マーケット情報
ニュース
分析
ユーザー
7x24
経済カレンダー
NULL_CELL
データ
- 名前
- 最新値
- 戻る
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
一致するデータがありません
最新の意見
最新の意見
注目トピックス
金融市場は安定しているものの、新しい週が始まると緊張感のある期待感を示しています。イスラエルとハマスの紛争は引き続き注目を集めており、暴力がより広い地域を巻き込む可能性への懸念が高まっている。
お金は世界を動かし、通貨は永久的な商品です。外国為替市場は驚きと期待に満ちています。
債券市場は最も古い金融市場であり、成熟しており、革新的ではないが不可欠なものである一方、債務は古くから存在する共通の渦であり、目立たないが恐るべきものである。
世界の金融市場において、株式市場は経済のバロメーターとして機能し、常に投資家の注目を集めてきました。その栄枯盛衰は各国の経済に大きな影響を与えます。
トップコラムニスト
やあ!金融の世界に参加する準備はできていますか?
最新のニュース速報と世界的な金融イベント。
私は財務分析、特にマクロ展開と中長期的なトレンド判断の側面において 5 年の経験があります。私は主に中東、新興市場、石炭、小麦、その他の農産物の発展に焦点を当てています。
BeingTrader のチーフ トレーディング コーチ兼スピーカー。主に XAUUSD、EUR/USD、GBP/USD、USD/JPY、原油の外国為替市場取引で 8 年以上の経験があります。さまざまな機会を探求し、市場で投資家を導くことを目的とする自信に満ちたトレーダー兼アナリスト。アナリストとして、私は十分なデータとシグナルでトレーダーをサポートすることでトレーダーのエクスペリエンスを向上させたいと考えています。
最新アップデート
Risk Warning on Trading HK Stocks
Despite Hong Kong's robust legal and regulatory framework, its stock market still faces unique risks and challenges, such as currency fluctuations due to the Hong Kong dollar's peg to the US dollar and the impact of mainland China's policy changes and economic conditions on Hong Kong stocks.
HK Stock Trading Fees and Taxation
Trading costs in the Hong Kong stock market include transaction fees, stamp duty, settlement charges, and currency conversion fees for foreign investors. Additionally, taxes may apply based on local regulations.
HK Non-Essential Consumer Goods Industry
The Hong Kong stock market encompasses non-essential consumption sectors like automotive, education, tourism, catering, and apparel. Of the 643 listed companies, 35% are mainland Chinese, making up 65% of the total market capitalization. Thus, it's heavily influenced by the Chinese economy.
HK Real Estate Industry
In recent years, the real estate and construction sector's share in the Hong Kong stock index has notably decreased. Nevertheless, as of 2022, it retains around 10% market share, covering real estate development, construction engineering, investment, and property management.
Hongkong, China
ベトナム ホーチミン
Dubai, UAE
ナイジェリア ラゴス
カイロ エジプト
白いラベル
データAPI
Webプラグイン
アフィリエイト プログラム
すべて見る
データがありません
Quỹ mở "ngược chiều" thị trường, bội thu lợi nhuận
Tâm lý dòng tiền trên thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng rất bất ngờ từ các yếu tố toàn cầu, tuy nhiên phiên giao dịch ngày 5/12 ghi nhận sự khởi sắc điểm số và thanh khoản.
Theo số liệu từ Fmarket.vn, nền tảng đầu tư đang tập trung nhiều quỹ mở uy tín nhất hiện nay, các quỹ mở đã có một kết quả đầu tư ấn tượng năm nay.
Từ đầu năm 2024, thị trường chứng khoán trong nước vẫn đang dao động trong biên độ hẹp, khi chỉ số VN-Index luôn biến động trong vùng 1165 - 1300 điểm. Dù vậy, không ít nhà đầu tư chứng khoán vẫn đang gặp khó khăn khi tìm kiếm lợi nhuận đạt kỳ vọng trong ngắn hạn, trường hợp ít tích cực hơn, lợi nhuận âm là chuyện bình thường.
Trong thời gian gần đây, có thời điểm chỉ số VN-Index giảm sâu về mốc 1200 điểm, khối ngoại vẫn trên đà bán ròng mạnh từ năm 2023 đến nay, với tổng lượng bán ròng từ đầu năm đến tháng 11/2024 là khoảng 85.000 tỷ đồng, chỉ riêng tháng 11 đã bán ròng tới 12.000 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán đi ngang nhưng vì sao nhiều nhà đầu tư thua lỗ?
Từ đầu tháng 10 tới nay, chứng khoán không có phiên giao dịch nào vượt mốc 20.000 tỷ, tiền chạy vào thị trường nhỏ giọt ru ngủ nhà đầu tư. Cũng chính vì vậy, thị trường cũng trở nên vô cùng phân hóa, nên dù có tăng điểm cũng không mang tính lan tỏa, chỉ xuất hiện ở một số cổ phiếu riêng lẻ khiến việc lựa chọn cổ phiếu không còn dễ dàng như trước, hiếm xuất hiện nhóm cổ phiếu mang tính dẫn dắt và tạo xu hướng lâu dài.
Quỹ SGI Capital cho biết: "Những cơ hội phân hóa đơn lẻ vẫn đang diễn ra nhưng ở quy mô và số lượng hạn hẹp không thay đổi bối cảnh khó kiếm tiền của chứng khoán đã kéo dài 6 tháng qua."
Ngược lại với diễn biến khó khăn của nhà đầu tư cá nhân, các quỹ mở lại có một kết quả đầu tư ấn tượng năm nay nhờ vào chiến lược đầu tư dài hạn cũng như lựa chọn đúng nhóm cổ phiếu tăng trưởng theo chu kỳ kinh tế.
Theo số liệu từ Fmarket.vn, nền tảng đầu tư đang tập trung nhiều quỹ mở uy tín nhất hiện nay, hiệu suất quỹ cổ phiếu VMEEF của VinaCapital hiện đạt mức 31,09% trong 11 tháng qua dù thị trường đang trong giai đoạn khó “ăn”.
Ngoài ra, danh mục các quỹ trên Fmarket đã chứng minh hiệu quả vượt trội so với thị trường chung, với nhiều cái tên như SSISCA (28,52%), VLGF (25,07%), VCBF-BCF (22,38%) và BVPF (22,02%)... đều đạt mức tăng trưởng ấn tượng trên 20%, bỏ xa mức tăng trưởng chỉ 10,67% của VN-Index trong 11 tháng đầu năm.
Bắt đáy nhưng không sợ "bắt dao rơi"
Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là một thị trường phân hóa như năm 2024, các nhà đầu tư khó có thể chọn đúng cổ phiếu để “bắt dao” khi thị trường giảm, vì thực tế cho thấy, dù thị trường hồi phục nhưng chưa chắc cổ phiếu của nhà đầu tư bắt đáy đã hồi phục tốt, thậm chí còn giảm mạnh nếu chọn sai doanh nghiệp không có cơ bản tốt.
