行情
新聞
分析
使用者
快訊
財經日曆
學習
數據
- 名稱
- 最新值
- 前值
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
公:--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
--
預: --
前: --
無匹配數據
最新觀點
最新觀點
最近更新
港股投資的風險預警
儘管香港法律體系和監管框架相對健全,但港股市場仍存在一些特定的風險和挑戰,如港幣與美元掛鉤,外地投資者可能會面臨匯率波動;中國內地的政策變化和經濟狀況對港股的影響等 。
投資港股費用架構與稅務
港股市場的交易成本包括總投資成本為買賣股票的交易費用、印花稅、結算費用等,對於外地投資者,可能會涉及兌換港幣所產生匯率轉換費用,以及依照所在地的相關法規需繳納的稅款。
港股產業分析:非必需消費產業
港股市場非必需消費產業涵蓋汽車、教育、旅遊、餐飲、服飾等多個領域,在643家上市公司中35%為中國內地公司,佔總市值的65%,因此受中國經濟影響深遠。
港股產業分析:地產建築業
地產建築業在港股指數中的份額近年來已明顯下降,但截至2022年,它依然在市場上佔有約10%的份額。 包含了房地產開發、建築工程、房地產投資和物業管理等各個方面。
中國·香港
越南·胡志明
杜拜
奈及利亞·拉各斯
埃及·開羅
查看所有搜尋結果
暫無數據
Tại sao ngày càng nhiều người không mua nhà tầng 2? Đây là 5 lý do
Mặc dù nhà chung cư ở tầng 2 giá rẻ, thuận tiện đi lại vì gần mặt đất nhưng có nhiều vấn đề khó chấp nhận.
Gần đây tôi đang có ý định mua nhà nên nhờ một người bạn trong ngành bất động sản tư vấn. Cậu bạn tôi nói, dù nghèo đến mấy cũng không nên mua chung cư ở tầng 2. Mặc dù nhà chung cư ở tầng 2 giá rẻ, thuận tiện đi lại vì gần mặt đất nhưng có nhiều vấn đề khó chấp nhận.
1. Hiệu quả thoát nước không tốt
Hầu hết, các nhà ở tầng 1 đều có hệ thống thoát nước độc lập. Vì vậy, các nhà ở tầng 2 thường sẽ phải chịu vấn đề thoát nước của toàn bộ tòa nhà.
Nếu hiệu quả thoát nước không tốt, tình trạng nước dâng lên ở bồn cầu, nước bị thấm ngược rất dễ xảy ra. Chưa hết, lúc đó mùi hôi bốc lên ở đường ống thoát nước cũng rất khó chịu, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt trong nhà.
2. Vấn đề tiếng ồn
Vấn đề tiếng ồn ở tầng 2 là không thể tránh khỏi. Ngay cả trong khu dân cư không có phương tiện đi vào, hàng loạt âm thanh như trẻ em chơi đùa và hàng xóm nói chuyện sẽ được nghe rõ từ tầng 2, trừ khi bạn lắp cửa sổ cách âm.
Nhưng bạn phải biết rằng, bạn không thể sống mà không mở cửa sổ quanh năm. Vì vậy, vấn đề tiếng ồn trở thành một trong những lý do khiến nhiều người không chọn mua căn hộ ở tầng 2.
3. Ánh sáng và tầm nhìn kém
Hệ thống ánh sáng trên tầng 2 thường rất kém. Rất nhiều căn hộ không đáp ứng được yêu cầu về ánh sáng mặt trời tối thiểu, ngay cả khi quay mặt về hướng Nam thì mỗi ngày cũng nhận được rất ít giờ nắng.
Nguyên nhân là do tầng thấp, dễ bị các tòa nhà cao tầng bên khác hoặc cây cối che chắn mất ánh sáng. Một khi nhà thiếu ánh sáng, không gian bên trong sẽ ẩm thấp và tăm tối, lạnh lẽo, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như tinh thần của người sống trong nhà.
4. Nhiều muỗi
Những ngôi nhà ở tầng thấp rất dễ bị muỗi xâm nhập vào nhà. Vào mùa hè, tình trạng này sẽ càng tồi tệ hơn, gây phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt của gia đình.
Nguyên nhân là do độ cao của tán cây gần bằng vị trí tầng 2 và tầng 3. Khi đó, muỗi trong tán cây sẽ bay vào nhà qua các kẽ hở. Ngoài ra, môi trường ở tầng 2 khá ẩm thấp, thông thoáng kém, tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi và phát triển.
5. Khó bán
Chính vì những vấn đề trên mà các căn hộ ở tầng 2 đặc biệt khó bán. Nhiều người hoạt động trong ngành bất động sản cho biết, những căn hộ ở tầng 2 thường phải rao bán rất lâu mới có người mua.
