マーケット情報
ニュース
分析
ユーザー
7x24
経済カレンダー
NULL_CELL
データ
- 名前
- 最新値
- 戻る
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
実:--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
--
予: --
戻: --
一致するデータがありません
最新の意見
最新の意見
注目トピックス
金融市場は安定しているものの、新しい週が始まると緊張感のある期待感を示しています。イスラエルとハマスの紛争は引き続き注目を集めており、暴力がより広い地域を巻き込む可能性への懸念が高まっている。
お金は世界を動かし、通貨は永久的な商品です。外国為替市場は驚きと期待に満ちています。
債券市場は最も古い金融市場であり、成熟しており、革新的ではないが不可欠なものである一方、債務は古くから存在する共通の渦であり、目立たないが恐るべきものである。
世界の金融市場において、株式市場は経済のバロメーターとして機能し、常に投資家の注目を集めてきました。その栄枯盛衰は各国の経済に大きな影響を与えます。
トップコラムニスト
やあ!金融の世界に参加する準備はできていますか?
最新のニュース速報と世界的な金融イベント。
私は財務分析、特にマクロ展開と中長期的なトレンド判断の側面において 5 年の経験があります。私は主に中東、新興市場、石炭、小麦、その他の農産物の発展に焦点を当てています。
BeingTrader のチーフ トレーディング コーチ兼スピーカー。主に XAUUSD、EUR/USD、GBP/USD、USD/JPY、原油の外国為替市場取引で 8 年以上の経験があります。さまざまな機会を探求し、市場で投資家を導くことを目的とする自信に満ちたトレーダー兼アナリスト。アナリストとして、私は十分なデータとシグナルでトレーダーをサポートすることでトレーダーのエクスペリエンスを向上させたいと考えています。
最新アップデート
Risk Warning on Trading HK Stocks
Despite Hong Kong's robust legal and regulatory framework, its stock market still faces unique risks and challenges, such as currency fluctuations due to the Hong Kong dollar's peg to the US dollar and the impact of mainland China's policy changes and economic conditions on Hong Kong stocks.
HK Stock Trading Fees and Taxation
Trading costs in the Hong Kong stock market include transaction fees, stamp duty, settlement charges, and currency conversion fees for foreign investors. Additionally, taxes may apply based on local regulations.
HK Non-Essential Consumer Goods Industry
The Hong Kong stock market encompasses non-essential consumption sectors like automotive, education, tourism, catering, and apparel. Of the 643 listed companies, 35% are mainland Chinese, making up 65% of the total market capitalization. Thus, it's heavily influenced by the Chinese economy.
HK Real Estate Industry
In recent years, the real estate and construction sector's share in the Hong Kong stock index has notably decreased. Nevertheless, as of 2022, it retains around 10% market share, covering real estate development, construction engineering, investment, and property management.
Hongkong, China
ベトナム ホーチミン
Dubai, UAE
ナイジェリア ラゴス
カイロ エジプト
白いラベル
データAPI
Webプラグイン
アフィリエイト プログラム
すべて見る
データがありません
Ngày 05/12, HĐQT CTCP Chứng khoán APG A thông qua việc đóng cửa Chi nhánh (CN) TPHCM và Phòng giao dịch (PGD) 132 Mai Hắc Đế, Hà Nội, nằm trong kế hoạch tái cấu trúc Công ty.
Hình minh họa
Theo tìm hiểu, PGD 132 Mai Hắc Đế được UBCKNN chấp thuận thành lập vào tháng 1/2022, địa chỉ đặt tại tầng 3, tòa nhà 132 Mai Hắc Đế, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Còn CN TPHCM thành lập vào ngày 15/11/2021, ban đầu đặt tại tầng 8, tòa nhà Savico Invest Office, số 66-68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, do bà Trần Thiên Hà làm Giám đốc.
Đến tháng 2/2022, vai trò Giám đốc được giao lại cho bà Lê Thị Trà. Mới đây nhất, vào ngày 09/07/2024, UBCKNN chấp thuận cho APG dời địa điểm đặt CN về tầng 1, khối B, chung cư Petro Vietnam Landmark, 65 Mai Chí Thọ, phường An Phú, TP Thủ Đức, TPHCM như hiện tại.
