行情
新聞
分析
使用者
快訊
財經日曆
學習
數據
- 名稱
- 最新值
- 前值
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
無匹配數據
最新觀點
最新觀點
最近更新
港股投資的風險預警
儘管香港法律體系和監管框架相對健全,但港股市場仍存在一些特定的風險和挑戰,如港幣與美元掛鉤,外地投資者可能會面臨匯率波動;中國內地的政策變化和經濟狀況對港股的影響等 。
投資港股費用架構與稅務
港股市場的交易成本包括總投資成本為買賣股票的交易費用、印花稅、結算費用等,對於外地投資者,可能會涉及兌換港幣所產生匯率轉換費用,以及依照所在地的相關法規需繳納的稅款。
港股產業分析:非必需消費產業
港股市場非必需消費產業涵蓋汽車、教育、旅遊、餐飲、服飾等多個領域,在643家上市公司中35%為中國內地公司,佔總市值的65%,因此受中國經濟影響深遠。
港股產業分析:地產建築業
地產建築業在港股指數中的份額近年來已明顯下降,但截至2022年,它依然在市場上佔有約10%的份額。 包含了房地產開發、建築工程、房地產投資和物業管理等各個方面。
中國·香港
越南·胡志明
杜拜
奈及利亞·拉各斯
埃及·開羅
查看所有搜尋結果
暫無數據
Loạt doanh nghiệp trên sàn nhận án phạt nặng từ cơ quan thuế
Nhiều doanh nghiệp trên sàn chứng khoán vừa công bố các quyết định xử phạt hành chính của cơ quan thuế địa phương. Trong đó, có những mức phạt, truy thu và tiền chậm nộp thuế tới hàng trăm triệu đồng, thậm chí tiền tỷ.
CTCP Sơn Tổng hợp Hà Nội (UPCoM: HSP) vừa công bố quyết định ngày 22/07 của Cục thuế Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính về thuế, với tổng số tiền phạt, truy thu và tiền chậm nộp hơn 812 triệu đồng, vì khai sai thuế và chưa xuất hóa đơn quà tặng khách hàng.
Ngày 23/08, Cục thuế TPHCM xử phạt hành chính CTCP Xây lắp III Petrolimex (HNX: PEN) số tiền gần 185 triệu đồng, vì sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp, và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ để kê khai thuế làm giảm số thuế TNDN phải nộp.
CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) bị phạt hành chính 3.5 triệu đồng theo quyết định ngày 23/08 của Cục thuế TPHCM do có hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 1-30 ngày.
Cùng ngày 23/08, CTCP Công nghiệp Thương mại Sông Đà (HNX: STP) nhận quyết định của Cục thuế TP Hà Nội với số tiền thuế truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp gần 182 triệu đồng.
Lý do Công ty kê khai thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào của các đơn vị bỏ địa chỉ kinh doanh; kê khai thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và chưa giảm trừ thuế GTGT phân bổ cho doanh thu không chịu thuế (doanh thu hoạt động tài chính) làm giảm số thuế được khấu trừ tại các kỳ kê khai các tháng 9, 12/2022 và tháng 3, 6, 9, 12/2023.
Về thuế TNDN, Công ty hạch toán chi phí mua hàng hóa dịch vụ của đơn vị bỏ địa chỉ kinh doanh, chi phí mua hàng hóa dịch vụ không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mức phạt nặng nhất thuộc về CTCP Bánh kẹo Hải Hà (HNX: HHC) với số tiền thuế truy thu, tiền phạt và chậm nộp thuế hơn 1.32 tỷ đồng, theo quyết định của Cục thuế TP Hà Nội ngày 26/08.
Lý do Công ty đã kê khai khấu trừ đối với hóa đơn mua hàng của các đơn vị có thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; khấu trừ hóa đơn của các chi phí không hợp lý, hợp lệ.
Bên cạnh đó, Công ty chưa điều chỉnh giảm giá vốn tương ứng doanh thu giảm do hàng bán bị trả lại; hạch toán các khoản chi phí mua hàng của đơn vị không hoạt động tại địa chỉ đăng ký với cơ quan thuế và hạch toán các khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ.
CTCP VIWACO (UPCoM: VAV) cũng nhận được quyết định của Cục thuế TP Hà Nội vào ngày 27/08 với số tiền thuế truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp hơn 39 triệu đồng.
Lý do Công ty đã sử dụng chứng từ không hợp pháp để hạch toán chi phí tiền lương, tiền công của ông Ngô Văn Hưng làm giảm thu nhập tính thuê TNDN năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2023. Cơ quan thuế nêu rõ VAV có tình tiết tăng nặng do vi phạm nhiều lần.
Ngày 29/08, Cục thuế TP Hà Nội ban hành quyết định xử phạt CTCP Pin Hà Nội (HNX: PHN) với các vi phạm về thuế GTGT, TNDN. Tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp hơn 278 triệu đồng.
Theo quyết định xử phạt ngày 30/08 của Cục thuế tỉnh Hải Dương, CTCP B.C.H (UPCoM: BCA) bị phạt, truy thu và tiền chậm nộp gần 548 triệu đồng vì loạt hành vi khai sai thuế.
Gần nhất, CTCP SCI E&C (HNX: SCI) nhận quyết định xử phạt hành chính ngày 04/09 của Cục thuế TP Hà Nội với số tiền gần 28 triệu đồng, vì khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế…
Ngành nhựa dần khởi sắc
Giá vốn quý 2/2024 thấp giúp nhiều doanh nghiệp nhựa có kỳ kinh doanh khởi sắc nhất trong vài năm trở lại.
