Teklifler
Haberler
Analiz
Kullanıcı
7/24
Ekonomik Takvim
Eğitim
Veri
- İsimler
- En Yeni
- Önceki
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
G:--
T: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
G:--
T: --
G:--
T: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
G:--
T: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
--
T: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
Eşleşen veri yok
Son Görüntülenenler
Son Görüntülenenler
Çok Konuşulan Konular
Finansal piyasalar istikrarlı seyrediyor ancak yeni hafta başlarken gergin bir beklenti sergiliyor. Şiddetin daha geniş bir bölgeye yayılma potansiyeline ilişkin endişelerin artmasıyla birlikte, İsrail ile Hamas arasındaki çatışmalar ön planda olmaya devam ediyor.
Para dünyanın dönmesini sağlar ve para birimi kalıcı bir metadır. Forex piyasası sürprizler ve beklentilerle doludur.
Tahvil piyasası en eski finansal piyasadır; olgunlaşmıştır, yenilikçi değildir ancak vazgeçilmezdir; borç ise göze çarpmayan ancak zorlu, eski bir ortak girdaptır.
Küresel finans piyasalarında borsa ekonomik bir barometre görevi görmekte ve her zaman yatırımcıların ilgi odağı olmuştur. Yükselişi ve düşüşü çeşitli ülkelerin ekonomisi üzerinde derin bir etkiye sahiptir.
En İyi Köşe Yazarları
Merhaba! Finans dünyasına dahil olmaya hazır mısınız?
En son son dakika haberleri ve küresel finansal olaylar.
Mali analiz, özellikle makro gelişmeler ve orta ve uzun vadeli trend muhakemesi konularında 5 yıllık tecrübem var. Odak noktam ağırlıklı olarak Orta Doğu'daki gelişmeler, gelişen piyasalar, kömür, buğday ve diğer tarım ürünleridir.
BeingTrader baş Ticaret Koçu ve Konuşmacısı, forex piyasasında ağırlıklı olarak XAUUSD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY ve Ham Petrol ticaretinde 8 yılı aşkın deneyim. Çeşitli fırsatları keşfetmeyi ve piyasadaki yatırımcılara rehberlik etmeyi amaçlayan kendine güvenen bir yatırımcı ve analist. Bir analist olarak yatırımcının deneyimini yeterli veri ve sinyallerle destekleyerek geliştirmek istiyorum.
Son Güncelleme
Risk Warning on Trading HK Stocks
Despite Hong Kong's robust legal and regulatory framework, its stock market still faces unique risks and challenges, such as currency fluctuations due to the Hong Kong dollar's peg to the US dollar and the impact of mainland China's policy changes and economic conditions on Hong Kong stocks.
HK Stock Trading Fees and Taxation
Trading costs in the Hong Kong stock market include transaction fees, stamp duty, settlement charges, and currency conversion fees for foreign investors. Additionally, taxes may apply based on local regulations.
HK Non-Essential Consumer Goods Industry
The Hong Kong stock market encompasses non-essential consumption sectors like automotive, education, tourism, catering, and apparel. Of the 643 listed companies, 35% are mainland Chinese, making up 65% of the total market capitalization. Thus, it's heavily influenced by the Chinese economy.
HK Real Estate Industry
In recent years, the real estate and construction sector's share in the Hong Kong stock index has notably decreased. Nevertheless, as of 2022, it retains around 10% market share, covering real estate development, construction engineering, investment, and property management.
Hongkong, China
Ho Chi Minh, Vietnam
Dubai, Birleşik Arap Emirlikleri
Lagos, Nijerya
Kahire, Mısır
Markalı Ürün
Veri API'si
Web Eklentileri
Ortaklık Programı
Tümünü Görüntüle
Veri yok
Oturum Açılmadı
Daha fazla özelliğe erişmek için oturum açın
FastBull Üyesi
Henüz değil
Satın al
Giriş Yap
Kaydol
Hongkong, China
Ho Chi Minh, Vietnam
Dubai, Birleşik Arap Emirlikleri
Lagos, Nijerya
Kahire, Mısır
Markalı Ürün
Veri API'si
Web Eklentileri
Ortaklık Programı
Nhiều doanh nghiệp dệt may báo lãi tăng bằng lần, lập những kỷ lục mới sau báo cáo tài chính quý 3, nhưng cũng có nơi tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ năm trước với không ít khó khăn.
Bên trong một xưởng may. Ảnh minh họa
Theo Tổng Cục Thống kê, 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt 30.57 tỷ USD, tăng 10.5% so với cùng kỳ 2023, trong đó các thị trường chủ lực đều tăng trưởng, đặc biệt ở Mỹ và EU.
Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp cũng khởi sắc, nhiều nơi cho biết đã có đủ đơn hàng cho cả năm và đầu 2025. Kết quả tích cực này phần nào được thể hiện trong bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may trên sàn chứng khoán.
