行情
新聞
分析
使用者
快訊
財經日曆
學習
數據
- 名稱
- 最新值
- 前值
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
無匹配數據
最新觀點
最新觀點
最近更新
港股投資的風險預警
儘管香港法律體系和監管框架相對健全,但港股市場仍存在一些特定的風險和挑戰,如港幣與美元掛鉤,外地投資者可能會面臨匯率波動;中國內地的政策變化和經濟狀況對港股的影響等 。
投資港股費用架構與稅務
港股市場的交易成本包括總投資成本為買賣股票的交易費用、印花稅、結算費用等,對於外地投資者,可能會涉及兌換港幣所產生匯率轉換費用,以及依照所在地的相關法規需繳納的稅款。
港股產業分析:非必需消費產業
港股市場非必需消費產業涵蓋汽車、教育、旅遊、餐飲、服飾等多個領域,在643家上市公司中35%為中國內地公司,佔總市值的65%,因此受中國經濟影響深遠。
港股產業分析:地產建築業
地產建築業在港股指數中的份額近年來已明顯下降,但截至2022年,它依然在市場上佔有約10%的份額。 包含了房地產開發、建築工程、房地產投資和物業管理等各個方面。
中國·香港
越南·胡志明
杜拜
奈及利亞·拉各斯
埃及·開羅
查看所有搜尋結果
暫無數據
Người thân sếp lớn NDN muốn mua 1 triệu cổ phiếu
Ông Nguyễn Quang Minh Văn đăng ký mua 1 triệu cp của CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) trong thời gian từ 26/12/2024-23/01/2025 để tăng tỷ lệ sở hữu.
Nếu thành công, ông Văn sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại NDN từ 0.32% (230,000 cp) lên 1.71% (1.23 triệu cp).
Đóng cửa phiên 25/12, giá NDN dừng tại mức 9,300 đồng/cp, giảm 27% so với đỉnh lập vào đầu tháng 4 năm nay. Chiếu theo mức giá này, ông Văn cần chi hơn 9 tỷ đồng để mua hết số cổ phiếu đăng ký.
Về mối liên hệ, ông Văn là người thân của 2 sếp lớn NDN. Ông Nguyễn Quang Minh Khoa - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc là anh ruột của ông Văn, còn ông Nguyễn Quang Minh Khánh - Ủy viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc NDN là em ruột của ông Văn.
Cá nhân Phó Chủ tịch và Phó Tổng NDN đang sở hữu lần lượt 2.14% và 1.4% vốn Công ty, tương đương 1.53 triệu cp và hơn 1 triệu cp.
Cả 3 anh em là con trai của ông Nguyễn Quang Trung - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc NDN.
Trước đó, HĐQT NDN đã miễn nhiệm các chức vụ đối với ông Trung kể từ ngày 07/12/2021 sau khi ông bị Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP. Đà Nẵng khởi tố, thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý tài sản gây thất thoát lãng phí”.
Sau khi ông Trung bị bắt, NDN đã bổ nhiệm con trai ông thay thế vị trí này.
CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng N vừa nhận được quyết định xử phạt vi phạm thuế của Cục thuế TP Đà Nẵng.
Nhà Đà Nẵng có các vi phạm như khai sai nhưng không dẫn đến thiếu số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp kỳ tính thuế năm 2022 và thuế TNDN từ hoạt động kinh doanh năm 2023 (tăng số lỗ). Đồng thời, Công ty khai sai thuế TNDN năm 2019, 2020, 2021, 2023 dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp.
Với loạt vi phạm trên, NDN bị xử lý tổng số tiền gần 2.95 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ ngày 30/10/2022 đến nay, Công ty có số thuế TNDN từ hoạt động kinh doanh nộp thừa vào ngân sách nhà nước, sau khi bù trừ với số tiền truy thu, Công ty còn số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp gần 1.7 tỷ đồng.