Thống kê từ VietstockFinance cho thấy, có 27 doanh nghiệp nhựa công bố số liệu tài chính quý 2/2024 (trên 3 sàn HOSE, HNX, UPCoM). Trong đó, 15 cái tên báo lãi cải thiện và 12 đơn vị giảm lãi. Hầu hết công ty tham gia sản xuất, kinh doanh nhựa thành phẩm (bao bì nhựa, ống nhựa, ván nhựa…), trong đó sản xuất bao bì chiếm quá nửa.
Tổng doanh thu quý 2 các doanh nghiệp nhựa đạt khoảng 15 ngàn tỷ đồng, tăng nhẹ 2.5% nhưng lãi ròng tăng đến 26.3%, đạt 757 tỷ đồng, đóng góp đáng kể từ AAA và NTP.
AAA, DNP, HII, NTP, BMP và TDP tiếp tục có quý đạt doanh thu trên ngàn tỷ đồng, chiếm 71% tổng doanh thu và tăng so với mức 68% cùng kỳ năm ngoái. Tỷ trọng lợi nhuận của nhóm này không thay đổi nhiều, vẫn đóng góp khoảng 90%. Biên lãi gộp trung bình các doanh nghiệp nhựa đạt 17.2%, cao nhất trong vòng 4 năm qua.
Diễn biến KQKD hàng quý các doanh nghiệp nhựa từ năm 2019 đến nay (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: Người viết tổng hợp
Lãi tăng bằng lần
Ở nhóm doanh thu trên ngàn tỷ đồng, kinh doanh nhựa bao bì có TDP, AAA đều báo lãi tăng bằng lần. Lãi ròng Thuận Đức (HOSE: TDP) hơn 29 tỷ đồng, gấp 4 lần so với cùng kỳ và lên cao nhất 2 năm trở lại nhờ đóng góp chủ yếu từ mặt hàng túi xách siêu thị xuất khẩu. Theo TDP, thị trường xuất khẩu quý 2 phục hồi mạnh, tăng 65%. Lãi suất vay giảm bớt tác động tích cực lên lợi nhuận.
Dù vậy, TDP vẫn thận trọng cho rằng “mức tăng trưởng đột biến quý 2 chưa chắc duy trì trong thời gian dài, do chi phí đi vay không chắc chắn sẽ duy trì như hiện tại, nên chưa đặt kỳ vọng mức tăng đột biến trong các quý tiếp theo”.
Giá hạt nhựa ổn định, lãi gộp hoạt động thương mại và sản xuất đều tăng, tiết giảm lãi vay và hoàn nhập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, tỷ giá tăng là một loạt lý do giúp lãi gộp Nhựa An Phát Xanh (HOSE: AAA) đạt 358 tỷ đồng, cao nhất kể từ quý 1/2022, bất chấp doanh thu đi ngang; qua đó lãi ròng đạt 119 tỷ đồng, tăng 178%.
Mảng nhựa xây dựng, Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (HNX: NTP) có quý đầy thuận lợi khi doanh thu và lãi ròng tăng lần lượt 37% và 86%, đạt 1.7 ngàn tỷ đồng và 238 tỷ đồng. Biên lãi gộp đạt 33% so với mức dưới 30% trung bình 3 năm qua giúp NTP lãi kỷ lục kể từ khi hoạt động. Giá nguyên vật liệu chính giảm là một trong những nguyên nhân giúp Công ty thu kết quả khả quan.
Trong khi đó, Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP) đi lùi doanh thu 14%, còn 1.1 ngàn tỷ đồng, thua NTP kể từ quý 3 năm ngoái. Tuy nhiên, mức lợi nhuận 280 tỷ đồng, dù giảm 5%, vẫn giúp Công ty hơn NTP.
DNP Holding (HNX: DNP) báo doanh thu tăng 13%, đạt gần 2.3 ngàn tỷ đồng; lãi gộp 411 tỷ đồng, tăng 37%, lên cao nhất từ trước đến nay. Dù vậy, lãi ròng DNP lại rơi 72%, chỉ còn hơn 14 tỷ đồng, do không còn ghi nhận lãi đột biến từ chuyển nhượng các khoản đầu tư như năm 2023.
Duy nhất An Tiến Industries (HOSE: HII) - doanh nghiệp cung cấp hạt nhựa cho các công ty thành viên “họ” An Phát - lỗ 8.3 tỷ đồng, chủ yếu từ khoản lỗ đầu tư tài chính gần 30 tỷ đồng trong khi cùng kỳ không ghi nhận. Hoạt động kinh doanh hạt nhựa của HII lại rất “sáng” khi lãi gộp lên cao nhất kể từ quý 4/2021.
KQKD các doanh nghiệp nhựa doanh thu trên ngàn tỷ (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
Thuận lợi nhờ giảm chi phí lãi vay
Ở nhóm quy mô doanh thu nhỏ hơn, có 12 công ty cho kết quả khả quan hơn cùng kỳ. Những doanh nghiệp lãi ròng tăng bằng lần có thể kể đến TPP, BBS, NHH, VTZ hay PCH với mức tăng từ 225-472%.
Tân Phú Việt Nam (HNX: TPP) đạt doanh thu kỷ lục 822 tỷ đồng, tăng 27%; lãi gần 9 tỷ đồng, gấp 5.6 lần, nhờ “áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát để tiết kiệm chi phí”.
