견적
소식
분석
사용자
7x24
경제 일정
NULL_CELL
데이터
- 이름
- 최신 값
- 이전
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
움:--
F: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
움:--
F: --
움:--
F: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
움:--
F: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
이: --
움:--
F: --
움:--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
--
F: --
이: --
일치하는 데이터가 없습니다
최신 의견
최신 의견
트렌드 토픽
금융시장은 안정세를 유지하고 있지만 새로운 주가 시작되면서 초조한 기대감을 보이고 있습니다. 이스라엘과 하마스 사이의 갈등이 계속해서 중심이 되고 있으며, 폭력사태가 더 넓은 지역을 휩쓸 가능성에 대한 우려가 커지고 있습니다.
돈은 세상을 돌아가게 만들고 화폐는 영구적인 상품입니다. 외환시장은 놀라움과 기대로 가득 차 있습니다.
채권 시장은 가장 오래된 금융 시장으로 성숙하고 혁신적이지는 않지만 필수불가결한 반면, 부채는 눈에 띄지 않지만 무시무시한 고대의 공통 소용돌이입니다.
글로벌 금융시장에서 주식시장은 경제 지표의 역할을 하며 항상 투자자들의 관심의 초점이 되어 왔습니다. 그것의 상승과 하락은 여러 나라의 경제에 큰 영향을 미칩니다.
탑 칼럼니스트
안녕하세요! 금융계에 참여할 준비가 되셨나요?
최신 속보와 글로벌 금융 이벤트를 확인하세요.
저는 재무 분석, 특히 거시적 발전과 중장기 추세 판단 측면에서 5년의 경험을 갖고 있습니다. 저는 주로 중동, 신흥 시장, 석탄, 밀 및 기타 농산물의 개발에 중점을 두고 있습니다.
BeingTrader 수석 트레이딩 코치 및 연사, 주로 XAUUSD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY 및 원유를 거래하는 외환 시장에서 8년 이상의 경험을 갖고 있습니다. 다양한 기회를 탐색하고 시장에서 투자자를 안내하는 것을 목표로 하는 자신감 있는 트레이더이자 분석가입니다. 분석가로서 나는 충분한 데이터와 신호로 트레이더를 지원함으로써 트레이더의 경험을 향상시키려고 합니다.
최근 업데이트
Risk Warning on Trading HK Stocks
Despite Hong Kong's robust legal and regulatory framework, its stock market still faces unique risks and challenges, such as currency fluctuations due to the Hong Kong dollar's peg to the US dollar and the impact of mainland China's policy changes and economic conditions on Hong Kong stocks.
HK Stock Trading Fees and Taxation
Trading costs in the Hong Kong stock market include transaction fees, stamp duty, settlement charges, and currency conversion fees for foreign investors. Additionally, taxes may apply based on local regulations.
HK Non-Essential Consumer Goods Industry
The Hong Kong stock market encompasses non-essential consumption sectors like automotive, education, tourism, catering, and apparel. Of the 643 listed companies, 35% are mainland Chinese, making up 65% of the total market capitalization. Thus, it's heavily influenced by the Chinese economy.
HK Real Estate Industry
In recent years, the real estate and construction sector's share in the Hong Kong stock index has notably decreased. Nevertheless, as of 2022, it retains around 10% market share, covering real estate development, construction engineering, investment, and property management.
Hongkong, China
베트남 호치민
Dubai, UAE
나이지리아 라고스
카이로 이집트
모두 보기
데이터가 없음
Ngành dược quý 3: Bất ngờ tăng lãi
Quý 3/2024 của nhiều doanh nghiệp ngành dược tiếp tục là kỳ kinh doanh đi lùi trước cái bóng lớn từ năm cũ. Tuy nhiên, không ít cái tên đạt tăng trưởng tốt vì nhiều nguyên nhân.
VietstockFinance thống kê, trong số 31 công ty ngành dược công bố BCTC quý 3/2024, có 19 cái tên đạt lợi nhuận tăng trưởng (gồm 2 doanh nghiệp chuyển lỗ thành lãi); 12 đơn vị giảm lãi, và chỉ 1 doanh nghiệp thua lỗ.
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành dược trong quý 3/2024
Trong nhóm các doanh nghiệp tăng lãi có một số cái tên từng lãi đậm năm 2023, sau đó đi lùi trong 2 quý đầu năm vì mức nền so sánh quá cao. Tuy nhiên, không nhiều đơn vị thực sự tăng lãi nhờ bán hàng.
Đơn cử, Dược Việt Nam (HOSE: DVN) đạt lợi nhuận 60 tỷ đồng trong quý 3, tăng 31% so với cùng kỳ dù doanh thu lùi nhẹ. Doanh nghiệp giải thích, do Công ty mẹ và các công ty con hợp nhất làm ăn thuận lợi hơn so với cùng kỳ. Nhưng mổ xẻ sâu hơn, thực tế lãi gộp của DVN giảm khá mạnh tới 20%. Mức tăng trên thực chất nhờ có khoản lợi nhuận khác tới hơn 29 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ gần 843 triệu đồng). Doanh nghiệp không thuyết minh chi tiết về khoản lãi này.
DVM (Dược liệu Việt Nam - Vietmec) cũng tương tự. Kết quả tăng lãi 62% (đạt 18 tỷ đồng) trong quý 3/2024 là kết quả của việc giảm mạnh chi phí bán hàng. Thực tế, lãi gộp của Doanh nghiệp đi lùi khoảng 8%.
Hay Mekophar (UPCoM: MKP), ghi nhận giảm doanh thu trong quý 3 khi giá vốn tăng khá mạnh dẫn đến lợi nhuận gộp giảm 25%, còn gần 45 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu tài chính tăng mạnh lên mức 26 tỷ đồng, gấp 3.5 lần cùng kỳ nhờ các khoản cổ tức được chia đã giúp Doanh nghiệp lãi ròng 6.5 tỷ đồng, gấp 2.6 lần cùng kỳ.
Vẫn có những trường hợp ngoại lệ như Dược Bình Định (HOSE: DBD). Quý 3, DBD đạt tăng trưởng cả doanh thu và lãi ròng, lần lượt đạt 433 tỷ đồng và 75 tỷ đồng, tương ứng tăng 5% và 12% so với cùng kỳ. Lãi gộp cũng tăng 7%, cho thấy khoản lãi tăng lên thực sự đến từ việc kinh doanh thuần túy. Trong giải trình, Doanh nghiệp trình bày do đã thay đổi cơ cấu kinh doanh và đẩy mạnh bán hàng, đồng thời giảm được một số khoản chi phí để có kết quả trên.
Tương tự là Imexpharm (HOSE: IMP), đạt 545 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế hơn 72 tỷ đồng, tăng tương ứng 17% và 4% so với cùng kỳ. Lãi gộp cũng tăng trưởng khá tốt với tỷ lệ 15%, lên gần 209 tỷ đồng. Doanh nghiệp cho biết, thành quả này nhờ tận dụng lợi thế từ kênh ETC (doanh thu tăng 47% so với cùng kỳ) và kênh OTC cũng đã có sự phục hồi (tăng trưởng 8%).
Một cái tên nữa kinh doanh tốt nhờ bán thuốc là FRT – đơn vị bán lẻ của FPT. Trong quý 3, FRT đạt gần 10.4 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 26%; lãi ròng 141 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 21 tỷ đồng). Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ việc mở rộng của chuỗi Long Châu, bao gồm hệ thống nhà thuốc lẫn các trung tâm tiêm chủng.
