行情
新闻
分析
用户
快讯
财经日历
学习
数据
- 名称
- 最新值
- 前值
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
公:--
预: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
公:--
预: --
--
预: --
前: --
公:--
预: --
--
预: --
前: --
公:--
预: --
公:--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
无匹配数据
最新观点
最新观点
最近更新
港股投资的风险预警
尽管香港法律体系和监管框架相对健全,但港股市场仍然存在一些特定的风险和挑战,如港币与美元挂钩,外地投资者可能会面临汇率波动;中国内地的政策变化和经济状况对港股的影响等。
投资港股费用结构与税务
港股市场的交易成本包括总投资成本为买卖股票的交易费用、印花税、结算费用等,对于外地投资者,可能会涉及兑换港币所产生汇率转换费用,以及按照所在地的相关法规需缴纳的税款。
港股行业分析:非必需消费行业
港股市场非必需消费行业覆盖汽车、教育、旅游、餐饮、服装等多个领域,在643家上市公司中35%为中国内地公司,占总市值的65%,因此受中国经济影响深远。
港股行业分析:地产建筑业
地产建筑业在港股指数中的份额近年已明显下降,但截2022年,它依然在市场上占有约10%的份额。包含了房地产开发、建筑工程、房地产投资和物业管理等各个方面。
中国·香港
越南·胡志明
阿联酋·迪拜
尼日利亚·拉各斯
埃及·开罗
查看所有搜索结果
暂无数据
Chứng khoán SmartInvest bất ngờ tạm dừng kế hoạch chia cổ tức
Ngày 12/11, HĐQT CTCP Chứng khoán SmartInvest (UPCoM: AAS) ra Nghị quyết thông qua việc tạm dừng triển khai phương án phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức cho cổ động hiện hữu.
Đây là phương án phát hành gần 9.2 triệu cp để trả cổ tức (tỷ lệ 4%) đã được ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua hồi tháng 3/2024. Lý giải cho quyết định này, HĐQT AAS cho biết là để chọn thời điểm phát hành khác phù hợp hơn.
Quyết định này gây bất ngờ bởi chỉ trong tháng 9 vừa qua, HĐQT Công ty đã ra Nghị quyết thông qua việc triển khai thực hiện phương án này. Khi đó, Công ty thông báo dự kiến thực hiện trong quý 4/2024.
Thời gian qua, thị giá cổ phiếu này liên tục sụt giảm về vùng nền 6,700 đồng/cp. So với đầu năm 2024, AAS đã giảm hơn 21%.
Quay về thời điểm tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 hồi tháng 3/2024, cổ đông Công ty còn thông qua phương án phát hành gần 230 triệu cp cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền, tỷ lệ thực hiện là 1:1, dự kiến thực hiện trong năm 2024.
Với giá chào bán dự kiến là 10,000 đồng/cp, AAS ước tính thu về gần 2,300 tỷ đồng; Trong đó, 30% để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ chứng khoán, và 70% còn lại cho hoạt động tự doanh.
Hiện tại đã gần cuối năm 2024, Công ty vẫn chưa thực hiện bất kỳ phương án phát hành nào đã được ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua.
Trong năm 2023 trước đó, AAS có hai đợt tăng vốn điều lệ. Đợt 1 tăng vốn điều lệ từ 800 tỷ đồng lên gần 2,000 tỷ đồng thông qua chào bán cổ phiếu ra công chúng và phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021; thời điểm thay đổi vốn là 15/08/2023. Đợt 2 thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2022, vốn điều lệ Công ty tăng lên gần 2,300 tỷ đồng; thời điểm thay đổi vốn vào ngày 15/11/2023.
Việc Công ty liên tục tăng vốn làm cho cổ đông đặt vấn đề về khả năng đáp ứng của nhân sự tại Công ty. Theo đó, Đoàn Chủ tịch AAS cho biết các công ty chứng khoán đều tăng vốn điều lệ nhằm bổ sung vốn lưu động và nếu muốn hoạt động tốt bắt buộc phải tăng vốn điều lệ để thúc đẩy hoạt động của Công ty. Đối với AAS, nhân sự và cơ sở vật chất vẫn đang đáp ứng hiệu quả kế hoạch do ĐHĐCĐ đề ra.
ĐHĐCĐ AAS cũng thông qua kế hoạch lãi trước và sau thuế lần lượt 300 tỷ đồng và 240 tỷ đồng, cùng gấp gần 1.8 lần thực hiện năm 2023. Tổng doanh thu hoạt động ở mức 1,000 tỷ đồng, tăng hơn 52%.
