行情
新闻
分析
用户
快讯
财经日历
学习
数据
- 名称
- 最新值
- 前值
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
公:--
预: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
无匹配数据
最新观点
最新观点
最近更新
港股投资的风险预警
尽管香港法律体系和监管框架相对健全,但港股市场仍然存在一些特定的风险和挑战,如港币与美元挂钩,外地投资者可能会面临汇率波动;中国内地的政策变化和经济状况对港股的影响等。
投资港股费用结构与税务
港股市场的交易成本包括总投资成本为买卖股票的交易费用、印花税、结算费用等,对于外地投资者,可能会涉及兑换港币所产生汇率转换费用,以及按照所在地的相关法规需缴纳的税款。
港股行业分析:非必需消费行业
港股市场非必需消费行业覆盖汽车、教育、旅游、餐饮、服装等多个领域,在643家上市公司中35%为中国内地公司,占总市值的65%,因此受中国经济影响深远。
港股行业分析:地产建筑业
地产建筑业在港股指数中的份额近年已明显下降,但截2022年,它依然在市场上占有约10%的份额。包含了房地产开发、建筑工程、房地产投资和物业管理等各个方面。
中国·香港
越南·胡志明
阿联酋·迪拜
尼日利亚·拉各斯
埃及·开罗
查看所有搜索结果
暂无数据
Cổ phiếu SCS của Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn bị hạ khuyến nghị
SCS bị giảm giả định đóng góp từ nhà ga hàng hóa số 1 Sân bay Quốc tế Long Thành (LTA-C1).
Chứng khoán Vietcap (VCSC) vừa hạ khuyến nghị từ Khả quan xuống Phù hợp thị trường đối với cổ phiếu SCS của CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCSC) và điều chỉnh giảm 25% giá mục tiêu. Giá cổ phiếu của SCS đã giảm 10% trong 5 tháng qua.
VCSC điều chỉnh giảm giá mục tiêu chủ yếu do loại bỏ giả định về 20% cổ phần của SCS trong nhà ga hàng hóa số 1 Sân bay Quốc tế Long Thành (LTA-C1), dẫn đến mức giảm 14%/23%/32% đối với dự báo LNST sau lợi ích CĐTS cho các năm 2027/2028/2029.
Điều này ảnh hưởng nhiều hơn so với mức tăng 11%/8%/2% trong dự báo lợi nhuận sau thuế các năm 2024/2025/2026.
Dự phóng của VCSC về SCS |
VCSC nâng dự báo lợi nhuận sau thuế các năm 2024/25/26 do kết quả kinh doanh 9T 2024 khả quan hơn dự kiến, với mức tăng giá dịch vụ trung bình (ASP) vượt trội hơn so với mức tăng thông lượng chậm hơn dự kiến.
VCSC nâng dự báo ASP các năm 2024/25/26 thêm 6-8% mỗi năm, đồng thời điều chỉnh giảm 3%/5%/10% trong dự báo thông lượng hàng hóa cho các năm này.
VCSC dự báo thông lượng hàng hóa quốc tế (chiếm khoảng 90% tổng thông lượng) sẽ tăng trưởng 47%/9%/2% so cùng kỳ trong các năm 2024/25/26 trước khi giảm 23%/6%/6% so cùng kỳ trong các năm 2027/28/29 khi LTA đi vào hoạt động trong năm 2027.
Theo chia sẻ mới nhất từ phía ban lãnh đạo, cổ tức bằng tiền mặt trên mỗi cổ phiếu cho năm tài chính 2024 tối thiểu là 7.000 đồng, mà VCSC tin là do lợi nhuận năm 2024 cao.
VCSC nâng kỳ vọng cổ tức tiền mặt trên mỗi cổ phiếu trong 12 tháng tới lên 7.000 đồng (tương ứng mức lợi suất cổ tức bằng tiền mặt cao đạt 8,6%).
Giá mục tiêu của VCSC tương ứng P/E dự phóng năm 2025 là 9,3 lần, tương đương khoảng 3 độ lệch chuẩn dưới mức trung bình lịch sử 4 năm của SCS là 13,0 lần. VCSC cho rằng mức định giá này là hợp lý do (1) triển vọng SCS tham gia đầu tư vào dự án LTA-C1 mới còn chưa chắc chắn, và (2) tiềm năng SCS trở thành công ty vận hành LTA-C1 cũng chưa rõ ràng.