Ở nhóm giảm lãi, câu chuyện diễn ra tương đối giống nhau: thị trường kém thuận lợi. Traphaco (HOSE: TRA) giảm nhẹ doanh thu 2%, còn lợi nhuận ròng đi lùi tới 41%, còn 38 tỷ đồng. Nguyên nhân do doanh thu từ kênh OTC (vốn chiếm 80% tỷ trọng doanh thu) giảm so với kế hoạch, trong khi các hàng khác có biên lợi nhuận thấp lại cao hơn, dẫn đến giá vốn và chi phí bị đẩy lên, kéo lùi lợi nhuận.
OPC chứng kiến doanh thu cùng lãi ròng giảm mạnh, lần lượt đạt 194 tỷ đồng và hơn 23 tỷ đồng, tương ứng giảm 21% và 29%. OPC cho biết, tỷ trọng giá vốn trên doanh thu tăng do Công ty áp dụng khuyến mại theo hình thức giảm giá, đồng thời giảm giá bán các sản phẩm chậm luân chuyển (là nhóm sản phẩm hỗ trợ chống dịch). Bên cạnh đó, doanh thu giảm còn đến từ sức mua yếu vì tình hình khó khăn chung của thị trường.
Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) giảm lãi 6%, còn hơn 156 tỷ đồng. Doanh thu và lãi gộp trong kỳ cũng đi lùi nhẹ.
Tiềm năng xen lẫn khó khăn
Ngành dược vẫn được đánh giá là còn tiềm năng tăng trưởng. IQVIA - một trong những đơn vị ngành dược nắm số liệu ngành lớn nhất thế giới – đưa ra nhận định tăng trưởng ngành được dự báo có tốc độ CAGR 6-8% trong giai đoạn 2023-2028.
Theo Tổng cục Dân số, đến năm 2036, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già, nhóm người trên 65 tuổi có thể chiếm 14% tổng dân số. Trong dài hạn, điều này đồng nghĩa nhu cầu sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như dược phẩm sẽ gia tăng, cũng là thuận lợi với ngành dược nói chung.
Bên cạnh đó, Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam được công bố vào tháng 2/2024 mang theo kỳ vọng năng lực sản xuất nội địa đáp ứng 80% nhu cầu dược phẩm trong nước và chiếm 70% giá trị toàn thị trường vào năm 2030. Kế hoạch này mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất, có thể kể đến như IMP, DBD, TRA hay DHG.
Tuy nhiên, giai đoạn sắp tới – đặc biệt là quý 4 – được dự báo còn nhiều khó khăn. Bà Phạm Thị Thanh Hương – Tổng Giám đốc Bidiphar nhận định, khả năng hoàn thành 100% mục tiêu doanh thu năm 2024 là tương đối khó. Nguyên nhân do gói thầu quốc gia từ cuối 2023 đã chính thức có kết quả, các nhà thầu có thêm 1-2 tháng để nhập thuốc, và điều này gây ảnh hưởng đến thị trường. Thứ 2, tình hình cấp số y tế năm 2024 cũng được cải thiện, chính vì thế dẫn đến thuốc ngoại nhập vào rất nhiều. Thuốc ngoại vào sẽ chiếm bớt thị phần của doanh nghiệp nội, nên thị phần ETC bị ảnh hưởng.
Điều này được chứng minh ở các kênh thị trường, tỉ lệ thuốc ngoại nhập và doanh thu tăng khá nhiều. Thị trường ETC tăng trưởng cũng cho thấy chủ yếu là thuốc ngoại. Trong khi đó, ở thị trường tự do, chuỗi nhà thuốc gây ảnh hưởng đến doanh thu của các đơn vị sản xuất rất nhiều, vì họ ưu tiên bán thuốc ngoại nhập.
“DBD đánh giá khả năng hoàn thành 100% là rất khó, nên sẽ cố gắng hoàn thành 90%. Tuy nhiên, mục tiêu lợi nhuận trước thuế có thể đạt được, với dự báo của quý 4” – trích lời bà Hương.
Lãi gộp giảm mạnh nhưng khoản doanh thu tài chính tăng đột biến đã giúp lợi nhuận CTCP Hoá - Dược phẩm Mekophar M tăng trưởng tốt trong quý 3/2024.
Các chỉ tiêu kinh doanh của MKP trong quý 3/2024Nguồn: VietstockFinance
Hoạt động của Mekophar trong quý 3 không thực sự tốt. Doanh nghiệp đạt 205 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 2% so với cùng kỳ, trong khi giá vốn tăng 8% lên 160 tỷ đồng. Vì vậy, lãi gộp chỉ đạt 45 tỷ đồng, đi lùi 25%.
Tuy nhiên, Doanh nghiệp hưởng lợi với khoản doanh thu tài chính tăng đột biến lên 26 tỷ đồng, gấp 3.6 lần cùng kỳ. Tra cứu thuyết minh, phần lớn doanh thu đến từ khoản cổ tức đột biến của CTCP Bệnh viện đa khoa tư nhân An Sinh với hơn 25.3 tỷ đồng, gấp 3.8 lần cùng kỳ.
Trừ các khoản chi phí, Mekophar lãi sau thuế 6.5 tỷ đồng, gấp 2.6 lần cùng kỳ.
Mekophar góp vốn vào Bệnh viện An Sinh từ năm 2006. Theo báo cáo thường niên 2023, đây là khoản đầu tư tài chính dài hạn, có giá trị trên 18.5 tỷ đồng. Năm 2023, lợi nhuận được chia từ Bệnh viện là 18.6 tỷ đồng.
Nguồn: MKP
Quý 3 tăng lãi mạnh làm dày thêm kết quả lũy kế của Mekophar, nhưng chưa thấm tháp so với mục tiêu đặt ra. Sau 9 tháng đầu năm, Doanh nghiệp đạt 675 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng trưởng 4%; lãi trước và sau thuế lần lượt đạt 18 và 13 tỷ đồng, tăng tương ứng 23% và 79%. Doanh nghiệp thực hiện được 75% mục tiêu doanh thu, nhưng chỉ đạt gần 37% kế hoạch lợi nhuận trước thuế được thông qua tại ĐHĐCĐ 2024.
Nguồn: VietstockFinance
Kết thúc quý 3, giá trị tổng tài sản của Mekophar tăng nhẹ so với đầu năm, đạt hơn 1.55 ngàn tỷ đồng. Trong đó, gần 870 tỷ đồng là tài sản ngắn hạn, tăng nhẹ so với đầu năm. Lượng tiền mặt và tiền gửi còn khoảng hơn 97 tỷ đồng, giảm 45%. Ngoài ra, Doanh nghiệp còn gần 11 tỷ đồng giá trị chứng khoán kinh doanh (phân bổ vào 3 mã VDP, PPC, OPC), đi ngang so với đầu năm. Tồn kho tăng 16%, lên gần 666 tỷ đồng.
Phía nguồn vốn, nợ ngắn hạn giảm 8% còn gần 113 tỷ đồng, chiếm hơn 1/3 tổng nợ phải trả, và không có nợ vay. Các hệ số thanh toán đều trên 1 lần, cho thấy sức khỏe tài chính vẫn ở mức tốt.
Châu An
FILI
Không tiền, không nhà, không nghề nghiệp là khởi đầu của những người sáng lập TBS Group. Đến nay, đây là một trong những doanh nghiệp gia công mặt hàng giày dép, túi xách lớn nhất Việt Nam và bành trướng hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác như bất động sản, logistics, du lịch…
Trụ sở chính của TBS Group - Ảnh: Thu Minh
Trên website của mình, TBS Group giới thiệu: “Nhớ lại ngày đầu khởi nghiệp, những người đứng đầu TBS khi ấy vừa mới trở về sau cuộc chiến tranh Tây Nam đầy khốc liệt. Bấy giờ, trong tay họ không có gì - Không tiền - Không nhà - Không nghề nghiệp. Tất cả những gì họ có chỉ là nhiệt huyết tuổi trẻ, khát khao cống hiến cho đất nước cùng nỗi trăn trở làm sao để giúp đỡ, tạo công ăn việc làm cho các anh em đồng đội và con cháu của họ, giúp họ có cái nhà trong cuộc sống.