Trong 9 tháng đầu năm, AAS mang về lần lượt gần 152 tỷ đồng tổng doanh thu hoạt động, gần 91 tỷ đồng lãi trước thuế và gần 73 tỷ đồng lãi sau thuế. Ngoài việc sụt giảm so với cùng kỳ, các kết quả đạt được đều cách rất xa kế hoạch năm.
Chính phủ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, một cổ phiếu xây dựng được dự báo tăng gần 30%
Chứng khoán Smart Invest (AAS) mới có báo cáo phân tích về cổ phiếu LCG
Những năm vừa qua, cùng với sự sôi động và các cơ hội phát triển thị trường, cổ phiếu của công ty chứng khoán luôn nằm trong top các cổ phiếu được nhà đầu tư quan tâm. Nhà đầu tư quan tâm tới nhóm cổ phiếu này vì tiềm năng tăng giá mỗi khi thị trường vào “uptrend”.
Ở góc độ đầu tư theo chu kỳ, theo sóng, cổ phiếu chứng khoán có thể mang lại hiệu suất đầu tư rất tốt cho nhà đầu tư bắt đúng sóng. Tuy vậy, nếu tiếp cận theo phương pháp đầu tư cổ tức, cổ phiếu chứng khoán nào sẽ phù hợp để mua vào?
Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng mà mỗi công ty trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc tài sản khác có giá trị tương đương. Bằng cách đầu tư vào cổ phiếu trả cổ tức, các nhà đầu tư có thể nhận được một dòng thu nhập thường xuyên dưới dạng cổ tức, bên cạnh lợi ích của việc tăng giá của cổ phiếu đó trong tương lai.
Bên cạnh đó, lịch sử chi trả cổ tức cũng là lăng kính để kiểm tra mô hình kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
AAS (Smart Invest)
Chứng khoán Smart Invest bắt đầu chi trả cổ tức từ năm 2021. Các năm trở lại đây, Công ty đều trả bằng cổ phiếu.
AGR
Chứng khoán Agribank không có lịch sử trả cổ tức đều đặn. Điểm sáng là trong 2 năm gần đây, Công ty đều trả cổ tức bằng tiền mặt.
APG
Chứng khoán APG cũng không trả cổ tức đều đặn. Từ năm 2007 tới nay, Công ty có 2 năm trả cổ tức bằng tiền, 2 năm trả bằng cổ phiếu.
BMS
Chứng khoán Bảo Minh có 2 lần trả cổ tức bằng tiền mặt vào năm 2018 và 2021. Đây đều là 2 thời điểm thị trường chứng khoán sôi động.
BSC
Từ năm 2016 tới nay, Chứng khoán BIDV bắt đầu chăm chỉ trả cổ tức. Hình thức trả cổ tức bằng tiền hay cổ phiếu biến động theo từng năm.
BVS
Chứng khoán Bảo Việt bắt đầu trả cổ tức đều đặn bằng tiền từ năm 2017, tỷ lệ từ 8 - 10%/năm.
CTS
Chứng khoán VietinBank trả cổ tức khá đều trong quá khứ với hình thức tiền mặt hoặc cổ phiếu theo từng năm. Tuy nhiên, 2 năm gần đây, Công ty không thực hiện chi cổ tức.
DSC
Năm duy nhất Chứng khoán DSC trả cổ tức là năm 2018, với tỷ lệ rất cao 30%. Thời điểm này, công ty vẫn đang có tên là Chứng khoán Đà Nẵng.
FTS
Chứng khoán FTP trả cổ tức tiền mặt 5% đều đặn từ năm 2016 tới nay.
HAC
Chứng khoán Hải Phòng ghi nhận 4 lần trả cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ tối đa 10%.
HBS
Lần duy nhất Chứng khoán Hòa Bình trả cổ tức trong lịch sử là năm 2009, tỷ lệ 10%.
HSC
Từ những năm 2009, Chứng khoán TP.HCM đã mạnh tay trả cổ tức tiền mặt 20%. Nhiều năm sau đó, tới năm 2018, tỷ lệ cổ tức tiền mặt liên tục ở mức cao. Từ năm 2019 trở lại đây, tỷ lệ này bắt đầu đi xuống.
IVS
Chứng khoán IVS ghi nhận 2 lần trả cổ tức với tỷ lệ lần lượt 3% và 7%.