Vì vậy, nếu sau này muốn chuyển sang căn hộ khác, bạn sẽ rất khó bán lại căn hộ ở tầng 2.
Xem thêm: Tại sao ngày càng nhiều người chọn mua nhà hướng Tây thay vì hướng Đông? Người bán hàng nói lên sự
Mẹ đảm Sài Gòn làm vườn dưa hấu trên sân thượng 50m2, chia sẻ cách trồng cực chi tiết cho quả to đều
Sinh ra và lớn lên ở nông thôn, ký ức về khu vườn nhà xanh mướt luôn là nguồn cảm hứng của chị Võ Thị Ngọc Ánh (SN 1990, nhân viên văn phòng).
Vì thế khi lên Sài Gòn sinh sống và làm việc, 9X luôn nghĩ về ngôi nhà có khu vườn nhỏ và cố gắng để thực hiện nó.
Chị Ngọc Ánh bên cạnh giàn dưa hấu.
“Mình bắt đầu làm nông dân phố với vài chậu rau nhỏ và sau đó niềm đam mê lớn dần theo năm tháng nên mình cải tạo lại sân thượng để trồng nhiều loại cây.
Thời gian đầu mình gặp rất nhiều khó khăn từ khâu khuân vác đất, phân, vật tư lên sân thượng đến không có kinh nghiệm chăm sóc nên rau quả sâu bệnh, mất mùa… Trải qua những năm tháng chăm chỉ trồng trọt và học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị, bạn bè, các hội nhóm thì mình đã có được kho báu là khu vườn xanh tươi, bốn mùa hoa trái trĩu cành”, chị Ngọc Ánh chia sẻ.
Vườn dưa hấu nằm gọn gàng khiến nhiều người thích mắt.
Chị Ngọc Ánh trồng rau quả theo mùa, đến nay chị đã chinh phục được nhiều loại cây trái khác nhau như các loại rau xanh, cà chua, dưa lưới, dưa vàng, dưa gang,… Và có một loại quả không thể không kể đến chính là dưa hấu. Chị cũng trồng đủ loại, từ dưa hấu ruột đỏ đến dưa hấu ruột vàng,…
“Nhà mình rất thích dưa hấu nên đây là loại quả mình trồng nhiều nhất vườn. Dưa hấu cũng có nhiều loại đa dạng: dưa hấu ruột đỏ, ruột vàng, ruột cam…với nhiều hình thức vỏ sọc, vỏ đen…”, mẹ đảm cho hay.
Video: Vườn dưa hấu Hắc Mỹ Nhân trên khu vườn sân thượng nhà chị Ngọc Ánh
Thành công với nhiều vụ dưa hấu, dàn quả sai nằm gọn gàng ngăn nắp với vị ngọt thanh mát, chị Ngọc Ánh không ngần ngại chia sẻ tất tần tật kinh nghiệm trồng trọt của mình từ xử lý đất trồng, ươm hạt đến chăm sóc và phòng bệnh.
Dưới đây là quy trình chị Ngọc Ánh trồng và chăm sóc các loại dưa hấu:
Bước 1: Xử lý đất trồng
Về đất trồng dưa hấu, chị Ngọc Ánh trộn đất theo tỷ lệ 40% đất thịt, 30% (tro trấu, vỏ đậu, xơ dừa đã qua xử lý…), 30% phân (trùn, bò, gà, dê, dơi…), 1 muỗng lân. Trộn đều đất, tưới đẫm và đậy kín ủ đất trong 20 ngày.
Sau đó mở ra đảo đều, tưới nước cho đất nguội. Hôm sau tưới đất bằng viên Nanogro đã sinh khối và tiến hành hạ cây con.
Sau mỗi vụ thu hoạch xong, tiến hành đảo đất với vôi nông nghiệp để từ 7-10 ngày cho khô đất rồi bổ sung các loại phân bón như trên.
Bước 2: Ươm hạt
Hạt giống dưa hấu ngâm vào nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) khoảng 6 tiếng, vớt ra ủ vào khăn ẩm bỏ vào hộp đậy kín. Sau khoảng 24 tiếng mở ra kiểm tra và tiến hành ươm hạt nảy mầm.
Giá thể ươm hạt trộn theo tỷ lệ 70% đất sạch, 30% phân trùn quế.
Khi ươm hạt, hãy cho giá thể ươm hạt vào ly ươm, bỏ hạt vào và lấp một lớp đất mỏng 2cm, phun nước ẩm để chỗ mát. Khi cây nhú lá mầm thì đem ra ngoài nắng cho cây phát triển, tưới nước ẩm hằng ngày. Sau 7 – 10 ngày tiến hành hạ cây.