Nhà Đà Nẵng kinh doanh nhiều lĩnh vực, trong đó có bất động sản. Trong 9 tháng đầu năm 2024, NDN ghi nhận hơn 146 tỷ đồng doanh thu và lãi ròng 42 tỷ đồng, giảm lần lượt 65% và 79% so với cùng kỳ 2023. So với kế hoạch năm, Công ty thực hiện được 35% chỉ tiêu doanh thu và 68% mục tiêu lợi nhuận.
Kết quả kinh doanh những năm trước của NDN
Tính đến ngày 30/09/2024, Nhà Đà Nẵng đã chi gần 491 tỷ đồng để đầu tư chứng khoán, chiếm 38% tổng tài sản, nhưng phải trích lập dự phòng (tạm lỗ) hơn 38 tỷ đồng, tương đương gần 8%.Danh mục đầu tư gồm các mã cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn như VHM giá gốc hơn 160 tỷ đồng (tạm lỗ 21%); HPG gần 104 tỷ đồng, TCB hơn 80 tỷ đồng, STB 78.5 tỷ đồng…
Ngoài ra, Nhà Đà Nẵng có hơn 137 tỷ đồng tiền nhàn rỗi.
Thế Mạnh
FILI
Nhà Đà Nẵng bị phạt, truy thu thuế gần 1.7 tỷ đồng
CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) vừa nhận được quyết định xử phạt vi phạm thuế của Cục thuế TP Đà Nẵng.
Nhà Đà Nẵng có các vi phạm như khai sai nhưng không dẫn đến thiếu số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp kỳ tính thuế năm 2022 và thuế TNDN từ hoạt động kinh doanh năm 2023 (tăng số lỗ). Đồng thời, Công ty khai sai thuế TNDN năm 2019, 2020, 2021, 2023 dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp.
Với loạt vi phạm trên, NDN bị xử lý tổng số tiền gần 2.95 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ ngày 30/10/2022 đến nay, Công ty có số thuế TNDN từ hoạt động kinh doanh nộp thừa vào ngân sách nhà nước, sau khi bù trừ với số tiền truy thu, Công ty còn số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp gần 1.7 tỷ đồng.
Nhà Đà Nẵng kinh doanh nhiều lĩnh vực, trong đó có bất động sản. Trong 9 tháng đầu năm 2024, NDN ghi nhận hơn 146 tỷ đồng doanh thu và lãi ròng 42 tỷ đồng, giảm lần lượt 65% và 79% so với cùng kỳ 2023. So với kế hoạch năm, Công ty thực hiện được 35% chỉ tiêu doanh thu và 68% mục tiêu lợi nhuận.
Tính đến ngày 30/09/2024, Nhà Đà Nẵng đã chi gần 491 tỷ đồng để đầu tư chứng khoán, chiếm 38% tổng tài sản, nhưng phải trích lập dự phòng (tạm lỗ) hơn 38 tỷ đồng, tương đương gần 8%.Danh mục đầu tư gồm các mã cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn như VHM giá gốc hơn 160 tỷ đồng (tạm lỗ 21%); HPG gần 104 tỷ đồng, TCB hơn 80 tỷ đồng, STB 78.5 tỷ đồng…
Ngoài ra, Nhà Đà Nẵng có hơn 137 tỷ đồng tiền nhàn rỗi.
'Ôm' cổ phiếu BĐS, loạt doanh nghiệp trên sàn tạm lỗ tiền tỷ
Báo cáo tài chính quý III/2024 của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Nhà Đà Nẵng (mã chứng khoán: NDN) cho thấy doanh nghiệp bất động sản này đã dành gần 491 tỷ đồng đầu tư vào nhiều mã cổ phiếu khác nhau. Công ty đã trích lập dự phòng (tạm lỗ) hơn 38 tỷ đồng, tương đương khoảng 8%.
Danh mục đầu tư của công ty bao gồm nhiều mã cổ phiếu có tỷ trọng lớn như HPG của Tập đoàn Hòa Phát, VHM của Vinhomes, TCB của Techcombank và STB của Sacombank, ACV… Các mã phải trích lập dự phòng chủ yếu là VHM và ACV của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.
