Teklifler
Haberler
Analiz
Kullanıcı
7/24
Ekonomik Takvim
Eğitim
Veri
- İsimler
- En Yeni
- Önceki
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
G:--
T: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
G:--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
--
T: --
Ö: --
Eşleşen veri yok
Son Görüntülenenler
Son Görüntülenenler
Çok Konuşulan Konular
Finansal piyasalar istikrarlı seyrediyor ancak yeni hafta başlarken gergin bir beklenti sergiliyor. Şiddetin daha geniş bir bölgeye yayılma potansiyeline ilişkin endişelerin artmasıyla birlikte, İsrail ile Hamas arasındaki çatışmalar ön planda olmaya devam ediyor.
Para dünyanın dönmesini sağlar ve para birimi kalıcı bir metadır. Forex piyasası sürprizler ve beklentilerle doludur.
Tahvil piyasası en eski finansal piyasadır; olgunlaşmıştır, yenilikçi değildir ancak vazgeçilmezdir; borç ise göze çarpmayan ancak zorlu, eski bir ortak girdaptır.
Küresel finans piyasalarında borsa ekonomik bir barometre görevi görmekte ve her zaman yatırımcıların ilgi odağı olmuştur. Yükselişi ve düşüşü çeşitli ülkelerin ekonomisi üzerinde derin bir etkiye sahiptir.
En İyi Köşe Yazarları
Merhaba! Finans dünyasına dahil olmaya hazır mısınız?
En son son dakika haberleri ve küresel finansal olaylar.
Mali analiz, özellikle makro gelişmeler ve orta ve uzun vadeli trend muhakemesi konularında 5 yıllık tecrübem var. Odak noktam ağırlıklı olarak Orta Doğu'daki gelişmeler, gelişen piyasalar, kömür, buğday ve diğer tarım ürünleridir.
BeingTrader baş Ticaret Koçu ve Konuşmacısı, forex piyasasında ağırlıklı olarak XAUUSD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY ve Ham Petrol ticaretinde 8 yılı aşkın deneyim. Çeşitli fırsatları keşfetmeyi ve piyasadaki yatırımcılara rehberlik etmeyi amaçlayan kendine güvenen bir yatırımcı ve analist. Bir analist olarak yatırımcının deneyimini yeterli veri ve sinyallerle destekleyerek geliştirmek istiyorum.
Son Güncelleme
Risk Warning on Trading HK Stocks
Despite Hong Kong's robust legal and regulatory framework, its stock market still faces unique risks and challenges, such as currency fluctuations due to the Hong Kong dollar's peg to the US dollar and the impact of mainland China's policy changes and economic conditions on Hong Kong stocks.
HK Stock Trading Fees and Taxation
Trading costs in the Hong Kong stock market include transaction fees, stamp duty, settlement charges, and currency conversion fees for foreign investors. Additionally, taxes may apply based on local regulations.
HK Non-Essential Consumer Goods Industry
The Hong Kong stock market encompasses non-essential consumption sectors like automotive, education, tourism, catering, and apparel. Of the 643 listed companies, 35% are mainland Chinese, making up 65% of the total market capitalization. Thus, it's heavily influenced by the Chinese economy.
HK Real Estate Industry
In recent years, the real estate and construction sector's share in the Hong Kong stock index has notably decreased. Nevertheless, as of 2022, it retains around 10% market share, covering real estate development, construction engineering, investment, and property management.
Hongkong, China
Ho Chi Minh, Vietnam
Dubai, Birleşik Arap Emirlikleri
Lagos, Nijerya
Kahire, Mısır
Markalı Ürün
Veri API'si
Web Eklentileri
Ortaklık Programı
Tümünü Görüntüle
Veri yok
Oturum Açılmadı
Daha fazla özelliğe erişmek için oturum açın
FastBull Üyesi
Henüz değil
Satın al
Giriş Yap
Kaydol
Hongkong, China
Ho Chi Minh, Vietnam
Dubai, Birleşik Arap Emirlikleri
Lagos, Nijerya
Kahire, Mısır
Markalı Ürün
Veri API'si
Web Eklentileri
Ortaklık Programı
Ngày 12/11, CTCP SAM Holdings thông báo thay đổi 2 vị trí lãnh đạo trọng yếu là Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc.
Cụ thể, Tổng Giám đốc kiêm Người đại diện pháp luật Trần Việt Anh được SAM Holdings bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025.
Ông Trần Việt Anh sinh năm 1978, có trình độ Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh. Trước đó, ông giữ chức Tổng Giám đốc từ tháng 8/2018 và được bổ nhiệm làm Thành viên HĐQT từ tháng 6/2020.
Ngoài ra, ông Trần Việt Anh còn giữ vai trò Chủ tịch HĐQT CTCP Dịch vụ Du lịch Phú Thọ D, Chủ tịch HĐQT CTCP Công viên nước Đầm Sen, Thành viên HĐQT Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương - CTCP P.
Về phần cựu Chủ tịch Hoàng Lê Sơn, ông hiện còn là Chủ tịch HĐQT CTCP Dược phẩm OPC O. Vào đầu năm 2024, ông Sơn từng gây chú ý khi từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Quốc Gia (NSI) với lý do sức khỏe sa sút nghiêm trọng.
Thay thế vị trí Tổng Giám đốc của ông Trần Việt Anh, SAM bổ nhiệm ông Trần Quang Khang, người trước đó đang là Phó Tổng Giám đốc kiêm Người được ủy quyền công bố thông tin. Đáng nói, ông Khang chỉ mới nhậm chức Phó Tổng SAM từ ngày 04/09/2024.