Top cổ phiếu có dấu hiệu tăng mạnh sắp tới 4- 8/11
VNindex ngày 1/11 có phiên giảm tương đối đáng kể, lực bán gia tăng ở nhóm cổ phiếu trụ như tôi đã chia sẻ trước đây.
Tuy nhiên thị trường giảm lại là cơ hội mở ra đối với những người biết nắm bắt cơ hội, và sau đây là một vài cổ phiếu đang có tín hiệu tạo đáy sớm hơn so với VNindex.
- Cổ phiếu NKG: Sau bctc qusy 3 tích cực, cổ phiếu NKG trong giai đoạn vừa rồi đã "cầm máu" sớm hơn so với VNindex. Trong 6-7 phiên gần đây cổ phiếu đang giao dịch với vùng giá đi ngang và tăng nhẹ, trong khi VNindex đang trong nhịp điều chỉnh rõ ràng. Kết hợp với yếu tố NKG đang được giao dịch trong vùng giá thấp nhất trong cả năm qua, P/B đang ở mức 0.94 thì chúng tôi cho rằng đây là cơ hội mua vào đối với cổ phiếu này quanh vùng giá 20.5-21.
- Cổ phiếu SCS: BCTC quý 3 cho kết quả kinh doanh vượt trội, biên lợi nhuận duy trì ở mức "cực khủng" thì SCS sau một nhịp điều chỉnh trung hạn đang có tín hiệu tạo đáy rõ ràng. SCS cho thấy rằng mình không có đối thủ khi lợi nhuận gộp đạt mức sấp sỉ 80%. Bên cạnh đó lượng thanh khoản bung ra ở vùng 73-77 cho thấy tín hiệu "bán cao trào" rõ ràng, tiếp theo đó là lực mua follow nhanh chóng đẩy cổ phiếu lên vùng giá 78 cho thấy phe mua đang nắm quyền chủ động ở cổ phiếu này. Việc giá cổ phiếu quay trở lại vùng 90 là hoàn toàn khả thi trong thời gian tới.
- Nhóm chứng khoán: Nhóm chứng khoán thì tôi sẽ không đánh giá quá nhiều, khi VNindex tạo đáy sau một nhịp điều chỉnh thì nhóm này luôn là nhóm hồi tích cực nhất. Vì vậy nên có 1 cổ phiếu nhóm chứng khoán sau một nhịp chỉnh của VNindex cũng là điều hợp lý. Cổ phiếu tham khảo có thể là BVS, HCM, FTS quý vị có thể tham khảo.
Trên đây là một vài cổ phiếu tiêu biểu có tiềm năng tăng giá trong giai đoạn sắp tới mà tôi đã khuyến nghị trong room Khách Hàng và cộng đồng của tôi trong tuần trước, nếu có ý kiến cá nhân quý vị có thể comment chúng ta cùng trao đổi.
SCS - Triển vọng dài hạn thiếu ổn định nếu không đạt được gói thầu tại Sân bay Long Thành
Điểm nhấn tài chính
Khối lượng hàng hoá 9T24 tăng 42% svck, cao hơn dự phóng của chúng tôi.
Chúng tôi điều chỉnh nhẹ dự phóng trong năm 2024 do HĐKD trong Q3/24 duy trì tích cực.
Chúng tôi dự phóng LN ròng 2024/25 đạt 653/742 tỷ đồng, lần lượt tăng 30,9%/13,7% svck.
Luận điểm đầu tư
Khối lượng Q4/24 có thể giảm xuống sau khi đạt kết quả tốt hơn mong đợi trong Q3/24
Vào T9/24, chỉ số PMI toàn cầu đơn đặt hàng xuất khẩu mới cho thấy một số dấu hiệu chậm lại trong nhu cầu toàn cầu. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán xuất khẩu sẽ tiếp tục là động lực chính trong những tháng tới của năm 2024 với sản lượng sản xuất mạnh trong các mặt hàng công nghệ cao và ngành công nghiệp ô tô. Do đó, chúng tôi đã điều chỉnh dự phóng tổng khối lượng hàng hóa của SCS tăng 5,7%/7,9% cho 2024-25 so với dự phóng trước đó để phản ánh khối lượng tốt hơn mong đợi trong 9T24.
SCS có thể bị ảnh hưởng bởi việc dịch chuyển hàng hóa từ năm 2027
Chúng tôi ước tính SCS có thể mất 35% lượng hàng hóa tại TIA kể từ năm 2027, nhưng sẽ phục hồi dần khi tổng khối lượng hàng hóa ở miền Nam Việt Nam tăng lên. Tuy nhiên, chúng tôi dự phóng SCS có thể phục hồi đến 127% công suất hiện tại, tương đương với mức năm 2024, vào năm 2032.