Bước 3: Chăm sóc cây dưa hấu
Chị Ngọc Ánh cho biết, tùy vào giai đoạn sinh trưởng của cây mà sẽ có cách chăm sóc sao cho phù hợp. Cụ thể, với giai đoạn cây con, sau khi cây dưa hạ 3-4 ngày cần tưới humic, kích rễ liều loãng.
Sau 7 ngày hạ thổ, bắt đầu tưới phân các loại: đạm cá, đậu tương, phân dơi, rong biển, humic liều loãng 200ppm luân phiên 3 ngày/lần.
Cây hạ 10 ngày, phun phòng bọ trĩ bằng Minecto, Radiant, Confidor...hoặc các loại vi sinh như: Bio B, Bio + Neem Oil, Emi BT + Emi Oil, KID…
Khi dưa được 5-6 lá, tiến hành ngắt ngọn, nuôi 2 chèo khỏe để leo giàn. Quấn dây dưa hằng ngày, ngắt bỏ các chồi nách mọc ra từ thân dưa, ngắt bỏ hoa cái đến lá 18. Đồng thời, lúc này cần phun phòng nứt thân xì mủ, chảy nhựa bằng Revus Opti, Alpine…
Trong giai đoạn trước khi thụ phấn, khi dưa được 8 lá thì tăng liều lượng các loại phân bón hữu cơ lên 300 - 400ppm luân phiên 3 ngày/lần. Tưới thêm set phân mix 600-800ppm 5 ngày/lần giúp thúc dây dài, chuẩn bị lấy bông.
Khi dưa hấu được khoảng 15 lá, ngưng bón đạm cá, thay vào đó cần tăng lượng phân dơi, rong biển, humic. Phun Canxi bo + Rong biển, vi lượng giúp hoa nở đều, tăng tỷ lệ thụ phấn. Để hoa cái từ lá thứ 18 trở lên.
Trong giai đoạn thụ phấn, tuyển trái, cần thụ phấn cho hoa vào buổi sáng từ 5 - 8h. Lưu ý trong giai đoạn này giảm nước và không phun, tưới các loại phân thuốc. Sau khi thụ phấn, hãy bọc hoa cái lại tránh ruồi vàng chích.
Sau 4-5 ngày trái lớn bằng quả trứng thì bắt đầu tuyển trái. Mỗi gốc dưa để 1 trái, chọn trái tròn đều, cuống to, thẳng. Tỉa bỏ hết chèo và ngắt ngọn sau khi lấy trái 4 - 5 ngày, vị trí ngắt ngọn cách trái 5 – 6 lá. Bọc trái bằng túi vải chuyên dụng
Trong giai đoạn này, nên phòng nhện đỏ, bọ phấn cho cây dưa hấu bằng các chế phẩm vi sinh Bio B, Bio + Neem oil, Emi BT, KID… Phòng bệnh sương mai, thán thư bằng các chế phẩm vi sinh như Emina P,… tưới gốc Tricho hàng tuần.
Ở giai đoạn nuôi trái lớn, tạo ngọt, Từ 5 – 15 ngày sau thụ trái, trái sẽ lớn nhanh nên cần tưới hằng ngày các loại phân: đạm cá + đậu tương, dơi + rong biển, humic, trứng sữa 500-600 ppm. Mỗi tuần tưới kèm theo set phân mix 1200 – 1400ppm 5 ngày/lần. Đồng thời cần phun Canxi bo, vi lượng để quả lớn tròn đều.
Từ 15 ngày sau thụ trái, ngừng bón phân mix, đạm cá, thay vào đó cần tăng phân tạo ngọt (phân trứng sữa, dịch chuối, dơi, rong biển…). Phun rong biển, kali hữu cơ để tạo ngọt cho dưa.
Khi cây được 20 ngày sau thụ trái, giảm nước và chỉ tưới dịch chuối cho an toàn. Ngưng các loại phân bón trước thu 1 tuần. Cắt nước 3 ngày cuối trước khi thu hoạch để dưa ngọt đậm vị hơn.
Công ty liên quan Phó Tổng muốn mua 3 triệu cp ADS
Với mục đích đầu tư tài chính, Công ty TNHH Golf Long Hưng dự kiến mua thêm 3 triệu cp của CTCP Damsan (HOSE: ADS) trong thời gian từ 10/09-09/10.
Hiện, Golf Long Hưng chỉ sở hữu 65 cp ADS. Nếu mua thành công, tổ chức này sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại ADS lên 3.93%, tương đương hơn 3 triệu cp.
Về mối liên quan, bà Vũ Phương Diệp vừa giữ chức Phó Tổng Giám đốc ADS vừa là Giám đốc Golf Long Hưng. Cá nhân bà Diệp hiện đang sở hữu 121,670 cp ADS, chiếm 0.2% vốn Công ty.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu ADS đang được giao dịch ở mức 10,150 đồng/cp, giảm gần 27% từ đỉnh (phiên 04/06). Chiếu theo mức giá này, ước tính công ty có liên quan Phó Tổng phải chi hơn 30 tỷ đồng để mua hết khối lượng cổ phiếu đăng ký.