Với việc đóng cửa chi nhánh, Nghị quyết cũng thông qua việc miễn nhiệm chức danh Giám đốc CN TPHCM và chấm dứt hợp đồng lao động với bà Lê Thị Trà kể từ thời điểm APG được UBCKNN cấp văn bản chấp thuận việc đóng cửa.
Như vậy, hiện tại, APG chỉ còn hoạt động với một trụ sở chính đặt tại tầng 5, tòa nhà Grand Building, 32 Hòa Mã, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
APG từng lấy ký kiến cổ đông bằng văn bản vào tháng 12/2023 về việc chuyển trụ sở về tòa nhà 132 Mai Hắc Đế. Tuy nhiên, việc chưa thống nhất được chi phí thuê và các điều kiện liên quan chưa sẵn sàng để trụ sở đặt địa điểm chính thức làm việc. Do đó, HĐQT APG đã trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 và được thông qua dừng đợt lấy ý kiến kể trên.
Ban lãnh đạo APG cũng cho biết kế hoạch tìm kiếm, đầu tư mặt bằng cơ sở hạ tầng làm trụ sở, văn phòng chi nhánh, hướng đến những địa điểm vị trí thuận tiện và dễ tiếp cận đối với khách hàng và nhân viên, tại các quận trung tâm thành phố - nơi có nhiều các đơn vị tài chính - ngân hàng khác. Nguồn lực được Công ty sử dụng từ vốn chủ sở hữu, vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Về bức tranh kinh doanh, APG gây bất ngờ khi lỗ ròng đến 148 tỷ đồng trong quý 3/2024, gần bằng mức lỗ lịch sử thiết lập ở quý 4/2022. Chênh lệch giảm đánh giá lại các tài sản tài chính FVTPL tăng đột biến lên mức 160 tỷ đồng là tác nhân chính dẫn đến kết quả này.
Khoản lỗ quý 3 đã xóa sạch hoàn toàn thành quả đạt được trong nửa đầu năm, khiến APG lỗ lũy kế hơn 98 tỷ đồng trong 9 tháng. Cùng kỳ năm trước, Công ty lãi ròng gần 102 tỷ đồng.
Năm 2024, APG lên kế hoạch lãi ròng 239 tỷ đồng, tăng 43% so với thực hiện 2023. Kế hoạch được Công ty đưa ra trên giả định VN-Index dao động quanh vùng 1,300 điểm trong nửa cuối năm nay. Việc lỗ nặng trong quý 3 khiến cơ hội hoàn thành kế hoạch năm trở nên cực kỳ khó khăn.
Nguồn: VietstockFinance
Huy Khải
FILI
Tái cấu trúc Công ty, Chứng khoán APG đóng cửa toàn bộ chi nhánh và phòng giao dịch
Ngày 05/12, HĐQT CTCP Chứng khoán APG (HOSE: APG) thông qua việc đóng cửa Chi nhánh (CN) TPHCM và Phòng giao dịch (PGD) 132 Mai Hắc Đế, Hà Nội, nằm trong kế hoạch tái cấu trúc Công ty.
Hình minh họa
Theo tìm hiểu, PGD 132 Mai Hắc Đế được UBCKNN chấp thuận thành lập vào tháng 1/2022, địa chỉ đặt tại tầng 3, tòa nhà 132 Mai Hắc Đế, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Còn CN TPHCM thành lập vào ngày 15/11/2021, ban đầu đặt tại tầng 8, tòa nhà Savico Invest Office, số 66-68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, do bà Trần Thiên Hà làm Giám đốc.
Đến tháng 2/2022, vai trò Giám đốc được giao lại cho bà Lê Thị Trà. Mới đây nhất, vào ngày 09/07/2024, UBCKNN chấp thuận cho APG dời địa điểm đặt CN về tầng 1, khối B, chung cư Petro Vietnam Landmark, 65 Mai Chí Thọ, phường An Phú, TP Thủ Đức, TPHCM như hiện tại.
