行情
新聞
分析
使用者
快訊
財經日曆
學習
數據
- 名稱
- 最新值
- 前值
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
無匹配數據
最新觀點
最新觀點
最近更新
港股投資的風險預警
儘管香港法律體系和監管框架相對健全,但港股市場仍存在一些特定的風險和挑戰,如港幣與美元掛鉤,外地投資者可能會面臨匯率波動;中國內地的政策變化和經濟狀況對港股的影響等 。
投資港股費用架構與稅務
港股市場的交易成本包括總投資成本為買賣股票的交易費用、印花稅、結算費用等,對於外地投資者,可能會涉及兌換港幣所產生匯率轉換費用,以及依照所在地的相關法規需繳納的稅款。
港股產業分析:非必需消費產業
港股市場非必需消費產業涵蓋汽車、教育、旅遊、餐飲、服飾等多個領域,在643家上市公司中35%為中國內地公司,佔總市值的65%,因此受中國經濟影響深遠。
港股產業分析:地產建築業
地產建築業在港股指數中的份額近年來已明顯下降,但截至2022年,它依然在市場上佔有約10%的份額。 包含了房地產開發、建築工程、房地產投資和物業管理等各個方面。
中國·香港
越南·胡志明
杜拜
奈及利亞·拉各斯
埃及·開羅
查看所有搜尋結果
暫無數據
Diễn biến thị trường thế giới
Giá than giảm do thị trường đang đánh giá lại nhu cầu
- Hợp đồng tương lai than Newcastle đã giảm xuống dưới 150 USD/tấn, khi các nhà giao dịch theo dõi các xu hướng cung và cầu quan trọng. Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn và sản lượng năng lượng sạch gia tăng, nhu cầu ở nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới vẫn mạnh mẽ. Trong tháng 9, Trung Quốc đã nhập khẩu kỷ lục 47.59 triệu tấn than, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023, do nguồn cung từ nước ngoài rẻ hơn và nhu cầu điện tăng, đặc biệt từ ngành hóa chất. Trong khi đó, Vương quốc Anh trở thành quốc gia G7 đầu tiên loại bỏ hoàn toàn điện than, đóng cửa một nhà máy có công suất 2,000 megawatt. Tuy nhiên, nhu cầu tại châu Á vẫn mạnh mẽ, với Việt Nam và Philippines dự kiến sẽ tăng cường thương mại than để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng.
- Đáp lại, nhà sản xuất than lớn nhất của Philippines, Semirara, đã công bố kế hoạch mở rộng khai thác trị giá 5 tỷ USD.
- Đồ thị giá than giảm 0.91% trong ngày giao dịch 16/10/2024.
- Khả năng giá than sẽ tiếp tục giảm và kiểm định lại vùng 147 USD/tấn. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì ở mức TĂNG.
Phố Wall tăng điểm sau báo cáo thu nhập
- Phố Wall đóng cửa tăng chủ yếu vào thứ Tư, phục hồi lại một phần các khoản giảm phiên trước.
- Chỉ số S&P 500 tăng 0.5%, Dow Jones tăng 337 điểm, trong khi Nasdaq tăng 0.3%.
- Các ngành tiện ích và tài chính tăng tốt, trong khi dịch vụ truyền thông và hàng tiêu dùng thiết yếu giảm điểm.
- Nhà đầu tư vẫn tập trung vào kết quả kinh doanh quý, với Morgan Stanley tăng 6.5% sau khi thu nhập và doanh thu của công ty vượt qua ước tính. Ngoài ra, Abbott tăng 1.5% do kết quả hàng quý cao hơn một chút so với dự kiến. Trong khi đó, Intel giảm 1.4% sau khi Hiệp hội mạng Trung Quốc kêu gọi xem xét lại các sản phẩm của Intel được bán tại Trung Quốc.
- Các công ty lớn như Apple (-0.9%), Microsoft (-0.6%), Amazon (-0.4%), Meta (-1.7%) và Alphabet (-0.2%) chủ yếu giảm khi các nhà giao dịch chuyển sự chú ý sang các công ty nhỏ hơn. Nvidia phục hồi 3.1% sau khi giảm 4.5% vào ngày hôm trước, bị ảnh hưởng bởi dự báo doanh thu giảm của ASML.
