견적
소식
분석
사용자
7x24
경제 일정
NULL_CELL
데이터
- 이름
- 최신 값
- 이전
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
움:--
F: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
일치하는 데이터가 없습니다
최신 의견
최신 의견
트렌드 토픽
금융시장은 안정세를 유지하고 있지만 새로운 주가 시작되면서 초조한 기대감을 보이고 있습니다. 이스라엘과 하마스 사이의 갈등이 계속해서 중심이 되고 있으며, 폭력사태가 더 넓은 지역을 휩쓸 가능성에 대한 우려가 커지고 있습니다.
돈은 세상을 돌아가게 만들고 화폐는 영구적인 상품입니다. 외환시장은 놀라움과 기대로 가득 차 있습니다.
채권 시장은 가장 오래된 금융 시장으로 성숙하고 혁신적이지는 않지만 필수불가결한 반면, 부채는 눈에 띄지 않지만 무시무시한 고대의 공통 소용돌이입니다.
글로벌 금융시장에서 주식시장은 경제 지표의 역할을 하며 항상 투자자들의 관심의 초점이 되어 왔습니다. 그것의 상승과 하락은 여러 나라의 경제에 큰 영향을 미칩니다.
탑 칼럼니스트
안녕하세요! 금융계에 참여할 준비가 되셨나요?
최신 속보와 글로벌 금융 이벤트를 확인하세요.
저는 재무 분석, 특히 거시적 발전과 중장기 추세 판단 측면에서 5년의 경험을 갖고 있습니다. 저는 주로 중동, 신흥 시장, 석탄, 밀 및 기타 농산물의 개발에 중점을 두고 있습니다.
BeingTrader 수석 트레이딩 코치 및 연사, 주로 XAUUSD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY 및 원유를 거래하는 외환 시장에서 8년 이상의 경험을 갖고 있습니다. 다양한 기회를 탐색하고 시장에서 투자자를 안내하는 것을 목표로 하는 자신감 있는 트레이더이자 분석가입니다. 분석가로서 나는 충분한 데이터와 신호로 트레이더를 지원함으로써 트레이더의 경험을 향상시키려고 합니다.
최근 업데이트
Risk Warning on Trading HK Stocks
Despite Hong Kong's robust legal and regulatory framework, its stock market still faces unique risks and challenges, such as currency fluctuations due to the Hong Kong dollar's peg to the US dollar and the impact of mainland China's policy changes and economic conditions on Hong Kong stocks.
HK Stock Trading Fees and Taxation
Trading costs in the Hong Kong stock market include transaction fees, stamp duty, settlement charges, and currency conversion fees for foreign investors. Additionally, taxes may apply based on local regulations.
HK Non-Essential Consumer Goods Industry
The Hong Kong stock market encompasses non-essential consumption sectors like automotive, education, tourism, catering, and apparel. Of the 643 listed companies, 35% are mainland Chinese, making up 65% of the total market capitalization. Thus, it's heavily influenced by the Chinese economy.
HK Real Estate Industry
In recent years, the real estate and construction sector's share in the Hong Kong stock index has notably decreased. Nevertheless, as of 2022, it retains around 10% market share, covering real estate development, construction engineering, investment, and property management.
Hongkong, China
베트남 호치민
Dubai, UAE
나이지리아 라고스
카이로 이집트
모두 보기
데이터가 없음
Lãnh đạo mua bán cổ phiếu: Lượng mua áp đảo
Thống kê giao dịch trong tuần từ ngày 21-25/10/2024 cho thấy lượng mua cổ phiếu chiều đăng ký áp đảo bên bán, các giao dịch đáng chú ý tại nhóm ngành tiêu dùng.
Chủ tịch Coteccons mua thành công 200 ngàn cp
Ông Bolat Duisenov – Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD) thông báo đã mua thành công 200 ngàn cp, nâng sở hữu từ hơn 1.4 triệu cp, tỷ lệ 1.38% lên hơn 1.6 triệu cp, tỷ lệ 1.57% tại CTD. Thời gian thực hiện từ ngày 24/9-23/10/2024.
Tạm tính theo giá đóng cửa ngày 23/10 ở mức 66,800 đồng/cp, Chủ tịch Coteccons có thể đã chi hơn 13 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ.
Công ty mẹ muốn nâng sở hữu tại MSR lên gần 95%
Công ty TNHH Tầm nhìn Masan (Masan Horizon) đã mua thành công gần 94 triệu cp Masan High-Tech Materials (UPCoM: MSR) trong ngày 17/10/2024, theo giao dịch thỏa thuận. Qua đó, nâng sở hữu tại MSR từ gần 949.6 triệu cp (tỷ lệ 86.39%) lên hơn 1.04 tỷ cp (tỷ lệ 94.94%).
Ngày 17/10, có gần 94 triệu cp MSR giao dịch thỏa thuận đúng bằng số cổ phiếu mà Masan Horizon đã mua với giá trị hơn 1,456 tỷ đồng, tương đương 15,500 đồng/cp, cao hơn 27% so với mức giá đóng cửa phiên ngày 25/10 (12,200 đồng/cp).
Con gái Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang muốn mua 10 triệu cp MSN
Bà Nguyễn Yến Linh, con gái ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) thông báo đăng ký mua 10 triệu cp MSN trong giai đoạn 29/10 - 18/11/2024.
Chiếu theo giá đóng cửa cổ phiếu MSN phiên 24/10 là 78,500 đồng/cp, ước tính bà Nguyễn Yến Linh cần chi ra 785 tỷ đồng để có thể hữu 0.66% vốn MSN, từ chỗ không nắm giữ cổ phiếu nào.
Tuy cá nhân bà Linh hiện tại chưa sở hữu cổ phiếu MSN nào, nhưng gia thế của bà lại rất đáng chú ý khi chính là 1 trong 3 người con của vợ chồng ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT MSN và bà Nguyễn Hoàng Yến - Thành viên HĐQT MSN. Hai người con còn lại là Nguyễn Thùy Linh và Nguyễn Đăng Linh.
Vợ chồng Chủ tịch đang trực tiếp nắm giữ gần 50.9 triệu cp MSN, gần như toàn bộ do bà bà Yến đứng tên, còn ông Quang chỉ nắm 18 cp. Ngoài ra, nhóm có liên quan với gia đình Chủ tịch MSN cũng đang nắm giữ 223 cp.