MBS
Chứng khoán MBS cũng cùng xu hướng trả cổ tức từ năm 2016. Trong lịch sử trả cổ tức, Công ty chuộng trả cổ tức cổ phiếu (4 lần) hơn so với tiền mặt (3 lần).
PHS
Chứng khoán Phú Hưng duy trì cổ tức tiền mặt 3 - 5% trong 5 năm gần đây.
PSI
Chứng khoán PSI có đợt trả cổ tức tiền mặt 8% năm 2010.
SBS
Chứng khoán SBS từng trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 6% vào năm 2010.
SHS
Chứng khoán SHS có xu hướng trả cổ tức tiền mặt nhiều hơn so với cổ phiếu, 5 lần trả tiền mặt và 3 lần trả cổ phiếu.
SSI
Chứng khoán SSI duy trì chế độ cổ tức 10% kể từ năm 2010 tới nay. Năm 2014 dù không trả cổ tức tiền mặt, Công ty vẫn trả cổ tức cổ phiếu 10% bằng cổ phiếu.
TCI
Chứng khoán Thành Công bắt đầu trả cổ tức từ năm 2020. Công ty có xu hướng trả bằng cổ phiếu khi chưa ghi nhận lần trả cổ tức tiền mặt nào trong lịch sử.
TVB
Chứng khoán Trí Việt có 3 lần trả cổ tức bằng tiền mặt, trong đó có 1 lần trả tới 19.6% năm 2021.
TVS
Chứng khoán Thiên Việt duy trì chế độ trả cổ tức bằng cả tiền mặt và cổ phiếu trong nhiều năm, từ 2020. Gần đây, Công ty thiên về trả bằng cổ phiếu.
VCI
Chứng khoán Vietcap thuộc nhóm ưa chuộng trả cổ tức bằng tiền mặt. Năm 2020, Công ty trả tới với tỷ lệ tới 30%.
VDS
Chứng khoán Rồng Việt ghi nhận 5 lần trả cổ tức bằng cổ phiếu và 4 lần trả cổ tức bằng tiền mặt.
VIG
Chứng khoán VIG có 1 lần trả cổ tức vào năm 2009, tỷ lệ 9.5% bằng tiền mặt.
VND
Chứng khoán VNDIRECT cũng duy trì chế độ cổ tức đều đặn 5% bằng tiền mặt.
VUA
Chứng khoán Stanley Brother có một lần trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 5% năm 2021.
WSS
Chứng khoán Phố Wall có một trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, năm 2010.
Chí Kiên
FILI
Theo chỉ đạo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ngày 31/05/2024, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thông báo sẽ loại bỏ giao dịch ngày 30/05 của ông Trần Minh Hoàng và ngày 31/05 của bà Hoàng Thị Lan Hương.
Cũng theo chỉ đạo trên của UBCKNN, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ loại bỏ giao dịch của ông Trần Minh Hoàng trong ngày 30/05/2024. Cụ thể, phiên 30/05, ông Hoàng đã bán gần 8.8 triệu cp AAS (3.82%) của CTCP Chứng khoán SmartInvest (UPCoM: AAS) và 60,500 cp POB (0.56%) của CTCP Xăng dầu Dầu khí Thái Bình (UPCoM: POB).
Ngày 30/05, AAS và POB ghi nhận khối lượng giao dịch thỏa thuận đúng bằng số cổ phiếu mà ông Hoàng đã giao dịch với giá trị lần lượt là 74.6 tỷ đồng và hơn 3 tỷ đồng. Đáng chú ý, với giá trị giao dịch trên, giá giao dịch của cổ phiếu AAS là 8,500 đồng/cp, cao hơn 100 đồng (1.2%) so với giá đóng cửa.
Diễn biến giá cổ phiếu AAS từ đầu năm 2024 đến nay
Diễn biến giá cổ phiếu POB từ đầu năm 2024 đến nay
Việc loại bỏ giao dịch của ông Hoàng tại 2 sở giao dịch diễn ra sau khi vào ngày 27/05, UBCKNN ban hành quyết định xử phạt 1.5 tỷ đồng mỗi người với 4 cá nhân do có hành vi thao túng thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu của CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu , trong đó có 1 cá nhân tên Trần Minh Hoàng.
Về diễn biến, trong khoảng thời gian từ 01/02/2021-27/05/2022, 4 cá nhân này đã sử dụng 26 tài khoản đứng tên 15 nhà đầu tư để liên tục mua bán cổ phiếu PSH với nhau nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu PSH.