- Đồ thị giá của chỉ số Dow Jones đóng cửa tăng 0.8% trong ngày giao dịch 16/10/2024. Khả năng chỉ số Dow Jones sẽ đi ngang quanh vùng 42,703 – 43,277.
- Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của cả ba chỉ số vẫn đang duy trì ở mức TĂNG.
DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
- Khối ngoại bán ròng 328 tỷ, nhóm Bất động sản bị bán ròng mạnh
- Tự doanh mua ròng 482 tỷ
Chỉ số VNINDEX – Sớm kết thúc giai đoạn tích lũy
- Chỉ số VNINDEX đóng cửa ở mức 1279.48 điểm (-0.12%) với khối lượng giao dịch giảm mạnh dưới mức khối lượng trung bình 20 phiên.
- Đồng thời, đồ thị giá xuất hiện mô hình nến Spinning Tops cho thấy các nhà đầu tư tỏ ra lưỡng lự với diễn biến thị trường hiện tại, nhưng đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên đồ thị giá có thể sẽ tiếp tục biến động quanh đường trung bình 20 phiên trong những phiên giao dịch tới.
- Do đó, admin khuyến nghị các nhà đầu tư có thể điều chỉnh danh mục, nhân cơ hội này cắt tỉa các cổ phiếu yếu và gia tăng các cổ phiếu mạnh
Cổ phiếu bán lẻ này cần có trong danh mục
Như thế nào là cổ phiếu kênh trên, kênh dưới ?
- Chiến lược chọn lọc cổ phiếu như thế nào cho phù hợp tránh ảnh hưởng tác động của thị trường chung.
- Cùng bàn một ít về lý do tăng giá và case đầu tư trung dài hạn với cổ phiếu
- Ba cổ phiếu bán lẻ này nên có trong danh mục có dư địa tăng giá.
Các nhận định kèm đánh giá của LABAN INVEST TEAM hi vọng sẽ mang đến các thông tin bổ ích, giúp anh/chị NĐT có nhiều thông tin và góc nhìn về thị trường trong giai đoạn giảm giá.
Những lượt LIKE và SUBSCRIBE là động lực to lớn giúp TEAM có thể đồng hành, hỗ trợ Quý anh/chị tốt nhất trong suốt quá trình đầu tư.
Mời anh chị xem video nhận định thị trường của team tại:
Happy Investing !
#dautu #chungkhoan #cophieu #vnindex #nhandinhthitruong #labaninvest
VN-Index và HNX-Index tăng giảm trái chiều cùng với khối lượng giao dịch có sự sụt giảm đáng kể trong phiên sáng cho thấy tâm lý phân vân của các nhà đầu tư.
Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index
Trong phiên giao dịch sáng ngày 29/08/2024, VN-Index tăng điểm cùng với khối lượng giao dịch có sự sụt giảm mạnh trong phiên sáng cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá phân vân.
Hiện tại, VN-Index đang test lại ngưỡng Fibonacci Retracement 61.8% (tương đương vùng 1,275-1,295 điểm) trong bối cảnh Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu bán trong vùng quá mua (overbought) nên rủi điều chỉnh ngắn hạn có thể xuất hiện nếu chỉ báo rơi khỏi vùng này trong các phiên tới.
Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index
Trong phiên giao dịch ngày 29/08/2024, HNX-Index giảm điểm đồng thời xuất hiện mẫu hình nến gần giống High Wave Candle cùng với khối lượng giao dịch có sự sụt giảm đáng kể trong phiên sáng cho thấy tâm lý phân vân của các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, HNX-Index đang test lại nhóm đường SMA 50 ngày và SMA 100 ngày trong vối cảnh chỉ báo Stochastic Oscillator xuất hiện tín hiệu bán trở lại tại vùng quá mua (overbought). Nếu chỉ số rơi khỏi vùng hỗ trợ này thì rủi ro điều chỉnh sẽ tăng cao trong các phiên tới.
STB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Trong phiên sáng 29/08/2024, STB tăng giá mạnh đồng thời xuất hiện mẫu hình nến White Marubozu cùng với thanh khoản vượt mức trung bình 20 phiên cho thấy nhà đầu tư đang giao dịch khá sôi động.