VICEM Bao bì Bút Sơn (HNX: BBS) có quý lãi cao nhất từ trước đến nay, đạt 5.5 tỷ đồng, dù doanh thu vẫn ở mức thấp, mà theo Doanh nghiệp là do khấu hao tài sản giảm.
Với Nhựa Hà Nội (HOSE: NHH), lãi tăng 311%, lên 34 tỷ đồng, nhờ chi phí lãi vay giảm, đồng thời lợi nhuận công ty con sản xuất ván sàn tăng mạnh 195%.
Sản xuất và Thương mại Nhựa Việt Thành (HNX: VTZ) tăng 284% lãi nhờ mở rộng và đa dạng kênh phân phối bán hàng, chi phí tài chính giảm.
Quý 2/2024, Nhựa Tân Đại Hưng (HOSE: TPC) có lãi trở lại, đạt 5.4 tỷ đồng sau quý lỗ nặng cách đây 1 năm. Giải trình về 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp nhựa bao bì cho rằng, việc bán các mặt hàng có biên lợi nhuận tốt hơn đã cho kết quả khả quan. Chưa kể, năm 2024, hoạt động sản xuất ổn định, cơ cấu các mặt hàng không ảnh hưởng từ việc xử lý hàng tồn kho như năm 2023.
KQKD quý 2 của các doanh nghiệp tăng lãi (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
Bao bì xi măng vẫn chưa hết khó
Lãi ròng vẫn không suôn sẻ đối với 9 doanh nghiệp dù doanh thu cải thiện, phần lớn do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng.
Lý do giảm 23% lãi của Bao bì Tân Tiến (UPCoM: TTP) là sự cạnh tranh giữa các công ty trong lĩnh vực bao bì và nhu cầu tiêu dùng giảm bên cạnh giá nguyên vật liệu đầu vào tăng.
Tỷ giá USD tăng mạnh, giá nguyên liệu đầu vào tăng, sản lượng đánh bắt thủy hải sản thấp, lượng tiêu thụ thấp là nguyên nhân khiến Dệt lưới Sài Gòn (HNX: SFN) rơi 29% lãi.
Một số doanh nghiệp cung cấp vỏ bao xi măng tiếp tục cho thấy sự phục hồi chậm khi thị trường bất động sản, xây dựng chưa thể sáng, chưa kể cạnh tranh gay gắt của ngành.
Như VICEM Bao bì Hải Phòng (HNX: BXH) giảm doanh thu và lãi ròng lần lượt 33% và 56%, còn 41 tỷ đồng và 220 triệu đồng. Theo BXH, thị trường xi măng nội địa sụt giảm mạnh, nguồn cung tiếp tục vượt xa. Thị trường xi măng xuất khẩu chuyển sang sử dụng chủng loại vỏ bao mới dẫn đến doanh thu giảm.
Dù doanh thu tăng, mức lãi của VICEM Bao bì Bỉm Sơn (HNX: BPC) lại giảm 37%, xuống 609 triệu đồng, do giá một số nguyên vật liệu chính tăng trong kỳ làm giá thành tăng theo trong khi giá bán giảm.
Riêng Công nghiệp Thương mại Sông Đà (HNX: STP) tăng thu nhờ mặt hàng clinke tăng nhưng đánh rơi đến 83% lãi ròng, chỉ còn 480 triệu đồng, do tăng trích lập dự phòng công nợ phải thu khó đòi.
KQKD quý 2 của các doanh nghiệp nhựa giảm lãi (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
Chi phí lãi vay giảm sâu
Quý 2/2024, các doanh nghiệp nhựa dành 324 tỷ đồng trả lãi vay, giảm 22% so với mức đỉnh 417 tỷ đồng ở cùng kỳ năm ngoái. 20/27 công ty báo tiết giảm từ 9.3% đến 100% (như trường hợp PCH) chi phí lãi vay, một phần nhờ mặt bằng lãi suất đã giảm hơn 1 năm qua.
Các doanh nghiệp trả lãi nhiều nhất có thể kể đến DNP, AAA, TDP hay RDP - đều báo giảm lần lượt 15%, 12%, 18% và 26%. Còn NTP giảm hơn một nửa số lãi phải trả so với cùng kỳ.
Diễn biến chi phí lãi vay của các doanh nghiệp nhựa từ năm 2019 đến nay (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: Người viết tổng hợp
Chứng khoán FPTS dự báo biên lãi gộp cả năm 2024 của các doanh nghiệp nhựa xây dựng sẽ gần 31% - cao hơn so với mức trung bình 25.3% của giai đoạn 2018-2022, do giá hạt nhựa đang ở mức rất thấp cùng với nhu cầu cải thiện. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có mức giá bán cao như BMP sẽ chịu áp lực giảm giá bán nhằm duy trì năng lực cạnh tranh.
Đối với hạt nhựa, FPTS kỳ vọng giá PVC năm nay sẽ dần hồi phục về 900 USD/tấn, cao hơn vùng giá giai đoạn 2018-2020 khoảng 6.2%, nhưng thấp hơn đáng kể so với giai đoạn 2021-2022, do nhu cầu tiêu thụ hạt nhựa cải thiện trên toàn cầu và giá dầu Brent được kỳ vọng khoảng 85 USD/thùng trong năm 2024.
Diễn biến giá hạt nhựa PP, PE và PVC giai đoạn 2020-2024
Nguồn: Tradingeconomics.com
Dịch vụ
Ngày 26/3/2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) vinh dự được Citibank trao tặng giải thưởng “Chất lượng Thanh toán Quốc tế xuất sắc” (USD Payments Straight Through Processing Excellence Award) nhờ tỷ lệ điện đạt chuẩn STP cao và tỷ lệ phát sinh tra soát thấp.