Nhìn lại năm 2022, khi thị trường về mốc thấp nhất 900 điểm, các quỹ mở đến thời điểm hiện tại đã có mức tăng trưởng hơn 100% sau 2 năm, trong khi VN-Index chỉ tăng trưởng khoảng 33%. Cụ thể, quỹ SSISCA đã có mức tăng 104.33% sau 2 năm (từ 15/11/2022 - 15/11/2024 - theo Fmarket.vn).
Nhiều quỹ tăng trưởng lên tới 100% từ “đáy” thị trường vào năm 2022
Nhiều chuyên gia nhận định rằng hiện tại, thị trường đang tồn tại đồng thời cả những yếu tố tích cực và rủi ro tiềm ẩn. Trong bối cảnh đó, quỹ mở trở thành một kênh đầu tư tiềm năng dành cho các nhà đầu tư không chuyên, nhờ khả năng duy trì hiệu suất ổn định giữa những biến động phức tạp.
Hơn nữa, quỹ mở còn giúp các nhà đầu tư đầu tư hiệu quả mà không phải gặp khó khăn về tâm lý, kiến thức, kỹ năng, nguồn vốn hoặc các quy định pháp lý khi tham gia vào một thị trường đầy tính cạnh tranh.
Ngày 03/12, CTCP Chứng khoán Navibank (NVS) cho biết nhận được đơn đề nghị từ nhiệm Chủ tịch HĐQT, Thành viên HĐQT của ông Phan Anh Tuấn vì lý do cá nhân.
Ông Phan Anh Tuấn sinh năm 1975, được NVS giới thiệu có trình độ Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, có 26 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán, bắt đầu tiếp quản vị trí Chủ tịch HĐQT và đồng hành cùng NVS từ năm 2014.
Hiện tại, ngoài tham gia HĐQT, ông Tuấn còn đang đứng đầu Ban điều hành NVS với vai trò Tổng Giám đốc. Tuy nhiên, vào ngày 21/11 trước đó, ông Tuấn cũng đã nộp đơn xin từ nhiệm chức danh này.
Ông Phan Anh Tuấn cùng các thành viên HĐQT khác tại Chứng khoán NavibankNguồn: Website Chứng khoán Navibank ngày 04/12/2024
Theo dữ liệu trên BCQT 6 tháng đầu năm 2024 của NVS, ông Tuấn đang sở hữu trên 10% vốn tại CTCP Quản lý Quỹ (QLQ) Đầu tư SGI - đơn vị quản lý Quỹ đầu tư cổ phiếu tăng trưởng Ballad Việt Nam (The Ballad Fund, viết tắt TBLF). Ngoài ông Tuấn, thành viên HĐQT NVS khác là ông Lê Chí Phúc cũng đang sở hữu trên 10% vốn tại QLQ SGI.
Còn theo BCTC quý 3/2024 của chính QLQ SGI, tính đến ngày 30/09/2024, ông Tuấn đã thoái toàn bộ hơn 9.8 triệu cp (tỷ lệ 13.73%), thay vào đó ông Phúc tăng sở hữu lên tương ứng, đạt hơn 20 triệu cp (tỷ lệ 28.02%) và trở thành cổ đông lớn thứ hai. Ngoài ra, ông Phúc còn đang giữ vai trò Tổng Giám đốc QLQ SGI.
Biến động cơ cấu cổ đông QLQ SGI trong quý 3/2024Nguồn: BCTC quý 3/2024 của QLQ SGI
Chứng khoán Navibank thành lập từ năm 2008, hiện có vốn điều lệ 252 tỷ đồng, trụ sở đặt tại tầng 6, tòa nhà Handi Resco số 521 Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Công ty hoạt động trong các lĩnh vực môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, lưu ký chứng khoán, tự doanh chứng khoán.
9 tháng đầu năm 2024, NVS mang về hơn 52 tỷ đồng doanh thu hoạt động, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do giảm lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL). Sau cùng, Công ty lãi ròng hơn 17 tỷ đồng, chỉ bằng một nửa cùng kỳ.
Huy Khải
FILI
Chứng khoán đang mất sức hút với nhà đầu tư
Những cơ hội phân hóa đơn lẻ vẫn đang diễn ra nhưng ở quy mô và số lượng hạn hẹp không thay đổi bối cảnh khó kiếm tiền của chứng khoán đã kéo dài 6 tháng qua
Không xuất hiện cơ hội đầu tư hấp dẫn trong khi rủi ro vẫn đang thường trực khiến nhiều nhà đầu tư chọn đứng ngoài thị trường chứng khoán
Từ đầu tháng 10 tới nay, chứng khoán không ghi nhận phiên giao dịch nào có tổng thanh khoản vượt mốc 20.000 tỷ đồng. Thị trường có nhiều phiên "ru ngủ" nhà đầu tư khi dòng tiền tham gia nhỏ giọt, hiếm xuất hiện nhóm cổ phiếu mang tính dẫn dắt và tạo xu hướng lâu dài.
Thống kê của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho thấy, thanh khoản bình quân trên sàn HoSE trong quý III chỉ đạt 14.157 tỷ đồng mỗi phiên, giảm 20% so với quý trước đó. Mức này cũng thấp nhất kể từ quý II/2023. Chỉ tính khớp lệnh, có hơn 83% lượng cổ phiếu ghi nhận sụt giảm về thanh khoản trung bình.
Chứng khoán lình xình với tâm lý bên mua giao dịch chủ yếu để thăm dò, trong khi bên bán chưa tìm được lý do để chốt lời một cách ồ ạt. Do đó, nhiều nhà đầu tư chọn đứng ngoài thị trường, thậm chí tắt ứng dụng, không quan tâm bảng điện.
Khảo sát cho thấy, hơn 41% người được hỏi cho biết họ không có tiền đầu tư. Với những ai đang cầm vốn trong tay, câu trả lời phổ biến nhất là chưa nhìn thấy cơ hội hấp dẫn với gần 700 câu trả lời.
Lý giải về điều này, bà Nguyễn Thị Mỹ Liên, Trưởng phòng Phân tích Chứng khoán Phú Hưng (PHS), cho rằng bên cạnh các câu chuyện triển vọng, thị trường vẫn có những yếu tố gây mất điểm trong mắt các nhà đầu tư gồm xu hướng bán ròng liên tục của khối ngoại, các rủi ro địa chính trị, e ngại về nợ xấu của hệ thống ngân hàng và sự hấp dẫn hơn của các kênh đầu tư khác.
