt 4.625 tỷ đồng (+20,3% so với 2023), lợi nhuận sau thuế 1.414 tỷ đồng (-36,4%). Năm 2025, doanh thu ước đạt 4.972 tỷ đồng (+7,5%), lợi nhuận sau thuế 1.345 tỷ đồng (-4,9%). Biên lợi nhuận gộp dự kiến duy trì ở mức 44,5% - 45%.
Về mặt định giá cổ phiếu, VCBS áp dụng phương pháp định giá tổng tài sản (SoTP) cho cổ phiếu GMD, bao gồm giá trị kinh doanh cốt lõi từ cảng biển và logistics, phần lợi nhuận từ các công ty liên doanh, liên kết, và các tài sản không thuộc hoạt động chính như cao su. Giá mục tiêu của GMD trong năm 2025 là 66.931 đồng/cổ phiếu.
Nhìn chung, VCBS đánh giá GMD vẫn là lựa chọn tiềm năng trong dài hạn nhờ các yếu tố nền tảng vững chắc, đặc biệt ở lĩnh vực khai thác cảng nước sâu và logistics. Nhà đầu tư được khuyến nghị cân nhắc tích lũy cổ phiếu GMD ở vùng giá hiện tại, đặc biệt trong bối cảnh công ty đang mở rộng công suất và duy trì lợi thế cạnh tranh tại các khu vực chiến lược.
Gemadept phát hành thành công 103,4 triệu cổ phiếu nâng vốn điều lệ lên 4.139 tỷ đồng
Gemadept phát hành thành công 103,4 triệu cổ phiếu nâng vốn điều lệ lên 4.139 tỷ đồng
Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Gemadept (mã chứng khoán: GMD) vừa có nghị quyết thông qua kết quả đợt chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu năm 2024.
Theo đó, GMD chào bán thành công 103,4 triệu cp, thu về 3.014 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ lên 4.139 tỷ đồng. Trong đó, cổ đông hiện hữu mua 102,6 triệu cổ phiếu với giá 29.000/cổ phiếu, số tiền thu được là 2.978,2 tỷ đồng. Nhà đầu tư mua cổ phiếu lẻ và cổ phiếu không phân phối hết là 797,2 nghìn cổ phiếu, giá 45.000/cổ phiếu, thu về gần 35,9 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, trong quý 3/2024, doanh thu Gemadept đạt 1.264 tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ. Còn lợi nhuận sau thuế của công ty này đạt 448,3 tỷ đồng, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước.
Lý giải lợi nhuận sau thuế tăng Gemadept cho biết, chủ yếu do lợi nhuận gộp hoạt động khai thác cảng, logistics và phần lãi đến từ công ty liên doanh, liên kết tăng.
Luỹ kế trong 9 tháng đầu năm 2024, Gemadept ghi nhận doanh thu tăng 21,6%, lên 3.420,55 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.549,46 tỷ đồng. Được biết, năm 2024, Gemadept lên kế hoạch doanh thu 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến 1.686 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm 2024 với lãi trước thuế đạt 1.728,38 tỷ đồng, Gemadept đã hoàn thành tới 102,5% so với kế hoạch năm tài chính 2024.
Tính đến ngày 30/9/2024, tổng tài sản của GMD tăng 6,1% so với đầu năm, đạt 14.366,4 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là tài sản cố định ghi nhận 4.062,9 tỷ đồng, chiếm 28,3%; đầu tư tài chính dài hạn ghi nhận 3.511,2 tỷ đồng; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ghi nhận 1.768,1 tỷ đồng; tài sản dài hạn khác ghi nhận 1.631,2 tỷ đồng; tài sản dở dang dài hạn ghi nhận 1.624,4 tỷ đồng…
Về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm 2024, Gemadept ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính dương 948,9 tỷ đồng. Còn dòng tiền đầu tư ghi nhận âm 404,3 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm 848,97 tỷ đồng, chủ yếu do công ty thực hiện trả cổ tức cho cổ đông.
Vào tháng 4/2024, Công ty Cổ phần Gemadept đã hoàn tất thoái toàn bộ cổ phần tại Công ty Cổ phần cảng Nam Hải cho đối tác là Công ty Cổ phần Nhật Việt (Vietsun). Theo đó, tỷ lệ sở hữu của Gemadept tại cảng Nam Hải đã giảm từ 99,98% xuống 0%.