Chúng tôi đặt kịch bản cơ sở rằng SCS sẽ không tham gia tại LTIA
Dựa trên thông tin hiện tại, có ít tiến triển về gói thầu số 7.8. Do đó, chúng tôi thận trọng không tính đến sự tham gia của SCS tại LTIA và bắt đầu phản ánh khả năng mất thị phần do kế hoạch dịch chuyển các chuyến bay quốc tế từ TIA sang LTIA. Do đó, bất kỳ khả năng tham gia nào của SCS tại LTIA sẽ được xem là rủi ro tăng giá so với giá mục tiêu của chúng tôi. Việc đạt được 20% gói thầu tại LTIA sẽ thay đổi khuyến nghị của chúng tôi thành Khả quan.
Giá hiện tại gần như phản ánh triển vọng hoạt động cốt lõi khi không có dự án mới
Mặc dù P/E hiện tại ở mức 12,8x cao hơn một chút so với mức trung bình của các DN cùng ngành (12,6x) và mức trung bình 3 năm của SCS (11,8x), chúng tôi tin rằng tăng trưởng EPS 2024 đạt 21,0%, phù hợp với mức P/E độ lệch chuẩn +1 (13,4x). Thêm vào đó, tỷ lệ EV/EBITDA của SCS phù hợp sv ngành, và ROE của SCS vượt trội hơn so với các đối thủ.
BCTC quý 3/2024 chiều ngày 21/10: Công ty BĐS chuyên đầu tư chứng khoán báo lãi trước thuế giảm gần 90%, DN thủy điện, hàng không tăng trưởng mạnh
Biên lãi ròng của SCS ở mức 70%, một con số "đáng mơ ước" của nhiều đơn vị kinh doanh.
Các doanh nghiệp mới công bố BCTC quý 3 ngày 21/10:
CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (mã chứng khoán SCS) vừa công bố BCTC quý 3/2024 với doanh thu thuần 266 tỷ đồng – tăng 55% so với cùng kỳ. Trừ các chi phí, Công ty báo lãi ròng sau thuế gần 186 tỷ đồng - tăng 46% so với cùng kỳ. Biên lãi ròng của SCS ở mức 70%, một con số "đáng mơ ước" của nhiều đơn vị kinh doanh.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, SCS ghi nhận doanh thu thuần 743 tỷ đồng và lãi ròng 523 tỷ đồng, tăng tương ứng 47% và 41% so với cùng kỳ.
Trong quý 3/2024, Nhà Đà Nẵng (NDN) ghi nhận doanh thu đạt 23,7 tỷ đồng, giảm 57,8% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 2 tỷ đồng, giảm 92,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, doanh nghiệp này đang đầu gần 500 tỷ đồng vào chứng khoán, chiếm gần 40% tài sản.
May Hữu Nghị (HNI) ghi nhận LNTT quý 3 đạt 20 tỷ, tăng 66% so với cùng kỳ và lũy kế 9 tháng đạt 53 tỷ, tăng 43%.
VNTT (TTN) tiếp tục đà tăng trưởng với mức tăng của lợi nhuận trước là 74% lên hơn 18 tỷ đồng.
DAP - Vinachem (DDV) ghi nhận doanh thu 761 tỷ đồng trong quý 3/2024, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhờ chi phí bán hàng giảm một nửa, lợi nhuận của DDV tăng 183% đạt gần 25,5 tỷ đồng.
CTCP Âu Lạc bất ngờ báo lỗ hơn 18 tỷ đồng trong quý 3/2024. Giá vốn hàng bán tăng mạnh hơn doanh thu là nguyên nhân khiến công ty này lỗ.
CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC – mã VEF) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 với doanh thu thuần chưa đến 4 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt gần 800 triệu đồng, khả quan hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Hoạt động tài chính tiếp tục là trụ cột gánh lợi nhuận của doanh nghiệp này. Sau khi trừ các chi phí vận hành, VEFAC lãi ròng 84,6 tỷ đồng trong quý 3/2024, giảm 27% so với cùng kỳ 2023.
Chứng khoán VNDirect (VND) báo lợi nhuận trước thuế quý 3/2024 đạt 620 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước.