Có lẽ những trăn trở và khao khát ấy là nguồn cơn của cuộc gặp gỡ định mệnh của Nguyễn Đức Thuấn, Cao Thanh Bích và Nguyễn Thanh Sơn”.
Nhà sáng lập Nguyễn Đức Thuấn chia sẻ rằng, ngày xuất ngũ, ông cùng 2 người bạn tên Bích và Sơn đã bắt đầu làm kinh tế với kế hoạch thành lập và phát triển công ty giày da. Có lẽ cái tên TBS cũng xuất thân từ chữ cái viết tắt của 3 người sáng lập này.
Năm 1992, nhận thấy việc gia công may mặc đang nở rộ ở TPHCM, 3 nhà sáng lập quyết định xây phân xưởng, với mong muốn thu hút đầu tư nước ngoài. Dù dự tính sản xuất hàng may mặc, TBS lại bén duyên với ngành sản xuất giày khi được công ty Giày Hiệp Hưng giới thiệu hợp tác cùng khách hàng Orion từ Đài Loan.
Cũng từ đây, “Công ty TNHH Giày Thái Bình” chính thức ra đời, tên đối ngoại là “Thai Binh Shoes”. “Thái Bình” nhằm ghi dấu ấn vùng đất sinh ra người sáng lập.
Năm 1994, nhãn hiệu nổi tiếng nhất nhì thế giới là Reebok đến Việt Nam tìm đối tác gia công. TBS Group may mắn được công ty giày Hiệp Hưng làm cầu nối hợp tác cùng Reebok. Nhờ đó, TBS có bước ngoặt lịch sử, mở rộng quy mô sản xuất cùng kỹ thuật, dây chuyền để nhận được đơn hàng giày thể thao đầu tiên.
Rồi sóng gió ập đến vào năm 1996, TBS và Orion ngừng hợp tác. Đến năm 1998, Reebok rút khỏi Việt Nam để tập trung sản xuất tại Trung Quốc.
Tuy nhiên nhờ kinh nghiệm tích lũy trong 3 năm với Rebook, TBS bắt cơ hội với nhãn hàng Decathlon và có những đơn hàng đầu tiên chuyển đổi từ gia công CMT sang sản xuất OEM, tham gia sâu vào ngành sản xuất công nghiệp thời trang giai đoạn 1996 - 1999.
Sau khi làm chủ công nghệ, TBS tiến lên một bước, làm chủ chuỗi cung ứng với 2 ngành thương mại dịch vụ và logistics. Năm 2005, nhận thấy các hoạt động kinh doanh của Công ty đã vượt khỏi ngành giày, HĐQT quyết định đổi tên thành CTCP Đầu tư Thái Bình, cùng giai đoạn này là việc hình thành các trung tâm R&D, có thêm khách hàng mới là Skechers.
Năm 2006, CTCP Đầu tư Thương mại Hiệp Bình ra đời với tên giao dịch TBS Sport, chuyên phân phối và thương mại, trong đó phân phối độc quyền giày ECCO của Đan Mạch. Hiện doanh nghiệp này có vốn 25 tỷ đồng, do ông Vũ Quang Hưng làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật.
Năm 2007, khu công nghiệp Sông Trà tại tỉnh Thái Bình, quê hương nhà sáng lập, được khởi công, mở ra lĩnh vực kinh doanh mới là bất động sản công nghiệp. 2 năm sau, dự án đi vào hoạt động với tổng diện tích 120ha.
Năm 2008, trung tâm TBS Logistics ra đời tại Tân Vạn, giúp khép kín gần như toàn bộ chuỗi cung ứng.
Năm 2010, TBS bén duyên với nghề mới là sản xuất, kinh doanh túi xách với thương hiệu Coach của Mỹ. TBS chỉ mất 1 năm để hình thành đội ngũ kỹ thuật, dạy nghề cho công nhân, xây nhà máy theo tiêu chuẩn của ông lớn Mỹ.
Giữa năm 2013, HĐQT Công ty chính thức đổi tên thành TBS Group.
Các lĩnh vực kinh doanh của TBS Group
Theo cập nhật vốn điều lệ gần nhất (vào tháng 01/2019), Công ty có vốn 1,352 tỷ đồng và toàn bộ là vốn tư nhân trong nước. Doanh nhân sinh năm 1957 - Nguyễn Đức Thuấn hiện giữ vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật tại TBS Group.
Sản xuấy giày da và túi xách là mảng chính yếu và tạo nên nền tảng tài chính vững chắc để TBS Group bành trướng sang các lĩnh vực khác. Nguồn lực lên đến 17 ngàn cán bộ - công nhân viên, 3 trung tâm phát triển sản phẩm, 2 nhà máy sản xuất đế giày, 33 dây chuyền sản xuất với công suất 25 triệu đôi mỗi năm. Doanh nghiệp cho hay, năm 2020 đánh dấu việc TBS Group thành nhà sản xuất túi xách quy mô lớn nhất Việt Nam và tầm nhìn là 1 trong 10 nhà sản xuất túi xách, ba lô lớn trên thế giới.
TBS Group bắt đầu lấn sân sang mảng bất động sản trong giai đoạn 1996 – 1999, với dự án khu dân cư An Bình, phục vụ nhu cầu nhà ở của cán bộ - công nhân viên công ty. Năm 2000, Công ty Areco được thành lập để vận hành các dự án bất động sản của TBS.
Sau khi khu công nghiệp Sông Trà Năm đi vào hoạt động, Công ty hoàn thiện xây cụm sản xuất công nghiệp Kiên Giang. Năm 2017, cụm sản xuất công nghiệp Thoại Sơn - An Giang được đưa vào vận hành.
Sau đó, TBS Group lấn sân sang bất động sản dân dụng, thương mại dịch vụ, nghỉ dưỡng, khách sạn. Việc xây khách sạn Mai House Sài Gòn tại quận 3, TP.HCM là bước đầu tiên chinh phục ngành du lịch khách sạn, đi vào hoạt động năm 2019.
Năm 2020, TBS Group ra mắt TBS Land sau 20 năm tích lũy kinh nghiệm phát triển bất động sản.
TBS Land là thương hiệu phát triển bất động sản của TBS Group, tiền thân là Công ty TNHH MTV Bất động sản Areco, thành lập vào tháng 03/2014. Vốn điều lệ ban đầu hơn 359 tỷ đồng và do CTCP Hóa - Dược phẩm Mekophar (MKP) sở hữu. Thời điểm ban đầu, Bất động sản Areco do bà Huỳnh Thị Lan (Phó Chủ tịch HĐQT MKP) làm Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật. Sau đó, doanh nghiệp chuyển thành Công ty TNHH Bất động sản Areco và MKP chỉ còn nắm 5%, còn lại 95% do CTCP Thương mại và Du lịch Bình Dương nắm.
Bà Lâm Thị Mai chính là vợ ông Nguyễn Đức Thuấn, còn Công ty Thương mại và Du lịch Bình Dương do ông Thuấn làm Chủ tịch HĐQT, có vốn điều lệ gần 1,842 tỷ đồng (trong lần cập nhật gần nhất vào tháng 02/2022).
Tháng 05/2018, phần vốn của MKP về tay TBS Group. Cuối năm 2022, Bất động sản Areco tăng vốn lên 500 tỷ đồng, Thương mại và Du lịch Bình Dương giảm sở hữu còn 68.25%, TBS Group giảm còn 3.592%, xuất hiện bà Lâm Thị Mai nắm 28.158%.
Ngày 06/12/2023 vừa qua, Bất động sản Areco tăng vốn lên 600 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông thay đổi khi các cổ đông trên lần lượt nắm 56.875%, 19.66% và 23.465%. Ông Vũ Quang Hưng giữ chức Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật.