Cảng Nam Hải có công suất thiết kế đạt 200.000 teus, là cảng đầu tiên của Gemadept tại miền Bắc. Được thành lập năm 2009, cảng Nam Hải có đầy đủ chức năng cảng, cửa khẩu quốc tế để thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu và hàng hóa nội địa. Ngoài ra, cảng Nam Hải còn cung cấp chuỗi dịch vụ khép kín gồm dịch vụ depot, vận chuyển đa phương thức door to door bằng sà lan, đầu kéo, khai thác kho bãi, hàng rời, dịch vụ hải quan...
Theo Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự báo, việc chuyển nhượng vốn cảng Nam Hải và Nam Hải ICD sẽ đem về khoảng 200 tỷ đồng lợi nhuận cho Gemadept, bổ sung nguồn tiền cho công ty tập trung đầu tư phát triển mở rộng các cảng lớn như các dự án mở rộng cảng Nam Đình Vũ và Gemalink.
Công ty cũng đang tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng dự án cao su ở Campuchia và các dự án bất động sản Saigon Gem, Gemadept Vientiane, mục tiêu dồn toàn lực tập trung vào hoạt động cốt lõi. Ngày 14/3 vừa qua, Gemadept thông báo nhận được thông báo hoàn tất giải thể chi nhánh Gemadept tại Campuchia.
Sau khi thoái vốn khỏi cảng Nam Hải, ở khu vực phía Bắc, Gemadept còn sở hữu hai cảng là Nam Đình Vũ và ICD Nam Hải. Tại phía Nam, Gemadept còn có hai cảng container là Gemalink, cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, có khả năng đón được các siêu tàu lớn nhất hiện nay và 1 cảng ICD Phước Long. Ngoài ra cảng Dung Quất là cảng hàng rời duy nhất trong hệ thống cảng của Gemadept.
Thị giá cổ phiếu GMD thời gian qua
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 17/12, cổ phiếu GMD ở mức 65.500 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của doanh nghiệp này trên thị trường đạt khoảng 27.115 tỷ đồng.
Cổ phiếu cảng biển Việt Nam: Lựa chọn đầu tư trong kỷ nguyên mới ?
Ngành cảng biển Việt Nam đang trở thành trung tâm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nhờ vào những bước nhảy về hạ tầng, dòng vốn FDI bền vững và sự gia tăng sản lượng hàng hóa. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh khu vực mạnh mẽ và biến động quốc tế, liệu đây có phải là thời điểm “vàng” cho nhà đầu tư?
Theo đánh giá của VNDirect, ngành cảng biển Việt Nam đang ghi nhận những kết quả đáng khích lệ trong năm 2024, khi sản lượng container qua các cảng tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Đà tăng trưởng này được dẫn dắt bởi một số yếu tố chính, trong đó nổi bật nhất là đòn bẩy từ dòng vốn FDI. Đây là động lực giúp Việt Nam duy trì vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh các chuỗi cung ứng chuyển hướng từ Trung Quốc sang Đông Nam Á.
Với kim ngạch xuất khẩu năm 2024 tăng khoảng 15% so với năm ngoái, nhu cầu logistics và khai thác cảng tiếp tục gia tăng. Nhờ vào chiến lược đầu tư và cải thiện hạ tầng, nhiều dự án lớn như Cái Mép Hạ và Cần Giờ đang mở ra những triển vọng đối với nhà đầu tư.
Gemadept (GMD), một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành, đang từng bước khẳng định vị thế nhờ vào cảng nước sâu Gemalink. Công suất Gemalink dự kiến tăng gấp đôi, từ 1,5 triệu TEU lên 3 triệu TEU vào năm 2028, góp phần đảm bảo sản lượng hàng hóa đổ vào đều đặn trong tương lai.
Trong khi đó, cảng Lạch Huyện đang trở thành trung tâm khai thác mới nhờ vào hai dự án bến 3-4 và bến 5-6, dự kiến hoàn thiện trong Quý I/2025. Khi đi vào hoạt động, các bến này sẽ tăng công suất thêm 2 triệu TEU, giúp đáp ứng nhu cầu gia tăng từ các tuyến quốc tế.
