Markets
News
Analysis
User
24/7
Economic Calendar
Education
Data
- Names
- Latest
- Prev
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
A:--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
--
F: --
P: --
No matching data
Latest Views
Latest Views
Trending Topics
To quickly learn market dynamics and follow market focuses in 15 min.
In the world of mankind, there will not be a statement without any position, nor a remark without any purpose.
Inflation, exchange rates, and the economy shape the policy decisions of central banks; the attitudes and words of central bank officials also influence the actions of market traders.
Money makes the world go round and currency is a permanent commodity. The forex market is full of surprises and expectations.
Top Columnists
Enjoy exciting activities, right here at FastBull.
The latest breaking news and the global financial events.
I have 5 years of experience in financial analysis, especially in aspects of macro developments and medium and long-term trend judgment. My focus is maily on the developments of the Middle East, emerging markets, coal, wheat and other agricultural products.
BeingTrader chief Trading Coach & Speaker, 8+ years of experience in the forex market trading mainly XAUUSD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY, and Crude Oil. A confident trader and analyst who aims to explore various opportunities and guide investors in the market. As an analyst I am looking to enhance the trader’s experience by supporting them with sufficient data and signals.
Latest Update
Risk Warning on Trading HK Stocks
Despite Hong Kong's robust legal and regulatory framework, its stock market still faces unique risks and challenges, such as currency fluctuations due to the Hong Kong dollar's peg to the US dollar and the impact of mainland China's policy changes and economic conditions on Hong Kong stocks.
HK Stock Trading Fees and Taxation
Trading costs in the Hong Kong stock market include transaction fees, stamp duty, settlement charges, and currency conversion fees for foreign investors. Additionally, taxes may apply based on local regulations.
HK Non-Essential Consumer Goods Industry
The Hong Kong stock market encompasses non-essential consumption sectors like automotive, education, tourism, catering, and apparel. Of the 643 listed companies, 35% are mainland Chinese, making up 65% of the total market capitalization. Thus, it's heavily influenced by the Chinese economy.
HK Real Estate Industry
In recent years, the real estate and construction sector's share in the Hong Kong stock index has notably decreased. Nevertheless, as of 2022, it retains around 10% market share, covering real estate development, construction engineering, investment, and property management.
Hongkong, China
Ho Chi Minh, Vietnam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Egypt
White Label
Data API
Web Plug-ins
Affiliate Program
View All
No data
Not Logged In
Log in to access more features
FastBull Membership
Not yet
Purchase
Log In
Sign Up
Hongkong, China
Ho Chi Minh, Vietnam
Dubai, UAE
Lagos, Nigeria
Cairo, Egypt
White Label
Data API
Web Plug-ins
Affiliate Program
BMP – Kỳ vọng vào triển vọng tích cực hơn
Với KQKD quý 3/2024, BMP ghi nhận doanh thu đạt 1.423 tỷ đồng, hoàn thành 98% so với kế hoạch đề ra và tăng trưởng 52% YoY. Với lợi thế nguyên liệu giá thấp (hạt PVC), biên lợi nhuận gộp tiếp tục duy trì ở mức cao và đạt 53%, qua đó mức lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế (LNST) của doanh nghiệp lần lượt đạt 362 tỷ đồng (+34,7%YoY) và 290 tỷ đồng (+38,7%YoY, hoàn thành 104% kế hoạch kinh doanh).
Công ty đang chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh 2025, và một số triển vọng tích cực có thể đến từ kỳ vọng thị trường BĐS và giải ngân đầu tư công tại thị trường miền Nam sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2025. Công ty kỳ vọng giá hạt PVC có thể duy trì tương đương so với năm 2024, tuy nhiên có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá nguyên liệu đến từ: 1/ Nhu cầu từ thị trường Trung Quốc và 2/ Các yếu tố liên quan đến căng thẳng địa chính trị và chiến tranh thương mại.
Cho năm 2025, chúng tôi ước tính sản lượng bán hàng sẽ cải thiện so với 2024 và dạt 90 nghìn tấn (tăng 5,3%YoY). Lợi nhuận sau thuế của BMP trong năm 2025 có thể đạt 1.082 tỷ đồng (+4%YoY), EPS 2025 là 12.000 đồng và chúng tôi kì vọng mức cổ tức cho 2025 tiếp tục là 11.500 đồng/cổ phiếu (tương đương tỷ suất cổ tức đạt 9%)
Cập nhật cuộc gặp nhà đầu tư quý 4/2024 – Kỳ vọng vào triển vọng tích cực hơn
Trong tháng 11/2024, BMP đã có cuộc họp với các nhà đầu tư, với nội dung chính bao gồm cập nhật kết quả kinh doanh (KQKD) quý 3/2024 và cập nhật triển vọng dài hạn của doanh nghiệp
Với KQKD quý 3/2024, BMP ghi nhận doanh thu đạt 1.423 tỷ đồng, hoàn thành 98% so với kế hoạch đề ra và tăng trưởng 52% YoY. Với lợi thế nguyên liệu giá thấp (hạt PVC), biên lợi nhuận gộp tiếp tục duy trì ở mức cao và đạt 53%, qua đó mức lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế (LNST) của doanh nghiệp lần lượt đạt 362 tỷ đồng (+34,7%YoY) và 290 tỷ đồng (+38,7%YoY, hoàn thành 104% kế hoạch kinh doanh). Biên lợi nhuận ròng của doanh nghiệp tiếp tục duy trì ở mức cao và đạt 20,4% trong quý 3. Công ty chia sẻ rằng thị phần doanh nghiệp đã có sự cải thiện trong quý 3, và kì vọng có thể tiếp tục duy trì thị phần trong quý 4.