Chương trình Giải thưởng thanh toán quốc tế chất lượng cao của Citibank được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh những ngân hàng có chất lượng thực hiện các giao dịch Thanh toán Quốc tế dựa vào tỷ lệ thực hiện thành công nghiệp vụ với mức độ chính xác đạt từ 98% trở lên. Giải thưởng này còn là sự ghi nhận chất lượng công nghệ, chất lượng thực hiện thanh toán tự động cũng như sự xuất sắc trong nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên của Eximbank trong suốt 1 năm qua.
Bà Nguyễn Thị Hồng Phúc - Phó Giám Đốc phụ trách Khối Vận Hành Eximbank tiếp nhận giải thưởng này từ bà Lại Minh Thúy, Giám đốc Khối Giải pháp Tài chính và Tài trợ Thương Mại của Citi.
Đây là năm thứ 14 liên tiếp, chất lượng thanh toán quốc tế của Eximbank được đánh giá cao bởi các ngân hàng đại lý quốc tế uy tín hàng đầu như Citibank, JP Morgan, Wells Fargo, Bank of New York Mellon, Standard Chartered Bank với tỷ lệ điện đạt chuẩn của Eximbank luôn trên 98 – 99%.
Eximbank nhận giải thưởng Chất lượng Thanh toán Quốc tế xuất sắc năm 2023 do City Bank trao tặng
"Chúng tôi rất vinh dự khi được Citibank đánh giá là một trong những ngân hàng có hoạt động thanh toán quốc tế hiệu quả, đạt quy chuẩn cao. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ và cải thiện quy trình xử lý thanh toán quốc tế để mang lại lợi ích trực tiếp hơn nữa cho khách hàng và đối tác", Bà Nguyễn Thị Hồng Phúc chia sẻ.
Với kinh nghiệm nhiều năm trên lĩnh vực thanh toán quốc tế qua hơn 35 năm hoạt động, Eximbank luôn được đánh giá là một trong những định chế tài chính có tốc độ phát triển mạnh mẽ trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ uy tín, chất lượng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại để phục vụ cộng đồng. Eximbank mong muốn mang lại chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn đến tới các khách hàng và rút ngắn thời gian với chi phí thấp nhất. Chúng tôi vẫn tiếp tục không ngừng nâng cao nghiệp vụ và chất lượng công nghệ để tạo ra nhiều lợi ích hơn nữa cho doanh nghiệp và khách hàng, hiện thực hóa những kỳ vọng cho tương lai.
FILI
Vừa qua, Sacombank vinh dự nhận 2 giải thưởng về hoạt động thanh toán do 2 ngân hàng quốc tế uy tín trao tặng. Đây là những giải thưởng ghi nhận chất lượng xuất sắc trong việc xử lý tự động các điện thanh toán quốc tế (chuyển tiền cho khách hàng) của Sacombank năm 2023.
Cụ thể, Wells Fargo - một trong những ngân hàng có số lượng giao dịch thanh toán quốc tế lớn nhất thế giới, lần thứ 3 liên tiếp (2021-2023) vinh danh Sacombank là “Ngân hàng có hoạt động thanh toán xuất sắc” nhờ đáp ứng các tiêu chuẩn áp dụng thống nhất trên toàn cầu của Wells Fargo về số lượng, chất lượng điện thanh toán được xử lý tự động, xuyên suốt.
Song song đó, tỷ lệ điện xử lý tự động đạt 98.8% cũng giúp Sacombank đạt thành tích “Ngân hàng có tỷ lệ điện thanh toán đạt chuẩn STP 2023” từ Standard Chartered - một ngân hàng đa quốc gia của Anh với mạng lưới hơn 1.200 chi nhánh và đại lý trên hơn 70 quốc gia. Giải thưởng được xét dựa trên tiêu chuẩn STP (Straight Through Processing) và các tiêu chuẩn chất lượng toàn diện như tốc độ xử lý giao dịch, tuân thủ quy trình, mức độ xử lý giao dịch an toàn và thông suốt. Đây là lần thứ 4 liên tiếp kể từ năm 2020 Sacombank được Standard Chartered vinh danh ở hạng mục này.
Nhờ tập trung đầu tư và đổi mới về mặt hạ tầng công nghệ, Sacombank luôn đạt tỷ lệ điện chuẩn STP cao cũng như đạt được các giải thưởng lớn không chỉ từ Wells Fargo, Standard Chartered Bank mà còn từ nhiều ngân hàng quốc tế uy tín khác như Citibank, Commerzbank, HSBC, J.P.Morgan Chase Bank, Bank of New York… trong 16 năm trở lại đây.
Trong năm 2023, Sacombank cũng đã triển khai thành công dịch vụ SWIFT GO dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp với số tiền tối đa một giao dịch là 10.000 USD, cho phép người thụ hưởng ở nước ngoài có thể nhận tiền tại các ngân hàng có liên kết một cách nhanh nhất và tiết kiệm chi phí.
Việc Sacombank nhận 2 giải thưởng về thanh toán từ 2 Định chế tài chính nước ngoài uy tín lại một lần nữa khẳng định chất lượng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng trên thị trường quốc tế, đồng thời khẳng định chất lượng công nghệ cũng như sự xuất sắc trong nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên Sacombank trong suốt thời gian qua.