Với việc đóng cửa chi nhánh, Nghị quyết cũng thông qua việc miễn nhiệm chức danh Giám đốc CN TPHCM và chấm dứt hợp đồng lao động với bà Lê Thị Trà kể từ thời điểm APG được UBCKNN cấp văn bản chấp thuận việc đóng cửa.
Như vậy, hiện tại, APG chỉ còn hoạt động với một trụ sở chính đặt tại tầng 5, tòa nhà Grand Building, 32 Hòa Mã, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
APG từng lấy ký kiến cổ đông bằng văn bản vào tháng 12/2023 về việc chuyển trụ sở về tòa nhà 132 Mai Hắc Đế. Tuy nhiên, việc chưa thống nhất được chi phí thuê và các điều kiện liên quan chưa sẵn sàng để trụ sở đặt địa điểm chính thức làm việc. Do đó, HĐQT APG đã trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 và được thông qua dừng đợt lấy ý kiến kể trên.
Ban lãnh đạo APG cũng cho biết kế hoạch tìm kiếm, đầu tư mặt bằng cơ sở hạ tầng làm trụ sở, văn phòng chi nhánh, hướng đến những địa điểm vị trí thuận tiện và dễ tiếp cận đối với khách hàng và nhân viên, tại các quận trung tâm thành phố - nơi có nhiều các đơn vị tài chính - ngân hàng khác. Nguồn lực được Công ty cho biết sử dụng từ vốn chủ sở hữu, vốn vay và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Về bức tranh kinh doanh, APG gây bất ngờ khi lỗ ròng đến 148 tỷ đồng trong quý 3/2024, gần bằng mức lỗ lịch sử thiết lập ở quý 4/2022. Chênh lệch giảm đánh giá lại các tài sản tài chính FVTPL tăng đột biến lên mức 160 tỷ đồng là tác nhân chính dẫn đến kết quả này.
Khoản lỗ quý 3 đã xóa sạch hoàn toàn thành quả đạt được trong nửa đầu năm, khiến APG lỗ lũy kế hơn 98 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Cùng kỳ năm trước, Công ty lãi ròng gần 102 tỷ đồng.
Năm 2024, APG lên kế hoạch lãi ròng 239 tỷ đồng, tăng 43% so với thực hiện 2023. Kế hoạch được Công ty đưa ra trên giả định VN-Index dao động quanh vùng 1,300 điểm trong nửa cuối năm nay. Việc lỗ nặng trong quý 3 khiến cơ hội hoàn thành kế hoạch năm trở nên cực kỳ khó khăn.
Nguồn: VietstockFinance
Dù không tăng nhiều, mảng tự doanh vẫn mang về cho nhóm công ty chứng khoán (CTCK) khoản lợi nhuận hơn 3.53 ngàn tỷ đồng. Đâu là những con át chủ bài trong danh mục của các CTCK?
Theo dữ liệu từ VietstockFinance, quý 3/2024, hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán thu lãi hơn 3.53 ngàn tỷ đồng. Kết quả tự doanh giảm nhẹ 0.6% so với quý trước. Tuy vậy, so với cùng kỳ, kết quả này cải thiện hơn 11%.
Top 10 CTCK lãi tự doanh quý 3/2024
Top 10 CTCK lỗ tự doanh quý 3/2024Nguồn: VietstockFinance
Lợi nhuận tự doanh phản ánh diễn biến của thị trường chứng khoán trong quý 3 với một nhịp giảm mạnh từ 1,285 về 1,190 điểm và sau đó bật lại về vùng 1,285 điểm của VN-Index. Thị trường chưa thoát khỏi vùng kháng cự đã khiến CTCK khó tăng trưởng lợi nhuận tự doanh.
So với cùng kỳ, lãi tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm 10%, ở mức 7.58 ngàn tỷ đồng; lỗ tài sản FVTPL giảm 18%, về 3.8 ngàn tỷ đồng. Nhờ kiểm soát được phần lỗ tài sản FVTPL, tự doanh ghi nhận con số lãi tăng so với cùng kỳ.