SAM chính là 1 trong 2 cổ phiếu đầu tiên lên sàn chứng khoán tại Việt Nam. Sam Holdings tiền thân là Nhà máy Vật liệu Bưu điện 2 được thành lập năm 1986. Từ lĩnh vực hoạt động ban đầu là sản xuất và phân phối các loại cáp cho ngành bưu chính viễn thông, đến nay, SAM đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác hướng đến mục tiêu trở thành Tập đoàn Đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
Các lĩnh vực kinh doanh chính của Doanh nghiệp bao gồm sản xuất kinh doanh các loại cáp, vật liệu viễn thông và các loại cáp, vật liệu dân dụng; xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, sản phẩm cáp chuyên ngành viễn thông và vật liệu điện dân dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị; sản xuất và kinh soanh sản phẩm dây đồng, sản phẩm ống nhựa các loại; cho thuê văn phòng (ngoại tỉnh), đầu tư phát triển và kinh doanh nhà, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, kinh doanh bất động sản; sản xuất, mua bán bo bin gỗ (trục gỗ dùng quấn dây cáp).
Trong 9 tháng đầu năm 2024, SAM mang về hơn 3,177 tỷ đồng doanh thu thuần và gần 66 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt gấp 2.2 lần và 2.4 lần cùng kỳ năm trước.
Kết quả kinh doanh của SAM tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm
Huy Khải
FILI
Chủ quản Công viên Đầm Sen lại thua lỗ
Khách vắng hơn khiến doanh thu giảm mạnh, Phú Thọ Tourist - công ty quản lý Công viên Đầm Sen - lỗ gần 14 tỷ đồng trong quý III.
Theo báo cáo tài chính vừa công bố, Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch Phú Thọ (Phú Thọ Tourist - DSP) ghi nhận doanh thu gần 50,1 tỷ đồng, giảm khoảng 17% so với cùng kỳ 2023. Đây là mức doanh thu quý III thấp nhất kể từ năm 2021. Ban lãnh đạo cho biết nguyên nhân do tình hình kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu và thời tiết không thuận lợi làm giảm lượng khách mạnh.
Trong khi đó, giá vốn gần như không thay đổi. Điều này khiến công ty lỗ gộp hơn 16,3 tỷ đồng, gấp 2,8 lần cùng kỳ. Ngoài ra, DSP còn hụt đi 46% doanh thu tài chính, ghi nhận hơn 7 tỷ đồng. Nguyên nhân là lãi suất ngân hàng giảm, ảnh hưởng đến mức lãi từ 470 tỷ đồng mà họ đang gửi nhà băng.
DSP tiếp tục nói không với vay nợ nên không tốn chi phí tài chính. Chi phí bán hàng giảm nhẹ, còn chi phí quản lý doanh nghiệp được cắt tới hơn phân nửa.
Dẫu vậy, công ty vẫn lỗ sau thuế gần 14 tỷ đồng, gấp 5,4 lần so với quý III năm trước. Ở hai quý đầu năm, doanh nghiệp này vẫn có lợi nhuận dương. Đây cũng là mức lỗ hàng quý nặng nhất từ năm 2023.
Năm nay, DSP muốn có khoảng 274,6 tỷ đồng doanh thu và hơn 3 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cho cả năm, tăng lần lượt 23% và 32% so với năm 2023. Sau 9 tháng, họ hoàn thành khoảng 49% chỉ tiêu doanh thu. Dù lỗ trong quý III, công ty vẫn vượt gần 3,3 lần so với kế hoạch lợi nhuận.
Phú Thọ Tourist quản lý và điều hành bốn đơn vị kinh doanh gồm: Công viên văn hóa Đầm Sen (còn gọi là Đầm Sen Khô), cụm khách sạn Ngọc Lan - Phú Thọ, Trung tâm Dịch vụ Du lịch Đầm Sen và Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Vàm Sát. Công ty còn tham gia liên kết tại Đầm Sen Nước và đầu tư tài chính vào hai khách sạn gồm Sài Gòn - Đà Lạt (Lâm Đồng) và Sài Gòn - Đông Hà (Quảng Trị).
Hai bạn trẻ đang tham gia trò chơi tại Công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11, TP HCM). Ảnh: DSP
Năm ngoái, DSP có lãi trở lại sau ba năm thua lỗ với mức lợi nhuận khoảng 2,3 tỷ đồng. Tuy nhiên lợi nhuận của doanh nghiệp chủ yếu đến từ hoạt động tài chính, đóng góp nhiều nhất là cổ tức từ Đầm Sen Nước. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh chính còn chưa khả quan, nhất là Đầm Sen Khô.
Chính ban lãnh đạo Phú Thọ Tourist tự đánh giá công viên khô cũ, kém sức hút người trẻ, dẫn đến mất lợi thế cạnh tranh. Tính riêng công viên này đã gây ra khoản lỗ trước thuế hơn 43,3 tỷ đồng trong năm 2023.
Năm nay, DSP muốn dồn lực cho Đầm Sen như một phần trọng điểm với kế hoạch 220 tỷ đồng doanh thu, tăng 27%. Họ kỳ vọng mức lỗ trước thuế của công viên này giảm một nửa về khoảng 23 tỷ đồng. Phát triển kinh doanh ẩm thực được xác định là chiến lược trọng điểm, chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu và "tạo ra sức hút đặc biệt cho khách hàng" đến với Đầm Sen Khô.
Lãi gộp giảm mạnh nhưng khoản doanh thu tài chính tăng đột biến đã giúp lợi nhuận CTCP Hoá - Dược phẩm Mekophar M tăng trưởng tốt trong quý 3/2024.