Bên cạnh đó, giá cổ phiếu bật tăng sau khi cắt lên trên đường Middle của Bollinger Bands trong bối cảnh chỉ báo MACD đang không ngừng mở rộng khoảng cách với đường Signal sau khi cho tín hiệu mua trước đó càng củng cố thêm sức mạnh cho xu hướng hiện tại của cổ phiếu.
PET - Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí
Trong phiên sáng 29/08/2024, PET đứng giá cùng với khối lượng giao dịch có sự sụt giảm nhẹ trong phiên sáng cho thấy tâm lý phân vân của các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, giá cổ phiếu đang test lại ngưỡng Fibonacci Projection 50% (tương đương vùng 27,500-28,500) trong bối cảnh chỉ báo MACD tiếp tục hướng đi lên sau khi cho tín hiệu mua trước đó. Nếu vượt thành công ngưỡng kháng cự này thì kịch bản phục hồi ngắn hạn có thể quay trở lại trong các phiên tới.
Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
Những lầm tưởng của Nhà đầu tư giữa tên doanh nghiệp với lĩnh vực kinh doanh
1. CTCP CAO SU ĐÀ NẴNG (HOSE - DRC): Tuy tên doanh nghiệp là Cao su Đà Nẵng nhưng sản phẩm kinh doanh chính lại đến từ Săm lốp mà hơn 40% nguyên vật liệu đầu vào của ngành sản xuất Săm lốp lại là Cao su. Chính vì thế, giá cao su tăng chưa chắc DRC sẽ được hưởng lợi.
2. CTCP ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI (UPCOM - QNS): Lĩnh vực kinh doanh chính đóng góp vào biên ợi nhuận cao nhất đến từ mảng Sữa đậu nành chứ không phải là mía đường như SLS, LSS hay SBT...
3. CTCP DỊCH VỤ TỔNG HỢP ĐẦU KHÍ (HOSE - PET): Petrosetco trực thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Tuy tên doanh nghiệp là Dịch vụ tổng hợp Dầu khí nhưng hoạt động phân phối sản phẩm thiết bị di động chiếm hơn 85% cơ cấu doanh thu.
4. Tổng Công Ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (UPCOM - VEA): Mặc dù là một doanh nghiệp nhà nước tập trung sản xuất động cơ, máy móc nông nghiệp và xe tải nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp lại đến từ hoạt động sở hữu cổ phần tại công ty liên kết, tức là các hãng ô tô xe máy hàng đầu, đơn cử như là Honda, Toyota và Ford Việt Nam.
Kết luận: Nhà đầu tư cần tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để nắm được lĩnh vực kinh doanh chính - "sinh ra tiền" - từ đó có góc nhìn trực quan và phân tích sẽ chính xác hơn.
Nhóm cổ phiếu bán lẻ, may mặc và công nghệ được “chọn mặt gửi vàng” nhờ kết quả kinh doanh quý 2 tích cực
Mirae Asset cho rằng, nhóm ngành triển vọng, có câu chuyện hồi phục như may mặc, bán lẻ, công nghệ, vật liệu xây dựng sẽ là lựa chọn phù hợp khi rơi về vùng giá hấp dẫn...
Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) vừa công bố báo cáo khuyến nghị các cổ phiếu tiềm năng. Trong báo cáo này, các chuyên gia đã đưa ra các phân tích về tình hình kinh tế vĩ mô và đề xuất những nhóm cổ phiếu "hứa hẹn" dựa trên kết quả kinh doanh quý 2/2024 tăng trưởng vượt trội.
ĐIỂM SÁNG TRONG BỐI CẢNH THẾ GIỚI BẤT ỔN
Theo đó, về tình hình vĩ mô, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, nửa đầu năm 2024 đã chứng kiến sự đan xen giữa cơ hội và thách thức. Mặc dù có những tín hiệu tích cực từ sự hồi phục cầu tiêu dùng. Nhưng các rủi ro địa chính trị, biến đổi khí hậu và sự phân mảnh kinh tế vẫn là những trở ngại lớn khiến chi phí leo thang, đứt gãy chuỗi cung ứng và tăng áp lực lạm phát.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ phục hồi chậm, và các quốc gia cần thích ứng với một môi trường kinh tế ngày càng phức tạp và cạnh tranh.
Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo lạm phát toàn cầu sẽ giảm từ mức trung bình 6,8% vào năm 2023 xuống còn 5,9% vào năm 2024 (điều chỉnh tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo tháng 1/2024).