Trong quý này, quy mô lợi nhuận tự doanh giữa các CTCK có sự cách biệt lớn. Chứng khoán SSI dẫn đầu về lãi tự doanh, đạt trên 702 tỷ đồng; bỏ xa vị trí thứ hai là Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) với mức lãi đạt 465.8 tỷ đồng.
Tự doanh của SSI lãi tăng 15% so với quý trước và 19% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lãi tự doanh của TCBS giảm khoảng 30% so với cả quý trước và cùng kỳ.
Nhóm CTCK chứng kiến một số trường hợp tăng mạnh lãi tự doanh là Chứng khoán VIX, lãi gần 220 tỷ đồng, gấp 4 lần quý trước và gần gấp đôi cùng kỳ.
Quy mô lãi của ACBS cũng bật tăng lên trên 165 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần cùng kỳ và chuyển lỗ quý 2 thành lãi trong quý này.
Dù vậy, một số công ty phải báo lỗ đậm ở mảng này. Chứng khoán APG lỗ tới 160 tỷ đồng. Chứng khoán HD lỗ tới gần 60 tỷ đồng. SHS lỗ hơn 50 tỷ đồng.
Với APG, mảng tự doanh là nguyên nhân chính khiến Công ty chịu lỗ quý 3 gần 150 tỷ đồng. Về phần Chứng khoán HD, kết quả lỗ lại có phần tích cực khi quy mô lỗ đã giảm so với các quý trước, từ 200-300 tỷ đồng về chỉ còn 60 tỷ đồng.
Danh mục tự doanh của CTCK có gì?
Dẫn đầu lợi nhuận tự doanh, Chứng khoán SSI đang nắm giữ gần 1.9 ngàn tỷ đồng cổ phiếu niêm yết. Danh mục này tạm lãi 3.5%. Trong đó, VPB và HPG là 2 khoản đầu tư nổi bật.
Xét danh mục tài sản FVTPL, SSI đang nắm tới 13 ngàn tỷ đồng trái phiếu chưa niêm yết và gần 21 ngàn tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi.
Với TCBS, các khoản đầu tư trái phiếu chưa niêm yết vẫn đóng vai trò quan trọng. Tài sản tài chính của Công ty chủ yếu nằm ở tài sản sẵn sàng để bán (AFS), 83% là trái phiếu chưa niêm yết, giá trị hơn 11.1 ngàn tỷ đồng.
VNDIRECT cũng nắm hơn 11 ngàn tỷ đồng trái phiếu chưa niêm yết và gần 8 ngàn tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi.
Ở danh mục cổ phiếu, Công ty nắm chủ yếu là VPB và HSG.
Khoản lãi khủng của Vietcap đang nằm ở danh mục tài sản AFS, với các khoản đầu tư vào KDH, IDP, TDM, FPT. Trong đó, khoản đầu tư vào IDP đã gấp 5 lần giá trị.
Chứng khoán VPS tập trung nắm giữ trái phiếu niêm yết và công cụ thị trường tiền tệ.
Đối với VIX, cổ phiếu niêm yết và trái phiếu chưa niêm yết là 2 mũi nhọn chủ lực. Mặt khác, Công ty vẫn đang nắm khoản ủy thác đầu tư 1.9 ngàn tỷ đồng.
Bứt tốc trên đường đua tự doanh, Chứng khoán VPBank (VPBankS) có danh mục khá giống các công ty dẫn đầu, tập trung vào chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu.
ACBS thì tập trung vào cổ phiếu với tỷ trọng cổ phiếu chiếm đến 3/4 giá trị tài sản FVTPL.
Chứng khoán TPHCM (HSC) nắm hơn 5.2 ngàn tỷ đồng trái phiếu niêm yết và giao dịch trên sàn riêng lẻ.
Tự doanh của Chứng khoán Kafi đang theo chiến lược chung - phân bổ vào tài sản an toàn là giấy tờ có giá và tiền gửi có kỳ hạn; đồng thời, phân bổ một phần vào cổ phiếu và trái phiếu.
Ở nhóm lỗ tự doanh, danh mục phần lớn là nắm giữ cổ phiếu.