Với triển vọng dài hạn, doanh nghiệp cho rằng nền kinh tế tiếp tục hồi phục, hỗ trợ bởi: 1/ Sự hồi phục của các hoạt động xuất khẩu, 2/ Dòng vốn FDI tiếp tục cải thiện và 3/ Giải ngân đầu tư công tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn một số rủi ro cần lưu ý gồm: 1/ Thị trường BĐS với những khó khăn pháp lý đang dần được tháo gỡ, 2/ Niềm tin cùa người dần và nhà đầu tư vào thị trường tài chính còn thấp và 3/ Rủi ro về chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc. Công ty đang chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh 2025, và một số triển vọng tích cực có thể đến từ kỳ vọng thị trường BĐS và giải ngân đầu tư công tại thị trường miền Nam sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2025 (70% sản lượng bán hàng của doanh nghiệp cho hoạt động xây dựng dân dụng). Công ty luôn chú trọng vào chất lượng của sản phẩm, và cho rằng các đối thủ (bao gồm những đối thủ tiềm năng có thể thâm nhập thị trường) khó có thể đạt được chất lượng tương đương với BMP.
Với kỳ vọng về giá nguyên liệu, công ty kỳ vọng giá hạt PVC có thể duy trì tương đương so với năm 2024, tuy nhiên có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá nguyên liệu đến từ: 1/ Nhu cầu từ thị trường Trung Quốc và 2/ Các yếu tố liên quan đến căng thẳng địa chính trị và chiến tranh thương mại. Công ty vẫn đang theo dõi sát diến biến giá PVC, kết hợp sử dụng Market Intelligence để dự đoán cung cầu và dự trữ nguyên vật liệu phù hợp.
Nhận đinh của chuyên viên – Sản lượng kỳ vọng hồi phục trong 2025
Cho năm 2025, tương ứng với kỳ vọng hồi phục của doanh nghiệp với thị trường miền nam, chúng tôi ước tính sản lượng bán hàng sẽ cải thiện so với 2024 và dạt 90 nghìn tấn (tăng 5,3%YoY, và hiệu suất hoạt động đạt 60%), tương ứng doanh thu ước đạt 5.336 tỷ đồng (+5,3%YoY). Biên GPM đạt 42,2% (tương đương so với 2024), khi chúng tôi cho rằng giá hạt PVC trung bình đạt USD 795/tấn (tương đương mức giá trong đầu năm 2024). Qua đó, lợi nhuận sau thuế của BMP trong năm 2025 có thể đạt 1.082 tỷ đồng (tăng nhẹ 4%YoY), EPS 2025 là 12.000 đồng và chúng tôi kì vọng mức cổ tức cho 2025 tiếp tục là 11.500 đồng/cổ phiếu; trong đó công ty sẽ hoàn thành trả cổ tức 2024 khi đại hội cổ đông kết thúc (trong quý 2/2025) và có thể ứng trước cổ tức tiền mặt 2025 trong 6 tháng cuối năm (tương tự giai đoạn 2023-2024).
"Tài sản của anh tăng 60 lần sau 13 năm"
Đó là câu nói của một "Người anh" , một NĐT lão luyện đi cùng, song hành với VNindex từ thửa sơ khai của thị trường chứng khoán mà tôi được anh chia sẻ lại trong buổi sáng cafe hôm ấy thời điểm đầu tháng 9/2024.
Xin được phép chia sẻ lại phương pháp, góc nhìn và cách để đặt được hiệu quả đầu tư vượt trội theo như đúc kết của "Người anh " trên với 5 tiêu chí chính để nhà đầu tư tham khảo:
1. Doanh nghiệp sản xuất cơ bản, có tăng trưởng doanh thu lợi nhuận hằng năm:
Trong phương pháp đầu tư này, nhà đầu tư tập trung vào những doanh nghiệp sản xuất cơ bản có lịch sử tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ổn định theo thời gian. Đây là những doanh nghiệp thường hoạt động trong các lĩnh vực thiết yếu như hàng tiêu dùng, thực phẩm, hoặc sản xuất nguyên vật liệu cơ bản. Những doanh nghiệp này thường có sức bền tài chính tốt và ít bị ảnh hưởng bởi những biến động ngắn hạn của thị trường.
Nhà đầu tư khi lựa chọn doanh nghiệp có tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hàng năm thường đặt niềm tin vào khả năng phát triển dài hạn. Điều này tạo sự ổn định và lợi thế khi đầu tư vào cổ phiếu vì giá trị cổ phiếu có xu hướng tăng trưởng theo thời gian. Các doanh nghiệp này cũng thường có khả năng chống đỡ tốt trong các giai đoạn suy thoái kinh tế.
2. Thặng dư vốn cổ phần
Thặng dư vốn cổ phần là phần vốn doanh nghiệp nhận được vượt quá mệnh giá khi phát hành cổ phiếu. Đây là một yếu tố quan trọng để đánh giá sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp, bởi vì nó cho thấy mức độ quan tâm của nhà đầu tư vào công ty. Một doanh nghiệp có thặng dư vốn cổ phần lớn thường có khả năng tài chính dồi dào để tái đầu tư, phát triển sản phẩm mới, hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh.
Nhà đầu tư có thể xem xét thặng dư vốn cổ phần như một dấu hiệu tích cực về tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, vì nó cho thấy doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn vốn lớn hơn để tăng trưởng và tạo ra giá trị dài hạn.
3. Phát hành thêm, chia thường cổ phiếu
Khi một công ty phát hành thêm cổ phiếu hoặc chia thưởng cổ phiếu, đây là cách mà doanh nghiệp có thể tăng cường vốn điều lệ hoặc thưởng cổ đông từ lợi nhuận tích lũy. Phát hành thêm cổ phiếu có thể làm loãng giá trị cổ phiếu hiện tại, nhưng nếu công ty sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả (ví dụ, để mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc thực hiện các dự án có lợi nhuận), giá trị của doanh nghiệp và cổ phiếu vẫn có thể tăng trưởng.