FILI
Dịch vụ
Ngày 11/01/2024, ngân hàng Bank of New York Mellon, một đối tác lâu năm của Eximbank, đã đến làm việc và trao cho Eximbank giải thưởng "Chất lượng Thanh Toán Quốc Tế Xuất Sắc - STP Award" tôn vinh các nỗ lực cải tiến và nâng cao chất lượng thanh toán và chuyển tiền quốc tế của Eximbank.
Giải thưởng STP Awards được trao dựa trên các tiêu chuẩn áp dụng thống nhất trên toàn cầu của Bank of New York Mellon dựa trên số lượng điện thanh toán và chất lượng điện thanh toán được xử lý tự động xuyên suốt từ đầu đến cuối mà không cần đến bất kỳ sự can thiệp hoặc điều chỉnh nào khác (straight-through processing). Đây là sự ghi nhận của một định chế tài chính quốc tế lâu
đời và uy tín đối với dịch vụ thanh toán và chuyển tiền quốc tế của Eximbank, khẳng định chất lượng công nghệ, quy mô và thị phần hoạt động, tính hiệu quả của hệ thống, cũng như sự xuất sắc trong nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên của Eximbank.
Bà Nguyễn Thị Hồng Phúc - Phó Giám đốc phụ trách khối Vận hành nhận giải STP từ Ông Terence Tan - Giám đốc Chiến lược Bán hàng và Tăng trưởng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Bank of New York Mellon.
Đại diện Eximbank, Bà Nguyễn Thị Hồng Phúc - Phó Giám đốc phụ trách khối Vận hành đã cám ơn các hỗ trợ của Bank of New York Mellon dành cho Eximbank và cam kết sẽ liên tục cải tiến để nâng cao hơn nữa tỷ lệ STP tại Eximbank. Ngoài tài khoản USD tại Bank of New York Mellon, Eximbank còn duy trì tài khoản Nostro USD tại các ngân hàng khác của Mỹ như JP Morgan, Citi và Wells Fargo. Các đối tác ngân hàng quốc tế này cũng liên tiếp trong nhiều năm liền trao các giải thưởng tương tự cho Eximbank, với tỷ lệ STP lên đến 98% - 99%.
Qua hơn 34 năm hoạt động, Eximbank được đánh giá là một trong những định chế tài chính hàng đầu tại Việt Nam đối với hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối. Ngân hàng sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh của mình để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ uy tín, chất lượng cao dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại phục vụ cộng đồng. Bên cạnh đó, nhân dịp chào đón tuổi thứ 35, nhằm tri ân khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế, Eximbank đã triển khai chương trình “Eximbank 35 năm – Chuyển tiền quốc tế 0đ phí”. Theo đó khách hàng doanh nghiệp khi thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài và mua ngoại tệ tại Eximbank sẽ được ưu đãi miễn phí chuyển tiền ra nước ngoài trên cả kênh tại quầy và online, áp dụng đến hết 29/02/2024.
Không chỉ ưu đãi về phí, Eximbank cũng hỗ trợ khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ với tỷ giá ưu đãi. Với chiến lược phát triển bền vững, lấy sự đổi mới làm cốt lõi, Eximbank đang không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và đổi mới để tạo ra nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và khách hàng, hiện thực hóa những kỳ vọng trong tương lai.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bank of New York Mellon là ngân hàng lâu đời nhất của Mỹ, với tổng tài sản trên 325 tỷ USD (hạng 125 thế giới và hạng 16 ở Mỹ), có mức tín nhiệm quốc tế AA- theo S&P và Aa2 theo Moody’s. Eximbank thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý thân thiết với BNYM từ ngày đầu thành lập và duy trì một tài khoản Nostro USD tại đối tác nhằm phục vụ cho các nhu cầu thanh toán của Treasury, thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại.
FILI
Không chỉ SCB, một số ngân hàng yếu kém khác cũng từng “khoe” rất nhiều giải thưởng trước khi bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.
Hơn 60 lần vinh danh Dong A Bank
Ngân hàng TMCP Đông Á (Dong A Bank) bị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 8/2015 và đến nay vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu. Từ đó đến nay, không có bất kỳ một dòng thông tin nào về việc ngân hàng này nhận được giải thưởng “danh giá” nào từ các tổ chức trong nước và quốc tế trao tặng. Điều này là trái ngược hoàn toàn với những gì diễn ra trước đó.
Theo thống kê, nhà băng này đã có tổng cộng hơn 60 lần được vinh danh bởi các tổ chức trong nước và quốc tế.
Riêng năm 2014, năm cuối cùng trước khi xảy ra vụ đại án kinh tế liên quan đến những sai phạm của cựu lãnh đạo Trần Phương Bình, Dong A Bank đã nhận được 8 giải thưởng và bằng khen các loại.
Trong số đó có những giải thưởng do các tổ chức nước ngoài trao tặng như: Giải thưởng “Ngân hàng nội địa bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2014” do tạp chí Asian Banking & Finance trao tặng, Giải thưởng “ATM hiện đại nhất Việt Nam 2014” do tổ chức Global Banking and Finance Review (Anh) trao tặng, Giải thưởng “Tăng trưởng tốt doanh số thanh toán quốc tế năm 2014” Ngân hàng Wells Fargo (Hoa Kỳ) bình chọn, Giải thưởng “Tỷ lệ công điện đạt chuẩn (STP) 2013” do Ngân hàng Bank of New York Mellon (BNY) - Hoa Kỳ trao giải thưởng. Bên cạnh đó còn là Giải thưởng "Thương hiệu mạnh Việt Nam" lần thứ 8 liên tiếp do cục Xúc tiến Thương Mại (Bộ Công Thương) bình chọn;…
Giai đoạn từ 2006 – 2013, Dong A Bank đã có tới hơn 50 lần được vinh danh ở các hạng mục khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu ở giai đoạn 2010 – 2013.