Dự án Cảng Trung chuyển Quốc tế Cần Giờ, với tổng vốn đầu tư 6 tỷ USD, hứa hẹn trở thành trung tâm logistics khu vực nhờ vào lợi thế chi phí cạnh tranh so với Singapore. Chi phí xếp dỡ tại Cần Giờ chỉ bằng 40-60% so với Singapore, mở ra động lực hợp tác với các hãng tàu quốc tế. Ngoài ra, dự án này còn được kỳ vọng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tải cho các cụm cảng phía Nam, đồng thời thúc đẩy sự kết nối với thị trường quốc tế.
Bên cạnh những lợi thế trên, cụm cảng Cái Mép - Thị Vải (CM-TV) cũng đóng góp vai trò quan trọng khi được xếp hạng trong top 7 cảng container hiệu quả nhất thế giới. Với tổng cộng 33 tuyến quốc tế, CM-TV có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn lên tới 232.000 DWT. Dự án Cái Mép Hạ, với tổng vốn đầu tư 50.800 tỷ đồng, đang được triển khai để nâng cao năng lực xử lý hàng hóa. Giai đoạn 1 của dự án này, dự kiến hoàn thành vào năm 2030, sẽ tăng cường khả năng khai thác hàng hóa tại khu vực phía Nam.
Dù có nhiều tiềm năng, ngành cảng biển Việt Nam cũng đối mặt với không ít rủi ro và thách thức. Đầu tiên, các chính sách thương mại quốc tế, đặc biệt là từ Mỹ, có thể tạo áp lực cho nhóm hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, sắt thép. Việc áp thuế nhập khẩu 10-20% lên hàng hóa Việt Nam là một yếu tố đáng lo ngại, làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa.
Ngoài ra, sự cạnh tranh khu vực cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Các quốc gia như Thái Lan và Malaysia đang đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển với mục tiêu thu hút các tuyến vận tải quốc tế. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách về nâng cao hiệu suất hoạt động và khả năng cạnh tranh của các cảng biển Việt Nam.
Cuối cùng, sự tái cấu trúc trong các liên minh vận tải biển toàn cầu cũng mang lại những thách thức mới. Việc MSC tách khỏi liên minh 2M để hoạt động độc lập sẽ làm thay đổi đáng kể cấu trúc tuyến vận tải, ảnh hưởng trực tiếp đến lưu lượng hàng hóa qua các cảng Việt Nam.
Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, ngành cảng biển Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa phát triển vượt bậc, với sự hỗ trợ từ các dự án chiến lược, dòng vốn FDI ổn định và sự gia tăng nhu cầu logistics. Các nhà đầu tư dài hạn có thể cân nhắc các cổ phiếu như GMD và VSC, những doanh nghiệp đang có vị thế tốt và triển vọng tích cực trong tương lai. Tuy nhiên, để đạt được lợi ích tối đa, cần theo dõi sát sao các yếu tố rủi ro như chính sách thương mại quốc tế, cạnh tranh khu vực và biến động trong cấu trúc vận tải biển toàn cầu.
Gemadept (GMD) vừa phát hành thành công 103,7 triệu cổ phiếu, huy động gần 3.000 tỷ đồng
CTCP Gemadept (mã GMD - sàn HOSE) đã thực hiện chào bán gần như toàn bộ cổ phiếu đăng ký và sẽ tiếp tục chào bán 797.286 cổ phiếu còn lại cho hai nhà đầu tư.
Từ ngày 31/10 đến ngày 21/11, Gemadept đã phát hành thành công 102.698.366 cổ phiếu với giá 29.000 đồng/cổ phiếu để huy động 2.978,25 tỷ đồng (tổng đăng ký chào bán 103.495.652 cổ phiếu), đạt tỷ lệ hơn 99,2%.
Gemadept cho biết sẽ chào bán tiếp 797.286 cổ phiếu giá 45.000 đồng/cổ phiếu, thời gian chào bán từ ngày 7/12 đến ngày 12/12 và cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm. Trong đó, Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank dự kiến mua 297.286 cổ phiếu và ông Phan Văn Tuấn sẽ mua 500.000 cổ phiếu.
Được biết, theo kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu ban đầu, số tiền huy động, Gemadept dự kiến dùng để mua sắm tài sản cố định, trả nợ vay ngân hàng và tăng vốn góp vào Công ty cổ phần Cảng Nam Đình Vũ (Gemadept sở hữu 60% vốn điều lệ) để triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ vay.