Theo báo cáo tháng 5 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2024 sẽ duy trì mức tăng trưởng 3,1% như năm ngoái và phục hồi lên mức 3,2% vào năm 2025. Các ngân hàng trung ương ở nhiều quốc gia đã có tín hiệu kết thúc chu kỳ tăng lãi suất và bắt đầu những đợt cắt giảm lãi suất trong năm 2024.
Trong nước, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý 2/2024 tăng 4,39% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, CPI tăng 4,08% chủ yếu do chỉ số giá nhóm giáo dục, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng.
Bình quân 6 tháng đầu năm, lạm phát cơ bản chỉ tăng 2,75% so với cùng kỳ 2023, là mức thấp hơn so với mục tiêu 4 - 4,5% của Chính phủ. Đến tháng 7/2024, CPI tăng 0,48% so với tháng trước, và tăng 4,36% so với cùng kỳ năm trước, bình quân 7 tháng lạm phát cơ bản tăng 2,73%.
Tăng trưởng GDP quý 2/2024 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, GDP tăng 6,42%, chỉ thấp hơn tốc độ tăng 6,58% của 6 tháng đầu năm 2022 trong giai đoạn 2020-2024.
Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng gần 6% trong năm 2024 nhờ xuất khẩu hồi phục và vốn đầu tư FDI mạnh mẽ cùng các chính sách hỗ trợ của nhà nước.
CỔ PHIẾU BÁN LẺ, MAY MẶC VÀ CÔNG NGHỆ "VỤT SÁNG"
Về bức tranh kết quả kinh doanh quý 2/2024, Mirae Asset đánh giá nhìn chung có sự cải thiện và phân hóa giữa các nhóm ngành. Tuy rằng số lượng nhóm ngành có lợi nhuận sau thuế tăng trưởng dương ít hơn so với quý 1/2024, nhưng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế toàn thị trường cao hơn.
Cụ thể, theo dữ liệu FiinPro ghi nhận, tổng lợi nhuận sau thuế quý 2/2024 tăng trưởng 26% so với cùng kỳ và cao hơn so với mức tăng trong quý 1/2024 là 21,5%, nhưng thấp hơn đáng kể so với mức tăng 56,6% của quý 4/2023.
Quý 2/2024, lợi nhuận sau thuế của nhóm phi tài chính tăng mạnh hơn tài chính, lần lượt tăng 32,9% và 20,6%. Trong đó, ghi nhận nhóm ngành tăng gồm: Bán lẻ (+1403,3%), Viễn thông (+443,1%), Du lịch và giải trí (+406,2%), Tài nguyên cơ bản (+278.7%), Ô tô và phụ tùng (+139,3%), Hóa chất (+54,6%), Hàng cá nhân và gia dụng (+34.8%), Công nghệ thông tin (+24,1%), Ngân hàng (+21,6%), Bất động sản (+15,5%), Xây dựng và vật liệu (+15,0%), Hàng & Dịch vụ công nghiệp (+11,5%), Bảo hiểm (+11,1%), Thực phẩm và đồ uống (+8,7%), Dịch vụ tài chính (+2,9%).
Ở chiều ngược lại, nhóm ngành ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm gồm: Dầu khí (-9,9%), Y tế (-10,7%), Truyền thông (-11,3%), Tiện ích (-19,5%).
Dựa trên kết quả kinh doanh quý 2/2024, nhóm phân tích MASVN tiến hành lọc cổ phiếu có kết quả kinh doanh ổn định, duy trì sức tăng trưởng tốt và có câu chuyện riêng.
Trong đó, các cổ phiếu thuộc một số nhóm ngành mang tính ổn định như thực phẩm, bảo hiểm là những lựa chọn tương đối an toàn. Ngoài ra, nhóm ngành triển vọng, có câu chuyện hồi phục như may mặc, bán lẻ, công nghệ, vật liệu xây dựng cũng là lựa chọn phù hợp khi rơi về những vùng giá hấp dẫn.
MASVN đã chọn lọc và đánh giá dựa trên việc so sánh biên lợi nhuận gộp giữa 2 quý gần nhất và năm trước đó để đưa danh sách cổ phiếu tiềm năng, có sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận. Đồng thời phải thỏa mãn tiêu chí về giá trị giao dịch, tức mã cổ phiếu có thanh khoản.