Ông Vũ Quang Hưng
Dự án đầu tiên của TBS Land là khu dân cư An Bình, tỉnh Bình Dương, đi vào hoạt động năm 2000.
Năm 2005, TBS Group phát triển quỹ đất dự án Green Square, nằm trong khu đô thị - thương mại - dịch vụ Quảng trường Xanh, quy mô gần 42ha, ngay mặt tiền quốc lộ 1K thuộc phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Sau thời gian nắm giữ quỹ đất khá lâu, phải đến tháng 5 năm nay, Green Tower mới được khởi công. Nơi đây được dự kiến phát triển thành một trong những tổ hợp căn hộ và văn phòng cao cấp bật nhất trung tâm TP. Dĩ An. Diện tích 1.32ha với 4 tòa tháp cao 28 - 40 tầng, cung cấp 1,296 căn hộ cao cấp và shophouse.
Liên quan dự án Quảng trường Xanh do TBS Group làm chủ đầu tư, hồi tháng 06/2011, dự án được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho CTCP Bất động sản Việt Nhật (doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài sở hữu 99%) nhận chuyển nhượng đất có hạ tầng khu đất dịch vụ thương mại, để xây siêu thị Big C trên lô 15,462m2 thuộc Quảng Trường Xanh. Cùng thời điểm này, CTCP Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình được đổi tên thành CTCP Đầu tư Thái Bình như hiện nay.
Tại TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương, TBS Group còn có dự án khu dân cư biệt thự Vườn Cau (tên thương mại là Hồ Gươm Xanh) quy mô gần 26.5ha.
Trong hoạt động kinh doanh bất động sản, năm 2021, TBS Land ký kết hợp tác chiến lược với Nam Long Group . Trước đó, năm 2017, TBS Land và NLG đã có những hợp tác ở cấp độ tập đoàn với tổng giá trị đầu tư khoảng 2,000 tỷ đồng. Có thể kể đến như dự án Flora Novia, dự án Southgate 165 (Waterpoint giai đoạn 1) - Long An, Paragon Đại Phước 45ha - Đồng Nai. Bên cạnh đó, TBS Group cũng sở hữu 7% cổ phần NLG. Chủ tịch TBS Group Nguyễn Đức Thuấn cũng là thành viên HĐQT NLG nhiệm kỳ 2021 - 2025.
Mảng bất động sản nghỉ dưỡng được TBS Group phát triển thông qua Công ty Mai House Hospitality Việt Nam. Chuỗi Mai House Hotels & Resorts khởi đầu ngành du lịch, khách sạn và nghỉ dưỡng với 224 phòng nghỉ và căn hộ cao cấp tại trung tâm quận 3, TP.HCM. Ngoài ra, TBS Land còn vận hành sân golf Montgomerie Links trong khu phức hợp Mai House Hội An Luxury Golf & Resort (Đà Nẵng) do TBS Group làm chủ đầu tư.
CTCP Mai House Hospitality Việt Nam ra đời vào tháng 12/2017, có hoạt động chính là tư vấn quản lý, vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Trong đó, Bất động sản Areco nắm 70%, bà Vũ Thị Hiên (giữ chức Chủ tịch HĐQT cho đến nay) nắm 10%, ông Vũ Quang Hưng 20%. Tháng 04/2018, ông Hưng thoái chuyển hết phần vốn của mình cho nước ngoài, do ông Kevin James Beauvais (giữ chức Tổng Giám đốc, quốc tịch Mỹ) nắm. Tháng 03/2021, ông Hưng giữ chức Tổng Giám đốc.
Là mảng sinh sau đẻ muộn nhưng góp phần hoàn chỉnh mảng ghép chuỗi cung ứng của TBS Group là TBS Logictics. Trên khu đất trống của mình, TBS Group đầu tư giai đoạn 1 với quy mô trên 20ha, vốn 300 tỷ đồng để làm cảng ICD ở Bình Dương. Tháng 03/2009, kho ngoại quan đầu tiên diện tích 2.1ha của TBS Logistics đi vào hoạt động và có đối tác lớn đầu tiên là Tập đoàn APL.
Lãnh đạo doanh nghiệp thừa nhận, tham gia vào mảng logistics không hề dễ khi còn non trẻ, đặc biệt làm tìm nguồn hàng khi thị phần nằm trong tay các doanh nghiệp đi trước. Hiện đại hóa công nghệ, thiết bị, đào tạo nhân sự là những giải pháp doanh nghiệp áp dụng để tăng sức cạnh tranh. Năm 2012, Công ty đầu tư giai đoạn 2, mở rộng khu logistics lên 50ha.
Hiện CTCP Logistics TBS Sông Châu là doanh nghiệp mảng logistics của hệ sinh thái TBS Group, thành lập năm 2018. Cổ đông sáng lập gồm Thương mại và Du lịch Bình Dương nắm 60%, CTCP Xăng dầu Sông Châu 28%, CTCP Xây lắp III - Petrolimex 12%. Công ty do bà Nguyễn Thị Vui làm Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật.
Ngoài ra, ông Thuấn còn là Chủ tịch HĐQT và ông Hưng là Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư và Xúc tiến thương mại Việt Nam - Lefaso. Doanh nghiệp ra đời năm 2008, có ngành nghề chính là sản xuất giày dép, vốn điều lệ 200 tỷ đồng.
Bài ảnh: Thu Minh
Thiết kế: TM
FILI
Doanh nghiệp dược phẩm sống khỏe giữa “bão” lạm phát
Nhiều doanh nghiệp dược phẩm đón nhận doanh thu và lợi nhuận quý 1 tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, có đơn vị lập kỷ lục trong gần 20 năm chào sàn.
Cả thế giới đang đối mặt với cơn “bão” lạm phát hậu dịch COVID-19. Doanh nghiệp trong nước, trên nhiều lĩnh vực, từ bất động sản, tài chính đến sản xuất như sữa, dệt may, thủy sản đều bị ảnh hưởng, lợi nhuận giảm sâu thậm chí lỗ nặng. Song, ngành dược phẩm dường như không bị ảnh hưởng nhiều. Theo thống kê của Vietstock Finance, trong 19 doanh nghiệp dược trên sàn chứng khoán, có 12 doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận, 6 đơn vị giảm lãi và 1 đơn vị lỗ.
Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp dược trong quý 1/2023
Nguồn: VietstockFinance. Đvt: Tỷ đồng
Tăng trưởng
Doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhất trong quý đầu năm là Dược phẩm CPC1 Hà Nội (UPCoM: DTP). Công ty báo cáo doanh thu gần gấp đôi, lên 234 tỷ đồng; lợi nhuận ròng gấp gần 7 lần quý 1/2022, đạt 39 tỷ đồng. Kết quả này nhờ năm nay có nhiều sản phẩm mới được sản xuất và tiêu thụ trên thị trường, dịch COVID-19 bị đẩy lùi và kiểm soát chặt chẽ, đưa doanh thu bán hàng tăng mạnh.
Doanh thu của DTP có sự cải thiện mạnh bắt đầu từ quý 3/2022. Công ty cho biết năm qua đã triển khai thêm nhiều kênh bán hàng, phân phối sản phẩm theo nhóm hàng đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm hóa mỹ phẩm và hàng tiêu dùng. Doanh nghiệp đăng ký đến 81 sản phẩm mới trong năm 2022 bao gồm mỹ phẩm, thuốc, thực phẩm chức năng và trang thiết bị y tế; có 65 mặt hàng đưa vào sản xuất.