Như vậy, phần sở hữu của gia đình Chủ tịch tại MSN có thể được nâng từ gần 50.9 triệu cp lên gần 60.9 triệu cp, tương ứng tỷ lệ 4.02% vốn, trong trường hợp giao dịch của bà Linh diễn ra đúng kế hoạch.
Sabeco chốt thời điểm “thâu tóm” Sabibeco, dự chi hơn 830 tỷ đồng
Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước Giải Khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) thông báo kế hoạch chào mua công khai hơn 37.8 triệu cp, tương ứng 43.2% vốn của CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây (Sabibeco, UPCoM: SBB).
Thời gian thực hiện từ ngày 31/10 - 25/12/2024, nâng sở hữu từ gần 14.4 triệu cp (tỷ lệ 16.4%) lên gần 52.2 triệu cp (tỷ lệ 59.6%), qua đó trở thành Công ty mẹ của Sabibeco.
Với giá chào mua 22,000 đồng/cp, ước tính Sabeco cần chi ra gần 832 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ. Đáng chú ý, mức giá này cao hơn 24% so với thị giá khoảng 17,800 đồng/cp của SBB hiện tại (đóng cửa phiên 25/10 ở mức 17,800 đồng/cp).
Nhóm cổ đông WSB sẽ sang tay gần 14% vốn cho Sabeco
Từ ngày 28/10-25/11, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) sẽ mua thỏa thuận hơn 2 triệu cp CTCP Bia Sài Gòn - Miền Tây (UPCoM: WSB), nhằm nâng tỷ lệ sở hữu từ 70.55% lên 84.46% vốn.
Trước đó, ngày 22/10, ĐHĐCĐ bất thường của WSB đã chấp thuận cho Sabeco nhận chuyển nhượng hơn 2 triệu cp WSB mà không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai, từ 7 cá nhân và tổ chức, nổi bật là quỹ AFC Vietnam Fund (gần 1.3 triệu cp, tỷ lệ 8.84%); ông Robert Alexander Stone (237.6 ngàn cp, tỷ lệ 1.64%); bà Phạm Thu Ngân (217 ngàn cp, tỷ lệ 1.5%)…
Nếu giao dịch thành công, Sabeco sẽ trở thành cổ đông lớn duy nhất của WSB, ngược lại quỹ AFC Vietnam Fund sẽ rời ghế cổ đông.
Tạm tính theo thị giá WSB kết phiên 24/10 là 51,000 đồng/cp, tăng 9% so với đầu năm, ước tính công ty mẹ Sabeco cần chi 103 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ tăng sở hữu.
Danh sách lãnh đạo công ty và người thân giao dịch từ ngày 21-25/10/2024
Nguồn: VietstockFinance
Danh sách lãnh đạo công ty và người thân đăng ký giao dịch từ ngày 21-25/10/2024
Nguồn: VietstockFinance
Nhóm cổ đông WSB sẽ sang tay gần 14% vốn cho Sabeco
Từ ngày 28/10-25/11, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) sẽ mua thỏa thuận hơn 2 triệu cp CTCP Bia Sài Gòn - Miền Tây (UPCoM: WSB), nhằm nâng tỷ lệ sở hữu từ 70.55% lên 84.46% vốn.
Trước đó, ngày 22/10, ĐHĐCĐ bất thường của WSB đã chấp thuận cho Sabeco nhận chuyển nhượng hơn 2 triệu cp WSB mà không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai, từ 7 cá nhân và tổ chức, nổi bật là quỹ AFC Vietnam Fund (gần 1.3 triệu cp, tỷ lệ 8.84%); ông Robert Alexander Stone (237.6 ngàn cp, tỷ lệ 1.64%); bà Phạm Thu Ngân (217 ngàn cp, tỷ lệ 1.5%)…
Nếu giao dịch thành công, Sabeco sẽ trở thành cổ đông lớn duy nhất của WSB, ngược lại quỹ AFC Vietnam Fund sẽ rời ghế cổ đông.
Tạm tính theo thị giá WSB kết phiên 24/10 là 51,000 đồng/cp, tăng 9% so với đầu năm, ước tính công ty mẹ Sabeco cần chi 103 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ tăng sở hữu.
Gần nhất, Sabeco báo cáo đã mua thỏa thuận hơn 2.8 triệu cp WSB trong phiên 27/04/2023, nâng tỷ lệ sở hữu từ 51% lên mức hiện tại. Tổng giá trị thương vụ hơn 164 tỷ đồng, bình quân 58,000 đồng/cp.
Về mối liên hệ, ông Tan Teek Chuan Lester - Chủ tịch HĐQT WSB đồng thời là Tổng Giám đốc Sabeco. Các thành viên HĐQT WSB gồm ông Trần Nguyên Trung; bà Nguyễn Thị Kim Cúc và bà Teoh Jia Ee, lần lượt giữ chức Kế toán trưởng, Giám đốc mua hàng và Người phụ trách Quản trị của Sabeco.
Về tình hình kinh doanh, WSB đã hé lộ kết quả kinh doanh quý 3/2024, ghi nhận gần 206 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng giá vốn nhanh hơn doanh thu là yếu tố chính khiến lãi ròng giảm nhẹ 2% về 16.3 tỷ đồng. Tính chung 9 tháng đầu năm, lãi ròng ở mức gần 59 tỷ đồng, giảm 14%, song đã thực hiện hơn 90% kế hoạch năm.
Quý 2/2024 rơi vào thời điểm mùa hè nắng nóng tại miền Bắc, đặc biệt có thêm sự kiện Giải vô địch Bóng đá châu Âu (UEFA Euro) 2024 được kỳ vọng là cú hích giúp ngành bia hồi phục trở lại. Thực tế, bức tranh lợi nhuận nhóm doanh nghiệp bia chưa được như kỳ vọng.
Hai doanh nghiệp nổi bật ngành bia là Sabeco và Habeco đón nhận kết quả trái chiều. BCTC hợp nhất quý 2/2024 của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn cho thấy lãi ròng đạt hơn 1,248 tỷ đồng, mức cao nhất trong 7 quý và tăng 8% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng, lãi ròng gần 2,246 tỷ đồng, tăng 6% và thực hiện được 52% kế hoạch năm.
Sabeco có lãi quý 2 cao nhất gần 2 năm
Công ty cho biết tiết giảm được nhiều khoản chi phí quan trọng góp phần làm gia tăng hiệu quả kinh doanh, mặc dù ảnh hưởng từ Nghị định 100 và sự cạnh tranh gay gắt vẫn tác động đến tiêu dùng khiến doanh thu giảm.