SBS báo lỗ trước thuế gần 11 tỷ trong quý 3 và hơn 51 tỷ trong 9 tháng đầu năm.
Chứng khoán Tiên Phong (ORS) lãi trước thuế gần 166 tỷ trong quý 3, tăng 132% so với cùng kỳ và lãi trước thuế gần 385 tỷ trong 9 tháng đầu năm, tăng 84% so với cùng kỳ.
Triển vọng nào cho cổ phiếu cảng biển những tháng cuối năm?
Sau khoảng thời gian khá dài chững lại, cổ phiếu ngành cảng biển đang có dấu hiệu tạo sóng trở lại...
Thời gian gần đây, nhóm cổ phiếu vận tải biển đang có dấu hiệu tạo sóng trở lại. Có thể kể tới cổ phiếu CLL của Cảng Cát Lái hiện đang giao dịch trên vùng đỉnh lịch sử. Cổ phiếu GMD của Gemadept, SCS của Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn hay PHP của Cảng Hải Phòng… cũng chứng kiến đà tăng khá tích cực trong những phiên gần đây.
Đà tăng giá của nhóm cổ phiếu cảng biển diễn ra trong bối cảnh giá cước vận tải biển đang có xu hướng tăng trở lại khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa dịp cuối năm tăng cao và ảnh hưởng của biến động địa chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới.
Cụ thể, giá cước tàu trên các tuyến trọng điểm đang tăng nhanh, có thời điểm giá mỗi container đi châu Âu khoảng 4.000 - 5.000 USD, cao hơn gấp đôi cuối năm ngoái. Cước tàu hàng đi Mỹ tăng từ mức 6.000 USD/container lên 7.000 USD/container. Giá cước đi khu vực gần như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á cũng tăng từ 1.000 - 2.000 USD/container.
SSI Research nhận định, thị trường giao ngay (đại diện là WCI) có giá cước vận tải container đang chững lại khi căng thẳng hạ nhiệt, trong khi thị trường thuê tàu định hạn phản ứng chậm hơn và vẫn duy trì đà tăng. Giá cho thuê tàu 1.700 TEU hiện đang tiến gần đến mức 26.000 USD/ngày, tăng 50% kể từ đầu tháng 6/2024.
Theo Công ty Tư vấn hàng hải Drewry, giá cước vận tải giao ngay trung bình trên thế giới từ đầu năm 2024 đến nay đã tăng 80% và tăng gấp 3 lần so với mức đáy năm 2022.
Xu hướng này được dự báo sẽ còn duy trì ít nhất đến quý 4/2024, chủ yếu đến từ 2 động lực chính: Thứ nhất, sự gia tăng hàng tồn kho tại Mỹ và châu Âu từ đầu năm 2024, đặc biệt là việc Mỹ áp thêm thuế nhập khẩu với nhiều mặt hàng của Trung Quốc từ tháng 8 khiến nhu cầu nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Mỹ tăng đột biến; thứ hai, khủng hoảng tại Biển Đỏ kéo dài khiến hải trình của các tuyến tàu dài thêm đáng kể. Nhu cầu vận tải tăng đột biến cùng với thời gian vận tải tăng lên kéo theo lo ngại về nguy cơ thiếu hụt container rỗng, tiếp tục đẩy giá cước vận tải lên cao.
Giá cước vận tải tăng, giá cho thuê tàu cũng phục hồi giúp doanh nghiệp ngành vận tải có lợi nhuận tốt hơn trong năm 2024. Ngoài ra, Thông tư 39/2023/TT-BGTVT ngày 25/12/2023 của Bộ GTVT ban hành biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam đã nâng toàn bộ mức phí sàn dịch vụ của cảng biển trung bình lên khoảng 10%, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp vận hành cảng biển.
Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, có 3 yếu tố đem lại lợi thế cho nhóm cổ phiếu vận tải biển:
Thứ nhất là cầu tăng khi xuất nhập khẩu phục hồi tăng mạnh.
Thứ hai, giá cước vận tải biển có xu hướng tăng trong nửa cuối năm, đi cùng với nhu cầu sản lượng đơn hàng lớn phục vụ cho mùa lễ hội cuối năm. Trong khi đó, giá đầu vào của nhóm vận tải biển là giá dầu dù tăng - giảm luân phiên từ đầu năm đến nay nhưng so với năm ngoái vẫn đi ngang, giúp biên lợi nhuận gộp của ngành vận tải biển cải thiện.