Sau quá trình chọn lọc, danh mục cổ phiếu khuyến nghị của MASVN được chia thành 2 nhóm:
Nhóm Super: những cổ phiếu có biên lợi nhuận gộp quý 2/2024 lớn hơn biên lợi nhuận gộp quý 1/2024 và năm 2023
Nhóm Good: những cổ phiếu có biên lợi nhuận gộp quý 2/2024 lớn hơn biên lợi nhuận gộp quý 1/2024.VN-INDEX CÓ THỂ ĐÓNG CỬA Ở MỐC 1.350 ĐIỂM
Về diễn biến thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2024, nhiều báo cáo phân tích cho rằng, VN-Index sẽ duy trì xu thế tăng. Cụ thể, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) nhận định, nửa đầu năm 2024, VN-Index duy trì đà tăng giá tích cực bắt đầu từ tháng 10/2023, xác lập đỉnh ở vùng 1.301 vào giữa tháng 6/2024 (tăng 15,1% so với đầu năm).
Tuy nhiên, đà tăng giá của VN-Index không được giữ vững trước áp lực về tỷ giá dâng cao trong tháng 7/2024 và áp lực bán ròng không ngừng nghỉ của nhà đầu tư nước ngoài.
Tính tới ngày 26/7, VN-Index vẫn đang duy trì ở ngưỡng 1.240 điểm (tăng 9,9% so với đầu năm), và là một trong những thị trường chứng khoán có mức độ tăng giá tốt. Tuy nhiên, những phiên điều chỉnh sâu cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2024, đặc biệt trong bối cảnh bán tháo của thị trường chứng khoán thế giới đã khiến VN-Index phá vỡ xu huớng tăng đuợc thiết lập từ tháng 10/2023.
Việc giữ vững ngưỡng 1.150 – 1.300 điểm được coi là thử thách của VN-Index trong việc duy trì kênh tăng giá trung dài hạn trong giai đoạn tới.
Tuy nhiên, nếu không tính tới khả năng “suy thoái” của nền kinh tế Mỹ do các dấu hiệu cảnh báo suy thoái mới chỉ chớm gia tăng gần đây, ACBS thấy rằng, kịch bản phù hợp của VN-Index trong giai đoạn 6 tháng cuối năm là tiếp tục dao động trong biên độ 1.150 - 1.300 điểm, trong bối cảnh vĩ mô trong nước ổn định, tăng trưởng tích cực và nền định giá chung đã trở nên tuơng đối hấp dẫn.
Ở góc nhìn tích cực hơn, Công ty Chứng khoán Vietcap duy trì mục tiêu VN-Index lần lượt là 1.350 cho cuối năm 2024 và 1.550 cho cuối năm 2025. Các yếu tố hỗ trợ cho quan điểm lạc quan về thị trường chứng khoán trong nửa cuối năm của Vietcap đến từ các yếu tố:
Thứ nhất, nền kinh tế tiếp tục phục hồi theo chu kỳ sẽ hỗ trợ thị trường lao động, cải thiện thu nhập hộ gia đình cũng như niềm tin của người tiêu dùng. Tăng trưởng kinh tế mạnh và bền vững sẽ đẩy mạnh đà phục hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản của khu vực tư nhân vào năm 2025. Tăng trưởng GDP mạnh sẽ thúc đẩy doanh thu, biên lợi nhuận và thu nhập doanh nghiệp.
Thứ hai, ngành bất động sản dần phục hồi, giao dịch trên thị trường nhà ở ngày càng gia tăng cho thấy nút thắt phía nguồn cung đang được giải quyết và niềm tin của người mua đang dần phục hồi.
Thứ ba, Vietcap cho rằng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất điều hành trong nửa cuối năm 2024. Đồng thời, lãi suất USD thấp hơn và đồng USD ổn định hơn sẽ giảm rủi ro tỷ giá USD/VND tăng, điều mà buộc Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh thắt chặt chính sách tiền tệ.
Rủi ro tiềm ẩn với PET
Năm 2024, PET đặt mục tiêu doanh thu thuần 18.540 tỷ đồng và lãi sau thuế 205 tỷ đồng. Sau 6 tháng đầu năm nay, PET đã thực hiện được 48% mục tiêu doanh thu và 42% mục tiêu lợi nhuận năm.