Các công ty con của Sabeco là CTCP Bia Sài Gòn - Miền Trung S, CTCP Bia Sài Gòn - Quảng Ngãi B, CTCP Bia Sài Gòn - Sông Lam B đồng thời ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận quý 2.
Trong đó, lãi ròng tăng mạnh nhất ở BSL, tăng 60% lên 12 tỷ đồng; tiếp theo là BSQ tăng 19% lên hơn 35 tỷ đồng, SMB tăng 7% lên hơn 60 tỷ đồng.
Ngược lại, CTCP Bia Sài Gòn - Miền Tây giảm 19% lãi ròng còn hơn 22 tỷ đồng. Kém hơn là CTCP Bia Sài Gòn - Phú Thọ B, đơn vị liên kết của Sabeco, lãi chưa đầy 4 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ, do sản lượng giảm khiến doanh thu giảm.
Ở phía Bắc, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco, HOSE: BHN) có gần 154 tỷ đồng lãi ròng trong quý 2, thấp hơn 13% so với cùng kỳ, song cải thiện hơn mức lỗ hơn 5 tỷ đồng trong quý 1. Tính chung 6 tháng đầu năm, lãi ròng gần 149 tỷ đồng, giảm 21% và thực hiện được 75% kế hoạch năm.
Các công ty con của Habeco có sự hồi phục trong quý 2, tăng trưởng lợi nhuận “đột biến” nhất là CTCP Bia Hà Nội - Thanh Hóa T mức 214% khi lãi gần 4 tỷ đồng, chủ yếu do cơ cấu lại tổ chức, cải tiến quy trình, tiết kiệm chi phí.
Cùng chiều tăng, CTCP Thương mại Bia Hà Nội H và CTCP Bia Hà Nội - Hải Dương H lần lượt lãi gần 5 tỷ đồng và hơn 12 tỷ đồng, cao hơn 33% và 8% so với cùng kỳ.
Ngành bia có duy nhất CTCP Bia Hà Nội - Quảng Bình B chuyển từ lỗ sang lãi trong quý 2, ghi nhận 1.6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 900 triệu đồng, do doanh thu tăng mạnh và các chi phí đều giảm.
Đổ tiền cho quảng cáo, khuyến mãi
Nhìn chung, các doanh nghiệp bia đều đánh giá Nghị định 100 về kiểm soát nồng độ cồn khi tham gia giao thông sẽ tiếp tục là rào cản lớn kìm hãm sự phục hồi của ngành bia năm nay.
Để giữ vững thị trường, một số doanh nghiệp phải gia tăng chi phí để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã… Sáu tháng đầu năm, chi phí quảng cáo và khuyến mãi của Sabeco ở mức 1,031 tỷ đồng, trung bình gần 5.7 tỷ đồng/ngày.
Còn Habeco chi hơn 270 tỷ đồng cho quảng cáo, khuyến mãi và hỗ trợ, bình quân mỗi ngày tiêu tốn 1.5 tỷ đồng cho hoạt động này.
Bên cạnh đó, các yếu tố như chi phí sản xuất kinh doanh (bao bì, nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển) vẫn ở mức cao, biến động bất thường và dự kiến tiếp tục tăng mạnh, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.
Thế Mạnh
FILI
Gặp rào cản lớn từ Nghị định 100, hai ‘ông lớn’ ngành bia kinh doanh ra sao?
Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã: SAB) dứt chuỗi 5 quý liên tiếp tăng trưởng âm nhờ lợi nhuận khởi sắc trong quý I/2024, trong khi 'đại gia' phía Bắc là Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco, mã: BHN) lại có kết quả khá bết bát.
Cụ thể, dù doanh thu thuần quý I đạt 1.308 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ, nhưng sau khi khấu trừ chi phí và thuế, Habeco vẫn lỗ sau thuế gần 21 tỷ đồng, tăng khá mạnh so với mức lỗ 3,7 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Năm 2024, Habeco đặt kế hoạch doanh thu đạt khoảng 6.543 tỷ đồng và lãi sau thuế 202 tỷ đồng, đều thấp hơn mức thực hiện năm 2023.
Như vậy, sau 3 quý kinh doanh khởi sắc, "đại gia" ngành bia phía Bắc đã ghi nhận quý lỗ lớn nhất trong 4 năm, kể từ quý I/2020.
Theo lý giải của Habeco, mặt bằng lãi suất huy động giảm khiến doanh thu hoạt động tài chính của công ty giảm 16%, xuống còn gần 38 tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc gia tăng đầu tư cho công tác thị trường cũng ảnh hưởng đáng kể đến chi phí.
Báo cáo tài chính của Habeco cho thấy, trong kỳ vừa qua, khoản chi phí bán hàng đã tăng 13% lên hơn 230 tỷ đồng, trong đó tốn kém nhất là chi phí quảng cáo, khuyến mại, hỗ trợ khi tăng đến 42% lên 105 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, các quy định siết chặt quy định nồng độ cồn ngày càng gắt gao buộc các hãng bia phải chi đậm hơn cho việc quảng cáo để gia tăng nhận diện thương hiệu và chiếm lĩnh thị phần.
Tương tự, hai công ty con của Habeco là CTCP Bia Hà Nội - Hải Dương (HAD) và CTCP Bia Hà Nội - Thanh Hóa (THB) cũng có lợi nhuận thụt lùi trong quý đầu năm 2024.
Trong đó, tổng doanh thu và doanh thu thuần của Bia Hà Nội - Hải Dương đi ngang so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận gộp cũng giảm khá mạnh, chỉ đạt 2,5 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ. Khấu trừ các khoản chi phí khác, lợi nhuận sau thuế của công ty âm hơn 1 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ âm khoảng 213 triệu đồng.
Bia Hà Nội - Thanh Hóa cũng ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan khi tiếp tục lỗ trong quý I/2024. Cụ thể, doanh thu đạt hơn 23 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ; lãi sau thuế âm 3 tỷ đồng, giảm so cùng kỳ năm ngoái là âm 7,6 tỷ đồng.
Chiều ngược lại, Sabeco báo cáo doanh thu thuần đạt 7.184 tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ; lợi nhuận gộp đạt hơn 2.100 tỷ đồng, tăng gần 10% so với quý I/2023.