Thứ ba, yếu tố chi phí, chi phí lãi vay của nhóm này giảm do lãi suất giảm giúp cho biên lợi nhuận của các doanh nghiệp vận tải biển cải thiện tích cực hơn.
"Vận tải biển được hưởng lợi từ đà phục hồi của nền kinh tế, có triển vọng đầu tư tích cực", ông Nguyễn Thế Minh nhận định.
Tuy nhiên, Chứng khoán TPS cũng đánh giá giá cước vận tải sẽ tiếp tục duy trì ở ngưỡng cao trong nửa cuối năm 2024, nhưng vẫn nhận thấy các yếu tố giúp hạ nhiệt giá cước trong giai đoạn tới nhờ kỳ vọng mực nước hồ Gatun sẽ cải thiện khi Panama đang bước vào mùa mưa (tháng 5 – tháng 11).
Đồng thời, hiện tượng La Nina cũng sẽ quay trở lại giúp các tàu hàng tránh đi qua khu vực xung đột, rút ngắn thời gian từ châu Á - EU, tạo điều kiện cho giá cước hạ nhiệt. Các chuyên gia TPS lưu ý về khả năng nhiều tàu hàng cùng chuyển hướng đến kênh đào Panama có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn và tác động ngược lại khiến giá cước tăng.
Lợi nhuận 'ông lớn' hàng không cất cánh' trong nửa đầu năm
Doanh thu của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) trong quí 2-2024 tiếp tục đà đi lên so với cùng kỳ nhờ sự phục hồi của lượng khách quốc tế. Xu hướng này nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì trong nửa cuối năm nay.
Lượng hành khách quốc tế hồi phục mạnh
ACV là một tên tuổi lớn trên sàn chứng khoán. Công ty này phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào tháng 11-2015 và niêm yết tại sàn UpCom vào ngày 21-11-2016 với giá tham chiếu 25.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng định giá ban đầu hơn 54.000 tỉ đồng (khoảng 2,3 tỉ đô la Mỹ). Sau hơn bảy năm thăng trầm trên thị trường chứng khoán, giá trị vốn hóa của “ông trùm” cảng hàng không đã tăng gấp 3 lần.
Trong giai đoạn 2015-2019, ACV đã mở rộng công suất đáng kể từ 71,1 triệu hành khách/năm vào năm 2015 lên khoảng 115 triệu hành khách/năm vào năm 2019 nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch bằng đường hàng không đang phát triển tại Việt Nam. ACV đang nắm độc quyền cung cấp các dịch vụ hàng không cho các hãng bay trong và ngoài nước như dịch vụ an ninh, dịch vụ mặt đất, phục vụ hành khách, cất cánh và hạ cánh… ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm chín sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
ACV hiện có hai công ty con là Dịch vụ Nhiên liệu Hàng không Nội Bài (NAFSC) và Dịch vụ Bảo dưỡng máy bay Cảng hàng không Miền Nam (SAAM). Ngoài ra, ACV còn có 10 công ty liên kết, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hàng không, trong đó có nhiều cái tên trên sàn chứng khoán như Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO – mã SAS), Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (SAGS – SGN), Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS)… ACV cũng đang là chủ đầu tư của nhiều dự án hàng không, với tổng mức đầu tư các dự án đang triển khai hơn 133.000 tỉ đồng. Trong đó, đáng chú ý nhất là dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Về mặt cơ bản, ước tính lợi nhuận trước thuế của ACV sẽ tăng khoảng 38% trong năm 2024 và tăng 20% trong giai đoạn 2025-2026 dựa trên giả định lượng hành khách quốc tế sẽ tiếp tục tăng 15% mỗi năm từ năm 2025, sau khi hoàn toàn trở lại mức trước đại dịch Covid-19 vào năm 2024.
Về tình hình kinh doanh, doanh thu của ACV trong quí 2-2024 tiếp tục đi lên so với cùng kỳ nhờ sự phục hồi của lượng khách quốc tế. Cụ thể, tổng lượng hành khách qua cảng của ACV đạt 26,8 triệu hành khách (giảm 8,3% so với cùng kỳ), chủ yếu do lượng hành khách nội địa giảm (giảm 22%) vì thiếu máy bay, trong khi lượng hành khách quốc tế tăng mạnh 30,3%, đạt 10 triệu khách.