Chia thưởng cổ phiếu là hình thức thưởng cổ đông dưới dạng cổ phiếu mới thay vì tiền mặt. Điều này có thể làm tăng số lượng cổ phiếu trên thị trường nhưng không làm giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông. Việc chia thưởng thường được nhà đầu tư đánh giá cao vì nó cho thấy doanh nghiệp có lợi nhuận tốt và duy trì được sự tăng trưởng.
4. Chia cổ tức tiền
Chia cổ tức bằng tiền là một phần lợi nhuận của doanh nghiệp được chia trực tiếp cho cổ đông bằng tiền mặt. Đây là một yếu tố hấp dẫn đối với nhà đầu tư, đặc biệt là những người tìm kiếm thu nhập ổn định từ cổ phiếu. Các doanh nghiệp có khả năng chi trả cổ tức bằng tiền thường là những doanh nghiệp có dòng tiền tốt và hoạt động kinh doanh ổn định.
Những cổ phiếu có mức cổ tức hấp dẫn thường thu hút các nhà đầu tư dài hạn, đặc biệt là khi lãi suất tiết kiệm thấp. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp chi trả cổ tức tiền có thể làm giảm nguồn vốn tái đầu tư, do đó nhà đầu tư cần cân nhắc giữa lợi nhuận tức thời và tiềm năng tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp.
5. Cuối cùng là Chênh lệch giá
Chênh lệch giá là mức độ thay đổi giá cổ phiếu giữa thời điểm mua và bán. Nhà đầu tư có thể kiếm lợi từ việc mua vào với giá thấp và bán ra với giá cao. Đây là một trong những yếu tố cốt lõi của phương pháp đầu tư ngắn hạn và đầu cơ, khi nhà đầu tư tìm cách tận dụng sự biến động giá cổ phiếu trên thị trường để thu lợi nhuận nhanh chóng.
Cổ phiếu tốt tự động thu hút sự nắm giữu và gia tăng lan tỏa người đầu tư => giá tăng là điều tất yếu dù thị trường có chỉnh cũng sẽ chỉnh ít hơn thị trường nhưng khi tăng lại tăng mạnh hơn so với thị trường.
_ Cổ phiếu nắm giữu mua đầu tư đủ tiêu chí như trên của "Người anh" chọn :
Chúc NDT tìm được phương pháp đầu tư đầu cơ phù hợp với thị trường, đi song hành và đi lâu dài với thị trường chứng khoán đầy biến động!.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 15.52 điểm (1.25%), lên mức 1,261.28 điểm; HNX-Index tăng 2.9 điểm (1.29%), lên mức 227.76 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về sắc xanh với bên mua có 536 mã tăng và bên bán có 147 mã giảm. Sắc xanh có phần áp đảo trong rổ VN30 với 29 mã tăng và 1 mã tham chiếu.
Thanh khoản thị trường tăng so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 502 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 12.1 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 41.2 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 947 tỷ đồng.
VN-Index mở đầu phiên chiều với tâm lý lạc quan tiếp tục chiếm ưu thế khi lực mua dần gia tăng về cuối phiên giúp cho chỉ số bật tăng và đóng cửa trong sắc xanh tích cực. Về mức độ ảnh hưởng, GVR, CTG, BID và TCB là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index với hơn 4.4 điểm tăng. Ở chiều ngược lại, HVN, KDC, DHG và VFG là những mã có tác động tiêu cực nhất nhưng mức tác động không quá đáng kể.
Tương tự, HNX-Index cũng có diễn biến khá tích cực, trong đó chỉ số được tác động tích cực từ các mã IDC (+4.5%), MBS (+3.9%), VCS (+2.95%), NTP (+3.7%)…
Kết phiên, thị trường tăng 1.25%. Trong đó, ngành nguyên vật liệu là nhóm có đà tăng mạnh nhất với 2.44% chủ yếu đến từ các mã HPG (+1.7%), GVR (+5.14%), VGC (+7%) và DGC (+1.18%). Theo sau là ngành năng lượng và ngành công nghệ thông tin với mức tăng lần lượt là 1.84% và 1.48%. Ở chiều ngược lại, ngành chăm sóc sức khỏe có mức giảm mạnh nhất thị trường với -0.02% chủ yếu đến từ mã IMP (-0.11%), DHG (-1.35%), VDP (-4.12%) và BBT (-10.34%).
Về giao dịch của khối ngoại, khối này tiếp tục bán ròng hơn 374 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã VHM (144.45 tỷ), MSN (131.17 tỷ), SSI (66.23 tỷ) và DBC (44.51 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 74 tỷ đồng, tập trung vào mã IDC (68.21 tỷ), PVS (13.36 tỷ) và MBS (2.23 tỷ).
Nguồn: VietstockFinance
12h: Dòng tiền chọn cổ phiếu tài chính, VN-Index duy trì sắc xanh
Tâm lý nhà đầu tư dần lạc quan trở lại giúp các chỉ số chính phục hồi khá tích cực. Trong đó, cổ phiếu ngành tài chính và bất động sản đang dẫn dắt đà tăng chung của thị trường.
Độ rộng của rổ VN30 với phần lớn các mã được bao phủ bởi sắc xanh tích cực. Trong nhóm dẫn dắt đà phục hồi với sự góp mặt của 4 mã cổ phiếu ngành ngân hành TCB, ACB, MBB và VCB lần lượt góp 1.14 điểm, 0.39 điểm, 0.29 điểm và 0.24 điểm vào chỉ số. Trái lại, MWG và VJC là 2 mã duy nhất vẫn đang chịu áp lực bán nhưng mức tác động không đáng kể.