Khấu trừ chi phí, lãi sau thuế của Sabeco đạt 1.024 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ và tăng 6% so với quý IV/2023, đồng thời chấm dứt chuỗi 5 quý liên tiếp tăng trưởng âm của doanh nghiệp.
Với kết quả kinh doanh này, “ông lớn” ngành bia phía Nam đã thực hiện được 21% chỉ tiêu doanh thu và 22% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.
Sabeco cho biết, nhu cầu tiêu thụ đã có sự cải thiện trong quý đầu năm dù việc thực thi Nghị định 100 vẫn rất nghiêm ngặt.
Ngoài sản lượng, doanh thu quý I/2024 của Sabeco tăng còn nhờ tác động thuận lợi từ việc tăng giá trong năm ngoái, bù đắp phần sụt giảm từ lãi tiền gửi và phần lợi nhuận từ công ty liên kết.
Các công ty con của Sabeco cũng ghi nhận lợi nhuận dương trong quý đầu năm. Cụ thể, CTCP Bia Sài Gòn - Miền Trung (SMB) báo lãi 23 tỷ đồng trong quý I, tăng 53% so với cùng kỳ. CTCP Bia Sài Gòn - Miền Tây (WSB) tuy lợi nhuận giảm nhưng cũng đạt được 19 tỷ đồng.
Trên thị trường, chốt phiên ngày 3/5, cổ phiếu BHN đạt 38.500 đồng/cp, còn cổ phiếu SAB dừng ở mức 56.700 đồng/cp.
Siết chặt kiểm tra nồng độ cồn, hai 'ông lớn' ngành bia có kết quả trái ngược
Các hãng bia lao đao trước bài toán thổi nồng độ cồn, khiến lượng tiêu thụ bia rượu giảm.
Trong khi 'ông lớn' ngành bia Sabeco có nhiều tín hiệu khởi sắc nhờ lợi nhuận tăng trưởng trong quý I/2024 thì 'đại gia' phía Bắc là Habeco lại ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan.
Bia Sài Gòn lấy lại 'phong độ' sau một năm liêu xiêu
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2024 của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã: SAB), doanh thu thuần của Sabeco đạt 7.184 tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ; lợi nhuận gộp đạt hơn 2.100 tỷ đồng, tăng gần 10% so với quý I/2023.
Trừ chi phí, lãi sau thuế của Sabeco đạt 1.024 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 6% so với quý IV/2023. Tuy lợi nhuận sau thuế tăng ở mức nhẹ nhưng kết quả này chấm dứt chuỗi 5 quý liên tiếp tăng trưởng âm của “ông lớn” ngành bia rượu.
Nhìn lại năm 2023, Sabeco cho rằng, đây là một năm đầy khó khăn khi doanh thu thuần giảm 13%, xuống 30.461 tỷ đồng. Lợi nhuận của Sabeco cũng không mấy khả quan, giảm 23% so với năm 2022. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sức mua của người tiêu dùng suy yếu và một phần tác động từ việc siết chặt xử phạt vi phạm về nồng độ cồn.
Tuy nhiên, theo Sabeco, nhu cầu tiêu thụ đã có sự cải thiện trong quý đầu năm dù việc thực thi Nghị định 100 vẫn rất nghiêm ngặt.
Ngoài sản lượng, doanh thu quý I/2024 của Sabeco tăng còn nhờ tác động thuận lợi từ việc tăng giá trong năm ngoái, bù đắp phần sụt giảm từ lãi tiền gửi và phần lợi nhuận từ công ty liên kết.
Các công ty con của Sabeco cũng ghi nhận lợi nhuận dương trong quý đầu năm. Cụ thể, CTCP Bia Sài Gòn - Miền Trung (mã SMB) báo lãi 23 tỷ đồng trong quý I, tăng 53% so với cùng kỳ. CTCP Bia Sài Gòn - Miền Tây (mã WSB) tuy lợi nhuận giảm nhưng cũng đạt được 19 tỷ đồng.
Về thị trường bia năm 2024, Sabeco nhận định, Nghị định 100 tiếp tục được cho là một rào cản lớn kìm hãm sự phục hồi của ngành bia. Chưa kể đến các yếu tố khác như chi phí sản xuất kinh doanh (bao bì, nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển) ở mức cao, biến động bất thường và dự kiến tiếp tục tăng mạnh, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. Việc người dân thắt chặt chi tiêu cũng là một áp lực.
Kết phiên giao dịch ngày 3/5, cổ phiếu SAB đạt 56.700 đồng/cp.
Bia Hà Nội lỗ sâu nhất trong 4 năm
Trong khi Sabeco có tín hiệu tích cực cho một năm nhiều triển vọng thì ông lớn cùng ngành ở phía Bắc là Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco, mã: BHN) lại có kết quả cuối cùng khá bết bát trong quý I/2024, với lợi nhuận sau thuế âm sâu hơn cùng kỳ năm 2023.
Cụ thể, dù doanh thu thuần quý I của Habeco đạt 1.308 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ nhưng sau khi khấu trừ chi phí và thuế, Habeco vẫn lỗ sau thuế gần 21 tỷ đồng, so với mức lỗ 3,7 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Năm 2024, Habeco đặt kế hoạch doanh thu đạt khoảng 6.543 tỷ đồng và lãi sau thuế 202 tỷ đồng, đều thấp hơn mức thực hiện năm 2023. Với kết quả quý I, công ty còn cách xa mục tiêu lợi nhuận đề ra.
Như vậy, sau ba quý kinh doanh khởi sắc, Bia Hà Nội lại ghi nhận quý lỗ lớn nhất trong 4 năm, kể từ quý I/2020.
Lý giải về tình trạng lợi nhuận âm, Habeco cho rằng mặt bằng lãi suất huy động giảm khiến doanh thu hoạt động tài chính của công ty giảm 16%, xuống còn gần 38 tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc gia tăng đầu tư cho công tác thị trường cũng ảnh hưởng đáng kể đến chi phí.
Báo cáo tài chính của Habeco cho thấy, trong kỳ vừa qua, khoản chi phí bán hàng đã tăng 13% lên hơn 230 tỷ đồng, trong đó tốn kém nhất là chi phí quảng cáo, khuyến mại, hỗ trợ khi tăng đến 42% lên 105 tỷ đồng.