Tính từ tháng 4/2023 đến nay, khối ngoại đã bán ròng 19 trên 20 tháng với tổng giá trị khoảng 4,4 tỷ USD khi tỷ giá leo thang và chênh lệch lãi suất USD - VND nới rộng bởi chính sách tiền tệ trái chiều giữa Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, việc liên tục lỡ hẹn với nâng hạng thị trường lên nhóm mới nổi cũng khiến cho Việt Nam giảm sức hút. Trong bối cảnh rủi ro gia tăng và mặt bằng lãi suất điều hành của các ngân hàng trung ương trên thế giới còn ở mức cao, dòng vốn sẽ có xu hướng "risk-off", từ đó bán ròng khỏi các tài sản rủi ro hay các thị trường cận biên như Việt Nam.
Thêm vào đó, bà Liên cho rằng việc ông Donald Trump đắc cử cũng có thể gây các ảnh hưởng trái chiều đến triển vọng kinh tế - chính trị của Việt Nam trong 4 năm tới. Bởi cách thức điều hành của ông Trump được cho là khó đoán và tập trung vào lợi ích của nước Mỹ, vì vậy ảnh hưởng không chỉ đến thương mại mà còn các chính sách tiền tệ và tài khóa khác của Việt Nam.
"Các kênh đầu tư truyền thống như tiết kiệm, vàng và bất động sản đã nóng lên từ đầu quý III đến nay, khiến nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn, làm cho chứng khoán trở nên kém hấp dẫn", chuyên gia nói thêm.
Góc nhìn tương tự cũng được nhóm phân tích của SGI Capital, công ty quản lý quỹ The Ballad Fund, nêu trong báo cáo mới đây. Họ quan sát thấy dòng tiền trong nước sau nhiều tháng không có lãi đang tiếp tục xu hướng rút ra để chuyển qua kênh bất động sản. Khoảng 12% độc giả tham gia khảo sát cũng cho biết họ đang chuyển từ chứng khoán sang các kênh đầu tư khác.
"Những cơ hội phân hóa đơn lẻ vẫn đang diễn ra nhưng ở quy mô và số lượng hạn hẹp không thay đổi bối cảnh khó kiếm tiền của chứng khoán đã kéo dài 6 tháng qua", SGI Capital nêu quan điểm.
Khó kiếm lời cũng là lý do phổ biến không kém với độc giả khi được hỏi vì sao đứng ngoài thị trường. Khoảng 685 người cho biết danh mục đầu tư của họ đang thua lỗ mặc dù VN-Index đã tăng gần 14% tính từ đầu năm đến hết quý III và khoảng 7,8% nếu tính đến phiên cuối tuần trước
Trưởng phòng Phân tích PHS giải thích mức tăng trưởng hai con số của VN-Index tính từ đầu năm chủ yếu nhờ vào sự bùng nổ của thị trường chứng khoán trong quý 1 (tăng 13,6%). Trong khi đó, tính từ đầu quý II đến nay, thực tế chỉ số này đang ghi nhận hiệu suất âm 3% với diễn biến sideway (xu hướng đi ngang) biên độ rộng khi liên tục kiểm tra đỉnh 1.300 điểm thất bại.
Theo số liệu của PHS đến cuối quý III, dư nợ cho vay margin của thị trường vẫn đang ở mức cao kỷ lục. Trong khi đó, số dư tiền gửi của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán đã và đang có xu hướng giảm dần sau khi lập đỉnh vào quý I. Điều này cho thấy rằng nhà đầu tư đang sử dụng đòn bẩy nhiều hơn. Trong trường hợp họ tham gia mua đuổi tại vùng kháng cự 1.300 điểm và kết hợp sử dụng đòn bẩy, khả năng thua lỗ nặng là điều có thể xảy ra
Nhóm phân tích của SGI Capital cũng ghi nhận áp lực rút vốn khiến số dư tiền mặt giảm hai quý liên tiếp và margin tăng lên mức kỷ lục. Cụ thể, dư nợ cho vay của các công ty chứng khoán đến cuối quý III đạt khoảng 236.378 tỷ, tích thêm gần 9.100 tỷ so với quý II và đã tăng suốt 6 quý qua. Trong khi đó, số dư tiền gửi trong tài khoản các nhà đầu tư giảm gần 3.800 tỷ, quý thứ hai liên tiếp, về khoảng 91.594 tỷ đồng. SGI Capital cho rằng, điều này tiềm ẩn rủi ro cho thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên ở góc nhìn tích cực, công ty quản lý quỹ này cho rằng quá trình các rủi ro tiềm ẩn bộc lộ sẽ dẫn tới các nhịp điều chỉnh cần thiết và rồi sẽ giảm bớt rủi ro cho chứng khoán. Từ đó, thị trường có thể tạo ra nhiều cơ hội đủ hấp dẫn để thu hút dòng tiền quay trở lại.
Bà Mỹ Liên cũng nghĩ dấu hiệu rõ nhất trong thời gian tới là cải thiện về mặt thanh khoản, đồng nghĩa với việc dòng tiền quay trở lại và niềm tin của các nhà đầu tư được cải thiện. Đây sẽ trở thành lực đỡ rất lớn khi mặt bằng định giá của nhiều cổ phiếu vẫn đang ở vùng khá thấp. Nếu thanh khoản cải thiện cùng lúc với việc khối ngoại ngưng bán ròng và chuyển sang mua trở lại, nhà đầu tư cũng có thể cân nhắc xem như một chỉ báo tốt.
Tháng 10 vừa qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ghi nhận tổng cộng gần 32 ngàn tỷ đồng (theo mệnh giá), giảm 23 ngàn tỷ đồng so với tháng 9 trước đó. So với cùng kỳ năm 2023, mức này nhỉnh hơn nhưng chưa bằng một nửa tháng 10/2021.
Giá trị phát hành TPDN chững lại sau khi tăng liên tục trong 9 tháng (Đvt: tỷ đồng)Nguồn: Người viết tổng hợp
Ngân hàng không “mặn mà”, 2 tháng cuối năm đột biến?
Các ngân hàng trước đó huy động ồ ạt trái phiếu thì nay “im hơi lặng tiếng”. Như TCB và HDB chỉ có thêm lần lượt 240 tỷ đồng và 900 tỷ đồng. Còn OCB hay ACB mang về 2 ngàn tỷ đồng.
Sự sụt giảm trong tháng 10 có thể là tạm thời, bởi theo một số nghị quyết mới đây của các ngân hàng, nhiều khả năng tiền vay qua kênh này sẽ tiếp tục ở mức cao trong hai tháng cuối năm.
Nổi bật, Ngân hàng TMCP Á Châu đã thông qua phát hành riêng lẻ thêm tối đa 15 ngàn tỷ đồng. Đây là đợt thứ 3 được lãnh đạo ngân hàng chấp thuận trong năm nay, tổng cộng lên đến 45 ngàn tỷ đồng. ACB hiện đã huy động xấp xỉ 20 ngàn tỷ đồng trái phiếu sau 10 tháng và cần thêm 25 ngàn tỷ đồng trong hai tháng tới để hoàn thành kế hoạch này?