Chứng khoán APG nắm danh mục tập trung vào cổ phiếu. Tới cuối quý 3, danh mục này tạm lỗ hơn 143 tỷ đồng.
Danh mục của HDS tập trung vào trái phiếu chưa niêm yết với giá trị 931 tỷ đồng, chiếm đến 95% cơ cấu danh mục.
Chứng khoán Asean nắm phần lớn là cổ phiếu niêm yết. Giá mua vào 285.9 tỷ đồng, tạm lãi hơn 60%. Tuy vậy, công ty vẫn phải báo lỗ tự doanh do danh mục cổ phiếu nắm giữ giảm đáng kể so với cuối quý 2. Ở thời điểm cuối quý 2, Công ty nắm cùng danh mục hiện tại với mức lãi tới 76%.
Các cổ phiếu nổi bật trong danh mục của Aseansc gồm HTM, SGP, TSJ. Trong đó, SGP là khoản lãi có hiệu suất cao nhất.
Chứng khoán EVS nắm 374 tỷ đồng cổ phiếu niêm yết (tạm lỗ 13.5%). Danh mục Chứng khoán khác chiếm tỷ trọng cao nhất với giá trị gần 590 tỷ đồng (tạm lãi 4%).
Chứng khoán SHS tập trung vào 2 khoản mục chính là cổ phiếu niêm yết và trái phiếu niêm yết, giá trị lần lượt 3.5 ngàn tỷ đồng và gần 1.7 ngàn tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty cũng nắm giữ 475 tỷ đồng cổ phiếu niêm yết trong danh mục tài sản AFS. Các khoản đầu tư này tạm lãi gần 40%.
Chí Kiên
FILI
"Nội soi" lợi nhuận quý III các công ty chứng khoán
Nhiều điều kiện thuận lợi để thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên
Bức tranh lợi nhuận quý III của nhóm công ty chứng khoán có phần kém sắc so với hai quý đầu năm, khi diễn biến thị trường kém thuận lợi. Điểm sáng là lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiếp tục là “trụ đỡ”, cân bằng với đà giảm của mảng môi giới.
Báo cáo tài chính quý III của các công ty chứng khoán đang thể hiện gam màu kém sắc hơn so với quý trước đó, trong điều kiện thị trường chung kém thuận lợi đã ảnh hưởng trực tiếp lên một số mảng kinh doanh chính.
Tổng lợi nhuận trước thuế của trên 80 công ty chứng khoán đang hoạt động ghi nhận hơn 7.000 tỷ đồng trong quý gần nhất, giảm hơn 13% so với quý II và hơn 10% so với quý đầu năm. Trong đó, riêng top 10 doanh nghiệp chứng khoán có lợi nhuận cao nhất thị trường, chiếm phân nửa ghi nhận đà giảm so với quý II.
Đơn cử như Chứng khoán Techcombank (TCBS) - doanh nghiệp đầu bảng lợi nhuận ngành chứng khoán đạt hơn 1.000 tỷ đồng lãi trước thuế trong quý III. Con số này áp đảo phần còn lại, nhưng nếu so với chính TCBS trong quý II thì giảm hơn 30% và cũng thấp hơn quý đầu năm. SSI ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý III hơn 980 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023 nhưng cũng giảm 7% quý liền trước.
HCM, VietCap hay MBS cũng ở tình trạng tương tự. Riêng lợi nhuận quý III của Công ty cổ phần Chứng khoán TP Hồ Chí Minh, MBS là mức thấp nhất trong ba quý đầu năm nay.
Ngoài sụt giảm, số lượng công ty chứng khoán báo lỗ cũng tăng. Trong đó một số trường hợp ghi nhận lỗ ròng quý III dù hai quý đầu năm nay vẫn đạt lợi nhuận, như
Sự thu hẹp một phần đến từ diễn biến thị trường. Sau giai đoạn chứng khoán sôi động cuối quý I – đầu quý II, mảng môi giới có xu hướng thu hẹp trong quý III do diễn biến thị trường kém thuận lợi. Tổng doanh thu hoạt động này trong quý gần nhất giảm hơn 20% so với quý II.