Cùng với đó, các quy định siết chặt quy định nồng độ cồn ngày càng gắt gao buộc các hãng bia phải "bạo chi" hơn cho việc quảng cáo để gia tăng nhận diện thương hiệu và chiếm lĩnh thị phần.
Tương tự, hai công ty con của Bia Hà Nội là CTCP Bia Hà Nội - Hải Dương (mã HAD) và CTCP Bia Hà Nội - Thanh Hóa (mã THB) lợi nhuận cũng thụt lùi trong quý đầu năm 2024.
Trong đó, HAD đạt tổng doanh thu và doanh thu thuần đi ngang so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận gộp cũng giảm khá mạnh, chỉ đạt 2,5 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ. Trừ thêm các khoản chi phí khác, lợi nhuận sau thuế của HAD âm hơn 1 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái mức âm nhẹ hơn nhiều, khoảng 213 triệu đồng.
THB cũng ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan khi tiếp tục lỗ trong quý I/2024. Cụ thể, doanh thu công ty này đạt hơn 23 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ; lãi sau thuế âm 3 tỷ đồng, giảm mức lỗ so cùng kỳ năm ngoái là âm 7,6 tỷ đồng.
Kết phiên giao dịch ngày 3/5, cổ phiếu BHN đạt 38.500 đồng/cp.
Đi tìm mẫu số chung của các doanh nghiệp chia cổ tức khủng
Thị trường chứng khoán vẫn có những doanh nghiệp tăng trưởng khá bền vững, chi trả cổ tức cao, đều đặn, thậm chí lên đến 250%. Họ là ai và làm ăn thế nào và có điểm chung gì giữa những doanh nghiệp này không...?
Thị trường đang bước vào giai đoạn sôi nổi nhất của mùa họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Bên cạnh định hướng kinh doanh của các doanh nghiệp, câu chuyện chia cổ tức luôn là vấn đề "nóng" được quan tâm mỗi mùa đại hội đồng cổ đông về.
Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã công bố phương án chia cổ tức với tỷ lệ “cực khủng”. Song điều mà nhà đầu tư có thể nhận thấy rõ là các doanh nghiệp này có rất nhiều điểm chung.
Với bối cảnh thị trường chứng khoán liên tục “nhuộm” sắc đỏ, thông tin chia cổ tức khủng được công bố trước thềm họp đại hội đồng cổ đông có thể trở thành yếu tố trợ lực cho giá cổ phiếu của những doanh nghiệp này.
“NGÔI VƯƠNG” CỔ TỨC NĂM 2023 XƯỚNG TÊN AI?
Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua năm 2023 đầy khó khăn và thách thức. Nhiều doanh nghiệp “đau đầu” vì đơn hàng thiếu hụt, tiêu thụ sản phẩm đầu ra suy yếu, lợi nhuận sụt giảm. Hoạt động kinh doanh không thuận lợi kéo theo nhiều đơn vị hạn chế chia cổ tức. Tuy nhiên, ngược dòng với bối cảnh chung, vẫn có không ít doanh nghiệp công bố kế hoạch chia cổ tức với tỷ lệ vô cùng hấp dẫn cho năm 2023 và cả cho năm 2024.
Trong đó, Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa (mã chứng khoán: VCF) có lẽ là cái tên sáng giá nhất. Đây là một trong những doanh nghiệp có có cổ phiếu đắt nhất sàn chứng khoán và truyền thống chia cổ tức rất cao cho cổ đông. Cụ thể, công ty lên kế hoạch chia cổ tức cho năm 2023 với tỷ lệ 250%, tương ứng 25.000 đồng/cổ phiếu, với tổng số tiền dự chi là hơn 664 tỷ đồng.
Trong lịch sử, Vinacafé Biên Hòa từng có nhiều lần chi trả cổ tức "khủng" cho cổ đông. Giai đoạn 2020 - 2021, công ty này cũng trả cổ tức ở mức 25.000 đồng/cổ phiếu. Đỉnh điểm, cổ tức năm 2017 lên đến 66.000 đồng/cổ phiếu.
Hiện, Công ty TNHH MTV Masan Beverage (công ty con của Masan Group) đang là cổ đông lớn nhất của Vinacafé Biên Hòa khi nắm giữ tới 98,49% vốn. Theo đó, Masan có thể hưởng lợi lớn trong đợt chia cổ tức này.
Thị giá cổ phiếu VCF trong thời gian qua
Nhìn lại năm 2023, doanh nghiệp cà phê này ghi nhận doanh thu thuần lên đến 2.353 tỷ đồng và lãi sau thuế 450 tỷ đồng, lần lượt tăng 7% và 41% so với thực hiện 2022. Công ty cho biết do tăng trưởng doanh số từ ngành hàng cà phê hòa tan và nước tăng lực, cùng với việc tiết giảm chi phí đầu vào giúp lợi nhuận tăng.
Tương tự, Công ty Cổ phần Cảng Xanh Vip (mã chứng khoán: VGR) vừa thông báo chốt quyền tạm ứng cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền với tỷ lệ thực hiện là 60%, tương đương 6.000 đồng/cổ phiếu. Với gần 63,3 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính doanh nghiệp cần chi khoảng 380 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức này.
Dù mức cổ tức cao nhưng thực tế, những người “vui” nhất là 2 cổ đông lớn của VGR, gồm công ty mẹ Công ty Cổ phần Container Việt Nam (mã chứng khoán: VSC) và doanh nghiệp vận tải Đài Loan (Trung Quốc) Evergreen Marine Corporation. Hai cổ đông này nắm hơn 96% vốn điều lệ của VGR, trong đó VSC gần 74,4%, tức khoảng 47 triệu cổ phiếu; còn Evergreen nắm hơn 21,7%, tương đương gần 13,8 triệu cổ phiếu. Với tỷ lệ này, các cổ đông lớn sẽ nhận được tương ứng gần 283 tỷ đồng và hơn 82 tỷ đồng.
Thị giá cổ phiếu VGR trong thời gian qua
Trước đó, VGR đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2023 vào cuối tháng 5/2023 với tỷ lệ 10%. Ban đầu, doanh nghiệp dự định trả cổ tức 2023 với tổng tỷ lệ 40% nhưng đã quyết định nâng lên 70% theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 công bố vào ngày 14/3 vừa qua. Toàn bộ số tiền được trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến hết ngày 31/12/2023 gần 567 tỷ đồng.