Các chỉ tiêu kinh doanh của MKP trong quý 3/2024Nguồn: VietstockFinance
Hoạt động của Mekophar trong quý 3 không thực sự tốt. Doanh nghiệp đạt 205 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 2% so với cùng kỳ, trong khi giá vốn tăng 8% lên 160 tỷ đồng. Vì vậy, lãi gộp chỉ đạt 45 tỷ đồng, đi lùi 25%.
Tuy nhiên, Doanh nghiệp hưởng lợi với khoản doanh thu tài chính tăng đột biến lên 26 tỷ đồng, gấp 3.6 lần cùng kỳ. Tra cứu thuyết minh, phần lớn doanh thu đến từ khoản cổ tức đột biến của CTCP Bệnh viện đa khoa tư nhân An Sinh với hơn 25.3 tỷ đồng, gấp 3.8 lần cùng kỳ.
Trừ các khoản chi phí, Mekophar lãi sau thuế 6.5 tỷ đồng, gấp 2.6 lần cùng kỳ.
Mekophar góp vốn vào Bệnh viện An Sinh từ năm 2006. Theo báo cáo thường niên 2023, đây là khoản đầu tư tài chính dài hạn, có giá trị trên 18.5 tỷ đồng. Năm 2023, lợi nhuận được chia từ Bệnh viện là 18.6 tỷ đồng.
Nguồn: MKP
Quý 3 tăng lãi mạnh làm dày thêm kết quả lũy kế của Mekophar, nhưng chưa thấm tháp so với mục tiêu đặt ra. Sau 9 tháng đầu năm, Doanh nghiệp đạt 675 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng trưởng 4%; lãi trước và sau thuế lần lượt đạt 18 và 13 tỷ đồng, tăng tương ứng 23% và 79%. Doanh nghiệp thực hiện được 75% mục tiêu doanh thu, nhưng chỉ đạt gần 37% kế hoạch lợi nhuận trước thuế được thông qua tại ĐHĐCĐ 2024.
Nguồn: VietstockFinance
Kết thúc quý 3, giá trị tổng tài sản của Mekophar tăng nhẹ so với đầu năm, đạt hơn 1.55 ngàn tỷ đồng. Trong đó, gần 870 tỷ đồng là tài sản ngắn hạn, tăng nhẹ so với đầu năm. Lượng tiền mặt và tiền gửi còn khoảng hơn 97 tỷ đồng, giảm 45%. Ngoài ra, Doanh nghiệp còn gần 11 tỷ đồng giá trị chứng khoán kinh doanh (phân bổ vào 3 mã VDP, PPC, OPC), đi ngang so với đầu năm. Tồn kho tăng 16%, lên gần 666 tỷ đồng.
Phía nguồn vốn, nợ ngắn hạn giảm 8% còn gần 113 tỷ đồng, chiếm hơn 1/3 tổng nợ phải trả, và không có nợ vay. Các hệ số thanh toán đều trên 1 lần, cho thấy sức khỏe tài chính vẫn ở mức tốt.
Châu An
FILI
Sau soát xét, phần lớn lãi ròng của doanh nghiệp giảm so với kết quả tự lập. Nguyên nhân chủ yếu do khác biệt về quan điểm tính thuế và điều chỉnh cách ghi nhận doanh thu, chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp so với kiểm toán viên.
Như thường lệ, mùa công bố báo cáo bán niên 2024 lại “vang lên” điệp khúc lệch pha lợi nhuận trên báo cáo tài chính (BCTC) tự lập và sau soát xét.
Dữ liệu của VietstockFinance cho thấy, tính đến ngày 13/9/2024, trên 3 sàn HOSE, HNX, UPCoM, có tổng cộng 271 doanh nghiệp công bố BCTC kiểm toán có sự chênh lệch so với báo cáo tự lập.
Trong số đó, có đến 125 doanh nghiệp giảm lãi, 37 doanh nghiệp tăng lỗ, 9 doanh nghiệp có lãi chuyển thành lỗ. Ở chiều ngược lại, có 86 doanh nghiệp tăng lãi, 12 doanh nghiệp giảm lỗ, và chỉ có 2 doanh nghiệp chuyển từ lỗ sang lãi.
Lãi thêm trăm tỷ sau soát xét
Trong số những doanh nghiệp nhận thêm lãi sau soát xét, phải kể đến trường hợp của CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm N với lãi ròng bán niên tăng mạnh hàng trăm tỷ đồng. Đây cũng là mức chênh lệch lợi nhuận theo giá trị tuyệt đối cao nhất trong số doanh nghiệp trên sàn lệch pha lợi nhuận sau soát xét.
Cụ thể, so với báo cáo tự lập, lãi ròng nửa đầu năm 2024 của NTL tăng thêm 251 tỷ đồng, lên 652 tỷ đồng sau soát xét; tỷ lệ tăng tương đương 63%. Kết quả này có được là do doanh thu và giá vốn lần lượt tăng hơn 538 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 61%) và gần 196 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 55%) so với số liệu tự lập.
Theo NTL, đơn vị kiểm toán đã bổ sung thêm doanh thu và giá vốn đối với phần diện tích đất đã bán cho khách hàng của dự án Khu đô thị Bãi Muối (thuộc phường Cao Thắng, Hà Khánh, Hà Lầm - TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) - dù còn nợ tiền đến 30/6/2024 nhưng xác định đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu vào 6 tháng đầu năm 2024.
Vốn lãi ròng của NTL trong nửa đầu năm nay cũng đã cao vượt trội so với cùng kỳ năm trước (gấp 145.2 lần) ở báo cáo tự lập. Đến khi có kết quả soát xét, lãi ròng NTL còn gấp hơn 236 lần cùng kỳ. Hơn nữa, NTL cũng tăng vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2024, lên gần 164% thay vì chỉ 57% tại báo cáo tự lập trước đó.