VN-Index nhiều lần “thất bại” trước ngưỡng 1.300 điểm khiến tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng, động lực giao dịch giảm sút. Thanh khoản thị trường quý III, vì thế, giảm tới 25% so với quý trước, chỉ đạt bình quân khoảng 16.500 tỷ đồng mỗi phiên.
Ngược lại với mảng môi giới, hoạt động cho vay trở thành động lực chính trong bức tranh lợi nhuận quý III. Lãi cho vay, phải thu đều tăng so với cùng kỳ và quý trước. Kết thúc quý III, dư nợ cho vay (chủ yếu hoạt động margin) của các công ty chứng khoán tiếp tục đạt mức đỉnh mới, với hơn 236.000 tỷ đồng, tăng 4% so với quý II và tăng khoảng 30% so với đầu năm nay.
Bức tranh hoạt động phân hóa cao
Đi sâu vào hoạt động kinh doanh của nhóm dẫn đầu, sự khác biệt chủ yếu từ câu chuyện riêng của mỗi doanh nghiệp.
TCBS - công ty chứng khoán bắt đầu nổi danh trong vài năm gần đây, là doanh nghiệp duy nhất đạt mức lãi trước thuế nghìn tỷ đồng trong quý III. Khác với phần còn lại trong top 5 với tỷ trọng đóng góp cao của mảng môi giới, hoạt động của TCBS dựa chủ yếu vào mảng tự doanh, cho vay và phát hành. Như quý III, tự doanh mang về cho TCBS gần 500 tỷ đồng doanh thu, mảng cho vay đóng góp hơn 700 tỷ đồng, còn nghiệp vụ phát hành thu về hơn 300 tỷ đồng.
Xuất phát điểm của TCBS là công ty đứng đầu về thị phần phát hành trái phiếu, với tệp khách hàng lớn trong hệ sinh thái Techcombank. Lợi thế này càng được khuếch đại trong giai đoạn kênh huy động này bùng nổ những năm gần đây. Thực tế, phần lợi nhuận từ mảng tự doanh của TCBS cũng chủ yếu từ trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết.
Đặc trưng này cũng khiến cấu trúc kinh doanh của TCBS có phần tương đồng với Techcombank, với tỷ trọng chi phí chỉ chiếm phần nhỏ trên doanh thu. Quý III, công ty chứng khoán này thu về hơn 1.800 tỷ doanh thu hoạt động, nhưng chi phí chỉ vỏn vẹn hơn 140 tỷ đồng. Thực tế, chi phí lớn nhất TCBS ghi nhận là lãi vay, hơn 450 tỷ đồng trong quý III.
So với TCBS, bám đuổi sít sao nhất là SSI và VPS, cùng điểm tựa là hoạt động môi giới, cho vay gắn với thị trường chung, nhưng hai cái tên này phản ánh hai câu chuyện khác nhau. Một bên là doanh nghiệp đứng đầu kiểu “truyền thống” đang tìm cách làm mới, còn một bên là ngôi sao đang lên nhờ chiến thuật phủ đầu quy mô lớn.
Trong quý III, SSI thu về gần 900 tỷ đồng doanh thu hoạt động từ mảng môi giới và cho vay. Trong đó, riêng doanh thu môi giới giảm gần 40% so với quý trước đó, chỉ đạt hơn 339 tỷ đồng. Sự bù đắp của mảng cho vay và tự doanh, cùng chi phí hoạt động cũng giảm tương ứng giúp doanh nghiệp này vẫn đạt lãi trước thuế hơn 980 tỷ đồng.
Với VPS, thị trường chung chững lại khiến doanh thu hoạt động của doanh nghiệp này hụt hơn 200 tỷ đồng, chủ yếu từ hoạt động môi giới. Bù lại, chi phí hoạt động giảm mạnh do quản lý rủi ro hoạt động tự doanh giúp VPS tăng trưởng lợi nhuận.
Ở nhóm dẫn đầu, một số cái tên vẫn đạt mức tăng trưởng cao, như VIX hay ACBS. Điểm chung của nhóm này đến từ sự cải thiện của hoạt động tự doanh.