Dữ liệu của VietstockFinance cho thấy, trong 33 doanh nghiệp dệt may công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024, có 16 doanh nghiệp tăng lãi, 7 doanh nghiệp giảm lãi, 6 doanh nghiệp có lãi trở lại, 4 doanh nghiệp lỗ.
Tổng doanh thu và lãi ròng của các doanh nghiệp đạt gần 23.1 ngàn tỷ đồng và 969 tỷ đồng, lần lượt tăng 17% và 133% so với cùng kỳ 2023. Biên lãi gộp cải thiện lên mức 13%, tăng 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ.
Đa số "nở hoa"
Có 11/33 doanh nghiệp dệt may đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng quý 3 trên 50% so cùng kỳ, thậm chí là tăng bằng lần như Tổng Công ty May Nhà Bè (MNB) hơn 8 lần cùng kỳ, đạt 32 tỷ đồng, cao nhất 2 năm qua.
MNB cho biết, do thị trường xuất khẩu chủ lực chuyển biến tích cực giúp doanh thu quý 3 tăng 36% lên hơn 1,300 tỷ đồng. Bên cạnh đó, một số công ty con, công ty liên kết tăng lợi nhuận do tiết giảm chi phí, làm tăng lợi nhuận hợp nhất.
Sợi Thế Kỷ (STK) lập kỷ lục lợi nhuận 82 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần cùng kỳ, dù doanh thu đi lùi 19%, chủ yếu nhờ hoàn nhập chênh lệch tỷ giá. Kết quả này đã bù đắp khoản lỗ đậm 55.5 tỷ đồng của quý 2 trước đó.
Sợi Thế Kỷ có quý lãi ròng cao nhất lịch sử hoạt động
"Anh cả" ngành dệt may Vinatex (VGT) tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận, đạt 12% và 385% cùng kỳ, lần lượt gần 4,600 tỷ đồng và 129 tỷ đồng, đều là các con số cao nhất 2 năm qua.
Lãnh đạo Vinatex đánh giá, quý 3 ngành may có sự cải thiện cả về giá và số lượng đơn hàng, do tận dụng được sự dịch chuyển từ các thị trường Trung Quốc, Bangladesh và Myanmar. Với ngành sợi, thị trường dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng các đơn vị sợi có nhiều thời điểm chốt được giá bông, sợi tốt.
Quán quân lợi nhuận quý 3 gọi tên May Sông Hồng (MSH), đạt 130 tỷ đồng, hơn 2.5 lần cùng kỳ. Đây cũng là mức cao nhất 20 quý kể từ quý 4/2019. Công ty cho biết, đã ký được nhiều đơn hàng và một số đơn sản xuất trong quý 2 được xuất hàng vào đầu tháng 7.
May Sông Hồng có quý lãi cao nhất 5 năm qua
Lợi nhuận trăm tỷ còn có May Việt Tiến (VGG) và Dệt may TNG, đạt 117 tỷ đồng và 111 tỷ đồng, tăng lần lượt 126% và 60% cùng kỳ, do cải thiện biên lãi gộp nhờ kiểm soát tốt chi phí đầu vào.
Thông tin từ TNG cho biết, với lượng đơn hàng đủ sản xuất đến cuối năm, cùng với việc vừa đưa vào hoạt động thêm 45 chuyền may, doanh nghiệp này đang tuyển thêm khoảng 3,000 lao động, sẵn sàng nhận thêm đơn hàng thời gian tới.
Gam màu khởi sắc cũng xuất hiện ở nhóm doanh nghiệp xơ sợi, thuộc phân khúc thượng nguồn trong chuỗi giá trị ngành dệt may, như Sợi Vũ Đăng (SVD) và Sợi Phú Bài (SPB) đều có lãi trở lại; hay Tổng Công ty Việt Thắng (TVT) tăng trưởng lợi nhuận tới 145%, đạt gần 7 tỷ đồng, mức cao nhất 2 năm.
Số ít vẫn "bế tắc"
Ngược lại, cơn khủng hoảng vẫn đeo bám Fortex (FTM) khi lỗ thêm 30 tỷ đồng, nối dài mạch thua lỗ 23 quý liên tiếp kể từ quý 1/2019, qua đó nâng lỗ lũy kế lên 1,216 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 707 tỷ đồng.
Fortex "ngụp lặn" trong thua lỗ từ 2019 đến nay
Thê thảm không kém, Everpia (EVE) lỗ kỷ lục 29.5 tỷ đồng do phải ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành hàng khăn vì doanh số giảm liên tục trong 3 năm qua khi khách hàng tìm đến các đối thủ có giá thành thấp hơn. Everpia cho biết, đang xây kế hoạch phục hồi và phát triển 2024-2025 nhằm bảo toàn nguồn lực, tập trung vào những ngành hàng có lợi nhuận cao hơn, tiềm năng phát triển tốt hơn như chăn ga gối đệm và bông tấm.