Dược Việt Nam (UPCoM: DVN) gây chú ý khi công bố lợi nhuận ròng quý đầu năm gấp 2.5 lần, đạt 111 tỷ đồng - mức lợi nhuận cao nhất kể từ khi công khai BCTC. Yếu tố giúp lợi nhuận DVN tăng mạnh gồm doanh thu tăng 16%, lên 1,229 tỷ đồng; biên lợi nhuận gộp cải thiện nhẹ. Hoạt động tài chính khởi sắc khi doanh thu tăng 84%, lên 47 tỷ đồng nhờ nhận cổ tức từ các đơn vị góp vốn cao hơn; chi phí giảm 50% nhờ hoàn nhập chi phí trích lập tổn thất đầu tư do cổ phiếu của một số công ty niêm yết Dược Việt Nam đầu tư tăng so với thời điểm kết thúc năm tài chính 2022. Cuối cùng, lợi nhuận trong công ty liên doanh, liên kết tăng 42%, đạt 28.4 tỷ đồng.
Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) cũng có một quý thành công với khoản lãi đậm nhất trong gần 20 năm. Công ty đạt doanh thu 1,229 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn tăng thấp hơn nên lợi nhuận gộp tăng 22%, lên 614 tỷ đồng. Hoạt động tài chính khởi sắc khi doanh thu tăng 76% trong khi chi phí giảm 12%. Sau khi trừ đi các chi phí, “ông lớn” tân dược lãi 361 tỷ đồng, tăng 41% so với quý 1/2022.
Theo giải trình, DHG đã tập trung bán các sản phẩm chủ lực và chiến lược, đặc biệt là kháng sinh, giảm đau, hạ sốt… Doanh thu hàng do công ty sản xuất đạt mức tăng trưởng 21%. Biên lợi nhuận cải thiện nhờ chủ động tăng dự trữ nguyên liệu, thành phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Ngoài ra, với gần 2,500 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn, môi trường lãi suất tăng giúp lãi tiền gửi của DHG tăng mạnh từ 28 tỷ đồng lên 46 tỷ đồng.
Đối với Bidiphar (HOSE: DBD), trong quý đầu năm nay, nhờ thay đổi cơ cấu kinh doanh và đẩy mạnh các mặt hàng dược phẩm do Công ty sản xuất nên kết quả kinh doanh tăng trưởng đáng kể. Tổng doanh thu bán hàng dược phẩm sản xuất quý 1 tăng 15%. Lãi ròng quý 1 đạt hơn 68 tỷ đồng, tăng trưởng gần 34% so cùng kỳ năm trước.
Nhiều công ty khác như Dược phẩm Hà Tây (HNX: DHT), Dược Danapha (UPCoM: DAN) cũng đạt tăng trưởng lợi nhuận 30% trong quý đầu năm - mức tăng ấn tượng trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.
Lãi giảm
Bên cạnh những doanh nghiệp thành công lớn, vẫn có những đơn vị dược phẩm báo lãi giảm. Traphaco (HNX: TRA) ghi nhận lợi nhuận quý 1 giảm 12%, xuống còn 73 tỷ đồng. Doanh thu duy trì tương đương và biên lợi nhuận gộp của Traphaco có sự cải thiện so với quý 1/2022. Song, chi phí bán hàng tăng 19%, lên 171 tỷ đồng, chủ yếu tăng trong hạng mục quảng cáo và chi phí bán hàng khác, đã kéo lợi nhuận giảm.
Traphaco là ông lớn trong lĩnh vực đông dược. Các năm gần đây đơn vị đã phát triển mảng ngoài đông dược. Năm 2022, đông dược chiếm 63% tổng doanh thu và ngoài đông dược chiếm 37%.
Nhìn chung, doanh thu của phần lớn doanh nghiệp dược đều tăng trưởng hoặc giảm một chữ số so với cùng kỳ năm trước. Riêng trường hợp Dược phẩm OPC (HOSE: OPC) và Hóa - Dược phẩm Mekophar (HOSE: MKP) giảm gần phân nửa.
OPC báo cáo doanh thu quý 1 đạt 198 tỷ đồng, giảm 48% so với nền cao cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức doanh thu thấp nhất trong 7 quý gần nhất. Doanh nghiệp lý giải do khó khăn chung của thị trường. Doanh thu giảm kéo theo lợi nhuận giảm 28%, xuống còn 29 tỷ đồng. Mức giảm thấp hơn doanh thu nhờ chi phí bán hàng giảm.
Hóa - Dược phẩm Mekophar (UPCoM: MKP) công bố doanh thu quý 1 giảm 45%, xuống mức 236 tỷ đồng; lợi nhuận ròng giảm 80%, xuống 4.5 tỷ đồng. Tuy nhiên, quý 1 năm trước công ty đạt doanh thu và lợi nhuận cao nhờ triển khai một số mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản.
Riêng Ladophar (HNX: LDP) lỗ 6.2 tỷ đồng quý 1 - mức lỗ thấp nhất trong 4 quý gần đây. Ladophar là nhà sản xuất đông dược với sản phẩm từ cây atiso; hoạt động kinh doanh đi xuống nhiều năm nay, riêng năm 2021 kỳ vọng phục hồi khi đổi chủ về tay Louis Holdings. Tuy nhiên, sang năm 2022, lùm xùm liên quan ông Đỗ Thành Nhân (cựu Chủ tịch) thao túng giá, Ladophar lại rơi vào chuỗi ngày thua lỗ.
Kế hoạch tăng trưởng một chữ số
Trong bối cảnh khó khăn, nhiều doanh nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng một chữ số cho năm 2023. Dược Hậu Giang lên kế hoạch doanh thu 5,000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1,130 tỷ đồng, lần lượt tăng 7% và 3% so với thực hiện năm trước. Động lực tăng trưởng năm nay đến từ sản phẩm mới và xuất khẩu. Mức tăng này khá khiêm tốn so với mức tăng trưởng lợi nhuận 27% của 2022 nhờ giành được thị phần khi các doanh nghiệp khác gặp khó khăn trong sản xuất.
Dược phẩm OPC cũng kỳ vọng mức tăng trưởng 8% cho doanh thu, lên 1,286 tỷ đồng và 4% cho lợi nhuận, lên 187 tỷ đồng. Hay Domesco (HOSE: DMC) đề ra doanh thu thuần 1,701 tỷ đồng, tăng 6.3%; lãi sau thuế 216 tỷ đồng, tăng 8% so với thực hiện 2022.
Dù kế hoạch kinh doanh tăng trưởng thấp, ban lãnh đạo Domesco chia sẻ đây là nhiệm vụ khó khăn và thách thức lớn. Doanh nghiệp dự báo năm 2023 ngành dược sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, thị trường với những yếu tố bất định ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị trong ngành. Domesco sẽ đề ra nhiều giải pháp để ứng phó, thích ứng linh hoạt với diễn biến thị trường.
Tương tự, lãnh đạo Traphaco cho biết tình hình kinh tế - xã hội khó khăn, lạm phát cao trên toàn cầu, khả năng suy thoái cũng có thể làm đình trệ chi tiêu cho sức khỏe. Theo đó, Traphaco đặt mục tiêu doanh thu 2,600 tỷ đồng, tăng 8% so với thực hiện 2022; lãi sau thuế 326 tỷ đồng, tăng 11.2%.
Mekophar: Mỗi năm bù lỗ cho nhà máy mới 50 tỷ đồng
MKP đã xây dựng nhà máy gần 1.000 tỷ đồng từ năm 2016, tuy nhiên, hiện nay, công ty mẹ đang phải bù lỗ mỗi năm khoảng 50 tỷ đồng.
Tình hình kinh doanh không mấy sáng sủa
Công ty cổ phần Hóa Dược phẩm Mekophar (MKP) là doanh nghiệp hiện còn hơn 18% cổ phần do Nhà nước nắm giữ. Tổng lợi nhuận trước thuế của MKP năm 2021 giảm mạnh, giảm gần 60% so với năm 2020.