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý III/2024, Gemadept ghi nhận doanh thu đạt 1.264,11 tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 448,38 tỷ đồng, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 25,1% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 116,58 tỷ đồng, lên 581,33 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 85,9%, tương ứng giảm 28,24 tỷ đồng, về 4,63 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 2,7%, tương ứng giảm 1,4 tỷ đồng, về 49,66 tỷ đồng; lãi công ty liên doanh, liên kết tăng 324,7%, tương ứng tăng thêm 169,58 tỷ đồng, lên 221,81 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 78,7%, tương ứng tăng thêm 80,2 tỷ đồng, lên 182,06 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Lý giải lợi nhuận tăng trong quý III, Gemadept cho biết chủ yếu do lợi nhuận gộp hoạt động khai thác cảng, logistics và phần lãi đến từ công ty liên doanh, liên kết tăng.
Luỹ kế trong 9 tháng đầu năm 2024, Gemadept ghi nhận doanh thu tăng 21,6%, lên 3.420,55 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.549,46 tỷ đồng.
Năm 2024, Gemadept lên kế hoạch doanh thu 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến 1.686 tỷ đồng.
Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm 2024 với lãi trước thuế đạt 1.728,38 tỷ đồng, Gemadept đã hoàn thành tới 102,5% so với kế hoạch năm tài chính 2024.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 9/12, cổ phiếu GMD giảm 100 đồng về 67.300 đồng/cổ phiếu.
Ngành vận tải cảng biển: Tiếp tục đà tăng năm 2024?
Chào mừng các anh chị nhà đầu tư đã quay lại với Wealth9 – Tài Chính Hiệu Quả! Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích ngành cảng biển, một ngành có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Như mọi người đã biết, ngành cảng biển chịu tác động trực tiếp từ sự biến động của xuất nhập khẩu, và trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá các yếu tố vĩ mô tác động đến ngành này, đặc biệt là sự phục hồi mạnh mẽ trong quý 3 năm 2024.
1. Tình Hình Xuất Nhập Khẩu: Dấu Hiệu Phục Hồi Sau Khó Khăn
Một trong những yếu tố vĩ mô quan trọng nhất ảnh hưởng đến ngành cảng biển là tình hình xuất nhập khẩu. Như chúng ta đã thấy trong các tháng trước, xuất nhập khẩu gặp phải nhiều khó khăn do những yếu tố tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là các yếu tố thời tiết như bão YAGI. Tháng 9 vừa qua, số liệu xuất nhập khẩu đã ghi nhận sự sụt giảm nhẹ so với tháng trước, chủ yếu do ảnh hưởng của cơn bão. Tuy nhiên, nhìn chung, trong quý 3 năm 2024, tình hình xuất nhập khẩu đã có những tín hiệu tích cực, giúp vực dậy nền kinh tế.
Một điểm sáng nổi bật trong quý 3 là thặng dư xuất siêu của Việt Nam đạt mức 20,79 tỷ USD, con số này cho thấy một sự phục hồi mạnh mẽ từ xuất khẩu, đặc biệt là sau những tác động từ cơn bão. Và điều quan trọng là các chuyên gia nhận định rằng, trong ba tháng cuối năm 2024, tình hình xuất khẩu sẽ tiếp tục phục hồi mạnh mẽ sau khi các yếu tố tạm thời đã qua đi.
2. Sự Phục Hồi Xuất Khẩu và Tăng Trưởng Kim Ngạch Tháng 10
Vào tháng 10 năm 2024, xuất khẩu hàng hóa đã đạt khoảng 35,6 tỷ USD, tăng 4,4% so với tháng trước. Đây là một tín hiệu đáng mừng, vì cho thấy các hoạt động xuất khẩu đang hồi phục rõ rệt. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu trong tháng 10 cũng đã tăng lên, đạt khoảng 33,6 tỷ USD, tăng 5,8% so với tháng trước. Các nhóm hàng chủ lực như dệt may, gỗ, thủy sản vẫn duy trì được tốc độ xuất khẩu ổn định, điều này có nghĩa là nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua các cảng biển vẫn duy trì ở mức cao.
Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều có sự phục hồi mạnh mẽ trong tháng 10, cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi và tăng trưởng trở lại, bất chấp những khó khăn trước đó. Những yếu tố này tác động trực tiếp đến ngành cảng biển, khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua cảng sẽ tăng cao hơn trong thời gian tới.
