行情
新聞
分析
使用者
快訊
財經日曆
學習
數據
- 名稱
- 最新值
- 前值
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
公:--
預: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
公:--
預: --
--
預: --
前: --
公:--
預: --
--
預: --
前: --
公:--
預: --
公:--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
無匹配數據
最新觀點
最新觀點
最近更新
港股投資的風險預警
儘管香港法律體系和監管框架相對健全,但港股市場仍存在一些特定的風險和挑戰,如港幣與美元掛鉤,外地投資者可能會面臨匯率波動;中國內地的政策變化和經濟狀況對港股的影響等 。
投資港股費用架構與稅務
港股市場的交易成本包括總投資成本為買賣股票的交易費用、印花稅、結算費用等,對於外地投資者,可能會涉及兌換港幣所產生匯率轉換費用,以及依照所在地的相關法規需繳納的稅款。
港股產業分析:非必需消費產業
港股市場非必需消費產業涵蓋汽車、教育、旅遊、餐飲、服飾等多個領域,在643家上市公司中35%為中國內地公司,佔總市值的65%,因此受中國經濟影響深遠。
港股產業分析:地產建築業
地產建築業在港股指數中的份額近年來已明顯下降,但截至2022年,它依然在市場上佔有約10%的份額。 包含了房地產開發、建築工程、房地產投資和物業管理等各個方面。
中國·香港
越南·胡志明
杜拜
奈及利亞·拉各斯
埃及·開羅
查看所有搜尋結果
暫無數據
Eximbank: Đã đến lúc khép lại “thập kỷ hỗn độn”
Dung hòa những xung đột là điều tất yếu mọi doanh nghiệp đều có thể phải trải qua. 35 năm phát triển, giờ là lúc HĐQT Eximbank cần có được sự thống nhất cao về tầm nhìn chiến lược, vì mục tiêu ổn định lâu dài, bền vững.
Tiếc cho thương hiệu Eximbank
Ra đời từ năm 1989 và trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) từng là một thương hiệu mạnh trong ngành Tài chính – Ngân hàng của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Sau hơn thập kỷ phát triển, Eximbank đã có vốn điều lệ 17.470 tỷ đồng cùng 216 điểm giao dịch trên cả nước, là ngân hàng có thế mạnh trong lĩnh vực hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Cổ phiếu EIB của Eximbank cũng từng là một mã cổ phiếu “hot” trên thị trường chứng khoán. Thậm chí, Tập đoàn tài chính hàng đầu Nhật Bản là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) từng rót 225 triệu USD để trở thành cổ đông lớn của nhà băng này bằng việc nắm giữ 15% cổ phần của ngân hàng vào năm 2007.
Thế nhưng những cuộc “đấu đá” ở thượng tầng giữa các cổ đông lớn đã kéo Eximbank trở từ một ngân hàng lớn mạnh trở thành “một mớ hỗn độn” trong những năm qua. Từ một ngân hàng thu về lợi nhuận lên tới hơn 4.000 tỷ đồng vào năm 2011, thế nhưng đến năm 2023 lợi nhuận trước thuế của Eximbank chỉ đạt hơn 2.700 tỷ đồng.
Cuộc khủng hoảng tại Eximbank được giới truyền thông mô tả ngắn gọn trong cụm từ “thập kỷ hỗn độn” với việc 9 lần thay Chủ tịch HĐQT chỉ trong vòng 10 năm. Từ sau khi ông Lê Hùng Dũng rút lui khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT, Eximbank lần lượt bầu ra các Chủ tịch HĐQT, lần lượt gồm: Ông Lê Minh Quốc, bà Lương Thị Cẩm Tú, ông Cao Xuân Ninh, ông Yasuhiro Saitoh, ông Nguyễn Quang Thông, rồi lại ông Yasuhiro Saitoh, tiếp tục là bà Lương Thị Cẩm Tú, bà Đỗ Hà Phương và hiện tại là ông Nguyễn Cảnh Anh. Đằng sau mỗi lần đổi ghế Chủ tịch HĐQT là một cuộc chiến không khoan nhượng giữa các nhóm cổ đông.