Theo đó, lượng hành khách quốc tế trong nửa đầu năm 2024 đạt 20 triệu khách, tương đương với mức trước đại dịch Covid-19. Đây là điều khá tích cực khi thực tế khách du lịch đến từ Trung Quốc hiện mới chỉ đạt 83% mức trước đại dịch Covid-19, do đó vẫn còn dư địa để tăng trưởng trong nửa cuối năm. Trên cơ sở đó, doanh thu quí 2-2024 của ACV tăng 12,3% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng trưởng về lượng do doanh thu bình quân trên mỗi khách cao hơn đối với hành khách quốc tế.
Với lợi nhuận gộp đạt 3.500 tỉ đồng (tăng 17%), biên lợi nhuận gộp của ACV đã cải thiện lên mức 62,5% (tăng 2,5 điểm phần trăm), nhờ doanh thu bình quân trên mỗi hành khách cao hơn, trong khi chi phí tương đối ổn định. ACV cũng ghi nhận khoản lãi tỷ giá không phải tiền mặt là 434 tỉ đồng từ khoản vay vốn ODA bằng yen Nhật, khi đồng tiền này mất giá mạnh trong quí 2 vừa qua. Tính chung sáu tháng đầu năm, khoản lãi tỷ giá này đạt tổng cộng 517 tỉ đồng (trong khi nửa đầu năm 2023 lỗ 300 tỉ đồng).
Một điểm cần lưu ý nữa là thu nhập từ lãi của ACV đang có xu hướng giảm dần (từ hơn 400 tỉ đồng trong các quí trước xuống còn hơn 200 tỉ đồng trong quí 2-2024), do ACV đang đẩy nhanh đầu tư vào các dự án lớn như Sân bay quốc tế Long Thành (100.000 tỉ đồng) và Nhà ga số 3 – Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (11.000 tỉ đồng). Tổng kết lại, ACV ghi nhận 4.000 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế trong quí 2-2024 (tăng 23,7%), qua đó đưa lợi nhuận trước thuế lũy kế sáu tháng đầu năm 2024 lên mức 7.600 tỉ đồng (tăng 45%).
Biến động đồng yen không quá đáng ngại
Theo Công ty Chứng khoán SSI, biến động tăng giá gần đây của đồng yen do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đột ngột tăng lãi suất sẽ có những tác động nhất định đến ACV. Cụ thể, đồng yen đã tăng hơn 9%, lên mức quanh 170 đồng/yen, đưa tỷ giá yen/tiền đồng trở lại mức tương đương hồi đầu năm 2024. ACV hiện có khoản vay bằng yen khoảng 11.000 tỉ đồng, đồng nghĩa với việc khi yen tăng giá 1% so với tiền đồng sẽ dẫn đến khoản lỗ tỷ giá 110 tỉ đồng. Do đó, nếu tỷ giá yen/tiền đồng hiện tại được giữ nguyên cho đến cuối năm nay, ACV sẽ phải ghi nhận khoản lỗ tỷ giá khoảng 500 tỉ đồng trong nửa cuối năm 2024, và mất hết khoản lãi tỷ giá từ đầu năm.
Mặc dù vậy, biến động của đồng yen sẽ không gây quá nhiều bất lợi đến ACV về mặt lợi nhuận kế toán nếu nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh của năm 2024. Ngay cả trong trường hợp nếu yen tăng giá thêm 5%, khoản lỗ tỷ giá 500 tỉ đồng vẫn khá nhỏ so với mức lợi nhuận trước thuế hiện tại của công ty là 14.000-15.000 tỉ đồng/năm và đang tiếp tục tăng lên.
Trên thị trường chứng khoán, tính từ vùng đỉnh 137.000 đồng/cổ phiếu, hiện giá cổ phiếu ACV đã giảm khoảng 20%, về quanh mức 110.000 đồng/cổ phiếu. Về mặt cơ bản, ước tính lợi nhuận trước thuế của ACV sẽ tăng khoảng 38% trong năm 2024 và tăng 20% trong giai đoạn 2025-2026 dựa trên giả định lượng hành khách quốc tế sẽ tiếp tục tăng 15% mỗi năm từ năm 2025, sau khi hoàn toàn trở lại mức trước đại dịch Covid-19 vào năm 2024. Với kết quả kinh doanh khả quan trong nửa đầu năm 2024, lợi nhuận cho cả năm 2024 của ACV dự báo có thể ở mức 14.500 tỉ đồng.