3. Tốc Độ Tăng Trưởng Xuất Khẩu Từ Các Thị Trường Chủ Lực
Một yếu tố quan trọng nữa trong việc phân tích sự phục hồi của ngành cảng biển chính là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ các thị trường chủ lực. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 10, bao gồm Hoa Kỳ và Trung Quốc, đều ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Hoa Kỳ: Xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tháng 10 đã tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng ấn tượng, cho thấy thị trường Hoa Kỳ vẫn duy trì nhu cầu lớn đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là nhóm hàng điện tử, dệt may và thủy sản.
Trung Quốc: Xuất khẩu sang Trung Quốc cũng có sự phục hồi mạnh mẽ, cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang dần phục hồi và nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam đang tăng trưởng trở lại. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các cảng biển Việt Nam trong việc xử lý lượng hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Ngoài Hoa Kỳ và Trung Quốc, các thị trường khác như Liên minh châu Âu (EU) và ASEAN cũng ghi nhận sự phục hồi trong xuất khẩu, tuy không mạnh mẽ như hai thị trường lớn trên nhưng vẫn có đóng góp quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
4. Tác Động Của Tăng Trưởng Xuất Nhập Khẩu Đến Ngành Cảng Biển
Với tình hình xuất nhập khẩu phục hồi, ngành cảng biển cũng sẽ được hưởng lợi từ sự gia tăng khối lượng hàng hóa thông quan. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều tăng trưởng tốt, đặc biệt là các mặt hàng có giá trị gia tăng cao như dệt may, thủy sản, và gỗ. Những mặt hàng này không chỉ xuất khẩu sang các thị trường lớn mà còn đòi hỏi quy trình vận chuyển qua cảng biển rất lớn, từ đó tạo ra nhu cầu cao đối với các dịch vụ cảng biển.
Hơn nữa, trong bối cảnh các doanh nghiệp sản xuất trong nước đang chuẩn bị cho một mùa kinh doanh mới vào năm 2025, nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất sẽ tiếp tục gia tăng. Điều này cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua các cảng biển. Các doanh nghiệp cảng biển sẽ có cơ hội tăng trưởng lợi nhuận khi lượng hàng hóa thông qua cảng tiếp tục gia tăng.
5. Chuỗi Giá Trị Ngành Cảng Biển: Hệ Sinh Thái Hoàn Chỉnh và Vai Trò Từng Phân Đoạn
Để hiểu rõ hơn về ngành cảng biển, chúng ta cần phân tích chuỗi giá trị ngành, bao gồm các hoạt động chính tạo nên hệ sinh thái vận tải biển hoàn chỉnh. Chuỗi giá trị này có thể được chia thành ba nhóm cơ bản, mỗi nhóm đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Thứ nhất là Vận Tải Biển
Đây là bước đầu tiên và quan trọng trong chuỗi giá trị ngành, liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa trên biển qua các loại hình khác nhau:
- Vận tải container: Là phân khúc quan trọng trong chuỗi giá trị, bao gồm vận chuyển nội địa và quốc tế. Loại hình này phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa đa quốc gia, đảm bảo hiệu quả và linh hoạt cho các chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Vận tải dầu, hóa chất: Được đảm nhận bởi các công ty như PVT, VTO, và VIP, đây là phân khúc tập trung vào việc vận chuyển các sản phẩm năng lượng và hóa chất qua các tuyến quốc tế và nội địa.
- Vận tải hàng rời: Chủ yếu xử lý các loại hàng hóa không đóng gói như quặng, than, và nông sản. Các công ty tiêu biểu trong phân khúc này là HAH và VOS, đảm bảo khả năng chuyên chở khối lượng lớn.
Thứ 2 là Dịch Vụ Tại Cảng Biển
Các dịch vụ tại cảng biển đóng vai trò trung gian, hỗ trợ quá trình luân chuyển hàng hóa giữa vận tải biển và các kênh phân phối khác. Chúng bao gồm:
- Lưu kho và thông quan hàng hóa (Depot, ICD): Bao gồm việc lưu trữ hàng hóa và thực hiện các thủ tục hải quan cần thiết, chuẩn bị cho các quá trình vận tải tiếp theo. Dịch vụ này đảm bảo tính liên tục trong chuỗi cung ứng, giảm thiểu thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
- Xếp dỡ hàng hóa: Đây là khâu đầu tiên khi hàng hóa cập cảng, được thực hiện bởi các công ty như GMD, VSC, PHP, DVP, CCL, và SGP. Quá trình này đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn từ tàu xuống cảng và ngược lại.
