行情
新闻
分析
用户
快讯
财经日历
学习
数据
- 名称
- 最新值
- 前值
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
公:--
预: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
无匹配数据
最新观点
最新观点
最近更新
港股投资的风险预警
尽管香港法律体系和监管框架相对健全,但港股市场仍然存在一些特定的风险和挑战,如港币与美元挂钩,外地投资者可能会面临汇率波动;中国内地的政策变化和经济状况对港股的影响等。
投资港股费用结构与税务
港股市场的交易成本包括总投资成本为买卖股票的交易费用、印花税、结算费用等,对于外地投资者,可能会涉及兑换港币所产生汇率转换费用,以及按照所在地的相关法规需缴纳的税款。
港股行业分析:非必需消费行业
港股市场非必需消费行业覆盖汽车、教育、旅游、餐饮、服装等多个领域,在643家上市公司中35%为中国内地公司,占总市值的65%,因此受中国经济影响深远。
港股行业分析:地产建筑业
地产建筑业在港股指数中的份额近年已明显下降,但截2022年,它依然在市场上占有约10%的份额。包含了房地产开发、建筑工程、房地产投资和物业管理等各个方面。
中国·香港
越南·胡志明
阿联酋·迪拜
尼日利亚·拉各斯
埃及·开罗
查看所有搜索结果
暂无数据
CTCP FECON F phát hành thành công lô trái phiếu FCNH2426001 giá trị 120 tỷ đồng vào ngày 21/10/2024, kỳ hạn 18 tháng, lãi suất phát hành 11%/năm.
Tài sản bảo đảm của lô trái phiếu FCNH2426001 là 500 ngàn cổ phần FCN, gần 15 triệu cổ phần CTCP Năng lượng FECON (FCP) và hơn 15.6 triệu cổ phần của CTCP Công trình ngầm FECON RAITO (FRU), đều là công ty con của FCN.
Doanh nghiệp cũng lên lịch trình dự kiến mua lại lô trái phiếu này theo 4 đợt. Trong đó, đợt 1 mua lại tối thiểu 33.33% vào ngày 21/04/2025, các đợt còn lại cách nhau 3 tháng lần lượt vào ngày 21/07/2025, 21/10/2025 và 21/01/2026 với tỷ lệ mỗi đợt là 16.67%.
Theo HNX, FCN còn một lô trái phiếu mã FCNH2325001 được phát hành ngày 31/10/2023 trị giá 126 tỷ đồng, kỳ hạn 18 tháng, đáo hạn ngày 30/04/2025, lãi suất 11%/năm. Hiện lô này còn lưu hành 106 tỷ đồng do FCN đã mua lại trước hạn 20 tỷ đồng hồi tháng 5 và tháng 7 vừa qua. Như vậy, dư nợ trái phiếu FCN còn tổng 226 tỷ đồng.
9 tháng năm 2024, FCN mang về doanh thu thuần gần 2,172 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ, lợi nhuận ròng hơn 11 tỷ đồng tăng 3%. Riêng quý 3 đóng góp hơn 7 tỷ đồng lợi nhuận.
Năm 2024, FCN lên kế hoạch doanh thu 4,000 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 50 tỷ đồng, so với mục tiêu, Doanh nghiệp khó có thể hoàn thành khi mới thực hiện được lần lượt 54% và 23% sau 9 tháng.
Cuối quý 3, tổng tài sản FCN hơn 8,413 tỷ đồng, giảm 2% so với đầu năm. Trong đó, lượng tiền và tương đương tiền giảm 64% còn hơn 254 tỷ đồng; hàng tồn kho hơn 1,712 tỷ đồng, tăng 2%. Nợ phải trả hơn 5,073 tỷ đồng, giảm 3%, với khoản nợ vay tài chính 3,040 tỷ đồng, tăng 3% so đầu năm và chiếm 60% tổng nợ.
Thanh Tú
FILI
Cổ phiếu đầu tư công, bất động sản ngược sóng
Áp lực bán chiều nay có tín hiệu hạ nhiệt trong khi lực cầu cải thiện giúp giá được nâng dần lên. Dù vậy biên độ phục hồi tổng thể rất nhỏ, nhưng một số cổ phiếu bất động sản, đầu tư công bứt phá khá ấn tượng trong bối cảnh sắc đỏ vẫn áp đảo hoàn toàn.
Thanh khoản khớp lệnh sàn HoSE chiều nay giảm gần 4% so với phiên sáng, trong đó rổ VN30 giao dịch giảm 9%. Thế nhưng nhiều blue-chips trong rổ này đã hồi giá lại. VN30-Index chốt phiên còn giảm 1,04% với 6 mã tăng/23 mã giảm trong khi phiên sáng giảm 1,3% với 4 mã tăng/25 mã giảm.