Ngân hàng TMCP Phương Đông cho biết sẽ huy động riêng lẻ thêm tối đa 13.2 ngàn tỷ đồng trong quý 4 này. OCB đang vay các trái chủ 22.8 ngàn tỷ đồng và có thể đạt 35 ngàn tỷ đồng cả năm.
Tương tự, theo nghị quyết ngày 10/11, lãnh đạo Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận chào bán thêm tối đa 10 ngàn tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ đợt 3, qua đó chạm mốc 30 ngàn tỷ đồng trong cả 3 đợt. HDB đã thu hơn 20.3 ngàn tỷ đồng trong 10 tháng. Ngân hàng thậm chí lên kế hoạch phát hành trái phiếu ra công chúng trong 3 quý đầu năm 2025 để thu về thêm 10 ngàn tỷ đồng.
Danh mục trái phiếu được ngân hàng phát hành trong tháng 10Nguồn: Người viết tổng hợp
Nhóm tài chính khác (trừ ngân hàng), ngoài Home Credit và Kinh doanh F88, Chứng khoán Thành Công (TCSC, HOSE: TCI) huy động 400 tỷ đồng nhằm cơ cấu lại nợ và cũng là khoản vay duy nhất trong năm 2024 tính đến nay. Trái phiếu kỳ hạn 1 năm, lãi suất 10.5%/năm; được bảo đảm bằng loạt cổ phiếu của các doanh nghiệp trong hệ sinh thái Đầu tư Phát triển Sài Gòn 3 Group S.
Cũng nhằm cơ cấu nợ, Chứng khoán Rồng Việt V vay thêm 900 tỷ đồng, nâng tổng tiền nợ trái chủ từ đầu năm 2024 lên con số 3 ngàn tỷ đồng.
Danh mục TPDN phát hành trong tháng 10 của nhóm tài chính phi ngân hàngNguồn: Người viết tổng hợp
Vay 8 năm với lãi suất chỉ 5.58%?
Tháng 10 ghi nhận lô trái phiếu hiếm hoi của doanh nghiệp ngành thủy sản. Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI phát hành 1 ngàn tỷ đồng dùng để đầu tư các dự án gồm: nhà máy chế biến thủy sản Hoa Kỳ (giai đoạn 2) và trung tâm giống thủy sản công nghệ cao Sao Mai. Doanh nghiệp có trụ sở tại Đồng Tháp vay 8 năm, trả lãi suất cố định ở mức thấp, chỉ 5.58% do được bảo lãnh thanh toán bởi GuarantCo Ltd – tổ chức có trụ sở tại “thiên đường thuế” ở châu Phi.
Vừa qua, thị trường chào đón sự trở lại của Sản xuất và Kinh doanh VinFast với 2 lô trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản trị giá 6 ngàn tỷ đồng, cùng lãi suất cố định 13.5%/năm. Dư nợ trái phiếu của doanh nghiệp sản xuất xe điện hiện khoảng 20 ngàn tỷ đồng, với hơn một nửa nhận trong năm 2023 và 2024.
Nối gót VinFast, Hàng không Vietjet cũng mang về 2 ngàn tỷ đồng từ các lô trái phiếu kỳ hạn 5 năm, lãi suất 11%/năm, qua đó đạt 5 ngàn tỷ đồng từ đầu năm. Nghị quyết cuối tháng 10 cho thấy, VJC có ý định phát hành 5 ngàn tỷ đồng trái phiếu trong quý 4 dùng để thanh toán 3 khoản nợ trái chủ từ năm 2021, sẽ đáo hạn vào các tháng 10 và 12 năm nay.
Nhóm bất động sản, ngoài 2 ngàn tỷ đồng của Vinhomes, xuất hiện vài tên mới. Flamingo Hải Tiến, đơn vị gắn với dự án Flamingo Linh Trường, tỉnh Thanh Hóa, có lô trái phiếu đầu tiên 370 tỷ đồng, lãi suất 9.8%/năm trong 3 năm và được đảm bảo bằng bất động sản thuộc sở hữu của CTCP Hồng Hạc Đại Lải.
Tương tự, Thương mại Du lịch Đầu tư Cù Lao Chàm cũng có lô trái phiếu đầu tiên trong năm, 576 tỷ đồng; là loại được tổ chức tài chính, tín dụng bảo lãnh thanh toán. Trái chủ nhận lãi suất cố định 10%/năm trong 18 tháng.
Danh mục TPDN phát hành tháng 10 (không bao gồm ngân hàng, tài chính)Nguồn: Người viết tổng hợp
Tử Kính
FILI
Từng niêm yết trên HOSE năm 2004 nhưng sau đó bị hủy, cổ phiếu Bông Bạch Tuyết một lần nữa trở lại UPCoM vào năm 2018, trước khi trôi dạt về tay Đầu tư Phát triển Sài Gòn 3 Group S từ năm 2020.
Đổi chủ
CTCP Bông Bạch Tuyết B tiền thân là nhà máy Cobovina Bạch Tuyết, thành lập từ năm 1960. Đến năm 1997, Công ty chuyển sang mô hình cổ phần, vốn Nhà nước 30%. Năm 2004, BBT tăng vốn lên hơn 68 tỷ đồng và niêm yết hơn 6.8 triệu cp lên HOSE.
Tuy nhiên, do sản xuất, kinh doanh khó khăn dẫn đến thua lỗ khiến Doanh nghiệp phải ngừng khâu sản xuất từ năm 2007 đến tháng 8/2009; đồng thời buộc phải hủy niêm yết từ đây, do không còn đáp ứng điều kiện kinh doanh có lãi theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).
Sau 10 năm, đến năm 2018, hơn 6.8 triệu cổ phiếu BBT quay trở lại UPCoM với giá khởi điểm chỉ 2,300 đồng/cp. Lúc này, Dệt may Gia Định (Giditex) nắm 30%.
BBT từng chiếm đến 95% thị phần mảng sản xuất, kinh doanh bông y tế và các sản phẩm từ bông. Tuy nhiên, việc ngừng sản xuất trong gần 2 năm đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khác vươn lên giành thị phần. Tới trước khi lên lại UPCoM, thị phần BBT trong ngành dao động từ 20-30%.
Sau đợt tăng vốn năm 2020 lên 98 tỷ đồng, thông qua các công ty con Đầu tư Sài Gòn 3 Capital (nắm 40%) và TCI (9.5%), tỷ lệ lợi ích của SGI tại BBT tăng từ 16.07% lên 47.31%, tỷ lệ quyền biểu quyết từ 20.28% lên 50.24%.
2019 cũng là thời điểm chuyển giao nhân sự, khởi đầu cho chu kỳ chủ mới tại BBT. Ông Nguyễn Khánh Linh làm Chủ tịch HĐQT thay ông Đoàn Văn Sơn. Ghế Tổng Giám đốc cũng lần lượt thay từ bà Võ Thị Bích Thúy, ông Phạm Xuân Đồng và đến ông Nguyễn Khánh Linh trong năm 2021.