Trên cơ sở đó, mức giá mục tiêu cho một năm tới của cổ phiếu ACV mà nhiều công ty chứng khoán đưa ra là quanh 140.000 đồng/cổ phiếu. Một số rủi ro đối với khuyến nghị trên là tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, dẫn đến nhu cầu đi lại không thiết yếu của du lịch nước ngoài thấp hơn, qua đó gây ảnh hưởng đến tăng trưởng hành khách quốc tế và lợi nhuận của ACV.
Cổ phiếu cảng biển lại ‘đạp gió rẽ sóng’ đi lên
Giá cước vận tải biển đang có xu hướng tăng trở lại khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa dịp cuối năm tăng cao và ảnh hưởng của biến động địa chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới đang tác động tích cực tới nhóm cổ phiếu vận tải biển.
Sau thời gian “im ắng”, nhóm cổ phiếu vận tải biển đang có dấu hiệu tạo “sóng” trở lại. Chẳng hạn, cổ phiếu HAH (Vận tải Xếp dỡ Hải An) đã có đà bật tăng mạnh trong tuần qua với 5 phiên liên tục tăng (từ 6/8 - 12/8); cổ phiếu CLL (Cảng Cát Lái) đang trên vùng đỉnh lịch sử; GMD (Gemadept), SCS (Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn), PHP (Cảng Hải Phòng)… cũng chứng kiến đà tăng khá tích cực.
Giá cước tàu đang tăng nhanh
Trước đó, sau giai đoạn “nổi sóng” nhờ giá cước vận tải lập đỉnh, hàng loạt mã cổ phiếu nhóm này "tụt áp" bất chấp kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khởi sắc: HAH giảm gần 14% rơi về vùng hỗ trợ xu hướng, VSC giảm 15,54%; GMD giảm 4%... chỉ trong vòng một tháng.
Trở lại hiện tại, đà tăng của nhóm cổ phiếu cảng biển diễn ra trong bối cảnh giá cước vận tải biển đang có xu hướng tăng trở lại khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa dịp cuối năm tăng cao và ảnh hưởng của biến động địa chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới.
Cụ thể, giá cước tàu trên các tuyến trọng điểm đang tăng nhanh, có thời điểm giá mỗi container đi châu Âu khoảng 4.000 - 5.000 USD, cao hơn gấp đôi cuối năm ngoái. Cước tàu hàng đi Mỹ tăng từ mức 6.000 USD/container lên 7.000 USD/container. Giá cước đi khu vực gần như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á cũng tăng từ 1.000 - 2.000 USD/container.
SSI Research nhận định, thị trường giao ngay (đại diện là WCI) có giá cước vận tải container đang chững lại khi căng thẳng hạ nhiệt, trong khi thị trường thuê tàu định hạn phản ứng chậm hơn và vẫn duy trì đà tăng. Giá cho thuê tàu 1.700 TEU hiện đang tiến gần đến mức 26.000 USD/ngày, tăng 50% kể từ đầu tháng 6/2024.
Xuất nhập khẩu tăng trưởng tích cực từ đầu năm đến nay là động lực lớn cho nhóm vận tải biển. Tính chung 7 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 439,88 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ; trong đó, xuất khẩu tăng 15,7%, nhập khẩu tăng 18,5%.
Ngược thời gian, trong năm 2023, thị trường vận tải biển toàn cầu trầm lắng do nội lực của thương mại thế giới còn khá yếu, dẫn đến giá cước vận chuyển container đường biển có chiều hướng đi xuống trong phần lớn thời gian của năm.
Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi nhanh chóng kể từ đầu năm 2024, chỉ số giá cước container toàn cầu đảo chiều mạnh mẽ từ mức 1.661 USD/FEU trong tháng 12/2023 lên 3.964 USD/FEU trong tháng 1/2024.
Thời điểm đó, nhiều ý kiến đánh giá cổ phiếu vận tải biển sẽ làm nên chuyện khi năm 2024 được đánh giá là năm thuận buồm xuôi gió của doanh nghiệp ngành vận tải biển với sự tăng trưởng tích cực nhờ vào sự hồi phục mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu và số lượng đơn hàng.
Và thực tế, nhóm cổ phiếu cảng biển đang được nhiều nhà đầu tư lựa chọn cho danh mục của mình. Với việc giá cổ phiếu ngành này trên sàn chứng khoán diễn biến tích cực cả về điểm số lẫn thanh khoản từ đầu năm đến nay đã phần nào phản ánh điều đó.