Xét về tốc độ tăng trưởng, Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương - CTCP P dẫn đầu mức tăng lãi bán niên sau soát xét, với 300%, giá trị tăng tương đương 6 tỷ đồng, đạt gần 8 tỷ đồng. Nguyên nhân do được hoàn nhập chi phí dự phòng đầu tư tài chính của các công ty con, liên doanh, liên kết khi xác định lại theo báo cáo đã được kiểm toán tại các đơn vị.
Một trường hợp tăng mạnh lãi ròng sau soát xét bán niên 2024 là CTCP An Tiến Industries H khi ghi nhận thêm gần 28 tỷ đồng, gấp 3.2 lần báo cáo tự lập. Theo lý giải của HII, thay đổi này chủ yếu do điều chỉnh giảm chi phí hoạt động tài chính và tăng lợi nhuận từ công ty liên kết.
“Thu nhỏ” lãi ròng qua lăng kính kiểm toán
Xét giá trị tuyệt đối, Tập đoàn Dệt May Việt Nam bị “thu nhỏ” lãi ròng mạnh nhất khi giảm 64%, tương đương 76 tỷ đồng so với báo cáo tự lập.
Ở văn bản giải trình, VGT cho biết, Tập đoàn hiện có 34 công ty con, 31 công ty liên kết và rất nhiều các khoản đầu tư tài chính khác. BCTC soát xét bán niên hợp nhất năm 2024 của Tập đoàn được lập trên cơ sở BCTC của các công ty con, công ty liên kết. Khi soát xét, đơn vị kiểm toán đã điều chỉnh số liệu theo BCTC sau soát xét của các công ty con, công ty liên kết, đã làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hợp nhất sau kiểm toán của Tập đoàn.
Về tốc độ “bốc hơi” lãi ròng, CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín đứng đầu với mức giảm 83%, lệch khoảng 5 tỷ đồng, do khác biệt về quan điểm tính thuế của Công ty và đơn vị kiểm toán
Một trường hợp khác là CTCP CNC Capital Việt Nam K - giảm 75% lãi ròng vì Công ty điều chỉnh giảm doanh thu tài chính hơn 3 tỷ đồng. Nguyên nhân là năm 2024 và thời gian tới, ban lãnh đạo Công ty đã quyết định mở rộng, chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh nên Công ty tiến hành đánh giá và thu hồi những khoản đầu tư không còn khả thi để tập trung nguồn lực tài chính cho các hoạt động kinh doanh bền vững hơn và quyết định chấm dứt trước hạn các hợp đồng hợp tác kinh doanh cũ. Do vậy, Công ty không ghi nhận số tiền lãi của hoạt động góp vốn kinh doanh kể từ thời điểm ký biên bản thanh lý hợp đồng, tính đến 30/6/2024.
Thua lỗ chất chồng
Nói đến tình cảnh “thê thảm” hơn sau soát xét, không thể không nhắc đến trường hợp lỗ ròng thêm 100 tỷ đồng của CTCP Đầu tư LDG , nâng con số lỗ ròng lên gần 400 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do đơn vị kiểm toán điều chỉnh trích lập bổ sung thêm dự phòng phải thu khó đòi.
Đồng cảnh ngộ, lỗ ròng CTCP Tập đoàn Đua Fat D tăng thêm 74 tỷ đồng so với báo cáo tự lập - từ 61 tỷ đồng lên 135 tỷ đồng sau soát xét, do Công ty trích lập khoản chi phí phải trả lãi vay dự trả phát sinh trong kỳ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB)… với số tiền 76 tỷ đồng.
Hay CTCP Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn cũng ôm thêm 20 tỷ đồng lỗ ròng so với báo cáo tự lập, do tăng dự phòng giảm giá các khoản tổn thất đầu tư.
Lỗ sau kiểm toán giảm nhỏ giọt
Có những doanh nghiệp tăng lỗ đậm sau soát xét, một số khác giảm lỗ chút ít, từ 1-9 tỷ đồng.
Tổng Công ty cổ phần Dệt may Hà Nội H từ mức lỗ 85 tỷ đồng thu hẹp còn 76 tỷ đồng sau soát xét, tương đương giảm lỗ 9 tỷ đồng.
Sở dĩ có sự chênh lệch này là do lợi nhuận từ hoạt động tài chính hợp nhất soát xét ghi nhận toàn bộ khoản thoái vốn công ty con là CTCP May Halotexco.
Lãi hóa lỗ
Bi đát hơn cả việc ôm thêm lỗ là lãi ròng của nhiều đơn vị trong báo cáo tự lập đã “tan thành mây khói”, biến thành lỗ như SGR, TNI, SBR…
Cụ thể, do điều chỉnh giảm doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản (khoản doanh thu này sẽ được chuyển sang ghi nhận vào kỳ sau, khi đủ điều kiện ghi nhận); đồng thời điều chỉnh tăng chi phí quản lý doanh nghiệp sau soát xét do thực hiện trích lập dự phòng phải thu theo đề nghị của kiểm toán, Tổng CTCP Địa ốc Sài Gòn S lỗ ròng 24 tỷ đồng thay vì có lãi 2 tỷ đồng như trong báo cáo tự lập.
Còn CTCP Tập đoàn Thành Nam T chuyển từ lãi 1 tỷ đồng sang lỗ ròng 9 tỷ đồng sau soát xét, do Công ty chưa trích lập dự phòng hàng tồn kho và phần nợ đã thu của nợ khó đòi ghi nhận vào thu nhập khác.
Lỗ giả, lãi thật
2 trường hợp “dở khóc dở cười” không kém đó là “lỗ giả, lãi thật” của CTCP Cao su Đắk Lắk D và Tổng Công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam V.