Về tình hình kinh doanh, nửa đầu năm 2024, ADS đạt gần 781 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá vốn tăng 4% khiến lãi gộp giảm 37% còn 57 tỷ đồng và lãi ròng giảm hơn 61% còn gần 15 tỷ đồng.
So với kế hoạch doanh thu hơn 2,984 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 110 tỷ đồng, Công ty mới thực hiện được 26% chỉ tiêu doanh thu và 17% mục tiêu lợi nhuận sau 6 tháng.
Bức tranh lợi nhuận quý 2 của nhóm doanh nghiệp dệt may dù thể hiện sự phục hồi, tăng trưởng nhưng chưa đồng đều. Phần lớn sự khởi sắc tập trung ở doanh nghiệp đầu ngành, trong khi doanh nghiệp quy mô nhỏ vẫn rất khó khăn.
Ảnh minh họa
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu dệt may trong tháng 7/2024 đạt gần 4.3 tỷ USD, tăng hơn 12% so với cùng kỳ. Đây là tháng đầu tiên trong năm 2024 kim ngạch xuất khẩu dệt may vượt mốc 4 tỷ USD và cũng là tháng có kim ngạch cao nhất từ tháng 8/2022. Tính chung 7 tháng, xuất khẩu toàn ngành dệt may tăng gần 6% so với cùng kỳ, với trị giá 23.9 tỷ USD.
Bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may cũng có những điểm sáng, song sự hồi phục chưa đồng đều. Dữ liệu của VietstockFinance cho thấy, trong 32 doanh nghiệp dệt may trên hai sàn công bố kết quả quý 2/2024, có 13 doanh nghiệp tăng lãi, 8 doanh nghiệp giảm lãi, 5 doanh nghiệp có lãi trở lại, 4 doanh nghiệp tiếp tục lỗ và 2 doanh nghiệp chuyển từ lãi sang lỗ.
Tổng doanh thu và lãi ròng của các doanh nghiệp đạt hơn 20,352 tỷ đồng và hơn 652 tỷ đồng, lần lượt tăng 5% và 89% so với cùng kỳ, chủ yếu dựa trên nền thấp năm 2023. Biên lãi gộp cải thiện từ mức 10% cùng kỳ lên hơn 13%.
Bức tranh đa sắc, không chỉ có màu hồng
Có 11/32 doanh nghiệp dệt may đạt lợi nhuận ròng tăng trưởng trong quý 2 với các mức tăng đều trên 50% so cùng kỳ. Dệt may Thành Công (TCM) tăng trưởng lợi nhuận gần 38 lần cùng kỳ, đạt hơn 71 tỷ đồng. Tuy nhiên nếu loại trừ quý 3/2021 (do lỗ) thì quý 2/2023 là kỳ lợi nhuận thấp nhất trong hơn 1 năm qua, nên TCM mới có sự tăng trưởng cao trong kỳ này. Công ty cho biết đã nâng năng suất, hiệu suất, giảm lãng phí, tối ưu doanh thu và lợi nhuận.
TCM có quý lãi cao nhất gần 2 năm
Tương tự, so với nền thấp, tăng trưởng lợi nhuận ba con số còn có CTCP Mirae (KMR) gấp 12.5 lần đạt 3.4 tỷ đồng; Tổng Công ty Việt Thắng (TVT) gấp 3.6 lần đạt 2 tỷ đồng hay như Tập Đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa (AAT); CTCP X20; Dệt may Hòa Thọ (HTG) và May Nhà Bè (MNB) đều gấp đôi cùng kỳ.
Quán quân lợi nhuận trong quý 2/2024 thuộc về May Việt Tiến (VGG), đạt hơn 100 tỷ đồng, tăng 73%. Công ty cho biết do doanh thu tăng gần 37% lên gần 3.1 ngàn tỷ đồng và phần lãi trong công ty liên doanh, liên kết tăng gần 11 tỷ đồng làm lợi nhuận tăng.
Quán quân doanh thu quý 2 gọi tên "ông lớn" Vinatex (VGT) thu về hơn 4.1 ngàn tỷ đồng, tăng 6%. Tính chung 6 tháng, doanh thu đạt gần 8.1 ngàn tỷ đồng, chiếm hơn 21% tổng doanh thu cả nhóm.
Thành quả của Dệt may TNG là doanh thu kỷ lục tính theo quý, đạt gần 2.2 ngàn tỷ đồng, tăng 9% cùng kỳ. Công ty cho biết do khai thác các dòng hàng khó, phức tạp. Kết quả, lãi ròng đạt hơn 86 tỷ đồng, mức cao nhất gần 2 năm và tăng 57% so với cùng kỳ.