Với nhóm báo lỗ quý III, Chứng khoán APG dẫn đầu khoản lỗ gần 150 tỷ đồng. Lỗ từ mảng tự doanh, với chênh lệch giảm đánh giá lại các tài sản tài chính FVTPL tăng đột biến lên 160 tỷ đồng là nguyên nhân chính.
Chứng khoán Everest (EVS) xếp thứ hai với khoản lỗ hơn 35 tỷ đồng, cũng do tác động từ mảng tự doanh. Trong quý III, EVS chỉ ghi nhận lãi từ tài sản tài chính FVTPL 23 tỷ đồng, giảm đến 81%; trong khi lỗ tài sản tài chính FVTPL tăng 54%, lên hơn 40 tỷ đồng.
Cập nhật KQKD quý 3: 120 doanh nghiệp báo lỗ
Theo thống kê BCTC quý 3/2024, tính đến hiện tại đã có gần 120 doanh nghiệp thua lỗ.
Top 3 gọi tên các doanh nghiệp lớn như CTCP Masan High-Tech Materials (mã chứng khoán
Top DN thua lỗ mùa BCTC quý 3/2024.
APG ôm lỗ nặng quý 3 vì tự doanh
Quý 3/2024, CTCP
Nguồn: VietstockFinance
Khoản lỗ trong quý 3 đã hoàn toàn xóa sạch thành quả đạt được trong nửa đầu năm, khiến APG chịu lỗ lũy kế hơn 98 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2024. Cùng kỳ năm trước, Công ty lãi ròng gần 403 tỷ đồng.
Năm 2024, APG lên kế hoạch lãi ròng 239 tỷ đồng, tăng 43% so với thực hiện năm 2023. Cơ sở này được Công ty đưa ra trên giả định VN-Index dao động quanh vùng 1,300 điểm trong nửa cuối năm nay.
Như vậy, dù VN-Index vẫn đang giao dịch quanh vùng đỉnh 1,300 điểm như Công ty giả định, nhưng việc lỗ nặng trong quý 3 đã khiến cơ hội hoàn thành kế hoạch năm trở nên cực kỳ khó khăn.
Kết quả kinh doanh quý 3 và lũy kế 9 tháng năm 2024 của APG
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
Cuối quý 3, danh mục tài sản tài chính FVTPL của APG chủ yếu là cổ phiếu niêm yết có giá trị hợp lý hơn 503 tỷ đồng, thấp hơn 143 tỷ đồng so với giá gốc 646 tỷ đồng, phần nào phản ánh khoản lỗ nặng quý 3.
Danh mục cụ thể cuối quý 3 không được APG công bố. Xét trên danh mục cuối quý 2 có giá gốc hơn 623 tỷ đồng và giá trị hợp lý hơn 663 tỷ đồng, dễ thấy APG khi đó nắm giữ tỷ trọng khá lớn KOS và GKM - hai cổ phiếu có mức giảm lần lượt 4.2% và 66% trong quý 3/2024. Đây có thể là những nguyên nhân chính khiến khoản lỗ tài sản tài chính FVTPL tăng cao.
Danh mục tài sản tài chính FVTPL của APG cuối quý 2/2024
Đvt: Đồng
Nguồn: BCTC quý 2/2024 của APG
Tổng tài sản cuối quý 3 của APG gần 2,730 tỷ đồng, gấp 1.5 lần đầu năm, chủ yếu do tăng mạnh trả trước cho người bán, phải thu các tài sản tài chính và đầu tư dài hạn.
Giá trị trả trước cho người bán ghi nhận gần 826 tỷ đồng, trong khi đầu năm chỉ hơn 2 tỷ đồng. Đây là các khoản APG trả trước cho các bên gồm APG Holdings, Cụm CN APG, Eco HT, Đầu tư Bắc Vương và các người bán khác.
Nguồn: BCTC quý 3/2024 của APG
APG tăng đột biến khoản phải thu đối với các khoản đầu tư đáo hạn gần 406 tỷ đồng, qua đó kéo tổng phải thu ngắn hạn lên hơn 410 tỷ đồng, trong khi đầu năm chỉ hơn 67 tỷ đồng.