Nguồn: VietstockFinance
Dẫn dắt đà tăng hiện tại là nhóm cổ phiếu ngành viễn thông với mức tăng 1.43%. Trong đó, lực mua chủ yếu tập trung ở VGI tăng 1.8%, CTR tăng 0.4%, MFS tăng 2.68%, TTN tăng 0.65%…
Theo sau là nhóm cổ phiếu ngành tài chính với sắc xanh lan tỏa ở hầu hết các mã. Cụ thể, nhóm ngân hàng có HDB tăng 0.38%, VPB tăng 0.25%, TCB tăng 1.07%, STB tăng 0.29% và nhóm chứng khoán có SSI tăng 0.57%, VCI tăng 1.03%, HCM tăng 0.69%...
Ngoài ra, ngành bất động sản cũng có mức phục hồi khá tốt tuy trạng thái phân hóa vẫn còn đang diễn ra. Ở chiều tăng, đa phần là các mã nhóm bất động sản khu công nghiệp như KBC tăng 5%, SZC tăng 5.18%, SIP tăng 5%, BCM tăng 2.74%... Trái lại, nhóm bất động sản dân cư như VHM, DXG, PDR, KDH vẫn nhuộm sắc đỏ nhưng mức giảm không quá đáng kể.
Chiều ngược lại, nhóm chăm sóc sức khỏe lại có sự phân hóa với sắc đỏ chiếm ưu thế. Cụ thể, các mã cổ phiếu sản xuất dược phẩm như DCL, DHG, IMP, DP3 đều có mức giảm nhẹ dưới 1%. Phần còn lại với các mã đứng giá và 4 mã giữ được sắc xanh là DBD tăng 1.22%, TNH tăng 0.46%, VNY tăng 5.66% và DTG tăng 1.68%.
Độ rộng thị trường chung nghiêng về phe mua, hơn 350 mã tăng giá, cao hơn so với khoảng 160 mã giảm. VN-Index lúc này tăng hơn 7.6 điểm, lên 1,253 điểm; HNX-Index tăng 0.49%, quanh mốc 225 điểm và UPCOM-Index tăng 0.29%.
Tổng khối lượng giao dịch trên cả 3 sàn đạt trên 152 triệu đơn vị, tương ứng trên 3.6 ngàn tỷ đồng. Điểm trừ là khối ngoại vẫn bán ròng hơn 79 tỷ đồng, tập trung ở VHM, MSN và HDB.
Nguồn: VietstockFinance
Mở cửa: Hiện sắc xanh từ đầu phiên
Đầu phiên 06/11, tính tới 9h30, VN-Index hiện sắc xanh ngay từ đầu phiên và tăng gần 7 điểm, lên mức 1,252.58 điểm. Bên cạnh đó, HNX-Index có sự tăng nhẹ, giữ mức 225.8 điểm.
Theo APNews, ông Trump tiếp tục giành chiến thắng ở Arkansas, Florida, Nebraska, Bắc Dakota, Nam Dakota, Louisana, Wyoming, Ohio, Texas. Bà Harris thắng Delaware, New Jersey, Illionis, New York. Khoảng cách giữa hai ứng viên là 78 phiếu bầu. Ông Trump thắng thế với 177 phiếu bầu, trong khi bà Harris có 99 phiếu.
Sắc xanh tạm thời chiếm ưu thế hơn trong rổ VN30 với 4 mã giảm, 25 mã tăng và 1 mã đứng giá. Trong đó, BVH, MWG, VHM và VJC là những cổ phiếu giảm giá mạnh nhất. Ở chiều ngược lại, GVR, POW, BCM và TCB là những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất.
Nhóm cổ phiếu dịch vụ viễn thông là một trong những ngành nổi bật nhất ở đầu phiên sáng. Các cổ phiếu tăng tích cực ngay từ đầu phiên như VGI tăng 2.08%, CTR tăng 0.88%, YEG tăng 0.97%,…
Cùng với đó, nhóm cổ nguyên vật liệu đang đóng góp tích cực vào điểm số thị trường sáng nay. Trong đó, tiêu biểu là các mã cổ phiếu như HPG tăng 0.57%, GVR tăng 1.4%, NKG tăng 0.48%, BMP tăng 1.38%, VGC tăng 1%,…
Lý Hỏa
FILI
VN-Index giảm điểm mạnh đồng thời bám sát đường Lower của Bollinger Bands. Ngoài ra, chỉ số cắt xuống dưới đường SMA 200 ngày cho thấy triển vọng đang khá bi quan. Hiện tại, chỉ báo MACD tiếp tục đi xuống sau khi cho tín hiệu bán, thậm chí khoảng cách với Signal Line càng được nới rộng hơn. Điều này báo hiệu rủi ro điều chỉnh trong thời gian tới vẫn còn tiếp diễn.
I. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ NGÀY 04/11/2024
- Các chỉ số chính giảm điểm trong phiên giao dịch đầu tuần. VN-Index kết phiên giảm 0.81%, xuống mức 1,244.71 điểm; HNX-Index về mức 224.45 điểm, giảm 0.42% so với phiên trước.
- Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt hơn 588 triệu đơn vị, tăng 9.4% so với phiên trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX giảm 5.6%, đạt hơn 36 triệu đơn vị.
- Khối ngoại bán ròng trên sàn HOSE với giá trị hơn 697 tỷ đồng và bán ròng hơn 10 tỷ đồng trên sàn HNX.