Không loại trừ trường hợp do quá mệt mỏi với cuộc chiến quyền lực ở thượng tầng, đến tháng 1/2023 cổ đông chiến lược SMBC đã thông báo chính thức không còn là cổ đông lớn tại Eximbank. Trước đó, tháng 10/2022, nhóm cổ đông liên quan đến Thành Công cũng lần lượt thoái vốn khỏi nhà băng này.
Đỉnh điểm của những bất đồng nội bộ này là những kỳ Đại hội cổ đông bất thành khiến cho câu chuyện của Eximbank luôn là đề tài nóng hổi vào mỗi mùa Đại hội cổ đông.
Danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ tại ngày 10/10/2024 do Eximbank công bố.
Eximbank cần có một bước ngoặt
Những tưởng tình hình sẽ bớt rối ren hơn khi Eximbank đón hai cổ đông mới, đồng thời cũng là hai cổ đông lớn nhất của ngân hàng là Tập đoàn Gelex (nắm giữ 10% cổ phần) và Ngân hàng Vietcombank (4,51% cổ phần).
Thế nhưng thị trường gần đây lan truyền văn bản "kiến nghị và phản ánh khẩn cấp về rủi ro nghiêm trọng dẫn đến mất an toàn hoạt động và nguy cơ sụp đổ hệ thống Eximbank". Sự việc đã khiến cho Eximbank phải chính thức lên tiếng khẳng định tài liệu này không xuất phát từ ngân hàng và chưa được xác thực.
Eximbank sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường tại Hà Nội vào ngày 28/11/2024 với nội dung chính là sẽ thông qua việc chuyển trụ sở chính từ TP.HCM ra Hà Nội. Quyết định mang tính bước ngoặt lịch sử này được kỳ vọng sẽ là cú huých lớn để Eximbank có một diện mạo mới. Nhà băng này cần một chiến lược tái cơ cấu đúng đắn nhằm giải quyết các vấn đề hiện tại; củng cố, nâng cấp các hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro… Điều này có thể nhìn thấy từ bài học thành công của TPbank sau khi Tập đoàn DOJI của doanh nhân Đỗ Minh Phú rót vốn và tham gia tái cơ cấu. Sự chia sẻ của các cổ đông/đối tác chiến lược có tiềm lực, không bị chi phối bởi lợi ích nhóm và một ban điều hành có năng lực, tâm huyết và dày dạn kinh nghiệm đã giúp TPbank hoàn toàn “lột xác”.
Theo báo cáo mới nhất của Eximbank về danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ, có 3 cổ đông tổ chức lớn nhất là Gelex, Vietcombank, và Chứng khoán VIX và chỉ có hai cổ đông cá nhân là bà Lương Thị Cẩm Tú (1,12%) và bà Lê Thị Mai Loan (1,03%).
Với cơ cấu cổ đông cô đặc nói trên, cùng với việc Eximbank muốn dời trụ sở chính ra Hà Nội, nhà đầu tư kỳ vọng HĐQT Eximbank sẽ bỏ lại đằng sau “một thập kỷ hỗn độn” để cùng nhau nhìn về một hướng, đưa Eximbank lấy lại vị thế vốn có.
Thực tế, với lịch sử của ngân hàng, Eximbank có đầy đủ tiềm năng và lợi thế để có thể bứt phá, trở thành một ngân hàng năng động, hiệu quả. Tính đến cuối quý 3/2024, tổng tài sản của Eximbank đã tăng 11% so với hồi đầu năm, đạt 223.683 tỷ đồng. Trong đó, dư nơ vay tăng trưởng 14%, đạt 159.483 tỷ đồng, và huy đông vốn từ tổ chức kinh tế và cư dân tăng 7%, đạt 167.603 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Ngân hàng Eximbank thu về 2.378 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện, Eximbank tuyên bố đang tăng tốc để trở thành “Ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam dẫn dắt bởi tính chuyên nghiệp và liêm chính”. Đó không chỉ là tầm nhìn của Eximbank mà còn là kỳ vọng của khách hàng và các nhà đầu tư trên thị trường.