Trước đó, kết quả kinh doanh năm 2023 cho thấy VGR doanh thu thuần doanh nghiệp đạt gần 896 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước. Tuy nhiên, do giá vốn và các chi phí đồng loạt tăng khiến lợi nhuận trước thuế VGR đạt 307,5 tỷ đồng, giảm xấp xỉ 2%. Kết quả, lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp đạt 271,4 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ.
Mới đây, Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (mã chứng khoán: RAL) cũng thông qua việc tạm ứng cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền, với tỷ lệ 25%, tương đương 2.500 đồng/cổ phiếu. Với hơn 23,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Rạng Đông cần chi gần 59 tỷ đồng để hoàn tất.
Thị giá cổ phiếu RAL trong thời gian qua
Trước đó, cuối tháng 8/2023, Rạng Đông đã thực hiện tạm ứng cổ tức đợt 1/2023 với cùng tỷ lệ 25% bằng tiền mặt. Như vậy, tổng mức chia cổ tức năm 2023 qua 2 đợt tạm ứng là 50%, với tổng số tiền dự kiến gần 118 tỷ đồng. Đây cũng là năm thứ 7 liên tiếp (từ năm 2017) công ty duy trì mức chia cổ tức này cho cổ đông.
Về hoạt động kinh doanh, năm 2023, Rạng Đông ghi nhận doanh thu thuần hơn 8.316 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 584 tỷ đồng, đều tăng 20% so với năm trước. Đây cũng là năm Rạng Đông có kết quả kinh doanh cao kỷ lục kể từ khi niêm yết HOSE năm 2006.
Còn cổ đông của Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Miền Tây (mã chứng khoán: WSB) cũng sắp nhận được cổ tức cao ngất ngưỡng. Cụ thể, WSB mới có thông báo chốt quyền quyết toán nốt cổ tức 2023 bằng tiền với tỷ lệ thực hiện 30%, tương đương 3.000 đồng/cổ phiếu. Với 14,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính WSB cần chi khoảng 44 tỷ đồng để hoàn tất đợt trả cổ tức này.
Thị giá cổ phiếu WSB trong thời gian qua
Nếu tính luôn việc tạm ứng cổ tức đợt 1 với tỷ lệ 10%, tổng mức chia cổ tức cho năm 2023 của WSB lên tới 40% và là mức chi mạnh tay nhất 3 năm qua kể từ 2021.
WSB được thành lập năm 2006, trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị là Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Cần Thơ và Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Sóc Trăng. Từ khi giao dịch trên UPCoM năm 2010, công ty có lịch sử trả cổ tức tiền mặt đều đặn hàng năm cho cổ đông, tỷ lệ trung bình khoảng 30%.
Phần lớn cổ tức sẽ chảy về túi công ty mẹ là Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã chứng khoán: SAB) - sở hữu 70,55% vốn WSB. Tiếp theo là quỹ AFC Vietnam Fund nắm 7,22%.
Theo báo cáo tài chính năm 2023, WSB ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 877 và 83 tỷ đồng.
ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRẢ CỔ TỨC KHỦNG
Có thể nhận thấy, hầu hết các doanh nghiệp có truyền thống chia cổ tức khủng hàng năm đều có điểm chung là thuộc nhóm sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu. Vì vậy, dẫu bối cảnh chung của nền kinh tế có gặp nhiều khó khăn thì hoạt động sản xuất và kinh doanh của các đơn vị này cũng không chịu ảnh hưởng quá lớn. Nhất là các công ty sản xuất các mặt hàng thiết yếu với sản phẩm đầu ra tiêu thụ ổn định, dòng tiền được duy trì ổn định sẽ duy trì được chính sách chia cổ tức bằng tiền mặt cao.
Bên cạnh đó, cổ phiếu của các doanh nghiệp này đều thuộc nhóm có thị giá cao trên sàn chứng khoán. Điển hình như cổ phiếu VCF của Vinacafé Biên Hòa hiện đang giao dịch quanh mức 224.00 đồng/cổ phiếu, tăng 22% so với hồi đầu năm 2024. Hay cổ phiếu RAL đang ghi nhận ở mức 131.000 đồng/cổ phiếu, tăng 21% so với thời điểm đầu năm. Còn cổ phiếu VGR đang dao động trong khoảng 57.000 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 60% so với đầu năm. Tương tự, cổ phiếu WSB cũng đang neo ở mức 47.000 đồng/cổ phiếu.
Một điểm chung nữa có thể dễ nhận thấy là các doanh nghiệp này có lượng cổ đông rất cô đặc và chủ yếu là cổ đông tổ chức. Như phía trên đã nói, Công ty TNHH MTV Masan Beverage nắm tới 98,49% vốn điều lệ của Vinacafé Biên Hòa. Còn tại VGR, hai cổ đông lớn nhất nắm hơn 96% vốn điều lệ, trong đó công ty mẹ là Công ty Cổ phần Container Việt Nam nắm gần 74,4%, kế tiếp là Công ty Vận tải Evergreen Marine Corporation nắm hơn 21,7%. Về phía WSB, công ty mẹ là Sabeco chiếm 70,55% vốn WSB và quỹ AFC Vietnam Fund giữ 7,22%.
Chính vì vậy, các cổ đông lớn này vừa là bên có tiếng nói quyết định đến chính sách chia cổ tức hàng năm của doanh nghiệp, vừa là bên hưởng lợi lớn nhất từ mức chi trả cổ tức cao trong nhiều năm của chính doanh nghiệp.
Đồng thời có thể nhận thấy, những cổ phiếu nêu trên dường như không phải là “món khoái khẩu” của các nhà đầu tư cá nhân. Điều này có thể giải thích bởi thanh khoản trên thị trường chứng khoán của các công ty này hầu hết ở trạng thái thấp, không có nhiều giao dịch do cơ cấu cổ đông cô đặc cùng với thị giá cổ phiếu liên tục duy trì ở mức cao.
Trên thực tế, khác với các cổ đông tổ chức muốn đầu tư lâu dài vào doanh nghiệp, các cổ đông cá nhân phần lớn chỉ thích lướt sóng ngắn hạn, ăn chênh lệch giá mua bán cổ phiếu hơn là tìm kiếm những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ổn định và duy trì chính sách chia cổ tức hấp dẫn trong nhiều năm.