Giá trị giao dịch NĐTNN của HOSE, HNX và UPCOM theo ngày. Đvt: Tỷ đồng
Giá trị giao dịch ròng theo mã cổ phiếu. Đvt: Tỷ đồng
- Thị trường khởi đầu tuần mới với tình hình không mấy khả quan. Phe bán áp đảo ngay từ đầu phiên và diễn biến này kéo dài đến hết ngày giao dịch. Việc lực bán tập trung ở nhóm cổ phiếu trụ càng khiến nỗ lực phục hồi trở nên khó khăn. VN-Index đánh rơi mốc 1,250 điểm, quay lại vùng đáy của nhịp điều chỉnh tháng 9/2024 trước đó. Kết thúc phiên 04/11, VN-Index giảm 10.18 điểm, về còn 1,244.71 điểm.
- Về mức độ ảnh hưởng, VCB đảo chiều giảm điểm tiêu cực trong phiên chiều, trở thành cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến VN-Index, lấy đi hơn 1.3 điểm. Theo sau là VPB, GVR và FPT khiến chỉ số giảm thêm hơn 2 điểm. Ở phía ngược lại, 10 cổ phiếu tác động tích cực nhất chỉ lấy lại vỏn vẹn hơn 1 điểm tăng cho VN-Index, dẫn đầu là REE, KBC và CTG.
- Nhóm cổ phiếu trụ đè nặng áp lực lên thị trường hôm nay. VN30-Index kết phiên giảm 12.98 điểm, xuống còn 1,312.64 điểm. Phe bán chiếm thế áp đảo với 24 mã giảm, 4 mã tăng và 2 mã đứng giá. Trong đó, 13/24 mã đỏ giảm trên 1%, “đội sổ” là các cổ phiếu TPB, GVR và VPB với mức giảm trên 2%. Trái lại, BVH, SAB, CTG và SSI duy trì được sắc xanh nhẹ trong thị trường đỏ lửa, tuy nhiên mức tăng chỉ khá khiêm tốn dưới 0.5%
Sắc đỏ trải dài ở hầu hết các nhóm ngành. Xếp cuối bảng là nhóm nguyên vật liệu và công nghệ thông tin với mức giảm trên 1%. Đà lao dốc mạnh tiêu biểu ở các cổ phiếu GVR (-2.32%), DCM (-2.04%), DPM (-1.33%), KSV (-6.69%), BMP (-2.77%), NTP (-2.94%), HSG (-1.24%) và FPT (-1.34%).
Nhóm tài chính có sự phân hóa trong phiên chiều. Hầu hết cổ phiếu ngân hàng bị chi phối bởi phe bán như VCB (-1.07%), TCB (-1.05%), VPB (-2.23%), TPB (-2.93%), MSB (-2.49%), OCB (-2.69%), EIB (-4.83%),… Trong khi đó, sắc xanh quay trở lại ở các cổ phiếu chứng khoán và bảo hiểm, nổi bật là FTS (+4%), HCM (+2.11%), VCI (+1.47%), MBS (+2.17%), BSI (+1.49%) và BIC (+1.54%).
Viễn thông là ngành duy nhất mang sắc xanh tích cực trong hôm nay. Chủ yếu nhờ đóng góp của VGI (+1.29%), ELC (+0.6%) và YEG (+0.94%).
VN-Index giảm điểm mạnh đồng thời bám sát đường Lower của Bollinger Bands. Ngoài ra, chỉ số cắt xuống dưới đường SMA 200 ngày cho thấy triển vọng đang khá bi quan. Hiện tại, chỉ báo MACD tiếp tục đi xuống sau khi cho tín hiệu bán, thậm chí khoảng cách với Signal Line càng được nới rộng hơn. Điều này báo hiệu rủi ro điều chỉnh trong thời gian tới vẫn còn tiếp diễn.
II. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG VÀ DAO ĐỘNG GIÁ
VN-Index - Cắt xuống đường SMA 200 ngày
VN-Index giảm điểm mạnh đồng thời bám sát đường Lower của Bollinger Bands. Ngoài ra, chỉ số cắt xuống dưới đường SMA 200 ngày cho thấy triển vọng đang khá bi quan.
Hiện tại, chỉ báo MACD tiếp tục đi xuống sau khi cho tín hiệu bán, thậm chí khoảng cách với Signal Line càng được nới rộng hơn. Điều này báo hiệu rủi ro điều chỉnh trong thời gian tới vẫn còn tiếp diễn.
HNX-Index - Khối lượng giao dịch duy trì dưới mức trung bình 20 ngày
HNX-Index giảm điểm trong bối cảnh khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì dưới mức trung bình 20 ngày cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư đang tăng cao.
Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu mua sau khi rời khỏi vùng quá bán (oversold). Nếu trong các phiên tới, chỉ báo MACD cũng cho tín hiệu tương tự thì triển vọng ngắn hạn sẽ bớt bi quan hơn.
Phân tích Dòng tiền
Biến động của dòng tiền thông minh: Chỉ báo Negative Volume Index của VN-Index cắt lên trên đường EMA 20 ngày. Nếu trạng thái này tiếp tục trong phiên tới thì rủi ro sụt giảm bất ngờ (thrust down) sẽ được hạn chế.
Biến động của dòng tiền từ khối ngoại: Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong phiên giao dịch ngày 04/11/2024. Nếu nhà đầu tư nước ngoài duy trì hành động này trong những phiên tới thì tình hình sẽ càng bi quan hơn.
III. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG NGÀY 04/11/2024
Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 10.18 điểm (-0.81%), về mức 1,244.71 điểm; HNX-Index giảm 0.96 điểm (-0.43%), về mức 224.45 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về sắc đỏ với bên bán với 485 mã giảm và 233 mã tăng. Sắc đỏ có phần lấn lướt trong rổ VN30-Index với 23 mã giảm, 5 mã tăng và 2 mã tham chiếu.
Thanh khoản thị trường tăng so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 588 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 13.3 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 36.1 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 656 tỷ đồng.