Cuối cùng là Giao Nhận Hàng Hóa và Vận Tải Đường Bộ
Đây là bước cuối cùng trong chuỗi giá trị, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển từ cảng đến tay người tiêu dùng hoặc các điểm đích khác:
- Vận tải đường bộ: Đây là một mắt xích không thể thiếu, giúp vận chuyển hàng hóa từ cảng biển đến các địa điểm đích bằng đường bộ. Nó đảm bảo tính hoàn chỉnh của chuỗi cung ứng và hỗ trợ phân phối nội địa hiệu quả.
- Bưu cục: Các công ty như VTP, TCL, và TMS cung cấp các dịch vụ giao nhận hàng hóa, đảm bảo quá trình chuyển phát nhanh chóng và chính xác.
Chuỗi giá trị này thể hiện một hệ sinh thái vận tải biển hoàn chỉnh từ vận tải hàng hải, xếp dỡ tại cảng cho đến giao nhận cuối cùng thông qua các dịch vụ logistics và vận tải đường bộ để đến tay người tiêu dùng.
Trong chuỗi giá trị này, hai phân đoạn quan trọng nhất mà chúng ta cần quan tâm là vận tải biển và dịch vụ tại cảng. Đây là những bước chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng xuất nhập khẩu, giá cước vận tải, và chi phí logistics. Việc phân tích sâu hơn chỉ số giá và hiệu suất hoạt động tại hai bước này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về tiềm năng phát triển và các cơ hội đầu tư trong ngành cảng biển.
6. Triển Vọng Ngành Cảng Biển Từ Sự Phục Hồi Kinh Tế
Với sự phục hồi mạnh mẽ của xuất nhập khẩu, triển vọng của ngành cảng biển trong những tháng cuối năm 2024 và năm 2025 là rất tích cực. Các cảng biển sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa quốc tế, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng và chuẩn bị cho sự phục hồi sản xuất trong nước.
Ngoài ra, ngành cảng biển còn được hỗ trợ bởi các chính sách của Chính phủ nhằm nâng cao năng lực cảng biển, cải thiện hạ tầng giao thông và logistics. Các dự án nâng cấp cảng biển, cảng hàng hóa quốc tế và cảng hậu cần cũng sẽ giúp tăng khả năng tiếp nhận hàng hóa lớn hơn, giúp các cảng biển Việt Nam cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường quốc tế.
Kết Luận
Tổng kết lại, ngành cảng biển của Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội lớn nhờ vào sự phục hồi của nền kinh tế và sự tăng trưởng xuất nhập khẩu. Dự báo rằng trong thời gian tới, ngành này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ khi cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu đều có xu hướng tăng trưởng ổn định. Các nhà đầu tư trong ngành cảng biển có thể kỳ vọng vào một tương lai tươi sáng, khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa sẽ tiếp tục gia tăng trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi.
Các anh chị nhà đầu tư hãy theo dõi sát sao các chỉ số kinh tế vĩ mô và tình hình xuất nhập khẩu để đưa ra những quyết định đầu tư chính xác trong thời gian tới.
Wealth9 cam kết đồng hành cùng anh chị trên hành trình đầu tư hiệu quả, mang lại giá trị lâu dài và bền vững. Nếu anh chị cần tư vấn chuyên sâu hoặc tham gia cộng đồng đầu tư của chúng tôi, đừng ngần ngại liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất. Chúc anh chị đầu tư thành công!
Nhóm Quỹ KIM Việt Nam lại mua vào hơn 7,3 triệu cổ phiếu GMD
Trong ngày 21/11/2024, nhóm cổ đông đại diện bởi Công ty TNHH Quản lý Quỹ KIM Việt Nam đã mua vào tổng cộng 7.379.064 cổ phiếu GMD.
Cụ thể: trong ngày 21/11/2024, nhóm cổ đông đại diện bởi Công ty TNHH Quản lý Quỹ KIM Việt Nam đã mua vào tổng cộng 7.379.064 cổ phiếu GMD. Qua đó, nâng số lượng sở hữu từ hơn 21,5 triệu cổ phiếu, chiếm 6,93% lên gần 28,9 triệu cổ phiếu, chiếm 9,31% vốn tại GMD.
Trong đó, có 6/10 thành viên trong nhóm mua thêm cổ phiếu GMD, nhiều nhất là KIM Vietnam Growth Equity Fund mua hơn 3,6 triệu cổ phiếu và TMAM Vietnam Equity Mother Fund gần 2,5 triệu cổ phiếu....