Theo đó, DRG chuyển từ lỗ 3 tỷ đồng sang có lãi 5 tỷ đồng sau soát xét. Chênh lệch này xuất phát từ việc khi Công ty TNHH Phát triển cao su Daklak-Mondulkri (công ty con của DRG tại Campuchia) lập BCTC đã ghi nhận chi phí trong kỳ chưa đúng nên đã được điều chỉnh theo kiểm toán (kết quả kinh doanh tại công ty con tự lập là lỗ 0.89 tỷ đồng, sau kiểm toán lãi gần 7 tỷ đồng) từ đó kéo theo BCTC hợp nhất của công ty mẹ bị chênh lệch.
Kiểm toán “từ chối hiểu”
Hầu hết nhóm doanh nghiệp bị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đều ghi nhận lỗ lũy kế tại thời điểm 30/6/2024. Trong đó, PVX là cái tên quá đỗi quen thuộc.
Sau khi phải rời sàn niêm yết, xuống UPCoM từ giữa năm 2020 vì thua lỗ triền miên cùng loạt ý kiến từ chối của đơn vị kiểm toán, Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (UPCoM: PVX) lại tiếp tục bị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với BCTC soát xét bán niên 2024. Đây cũng là năm thứ 6 liên tiếp PVX bị kiểm toán từ chối đưa ý kiến với số lỗ lũy kế đã lên hơn 4 ngàn tỷ đồng.
Về phần CTCP Vận tải biển và Thương mại Phương Đông N, dù lỗ lũy kế lên đến gần 5,300 tỷ đồng tính đến 30/6/2024, nhưng đây là lần đầu NOS bị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến.
Theo đơn vị kiểm toán, tại thời điểm phát hành báo cáo soát xét cho kỳ kế toán 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2024, kiểm toán chưa nhận được thư xác nhận số dư của các khoản công nợ và khoản đầu tư.
“Do tầm quan trọng của các vấn đề nêu trên, chúng tôi không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra kết luận kiểm toán. Do đó, chúng tôi không thể đưa ra kết luận kiểm toán về BCTC cho kỳ kế toán từ 1/1/2024 đến ngày 30/6/2024”, kiểm toán nêu ý kiến.
Khang Di
FILI
HĐQT Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương - CTCP (Protrade, UPCoM: PRT) vừa thống nhất giải thể Công ty TNHH MTV Giấy Vĩnh Phú.
Dây chuyền sản xuất giấy cuộn bao bì của Giấy Vĩnh Phú tại xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng. Nguồn: PRT
Nguyên nhân do tình hình kinh doanh không hiệu quả, không có đơn hàng, không tiêu thụ được hàng hóa, dẫn đến hàng tồn kho nhiều trong khi giá vốn cao. Chưa kể, vấn đề ô nhiễm môi trường chưa được xử lý triệt để nên việc tiếp tục sản xuất trong bối cảnh và điều kiện hiện tại của Giấy Vĩnh Phú không được đảm bảo. “Do đó, HĐQT xét thấy cần thiết chấm dứt hoạt động của Công ty TNHH MTV Giấy Vĩnh Phú”, Nghị quyết PRT nêu.
Thời hạn, thủ tục thanh lý các hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của Giấy Vĩnh Phú cùng phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động sẽ thực hiện theo phương án đã được phê duyệt.
Theo báo cáo từ PRT, Giấy Vĩnh Phú đã buộc phải tạm ngừng hoạt động sản xuất kể từ ngày 15/03/2023 cũng vì những lý do kể trên và được cổ đông thông qua chủ trương giải thể tại ĐHĐCĐ thường niên 2024. Năm 2021, PRT cũng đã có ý định thoái vốn các khoản đầu tư vào các công ty con, trong đó có Giấy Vĩnh Phú.
Giấy Vĩnh Phú được thành lập từ năm 1979 với thế mạnh là sản xuất bột giấy từ nguồn nguyên liệu tại chỗ là tre nứa, lồ ô. Đến năm 1985, công ty con PRT chuyển sang sản xuất giấy bao bì phục vụ công nghiệp cho đến nay. Giấy Vĩnh Phú có trụ sở tại thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Đến cuối năm 2023, vốn điều lệ khoảng 84 tỷ đồng, do PRT nắm 100%. Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc PRT - ông Lê Trọng Nghĩa đang làm Chủ tịch HĐTV công ty con.
Ngoài Giấy Vĩnh Phú, PRT còn có các công ty con hoạt động đa ngành nghề như Thương mại Tổng hợp Thuận An (PRT sở hữu 62.68%) kinh doanh thương mại; Sân Golf Palm Sông Bé (sở hữu 100%) kinh doanh dịch vụ golf; Quốc tế Protrade (sở hữu 100%) kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; Cao su Dầu Tiếng Việt Lào (sở hữu 51%) trồng, khai thác, chế biến mủ cao su; KP Apparell Manufacturing Co., Ltd (sở hữu 100%) sản xuất hàng sợi, vải, may mặc và 7 công ty liên kết khác.
Các công ty con và công ty liên kết của PRT. Nguồn: PRT
Tỷ lệ sở hữu các công ty liên kết của PRT. Nguồn: PRT
Nửa đầu năm 2024, tình hình kinh doanh của PRT "sáng hơn" so với cùng kỳ. Doanh thu đạt 439 tỷ đồng, cải thiện 5%. Giá vốn ở mức thấp giúp lãi gộp đạt gần 130 tỷ đồng, gấp 2.4 lần, chủ yếu do đóng góp từ mảng kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp tại đơn vị thành viên, trong khi nguồn thu từ bán thành phẩm, hàng hóa giảm mạnh.