Một điểm đáng lưu ý nữa là phần đa các doanh nghiệp chia cổ tức khủng nêu trên luôn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh truyền thống, không có kế hoạch tái đầu tư, gần như thiếu các chiến lược, mở rộng đầu tư vào những lĩnh vực mới nên tốc độ tăng trưởng trong tương lai thấp, do đó giá cổ phiếu sẽ ít biến động.
Chính vì vậy, một bộ phận nhà đầu tư lại không mấy mặn mà với nhóm “an phận” này, mà chỉ có hứng thú tìm kiếm những cổ phiếu tăng trưởng và đột phá. Còn một số bộ phận khác thì cho rằng nếu lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh khốc liệt, việc hạn chế đầu tư mở rộng có thể khiến doanh nghiệp đối mặt nguy cơ lợi nhuận chuyển từ bão hòa sang suy giảm, dòng cổ tức vì thế sẽ giảm xuống trong tương lai.
Song cũng có nhiều quan điểm trái chiều đưa ra, việc chỉ tập trung kinh doanh ở những lĩnh vực cốt lõi, vốn là thế mạnh của doanh nghiệp, cũng là một lựa chọn chiến lược phù hợp, đặc biệt trong những giai đoạn nền kinh tế chứa đựng nhiều rủi ro. Trong khi nền kinh tế chung vẫn còn nhiều khó khăn thì vẫn có không ít doanh nghiệp “ăn nên làm ra”, đó là tín hiệu tích cực. Các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt mới phân phối lợi nhuận cho cổ đông bằng tiền.
Trong bối cảnh mọi kênh đầu tư đều gặp khó, mạo hiểm hay an toàn đều phụ thuộc vào “khẩu vị” của các nhà đầu tư, song, cơ hội tồn tại trong rủi ro thường không dành cho số đông, vì vậy nhà đầu tư cần tận dụng tối đa nguồn vốn và cẩn trọng trong quyết định đầu tư.
Nhiều doanh nghiệp công bố kế hoạch chia cổ tức khủng
Với việc thị giá cao, đồng thời cơ cấu cổ đông quá cô đặc, thanh khoản cổ phiếu của những doanh nghiệp này trên thị trường rất thấp, hầu như không có giao dịch. Các cổ đông cá nhân muốn mua và nắm giữ cổ phiếu lâu dài để hưởng cổ tức cao cũng không phải là điều dễ dàng.
Mùa họp đại hội đồng cổ đông năm 2024 đang bước vào giai đoạn cao điểm. Bên cạnh kế hoạch kinh doanh, điều nhà đầu tư trông đợi nhất là kế hoạch chia cổ tức của doanh nghiệp. Đây cũng là thông tin tích cực phần nào hỗ trợ cho giá cổ phiếu trong bối cảnh thị trường chung vẫn đang đứng trước áp lực điều chỉnh.
Vẫn ăn nên làm ra
Trong bối cảnh kinh doanh đầy khó khăn của năm 2023, đơn hàng thiếu hụt, tiêu thụ sản phẩm đầu ra suy yếu, lợi nhuận sụt giảm, phần lớn doanh nghiệp hạn chế chia cổ tức. Tuy nhiên, vẫn có không ít doanh nghiệp công bố kế hoạch chia cổ tức khủng cho năm 2023 và cả cho năm 2024.
Đứng đầu về tỷ lệ chia cổ tức cho năm 2023 có lẽ vẫn là CTCP Vinacafé Biên Hòa (HOSE: VCF) với mức 250% (25.000 đồng/cổ phiếu), tương ứng dự chi hơn 664 tỉ đồng. Đây là một trong những doanh nghiệp có truyền thống chia cổ tức rất cao cho cổ đông. Cụ thể giai đoạn 2020-2021, VCF cũng trả cổ tức ở mức 25.000 đồng/cổ phiếu; đỉnh điểm, cổ tức năm 2017 lên đến 66.000 đồng/cổ phiếu. Năm 2023, VCF ghi nhận doanh thu thuần 2.353 tỉ đồng và lãi sau thuế 450 tỉ đồng, lần lượt tăng 7% và 41% so với năm 2022.
CTCP Cảng Xanh VIP (UpCom: VGR) chốt quyền chia cổ tức bằng tiền mặt đợt 2 năm 2023 với tỷ lệ tới 60%. Trước đó, VGR đã tạm ứng cổ tức đợt 1 vào cuối tháng 5-2023 với tỷ lệ 10%. Như vậy tổng mức chia cổ tức cho năm 2023 lên tới 70% theo nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 công bố vào ngày 14-3 vừa qua. Trước đó, trong năm 2022, VGR chia cổ tức với tỷ lệ 40%, năm 2021 là 25%, năm 2020 là 20%.
Sau khi đã thực hiện tạm ứng cổ tức đợt 1-2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 25% vào cuối tháng 8-2023, Hội đồng quản trị CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (HOSE: RAL) mới đây tiếp tục thông qua việc tạm ứng cổ tức đợt 2-2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 25%. Như vậy, tổng mức chia cổ tức năm 2023 lên tới 50%, đánh dấu năm thứ 7 liên tiếp công ty duy trì mức chia cổ tức này cho cổ đông. Năm 2023, RAL ghi nhận doanh thu thuần hơn 8.316 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 584 tỉ đồng, đều tăng 20% so với năm trước và là năm có kết quả kinh doanh cao kỷ lục kể từ khi niêm yết năm 2006.
Một doanh nghiệp khác cũng có tỷ lệ chia cổ tức cao là CTCP Bia Sài Gòn – Miền Tây (UpCom: WSB) – công ty con của Sabeco (HOSE: SAB), với tỷ lệ 30% mới công bố. Nếu tính luôn việc tạm ứng cổ tức đợt 1 với tỷ lệ 10%, tổng mức chia cổ tức cho năm 2023 của WSB lên tới 40%, là mức chia cao nhất trong ba năm qua. Cụ thể, tỷ lệ chia cổ tức năm 2021-2022 của WSB là 30%, năm 2020 là 50%. Đây cũng là doanh nghiệp có tỷ lệ chi trả cổ tức cao ổn định kể từ khi niêm yết năm 2010 đến nay.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán vẫn đang đứng trước áp lực điều chỉnh, thông tin chia cổ tức khủng được công bố trước thềm họp đại hội đồng cổ đông có thể trở thành bệ đỡ quan trọng cho giá cổ phiếu của những doanh nghiệp này. Tính từ ngày 28-3 đến phiên giao dịch đầu tuần này (8-4), chỉ số VN-Index đã rớt từ đỉnh cao 1.294 xuống 1.247 điểm, tức giảm 47 điểm, tương đương giảm hơn 3,6%, trước nỗi lo ngại về tỷ giá và lãi suất diễn biến khó lường và động thái liên tục hút ròng qua kênh tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước.