Cụ thể, theo Nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2022, tổng lợi nhuận năm 2021 là hơn 24,2 tỷ đồng, trong đó tổng lợi nhuận sau thuế là hơn 15,8 tỷ đồng. Lợi nhuận còn lại để chia cổ tức năm 2021 là hơn 11,7 tỷ đồng và dự kiến tỷ lệ chưa cổ tức tiền mặt năm 2021 là 8%/CP.
Trong khi đó, quý 2/2022, MKP có lãi ròng chỉ đạt gần 800 triệu đồng, giảm gần 66% so với cùng kỳ.
Quý 2/2022, MKP có lãi ròng chỉ đạt gần 800 triệu đồng, giảm gần 66% so với cùng kỳ (ảnh" MKP).
Tình hình kinh doanh đang gặp nhiều bất lợi, như nhận định của Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2022 MKP cho biết, công ty có rất nhiều mặt hàng (thuốc) hết số đăng ký phải xin gia hạn nhưng chưa xin được gia hạn số đăng ký về những quy định mới của ngành dược.
Trong khi đó, thị trường xuất khẩu vào Nigeria của MKP từ nhiều năm nay đã giảm mạnh sức mua do cạnh tranh thuốc từ các nước Trung Quốc và Ấn Độ - 2 quốc gia có nhiều nhà máy sản xuất nguyên liệu dược.
Còn khách hàng từ các nước như Congo, Papua New Guinea, Belarus… sản lượng xuất khẩu ổn định nhưng chiếm tỷ trọng thấp. MKP xuất khẩu chủ yếu thuộc nhóm thuốc kháng sinh, thuốc trị sốt rét, các loại vitamin, giảm đau, hạ sốt…
Từ các nguyên nhân trên MKP cho biết, lợi nhuận năm 2021 không đạt như kế hoạch (1.305 tỷ đồng), thực hiện chỉ đạt hơn 1.129 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế giảm gần 60% so với năm 2020.
MKP (công ty mẹ) phải bù lỗ cho nhà máy MKP-BP mỗi năm tương ứng khoảng 50 tỷ đồng (ảnh: MKP).
Ngày 29/4, MKP tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2022, do ông Lê Anh Phương Chủ tịch HĐQT, bà Huỳnh Thị Lan, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc và bà Phan Thị Lan Hương, Phó Tổng Giám đốc làm Chủ tịch đoàn đã trả lời các vấn đề của MKP cho cổ đông, trong đó có tính đến hiệu quả kinh doanh của Nhà máy MKP-PB.
Theo đó, Nhà máy MKP-PB được khởi công xây dựng vào năm 2016, do Công ty TNHH Mekophar làm chủ đầu tư tại Khu công nghệ cao Tp.HCM, có số vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhóm đặc thù của công ty này đang gặp khó khăn so với các ngành khác.
Theo lý giải, đó là do các ngành khác, khi xây dựng nhà máy xong là sản xuất ngay và được bán hàng ra thị trường nhưng MKP-PB lại có điều kiện sản xuất đặc biệt, phải có giấy phép về GMP (viết tắt của Good Manufacturing Practices - là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt).
Về vấn đề này, đại diện cổ đông lớn của MKP là Tổng Công ty Dược Việt Nam cho rằng, sớm muộn cũng sẽ đạt được, bởi khi đầu tư nhà máy đã báo cáo với các cơ quan chức năng, vì thế chỉ là thời gian nhanh hay chậm….
Dù vậy, MKP thừa hiểu điều này không do ý chí của họ quyết định. “Quyết định của nhà máy MKP-PB là gia hạn và cấp các số đăng ký mà việc này không thuộc thẩm quyền của MKP. Chúng tôi cũng rất lo lắng khi trong thời gian vừa qua, có một nhà máy rất hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế của Nhật - một trong những tiêu chuẩn quốc tế cao nhất của thế giới hiện nay mà chúng ta lại không có số đăng ký và MKP (công ty mẹ) phải bù lỗ cho nhà máy MKP-BP mỗi năm tương ứng khoảng 50 tỷ đồng”, đại diện Tổng Công ty Dược Việt Nam thừa nhận.
Sản lượng 100 triệu viên/năm là không đáng kể so với công suất của Nhà máy (khoảng 1 tỷ viên/năm - ảnh: MKP).
Điều đó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của MKP và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cổ đông.
Bên cạnh đó, trả lời về kế hoạch trong năm 2022, đã tính toán doanh thu của Nhà máy MKP-BP hay chưa, Chủ tịch đoàn cho biết: “Năm 2022 đã tính toàn bộ doanh thu của MKP và cũng đã kể đến sản lượng của Nhà máy MKP-BP với năng lực sản xuất là 1 tỷ viên nhưng hiện nay chỉ sản xuất được rất ít. Chúng tôi hy vọng sẽ có số đăng ký (ngoài số đăng ký xuất đi Nhật), còn có 15 số đăng ký tại Việt Nam. Khi có số đăng ký này, Nhà máy MKP-BP sẽ sản xuất nước nhiều sản phẩm, đưa ra thị trường và có thể đấu thầu.
Cũng theo lãnh đạo MKP, doanh thu MKP-BP đạt 500 triệu viên/năm mới hòa vốn nhưng hiện nay nhà máy chỉ sản xuất được 100 triệu viên/năm. Sản lượng 100 triệu viên/năm là không đáng kể so với công suất của Nhà máy.
Về kế hoạch tăng trưởng trong năm 2022, MKP cho biết “sẽ cố gắng” nhưng về nguyên liệu của Trung Quốc, Ấn Độ là vấn đề hiện nay.
“Tình hình tại Trung Quốc đang dịch và Thượng Hải đang phong tỏa, toàn bộ nguyên liệu nhập về được từ giữa tháng 4. Hiện nay, MKP đang có sản lượng nhập rất lớn bị vướng ở Thượng Hải và đang đợi lệnh mở phong tỏa từ Thượng Hải”, ý kiến Chủ tịch đoàn trả lời Hội đồng cổ đông mới đây của MKP cho hay.
Bỏ hoang đất công nhiều năm
Như trong bài trước đã phản ánh, hiện nay khu đất có địa chỉ số 620 Kinh Dương Vương, khu phố 1, phường An Lạc, quận Bình Tân giao cho MKP hiện bỏ hoang, rào bít bùng xung quanh.
Ghi nhận thực tế của PV Người Đưa Tin cho thấy, bên cạnh tấm bảng hiệu cũ kỹ, gỉ sét ghi dòng chữ “Phân xưởng Hóa Dược” của MKP chỉ thấy hàng rào bằng tôn vây kín mặt tiền.
Khu đất 620 Kinh Dương Vương, khu phố 1, phường An Lạc, quận Bình Tân giao cho MKP hiện bỏ hoang
Hai bên là nhà dân nên PV rất khó tiếp cận bên trong. Dù vậy, khi PV “lia” được máy ảnh vào bên trong khu đất này mới phát hiện cảnh hoang dại đến đáng sợ. Trong khu đất rộng là cỏ mọc um tùm, rậm rạp, xanh tốt… như khu rừng giữa lòng Thành phố.
Thời điểm 2017-2018, MKP cho biết, Phân xưởng Hoá Dược hoạt động không còn hiệu quả và xin chuyển dự án. Công ty sẽ “tìm kiếm đối tác hợp tác kinh doanh để thực hiện các dự án như khu phức hợp hoặc hình thức kinh doanh khác tại khu đất nói trên để mang lại lợi nhuận cho Công ty”.
Đây là diện tích đất được Nhà nước giao cho MKP thuê, quản lý, sử dụng. Thời điểm hết hạn thuê đất là 2020 (cùng với thửa đất 297/5 Lý Thường Kiệt, quận 11).
Cảnh hoang dại đến đáng sợ.