Dù kết quả kinh doanh quý II/2024 của Tổng Công ty Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (HoSE: PET) tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng PET vẫn có rủi ro tiềm ẩn với nợ vay.
Nếu PET không tìm cách cải thiện dòng tiền, giảm nợ phải trả, thì sẽ đối mặt với nhiều rủi ro tài chính, nhất là khi công ty này đang bảo lãnh vay vốn ngân hàng cho một số công ty con.
Kết quả kinh doanh tích cực
Báo cáo tài chính quý II/2024 của PET cho thấy doanh thu đạt 4.673,94 tỷ đồng, tăng 3,3% và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 46,57 tỷ đồng, tăng gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo giải trình của PET, trong quý II, hầu hết kết quả kinh doanh của các công ty con đều tăng trưởng so với cùng kỳ. Điều này xuất phát từ việc thị trường có dấu hiệu hồi phục, nên biên lợi nhuận quý II của Công ty là 5%, trong khi cùng kỳ năm 2023 là 3%.
Tính chung nửa đầu năm 2024, PET đạt 8.943 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế tăng tới 96%, lên 86 tỷ đồng.
Năm 2024, PET đặt mục tiêu doanh thu thuần 18.540 tỷ đồng và lãi sau thuế 205 tỷ đồng. Sau 6 tháng đầu năm nay, PET đã thực hiện được 48% mục tiêu doanh thu và 42% mục tiêu lợi nhuận năm.
Ông Vũ Tiến Dương, Tổng giám đốc PET, chia sẻ năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn, vì vậy Công ty đặt kế hoạch dựa trên tình hình chung của thị trường. Trong 6 tháng đầu năm nay, tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nên Công ty đặt mục tiêu 6 tháng cuối năm tăng trưởng cao hơn so với 06 tháng đầu năm.
Trái với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh, trong 06 tháng đầu năm 2024, dòng tiền kinh doanh của PET ghi nhận âm 499,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái dương 869,2 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền tài chính ghi nhận âm 138,9 tỷ đồng.
Tính tới cuối quý II/2024, tổng nợ phải trả của PET đạt 7.154 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn 7.106 tỷ đồng. Nợ phải trả tăng gấp 3 lần vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu tính đến ngày 30/6/2024 là 2.231 tỷ đồng).
Rủi ro khi bảo lãnh cho công ty con
PET tiếp tục thông qua bảo lãnh hạn mức tín dụng 200 tỷ đồng cho công ty con là Công ty CP Phân phối Sản phẩm Công nghệ Cao Dầu khí tại Vietinbank – Chi nhánh 7. Trong đó, mục đích vay vốn của công ty này để bổ sung vốn lưu động, phát hành bảo lãnh, cho vay thanh toán LC và các nghiệp vụ sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp để phục vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nợ phải trả của PET đang lớn hơn 3 lần vốn chủ sở hữu và dòng tiền kinh doanh đang âm.
Đồng thời, PET cũng thực hiện bảo lãnh cho Công ty cổ phần Dịch vụ Logistics Dầu khí Việt Nam tại Vietinbank – Chi nhánh 7 với hạn mức 20 tỷ đồng. Trong đó, mục đích để bổ sung vốn lưu động, phát hành bảo lãnh, cho vay thanh toán L/C và các nghiệp vụ sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp để phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Dịch vụ Logistics Dầu khí Việt Nam.
Theo các chuyên gia, khi bảo lãnh cho các công ty con, PET sẽ đối mặt với một số rủi ro. PET sẽ phải thực hiện thanh toán khoản nợ thay cho các công ty con nếu các công ty này chứng minh rằng họ đã áp dụng các biện pháp thu hồi nợ trước đó nhưng không thành công.
Ngoài ra, PET có thể đối mặt với nguy cơ thanh toán khoản vay mà mình bảo lãnh trong trường hợp các công ty con gặp khó khăn và phải phá sản… Nếu rơi vào các trường hợp nêu trên, PET sẽ bị đẩy vào thế khó, nhất là khi nợ phải trả đang lớn hơn 3 lần vốn chủ sở hữu và dòng tiền kinh doanh đang âm.