Có thể kể đến như Giải thưởng “Ngân hàng nội địa kinh doanh ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2012” do tạp chí Asian Banking & Finance trao tặng. Giải thưởng “Dịch vụ được hài lòng nhất 2013” do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao trao tặng. Giải thưởng “Đơn vị hợp tác triển khai Marketing tốt nhất năm 2011” do MoneyGram trao tặng. Giải thưởng “Tỷ lệ công điện đạt chuẩn STP” (Straight – Through – Processing) các năm 2010, 2011, 2013 do Ngân hàng New York trao tặng.
Loạt ngân hàng yếu kém.
Giải thưởng Doanh Nghiệp Việt Nam Vàng 2010; Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2003, 2005, 2007, 2008, 2010, 2011, 2013; Giải thưởng Thương hiệu nổi tiếng Quốc gia 2010; Giải thưởng Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2010; Chứng nhận xuất sắc về chất lượng vượt trội của hoạt động thanh toán quốc tế do Standard Chartered Bank, Citibank, American Express Bank, Wachovia Bank và Bank of New York trao tặng.
Giải thưởng SMART50 dành cho 50 doanh nghiệp hàng đầu của châu Á ứng dụng thành công IT vào công việc kinh doanh do Tạp chí công nghệ thông tin hàng đầu Châu Á Zdnet trao tặng. Cúp vàng Thương hiệu Nhãn hiệu do Hiệp hội Nghiên cứu Đông Nam Á trao;…
“Mưa” giải thưởng cho OceanBank
Tương tự như SCB và Dong A Bank, một ngân hàng đang trong diện kiểm soát đặc biệt là Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cũng từng nhận được hơn 30 những danh hiệu, giải thưởng, bằng khen của các tổ chức trong nước và quốc tế trong giai đoạn từ 2009 – 2014.
OceanBank bị NHNN mua bắt buộc với giá “0 đồng” vào năm 2015 sau khi ngân hàng không thể tự tái cơ cấu. Kể từ đó đến nay đã không có thêm bất kỳ giải thưởng nào được ngân hàng này công bố.
Riêng trong năm 2014, năm cuối cùng trước khi bị mua bắt buộc, OceanBank nhận loạt giải thưởng như: Giải thưởng Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2014; Giải thưởng Nhóm Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2014 - Best Banking Group in Vietnam; Danh hiệu Doanh nghiệp vì người lao động 2014; Giải thưởng Sáng kiến Ngân hàng điện tử tốt nhất Việt Nam 2014.
Trước đó, nhà băng này cũng được các tổ chức quốc tế trao cho các giải thưởng như: Giải thưởng Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2013; Ngân hàng có sản phẩm dịch vụ sáng tạo nhất Việt Nam 2013; Ngân hàng bán lẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam 2012; Top 100 Ngân hàng có bảng cân đối mạnh nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương; Top 500 Ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương; Giải thưởng STP (Straight – Through – Processing) dành cho ngân hàng thanh toán đạt chuẩn cao do Wells Fargo trao tặng năm 2011, 2012, 2013;…
Không “ồn ào” như SCB, Dong A Bank hay OceanBank, hai ngân “0 đồng” là Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng Xây Dựng (CBBank) tỏ ra “lép vế” hơn về các giải thưởng quốc tế.
Thay vào đó, hai nhà băng này chỉ công bố các giải thưởng, Bằng khen do các tổ chức trong nước, Bộ ngành và chính quyền địa phương trao tặng.
Trong số đó có những Bằng khen về những đóng góp trong phong trào thi đua của các địa phương, hoặc Bằng khen về thành tích trong kinh doanh. Những giải thưởng này được trao cho GPBank và CBBank trong giai đoạn từ 2006 đến 2014.
Tuân Nguyễn
Vietnamnet
Kết thúc quý 3/2023, tình hình kinh tế chung tiếp tục khó khăn khiến phần lớn doanh nghiệp ngành nhựa thu hẹp quy mô doanh thu so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, lãi thu về lại khả quan hơn nhờ giá thành nguyên vật liệu chính giảm so với cách đây 1 năm.
Từ đầu quý 3 năm ngoái đến nay, tức tròn 1 năm, giá nguyên vật liệu chính hạt nhựa PP và PE đã giảm khoảng 13 - 15%.
Diễn biến giá hạt nhựa PP và PE từ quý 1/2022
Nguồn: tradingeconomics.comTheo thống kê từ VietstockFinance, quý 3/2023, ngành nhựa ghi nhận tỷ lệ tổng giá vốn trên doanh thu đạt 84.2% - mức thấp nhất trong 7 quý trở lại. Nhờ đó, toàn ngành mang về tổng cộng 554 tỷ đồng lãi ròng, tăng 24%, dù quy mô doanh thu giảm 8%, còn 12,637 tỷ đồng.
Tỷ lệ giá vốn/Doanh thu toàn ngành nhựa
Nguồn: VietstockFinanceSo với cùng kỳ năm trước, 15 doanh nghiệp ngành nhựa trên sàn (HOSE, HNX và UPCoM) tiếp tục có lợi nhuận tăng; trong đó, 1 công ty giảm lỗ, có doanh nghiệp tăng lãi hơn 40 lần. Còn lại 11 công ty kết quả đi lùi, trong đó có 2 công ty chuyển lãi thành lỗ.