Tình hình kinh doanh của Garmex (GMC) lệch pha hẳn so với mặt bằng chung của ngành. Đến cuối tháng 10, doanh nghiệp từng có hơn 4,000 lao động vẫn "trắng" đơn hàng, việc này kéo dài từ tháng 5/2023, tức gần một năm rưỡi qua. Hiện GMC chỉ còn 31 lao động, đang nghiên cứu đầu tư các ngành mới, tiết giảm chi phí và thanh lý các tài sản không sử dụng. Lỗ lũy kế tăng lên gần 82 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh hàng quý của Garmex giai đoạn 2021-2024
Khả năng về đích thành công?
Trước diễn biến tích cực của hoạt động xuất khẩu, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đánh giá mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD của ngành dệt may năm 2024 rất khả thi bởi cuối năm là cao điểm cho đơn hàng sản xuất mùa lễ hội Giáng sinh, năm mới.
Dù bức tranh xuất khẩu khá sáng, theo quan điểm của ông Cao Hữu Hiếu - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), các doanh nghiệp vẫn phải chịu nhiều áp lực khi thị trường chưa có cải thiện đáng kể. Với ngành may áp lực về thời gian giao hàng, đơn giá chưa cải thiện, chất lượng sản phẩm yêu cầu khắt khe hơn.
"Dự kiến đơn hàng may mặc trong quý 4/2024 và quý 1/2025 sẽ tiếp tục dồi dào, tuy nhiên, đơn giá chưa cải thiện đáng kể. Trong dài hạn, khi chính sách cắt giảm lãi suất tại các thị trường lớn thực sự có tác động tích cực đối với nền kinh tế, tạo ra việc làm ổn định và sức mua, đơn giá sẽ cải thiện", ông Hiếu cho hay.
Tổng Giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu chia sẻ tại hội thảo chuyên đề tháng 10. Ảnh: Vinatex
Với ngành sợi, mặc dù đã giảm lỗ 80-85% so với năm 2023, nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, bất lợi do phải đối mặt với sự trồi sụt của giá bông và chưa có sự cải thiện về giá bán sợi…
Tổng Giám đốc Vinatex kỳ vọng đến cuối năm 2024, giá bông sẽ đi lên trong ổn định và khả năng cao sẽ không tăng đột biến. Dự kiến quý 4, nhu cầu sợi nhìn chung chưa có khả năng phục hồi mạnh, bên cạnh đó giá cước vận chuyển tăng, cạnh tranh gay gắt với sợi nội địa Trung Quốc… sẽ khiến hiệu quả ngành sợi không có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.
Không trông chờ may rủi thị trường
Nhận định về triển vọng ngành, ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Vinatex dự báo, các đơn hàng sẽ được hưởng lợi khi nhu cầu tiêu dùng Mỹ cải thiện vào dịp mua sắm mùa lễ hội (nhưng đơn giá chưa cải thiện). Nhu cầu và đơn giá chỉ thực sự cải thiện từ năm 2025 trong kịch bản tốt.
Chủ tịch HĐQT Vinatex Lê Tiến Trường chia sẻ tại một sự kiện hồi tháng 5/2024
Chủ tịch Vinatex cũng lưu ý các doanh nghiệp cần cẩn trọng, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu đang phải đối mặt với tình hình khó khăn trong suốt 30 tháng trở lại đây.
"Các doanh nghiệp cần quản trị chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh bám sát kế hoạch đã đề ra, nhận diện và phòng ngừa tốt rủi ro, không để xảy ra bất kỳ tình huống bất ngờ nào nhằm hoàn thành kế hoạch năm và đón bắt xu hướng năm 2025", ông Trường nhận định .
Liên quan đến sự kiện ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, giới đầu tư kỳ vọng một số ngành có cơ hội lớn để phát triển, đặc biệt là các ngành như dệt may, thủy sản và gỗ, do việc thay thế hàng hóa Trung Quốc tại thị trường Mỹ.
Theo đó, chính sách bảo hộ của Mỹ sẽ tạo ra một khoảng trống lớn cho các sản phẩm Việt Nam xâm nhập vào thị trường này, giúp gia tăng xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng. Trong dài hạn, Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) nhận định dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ việc dịch chuyển các đơn đặt hàng từ Trung Quốc nhờ chi phí lao động thấp hơn, lợi thế lao động có tay nghề cao hơn Ấn Độ và Bangladesh.
Thế Mạnh
FILI
Ngành dệt may quý 3/2024: Ai vươn cao, ai chật vật?
Điểm Nổi Bật:Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng: 10 tháng đầu năm 2024 đạt 30.57 tỷ USD, tăng 10.5% YoY, với sự khởi sắc từ thị trường Mỹ và EU.
Kết quả kinh doanh ấn tượng:
Lợi nhuận ròng: 969 tỷ đồng (+133% YoY).
Biên lợi nhuận gộp: 13% (+1 điểm % YoY).
Nhóm “vươn cao” - Tăng trưởng vượt bậc:
May Nhà Bè (MNB): Lãi 8 lần, đạt 32 tỷ đồng - cao nhất 2 năm qua.