VN-Index mở cửa phiên chiều với diễn biến giằng co kéo dài và bên bán tiếp tục chiếm ưu thế khiến chỉ số đóng cửa trong sắc đỏ. Về mức độ ảnh hưởng, VCB, VPB, GVR và FPT là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 3.5 điểm của chỉ số. Ở chiều ngược lại, REE, KBC, CTG và FTS là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất nhưng mức tác động vào chỉ số không đáng kể.
Top 10 cổ phiếu tác động mạnh tới VN-Index phiên 04/11/2024
Tương tự, HNX-Index cũng có diễn biến không mấy lạc quan, trong đó chỉ số bị tác động tiêu cực từ các mã KSV (-6.69%), NTP (-2.94%), VCS (-1.6%), DTK (-1.68%)…
Nguồn: VietstockFinance
Ngành năng lượng có mức giảm mạnh nhất thị trường với -1.43% chủ yếu đến từ mã HPG (-0.94%), DCM (-2.04%), HSG (-1.24%) và GVR (-2.32%). Theo sau là ngành ngành công nghệ thông tin và công nghiệp với mức giảm lần lượt là 1.19% và 0.94%. Ở chiều ngược lại, ngành viễn thông có mức phục hồi tốt nhất thị trường đạt 0.74% với sắc xanh xuất hiện ở VGI (+1.29%), ELC (+0.6%), YEG (+0.94%) và MFS (+1.36%).
Về giao dịch của khối ngoại, khối này tiếp tục bán ròng hơn 697 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã MSN (252.97 tỷ), VHM (203.55 tỷ), FPT (99.79 tỷ) và SSI (45.88 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng gần 10 tỷ đồng, tập trung vào mã IDC (6.16 tỷ), VC3 (2.11 tỷ), BVS (1.84 tỷ) và CEO (1.36 tỷ).
Diễn biến dòng tiền khối ngoại mua - bán ròng
Phiên sáng: Cổ phiếu trụ đè nặng áp lực
Thị trường chìm trong sắc đỏ với áp lực lớn từ nhóm cổ phiếu trụ. Tạm nghỉ giữa phiên, VN-Index giảm hơn 9 điểm, tương đương 0.72%, về mức 1,245.83 điểm; HNX-Index cũng giảm 0.84%, xuống còn 223.52 điểm. Phe bán đang hoàn toàn chiếm ưu thế với 469 mã giảm và 170 mã tăng.
Khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index sáng nay đạt hơn 285 triệu đơn vị, tương đương giá trị gần 6.2 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng khớp lệnh đạt hơn 16 triệu đơn vị với giá trị đạt gần 287 tỷ đồng.
Về mức độ ảnh hưởng, hầu hết những cổ phiếu đang gây áp lực tiêu cực nhất lên chỉ số đều thuộc nhóm VN30, dẫn đầu là VPB, VHM, GVR và FPT lấy đi hơn 3 điểm của VN-Index. Trái lại, “anh lớn” VCB níu giữ thị trường với hơn 1 điểm tăng, trong khi các cổ phiếu còn lại đóng góp không quá đáng kể.
Sắc đỏ đang xâm chiếm ở hầu hết các nhóm ngành. Trong đó, các nhóm viễn thông, nguyên vật liệu, năng lượng và công nghệ thông tin giảm trên 1%. Áp lực bán trải dài trên diện rộng, nổi bật là ở các cổ phiếu lớn như VGI (-1.57%), CTR (-1.05%); GVR (-2.32%), DCM (-2.31%), BMP (-2.24%); PVS (-1.31%), PVD (-1.94%) và FPT (-1.19%).
Nhóm bất động sản cũng tạo áp lực đáng kể cho chỉ số chung, nhiều ông lớn như VHM, BCM, KDH, IDC, NLG,… đều giảm trên 1%. Nhóm tài chính chỉ xuất hiện vài điểm sáng đi ngược thị trường như VCB, STB, BVH, VCI và MBS, tuy nhiên đà tăng chưa quá đáng kể. Trong khi đó, phần lớn còn lại không thể thoát khỏi xu hướng điều chỉnh chung, đặc biệt là VPB, SSB, TPB, EIB, NAB, MSB, OCB,… giảm mạnh trên 2%.
Ở chiều ngược lại, tiêu dùng thiết yếu là nhóm duy nhất giữ được sắc xanh trên thị trường sáng nay, nhờ đóng góp lớn của các cổ phiếu MCH (+1.43%), SAB (+1.27%) và VNM (+0.61%).
Khối ngoại cũng tạo thêm áp lực cho thị trường chung khi tiếp tục bán ròng gần 268 tỷ đồng trên sàn HOSE trong sáng nay. Giá trị bán ròng đang tập trung nhiều nhất ở VHM (82.25 tỷ), MSN (47.82 tỷ) và FPT (45.15 tỷ). Ngược lại, MWG đang thu hút lực cầu của khối này với giá trị mua ròng hơn 48 tỷ đồng. Trên sàn HNX, nước ngoài bán ròng gần 16 tỷ khi kết thúc phiên sáng, lực bán tập trung chủ yếu ở cổ phiếu PVS và IDC.
10h40: Áp lực bán vẫn còn hiện diện
Tâm lý giao dịch tiếp tục bi quan khiến các chỉ số chính tiếp tục chìm trong sắc đỏ. Tính đến 10h30, VN-Index giảm 5.31 điểm, giao dịch quanh mức 1,249 điểm. HNX-Index giảm 1.18 điểm, giao dịch quanh mức 224 điểm.
Độ rộng các mã cổ phiếu trong rổ VN30 với sắc đỏ có phần áp đảo. Cụ thể, VPB, FPT, HDB và MWG đang tác động tiêu cực đến VN30-Index khi lần lượt lấy đi 1.58 điểm, 1.56 điểm, 0.93 điểm và 0.89 điểm từ chỉ số chung. Trái lại, VCB, VNM, MBB và CTG là các mã đang giúp VN30 níu giữ lại hơn 1.1 điểm.