Vợ ông Ngo Tony thoái vốn thành công khỏi Eximbank
Bà Trần Thị Thanh Nhã – vợ của Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank – HOSE: EIB) vừa công bố kết quả giao dịch cổ phiếu EIB.
Từ ngày 5/11 – 8/11, bà Trần Thị Thanh Nhã đã bán trọn 123.298 cổ phiếu EIB đang sở hữu bằng phương pháp khớp lệnh. Trước đó, bà Thanh Nhã đăng ký thoái vốn tại Eximbank với lý do “bán thu hồi vốn”.
Sinh năm 1971, ông Ngo Tony có trình độ Cử nhân Hóa phân tích tại Trường Đại học Huế; Thạc sỹ Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Norwich University (Mỹ); Thạc sỹ Tài chính đầu tư - Trường Đại học Northeastern (Mỹ).
Trước khi trở thành Trưởng Ban kiểm soát Eximbank vào đầu năm 2022, ông Ngo Tony từng là đảm nhiệm vị trí cấp cao tại nhiều doanh nghiệp, như: Giám đốc kinh doanh của Nestle Việt Nam (2002-2005), Giám đốc điều hành tại Elite Business Services, Cố vấn chiến lược tại Adpharco, hay Giám đốc chiến lược tại Davipharm. Ông cũng từng là chuyên gia cao cấp tại Công ty TNHH Affan Enterprise và Công ty TNHH EZ Accountancy từ tháng 3/2018 - 11/2021.
Vào đầu tuần tháng 11/2024, HĐQT Eximbank công bố nghị quyết HĐQT về việc bổ sung tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường tổ chức ngày 28/11 tới đây. Theo tờ trình được ký bởi Chủ tịch HĐQT Eximbank Nguyễn Cảnh Anh, tại văn bản kiến nghị đề ngày 29/10/2024, nhóm cổ đông sở hữu trên 5% tổng số cổ phần ngân hàng đã kiến nghị miễn nhiệm chức danh thành viên Ban kiểm soát đối với ông Ngo Tony.
Lý do được nhóm cổ đông đưa ra là vì ông Ngo Tony đã có hành vi lạm dụng/lợi dụng chức vụ quyền hạn, vi phạm nghiêm trọng các quy định của Điều lệ Ngân hàng Eximbank và Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát, gây ảnh hưởng nặng nề đến quyền lợi của cổ đông.
Liên quan đến ĐHĐCĐ bất thường năm 2024, HĐQT EIB vừa công bố tài liệu họp, trong đó, nội dung tâm điểm là tờ trình thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của ngân hàng.
Trụ sở chính hiện nay của EIB đặt tại tầng 8, tòa nhà Vincom Center, số 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM. HĐQT Eximbank đề xuất thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính sang địa điểm mới là số 27 – 29 Lý Thái Tổ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
Việc chuyển trụ sở chính ra quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, theo Eximbank, là bước đi chiến lược để ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động và không ngừng vươn xa, nhằm đáp ứng sự vận động thay đổi của thị trường cũng như giúp thực thi chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả.
Nhóm cổ đông sở hữu trên 05% cổ phần Eximbank kiến nghị xem xét miễn nhiệm Trưởng ban Kiểm soát Eximbank Ngô Tony vì “vi phạm nghiêm trọng”
Nhóm cổ đông Eximbank đưa ra yêu cầu trên với lý do, ông Ngô Tony đã có hành vi lạm dụng/lợi dụng chức vụ quyền hạn, vi phạm nghiêm trọng các quy định, quy chế gây ảnh hưởng nặng nề đến quyền lợi của cổ đông.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa công bố Nghị quyết của HĐQT về việc trình Đại hội cổ đông Miễn nhiệm chức danh thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Eximbank đối với Ông Ngô Tony theo kiến nghị của nhóm cổ đông.