Công ty cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên (mã chứng khoán: TLH) cũng rót hơn 31 tỷ đồng vào chứng khoán và hiện đang phải trích lập dự phòng gần 4 tỷ đồng. Trong đó, công ty đầu tư vào các cổ phiếu như DGC của Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang và VND của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect.
Tương tự, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã chứng khoán: VHC) ghi nhận tạm lỗ gần 37 tỷ đồng tại ngày 30/9. Doanh nghiệp đã đầu tư hơn 161 tỷ đồng vào các cổ phiếu như NLG của Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long, DXS của Công ty cổ phần Dịch vụ bất động sản Đất Xanh và KBC của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc...
Một doanh nghiệp bất động sản khác là Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm (mã chứng khoán: NTL) cũng dành hơn 150 tỷ đồng để đầu tư vào chứng khoán. Đáng chú ý, công ty phải trích lập dự phòng giảm giá hơn 38% cho khoản lỗ từ cổ phiếu QCG của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai. Tuy nhiên, giá trị khoản nắm giữ này khá nhỏ, chỉ khoảng 300 triệu đồng, nên dù có lỗ cũng không ảnh hưởng lớn đến giá trị tổng danh mục.
Tổng quan, Nhà Từ Liêm vẫn ghi nhận tạm lãi từ các cổ phiếu như TCH của Tài chính Hoàng Huy, PAN của Tập đoàn PAN, VHM của Vinhomes và HDG của Tập đoàn Hà Đô.
Chi hàng trăm tỷ đầu tư chứng khoán, nhiều doanh nghiệp nếm 'trái đắng'
Bên cạnh việc đem tiền nhàn rỗi gửi ngân hàng, nhiều doanh nghiệp chọn kênh đầu tư chứng khoán với hy vọng sinh lời. Tuy nhiên, khi diễn biến thị trường không thuận lợi, nhiều doanh nghiệp phải "gánh' khoản lỗ hàng chục, hàng trăm tỷ đồng.
Nhiều quý liên tiếp, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã: VHC) phải "gồng lỗ" khoản đầu tư vào cổ phiếu DXS của Công ty cổ phần Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh.
Đến cuối quý III/2024, VHC đang đầu tư gần 162 tỷ đồng vào kinh doanh chứng khoán, giảm 11,6% so với thời điểm đầu năm và đang tạm lỗ gần 37 tỷ đồng. Trong đó, khoản trích lập dự phòng lớn nhất vào cổ phiếu DXS của Công ty Cổ phần Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh, lên tới 32 tỷ đồng, bằng 54% giá gốc.
Nguồn: VHC
Tại thời điểm 30/9/2024, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (mã: NDN) đem hơn 38% tổng tài sản, tương đương 491 tỷ đồng đầu tư vào chứng khoán.
Trong đó, cổ phiếu của CTCP Vinhomes (mã: VHM) được đầu tư lớn nhất với hơn 160 tỷ đồng và CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã: HPG) gần 104 tỷ đồng. Đáng nói, Nhà Đà Nẵng phải trích lập dự phòng hơn 38 tỷ đồng, tương đương gần 8%.
Nguồn: NDN
Một doanh nghiệp bất động sản khác là Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm (mã: NTL) cũng dành hơn 150 tỷ đồng để đầu tư chứng khoán (tại ngày 30/9).
Tổng thể danh mục cổ phiếu mà NTL nắm giữ đang tạm lãi 10%. Trong đó, cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục là TCH với giá gốc gần 133 tỷ đồng và tăng 10%.
Nguồn: NTL
Tuy nhiên, NTL vẫn phải trích lập dự phòng giảm giá hơn 38% với khoản lỗ đầu tư cổ phiếu QCG của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai. Tuy nhiên, khoản nắm giữ khá nhỏ, chỉ khoảng 300 triệu đồng nên dù thua lỗ cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới giá trị danh mục.
Công ty cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên (mã: TLH) từng là doanh nghiệp rót vốn mạnh vào cổ phiếu trong giai đoạn thị trường sốt nóng năm 2020-2021.