Công ty lãi ròng 7.7 tỷ đồng, khá hơn mức lỗ 51 tỷ đồng 6 tháng đầu năm trước, nhưng chưa thể so với đỉnh cao 223 tỷ đồng cùng kỳ 2022. Theo PRT, chi phí quản lý tăng thêm do trích lập chi phí dự phòng các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán từ CTCP Đầu tư và Phát triển Tân Thành (Công ty Tân Thành) khoảng 8 tỷ đồng.
Tương tự các lần trước, BCTC soát xét bán niên 2024 của PRT tiếp tục nhận ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với loạt vấn đề, phần lớn từ các giao dịch được thực hiện trước khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần (năm 2018) cũng như quyết toán cổ phần hóa chưa được phê duyệt; cho đến khoản đầu tư vào Công ty Tân Thành, công ty liên kết do PRT nắm 41.74% tỷ lệ lợi ích, đến nay vẫn chưa giải quyết xong do công ty này đang mất cân đối tài chính nghiêm trọng, chưa kể vướng vấn đề về pháp lý và cơ cấu cổ đông liên quan đến 2 bản án của Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội và Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
Thông tin liên quan khác, HĐQT PRT thống nhất lấy 03/10/2024 làm ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2023, tỷ lệ 3% (tương đương 300 đồng/cp). Công ty sẽ tốn 90 tỷ đồng cho đợt thanh toán cổ tức này. Nguồn trả trích từ lợi nhuận sau thuế lũy kế còn lại đến ngày 31/12/2022 và dự kiến thực hiện vào ngày 28/10/2024.
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của PRT giai đoạn 2019-2024
Tử Kính
FILI
VN-Index trải qua ngày giao dịch không quá sôi động để rồi kết phiên nhích thêm 0.03 điểm lên mốc 1,281.47. Diễn biến trong phiên chịu nhiều chi phối từ diễn biến tại các nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản.
Mở đầu đầy hứng khởi bằng việc tiếp cận mốc 1,289 nhưng chỉ số sau đó lại liên tục giằng co trong phần còn lại của phiên sáng và chỉ thực sự giữ được mức tăng gần 5 điểm nhờ động lực từ nhóm ngân hàng. Áp lực tiếp tục hiện diện trong phiên chiều, sắc đỏ lan tỏa có lúc đẩy chỉ số về dưới mốc tham chiếu. Tuy nhiên, chỉ số vẫn kịp thời quay đầu để khép lại ngày giao dịch hôm nay trong sắc xanh.
Nguồn: VietstockFinance
Kết phiên gần như không thay đổi so với tham chiếu, sự cân bằng còn được thể hiện thông qua việc so sánh số lượng ngành tăng và giảm. Ở nhóm tăng, bán dẫn; bán lẻ thực phẩm và nhu yếu phẩm; truyền thông giải trí tăng mạnh mẽ nhất, lần lượt 4.15%, 1.67% và 1.11%. Còn ở chiều ngược lại, dịch vụ tiêu dùng “đội sổ” khi giảm 2.14%.
Tuy nhiên, tác động nhiều nhất đến diễn biến thị trường hôm nay phải nhắc đến những chuyển động tích cực của các cổ phiếu ngân hàng (STB, MBB, CTG,…) và sức ép của các cổ phiếu bất động sản (DIG, VRE, DXG, PDR,...).
Khác với VN-Index, hai chỉ số còn lại là HNX và UPCoM lại không thể kết phiên trong sắc xanh, khi lần lượt giảm 0.35 điểm về mốc 237.88 và giảm 0.28 điểm về mốc 93.85. Giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt 15,180 tỷ đồng, sụt giảm so với phiên hôm qua và trung bình 5 phiên gần nhất.
Giao dịch khối ngoại đáng chú khi bán ròng hơn 74 tỷ đồng, khá nhẹ khi sánh với mức bán ròng lên đến hơn 330 tỷ đồng tại thời điểm 14h. Lực mua mạnh vào cuối phiên tại FPT cùng nhiều cổ phiếu khác đã góp phần thu hẹp đà bán ròng.
Top 10 cổ phiếu khối ngoại mua - bán ròng mạnh nhất phiên 29/08/2024
14h00: Áp lực tăng cao, VN-Index có lúc về ngưỡng tham chiếu
Sức ép lên chỉ số VN-Index tiếp tục gia tăng trong khoảng thời gian đầu phiên chiều, số lượng cổ phiếu giảm ngày càng tăng, khối ngoại cũng đang nới rộng đà bán ròng. Các áp lực đẩy VN-Index về mốc tham chiếu.
Tại thời điểm 14h, VN-Index không còn giữ được mức tăng điểm như phiên sáng và dần bị đẩy lùi về mốc tham chiếu, thậm chí có lúc đã chuyển sang sắc đỏ. Độ rộng thị trường ghi nhận 433 cổ phiếu giảm giá trong khi chỉ có 283 cổ phiếu tăng giá, còn lại là 890 cổ phiếu đứng giá.
Ngành đang có mức giảm mạnh nhất thị trường là dịch vụ tiêu dùng (giảm 2.52%) trước áp lực từ DSP giảm 13%, NVT giảm 4.6%. Tiếp đến là ngành bán lẻ thực phẩm và nhu yếu phẩm giảm 1.67% do chịu áp lực bởi HVA. Các ngành còn lại đều giảm dưới 1%.
Tuy vậy, trong danh sách này lại có sự xuất hiện của nhóm cổ phiếu bất động sản có tỷ trọng vốn hóa lớn trên thị trường, qua đó tạo sức ép không nhỏ cho các chỉ số. Nổi bật trong nhóm này là VRE giảm 1.03%, DXG giảm 1.89%, NVL giảm 1.5%...