May Sông Hồng (MSH) có doanh thu hơn 1.3 ngàn tỷ đồng, thấp hơn 14% so với quý 2/2023, chủ yếu do một số đơn hàng đã sản xuất nhưng kế hoạch xuất hàng vào đầu tháng 7. Tuy nhiên, lợi nhuận hoạt động tài chính tăng cao giúp lãi ròng cải thiện 7% lên gần 92 tỷ đồng.
Ở nhóm doanh nghiệp xơ sợi, công ty con Vinatex - Dệt Phong Phú (PPH) là điểm sáng về tăng trưởng doanh thu, đạt hơn 551 tỷ đồng, tăng 46%, mức tăng trưởng cao nhất toàn ngành. Tuy nhiên, tăng trưởng tổng chi phí nhanh hơn khiến lãi ròng giảm nhẹ 2% về dưới 84 tỷ đồng.
Damsan (ADS) có kỳ kinh doanh không thuận lợi, ghi nhận 391.5 tỷ đồng doanh thu, giảm 42% so với cùng kỳ. Lãi ròng vỏn vẹn 6.4 tỷ đồng, lao dốc 74%. Nguyên nhân do giá bông sợi giảm 30% nên Công ty chỉ thực hiện sản xuất 80% công suất.
Sợi Thế Kỷ (STK) gây bất ngờ khi báo lỗ kỷ lục 55.5 tỷ đồng trong quý 2, kém xa khoản lãi hơn 37 tỷ đồng cùng kỳ 2023. Nguyên nhân do doanh số bán hàng thấp và phát sinh chi phí ngưng máy vào giá vốn hàng bán vì trong kỳ, Công ty ngưng nhiều máy nhằm hạn chế gia tăng thêm thành phẩm tồn kho khi nhu cầu thị trường yếu.
Những doanh nghiệp kinh doanh không có lãi trong quý 2 còn có Dệt may Hà Nội (HSM) lỗ thêm gần 47 tỷ đồng; Dệt may Nam Định (NDT) lỗ hơn 19 tỷ đồng; FORTEX (FTM) và Everpia (EVE) đồng thời lỗ 9 tỷ đồng. Riêng Garmex (GMC) giảm lỗ từ 12.5 tỷ đồng về dưới 500 triệu đồng, hỗ trợ từ khoản thu nhập thanh lý tài sản không sử dụng.
Chỉ 1 doanh nghiệp “về đích” sớm kế hoạch lợi nhuận
Năm 2024, các doanh nghiệp dệt may đặt kỳ vọng tươi sáng với kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đa phần đều tăng dựa trên bối cảnh xuất khẩu trở lại đà tăng trưởng trong những tháng đầu năm, trái ngược với tình cảnh ảm đạm năm 2023.
Sau 6 tháng, chỉ có Dệt - May Nha Trang (NTT) công bố vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm tới 135%. Trong khi có 12 doanh nghiệp dệt may đã thực hiện hơn nửa mục tiêu lợi nhuận 2024, có 4 đơn vị đã đi được 4/5 chặng về đích gồm VGG, TCM, May Hữu Nghị (HNI) và Sợi Phú Bài (SPB).
Chưa có doanh nghiệp dệt may nào đạt kế hoạch doanh thu 2024. Dẫn đầu “đường đua” về đích hiện có MNB, NTT và HNI đã thực hiện được từ 62-68% kế hoạch doanh thu năm.
Cơ hội dịch chuyển đơn hàng
Đánh giá về bức tranh của ngành dệt may trong 6 tháng đầu năm, ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT TCM cho rằng, tăng trưởng của xuất khẩu dệt may một phần bởi mức nền 2023 thấp. "Năm ngoái là đáy và đang hồi phục dần, nhưng chưa bằng năm 2022 nên chưa thể vội mừng với ngành dệt may", ông Tùng cho biết.
Trong một chia sẻ gần đây, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng, mặc dù ngành dệt may Việt Nam có nhiều khởi sắc nhưng mức tăng trưởng do chuyển dịch đơn hàng từ các nước khác sang thị trường Việt Nam, chứ bản chất thật là tiêu dùng toàn cầu chưa tăng.
Cũng theo ông Giang, các doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết tháng 11/2024, các doanh nghiệp sản xuất trong nước kỳ vọng tăng trưởng mạnh hơn về cuối năm với mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD trong năm 2024.
Mặt khác, giới phân tích đánh giá nhóm doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể được hưởng lợi từ việc Bangladesh, thủ phủ may mặc thế giới, gặp khó do tình trạng bất ổn ở nước này vẫn tiếp diễn.