Top 10 cổ phiếu tác động mạnh tới VN-Index trong phiên sáng 04/11/2024 (tính đến 10h40)
Ngành bất động sản tiếp tục gặp nhiều “sóng gió” khi đa phần các mã đều ghi nhận sắc đỏ. Cụ thể, VHM giảm 1.33%, TCH giảm 1.58%, NTL giảm 2.97% và KBC giảm 0.19%...Mặt khác, chỉ có một vài mã đang có sự hồi phục nhẹ như DXG tăng 0.6%, DIG tăng 0.24%, HDG tăng 0.37%...
Ngoài ra, nhóm tài chính cũng đang chịu áp lực bán khá mạnh cùng sắc đỏ chiếm ưu thế có phần áp đảo. Trong đó, áp lực bán tập trung chủ yếu ở các mã cổ phiếu ngành ngân hàng như EIB giảm 3.56%, TPB giảm 2.05%, VPB giảm 1.99%, STB giảm 0.43%...
So với đầu phiên, bên bán vẫn chiếm ưu thế vượt trội hơn. Số mã giảm là 398 mã và số mã tăng là 166 mã.
Nguồn: VietstockFinance
Mở cửa: VN-Index giằng co
VN-Index mở cửa tăng điểm nhẹ và giằng co quanh mốc tham chiếu, quanh mức 1,256 điểm với 9 mã tăng trần, 216 mã tăng giá, 1,157 mã đứng giá, 216 mã giảm giá và 6 mã giảm sàn.
Tính tới 9h40, sắc đỏ tạm thời chiếm ưu thế hơn trong rổ VN30 với 16 mã giảm, 12 mã tăng và 2 mã đứng giá. Trong đó, SSB, TPB, VIB là những cổ phiếu giảm điểm tiêu cực nhất. Ở chiều ngược lại, VCB, SAB, BVH là những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất.
Ngành công nghiệp đang dẫn đầu nhóm có ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường sáng nay với mức giảm gần 1%. Trong đó, tiêu biểu là các mã cổ phiếu như CTD giảm 1.77%, VJC giảm 0.67%, HHV giảm 0.86%, BCG giảm 0.15%, VC2 giảm 4.04%,…
Trái lại, nhóm cổ phiếu tiêu dùng thiết yếu đang đóng góp một phần không nhỏ vào điểm số tăng của thị trường sáng nay với các mã cổ phiếu như SAB tăng 1.08%, MSN tăng 0.13%, HAG tăng 1.46%, VNM tăng 0.91%,…
Lý Hỏa
FILI
Lợi nhuận được dự báo tăng mạnh, một công ty ngành nhựa sẽ chia cổ tức 11.000 đồng/cổ phiếu?
Cho quý 4/2024, giai đoạn cao điểm của xây dựng nội địa, sản lượng của các công ty nhựa sẽ ghi nhận sự hồi phục nhẹ so với quý 3/2024 và so với cùng kỳ 2023, khi thị trường bất động sản dân dụng có dấu hiệu hồi phục...
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa có báo cáo cập nhật triển vọng ngành nhựa với điểm nhấn sản lượng của các công ty sẽ ghi nhận sự hồi phục nhẹ so với quý 3/24 và so với cùng kỳ 2023, khi thị trường bất động sản dân dụng có dấu hiệu hồi phục.
Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP) và công ty Nhựa Bình Minh (BMP) là 2 công ty sản xuất vật liệu nhựa xây dựng có sản phẩm chính là ống nhựa có thị phần lớn nhất tại Việt Nam, và đứng đầu tại các thị trường trọng điểm NTP với thị trường miền bắc và BMP với thị trường miền nam.
Trong năm 2023, do ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường bất động sản, sản lượng bán hàng của các doanh nghiệp có xu hướng giảm nhẹ, với sản lượng của NTP và BMP lần lượt đạt 98,6 nghìn tấn giảm 2% so với cùng kỳ, hiệu suất hoạt động 49% và 87 nghìn tấn giảm 11%, hiệu suất hoạt động đạt 58%.
Về giá bán trung bình trên mỗi sản phẩm (ASP), trong khi BMP duy trì chính sách giá ổn định và cao hơn trung bình ngành (59,8 triệu đồng/tấn), thì NTP giảm giá bán ASP trong 2023 về 51,6 triều đồng/tấn (-7%) nhằm duy trì thị phần, trong bối cảnh giá hạt nhựa PVC giảm mạnh về mức USD 835/tấn giảm 25% so với cùng kỳ.
Sang năm 2024, các công ty hầu như duy trì giá bán trung bình như trong năm 2023, tuy nhiên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ghi nhận sự phân hóa.
Trong nửa đầu năm 2024, BMP ghi nhận doanh thu đạt 2,2 nghìn tỷ đồng giảm 21%, ngoài trừ sản lượng bán hàng tại thị trường miền nam chưa hồi phục tương ứng với tốc độ hồi phục tương đối chậm của thị trường bất động sản miền nam còn hàm ý về việc BMP có dấu hiệu mất thị phần do duy trì chính sách giá cố định trong bối cảnh các doanh nghiệp đối thủ có xu hướng giảm giá bán do giá nguyên liệu giảm mạnh trong năm 2023.
NTP ghi nhận doanh thu đạt 2,6 nghìn tỷ đồng tăng 4%, ước tính sản lượng bán hàng ghi nhận mức tăng trưởng 10%, cho thấy công ty duy trì được thị phần ở miền Bắc, thị trường miền Bắc cũng ghi nhận mức phục hồi rõ ràng hơn.