Sợi Thế Kỷ (STK): Lãi kỷ lục 82 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần cùng kỳ.
Vinatex (VGT): Doanh thu tăng 12%, lợi nhuận tăng 385%, đạt 129 tỷ đồng.
May Sông Hồng (
Nhóm “chật vật” - Chưa thoát khủng hoảng:
Fortex (FTM): Lỗ 30 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 1,216 tỷ đồng.
Everpia (EVE): Lỗ kỷ lục 29.5 tỷ đồng, đang tái cấu trúc kinh doanh.
Garmex (GMC): Trắng đơn hàng suốt 18 tháng, lỗ lũy kế gần 82 tỷ đồng.
Triển vọng & thách thức:
Ngắn hạn: Đơn hàng dồi dào đến đầu 2025 nhưng giá chưa cải thiện đáng kể.
Dài hạn: Ngành sẽ hưởng lợi từ chính sách bảo hộ Mỹ và dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc.
Cổ phiếu dệt may chờ "gió đông"
Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may trong 9 tháng đầu năm nay đã vượt mốc 32,5 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ.
Dệt may là một trong số ít nhóm ngành có hiệu suất tốt hơn VN-Index từ đầu tháng 11. Giới phân tích cũng dự báo dệt may nằm trong nhóm một số ngành sẽ có cơ hội để phát triển, nhờ sự chuyển dịch từ Trung Quốc.
Cổ phiếu dệt may giữ sắc xanh
Chứng khoán Việt Nam vừa trải qua hai tuần đầu tháng 11 với nhiều biến động. VN-Index bật tăng đầu tháng nhờ hiệu ứng tích cực từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, lên mức hơn 1.260 điểm cuối phiên 6/11. Tuy nhiên, lo ngại áp lực từ diễn biến tỷ giá, cùng khoảng trống thông tin hỗ trợ, khiến chỉ số của sàn HoSE liên tục giảm. VN-Index đến cuối phiên 15/11 lùi về gần ngưỡng 1.220 điểm, giảm hơn 3%.
Sắc đỏ bao trùm bảng điện, với đà giảm của nhiều nhóm cổ phiếu. Dù vậy, thị trường vẫn ghi nhận những cái tên ngược dòng, trong đó có dệt may.
Cổ phiếu ngành dệt may bật tăng trở lại ngay sau khi bầu cử Tổng thống Mỹ kết thúc, với thắng lợi của ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump. Chính sách bảo hộ của Mỹ, nếu áp dụng theo cam kết của Tổng thống Donald Trump, có thể tạo ra lợi thế cho các sản phẩm Việt Nam, giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng.
Trong tuần đầu sau khi bầu cử Tổng thống Mỹ, cổ phiếu
Diễn biến này cũng một phần nhờ kết quả kinh doanh trong quý III, khi dệt may là một trong số nhóm có mức tăng trưởng tốt. Ngoài STK có kết quả kinh doanh thấp hơn dự kiến, TNG, MSH và TCM đều đạt tăng trưởng. Đáng chú ý, biên lợi nhuận gộp của TNG và MSH đều tăng.
Như TNG, lợi nhuận quý III tăng hơn 60% cùng kỳ nhờ tăng doanh thu, cải thiện biên lợi nhuận. Biên lãi gộp trong ba tháng gần nhất của doanh nghiệp này đạt 14,45%, so với mức cùng kỳ là 13,82%. Lãnh đạo TNG, trong giải trình, cho biết doanh thu từ các hoạt động kinh doanh chính tăng nhờ việc tập trung khai thác các dòng hàng khó và phức tạp, cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu mới.
Tương tự, TCM ghi nhận doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng, với lợi nhuận ròng hơn 80 tỷ đồng trong quý gần nhất, cao nhất từ quý III/2022. MSH đạt mức lợi nhuận cao nhất trong 20 quý, ghi nhận hơn 130 tỷ đồng với doanh thu đạt hơn 1.700 tỷ đồng.
Triển vọng tích cực
Sự chú ý của thị trường hướng vào nhóm cổ phiếu dệt may gần đây một phần đến từ dự báo tích cực trong trung và dài hạn, sau khi ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đắc cử.
Tổng thống Donald Trump cam kết tiếp tục các chính sách thương mại nghiêm ngặt, bao gồm việc tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc và có thể mở rộng các thuế này tới các quốc gia nước ngoài khác. Kế hoạch của ông cũng nhấn mạnh sản xuất và sản lượng năng lượng của Mỹ là những ưu tiên hàng đầu.
"Việc đưa sản xuất trở lại Mỹ khó có thể là mối đe dọa nghiêm trọng với các loại sản phẩm sản xuất tại Việt Nam", ông Michael Kokalari, Giám đốc Phân tích kinh tế vĩ mô và nghiên cứu thị trường tại VinaCapital, nhận xét.