Theo trung tâm phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research), nhiều nhà máy tại Bangladesh đóng cửa nên khách hàng sẽ cân nhắc chuyển các đơn đặt hàng sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Cùng quan điểm, bộ phận phân tích Chứng khoán Agribank (Agriseco Research) nhận định doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc ở Việt Nam có thể đón nhận những đơn hàng dịch chuyển từ Bangladesh. Hiện tại cũng là cao điểm mùa xuất khẩu đối với các mặt hàng may mặc nhằm phục vụ mùa lễ hội cuối năm.
Về dài hạn, các doanh nghiệp FDI chắc chắn sẽ suy nghĩ đến việc tìm một quốc gia thay thế Bangladesh trong chuỗi cung ứng ngành dệt may bởi tình trạng bất ổn và những rủi ro gián đoạn tiềm ẩn. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều lợi thế như nguồn nhân công giá rẻ, có tay nghề cao, các chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp FDI, cơ sở hạ tầng cũng đang ngày càng hoàn thiện.
Trước những thông tin khá tích cực, nhiều cổ phiếu của các doanh nghiệp dệt may "tranh thủ" bứt tốc, thậm chí vượt đỉnh lịch sử như giá cổ phiếu CTCP May mặc Bình Dương (BDG) vào phiên 12/08 tại mức 37,500 đồng/cp, tăng hơn 20% từ đầu tháng 7.
Tương tự, giá cổ phiếu TNG đang trong đà đi lên và tiến gần về vùng đỉnh lịch sử 29,500 đồng/cp lập cuối tháng 4/2022. Một số cổ phiếu dệt may cũng ghi nhận đà tăng tốt như HTG; M10; VGT; TCM...
Diễn biến một số cổ phiếu dệt may từ đầu năm 2024 đến nayNguồn: VietstockFinance
Thế Mạnh
FILI
Thêm doanh nghiệp dệt may chia cổ tức tiền mặt trong tháng 8
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ADS đóng cửa phiên ngày 9/8 với mức tăng 2,63% so với phiên liền kề, lên mức 11.700 đồng/cp.
Dệt may Damsam dự kiến chi khoảng 76,4 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10% - cao gấp 5 lần so với mức lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp này ghi nhận sau nửa đầu năm 2024 là 14,9 tỷ đồng.
CTCP Dệt may Damsam (Mã: ADS) vừa thông báo ngày đăng ký cuối cùng để dự kiến trả cổ tức cho cổ đông là 15/8/2024, ngày thanh toán cổ tức là 28/8/2024. Tỷ lệ chi trả cổ tức là 10%, tương ứng mỗi cổ đông sở hữu một cổ phiếu sẽ nhận được 1.000 đồng tiền cổ tức.
Với 76,4 triệu cổ phiếu được lưu hành, như vậy Damsan dự kiến sẽ phải chi ra khoảng 76,4 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông.
Trái ngược với tình hình kinh doanh đang khả quan của nhiều doanh nghiệp dệt may, Damsan ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý 2 lần lượt giảm hơn 42% và 73% so với cùng kỳ năm trước, còn 391,4 tỷ đồng và 6,6 tỷ đồng.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm, Dệt may Damsam ghi nhận, doanh thu đạt 781,3 tỷ đồng và lãi sau thuế 14,9 tỷ đồng, giảm 61% so với cùng kỳ, hoàn thành được 32% mục tiêu doanh thu (2.408 tỷ đồng) cùng 16% mục tiêu lợi nhuận cả năm (114 tỷ đồng).
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ADS đóng cửa phiên ngày 9/8 với mức tăng 2,63% so với phiên liền kề, lên mức 11.700 đồng/cp.
Tháng 8/2024 cũng là thời điểm ghi nhận nhiều tin vui cho cổ đông ngành dệt may khi các doanh nghiệp liên tục thông báo chia cổ tức bằng tiền mặt.
Mức chia cổ tức cao nhất là tại CTCP May mặc Bình Dương (Mã: BDG) với tỷ lệ 25% (tương ứng mỗi một cổ phiếu nhận về 2.500 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng để nhận cổ tức là 16/8/2024. Ngày thanh toán là 9/9/2024. Với gần 24,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành, May mặc Bình Dương sẽ chi khoảng 62 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông.
Trước đó, HĐQT CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (Mã: TNG) cũng có thông báo về ngày chốt quyền nhận cổ tức là 19/8 tới đây. Dệt may TNG dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 4%, tương ứng cổ đông sở hữu một cổ phiếu sẽ nhận được 400 đồng cổ tức.
Ngày thanh toán cổ tức bằng tiền dự kiến là 30/8/2024. Với 122,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính dệt may TNG sẽ cần phải chi ra 49 tỷ đồng cho đợt chia cổ tức lần này.