Bên cạnh xử phạt tiền, 4 cá nhân trên còn chịu biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Trong đó, ông Hoàng bị cấm giao dịch chứng khoán thời hạn 3 năm, từ ngày 27/05/2024, đồng thời cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán với thời hạn tương tự.
Hà Lễ
FILI
Công ty chứng khoán liên tục bị xử phạt
Nhiều công ty chứng khoán bị xử phạt với số tiền lớn.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Cục thuế TP Hà Nội vừa xử phạt một số công ty chứng khoán với số tiền từ hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP chứng khoán HVS Việt Nam, tổng tiền phạt 210 triệu đồng.
Cụ thể, Chứng khoán HVS bị phạt 125 triệu đồng do thay đổi địa chỉ trụ sở chính khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Công ty này còn bị phạt tiền 85 triệu đồng do không báo cáo đối với thông tin (phải báo cáo theo quy định pháp luật). Chứng khoán HVS Việt Nam không báo cáo phương án khắc phục được hội đồng quản trị thông qua, về việc không đáp ứng điều kiện cấp giấy phép thành lập, và hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Chứng khoán Dầu khí (mã PSI) cũng vừa công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn của Cục thuế TP Hà Nội. PSI thực hiện hành vi khai thuế chưa đúng quy định và lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định. Công ty có tình tiết tăng nặng, do lập hóa đơn không đúng thời điểm nhiều lần và vi phạm quy mô lớn.
Chứng khoán Dầu khí bị phạt hành chính gần 783 triệu đồng, đồng thời buộc khắc phục hậu quả bao gồm: nộp đủ số tiền thuế truy thu qua thanh tra hơn 1,3 tỷ đồng, tiền chậm nộp thuế hơn 448 triệu đồng tính tới ngày 9/5. Tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp gần 2,6 tỷ đồng.
CTCP Chứng khoán SmartInvest (mã AAS) cũng có văn bản gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thông tin về quyết định xử phạt của Cục thuế TP. Hà Nội vì để xảy ra vi phạm trong quá trình khai báo và đóng thuế.
SmartInvest bị truy thu tổng cộng gần 310 triệu đồng tiền thuế, gồm 297 triệu đồng thuế VAT các năm 2021-2022; gần 12 triệu đồng thuế nhập doanh nghiệp các năm 2021-2022.
Ngoài ra, doanh nghiệp bị xử phạt gần 62 triệu đồng vì hành vi kê khai sai (20% trên số thuế tăng thêm) dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp; phạt 6,2 triệu đồng vì khai sai chỉ tiêu tại tờ khai thuế VAT nhưng không dẫn đến thiếu thuế phải nộp; hơn 60 triệu đồng tiền chậm nộp.
Cơ quan thuế 'sờ gáy' nhiều doanh nghiệp
Một số doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán vừa bị truy thu, phạt chậm nộp thuế với số tiền từ hàng trăm triệu đến cả chục tỷ đồng.
Một số doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán vừa bị truy thu, phạt chậm nộp thuế với số tiền từ hàng trăm triệu đến cả chục tỷ đồng như Tập đoàn Yeah1, Chứng khoán SmartInvest, Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành.
CTCP Tập đoàn Yeah1 (mã YEG) vừa có văn bản gửi đến Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) báo cáo về việc nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của Chi cục Thuế quận 3 (TPHCM).
Yeah1 bị phạt hơn 150 triệu đồng do có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế giá trị gia tăng phải nộp; khai sai dẫn đến thiếu số thuế thu nhập cá nhân phải nộp; khai sai một số khoản doanh thu, chi phí để xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, làm tăng chi phí, và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp; khai sai thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công…
Tập đoàn này bị áp dụng 1 tình tiết tăng nặng, xử phạt hành chính 150 triệu đồng, truy thu thuế 667,8 triệu đồng, tiền chậm nộp gần 174 triệu đồng. Tổng cộng, số tiền mà Yeah1 bị phạt và truy thu thuế là hơn 990 triệu đồng.
CTCP Chứng khoán SmartInvest (mã AAS) cũng có văn bản gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thông tin về quyết định xử phạt của Cục thuế TP Hà Nội vì để xảy ra vi phạm trong quá trình khai báo và đóng thuế.
Cụ thể, SmartInvest đã khai sai doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng do đơn vị xác định doanh thu hàng hóa bán ra không tính thuế vào tháng 3/2022 và các tháng từ 5-11/2022. Công ty còn vi phạm về xác định doanh thu tính thuế giá trị gia tăng.