Thời gian gần đây, công ty điều chỉnh giảm mạnh tỷ trọng đầu tư. Tại cuối quý III/2024, TLH đầu tư hơn 31 tỷ đồng vào các cổ phiếu khác nhau, đều đang lỗ và phải trích lập dự phòng 3,6 tỷ đồng.
Trong đó, hai khoản đầu tư chính là cổ phiếu DGC của Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang và cổ phiếu VND của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect.
Ngay cả các công ty chứng khoán cũng khó tránh khỏi cảnh "gồng lỗ" cổ phiếu. Điển hình như Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect (mã VND) với giá trị cổ phiếu đầu tư có giá trị hơn 3.300 tỷ đồng tại cuối quý III/2024. Các mã chiếm tỷ trọng lớn nhất có VPB giá gốc hơn 448 tỷ đồng, đang lỗ 2%; HSG đầu tư 379 tỷ đồng, tạm lãi 16%; C4G 285 tỷ đồng, tạm lỗ 11%; LTG 115 tỷ đồng, tạm lỗ 55%…
Danh mục tài sản chính FVTPL của VND tại ngày 30/9/2024
Hay tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) với danh mục cổ phiếu niêm yết trong tài sản chính FVTPL tại ngày 30/9/2024 đạt hơn 3.500 tỷ đồng, tăng 560 tỷ đồng về quy mô so với đầu năm và tạm lãi 5%.
Trong đó, 4 mã có tỷ trọng lớn nhất là cổ phiếu VPB giá gốc gần 350 tỷ đồng (tạm lỗ 11%); FRT (201 tỷ đồng, tạm lãi 111%); MWG (141 tỷ đồng, tạm lãi 28%) và FPT (78 tỷ đồng, tạm lãi 72%).
Tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) của SHS có giá gốc 475 tỷ đồng, tương đương đầu năm, trong đó nắm giữ SHB hơn 275 tỷ đồng (tạm lãi 114%) và TCD (giá gốc 200 tỷ đồng, tạm lỗ 65%).
Hàng chục cổ phiếu BĐS đã rơi về dưới mức 10.000 đồng/cp, đâu là nguyên do của tình trạng tiêu cực này?
Xu hướng giảm giá kéo dài với nhóm cổ phiếu bất động sản từ 2022 đến nay. Hàng chục mã đã rơi về dưới mức 10.000 đồng/cp, không ít trường hợp chỉ ngang ly trà đá. Đâu là nguyên do của tình trạng tiêu cực này?
Theo Dòng vốn Kinh Doanh, kể từ quý II/2022 đến nay, câu chuyện của cổ phiếu bất động sản đã rẽ đi theo hướng hoàn toàn khác khi thị trường chứng khoán lao dốc.
Thị trường chứng khoán đã tạo đáy vào tháng 11/2022. Tính đến nay (28/10), VN-Index hồi phục với tỷ lệ 38%. Đa phần các nhóm ngành tăng giá đáng kể như thép, dệt may, dầu khí... thậm chí vượt đỉnh tại nhiều mã ngân hàng, công nghệ, chứng khoán.
Thị trường chứng khoán khởi sắc, song điều này lại không xảy ra với nhóm cổ phiếu bất động sản. Sau cú giảm năm 2022, tình trạng chung vẫn là lình xình không tăng hay hồi phục kém bền vững (rồi quay lại xu hướng điều chỉnh). Danh mục nhà đầu tư liên tục bị hao hụt theo thời gian, hay còn được gọi là tình trạng “bò tùng xẻo”.
Hiện có hàng chục cổ phiếu bất động sản đang được giao dịch ở dưới mệnh giá (10.000 đồng/cp), kể đến LDG, TDH, PTL, HQC, HAR, NRC, HPX, KHG, SCR, FIR, DXS, IDJ, CRE, HTN, API, CCL, NVT, NDN, TDC, EVG, ITA...
Giá kết phiên 28/10 của một số cổ phiếu bất động sản. (Nguồn: X.N tổng hợp).