Quy mô các “ông lớn” BMP, NTP và AAA tiếp tục nằm trong nhóm dẫn đầu, chiếm 39% tổng doanh thu và 80% lợi nhuận toàn ngành.
Giá nguyên vật liệu “đỡ” lợi nhuận quý 3
Quý 3, Nhựa Bình Minh thu lãi 209 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, dù doanh thu giảm 38%, do giá vốn giảm mạnh hơn doanh thu, tới 50%. BMP tiếp tục có kỳ kinh doanh khả quan từ khi về tay người Thái.
Đối thủ của BMP, Nhựa Thiếu niên Tiền Phong cũng nhờ giá thành nguyên vật liệu chính giảm, đưa lãi tăng vọt 77%, lên 148 tỷ đồng, trong khi doanh thu đi ngang so với cùng kỳ. Kết quả của NTP cho thấy sự phục hồi kể từ quý 4 năm ngoái - lợi nhuận quý sau liên tục cao hơn quý trước.
Nhựa An Phát Xanh trong nhóm quy mô doanh thu đầu ngành khi mang về hơn 3.5 ngàn tỷ đồng. Lãi tăng 24%, đạt 100 tỷ đồng. Kết quả này nhờ vào sản xuất tăng trưởng, doanh thu tăng so với cùng kỳ, đồng thời tiết giảm chi phí.
Lợi nhuận quý 3/2023 của 3 “ông lớn” ngành nhựa (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceTích cực nhất là Rạng Đông Holding với lãi đột biến 31 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chưa đến 1 tỷ đồng, dù doanh thu giảm mạnh 26% và các loại chi phí đồng loạt bị đội lên. Kết quả cao nhất kể từ quý 1/2020 của RDP, một phần nhờ giá vốn giảm tỷ lệ cao hơn, đặc biệt doanh thu từ hoạt động tài chính mang về 31 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ hơn 700 triệu đồng).
VICEM Bao bì Bỉm Sơn , Công nghiệp Thương mại Sông Đà , Kỹ nghệ Đô Thành , Tân Phú Việt Nam , Nhựa - Bao bì Vinh và Đầu tư Sản xuất và Thương mại HCD cũng hưởng lợi từ việc giá vốn nguyên vật liệu thấp, lợi nhuận gộp nhờ đó cao hơn cùng kỳ dù doanh thu giảm. Các doanh nghiệp này đồng loạt báo lãi ròng tăng, thấp nhất 18% (VBC) đến cao nhất 787% (STP).
STP cho biết, dù khối lượng tiêu thụ clinke, nhựa và thành phẩm vỏ bao các loại đồng loạt giảm, nhưng lãi tăng do giá nhựa kéo là nguyên liệu chính đầu vào giảm 28%. Trường hợp BPC, do giá nguyên vật liệu chính gồm hạt nhựa tạo sợi, hạt nhựa tráng màng, giấy kraft giảm so với cùng kỳ.
Lợi nhuận quý 3/2023 nhóm doanh nghiệp nhựa tăng lãi (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceTrong khi đó, hạt nhựa và phụ gia nhựa các loại là sản phẩm đầu ra của HCD, PLP, VBC, SFN. Tuy giá giảm, các công ty này vẫn có lãi tăng theo nhiều cách khác nhau.
Đơn cử, doanh thu CTCP Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê giảm 19%, lợi nhuận gộp giảm hơn một nửa so với cùng kỳ, lần lượt còn 407 tỷ đồng và 36 tỷ đồng. Dù vậy, PLP vẫn lãi 7.5 tỷ đồng, tăng 51%, nhờ thoái vốn tại công ty con là CTCP Hoàng Gia Pha Lê.
Quý 3, Dệt lưới Sài Gòn lãi 2 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ nhờ được giảm 30% tiền thuê đất ở quận 4, do thuộc đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. VBC lãi tăng 18% nhờ tiết giảm và quản lý tốt chi phí. HCD mang về gần 13 tỷ đồng, tăng 138%, nhờ vào mảng sản xuất gỗ nhựa.
Một kết quả tích cực khác từ Nhựa Đà Nẵng - mang về doanh thu 6.3 tỷ đồng, tăng 25%. Ngược với các doanh nghiệp trên, giá vốn của DPC tăng cao hơn khiến lợi nhuận gộp thu hẹp một nửa, còn 1.7 tỷ đồng. Dù vậy, DPC chỉ lỗ 1.3 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 11.8 tỷ đồng) chủ yếu do chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ giảm tới 95%, còn chưa đến 1 tỷ đồng.
Giảm lãi do nền kinh tế chung còn khó khăn
Ngược dòng với nhóm tăng lãi, khó khăn chung từ nền kinh tế trong và ngoài nước là lý do chính khiến một số công ty có kết quả kém trong quý 3.
Chẳng hạn, do kinh tế khó khăn, sức mua chung giảm, Nhựa Picomat đưa ra chính sách giảm giá bán từ cuối quý 3/2022 để hỗ trợ khách hàng, khiến lãi ròng chỉ bằng một nửa cùng kỳ, còn 1.8 tỷ đồng.