Trước đó vào ngày 08/11, 3 thành viên nhóm KIM gồm KIM Vietnam Growth Equity Fund, KITMC Worldwide Vietnam RSP Balanced Fund và KIM Investment Funds - KIM Vietnam Growth Fund đã bán ra lần lượt 300.000 cổ phiếu, 275.100 cổ phiếu và 100.000 cổ phiếu GMD, tổng cộng 675.100 cổ phiếu, giảm sở hữu cả nhóm về 6,69% vốn tại GMD.
Theo dữ liệu trên HOSE, sau khi đạt mốc cao nhất trong 52 tuần qua đạt 86.900 đồng/cổ phiếu (chốt phiên ngày 10/6) thì chốt phiên ngày 22/10, giá cổ phiếu này rơi xuống mốc thấp nhất trong 52 tuần qua là 62.800 đồng và các giao dịch của quỹ ngoại này diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu GMD đang trong đợt điều chỉnh nhẹ, sau xu hướng tăng kéo dài từ tháng 11/2022.
Trong phiên ngày 21/11 không có giao dịch
Được biết, Công ty TNHH SSJ Consulting (Việt Nam) - cổ đông lớn tại GMD đã bán toàn bộ 29.692.496 quyền mua cổ phiếu GMD, tương ứng gần 9,9 triệu cổ phiếu GMD từ ngày 7-8/11/2024. Giao dịch thực hiện thông qua Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ
Đây là quyền mua phát sinh trong đợt chào bán gần 104 triệu cổ phiếu ra công chúng của GMD, tương ứng tỷ lệ 3:1 (1 cổ phiếu được hưởng 1 quyền mua và 3 quyền mua được mua 1 cổ phiếu mới). Đáng chú ý, SSJ từ bỏ quyền mua trong khi GMD chỉ chào bán với giá 29,000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn đáng kể so với thị giá.
GMD cho biết số tiền thu được khoảng hơn 3.001 tỷ đồng, được sử dụng để phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty. Trong đó, gần 558 tỷ đồng để tăng vốn góp vào CTcổ phiếu Cảng Nam Đình Vũ (công ty con do GMD sở hữu 60% vốn), sử dụng 2.213 tỷ đồng để mua sắm tài sản cố định, bao gồm 3 tàu biển trọng tải khoảng 1,800 TEU (giá trị 1.350 tỷ đồng); 2 cẩu STS sức nâng 85 tấn (giá trị 654,5 tỷ đồng) và 7 sà lan sức chở 248 TEU (giá trị 208,5 tỷ đồng).
Còn lại, Công ty dùng gần 231 tỷ đồng trả một phần nợ vay gốc (bao gồm đến hạn và trước hạn) cho Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam và Ngân hàng TMcổ phiếu Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Thời gian giải ngân nguồn vốn thu được từ chào bán dự kiến trong quý 4/2024 và quý 1/2025.
주식, FX, 상품, 선물, 채권, ETF 또는 암호화폐와 같은 금융 자산 거래의 손실 위험은 상당할 수 있습니다. 중개인에게 자금을 예치할 경우, 이 자금이 전부 손실될 수도 있습니다. 따라서 귀하의 상황과 재정 상황에 비추어 그러한 거래가 귀하에게 적합한지 신중하게 고려해야 합니다.
본인 스스로 나름대로 철저히 조사를 하거나 재무 관련 상담가와 상의하지 않고는 이러한 투자는 고려해서는 안됩니다. 이런 절차 없이 투자할 경우, 귀하의 재정 상태와 투자 요구 사항을 알지 못한 상태에서 하는 투자이기 때문에 당사의 웹 콘텐츠는 귀하에게 적합하지 않을 수 있습니다. 당사의 재무 정보가 최신으로 업데이트 되는 데는 지연이 있을 수 있고, 부정확한 내용이 포함될 수도 있으므로 모든 거래 및 투자 결정에 대한 책임은 투자자 본인의 몫입니다. 회사는 귀하의 자본 손실에 대해 책임을 지지 않습니다.
웹사이트의 허가 없이 웹사이트 그래픽, 텍스트 또는 상표를 복사할 수 없습니다. 이 웹사이트에 포함된 콘텐츠 또는 데이터에 대한 지적 재산권은 해당 공급자 및 거래소 판매자에게 있습니다.