SmartInvest không phân bổ thuế giá trị gia tăng đầu vào cho doanh thu không chịu thuế, và kê khai khấu trừ hóa đơn bỏ địa chỉ kinh doanh trước ngày thông báo của cơ quan thuế, dẫn đến tăng số thuế giá trị gia tăng phải nộp trong năm 2021 và 2022. Doanh nghiệp cũng hạch toán chi phí không đúng quy định đối với thuế thu nhập doanh nghiệp.
Với các vi phạm trên, AAS bị truy thu tổng cộng gần 310 triệu đồng tiền thuế, gồm 297 triệu đồng thuế VAT các năm 2021-2022; gần 12 triệu đồng thuế nhập doanh nghiệp các năm 2021-2022. Ngoài ra, doanh nghiệp bị xử phạt gần 62 triệu đồng vì hành vi kê khai sai (20% trên số thuế tăng thêm) dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp; phạt 6,2 triệu đồng vì khai sai chỉ tiêu tại tờ khai thuế VAT nhưng không dẫn đến thiếu thuế phải nộp; hơn 61 triệu đồng tiền chậm nộp.
CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (mã TTF) cũng cho biết đã nhận được quyết định của Cục thuế tỉnh Bình Dương về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản công ty gần 23 tỷ đồng.
Trưởng ban pháp chế doanh nghiệp cho biết, khoản nợ trên liên quan đến các khoản nợ thuế phát sinh do ghi nhận nghĩa vụ nợ từ các công ty thành viên sáp nhập và kết luận thanh tra thuế cho giai đoạn từ 2011-2022 với tổng số tiền hơn 140 tỷ đồng. Công ty đã sử dụng khoản hoàn thuế gần 119 tỷ đồng để cấn trừ và nghĩa vụ còn lại phải nộp gần 23 tỷ đồng.
Gỗ Trường Thành đã có công văn gửi cục thuế về kế hoạch trả phần phải nộp còn lại 23 tỷ đồng dựa trên nguồn vốn lưu động và kế hoạch hoàn thuế xuất khẩu. Đại diện doanh nghiệp cho biết, hiện hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn ổn định và giữ mục tiêu đã trình đại hội đồng cổ đông nhằm có nguồn tiếp tục khắc phục dứt điểm các tồn đọng cũ từ 2011.
2 CTCK bị phạt, truy thu tiền thuế
Số tiền phạt, truy thu và chậm nộp đối với Chứng khoán SmartInvest và Chứng khoán Dầu khí ghi nhận lần lượt 438 triệu đồng và gần 2,6 tỷ đồng.
CTCP Chứng khoán SmartInvest và Chứng khoán Dầu khí vừa công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Cục Thuế Hà Nội
CTCP Chứng khoán SmartInvest
Chứng khoán Dầu khí
Ngày 20/05, Cục thuế TP Hà Nội ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn đối với Chứng khoán Dầu khí. Cụ thể, PSI thực hiện hành vi khai thuế chưa đúng quy định và lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định. Tình tiết tăng nặng, Công ty lập hóa đơn không đúng thời điểm nhiều lần và vi phạm quy mô lớn.
Với loạt vi phạm trên, PSI bị phạt hành chính gần 783 triệu đồng, đồng thời khắc phục hậu quả bao gồm: Nộp đủ số tiền thuế truy thu qua thanh tra hơn 1.3 tỷ đồng và tiền chậm nộp thuế hơn 448 triệu đồng tính tới ngày 09/05.
Tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp gần 2.6 tỷ đồng. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 20/05/2024.
交易股票、货币、商品、期货、债券、基金等金融工具或加密货币属高风险行为,这些风险包括损失您的部分或全部投资金额,所以交易并非适合所有投资者。
做出任何财务决定时,应该进行自己的尽职调查,运用自己的判断力,并咨询合格的顾问。本网站的内容并非直接针对您,我们也未考虑您的财务状况或需求。本网站所含信息不一定是实时提供的,也不一定是准确的。本站提供的价格可能由做市商而非交易所提供。您做出的任何交易或其他财务决定均应完全由您负责,并且您不得依赖通过网站提供的任何信息。我们不对网站中的任何信息提供任何保证,并且对因使用网站中的任何信息而可能造成的任何交易损失不承担任何责任。
未经本站书面许可,禁止使用、存储、复制、展现、修改、传播或分发本网站所含数据。提供本网站所含数据的供应商及交易所保留其所有知识产权。