Bà Lan Anh làm Tổng Giám đốc Đầu tư Sài Gòn 3 Capital từ tháng 4/2023; Giám đốc Tài chính Chứng khoán Thành Công (công ty con do Đầu tư Sài Gòn 3 Capital sở hữu 57.76%, HOSE: TCI) từ tháng 5/2023; Trưởng BKS SGI từ năm 2019 và của May Sài Gòn 3 (công ty con SGI) từ năm 2018; Giám đốc Tài chính kiêm Phó Tổng giám đốc Sài Gòn 3 Jean (công ty con SGI) từ năm 2019.
Ông Nguyễn Khánh Linh hiện là Chủ tịch HĐQT SGI; Chủ tịch HĐQT Xuất nhập khẩu Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (Yteco, UPCoM: YTC) từ năm 2020; Chủ tịch HĐTV Quản lý quỹ Thành Công từ năm 2022; Chủ tịch HĐQT loạt công ty khác như TCI, May da Sài Gòn…
Bà Thúy có thể xem là người “gốc” BBT còn sót lại khi làm việc cho thương hiệu này từ năm 1992, kinh qua một loạt vị trí như nhân viên kế toán, chuyên viên xuất nhập khẩu, trưởng phòng bán hàng, trợ lý Tổng Giám đốc… trước khi làm Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc BBT từ năm 2012.
Ông Đoàn Văn Sơn quay lại chức vụ Chủ tịch HĐQT thêm một lần nữa trước khi từ nhiệm vào tháng 8/2022 để bà Phạm Viết Lan Anh thay thế. Ông Sơn cũng là người cuối cùng trong đội hình cũ của BBT rời khỏi doanh nghiệp này khi từ chức Thành viên HĐQT vào tháng 4/2023.
Chỗ bị khuyết do ông Sơn để lại được trao cho bà Ngô Thị Thu Trang. Cùng thời điểm này là vụ thoái toàn bộ hơn 3.4 triệu cp BBT của Giditex theo phương thức khớp lệnh trên sàn.
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, bà Phạm Viết Lan Anh tiếp tục được bầu ngồi ghế Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024-2029. Ông Nguyễn Khánh Linh vẫn giữ chức Phó Chủ tịch và bà Ngô Thị Thu Trang làm Thành viên HĐQT. Những cá nhân này đều do Đầu tư Sài Gòn 3 Capital (SGI nắm 100% vốn) đề cử.
Bà Phạm Viết Lan Anh và ông Nguyễn Khánh Linh
BBT hưởng lợi gì từ hệ sinh thái SGI?
Về với hệ sinh thái SGI từ năm 2020, BBT chính thức đổi nhận diện thương hiệu mới; cũng là thời điểm vốn điều lệ tăng lên 98 tỷ đồng sau 16 năm giữ nguyên. Công ty thu gần 55 tỷ đồng (bán 2.96 triệu cp với giá 18,500 đồng/cp) trong đợt chào bán riêng lẻ cho bên mua là Đầu tư Sài Gòn 3 Capital.
Tiền thu về, Doanh nghiệp chi gần 36 tỷ đồng mua nguyên vật liệu; 12 tỷ đồng trả nợ nhà cung cấp; 2 tỷ đồng chi vào marketing, xây dựng định vị thương hiệu và 4 tỷ đồng để bổ sung dòng tiền kinh doanh.
Ngoài các khoản cho BBT vay bổ sung vốn lưu động, năm 2021, SGI và Đầu tư Sài Gòn 3 Capital trở thành đơn vị bảo lãnh cho khoản vay 5 triệu USD từ phía Financing for Healthier Lives, DAC. Số tiền vay trong 5 năm, chịu lãi suất thả nổi cộng biên độ 5.8%. BBT đã phải thế chấp máy móc, thiết bị mua từ tiền vay này.
Lợi thế còn có thể đến từ vai trò của ông Nguyễn Khánh Linh, người đang làm Chủ tịch HĐQT YTC - một doanh nghiệp hoạt động trong mảng xuất nhập khẩu dược phẩm, nguyên liệu dược, trang thiết bị y tế…
YTC có kinh nghiệm đấu thầu các dự án ETC cung cấp hàng vào các bệnh viện; ngoài ra còn đang trên đà mở rộng đến thị trường bán lẻ quy mô lớn như Long Châu, Pharmacity, An Khang…
BBT thay đổi nhận diện thương hiệu từ năm 2020 - Nguồn: BBT
SGI thành lập vào tháng 8/2018 với vốn điều lệ 1 tỷ đồng, hoạt động trong mảng hỗ trợ dịch vụ tài chính. Khoảng 3 tháng sau, SGI quyết định chào bán riêng lẻ thêm gần 70 triệu cp nhằm hoán đổi cho 95 cổ đông May Sài Gòn 3, theo tỷ lệ 1:1 (1cp May Sài Gòn 3 đổi 1cp SGI).
SGI sau đó trở thành công ty mẹ của May Sài Gòn 3, đồng thời cũng là công ty mẹ của loạt công ty khác như Thương mại Bất động sản Sài Gòn 3 (SG3 Land), Thương mại Dịch vụ Tư vấn Đầu tư Sài Gòn 3 (đổi thành Đầu tư Sài Gòn 3 Capital từ năm 2020), May Da Sài Gòn, Sài Gòn 3 Jean (SG3 Jean), Chứng khoán Thành Thành Công.
Từ năm 2021 đến nay, cổ đông lớn của SGI gồm: ông Nguyễn Quốc Việt (20.23%), ông Phạm Xuân Hồng (5.27%), CTCP Đầu tư Hưng Phúc (18.48%) và bà Nguyễn Ngọc Điệp giữ 3.65%.
Hệ sinh thái SGI liệu có thể giúp “thương hiệu tuổi thơ” Bông Bạch Tuyết trở về thời hoàng kim?
“Sống” nhờ hoạt động tài chính, thoát lỗ lũy kế sau hơn chục năm?
Cho đến hiện tại, nguồn thu chính của Bông Bạch Tuyết vẫn có sự đóng góp lớn từ các sản phẩm y tế sản xuất từ bông - thế mạnh trong hàng chục năm tồn tại trên thị trường của nhãn hiệu quen thuộc này.
Về với SGI cách đây 4 năm, doanh thu BBT tiếp tục xu hướng đi lên (ngoại trừ mức sụt giảm nhẹ năm 2021) nhưng lợi nhuận lại đi lùi. Năm 2022, lợi nhuận chỉ còn 1 tỷ đồng và chỉ mới phục hồi lại năm 2023.
Như năm ngoái, doanh thu BBT gần 153 tỷ đồng, tăng không đáng kể so với cùng kỳ. Giá vốn thấp giúp cải thiện biên lãi gộp, lên 33%; nhưng không phải quá cao nếu so với thời hoàng kim. Chẳng hạn, con số năm 2020 và giai đoạn 2013-2016 đạt ít nhất 40%; hay giai đoạn 2017-2019 trên 35%.