Quy mô các khoản đầu tư dài hạn cũng tăng khá mạnh, từ gần 302 tỷ đồng lên hơn 464 tỷ đồng, do APG tăng đầu tư vào các công ty APG ECO Hòa Bình, APG Energy Nghệ An và phát sinh mới khoản đầu tư vào Nhiệt điện Sinh khối Trường Minh.
Nguồn: BCTC quý 3/2024 của APG
Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả tăng mạnh sau khi Công ty phát sinh các khoản
Kết quả kinh doanh kém tích cực phần nào phản ánh vào giá cổ phiếu APG thời gian qua, hiện đã về dưới mệnh giá. Không chỉ quý 3 vừa qua, tình hình kinh doanh quý 2 liền trước của Công ty cũng nhuốm màu ảm đạm, với lãi ròng giảm 47% còn hơn 47 tỷ đồng.
Trong bối cảnh khó khăn gần đây, Chủ tịch HĐQT APG là ông Nguyễn Hồ Hưng chính thức không còn là
BCTC quý 3/2024: Loạt DN thủy điện báo lãi giảm, lợi nhuận một công ty dầu khí gấp 3,1 lần cùng kỳ
Sau quý đầu năm có lãi để ngắt mạch 27 quý lỗ liên tiếp, Halico (HNR) tiếp tục báo lỗ liên tiếp 2 quý.
Các doanh nghiệp mới công bố BCTC quý 3/2024 ngày 16/10:
Loạt công ty thủy điện như Sông Hạ Ba, Sê San 4A, Thủy điện – Điện lực 3, Thủy điện Nậm Mu… báo lãi giảm sâu trong quý 3/2024.
CTCP Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (
Thép Thủ Đức - VNSTEEL (
CTCP Rượu và Nước giải khát Hà Nội - Halico (UPCoM: HNR) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 với doanh thu thuần đạt hơn 22 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Công ty báo lỗ gần 5 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Halico ghi nhận doanh thu đạt gần 80 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ và công ty lỗ gần 7,5 tỷ đồng.
Không có doanh thu, CTCP Ô tô Giải Phóng (GGG) báo lỗ gần 4 tỷ trong quý 3/2024. Lũy kế 9 tháng đầu năm, GGG ghi nhận doanh thu đạt hơn 5,3 tỷ đồng, gấp 7 lần cùng kỳ và lỗ hơn 14 tỷ đồng.
Đầu tư Điện lực 3 (PIC) báo lỗ trước thuế 838 triệu đồng trong quý 3/2024, lũy kế 9 tháng đầu năm, PIC lãi trước thuế 13 tỷ, giảm 50% so với cùng kỳ.
Thủy điện Nậm Mu (
Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (
Chứng khoán KIS Việt Nam báo lợi nhuận trước thuế quý 3 đạt 132 tỷ, giảm 27% so với cùng kỳ và lũy kế 9 tháng đạt 451 tỷ, tăng 10% so với cùng kỳ.
Các doanh nghiệp đã công bố BCTC quý 3/2024 đến ngày 16/10:
株式、FX、コモディティ、先物、債券、ETF、仮想通貨などの金融資産を取引する際の損失のリスクは大きなものになる可能性があります。ブローカーに預け入れた資金が完全に失われる可能性があります。したがって、お客様の状況と財政的資源に照らして、そのような取引が適しているかどうかを慎重に検討していただく必要があります.
十分なデューデリジェンスを実施するか、ファイナンシャルアドバイザーに相談することなく、投資を検討するべきではありません。お客様の財務状況や投資ニーズを把握していないため、当社の ウェブコンテンツはお客様に適しない可能性があります。当社の財務情報には遅延があったり、不正確な情報が含まれている可能性があるため、取引や投資に関する決定については、お客様が全責任を負う必要があります。当社はお客様の資本の損失に対して責任を負いません。
ウェブサイトから許可を得ずに、ウェブサイトのグラフィック、テキスト、または商標をコピーすることはできません。このウェブサイトに組み込まれているコンテンツまたはデータの知的財産権は、そのプロバイダーおよび交換業者に帰属します。