Theo nội dung Nghị quyết vừa công bố, ngày 29/10/2024, Nhóm cổ đông sở hữu trên 05% tổng số cổ phần phổ thông của Eximbank kiến nghị HĐQT Eximbank bổ sung vào chương trình và nội dung cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 dự kiến tổ chức vào ngày 28/11/2024 của Eximbank với nội dung: “Miễn nhiệm chức danh thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Eximbank đối với Ông Ngô Tony do xét thấy cần thiết theo quy định tại Điểm e Khoản 4 Điều 63 Điều lệ; Điểm e Khoản 1 Điều 45 Quy chế quản trị nội bộ; Điều 15 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát; Điểm đ Khoản 1 Điều 46 Luật Các Tổ chức tín dụng 2024; Khoản 3 Điều 160 Luật Doanh nghiệp 2020.”.
Lý do mà nhóm cổ đông đưa ra là: “Ông Ngô Tony đã có hành vi lạm dụng/lợi dụng chức vụ quyền hạn, vi phạm nghiêm trọng các quy định của Điều lệ Ngân hàng Eximbank và Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát Eximbank, gây ảnh hưởng nặng nề đến quyền lợi của cổ đông”.
Điều lệ Ngân hàng Eximbank quy định: HĐQT phải chấp nhận và đưa kiến nghị của nhóm cổ đông vào chương trình và nội dung cuộc họp nếu văn bản kiến nghị được gửi đến cho ngân hàng chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc đại hội, nhóm cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần phổ thông và vấn đề kiến nghị thuộc thẩm quyền xem xét của đại hội đồng cổ đông.
Như vậy, tại ĐHCĐ của Ngân hàng Eximbank diễn ra ngày 28/11/2024, ĐHCĐ sẽ xem xét, thông qua việc việc Miễn nhiệm chức danh thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Eximbank đối với Ông Ngô Tony - nhiệm kỳ VII (2020 2025) theo kiến nghị của nhóm cổ đông.
Thời gian vừa qua, mạng xã hội đã xuất hiện và lan truyền các những tài liệu gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến tâm lý cổ đông, nhà đầu tư về “mất an toàn hoạt động và nguy cơ sụp đổ hệ thống” của Eximbank với nội dung ghi rằng do Ban kiểm soát ghi nhận.
Eximbank đã nhanh chóng ra thông cáo phủ nhận, các tài liệu này không phải văn bản chính thống của Ban kiểm soát, đồng thời các hoạt động của ngân hàng vẫn diễn ra ổn định, an toàn và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tài chính đa dạng của khách hàng và đối tác.
Trường hợp ĐHCĐ tán thành thông qua kiến nghị nói trên, Ông Ngô Tony cũng đương nhiên mất tư cách Trưởng ban kiểm soát Ngân hàng.
Ngóng bầu cử Mỹ, thanh khoản gần như “đóng băng”
Thị trường vận động chậm chạp, chỉ số và giá cổ phiếu dao động hẹp với thanh khoản cực nhỏ trong sáng nay. Nhà đầu tư không có động lực mua bán ở thời điểm hiện tại khi kết quả bầu cử Mỹ đến mai mới biết. Giá trị khớp lệnh hai sàn chỉ bằng một nửa sáng hôm qua, đạt 3.784 tỷ đồng mức thấp chưa từng thấy kể từ đầu tháng 5/2023.
Trong vòng 17 tháng, hôm nay cũng là phiên sáng đầu tiên giá trị khớp lệnh HoSE và HNX xuống dưới ngưỡng 4.000 tỷ đồng. Mức thanh khoản thấp đột biến này không phản ánh tình trạng “thiếu tiền” hay cạn kiệt gì cả, đơn giản là nhà đầu tư tạm dừng giao dịch để chờ đợi thông tin. Sự kiện bầu cử Tổng thống Mỹ kết thúc sẽ nói tiếp ngay với kỳ họp tháng 11 của FED (6-7/11). Đây đều là những sự kiện có thể tác động đến bối cảnh toàn cầu.