Nói BBT “sống” nhờ hoạt động tài chính cũng không quá bởi số tiền chi cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp đã vượt lãi gộp. Đặc biệt, chi phí bán hàng không ngừng tăng trong 3 năm qua - từ 17 tỷ đồng lên 27 tỷ đồng.
Khoản thu từ hoạt động tài chính trong 2 năm gần nhất tăng vọt, lần lượt mang về 15 tỷ đồng và 17 tỷ đồng, chủ yếu từ lãi cho vay, phần nào giúp BBT giữ mạch có lợi nhuận.
Diễn biến hoạt động tài chính và chi phí bán hàng của BBT giai đoạn 2004 - 2023
Năm 2023, BBT lãi ròng 7 tỷ đồng, gấp gần 5 lần cùng kỳ, nhưng phải trích 5.1 tỷ đồng tiền truy thu và phạt thuế sau kiểm tra thuế thời kỳ năm 2015-2017. Công ty dành gần 1.5 tỷ đồng để bù đắp lỗ lũy kế, qua đó chính thức xóa lỗ lũy kế sau hơn chục năm.
BBT từng đạt kỷ lục lợi nhuận 26 tỷ đồng vào năm 2020. Cũng là năm gần như không có thu, chi từ hoạt động tài chính.
Diễn biến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của BBT giai đoạn 2004 - 2023
4 năm qua, “thương hiệu tuổi thơ” mạnh tay đầu tư mua sắm, xây dựng tài sản cố định, gấp hàng chục lần giai đoạn trước. Các năm 2020-2023 lần lượt chi 23 tỷ đồng, 19 tỷ đồng, 20 tỷ đồng và 14 tỷ đồng.
Đến cuối năm 2023, tổng tài sản của BBT đạt gần 295 tỷ đồng; gần nửa số này nằm ở phải thu về cho vay ngắn hạn 123 tỷ đồng. Riêng bên liên quan là May Da Sài Gòn (công ty con SGI) vay 90 tỷ đồng trong 12 tháng với lãi suất 13%/năm để bổ sung vốn kinh doanh nhưng không có tài sản bảo đảm.
BBT cũng bắt đầu gia tăng sử dụng đòn bẩy tài chính sau khi về với SGI. Năm 2021, BBT vay nợ hơn 144 tỷ đồng, trong khi từ năm 2020 trở về trước số vay rất thấp hoặc gần như không phát sinh. Dư nợ này duy trì các năm sau đó, trước khi hạ về mức 115 tỷ đồng cuối năm 2023.
BBT vẫn đang hạch toán 9 tỷ đồng nhận từ Địa ốc Tân Phú - công ty liên doanh giữa BBT (góp 26%) và Đầu tư PDG. Địa ốc Tân Phú là chủ đầu tư dự án khu nhà ở số 1 Nguyễn Văn Săng đã tạm ngưng từ năm 2017, dù trước đó được UBND TPHCM phê duyệt.
Lô đất dự án khu nhà ở số 1 Nguyễn Văn Săng trở thành bãi đậu xe nhiều năm nay - Ảnh: Tử Kính
Kế hoạch lãi đi ngang
Năm 2024, CTCP Bông Bạch Tuyết hướng đến mốc doanh thu cao nhất kể từ khi hoạt động: 200 tỷ đồng, tăng 16% so với năm ngoái. Tuy nhiên, số này chưa tính giảm trừ, khoảng hơn 10% doanh thu trong những năm gần đây. Lãi trước thuế chỉ kỳ vọng đi ngang, 8.5 tỷ đồng.
BBT dự định gửi tiết kiệm và cho vay 80 tỷ đồng, giảm so với 130 tỷ đồng năm 2023; qua đó thu lãi 10.5 tỷ đồng, đồng thời dự chi 11.5 tỷ đồng trả lãi vay.
Diễn biến doanh thu và lãi trước thuế của BBT giai đoạn 2018-2024 (Đvt: tỷ đồng)Nguồn: Người viết tổng hợp
Sản phẩm chiến lược sắp tới của thương hiệu Bông Bạch Tuyết vẫn sẽ là bông tẩy trang và khăn khô làm sạch da. Ngoài ra, Công ty còn nghiên cứu sản phẩm chăm sóc da cao cấp.
BBT có kế hoạch phát triển bông tẩy trang ẩm ướt và bông tẩm dưỡng chất; thương mại tăm bông em bé đầu muỗng, đầu xoắn, đầu tròn; phát triển các mặt hàng thầu bệnh viện.
Doanh nghiệp cũng cho biết, sẽ tiếp tục mở rộng kênh MT/Omni và B2B; phát triển kênh thương mại điện tử, xây dựng hệ thống kênh truyền thống theo mô hình mới phù hợp; tổ chức lại hệ thống phân phối để giảm số lượng trung gian, tập trung tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng.
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ngoài các nội dung điển hình về hoạt động kinh doanh, lãnh đạo BBT báo cáo cổ đông thông qua việc xử lý các vấn đề tồn đọng từ hơn chục năm trước, gồm: xử lý khoản thu hồi trích thưởng vượt lợi nhuận năm 2016 và xử lý số dư công nợ phải trả không xác định đối tượng năm 2009.
Có thể thấy, ngoại trừ mức lãi kỷ lục đạt được khi chính thức về với chủ mới năm 2020, lợi nhuận của BBT từ năm 2021 đến nay thiếu ổn định và đạt giá trị không cao. Việc hồi sinh “thương hiệu tuổi thơ” Bông Bạch Tuyết để chiếm lĩnh thị phần trở lại chắc chắn còn nhiều chông gai. Trên sàn, giá cổ phiếu BBT hiện giao dịch quanh 8,000 đồng/cp - vùng đáy trong nhiều năm trở lại đây.
Diễn biến giá cổ phiếu BBT từ năm 2018 đến nay
Tử Kính
FILI
Rủi ro của thị trường chứng khoán sẽ bộc lộ rõ hơn về cuối năm
Tháng 8 hứa hẹn tiếp tục là một tháng khó khăn khi áp lực rút vốn vẫn tiếp diễn từ khối ngoại trong bối cảnh thanh khoản thị trường chưa được cải thiện.
SGI Capital nhận định tháng 8 tiếp tục là một tháng khó khăn của thị trường chứng khoán, khi áp lực rút vốn vẫn tiếp diễn từ khối ngoại và thanh khoản chưa tăng.
SGI Capital đưa ra một số nhận định đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong một báo cáo mà họ mới công bố. Theo báo cáo, kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục cải thiện khi bán lẻ, giải ngân FDI, sản xuất công nghiệp và xuất khẩu tiếp tục hồi phục. Mặc dù lạm phát chung neo cao, lạm phát lõi đã giảm về 2,61% và với việc giá dầu thế giới và USD Index giảm mạnh, lạm phát và tỷ giá sẽ không còn gây áp lực lên Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới.