Dư địa tăng trưởng vẫn rộng mở
Theo Công ty Tư vấn hàng hải Drewry, giá cước vận tải giao ngay trung bình trên thế giới từ đầu năm 2024 đến nay đã tăng 80% và tăng gấp 3 lần so với mức đáy năm 2022.
Xu hướng này được dự báo sẽ còn duy trì ít nhất đến quý IV/2024, chủ yếu đến từ 2 động lực chính: Thứ nhất, sự gia tăng hàng tồn kho tại Mỹ và châu Âu từ đầu năm 2024, đặc biệt là việc Mỹ áp thêm thuế nhập khẩu với nhiều mặt hàng của Trung Quốc từ tháng 8 khiến nhu cầu nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Mỹ tăng đột biến; thứ hai, khủng hoảng tại Biển Đỏ kéo dài khiến hải trình của các tuyến tàu dài thêm đáng kể. Nhu cầu vận tải tăng đột biến cùng với thời gian vận tải tăng lên kéo theo lo ngại về nguy cơ thiếu hụt container rỗng, tiếp tục đẩy giá cước vận tải lên cao.
Giá cước vận tải tăng, giá cho thuê tàu cũng phục hồi giúp doanh nghiệp ngành vận tải có lợi nhuận tốt hơn trong năm 2024. Ngoài ra, Thông tư 39/2023/TT-BGTVT ngày 25/12/2023 của Bộ GTVT ban hành biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam đã nâng toàn bộ mức phí sàn dịch vụ của cảng biển trung bình lên khoảng 10%, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp vận hành cảng biển.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết, có 3 yếu tố đem lại lợi thế cho nhóm cổ phiếu vận tải biển.
Thứ nhất là cầu tăng khi xuất nhập khẩu phục hồi tăng mạnh.
Thứ hai, giá cước vận tải biển có xu hướng tăng trong nửa cuối năm, đi cùng với nhu cầu sản lượng đơn hàng lớn phục vụ cho mùa lễ hội cuối năm. Trong khi đó, giá đầu vào của nhóm vận tải biển là giá dầu dù tăng - giảm luân phiên từ đầu năm đến nay nhưng so với năm ngoái vẫn đi ngang, giúp biên lợi nhuận gộp của ngành vận tải biển cải thiện.
Thứ ba, yếu tố chi phí, chi phí lãi vay của nhóm này giảm do lãi suất giảm giúp cho biên lợi nhuận của các doanh nghiệp vận tải biển cải thiện tích cực hơn.
“Vận tải biển được hưởng lợi từ đà phục hồi của nền kinh tế, có triển vọng đầu tư tích cực”, ông Nguyễn Thế Minh nhận định.
Tuy nhiên, trong một báo cáo gần đây, Chứng khoán TPS cũng đánh giá giá cước vận tải sẽ tiếp tục duy trì ở ngưỡng cao trong nửa cuối năm 2024, nhưng vẫn nhận thấy các yếu tố giúp hạ nhiệt giá cước trong giai đoạn tới nhờ kỳ vọng mực nước hồ Gatun sẽ cải thiện khi Panama đang bước vào mùa mưa (tháng 5 – tháng 11). Đồng thời, hiện tượng La Nina cũng sẽ quay trở lại giúp các tàu hàng tránh đi qua khu vực xung đột, rút ngắn thời gian từ châu Á - EU, tạo điều kiện cho giá cước hạ nhiệt.
Dù vậy, các chuyên gia TPS lưu ý về khả năng nhiều tàu hàng cùng chuyển hướng đến kênh đào Panama có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn và tác động ngược lại khiến giá cước tăng.
交易股票、货币、商品、期货、债券、基金等金融工具或加密货币属高风险行为,这些风险包括损失您的部分或全部投资金额,所以交易并非适合所有投资者。
做出任何财务决定时,应该进行自己的尽职调查,运用自己的判断力,并咨询合格的顾问。本网站的内容并非直接针对您,我们也未考虑您的财务状况或需求。本网站所含信息不一定是实时提供的,也不一定是准确的。本站提供的价格可能由做市商而非交易所提供。您做出的任何交易或其他财务决定均应完全由您负责,并且您不得依赖通过网站提供的任何信息。我们不对网站中的任何信息提供任何保证,并且对因使用网站中的任何信息而可能造成的任何交易损失不承担任何责任。
未经本站书面许可,禁止使用、存储、复制、展现、修改、传播或分发本网站所含数据。提供本网站所含数据的供应商及交易所保留其所有知识产权。