Dù vậy, vào năm 2019, MKP có tờ trình Hội đồng cổ đông về việc góp vốn hợp tác đầu tư Dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho cán bộ nhân viên Công ty tại địa chỉ nêu trên. Theo đó, đơn vị hợp tác là Công ty CP Đầu tư BĐS Happy House với vốn đầu tư dự kiến là 130 tỷ đồng, trong đó, MKP góp 39 tỷ đồng.
MKP dự kiến thành lập công ty thực hiện dự án vào tháng 1/2019, xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án là tháng 10/2019 và phê duyệt quy hoạch 1/500 là tháng 11/2019, cấp phép xây dựng tháng 3/2020, hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 6/2022.
Đến ngày 3/1/2020, Hội đồng cổ đông đồng ý thông qua Tờ trình nêu trên. Dù vậy, đến nay khu đất công sắp biến thành dự án nhà ở xã hội và cho cán bộ công nhân của MKP … vẫn là um tùm cỏ cây dại.
Thời điểm 2017-2018, MKP cho biết, Phân xưởng Hoá Dược hoạt động không còn hiệu quả và xin chuyển dự án.
MKP (có trụ sở chính tại 297/5 Lý Thường Kiệt, quận 11, Tp.HCM) tiền thân xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 24, thành lập năm 1975, là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Dược Việt Nam.
Trải qua nhiều lần sáp nhập, liên doanh... đến năm 2001 chuyển sang mô hình cổ phần hoá, với vốn điều lệ ban đầu là 36 tỷ đồng, hiện nâng lên mức hơn 255 tỷ đồng.
MKP có vốn góp của Nhà nước hiện nay chiếm trên 18%, tương đương gần 46 tỷ đồng, còn lại là của nhà đầu tư khác.
Hiện, MKP còn đầu tư vào một số đơn vị khác như đầu tư tài chính dài hạn tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh (vốn góp hơn 18,5 tỷ đồng), công ty TNHH TM-DV-DL Orchids (vốn góp hơn 5,5 tỷ đồng). Đầu tư chứng khoán kinh doanh tại Công ty CP Bao bì Dược hơn 6,6 tỷ đồng, Công ty CP Dược phẩm TW VIDIPHAR hơn 4 tỷ đồng…
Trong đó, năm tài chính 2021, Bệnh viện Đa khoa An Sinh không chia lợi nhuận, do hiệu quả kinh doanh thấp.
Nợ tăng
Tính đến thời điểm 30/9/2022 (theo Báo cáo tài chính quý 3/2022), vốn chủ sở hữu là hơn 1.262 tỷ đồng (gồm: vốn góp của chủ sở hữu hơn 232 tỷ đồng, thặng dư cổ phần gần 410 tỷ đồng, cổ phiếu quỹ hơn 14 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển là trên 570 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối gần 64 tỷ đồng) nhưng nợ phải trả của doanh nghiệp là hơn 374 tỷ đồng, tăng so với đầu năm chỉ là 362 tỷ đồng. Như vậy nợ phải trả của doanh nghiệp này cao hơn cả vốn góp của chủ sở hữu.
Công ty cổ phần Hóa Dược phẩm MEKOPHAR làm ăn ra sao?
Doanh nghiệp có hơn 18% cổ phần Nhà nước nắm giữ, dự tính triển khai dự án Nhà ở trên đất công, đang làm ăn như thế nào?
Bỏ hoang đất công nhiều năm
Như PV đã phản ánh trong bài “Con đường có nhiều đất công bỏ hoang… bậc nhất Tp.HCM - Bài 3: Gần 1ha đất công… như rừng giữa phố”, hiện nay khu đất ở số 620 Kinh Dương Vương, khu phố 1, phường An Lạc, quận Bình Tân giao cho Công ty cổ phần Hóa Dược phẩm MEKOPHAR (MKP) hiện bỏ hoang, rào bít bùng xung quanh.
Ghi nhận thực tế của PV cho thấy, bên cạnh tấm bảng hiệu cũ kỹ, gỉ sét ghi dòng chữ “Phân xưởng Hóa Dược” của MKP chỉ thấy hàng rào bằng tôn vây kín mặt tiền.
Hai bên là nhà dân nên PV rất khó tiếp cận bên trong. Dù vậy, khi PV “lia” được máy ảnh vào bên trong khu đất này mới phát hiện cảnh hoang dại đến đáng sợ. Trong khu đất rộng là cỏ mọc um tùm, rậm rạp, xanh tốt… như khu rừng giữa lòng Thành phố.
Bên trong khu đất này, cảnh hoang dại đến đáng sợ.
Thời điểm 2017-2018, MKP cho biết, Phân xưởng Hoá Dược hoạt động không còn hiệu quả và xin chuyển dự án. Công ty sẽ “tìm kiếm đối tác hợp tác kinh doanh để thực hiện các dự án như khu phức hợp hoặc hình thức kinh doanh khác tại khu đất nói trên để mang lại lợi nhuận cho công ty”.
Đây là diện tích đất được Nhà nước giao cho MKP thuê, quản lý, sử dụng. Thời điểm hết hạn thuê đất là 2020 (cùng với thửa đất 297/5 Lý Thường Kiệt, quận 11).
Dù vậy, vào năm 2019, MKP có tờ trình Hội đồng cổ đông về việc góp vốn hợp tác đầu tư Dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho cán bộ nhân viên công ty tại địa chỉ nêu trên. Theo đó, đơn vị hợp tác là Công ty CP Đầu tư BĐS Happy House với vốn đầu tư dự kiến là 130 tỷ đồng, trong đó, MKP góp 39 tỷ đồng.
Dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho cán bộ nhân viên công ty.
MKP dự kiến thành lập công ty thực hiện dự án vào tháng 1/2019, xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án là tháng 10/2019 và phê duyệt quy hoạch 1/500 là tháng 11/2019, cấp phép xây dựng tháng 3/2020, hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 6/2022.
Đến ngày 3/1/2020, Hội đồng cổ đông đồng ý thông qua tờ trình nêu trên. Dù vậy, đến nay khu đất công sắp biến thành dự án nhà ở xã hội và cho cán bộ công nhân Công ty MKP … vẫn là rừng cỏ cây dại.
MKP (có trụ sở chính tại 297/5 Lý Thường Kiệt, quận 11, Tp.HCM) tiền thân là xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 24, thành lập năm 1975, là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Dược Việt Nam.
Trải qua nhiều lần sáp nhập, liên doanh... đến năm 2001 chuyển sang mô hình cổ phần hoá, với vốn điều lệ ban đầu là 36 tỷ đồng, hiện nâng lên mức hơn 255 tỷ đồng.
MKP tiền thân là xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 24.
MKP có vốn góp của Nhà nước hiện nay chiếm trên 18%, tương đương gần 46 tỷ đồng, còn lại là của nhà đầu tư khác.
Hiện, MKP còn đầu tư vào một số đơn vị khác như đầu tư tài chính dài hạn tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh (vốn góp hơn 18,5 tỷ đồng), Công ty TNHH TM-DV-DL Orchids (vốn góp hơn 5,5 tỷ đồng). Đầu tư chứng khoán kinh doanh tại Công ty CP Bao bì Dược hơn 6,6 tỷ đồng, Công ty CP Dược phẩm TW VIDIPHAR hơn 4 tỷ đồng…
Trong đó, năm tài chính 2021, Bệnh viện Đa khoa An Sinh không chia lợi nhuận, do hiệu quả kinh doanh thấp.
Năng lực tài chính như thế nào?
Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2021 giảm mạnh, giảm gần 60% so với năm 2020.
Cụ thể, theo Nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2022, tổng lợi nhuận năm 2021 là hơn 24,2 tỷ đồng,trong đó tổng lợi nhuận sau thuế là hơn 15,8 tỷ đồng. Lợi nhuận còn lại để chia cổ tức năm 2021 là hơn 11,7 tỷ đồng và dự kiến tỷ lệ chia cổ tức tiền mặt năm 2021 là 8%/CP.