Trong báo cáo nhanh về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Công ty chứng khoán Agribank (Agriseco) cho rằng dệt may sẽ là một trong những ngành được hưởng lợi khi Tổng thống Donald Trump đắc cử.
“Chịu ảnh hưởng hai mặt bởi chính sách thuế (hỗ trợ hàng nội địa Mỹ và tập trung hạn chế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc). Tuy nhiên tác động về mặt tích cực sẽ nhiều hơn bởi công nghiệp dệt may sử dụng lao động lớn, khó có thể bị thay thế bởi nội địa Mỹ”, Agriseco bình luận.
Cùng quan điểm, nhóm phân tích từ Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cũng dự báo tích cực về ngành dệt may, với niềm tin rằng Tổng thống Donald Trump sẽ tiếp tục chính sách thuế quan cứng rắn đối với các sản phẩm dệt may của Trung Quốc. “Điều này hỗ trợ các nhà cung cấp khác như Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ. Cùng với tình hình bất ổn gần đây ở Bangladesh, một đối thủ cạnh tranh tiềm năng, các công ty may mặc Việt Nam nhiều khả năng sẽ trở thành bên hưởng lợi”, nhóm phân tích nhận xét.
Nhận định về triển vọng ngành dệt may trong dài hạn, SSI Research kỳ vọng các nhà bán lẻ lớn tiếp tục đa dạng hóa đơn hàng từ nhiều nước xuất khẩu để giảm thiểu rủi ro.
Việt Nam, theo nhóm phân tích, sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ việc dịch chuyển các đơn đặt hàng từ Trung Quốc, nhờ chi phí lao động thấp hơn Trung Quốc, mức thuế thấp hơn và lợi thế lao động có tay nghề cao hơn Ấn Độ và Bangladesh.
Lưu ý rằng Mỹ sẽ cần thời gian để đưa ra “thuế suất toàn diện”, dự kiến sẽ áp dụng vào nửa cuối năm 2025 hoặc năm 2026. Do đó, các doanh nghiệp bán lẻ dự kiến sẽ đẩy mạnh các đơn hàng trước khi mức thuế quan mới được áp dụng, không chỉ tại Trung Quốc mà còn trên toàn cầu. SSI kỳ vọng sản lượng tiêu thụ của các công ty dệt may sẽ tăng mạnh trong những quý tới.
VN-Index: Hành trình dò đáy
Nhà đầu tư có thể chủ động tăng tỷ trọng lên 70% - 80% tại những thời điểm VN-Index giảm sâu về vùng 1.180.
Tâm lý dòng tiền trên thị trường đang bị ảnh hưởng rất bất ngờ từ các yếu tố toàn cầu và rủi ro chưa thể dự đoán khi nào dừng lại.
Ở thời điểm hiện tại, nhà đầu tư chưa thể định lượng hóa mức độ tiêu cực từ rủi ro chính sách Mỹ thời Donald Trump đến xu hướng lãi suất và DXY, ảnh hưởng mạnh để diễn biến thị trường tài chính ngắn hạn.
VN-Index đánh mất vùng hỗ trợ
Đây là điều sợ nhất đối với tâm lý dòng tiền, là những rủi ro chưa thể đoán khi nào sẽ dừng. Hậu quả là dòng tiền Khối ngoại quay đầu bán ròng khốc liệt. Thị trường giao dịch mất cân bằng, lượng cung cổ phiếu từ Khối ngoại bán ra mạnh trong khi dòng tiền mua vào dè dặt.
Tâm lý dòng tiền trên thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng rất bất ngờ từ các yếu tố toàn cầu.
Vì vậy, trước các áp lực trên, VN-Index đã giảm quyết liệt trong tuần qua, đặc biệt là hai phiên thứ 5 và thứ 6. Kết tuần, VN-Index đã chính thức đánh mất vùng hỗ trợ ngắn hạn 1.240 – 1.250, quay đầu tìm về vùng giá thấp hơn, chạm 1.218 điểm.
Áp lực bán trên thị trường là rất lớn, đặc biệt tại các thời điểm nhóm tổ chức hoạt động mạnh như từ 14h trở đi, dễ dàng làm suy yếu thị trường. Đa số các ngành đều có hiện tượng phá đáy ngắn hạn và trung hạn, cho thấy áp lực bán quyết liệt. Nhìn vào rất nhiều nhóm ngành quan trọng và cổ phiếu đánh mất vùng đáy ngắn hạn và trung hạn trong 2 phiên cuối tuần, chúng tôi cho rằng rủi ro thị trường còn điều chỉnh sắp tới.
Những mã ngành đã đánh mất đáy trung hạn (6 tháng – 1 năm) tạm thời như: Thép (HSG, NKG), Chứng khoán (VND, SHS, SSI, VIX), Xăng dầu (PVD, PVS, BSR, PLX), Bán lẻ (MWG, VNM, MSN DGW), Bất động sản (DIG, CEO, NVL, NTL, TCH), Điện (GEX, POW).