Rủi so suy thoái toàn cầu
Báo cáo của SGI Capital cho rằng đây là giai đoạn thuận lợi cho các chính sách tiền tệ duy trì nới lỏng để hỗ trợ tín dụng và kinh tế phục hồi. Tuy vậy, những làn gió ngược từ rủi ro suy thoái toàn cầu đã bắt đầu manh nha hình thành và có thể tác động tiêu cực lên xu hướng tăng trưởng kinh tế trong nước cuối năm nay và năm 2025.
Nhìn vào kết quả kinh doanh quý 2, đà tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tiếp tục cải thiện tốt so với quý 1 và cùng kỳ, một phần nhờ hiệu ứng nền so sánh thấp, một phần nhờ nhiều khoản lợi nhuận không cốt lõi của nhóm phi tài chính.
“Nhóm cổ phiếu có kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt đã thu hút mạnh dòng tiền và phản ánh khá đầy đủ vào định giá”, báo cáo của SGI Capital nêu.
Ngành chứng khoán dự kiến gặp áp lực cạnh tranh lớn trong vài tháng tới khi thanh khoản thị trường co hẹp, nhu cầu margin và giao dịch giảm trong khi quy mô nở rộng quá nhanh dẫn tới thừa vốn và nhân sự.
Lợi nhuận ngành ngân hàng đang đóng góp 55% tổng lợi nhuận cả thị trường và duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, tương ứng với kế hoạch đề ra đầu năm (tăng 19% lợi nhuận sau thuế). Tuy vậy, chất lượng tài sản và chất lượng lợi nhuận nhìn chung tiếp tục giảm với dư nợ lãi phí phải thu tăng, nợ xấu tiếp tục tăng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm và tăng trưởng tín dụng tập trung nhiều vào hai nhóm ngành rủi ro cao là bất động sản và ô tô.
Xu hướng tăng lãi suất huy động dù chưa lớn trong khi cạnh tranh bằng lãi vay sẽ thể hiện sức ép lên NIM và lợi nhuận các quý tới. Những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong giai đoạn này có thể tiềm ẩn rủi ro về chất lượng tài sản trong tương lai.
Hàng loạt yếu tố bất lợi với thị trường chứng khoán
Sau khi đạt đỉnh thanh khoản cũng như khả năng thu hút dòng tiền rẻ trong quý 2, giá trị giao dịch đã giảm nhanh trong tháng 7 dưới áp lực bán ròng của khối ngoại, của đổ đông nội bộ, và áp lực phát hành. Số dư tiền mặt của nhà đầu tư giảm trong khi lượng margin tăng lên mức kỷ lục.
Một lượng margin lớn có thể là khoản vay của chủ doanh nghiệp và cổ đông tài trợ cho hoạt động khác cho thấy khả năng tiếp cận tín dụng khó khăn khiến họ phải chấp nhận vay ngắn hạn công ty chứng khoán ở mức lãi suất rất cao (11-15%/năm).
Lượng margin này không đảm bảo rủi ro thấp nếu thực trạng dòng tiền của doanh nghiệp và các cá nhân này tiếp tục khó khăn, việc giải chấp block lớn sẽ ảnh hưởng tiêu cực hơn lên thị trường chung so với giải chấp margin của nhà đầu tư nhỏ lẻ.
60% cổ phiếu trên ba sàn giảm trên 15% từ đỉnh trong một tháng qua. Toàn bộ 50 cổ phiếu giao dịch nhiều nhất đều giảm giá, và một nửa số đó giảm tới hơn 20%. Thống kê này cho thấy mức độ khó khăn trong việc tìm cơ hội và tránh tổn thất của nhà đầu tư trong thời gian gần đây.
“Những diễn biến mới xảy ra với thị trường chứng khoán Nhật hay thị trường Việt Nam hồi 2022 là lời cảnh báo khi tỷ lệ margin cao và xu hướng thị trường không thuận lợi”, SGI Capital lập luận.
Tháng 8 hứa hẹn tiếp tục là một tháng khó khăn khi áp lực rút vốn vẫn tiếp diễn từ khối ngoại trong bối cảnh thanh khoản thị trường chưa được cải thiện.
Kỳ vọng tăng trưởng và định giá chưa đắt đang là điểm tựa niềm tin cho thị trường hiện nay và khiến mức định giá tương lai của nhiều cổ phiếu bắt đầu hấp dẫn hơn. Tuy vậy, chất lượng lợi nhuận và triển vọng tăng trưởng bị đe dọa bởi rủi ro suy thoái toàn cầu đang tăng, đòi hỏi nhà đầu tư phải cẩn trọng và có một mức chiết khấu lớn hơn cho biên an toàn khi đầu tư.
Những rủi ro tiềm tàng cả trong nước và quốc tế nhiều khả năng sẽ bộc lộ rõ hơn trong những tháng cuối năm tạo nên sự dịch chuyển mạnh của dòng tiền và sẽ mang lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư kiên nhẫn.
Khối ngoại bán tháo cổ phiếu, cá nhân ồ ạt mua vào: Điều gì đang xảy ra?
Dòng tiền đổ vào các cổ phiếu quy mô vốn nhỏ.
Rủi ro vẫn hiện diện có thể khiến thị trường chứng khoán biến động. Tuy nhiên, nhìn chung, dòng tiền vẫn đang tìm tới kênh cổ phiếu dù khối ngoại bán mạnh, trong khi các kênh đầu tư khác kém hấp dẫn.
Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) vẫn trong xu hướng nhích lên dù giới đầu tư lo ngại các biến số rủi ro còn hiện diện, có thể tác động mạnh tới giá cổ phiếu, gồm cả những mã trụ cột như nhóm ngân hàng, bất động sản, chứng khoán...
Một xu hướng khiến nhiều người quan tâm là hoạt động bán tháo kéo dài của các nhà đầu tư nước ngoài. Ở chiều ngược lại, nhóm các nhà đầu tư cá nhân trong nước mua vào khá mạnh, qua đó tạo ra sự cân bằng trên thị trường.
Câu hỏi đặt ra là tại sao các khối ngoại vẫn bán ròng hàng tỷ USD cổ phiếu Việt? Các nhà đầu tư trong nước tin vào điều gì khi tiếp tục đổ tiền mua cổ phiếu?
Diễn biến lạ trên thị trường
Ông Nguyễn Tiến Đường, một nhà đầu tư tại TP.HCM, nói rằng sau nhiều ngày mở bảng giao dịch cổ phiếu, ông khá bất ngờ thấy chỉ số VN-Index tăng lên và hướng về ngưỡng 1.300 điểm.
Nhà đầu tư này gần đây đánh cược vào khả năng TTCK khó đi lên trong bối cảnh trong nước và thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể tác động tiêu cực lên giá cổ phiếu nói chung.