Cả sàn HoSE sáng nay chỉ có 6 cổ phiếu đạt thanh khoản quá 100 tỷ đồng là DXG tăng 1,19% khớp 229,6 tỷ; VHM tăng 0,12% với 189,4 tỷ; MSN tăng 0,14% với 168,3 tỷ; DIG tăng 1,91% với 148,4 tỷ; FPT giảm 0,3% với 114,3 tỷ; HDB tăng 0,19% với 102,5 tỷ.
VN-Index chịu tác động chính từ 3 cổ phiếu ngân hàng là BID giảm 0,73%, CTG giảm 0,84% và VCB giảm 0,22%. Ba mã này lấy đi khoảng 1,3 điểm trong khi chỉ số giảm tổng cộng 0,4 điểm (-0,03%). Thực ra ảnh hưởng của các cổ phiếu giảm giá không nhiều do biên độ dao động chủ đạo là rất hẹp. VN30-Index vẫn xanh nhẹ 0,01% với độ rộng cân bằng 12 mã tăng/13 mã giảm. Độ rộng tổng thể của VN-Index cũng vậy, có 157 mã tăng/172 mã giảm, trong đó 42 mã tăng hơn 1% và 43 mã giảm quá 1%.
Cả nhóm giảm giá lẫn nhóm tăng giá không có nhiều cổ phiếu giao dịch ở mức độ “cực đoan”. Phía giảm chỉ nhiều số lượng, còn đại đa số không có thanh khoản. Hai cổ phiếu duy nhất khớp được hơn 10 tỷ đồng là GMD giảm 1,24% với 21,1 tỷ và FRT giảm 1,64% với 17,5 tỷ. Phía tăng khá hơn một chút, có 11 mã thanh khoản quá 10 tỷ đồng. Dẫn đầu là DXG tăng 1,19% khớp 229,6 tỷ; DIG tăng 1,91% khớp 148,4 tỷ; HAH tăng 1,73% với 90,3 tỷ; EIB tăng 3,74% với 66 tỷ.
Như vậy thị trường chủ đạo là xanh đỏ giằng co, chỉ số dao động hẹp và thanh khoản cực thấp, phân bổ dòng tiền vẫn tập trung rất lớn ở nhóm cân bằng. Thậm chí với nhiều cổ phiếu giá chốt hiện tại không có tính tin cậy cao vì cung cầu quá mỏng, thâm chí là trống bước giá. Trong tình trạng mua bán èo uột như vậy thì giá có thể thay đổi bất kỳ lúc nào chỉ với một vài lệnh mua bán nhỏ.
Nhà đầu tư sáng nay cũng giảm cường độ, tổng giá trị bán ra thấp hơn sáng hôm qua 15% còn 773,6 tỷ và mua vào giảm 27% với 457,2 tỷ, tương ứng bán ròng gần 316,4 tỷ. Dù vậy cũng không có nhiều cổ phiếu bị rút vốn đột biến. Lớn nhất là MSN -70,8 tỷ, VHM -30,1 tỷ, FPT -28,7 tỷ. Phía mua cũng duy nhất TCB +31,8 tỷ là đáng kể.
Việc thị trường giảm mạnh cường độ giao dịch ngay khi điều chỉnh xuống sát vùng 1240 điểm tương đương đáy nhịp điều chỉnh tháng 9 vừa qua chưa hẳn là tín hiệu đáng tin cậy. Nếu thị trường trong bối cảnh vận động bình thường và không có thông tin “treo” nào thì thanh khoản giảm có thể là tín hiệu tích cực. Tuy nhiên hôm nay thị trường lại trong trạng thái khá đặc biệt khi nhà đầu tư chủ động giảm cường độ giao dịch cả hai chiều.
Cổ phiếu EIB - Có nên mua?
Lê Thắng xin chào mọi người,Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (mã CK: EIB), hay còn gọi là Eximbank, được thành lập vào tháng 5/1989 với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam.