Nhóm ngân hàng cũng có giai đoạn phân phối 4 tuần nay, khối lượng hàng phân phối vùng đỉnh rất cao. Đa số các mã ngân hàng cũng đã đánh mất vùng giá kể từ tháng 6, xu hướng điều chỉnh tiêu cực hơn còn có nhóm các ngân hàng nợ xấu Quý 3 tăng cao và kết quả kinh doanh (KQKD) không tốt như: BID, VPB, TCB, MBB, VIB, EIB, MSB, OCB.
Điểm sáng le lói chỉ nằm ở các nhóm ngành vốn hóa vừa và nhỏ, giao dịch không phổ biến như: Viettel Group (VTP,
Khối lượng cổ phiếu đã phân phối vùng 1.250 – 1.280 tương đối lớn, mức điều chỉnh ở đa số cổ phiếu đã rất sâu kể từ vùng đỉnh quý 3. Vì vậy, khi thị trường tiếp tục điều chỉnh sắp tới, kịch bản áp lực bán chéo dự kiến sẽ xảy ra trên diện rộng. Yếu tố margin call là yếu tố rất quan trọng, sẽ khiến vòng xoáy điều chỉnh xảy ra liên tục cho đến thời điểm cuối cùng “wash out” xảy ra.
Trong trường hợp tình trạng “call chéo” không diễn ra và kịch bản điều chỉnh sắp tới diễn ra tích cực hơn, rất có thể thị trường sẽ bắt đầu quay đầu cùng với thị trường tài chính toàn cầu khi thời điểm thuận lợi. Một kịch bản bắt đầu hồi phục trong nghi ngờ, tăng tốc bằng 1 phiên FTD (Follow-Through Day - Ngày bùng nổ theo đà) và xu hướng hình thành sẽ phù hợp khi rủi ro toàn cầu (DXY, lợi suất TPCP Mỹ 10 năm) giảm đáng kể.
Dự phóng thị trường
Thị trường chung hiện tại đã trải qua quá trình điều chỉnh sâu trong thời gian dài, phản ánh rất mạnh các rủi ro trung dài hạn. Đợt điều chỉnh kể từ tháng 10 đến nay có thể so sánh với những nhịp điều chỉnh trung hạn như giai đoạn tháng 9/2023 và tháng 4/2024 vừa qua.
Đặc biệt, khi đi sâu vào phân tích các nhịp điều chỉnh với số lượng lớn cổ phiếu, đa số đã về gần vùng hỗ trợ trung dài hạn, vùng kích thích dòng tiền bắt đáy trung hạn quay trở lại (khi định giá đã trở nên hấp dẫn).
Chúng tôi đặt ra 2 kịch bản thị trường có xác suất rất cao xảy ra trong ngắn hạn (đến hết 2024):
Kịch bản cơ sở
Ở kịch bản cơ sở, chúng tôi cho rằng thị trường điều chỉnh sâu gần đây đã phản ánh hầu hết các “rủi ro giả định” trong trung hạn. Hệ thống của FIDT đã ghi nhận tín hiệu dòng tiền bắt đáy xuất hiện liên tục trong các phiên điều chỉnh sâu gần đây, cho thấy mức hấp dẫn về mặt định giá so với mức độ rủi ro và tâm lý.
Khi đó, bất cứ sự đảo chiều đáng kể nào của các biến số chỉnh trên toàn cầu như DXY (giảm quyết liệt về vùng dưới 105), lãi suất TPCP Mỹ 10 năm (giảm quyết liệt về vùng dưới 4,2%) đều tạo cơ hội đảo chiều và tạo đáy thành công.
Quá trình tạo đáy ngắn hạn nên đi kèm với tín hiệu tạo đáy tốt (giá và khối lượng tăng) từ các nhóm ngành chính như Ngân hàng, Thép, Bất động sản, và đặc biệt Chứng khoán.
Vùng đáy trung hạn giả định: 1.200 – 1.220
Vùng giao dịch cân bằng: 1.220 – 1.250
Tín hiệu kỹ thuật quay trở lại uptrend: (1) Vượt 1.250 thuyết phục với khối lượng cao, độ rộng tốt; (2) Vượt và duy trì trên 1.270, tiến đến vùng đỉnh cũ 1.280 – 1.300.
Tỷ trọng khuyến nghị: Duy trì tỷ trọng 30% - 50% trong quá trình VN-Index tạo đáy (1.200 – 1.220), chủ động tăng tỷ trọng lên 70% - 80% tại những thời điểm VN-Index giảm sâu tiệm cận 1.200. Khi rủi ro từ các biến số toàn cầu và VN-Index giảm mạnh, tín hiệu xu hướng uptrend có thể quay lại, Nhà đầu tư có thể chủ động nâng tỷ trọng tối đa 100%.