Cũng vào cuối tháng này, CTCP Vinatex Đà Nẵng (Mã: VDN) chốt lịch chi trả cổ tức bằng tiền mặt vào ngày 28/8. Công ty này sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%, tương ứng mỗi cổ đông sở hữu một cổ phiếu sẽ nhận được cổ tức 2.000 đồng bằng tiền mặt.
Tổng số lượng cổ phiếu VDN đang lưu hành là 3,13 triệu đơn vị, như vậy Vinatex Đà Nẵng dự kiến sẽ phải chi ra khoảng 6 tỷ đồng để thanh toán cổ tức.
Thêm 7 doanh nghiệp sắp trả cổ tức bằng tiền, cao nhất 20%
Bước sang tháng 8/2024, thêm nhiều doanh nghiệp sẽ chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt các đợt năm 2022, 2023 và 2024.
CTCP Đồng Tân (Mã D17): Ngày 14/8/2024 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2023 tỷ lệ 20% (1 cổ phiếu được nhận 2.000 đồng). Ngày thanh toán là 28/8/2024.
CTCP Kim khí Thăng Long (Mã KTL): Ngày 15/8/2024 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2023 tỷ lệ 5,5% (1 cổ phiếu được nhận 550 đồng). Ngày thanh toán là 28/8/2024.
CTCP Damsan (Mã ADS): Ngày 15/8/2024 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2023 tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày thanh toán là 28/8/2024.
Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước Giải khát Hà Nội (Mã BHN): Ngày 16/8/2024 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2022 tỷ lệ 15% (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng). Ngày thanh toán là 15/10/2024.
CTCP ICD Tân Cảng Sóng Thần (Mã IST): Ngày 16/8/2024 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2023 tỷ lệ 15% (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng). Ngày thanh toán là 7/10/2024.
CTCP Thủy điện Nước Trong (Mã NTH): Ngày 28/8/2024 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền đợt 1 năm 2024 tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày thanh toán là 12/9/2024.
CTCP Ngân Sơn (Mã NST): Ngày 16/9/2024 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2023 tỷ lệ 6,5% (1 cổ phiếu được nhận 650 đồng). Ngày thanh toán là 11/10/2024.
Không có bất ngờ nào trong phiên chiều, VN-Index duy trì mức giảm gần 8 điểm cho tới cuối phiên, khép lại ở mức 1,208.3 điểm. HNX-Index giảm 1.2 điểm còn 226.73 điểm.
Tuy giảm điểm nhưng nhìn chung tương quan lực mua, bán lại khá cân bằng trong phiên hôm nay. Độ rộng thị trường bao gồm 370 mã tăng và 380 mã giảm.
Áp lực chính vẫn đến từ cổ phiếu tài chính (TCB, BID, VCB, MBB, VPB), nguyên vật liệu (HPG, DGC, HSG, DCM…) và bất động sản (VRE, PDR, HDG, VIC, DXG…). Một số cổ phiếu trụ duy trì sắc xanh cho tới cuối phiên. VHM, MSN, GAS, BSR, VCG đã giữ cho thị trường không giảm sâu hơn.
Top 10 cổ phiếu tác động tới VN-Index phiên 08/08/2024
Trong hôm nay, một số cổ phiếu bất ngờ giảm sàn có thể kể tới TCH, HHS, HAG, HVN…
Nhóm tiện tích có thành tích tốt nhất trong phiên với mức tăng chung 1.42%. GAS, POW, REE, SII, NQN, VLW… diễn biến tích cực về giá.
Giao dịch có phần tích cực hơn so với thanh khoản đạt 18.8 ngàn tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng trên 1.1 ngàn tỷ đồng. Trong đó tập trung bán mạnh VJC và VHM. Ngược lại, mua ròng mạnh HDB.
Top 10 cổ phiếu khối ngoại mua - bán ròng phiên 08/08/2024
14h05: Lực bán mạnh ở nhóm tài chính, bất động sản
Áp lực bán gia tăng trở lại khiến VN-Index nhanh chóng tụt điểm trong nửa đầu phiên chiều. Tới 14h05, chỉ số giảm gần 8 điểm còn 1,208 điểm.
Các nhóm ngành có thể hiện tốt trong phiên sáng như dệt may, xây dựng hạ tầng tiếp tục duy trì phong độ.
Tuy nhiên, lực bán mạnh lấn át ở nhóm ngân hàng, bất động sản và nguyên vật liệu là tác nhận chính khiến thị trường quay lại với sắc đỏ. TCB giảm tới 4%, kết hợp với một số mã vốn hóa khác như VNM, VIC, GVR, HPG, HVN… tạo áp lực lên thị trường.
Ở nhóm bất động sản, sắc đỏ chiếm ưu thế. Đáng chú ý, TCH giảm sàn ngay đầu phiên chiều. Thanh khoản cổ phiếu đột biến lên gần 20 triệu cp. Tới 14h15, dư bán sàn của cổ phiếu ở mức 14 triệu cp.