Tuy nhiên, mặc dù có truyền thống tuổi đời rất lâu, Eximbank hiện nay vẫn đang là ngân hàng vô chủ khi mà nhóm cổ đông nội bộ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung cho tương lai của ngân hàng này.
Câu hỏi mà nhiều A/C nhà đầu tư quan tâm lúc nhất này là:
- Kết quả kinh doanh của Eximbank thế nào?
- Kỳ vọng gì vào ngân hàng Exim trong 2 năm tới?
- Có nên mua cổ phiếu EIB lúc này? Hay nên cắt lỗ?
- Giá mua và định giá chốt lời của EIB là bao nhiêu?
Tất cả câu hỏi hóc búa đó được Thắng trả lời trong video này.
Mời cả nhà xem video và chia sẻ ý kiến tích cực.
Cổ phiếu EIB bị bán mạnh
Cổ phiếu EIB bất ngờ bị bán mạnh về 20.000 đồng/cp
Tính tới 14h, cổ phiếu EIB giảm 4,32% xuống còn 19.950 đồng/cp.
Khối lượng giao dịch đạt 7,6 triệu đơn vị.
VN-Index giằng co quanh mốc 1250, thanh khoản tiếp tục “tìm đáy”
Hiệu ứng giảm mua vẫn tiếp tục khiến thị trường yếu ớt trong sáng nay, nhưng áp lực bán cũng nhẹ khiến thanh khoản khớp lệnh sàn HoSE rơi xuống mức đáy mới. VHM giảm 2,85% là tác động chính khiến VN-Index mất điểm, còn lại giao dịch hầu như cân bằng trong biên độ rất hẹp.
Chỉ số có vài nhịp trồi sụt quanh tham chiếu trong phiên trước khi tạm chốt giảm 0,37 điểm tương đương -0,03%. Riêng VHM giảm giá đã lấy đi 1,3 điểm khỏi chỉ số, nghĩa là nhiều hơn cả tổng mức giảm. Thanh khoản của VHM cũng chiếm tới gần 12% tổng giá trị khớp lệnh cả sàn.
Đáy thấp nhất VN-Index chạm tới sáng nay là 1251,59 điểm, xuống sát vùng hỗ trợ 1250 điểm. Áp lực bán quanh vùng này không còn nhiều, tổng mức khớp HoSE và HNX chỉ đạt 4.884 tỷ đồng, giảm 17% so với sáng phiên trước. Riêng HoSE giảm 18%, đạt 4.613 tỷ đồng, còn thấp hơn cả kỷ lục tuần trước (4.640 tỷ đồng ngày 24/10).
Điểm tích cực là độ rộng thị trường đang cân bằng khá rõ. Ngay cả thời điểm VN-Index giảm sâu nhất sáng nay độ rộng cũng là 148 mã tăng/170 mã giảm. Kết phiên có 159 mã tăng/183 mã giảm. Sự cân bằng này cho thấy điểm số phụ thuộc khá nhiều vào trụ. Nếu VHM chỉ cần giảm nhẹ đi một chút VN-Index đã có thể xanh. Trong 10 mã vốn hóa lớn nhất, chỉ còn 2 mã đỏ là VHM và VPB giảm 0,5%. Điểm bất lợi là số tăng tuy nhiều hơn (5 mã) nhưng biên độ tăng cũng yếu.
Trong bối cảnh độ rộng giằng co đó, thanh khoản sut giảm mạnh có thể xem là tín hiệu tốt. Áp lực bán không còn đủ sức ép đẩy giá giảm rộng hơn. Thực tế trong 183 mã đỏ thì chỉ có VHM là đáng kể. Khoảng 53 cổ phiếu khác giảm hơn 1% thì gần như tất cả đều không có thanh khoản đáng tin cậy. Ngoài VHM, HDB, EIB, PLX, DPG và BMP là những mã duy nhất còn lại có thanh khoản cao hơn 10 tỷ đồng. Toàn bộ 54 cổ phiếu giảm sâu nhất nói trên chỉ chiếm 16,6% giao dịch sàn HoSE, nếu trừ VHM, phần còn lại chiếm 4,7%.