Tương tự, doanh thu Nhựa Tân Đại Hưng giảm một nửa, chủ yếu do sản lượng bán hàng xuất khẩu giảm mạnh; kết quả lỗ 1 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 2 tỷ đồng. TPC cho biết, do lạm phát kinh tế thế giới và trong nước, thị trường bao bì dệt cạnh tranh khốc liệt, nhu cầu tiêu dùng cả thế giới giảm đi rất nhiều, lãi vay tăng, khách hủy đơn hàng, giá nguyên vật liệu còn cao.
Tập đoàn Nhựa Đông Á phân phối sản phẩm nhựa phục vụ lĩnh vực bất động sản. Thị trường này đang khó khăn làm doanh thu giảm 61%, chi phí tài chính công ty con, cụ thể là tỷ giá chênh lệch tăng cao 190% do nhập khẩu hàng hóa, máy móc tăng. Dù doanh thu giảm mạnh, các loại chi phí vẫn phải chi trả, dẫn đến sụt giảm lợi nhuận. Kết quả: DAG lỗ hơn 16 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 3.3 tỷ đồng.
Lợi nhuận quý 3/2023 nhóm doanh nghiệp nhựa giảm lãi (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceKhác với nhóm trên, dù doanh thu tăng, TDP, VTZ cùng DNP đều báo lãi giảm.
Thuận Đức gặt hái doanh thu thêm 25% so với cùng kỳ, lên hơn 1 ngàn tỷ đồng, nhưng chủ yếu là từ bán hạt nhựa nên biên lợi nhuận không lớn; đồng thời chi phí lãi vay tăng mạnh trong thời gian dài, tổng cầu quốc tế không đạt kỳ vọng, làm lợi nhuận giảm. Bên cạnh đó, cộng hưởng thêm chính sách thuế TNDN tại Nghị định 132/2020 làm cho chi phí thuế của Công ty tăng cao.
Nhờ mở rộng đa dạng kênh phân phối bán hàng nên doanh thu CTCP Sản xuất và Thương mại Nhựa Việt Thành đạt 471 tỷ đồng, tăng 10%; nhưng chi phí tài chính đội lên cao làm lãi ròng bị thu hẹp 25%, còn hơn 5 tỷ đồng.
Quý 3, DNP Holding khởi sắc trong một số mảng kinh doanh, giúp doanh thu đạt hơn 1,800 tỷ đồng, tăng 10%. Đồng thời, khoản lãi từ hoạt động đầu tư cùng lãi tiền gửi, tiền cho vay góp thêm 40 tỷ đồng vào tổng doanh thu của DNP. Dù vậy, giá vốn tăng với tỷ lệ cao hơn, khoản lỗ khác cùng chi phí thuế TNDN đột biến khiến cổ đông công ty mẹ chỉ thu về gần 2 tỷ đồng, giảm 25%.
Ngành nhựa cả năm 2023 nhiều khả năng đi lùi
Sau 9 tháng, ngành nhựa có 4 công ty báo lỗ, trong khi cùng kỳ chỉ có 1 công ty, dù có 4 trường hợp thu lãi tăng bằng lần, cho thấy sức cầu còn khó khăn.
Tổng doanh thu và lãi ròng sau 9 tháng của 26 công ty ngành nhựa đạt 39.1 ngàn tỷ đồng và 1.35 ngàn tỷ đồng, giảm lần lượt 8% và 10% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 12 công ty lãi tăng (gồm 1 công ty giảm lỗ), 10 công ty giảm lãi, 4 công ty lỗ trong khi cùng kỳ lãi.
Nhóm lợi nhuận trên trăm tỷ đồng, duy nhất “ông lớn” BMP lãi tăng đến 75%, trong khi AAA, NTP giảm lãi lần lượt 23% và 4%.
Các công ty thu lãi tăng bằng lần gồm DNP, STP, RDP và BPC, ít nhất 167%. DNP tăng mạnh nhất, gấp 10 lần cùng kỳ.
VNP, TPC, PLP và DAG lỗ trong khi cùng kỳ lãi. Riêng DAG lỗ hơn 181 tỷ đồng (cùng kỳ lãi gần 12 tỷ đồng).
So với cùng thời điểm năm trước, tổng hàng tồn kho của các doanh nghiệp ngành nhựa giảm 26%, về mức 9,860 tỷ đồng. AAA giảm nhiều nhất: 68%, NTP giảm 41%, BMP giảm 16%. Các công ty cũng tích cực giảm vay nợ dài hạn, còn 5 ngàn tỷ đồng, tức giảm 39% so với cuối quý 3/2022.
Một số biến động đáng kể của ngành nhựa sau 9 tháng (Đvt: tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinanceTử Kính
FILI
交易股票、貨幣、商品、期貨、債券、基金等金融工具或加密貨幣屬高風險行為,這些風險包括損失您的部分或全部投資金額,所以交易並非適合所有投資者。
做出任何財務決定時,應該進行自己的盡職調查,運用自己的判斷力,並諮詢合格的顧問。本網站的內容並非直接針對您,我們也未考慮您的財務狀況或需求。本網站所含資訊不一定是即時提供的,也不一定是準確的。本站提供的價格可能由造市商而非交易所提供。您做出的任何交易或其他財務決定均應完全由您負責,並且您不得依賴通過網站提供的任何資訊。我們不對網站中的任何資訊提供任何保證,並且對因使用網站中的任何資訊而可能造成的任何交易損失不承擔任何責任。
未經本站書面許可,禁止使用、儲存、複製、展現、修改、傳播或分發本網站所含數據。提供本網站所含數據的供應商及交易所保留其所有知識產權。