Tạo thêm áp lực cho thị trường là động thái gia tăng bán ròng của khối ngoại lên gần 331 tỷ đồng, tăng khá nhanh trong buổi chiều. Lực bán tập trung vào HPG gần 121 tỷ đồng, VCI hơn 88 tỷ đồng và VRE gần 73 tỷ đồng. Nhìn chung, lực bán có sự dàn trải giảm trên các cổ phiếu.
Ở chiều ngược lại, lực mua chỉ tập trung vào 3 cổ phiếu gồm STB hơn 107 tỷ đồng, FPT gần 81 tỷ đồng và VCB gần 37 tỷ đồng, do đó không thể tạo ra sự cân bằng.
Phiên sáng: Sắc xanh dần yếu thế, ngân hàng giữ điểm
Sắc xanh trở nên yếu thế dần về cuối phiên sáng, tuy nhiên, VN-Index vẫn giữ được mức tăng nhờ động lực từ các cổ phiếu trụ, đặc biệt là nhóm ngân hàng.
Kết thúc phiên sáng, độ rộng thị trường ghi nhận 325 mã giảm trong khi có 300 mã tăng. Rõ ràng, sắc xanh đã không còn lan tỏa như nửa đầu phiên sáng. Thanh khoản toàn thị trường hơn 6,937 tỷ đồng, thấp hơn phiên hôm qua và trung bình 5 phiên gần nhất.
Ngành giảm mạnh nhất gọi tên bán dẫn với mức giảm đến 2.49%, chịu tác động bới VBH giảm 8.26%.
Tuy nhiên, VN-Index vẫn giữ được mức tăng 4.73 điểm để vươn lên mốc 1,286.17, nhờ động lực từ các cổ phiếu trụ, đặc biệt là nhóm ngân hàng.
Top 10 cổ phiếu tác động tới VN-Index phiên sáng 29/08/2024 (tính đến 11h30)
Trong khi chỉ số tăng 4.73 điểm thì top 10 cổ phiếu đóng góp tích cực nhất đã gần 5 điểm, dẫn đầu bởi VCB với gần 1.4 điểm, xếp sau đó là hàng loạt cổ phiếu ngân hàng như BID, STB, MBB, VPB, LPB, HDB, ACB, TCB, bên cạnh cổ phiếu trụ khác là VHM.
Khối ngoại tạm kết phiên sáng với mức bán ròng hơn 184 tỷ đồng, tập trung vào VCI 57 tỷ đồng, HPG gần 52 tỷ đồng, TCB gần 44 tỷ đồng… Ở chiều ngược lại, STB và FPT được mua ròng mạnh nhất, lần lượt gần 81 tỷ đồng và hơn 56 tỷ đồng.
10h40: Ngân hàng dậy sóng
Tiếp nối những diễn biến đầu phiên sáng, phần lớn các cổ phiếu ngân hàng mở rộng đà tăng và là nhân tố chính giữ sức xanh hiện diện.
Tại thời điểm 10h30, VN-Index đang tăng 4.13 điểm lên mốc 1,285.57. Dù vẫn tăng điểm nhưng bức tranh chung có sự thay đổi so với đầu phiên sáng, với việc sự lan tỏa sắc xanh trên các nhóm ngành giảm đi, trong khi sức ảnh hưởng tích cực của nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng lên.
Nổi bật về mức tăng trong nhóm cổ phiếu ngân hàng là STB với mức tăng đến 3.38%, hay như HDB tăng 1.85%, LPB tăng 1.75%, MBB tăng 1.22%, BID tăng 1.21%...
Xét theo mức độ đóng góp lên chỉ số VN-Index, các cổ phiếu ngân hàng chiếm đến 8 trên tổng số 10 vị trí dẫn đầu về đóng góp điểm số, dẫn đầu là VCB và BID lần lượt mang về 1.24 điểm và 0.98 điểm, tiếp đến là STB, MBB, LPB, HDB, ACB, VPB.
Nhóm ngân hàng cũng đóng góp nhiều vị trí trong top 10 cổ phiếu đang được khối ngoại mua ròng mạnh nhất trên cả 3 sàn. Đứng đầu là STB được mua ròng hơn 54 tỷ đồng. Động thái này đối với các cổ phiếu ngân hàng cũng phần nào giúp cân bằng lớn với lực bán ròng trên thị trường. Hiện khối ngoại đang tạm thời bán ròng khoảng 90 tỷ đồng.
Mở cửa: Hứng khởi nhờ cổ "bank"
Thị trường chứng khoán mở đầu phiên 29/08 với sắc xanh lan tỏa trên hầu hết nhóm ngành, động lực chính đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Tính đến thời điểm 9h30, sắc xanh hiện diện trên cả 3 sàn, trong đó VN-Index tăng 4.42 điểm lên mốc 1,285.86; HNX tăng 0.29 điểm lên mốc 238.51; UPCoM tăng 0.02 điểm lên mốc 94.16. Giá trị giao dịch toàn thị trường đạt gần 1,227 tỷ đồng.
Các nhóm ngành tăng điểm chiếm phần đông. Xét về mức độ, nhóm bán lẻ thực phẩm và nhu yếu phẩm tăng mạnh nhất thị trường với mức tăng 1.67%, tiếp đến là các tổ chức tín dụng tăng 0.93%, bảo hiểm tăng 0.71%...