Điểm chung của các doanh nghiệp chia cổ tức khủng
Điểm chung thứ nhất của các doanh nghiệp duy trì chính sách chia cổ tức khủng trong nhiều năm là phần lớn thuộc nhóm sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu, do đó dù nền kinh tế chung có đối mặt khó khăn thì hoạt động của các doanh nghiệp này không bị ảnh hưởng quá lớn. Ngoài ra, là các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thiết yếu với sản phẩm đầu ra tiêu thụ ổn định, dòng tiền của các doanh nghiệp này lành mạnh nên đảm bảo được chính sách chia cổ tức bằng tiền mặt cao.
Điểm chung thứ hai là các doanh nghiệp này có lượng cổ đông rất cô đặc và chủ yếu là cổ đông tổ chức. Trong khi WSB là công ty con của Sabeco với tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ hơn 70,5%, cổ đông lớn kế tiếp là quỹ AFC Vietnam Fund nắm 7,22%; tại VCF cổ đông lớn nhất nắm đến 98,5% vốn là Công ty TNHH MTV Masan Beverage (công ty con của Masan Group). Hay như tại VGR, hai cổ đông lớn nhất nắm hơn 96% vốn điều lệ của VGR, trong đó công ty mẹ – CTCP Container Việt Nam (HOSE: VSC) nắm gần 74,4%, kế tiếp là Công ty Vận tải Evergreen Marine Corporation nắm hơn 21,7%. Chính vì vậy, các cổ đông lớn này vừa là bên có tiếng nói quyết định đến chính sách chia cổ tức hàng năm của doanh nghiệp, vừa là bên hưởng lợi lớn nhất từ mức chi trả cổ tức cao trong nhiều năm của chính doanh nghiệp.
Điểm chung thứ ba là cổ phiếu của những doanh nghiệp này luôn thuộc tốp những cổ phiếu có thị giá cao nhất trên sàn chứng khoán. Như VCF đang giao dịch ở mức giá quanh 230.000 đồng/cổ phiếu, đặc biệt sau khi có thông tin về việc chia cổ tức thì thị giá của VCF đã có màn bứt phá tăng hơn 30% trong nửa cuối tháng 3. RAL đang giao dịch ở mức giá quanh 130.000 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 20% từ đầu năm đến nay; VGR đang giao dịch quanh 50.000 đồng/cổ phiếu, cũng có màn bứt tốc gần 50% trong nửa cuối tháng 3; trong khi WSB cũng giao dịch ổn định quanh 50.000 đồng/cổ phiếu.
Với việc thị giá cao, đồng thời cơ cấu cổ đông quá cô đặc, thanh khoản cổ phiếu của những doanh nghiệp này trên thị trường rất thấp, hầu như không có giao dịch. Các cổ đông cá nhân muốn mua và nắm giữ cổ phiếu lâu dài để hưởng cổ tức cao cũng không phải là điều dễ dàng. Thực tế, không như các cổ đông tổ chức muốn đầu tư lâu dài vào doanh nghiệp, các cổ đông cá nhân phần lớn chỉ thích lướt sóng ngắn hạn, ăn chênh lệch giá mua bán cổ phiếu hơn là tìm kiếm những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ổn định và duy trì chính sách chia cổ tức hấp dẫn trong nhiều năm.
Ngoài ra, theo một số nhà đầu tư, việc duy trì chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao cho thấy hoạt động của doanh nghiệp đã đến giai đoạn bão hòa, không thể mở rộng thêm lĩnh vực kinh doanh hiện tại cũng như thiếu các chiến lược, dự án đầu tư vào những lĩnh vực mới, nên tiềm năng tăng trưởng trong tương lai thấp, do đó giá cổ phiếu sẽ ít biến động. Dù vậy, việc chỉ tập trung kinh doanh ở những lĩnh vực cốt lõi, vốn là thế mạnh của doanh nghiệp, cũng là một lựa chọn chiến lược phù hợp, đặc biệt trong những giai đoạn nền kinh tế chứa đựng nhiều rủi ro.
Thực tế cũng cho thấy việc kiên trì nắm giữ những cổ phiếu như vậy xét trong dài hạn luôn mang lại lợi nhuận không nhỏ cho các nhà đầu tư. Đặc biệt trong những giai đoạn thị trường tăng nóng, định giá nhiều doanh nghiệp đã ở mức quá cao, rủi ro lớn, việc tìm kiếm những cổ phiếu có giá trị hợp lý và có chính sách chia sẻ lợi nhuận cho cổ đông là điều cần quan tâm. Ngoài ra, việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt cũng là cách mà nhà đầu tư đánh giá hoạt động và dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp vẫn ổn định và lành mạnh.
주식, FX, 상품, 선물, 채권, ETF 또는 암호화폐와 같은 금융 자산 거래의 손실 위험은 상당할 수 있습니다. 중개인에게 자금을 예치할 경우, 이 자금이 전부 손실될 수도 있습니다. 따라서 귀하의 상황과 재정 상황에 비추어 그러한 거래가 귀하에게 적합한지 신중하게 고려해야 합니다.
본인 스스로 나름대로 철저히 조사를 하거나 재무 관련 상담가와 상의하지 않고는 이러한 투자는 고려해서는 안됩니다. 이런 절차 없이 투자할 경우, 귀하의 재정 상태와 투자 요구 사항을 알지 못한 상태에서 하는 투자이기 때문에 당사의 웹 콘텐츠는 귀하에게 적합하지 않을 수 있습니다. 당사의 재무 정보가 최신으로 업데이트 되는 데는 지연이 있을 수 있고, 부정확한 내용이 포함될 수도 있으므로 모든 거래 및 투자 결정에 대한 책임은 투자자 본인의 몫입니다. 회사는 귀하의 자본 손실에 대해 책임을 지지 않습니다.
웹사이트의 허가 없이 웹사이트 그래픽, 텍스트 또는 상표를 복사할 수 없습니다. 이 웹사이트에 포함된 콘텐츠 또는 데이터에 대한 지적 재산권은 해당 공급자 및 거래소 판매자에게 있습니다.