Riêng trong quý 3/2024, BMP ghi nhận doanh thu phục hồi và đạt 1,4 nghìn tỷ đồng tăng 52% so với cùng kỳ, tăng 22% so với quý, đến từ các hoạt động kết nối với đại lý trong quý 3 giúp công ty bắt đầu lấy lại thị phần; trong khi NTP ghi nhận doanh thu suy giảm về 1,2 nghìn tỷ đồng giảm 8% so với cùng kỳ và giảm 29% theo quý do ảnh hưởng của mùa mưa bão tại thị trường miền bắc.
Cho 9 tháng đầu năm 2024, các công ty chưa ghi nhận sự tăng trưởng về mặt doanh thu khi nhu cầu với sản phẩm nhựa xây dựng chưa phục hồi tích cực, với doanh thu của BMP và NTP lần lượt đạt 3,6 nghìn tỷ đồng giảm 3% và 3,8 nghìn tỷ đồng tương đương cùng kỳ 2023.
Tuy nhiên, điểm sáng nằm ở
Cho quý 4/2024, giai đoạn cao điểm của xây dựng nội địa, VDSC cho rằng sản lượng của các công ty sẽ ghi nhận sự hồi phục nhẹ so với quý 3/2024 và so với cùng kỳ 2023, khi thị trường bất động sản dân dụng có dấu hiệu hồi phục. Về mặt nguyên liệu hạt nhựa PVC, nhu cầu chưa có sự hồi phục rõ rệt, qua đó kỳ vọng giá nguyên liệu sẽ dao động với biên độ hẹp ở USD790/tấn tương đương so với quý 3/2024.
Với công ty trong danh mục theo dõi - BMP, VDSC kì vọng sản lượng bán hàng quý 4 có thể đạt 25 nghìn tấn tăng 2%, tương ứng doanh thu ước đạt 1.468 tỷ đồng tương đương quý 4/2023. Biên
Cho cả năm 2024, lợi nhuận sau thuế của BMP có thể đạt 1.042 tỷ đồng (ương đương năm 2023 và hoàn thành kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. EPS 2024 là 11.600 đồng và kì vọng mức cổ tức cho 2024 là 11.000 đồng/cổ phiếu; trong đó công ty dự kiến ứng trước cổ tức bằng tiền là 5.740 đồng/cổ phiếu trong tháng 11/2024.
Nhựa Bình Minh sắp chi 470 tỷ tạm ứng cổ tức đợt 1/2024
Ngày 14/11 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông của BMP để tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 57,4% (1 cổ phiếu được nhận 5.740 đồng). Thời gian chi trả vào 5/12/2024.
Theo đó, ngày 14/11 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 57,4% (1 cổ phiếu được nhận 5.740 đồng). Thời gian chi trả vào 5/12/2024.
Với gần 82 triệu
Được biết cổ đông BMP đã thông qua kế hoạch lợi nhuận năm 2023 là là 12.600 đồng/cổ phiếu, tương ứng 99% lợi nhuận sau thuế - trong đó, công ty đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2023 là 6.500 đồng/cp tương ứng hơn 532 tỷ đồng và dự kiến cổ tức đợt 2/2023 là 6,1% tương ứng 499,35 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, cổ đông cũng thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 tối thiểu là 50% trên lợi nhuận sau thuế.
Vừa qua, công ty đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024, BMP đã công bố doanh thu thuần đạt 1.406 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ (926 tỷ đồng). Sau khi trừ các loại chi phí, Nhựa Bình Minh báo lãi đạt gần 290 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước (209 tỷ đồng).
Công ty cho biết lợi nhuận quý 3 tăng 39% so với cùng kỳ là do doanh thu bán hàng tăng 52% và VCSC cho rằng KQKD tích cực này đến từ sự phục hồi của ngành BĐS nhà ở miền Nam (thị trường chính của BMP) và việc BMP đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi.
Cụ thể: chương trình khuyến mại trong quý 3 tăng mạnh, tập trung nhiều hơn vào chiết khấu thanh toán thay vì chiết khấu thương mại.
Ngược lại, chiết khấu thương mại chỉ tăng 8% cùng kỳ quý trước và 15% cùng kỳ năm trước, với chiết khấu thương mại/doanh số giảm từ 11,4% trong quý 1 và 7,1% trong quý 2/2024 xuống 6,3%. Tổng chiết khấu thương mại và thanh toán đạt 160 tỷ đồng trong quý 3/2024, tăng 41% cùng kỳ quý trước và 57% cùng kỳ năm trước.
VCSC cho rằng nỗ lực đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi đã góp phần thúc đẩy doanh thu tăng trưởng tốt trong quý.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của BMP đạt 3.563 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ (3.703 tỷ đồng) và lợi nhuận đau thuế đạt 760 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ (784 tỷ đồng); EPS đạt 9.282 đồng (cùng kỳ đạt 9.579 đồng).
Trên sàn
White Label
Data API
Web Plug-ins
Poster Maker
Affiliate Program
The risk of loss in trading financial instruments such as stocks, FX, commodities, futures, bonds, ETFs and crypto can be substantial. You may sustain a total loss of the funds that you deposit with your broker. Therefore, you should carefully consider whether such trading is suitable for you in light of your circumstances and financial resources.
No decision to invest should be made without thoroughly conducting due diligence by yourself or consulting with your financial advisors. Our web content might not suit you since we don't know your financial conditions and investment needs. Our financial information might have latency or contain inaccuracy, so you should be fully responsible for any of your trading and investment decisions. The company will not be responsible for your capital loss.
Without getting permission from the website, you are not allowed to copy the website's graphics, texts, or trademarks. Intellectual property rights in the content or data incorporated into this website belong to its providers and exchange merchants.