Kịch bản tiêu cực
Trong trường hợp tài chính toàn cầu tiếp tục phản ánh biến số "chính sách Donald Trump” tiêu cực hơn, với DXY tăng cao lên vùng lịch sử tiệm cận 110 (hiện tại 106,7), cùng với lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ 10 năm tăng trên 4,6% (gần như đồng thời), áp lực tỷ giá và áp lực bán từ khối ngoại dự kiến sẽ rất mạnh. Tâm lý thị trường khi đó dự kiến sẽ rất tiêu cực. Cùng với trạng thái điều chỉnh đã sâu, áp lực margin call chéo xác suất cao sẽ xảy ra.
Khi hiện tượng “margin call chéo” xảy ra, vùng đáy của VN-Index sẽ rất khó đoán và sẽ chiết khấu sâu hơn bình thường. Khi đó, an toàn danh mục nên được đưa lên đảm bảo, cho tới khi hiện tượng margin call được xử lý. Kết thúc quá trình này thường sẽ là 1 – 3 phiên giảm mạnh kèm "wash out" đánh gục tâm lý hoàn toàn. Bên cạnh đó, điều kiện cần vẫn là các rủi ro liên quan DXY và rủi ro tỷ giá trong nước phát tín hiệu hạ nhiệt.
Vùng đáy trung hạn giả định: 1.160 – 1.180
Vùng giao dịch cân bằng: 1.200 – 1.220
Tín hiệu kỹ thuật quay trở lại uptrend: (1) Vượt 1.220 thuyết phục với khối lượng cao, độ rộng tốt; (2) Vượt và duy trì trên 1.270, tiến đến vùng đỉnh cũ 1.280 – 1.300.
Tỷ trọng khuyến nghị: Duy trì tỷ trọng dưới 30% khi đánh giá có rủi ro margin call xảy ra. Khi hiện tượng margin call xảy ra, nhà đầu tư nên quan sát thị trường trong các phiên tiếp theo để tận dụng mua vào với lợi thế vùng định giá rất thấp. Chắc chắn nếu hiện tượng margin call xảy ra, vùng đáy trung hạn của thị trường sẽ được xác lập khi hiện tượng margin được xử lý.
Nhà đầu tư có thể chủ động tăng tỷ trọng lên 70% - 80% tại những thời điểm VN-Index giảm sâu về vùng 1.180. Khi rủi ro từ các biến số toàn cầu và VN-Index giảm mạnh, tín hiệu xu hướng uptrend có thể quay lại, nhà đầu tư có thể chủ động nâng tỷ trọng tối đa 100%.
DSC gợi ý 3 cổ phiếu ngành xuất khẩu có thể bùng nổ trong thời gian tới
Việc Tổng thống Trump thay đổi chính sách có thể tạo ra một làn sóng dịch chuyển đơn hàng và đầu tư từ các nước bị ảnh hưởng bởi chính sách bảo hộ của Mỹ sang các nước có chi phí sản xuất thấp hơn. Việt Nam, với lợi thế chi phí lao động cạnh tranh và chính sách kinh tế mở, sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho các đơn hàng xuất khẩu và đầu tư quốc tế.
Báo cáo mới đây của CTCK DSC cho biết trong bối cảnh này, một số cổ phiếu trong ngành xuất nhập khẩu được kỳ vọng sẽ bứt phá mạnh mẽ nhờ những lợi thế này.
1. CTCP May Sông Hồng - Mã cổ phiếu:
Định giá hợp lý: 60.000 (Tiềm năng tăng giá: 19%)
Vốn hóa: 3,800 tỷ đồng
Chỉ số định giá cơ bản: P/E: 10,93 lần ; P/B: 2,01 lần
MSH là một trong những doanh nghiệp lớn nằm tại vị trí hạ nguồn trong chuỗi giá trị ngành dệt may tại Việt Nam. Hoạt động kinh doanh cốt lõi của MSH là gia công và xuất khẩu các sản phẩm may mặc cũng như sản xuất các loại chăn, ga, gối, nệm. Hiện MSH đang là đối tác của rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Walmart, Columbia Sportswear,..
2. CTCP Nam Việt - Mã cổ phiếu:
Định giá hợp lý: 21.000 (Tiềm năng tăng giá: 14%)
Vốn hóa: 4,900 tỷ đồng
Chỉ số định giá cơ bản: P/E: 58,52 lần ; P/B: 0,86 lần
ANV là doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra hàng đầu tại Việt Nam, sở hữu chuỗi giá trị khép kín tự chủ toàn phần với công nghệ hiện đại và vùng nuôi cá rộng lớn. ANV xuất khẩu cá tra đến hơn 100 quốc gia, với thị trường chính là Trung Quốc.
3. CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An - Mã cổ phiếu:
Định giá hợp lý: 53.000 (Tiềm năng tăng giá: 14%)
Vốn hóa: 5,700 tỷ đồng
Chỉ số định giá cơ bản: P/E: 13,12 lần ; P/B: 1,9 lần
CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An là doanh nghiệp sở hữu đội tàu biển container lớn nhất Việt Nam hoạt động linh hoạt giữa các tuyến trong và ngoài nước. Ngoài ra, nhằm hoàn thiện hơn chuỗi cung ứng khép kín cho khách hàng, công ty cũng đồng thời kinh doanh và khai thác Cảng Hải An cùng một số depot (điểm thông quan nội địa) nhỏ khác.