Một số trường hợp cũng có xu hướng giảm tiệm cận về mốc 10.000 đồng/cp như NVL, ITC, LSG. Với QCG, sau khi rơi về dưới 6.000 đồng/cp đã có nhịp tăng trở lại trong nửa tháng gần nhất, giúp thị giá quay lên 10.700 đồng/cp kết phiên 28/10.
Bất động sản là ngành quy tụ nhiều cổ phiếu penny nhất thị trường. Đây là các cổ phiếu vốn hóa nhỏ và siêu nhỏ, sở hữu kết quả kinh doanh yếu kém hoặc không có gì đặc biệt, nhưng lại thu hút dòng tiền đầu cơ khi thị trường chung vào sóng tăng. Do đó, khi thanh khoản chứng khoán suy yếu và xu hướng thị trường chuyển sang giảm/tích lũy, thị giá nhóm này nhanh chóng lao dốc.
Đáng chú ý là danh sách nêu trên bao gồm những đơn vị thuộc nhóm vốn hóa lớn hơn như HPX, KHG, DXS, thậm chí có sự góp mặt của NVL.
HPX và NVL thuộc nhóm giảm giá sâu nhất năm 2022, với những chuỗi giảm sàn liên tiếp. Đà lao dốc chủ yếu đến từ áp lực bán và/hoặc công ty chứng khoán giải chấp sở hữu của cổ đông lớn và/hoặc cổ đông nội bộ.
Như tại Hải Phát Invest (HPX) là hoạt động thoái vốn của nhóm quỹ Dragon Capital, hay Chủ tịch HĐQT Đỗ Quý Hải bán ra/bị giải chấp. Nhóm Dragon Capital đã thoái sạch vốn, trong khi Chủ tịch Hải hiện chỉ nắm tỷ lệ hơn 13%.
Còn Novaland (NVL) nổi bật là làn sóng bán ra/bị giải chấp của nhóm cổ đông Chủ tịch HĐQT Bùi Thành Nhơn. Xu hướng này vẫn kéo dài cho đến tháng 9/2024. Trong khoảng hai năm, nhóm này đã bán ra hơn 400 triệu cp, đưa tỷ lệ sở hữu về dưới 39% vốn. Trong đó, cá nhân Chủ tịch Bùi Thành Nhơn không còn là cổ đông lớn.
Xét mặt hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp bất động sản chịu tác động tiêu cực trong năm 2022 và kéo dài qua 2023 do bối cảnh thị trường bất động sản gặp tắc nghẽn về thủ tục pháp lý, dẫn đến suy giảm thanh khoản. Lãi suất tăng và tín dụng bị kiểm soát chặt chẽ hơn khiến người mua khó tiếp cận với khoản vay so với trước.
Cùng với đó, sau những sự kiện như Vạn Thịnh Phát và Tân Hoàng Minh, hoạt động phát hành trái phiếu ngành bất động sản gần như đóng băng vào 2022, và chỉ mới có tín hiệu khởi sắc từ 2023 và 2024.
“Gọng kìm” khiến kết quả kinh doanh một số đơn vị rơi vào trạng thái tiêu cực. Nguồn thu suy giảm nhanh chóng khi không bán được đáng kể số lượng sản phẩm. Dòng tiền gặp khó khi áp lực trả nợ trái phiếu tăng dần và đạt đỉnh trong 2023 - 2024. Nhiều đơn vị đã phải cắt giảm hàng loạt nhân sự để duy trì hoạt động tối thiểu, “nằm chờ qua cơn bão”.
2 năm qua Chính phủ đã liên tục họp bàn, đưa ra một số chính sách hỗ trợ ngành bất động sản, bao gồm cho giãn thời hạn trả nợ trái phiếu. Tuy vậy, hiệu quả thực tế vẫn cần thời gian thị trường và doanh nghiệp thẩm thấu.
Trong bối cảnh thiếu hụt dòng tiền, nhiều đơn vị tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường cổ phiếu. Các hình thức thường thấy là phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu hay phát hành riêng lẻ, cổ đông lớn/lãnh đạo bán ra cổ phiếu. Điều này góp phần kéo thị giá giảm nhanh hơn nữa.