3 Đặc điểm chính nhận dạng cổ phiếu nên tránh trên TTCK thông qua BCTC
Như bài viết trước, nay mình gửi mọi người thêm 1 góc nhìn về những doanh nghiệp có "tiềm năng" trở thành doanh nghiệp 'lởm', giá giảm thê thảm trên TTCK.
Đặc điểm thứ nhất:
Các khoản phải thu quá lớn so với kết câu tài sản (>50% tài sản ngắn hạn), (>70% doanh thu)*. Các khoản phải thu chiếm phần lớn tài sản, thông thường là dấu hiệu của tăng khống vốn nhằm mục đích lừa đảo, bán giấy lấy tiền của NĐT. Hoặc cũng là 1 doanh nghiệp có vấn đề trong công tác bán hàng và bị chiêm dụng lớn.
*Các ví dụ:*
(ảnh trên là khoản phải thu của MBG >70% tài sản ngắn hạn, trong khi doanh thu cả năm 2023 của MBG chỉ hơn 508 tỷ)
(Tương tự là các khoản phải thu AMV >50% tài sản ngắn hạn và >70% doanh thu 2023)
2 trường hợp của HBC và FLC thì đã cập nhật trong các bản phân tích có video trước.
Đặc điểm thứ 2:
Nợ ròng >1 VCSH. Nợ vay cao khiến cho khả năng trả lãi và gốc doanh nghiệp rất căng thẳng, đặc biệt lúc doanh nghiệp/ thị trường khó khăn. Cũng là 1 biểu hiện của Lãnh Đạo doanh nghiệp rất rủi ro => Các dự án của DN làm cũng thường rủi ro như vậy
(nợ vay Hòa Bình qua các năm)
( Nợ vay FLC qua các năm)
SIP mặc dù có khoản nợ vay tương đối lớn, tuy nhiên trọng cơ cấu nợ vay thì nợ vay ròng < hơn VCSH và chủ yếu là Doanh thu chưa thực hiện dài hạn, đây là đặc điểm tích cực của cổ phiếu chứ không phải rủi ro.
Nhưng tỷ trọng cao là doanh thu chưa thực hiện dài hạn, còn nợ ròng thấp hơn VCSH.
Đặc điểm thứ 3:
Doanh thu giảm sút, lợi nhuận gộp giảm mạnh, lợi nhuận ròng thấp và giảm mạnh. Lợi nhuận không tới từ hoạt định kinh doanh cốt lõi của công ty mà lại đến từ các khoản lợi nhuận hoạt động tài chính (HĐ bất thường). Các lợi nhuận bất thường này sẽ không duy trì đượcc lâu.
VD:
Trường hợp của VME, do bán 1 tòa nhà có lợi nhuận, giá đầu cơ và sau đó giảm mạnh.
(doanh thu SD6 liên tục giảm điểm mạnh qua các năm)
(doanh thu của HBC từ 2019)
Cảm ơn các bạn đã quan tâm đón đọc. Thời gian tới mình sẽ viết thêm 1 bài về chủ đề các đặc điểm của 1 cổ phiếu có thể trở thành siêu cổ phiếu qua BCTC.
(Lưu ý bài viết chỉ mang quan điểm, góc nhìn cá nhân, để hiểu và có thực hành, NĐT nên tham gia những khóa học cơ bản/nâng cao về phân tích báo cáo tài chính)
Mn quan tâm cổ phiếu nào bình luận cùng trao đổi nhé.
交易股票、貨幣、商品、期貨、債券、基金等金融工具或加密貨幣屬高風險行為,這些風險包括損失您的部分或全部投資金額,所以交易並非適合所有投資者。
做出任何財務決定時,應該進行自己的盡職調查,運用自己的判斷力,並諮詢合格的顧問。本網站的內容並非直接針對您,我們也未考慮您的財務狀況或需求。本網站所含資訊不一定是即時提供的,也不一定是準確的。本站提供的價格可能由造市商而非交易所提供。您做出的任何交易或其他財務決定均應完全由您負責,並且您不得依賴通過網站提供的任何資訊。我們不對網站中的任何資訊提供任何保證,並且對因使用網站中的任何資訊而可能造成的任何交易損失不承擔任何責任。
未經本站書面許可,禁止使用、儲存、複製、展現、修改、傳播或分發本網站所含數據。提供本網站所含數據的供應商及交易所保留其所有知識產權。