Phiên sáng: Cổ phiếu hạ tầng xây dựng bật tăng trần
Mở cửa khá tiêu cực song thị trường đã dần lấy lại sự tự tin và hồi phục về mặt điểm số. Kết phiên sáng, VN-Index tăng 2.6 điểm lên mức 1,218.45 điểm, HNX-Index tăng gần 1 điểm lên 228.91 điểm.
Phe mua đã chiếm lại ưu thế khi số mã tăng đã vươn lên gần 400 mã, áp đảo so với gần 260 mã giảm. Sắc xanh ở nhóm tài chính, công nghiệp, tiêu dùng không thiết yếu, tiện ích đang là chủ đạo của thị trường phiên sáng nay.
Sau cú bứt phá của nhóm dệt may, tới lượt cổ phiếu xây dựng hạ tầng tăng tốc. HHV, LCG, VCG đồng loạt tăng trần.
Nhóm tiện ích đang thể hiện vai trò của nhóm cổ phiếu phòng thủ khi thị trường khó đoán. GAS, POW, REE, TTA, GEG, CNG… đều tăng tốt.
Nguồn: VietstockFinance
Sự tự tin của nhà đầu tư phiên sáng nay đang giúp dòng tiền tích cực hơn. Thanh khoản sáng này đạt giá trị 8.7 ngàn tỷ đồng, bắt đầu nhỉnh hơn so với cùng thời điểm phiên hôm qua.
10h40: Cổ phiếu dệt may bứt tăng
Thị trường đã dần ấp hơn so với đầu phiên, chỉ số VN-Index thu hẹp đà giảm về còn giảm 2.6 điểm (tính đến 10h40).
Sắc xanh đã dần trở lại ở nhóm cổ phiếu tài chính. EIB tăng nhẹ với thanh khoản dẫn đầu toàn nhóm đạt hơn 10 triệu cp. VND, SHS, BID, VIB cũng đang giữ sắc xanh. Cổ phiếu MSN cùng GAS và VHM đang các mã trụ cho thị trường với mức tăng tốt trên 2%.
Nhóm dệt may đang thể hiện diễn biến tích cực. TNG tăng 6%, TCM tăng hơn 4%, STK tăng 5%, VGT đạt mức tăng gần 7%. Một số mã khác bật tăng trần, bao gồm: SHN, ADS, MSH…
Nhịp đập Thị trường 08/08: Thiếu trụ kéo đầu phiên, VN-Index rớt xuống dưới tham chiếu
Nhóm tài chính nhuốm sắc đỏ từ sớm, VN-Index theo đó rớt xuống dưới tham chiếu. Đầu phiên, chỉ số liên tục giảm với mức giảm gần 6%, chạm mốc 1,210 điểm.
Cổ phiếu ngân hàng TCB, VCB, VPB, HDB cùng một số vốn hóa lớn như FPT, GVR, VIC, BCM, VNM… đang là những mã đè thị trường mạnh nhất. Góp hơn 3 điểm giảm cho VN-Index.
Ở chiều ngược lại, một mình VHM gánh chỉ số và kéo tăng chỉ số 1 điểm.
Top 10 cổ phiếu tác động tới VN-Index phiên sáng 08/08/2024 (tính đến 9h27)
Phe bán đang chiếm ưu thế đầu phiên. Độ rộng thị trường 9h20 ghi nhận chỉ 150 mã tăng so với 275 mã giảm.
Nhóm dược phẩm đang tạm tăng tốt nhất thị trường nhờ đà tăng của DHG, DVN, IMP. Cổ phiếu viễn thông đang không khỏe, VGI, FOX, CTR, SGT, ELC… đều giảm đầu phiên hôm nay.
Yến Chi
FILI
交易股票、貨幣、商品、期貨、債券、基金等金融工具或加密貨幣屬高風險行為,這些風險包括損失您的部分或全部投資金額,所以交易並非適合所有投資者。
做出任何財務決定時,應該進行自己的盡職調查,運用自己的判斷力,並諮詢合格的顧問。本網站的內容並非直接針對您,我們也未考慮您的財務狀況或需求。本網站所含資訊不一定是即時提供的,也不一定是準確的。本站提供的價格可能由造市商而非交易所提供。您做出的任何交易或其他財務決定均應完全由您負責,並且您不得依賴通過網站提供的任何資訊。我們不對網站中的任何資訊提供任何保證,並且對因使用網站中的任何資訊而可能造成的任何交易損失不承擔任何責任。
未經本站書面許可,禁止使用、儲存、複製、展現、修改、傳播或分發本網站所含數據。提供本網站所含數據的供應商及交易所保留其所有知識產權。