Ở quan sát khác, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thời gian qua đã ban hành nhiều quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp ngành bất động sản, tập trung tại vi phạm công bố báo cáo tài chính hay trả nợ trái phiếu. Cùng với đó, các sở giao dịch cũng đưa loạt trường hợp vào diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế/đình chỉ giao dịch. Điều này càng làm giảm thanh khoản (do bị cắt margin hoặc hạn chế/đình chỉ giao dịch) cũng như sức hấp dẫn của cổ phiếu trong mắt nhà đầu tư.
Bàn về cổ phiếu bất động sản, tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (VIF 2024), bà Nguyễn Hoài Phương, Giám đốc đầu tư, người điều hành VinaCapital-VESAF từng chia sẻ vận động giá của nhóm này thường không dựa theo ghi nhận doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong năm 2024, VinaCapital cho rằng các công ty bất động sản không có quá nhiều nguồn để ghi nhận lợi nhuận nhưng tình hình bán hàng bắt đầu khả quan hơn từ nửa cuối năm. Dự báo này dựa trên lãi suất thực tế ở mức thấp và thu nhập của người dân hồi phục trở lại thì niềm tin với bất động sản - kênh đầu tư dài hạn mới được kích hoạt trở lại.
Thực tế, giá giao dịch bất động sản trong năm 2023 không giống như những đợt khủng hoảng trước đó là giảm giá diện rộng mà chỉ giảm giá cục bộ, còn lại nhiều khu vực, phân khúc vẫn neo giá cao.
“Sau khi các dự thảo luật liên quan trực tiếp đến ngành bất động sản được thông qua, giá các dự án những năm sau khó giảm. Hai yếu tố gồm lãi suất phải ổn định ở mức thấp và thu nhấp tăng thì mức độ hấp thụ bất động sản mới có thể cao. Khi đó thị trường bất động sản sẽ hồi phục theo xu hướng giao dịch ấm lên ở những phân khúc phục vụ nhu cầu ở thực, vừa túi tiền rồi mới đến bất động sản vùng ven. Định giá cổ phiếu bất động sản hiện tại (cuối 2023) vẫn có khả năng để nhà đầu tư cân nhắc mua nhưng không phải tất cả mà tập trung vào doanh nghiệp thật sự có quỹ đất sạch sẵn sàng mở bán. Một rủi ro nữa là nợ. Áp lực nợ gốc và lãi vay của doanh nghiệp ngành này đang được đẩy lùi từ năm 2023 sang năm 2024. Rất nhiều doanh nghiệp đang quay cuồng với vấn đề dòng tiền”, bà Phương nhận định.
Loạt cổ phiếu BĐS đồng loạt lao dốc về dưới mệnh giá
Hiện có hàng chục cổ phiếu bất động sản đang được giao dịch ở dưới mệnh giá (10.000 đồng/cp), kể đến LDG, TDH, PTL, HQC, HAR, NRC, HPX, KHG, SCR, FIR, DXS, IDJ, CRE, HTN, API, CCL, NVT, NDN, TDC, EVG, ITA...
Giá kết phiên 28/10 của một số cổ phiếu bất động sản.
交易股票、貨幣、商品、期貨、債券、基金等金融工具或加密貨幣屬高風險行為,這些風險包括損失您的部分或全部投資金額,所以交易並非適合所有投資者。
做出任何財務決定時,應該進行自己的盡職調查,運用自己的判斷力,並諮詢合格的顧問。本網站的內容並非直接針對您,我們也未考慮您的財務狀況或需求。本網站所含資訊不一定是即時提供的,也不一定是準確的。本站提供的價格可能由造市商而非交易所提供。您做出的任何交易或其他財務決定均應完全由您負責,並且您不得依賴通過網站提供的任何資訊。我們不對網站中的任何資訊提供任何保證,並且對因使用網站中的任何資訊而可能造成的任何交易損失不承擔任何責任。
未經本站書面許可,禁止使用、儲存、複製、展現、修改、傳播或分發本網站所含數據。提供本網站所含數據的供應商及交易所保留其所有知識產權。