Việc thanh khoản sau những phiên lao dốc nhanh, giao dịch lớn là một biểu hiện của hàng đã được xả ra phần lớn. Lúc này đa số nhà đầu cơ ngắn hạn đều đã thua lỗ, nên nếu muốn tiếp tục cắt lỗ, thanh khoản sẽ phải tăng. Ngược lại, thanh khoản ngày càng giảm đồng nghĩa nhà đầu cơ chấp nhận “gồng lỗ”, một tín hiệu có khả năng chấp nhận rủi ro cao và không bị sức ép bên ngoài như giải chấp. Dĩ nhiên tín hiệu này còn phải được kiểm chứng ở phiên chiều, khi có thêm lượng cổ phiếu mới về.
Số cổ phiếu đi ngược dòng sáng nay cũng chưa cho thấy khả năng nâng đỡ rõ ràng vì hiệu ứng tăng giá chủ yếu là do giảm bán. Trong 159 mã xanh, có 57 mã tăng hơn 1% thì số này cũng chỉ chiếm 14,7% tổng giá trị khớp sàn HoSE. Nhóm chứng khoán xuất hiện khá nhiều mã mạnh như VCI tăng 1,3% thanh khoản 79,3 tỷ; HCM tăng 1,77% khớp 77,3 tỷ; ORS tăng 2,12% với 66,9 tỷ; VND tăng 1,75% với 55,5 tỷ; FTS tăng 1,96% với 29,6 tỷ…
Hiện tại khả năng nâng đỡ điểm số vẫn đang trông vào diễn biến VHM là chính, vì cơ hội tăng mạnh ở các trụ còn lại là nhỏ. Dòng tiền vào nâng đỡ quá yếu nên bên bán sẽ là bên quyết định về giá. VHM vẫn đang chịu sức ép mạnh nhưng các cổ phiếu liên quan như VIC, VRE đã có tín hiệu “cầm cự” tốt hơn. Các trụ như VCB, FPT, CTG, HPG, TCB đang xanh với thanh khoản khá nhỏ cũng phản ánh khả năng cân bằng cung cầu tốt hơn. VN30-Index chốt phiên sáng vẫn đỏ 0,05% với 14 mã tăng/10 mã giảm nghĩa là ảnh hưởng chính từ trụ.
Khối ngoại đang ghi nhận bán ròng cao nhất 9 phiên sáng với -360,9 tỷ đồng trên HoSE. Khối này tăng bán không nhiều nhưng giảm mua đáng kể nên vị thế ròng gia tăng. MSN bị xả đột biến 228,1 tỷ đồng ròng, giá giảm 0,26%. Ngoài ra lác đác vài cổ phiếu khác là HPG -37,2 tỷ, DXG -29,1 tỷ, KBC -22,1 tỷ. Bên mua cũng chỉ có MWG +37,3 tỷ, STB +27,6 tỷ, FPT +27 tỷ là đáng kể.
交易股票、貨幣、商品、期貨、債券、基金等金融工具或加密貨幣屬高風險行為,這些風險包括損失您的部分或全部投資金額,所以交易並非適合所有投資者。
做出任何財務決定時,應該進行自己的盡職調查,運用自己的判斷力,並諮詢合格的顧問。本網站的內容並非直接針對您,我們也未考慮您的財務狀況或需求。本網站所含資訊不一定是即時提供的,也不一定是準確的。本站提供的價格可能由造市商而非交易所提供。您做出的任何交易或其他財務決定均應完全由您負責,並且您不得依賴通過網站提供的任何資訊。我們不對網站中的任何資訊提供任何保證,並且對因使用網站中的任何資訊而可能造成的任何交易損失不承擔任何責任。
未經本站書面許可,禁止使用、儲存、複製、展現、修改、傳播或分發本網站所含數據。提供本網站所含數據的供應商及交易所保留其所有知識產權。