Cổ phiếu MSH: Lý do là siêu cổ ngành dệt may?
Tại báo cáo tài chính hợp nhất, May Sông Hồng ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.748 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ghi nhận hơn 130 tỷ đồng; tương ứng với mức tăng lần lượt 45% và 154% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo giải trình của Công ty, quý III năm nay,
Sau khi tổng thống Donal Trump đắc cử, giá cổ phiếu MSH tăng mạnh hơn thị trường chung, liệu còn kỳ vọng sắp tới hay không? Xem video bên dưới nhé!
Cổ phiếu MSH áp sát đỉnh cũ sau tin tạm ứng cổ tức 35% bằng tiền
Giá cổ phiếu MSH bốc đầu sau tin chốt danh sách tạm ứng cổ tức năm 2024 tỷ lệ 35% bằng tiền (3,500 đồng/cp), tương ứng Doanh nghiệp cần chi 262.5 tỷ đồng.
Hưởng lợi lớn nhất là nhóm cổ đông gia đình Chủ tịch MSH Bùi Đức Thịnh, sở hữu tổng cộng gần 43% vốn, có thể thu về 113 tỷ đồng cổ tức. Trong đó, ông Thịnh nắm 23.91% vốn, 2 người con ông Thịnh là ông Bùi Việt Quang - Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc nắm 11.35% và bà Bùi Thu Hà - Thành viên HĐQT nắm 7.72%.
Ngoài ra, MSH có 1 cổ đông tổ chức lớn là CTCP
Trên sàn chứng khoán, May Sông Hồng là doanh nghiệp có truyền thống trả cổ tức bằng tiền đều đặn hàng năm cho cổ đông với tỷ lệ từ 25-45%, đỉnh điểm năm 2021 tỷ lệ tới 95% (gồm 45% bằng tiền mặt và 50% bằng cổ phiếu). Gần nhất, tỷ lệ cổ tức 2023 là 25% bằng tiền. Năm 2024, Công ty dự kiến trả cổ tức với tỷ lệ từ 20-40%.
MSH tạm ứng cổ tức 2024 cao hơn cả năm 2023 cũng dễ hiểu sau quý 3/2024 kinh doanh khởi sắc, với lãi ròng 130 tỷ đồng, hơn 2.5 lần cùng kỳ. Đây cũng là mức lãi hàng quý cao nhất trong 20 quý qua mà Doanh nghiệp đạt được kể từ quý 4/2019.
Công ty cho biết do ký được nhiều đơn hàng và một số đơn hàng sản xuất trong quý 2 được xuất hàng vào đầu tháng 7, cùng với việc tiết kiệm chi phí góp phần làm tăng lợi nhuận.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lãi ròng của May Sông Hồng gần 260 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ và đạt 70% mục tiêu lợi nhuận năm. Căn cứ kết quả này, lãnh đạo Công ty tin tưởng lợi nhuận cuối năm vượt kế hoạch ĐHĐCĐ thường niên 2024 đề ra.
Đáng chú ý, tại ngày 30/09/2024, May Sông Hồng có gần 1,200 tỷ đồng gửi ngân hàng, tăng 8% so với đầu năm; mặt khác, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế tăng lên 962 tỷ đồng.
Markalı Ürün
Veri API'si
Web Eklentileri
Poster Oluşturucu
Ortaklık Programı
Hisse senetleri, döviz, emtialar, vadeli işlemler, tahviller, ETF'ler veya kripto gibi finansal varlıkların alım satımında kayıp riski ciddi miktarda olabilir. Brokerınıza yatırdığınız parayı tamamen kaybedebilirsiniz. Bu nedenle, koşullarınız ve finansal kaynaklarınız ışığında bu tür bir ticaretin sizin için uygun olup olmadığını dikkatle değerlendirmelisiniz.
Kendi kendinize durum tespiti yapmadan veya mali danışmanlarınıza danışmadan hiçbir yatırım yapmamalısınız. Mali durumunuzu ve yatırım ihtiyaçlarınızı bilmediğimiz için web içeriğimiz size uygun olmayabilir. Mali bilgilerimizin gecikmesi veya yanlışlık içermesi mümkündür; bu nedenle tüm işlemlerinizin ve yatırım kararlarınızın sorumluluğu tamamen size ait olacaktır. Kaybedilen sermayenizden şirket sorumlu olmayacaktır.
Web sitesinden izin almadan web sitesindeki grafikleri, metinleri veya ticari markaları kopyalamanıza izin verilmez. Bu web sitesinde yer alan içerik veya verilere ilişkin fikri mülkiyet hakları, sağlayıcılarına ve borsa tüccarlarına aittir.