Tình hình kinh doanh đang gặp nhiều bất lợi, như nhận định của Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2022 MKP cho biết, công ty có rất nhiều mặt hàng (thuốc) hết số đăng ký phải xin gia hạn nhưng chưa xin được gia hạn số đăng ký về những quy định mới của ngành dược.
Khu đất bỏ hoang nhiều năm nay của MKP.
Trong khi đó, thị trường xuất khẩu vào Nigeria của MKP từ nhiều năm nay đã giảm mạnh sức mua do cạnh tranh thuốc từ Trung Quốc và Ấn Độ - 2 quốc gia có nhiều nhà máy sản xuất nguyên liệu dược. Còn khách hàng như Congo, Papua New Guinea, Belarus… sản lượng xuất khẩu ổn định nhưng chiếm tỷ trọng thấp. MKP xuất khẩu chủ yếu thuộc nhóm thuốc kháng sinh, thuốc trị sốt rét, các loại vitamin,giảm đau, hạ sốt…
Từ các nguyên nhân trên MKP cho biết, lợi nhuận năm 2021 không đạt như kế hoạch (1.305 tỷ đồng),thực hiện chỉ đạt hơn 1.129 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế giảm gần 60% so với năm 2020.
Về kế hoạch tăng trưởng trong năm 2022, MKP cho biết “sẽ cố gắng” nhưng về nguyên liệu của Trung Quốc, Ấn Độ là vấn đề hiện nay.
Khu đất số 620 Kinh Dương Vương đã được UBND quận Bình Tân báo cáo trong danh sách 8 đơn vị sử dụng đất công không hiệu quả cách đây gần 10 năm.
Tính đến thời điểm hết năm 2021 (theo Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021) thì tổng tài sản của MKP là hơn 1.600 tỷ đồng, trong đó, vốn chủ sở hữu là gần 1.249 tỷ đồng (gồm: vốn đầu tư của chủ sở hữu hơn 255 tỷ đồng, thặng dư cổ phần gần 410 tỷ đồng, cổ phiếu quỹ hơn 14 tỷ đồng…) nhưng nợ phải trả của doanh nghiệp là gần 380 tỷ đồng, tăng so với đầu năm chỉ là 235 tỷ đồng, chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng lên (từ hơn 100 tỷ đồng hồi đầu năm 2021 lên thành hơn 231 tỷ đồng vào cuối năm 2021).
So với đầu năm 2021, nợ phải trả của donah nghiệp tăng gần 144 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn tăng gần 130 tỷ đồng (chủ yếu là tăng các khoản phải trả người bán, hơn 53 tỷ đồng và tăng khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (gần 74 tỷ đồng) – Đây là khoản vay tín chấp Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) bằng USD kỳ hạn 1 năm với lãi suất 3,5%/năm và nợ dài hạn tăng hơn 14 tỷ đồng.
Chỉ sử dụng 400m²/9.000m²
Theo thông tin mà PV có được, khu đất số 620 Kinh Dương Vương đã được UBND quận Bình Tân báo cáo trong danh sách 8 đơn vị sử dụng đất công không hiệu quả cách đây gần 10 năm. Theo đó, MKP chỉ sử dụng 400m²/9.000m².
Xử lý kiểm kê thiếu 2.3 tỷ đồng, lãi sau thuế quý 2 của MKP giảm 66%
CTCP Hoá - Dược phẩm Mekophar (UPCoM: MKP) công bố BCTC quý 2/2022, ghi nhận lãi sau thuế chỉ còn hơn 760 triệu đồng, giảm 66% so với cùng kỳ.
Theo báo cáo, MKP ghi nhận doanh thu thuần quý 2 giảm 66 tỷ đồng (-26%) so cùng kỳ, còn gần 189 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán giảm tới 79 tỷ đồng (-38%), còn gần 131 tỷ đồng. Nhờ vậy, Công ty báo lãi gộp gần 58 tỷ đồng, tăng trưởng 27%.
Báo cáo kết quả HĐKD quý 2/2022 của MKP
Nguồn: VietstockFinance
Doanh thu hoạt động tài chính giảm 10%, từ 5.14 tỷ đồng, còn 4.62 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng mạnh lên 7.23 tỷ đồng, gấp hơn 12 lần cùng kỳ, chủ yếu vì khoản lỗ chênh lệch tỷ giá. Ngoài ra, Công ty ghi nhận tăng ở các khoản chi phí bán hàng (9%, đạt gần 21 tỷ đồng) và chi phí quản lý doanh nghiệp (11%, đạt hơn 31 tỷ đồng).
Dù doanh thu giảm mà chi phí tăng khá mạnh, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn tăng 15% so cùng kỳ, đạt hơn 3.2 tỷ đồng. Tuy nhiên, do ghi nhận thêm phần chi phí khác từ xử lý kiểm kê thiếu lên đến gần 2.3 tỷ đồng, kết quả Công ty báo lãi sau thuế chỉ còn hơn 760 triệu đồng, giảm 66% so cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, MKP đạt doanh thu 617 tỷ đồng, tăng 19% so cùng kỳ. Lợi nhuận trước và sau thuế đạt lần lượt gần 29 tỷ đồng và hơn 23 tỷ đồng, gấp 2 lần cùng kỳ.
So với kế hoạch tại ĐHĐCĐ 2022, MKP mới thực hiện được 45% mục tiêu doanh thu (1.35 ngàn tỷ đồng) và 29% mục tiêu lãi trước thuế (100 tỷ đồng) sau 6 tháng.
Tổng tài sản tính đến thời điểm 30/06/2022 biến động nhẹ, đạt 1.64 ngàn tỷ đồng (tăng 0.7%). Trong đó, đáng chú ý là mục đầu tư tài chính ngắn hạn giảm hơn 50%, còn 119 tỷ đồng, phần lớn do khoản đầu tư nắm giữ tới ngày đáo hạn giảm còn 108 tỷ đồng (-56%). Trả trước cho người bán ngắn hạn giảm mạnh 7.2 tỷ đồng (-92%). Giá trị hàng tồn kho tăng 71%, lên gần 600 tỷ đồng, chủ yếu do tăng ở hạng mục nguyên, vật liệu.
Về nguồn vốn, nợ phải trả biến động không đáng kể khi tăng 10 tỷ đồng, lên gần 390 tỷ đồng (3%).
주식, FX, 상품, 선물, 채권, ETF 또는 암호화폐와 같은 금융 자산 거래의 손실 위험은 상당할 수 있습니다. 중개인에게 자금을 예치할 경우, 이 자금이 전부 손실될 수도 있습니다. 따라서 귀하의 상황과 재정 상황에 비추어 그러한 거래가 귀하에게 적합한지 신중하게 고려해야 합니다.
본인 스스로 나름대로 철저히 조사를 하거나 재무 관련 상담가와 상의하지 않고는 이러한 투자는 고려해서는 안됩니다. 이런 절차 없이 투자할 경우, 귀하의 재정 상태와 투자 요구 사항을 알지 못한 상태에서 하는 투자이기 때문에 당사의 웹 콘텐츠는 귀하에게 적합하지 않을 수 있습니다. 당사의 재무 정보가 최신으로 업데이트 되는 데는 지연이 있을 수 있고, 부정확한 내용이 포함될 수도 있으므로 모든 거래 및 투자 결정에 대한 책임은 투자자 본인의 몫입니다. 회사는 귀하의 자본 손실에 대해 책임을 지지 않습니다.
웹사이트의 허가 없이 웹사이트 그래픽, 텍스트 또는 상표를 복사할 수 없습니다. 이 웹사이트에 포함된 콘텐츠 또는 데이터에 대한 지적 재산권은 해당 공급자 및 거래소 판매자에게 있습니다.