Hoạt động bán tháo của các nhà đầu tư nước ngoài kéo dài trong nhiều tháng qua là điều mà ông Đường rất quan tâm. Tuy nhiên, dòng tiền nội, đặc biệt từ khối nhà đầu tư cá nhân, vẫn khá mạnh mẽ.
Trên thực tế, trong phiên giao dịch 8/7, hàng loạt cổ phiếu blue-chips bị bán mạnh. Khối ngoại bán ròng kỷ lục 2.500 tỷ đồng, sau khi đã bán ròng gần 2 tỷ USD giá trị cổ phiếu Việt trong 6 tháng đầu năm, tương đương bình quân hơn 300 tỷ đồng/phiên.
Tới phiên 9/7, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng mạnh 10,15 điểm (tương đương tăng 0,8%) lên 1.293,71 điểm. Áp lực bán ròng kỷ lục của khối ngoại trong phiên liền trước không ngăn cản được dòng tiền của nhóm các nhà đầu tư cá nhân.
Tiền đổ vào bắt đáy cả nhóm cổ phiếu trụ cột, qua đó khiến 25/30 cổ phiếu nhóm VN30 tăng giá.
Nhiều báo cáo gần đây cho rằng, sở dĩ khối ngoại bán mạnh là do lãi suất đồng USD trên thị trường quốc tế ở mức cao, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giữ lãi suất điều hành ở mức 5,25-5,5%/năm, trong khi đó lãi suất trên thị trường liên ngân hàng của Việt Nam nhiều khoảng thời gian rất thấp, có lúc dưới 0,5%/năm.
Hoạt động bán ròng của khối ngoại còn do tỷ giá USD/VND tăng không ngừng trong 6 tháng đầu năm, những rủi ro tiềm ẩn tại Việt Nam cũng như trên thị trường tài chính quốc tế.
Thực tế cho thấy, hiện tượng rút vốn không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn xuất hiện ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan...
Dòng tiền mạnh, cá nhân nội đánh cược vào điều gì?
Trên thực tế, TTCK Việt Nam vẫn mang nhiều gam màu sáng khi nối tiếp đà hồi phục từ tháng 11/2023 và tiếp tục đi lên. Thị trường ghi nhận nhịp điều chỉnh trong tháng 4 và mức giảm 1,3% trong tháng 6. Tuy nhiên, VN-Index vẫn tăng 10,2% kể từ đầu năm.
Thống kê giao dịch hàng ngày từ các công ty chứng khoán cho thấy, nhóm các nhà đầu tư cá nhân là lực lượng mua ròng mạnh, qua đó cân đối áp lực bán từ việc bán ròng của khối ngoại.
Ông Văn Tám, một nhà đầu tư tại Hà Nội, kể gần đây ông rót thêm tiền vào một số mã cổ phiếu do nhận thấy tỷ giá USD/VND đã dịu bớt, các số liệu kinh tế vĩ mô tích cực hơn trong khi tiền còn khá rẻ, các kênh đầu tư khác chưa hấp dẫn, lãi suất ngân hàng chỉ nhích nhẹ.
Theo ông Tám, còn nhiều biến số rủi ro tiềm ẩn nhưng chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn. Nhiều doanh nghiệp được dự báo có kết quả kinh doanh tốt trong quý II/2024.
Trên thực tế, tỷ giá USD đã hạ nhiệt. USD trên thị trường tự do rớt từ mức trên 26.000 đồng/USD về mức 25.870 đồng/USD vào sáng 9/7. Trên hệ thống ngân hàng, USD tại Vietcombank giảm từ mức 25.470 đồng/USD hồi cuối tháng 6 về mức 25.454 đồng/USD hôm 9/7.
Tình hình kinh tế chính trị có nhiều biến động nhưng nhìn chung, số liệu vĩ mô 6 tháng tích cực hơn rất nhiều.
Nhiều kỷ lục đã được thiết lập trong II với GDP quý II tăng 6,93%, vượt qua dự báo của hầu hết các tổ chức lớn và là quý II tăng cao nhất trong 13 năm trở lại đây, trừ giai đoạn đặc biệt 2022 (tăng 7,99%).
Xuất khẩu trong 6 tháng đạt hơn 190 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước, vượt kỷ lục 185 tỷ USD thiết lập trong nửa đầu năm 2022. Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt mức kỷ lục lịch sử mới: 10,84 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế trong 6 tháng tăng 58,4% lên mức cao kỷ lục 8,8 triệu lượt...
Theo Chứng khoán SSI, nhiều khả năng TTCK tiếp tục xu hướng tăng trưởng, dù các biến số rủi ro vẫn còn hiện diện có thể khiến thị trường biến động. Theo đó, chỉ số giá/thu nhập cổ phiếu (P/E) ước tính năm 2024 của VN-Index hiện ở mức 11,5 lần, thấp hơn mức trung bình 5 năm là 13,4 lần. Với mức định giá này, “cửa tăng” của VN-Index vẫn sáng trong nửa cuối năm và sang năm 2025.
Về dòng tiền khối ngoại, áp lực rút vốn sẽ nhẹ bớt về cuối năm với kỳ vọng Mỹ cắt giảm lãi suất. SSI duy trì mục tiêu 1.300-1.350 cho VN-Index vào cuối năm 2024.
MBS Research cũng dự báo VN-Index sẽ đạt mốc 1.380 điểm vào cuối năm với kỳ vọng đà tăng trưởng của nền kinh tế trong quý III và quý IV tới đạt lần lượt 6,6% và 6,5%, nhờ sự phục hồi của xuất khẩu cũng như mở rộng đầu tư và giải ngân đầu tư hiệu quả hơn.
Ở chiều ngược lại, một số tổ chức tỏ ra thận trọng. SGI Capital lo ngại về hoạt động bán ròng kỷ lục của khối ngoại, việc cổ đông nội bộ và cổ đông dài hạn bán ra, thanh khoản trên thị trưởng giảm sút... Khả năng Fed giảm lãi suất cũng chưa thực sự rõ ràng.
株式、FX、コモディティ、先物、債券、ETF、仮想通貨などの金融資産を取引する際の損失のリスクは大きなものになる可能性があります。ブローカーに預け入れた資金が完全に失われる可能性があります。したがって、お客様の状況と財政的資源に照らして、そのような取引が適しているかどうかを慎重に検討していただく必要があります.
十分なデューデリジェンスを実施するか、ファイナンシャルアドバイザーに相談することなく、投資を検討するべきではありません。お客様の財務状況や投資ニーズを把握していないため、当社の ウェブコンテンツはお客様に適しない可能性があります。当社の財務情報には遅延があったり、不正確な情報が含まれている可能性があるため、取引や投資に関する決定については、お客様が全責任を負う必要があります。当社はお客様の資本の損失に対して責任を負いません。
ウェブサイトから許可を得ずに、ウェブサイトのグラフィック、テキスト、または商標をコピーすることはできません。このウェブサイトに組み込まれているコンテンツまたはデータの知的財産権は、そのプロバイダーおよび交換業者に帰属します。