Dù không tăng mạnh nhất nhưng với tỷ trọng lớn về vốn hóa thị trường, nhóm tổ chức tín dụng đang giữ vai trò quan trọng trong nhịp tăng hứng khởi đầu ngày. Trong đó, MBB tăng 1.83%, STB tăng 1.52%, ACB tăng 1.22%,…
Huy Khải
FILI
CTCP Công viên nước Đầm Sen D ghi nhận giảm cả doanh thu và lợi nhuận tại quý 2/2024. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý quý 2/2023 là giai đoạn làm ăn tốt của DSN, khi đạt lợi nhuận cao thứ 2 lịch sử.
Các chỉ tiêu kinh doanh của DSN trong quý 2/2024Nguồn: VietstockFinance
Quý 2/2024, Đầm Sen Nước đạt 85 tỷ đồng doanh thu, giảm 13% so với cùng kỳ. Trừ giá vốn, lãi gộp còn 56 tỷ đồng, giảm 15%.
Trừ doanh thu tài chính đi lùi mạnh 48% còn 2.4 tỷ đồng, các chỉ tiêu khác không có tác động đáng kể. Sau cùng, Doanh nghiệp lãi ròng 39 tỷ đồng, giảm 17%.
Dù giảm lãi nhưng cũng cần lưu ý mức nền so sánh là rất cao, bởi DSN đã lãi kỷ lục trong năm 2023. Quý 2/2023, Doanh nghiệp lãi hàng quý cao thứ 2 lịch sử, chỉ sau quý 2/2022. Vậy nên, kết quả quý 2 năm nay vẫn có thể xem là thành tích tốt của Doanh nghiệp.
Dù giảm lãi, quý 2/2024 vẫn mang lại lợi nhuận tốt cho DSN
Lũy kế 6 tháng, doanh thu DSN đạt 136 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ; lãi ròng 55 tỷ đồng, đi lùi 17%. So với kế hoạch được ĐHĐCĐ 2024 thông qua, DSN thực hiện được 57% kế hoạch doanh thu và hơn 53% mục tiêu lãi sau thuế cả năm.
Sơ qua về kế hoạch của DSN, các chỉ tiêu đặt ra đều giảm nhẹ so với thực hiện năm trước. Chia sẻ tại Đại hội, Chủ tịch HĐQT Trần Việt Anh cho biết lượng khách tối đa của công viên là 1.2-1.3 triệu lượt khách/năm và năm 2023 đã đạt được mức này. Còn năm 2024 được dự báo khó khăn hơn nên Công ty đặt kế hoạch giảm.
Nguồn: VietstockFinance
Cuối quý 2, giá trị tổng tài sản của DSN đạt gần 361 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Hầu hết là tài sản ngắn hạn với hơn 333 tỷ đồng, đi ngang. Lượng tiền mặt và tiền gửi nắm giữ tăng nhẹ lên 282 tỷ đồng.
Doanh nghiệp có hơn 42 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu (giá gốc), được phân bổ vào 2 mã cổ phiếu của Tổng Công ty Dược Việt Nam D và CTCP Dược phẩm OPC O. Giá trị hợp lý tại cuối tháng 6 của khoản đầu tư này gần 52 tỷ đồng, tương đương lãi khoảng 23%.
Bên nguồn vốn, hầu hết nợ phải trả là nợ ngắn hạn, ghi nhận gần 52 tỷ đồng, tăng 80% so với đầu năm, và không có nợ vay. Với lượng tiền mặt đang sở hữu, không có nghi ngờ gì về sức khỏe tài chính cũng như khả năng hoàn tất nghĩa vụ thanh toán nợ tới hạn của DSN.
Về tình hình các dự án trong thời gian tới, đáng chú ý nhất là dự án Đầm Sen Nước 2 - được ban lãnh đạo DSN đề cập từ ĐHĐCĐ 2023. Tuy nhiên, tại đại hội 2024, Doanh nghiệp cho biết biết vẫn đang trong quá trình tìm kiếm quỹ đất thực hiện dự án. Trước đó, DSN có nhắm đến quỹ đất tại công viên Gò Vấp và khu công nghệ cao nhưng do vướng quy hoạch cũng như công tác bồi thường nên không thể tiếp tục. Công ty đang hướng đến các quỹ đất từ 5-7 ha phù hợp với quy hoạch, sau đó mới xin làm dự án.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang quý 2/2024 chỉ phát sinh 291 triệu đồng tiền làm hệ thống dữ liệu quan trắc giếng ngầm, cho thấy dự án vẫn chưa được thực hiện.
Châu An
FILI
Markalı Ürün
Veri API'si
Web Eklentileri
Poster Oluşturucu
Ortaklık Programı
Hisse senetleri, döviz, emtialar, vadeli işlemler, tahviller, ETF'ler veya kripto gibi finansal varlıkların alım satımında kayıp riski ciddi miktarda olabilir. Brokerınıza yatırdığınız parayı tamamen kaybedebilirsiniz. Bu nedenle, koşullarınız ve finansal kaynaklarınız ışığında bu tür bir ticaretin sizin için uygun olup olmadığını dikkatle değerlendirmelisiniz.
Kendi kendinize durum tespiti yapmadan veya mali danışmanlarınıza danışmadan hiçbir yatırım yapmamalısınız. Mali durumunuzu ve yatırım ihtiyaçlarınızı bilmediğimiz için web içeriğimiz size uygun olmayabilir. Mali bilgilerimizin gecikmesi veya yanlışlık içermesi mümkündür; bu nedenle tüm işlemlerinizin ve yatırım kararlarınızın sorumluluğu tamamen size ait olacaktır. Kaybedilen sermayenizden şirket sorumlu olmayacaktır.
Web sitesinden izin almadan web sitesindeki grafikleri, metinleri veya ticari markaları kopyalamanıza izin verilmez. Bu web sitesinde yer alan içerik veya verilere ilişkin fikri mülkiyet hakları, sağlayıcılarına ve borsa tüccarlarına aittir.