Độ rộng không phản ánh hết sự thay đổi về giá của rổ blue-chips. Tuy nhiên thống kê cho thấy có tới 19/30 cổ phiếu đóng cửa cao hơn giá chốt buổi sáng, chỉ 7 mã tụt sâu thêm. Cải thiện nổi bật là VRE khi ngay 15 phút đầu tiên của phiên chiều đã bật tăng 1,82% so với mức tham chiếu buổi sáng. Đến hết phiên VRE tăng 2,6%. CTG cũng gây ấn tượng mạnh dù mức tăng chung cuộc chỉ là 0,71% so với tham chiếu. Lý do là chốt phiên sáng cổ phiếu này quá kém, giảm 1,57%, điều đó nghĩa là CTG đã mất khá nhiều thời giam để leo dốc trước khi vọt qua tham chiếu. Tính riêng phiên chiều CTG đã thay đổi tới +2,32%. VHM phần lớn thời gian phiên chiều nhích giá dần lên, nhưng đợt ATC lại xuất hiện thanh khoản gần 1,46 triệu cổ đẩy giá tăng vọt 2,41% lúc đóng cửa. Chốt phiên sáng VHM mới tăng 1,33%.
Nhìn chung các trụ lớn hàng đầu chiều nay đều có cải thiện giá ở mức độ khác nhau, nhưng khả năng phục hồi chưa nhiều để đổi màu. VCB, VIC, TCB, HPG, GAS, FPT, VNM là các mã lớn có giá tăng lên so với phiên sáng và thuộc nhóm trụ. Điều này giúp VN-Index đóng cửa chỉ còn giảm 8,07 điểm (-0,63%) so với mức giảm 12,91 điểm (-1,01%) trong buổi sáng.
Các cổ phiếu có thanh khoản cao nhất hôm nay phần lớn vẫn đỏ.
Độ rộng tổng thể sàn HoSE cũng có cải thiện nhưng chưa rõ ràng. Chốt phiên sáng ghi nhận 60 mã tăng/342 mã giảm, đóng cửa là 117 mã tăng/313 mã giảm. Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ có tín hiệu hồi giá nhanh hơn, trong đó nhóm đầu tư công vốn đã khá từ sáng, nay càng nổi bật: HHV tăng 5,96% thanh khoản 150,1 tỷ đồng; LCG tăng 3,26% với 50,6 tỷ; VCG tăng 2,66% với 111,5 tỷ, CII tăng 1,3%… Ngoài ra một số mã bất động sản, xây dựng cũng khá tốt như HBC tăng 5,21%, FCN tăng 4,74%, PDR tăng 3,94%, NLG tăng 2,44%, DXG tăng 1,27%... Dù vậy nhóm bất động sản cũng vẫn còn hàng chục mã đỏ, về mặt số lượng còn nhiều hơn cả nhóm tăng.
Trong 117 cổ phiếu HoSE đi ngược dòng hôm nay có 50 mã tăng được hơn 1%, trừ FTS, còn lại toàn các mã bất động sản, đầu tư công, xây dựng thu hút dòng tiền tốt nhất. Ngoài ra nhóm DPG, HAX, VOS, TNH, IMP, KSB cũng tăng giá khá ổn với thanh khoản từ 20 tỷ đồng trở lên.
Nhóm giảm giá vẫn xuất hiện rất nhiều cổ phiếu chịu áp lực bán mạnh đẩy thanh khoản lên cao và giá tiếp tục giảm sâu. Mặc dù về lý thuyết độ phục hồi giá thể hiện dòng tiền bắt đáy, nhưng nếu giá chỉ phục hồi nhỏ thì bên mua vẫn còn rất thận trọng. VPB, MBB, MSN, SSI, TCB, STB, HSG, VCI, SHB, PVD… là những đại diện trong rất nhiều cổ phiếu chỉ phục hồi 1-2 bước giá so với mức thấp nhất phiên. Thanh khoản nhóm này lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi mã.
Điểm tích cực duy nhất chiều nay là áp lực bán có tín hiệu giảm xuống. Thanh khoản hai sàn thấp hơn buổi sáng cùng với giá cổ phiếu nhích lên, cho thấy bên mua bắt đáy đã bắt đầu nâng chút giá. Diễn biến hồi lại dù rất nhẹ cũng là khác biệt so với đà giảm liên tục trong phiên sáng. Ngoài ra khối ngoại cũng giảm áp lực khi chỉ còn bán ròng 192,4 tỷ đồng nữa ở HoSE, sau phiên sáng xả ròng tới 582,3 tỷ đồng.
Hiện thị trường trong nước không có thông tin gì đặc biệt nhưng áp lực tâm lý vẫn bị chi phối bởi ảnh hưởng bên ngoài. Nếu chứng khoán thế giới cân bằng lại sớm thì thị trường trong nước cũng sẽ ổn định trở lại.
Các cơ quan thuế ra loạt quyết định xử phạt hành chính với các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán vì những sai phạm khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Trong đó, CTCP FECON F bị phạt, truy thu nặng nhất lên đến tiền tỷ.
Cụ thể, FECON bị phạt hành chính, truy thu và tiền chậm nộp hơn 1 tỷ đồng, do có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp và khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp nhưng người nộp thuế đã tự giác khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách Nhà nước, theo quyết định ngày 06/08 của Tổng Cục thuế - Bộ Tài chính.
Cùng nhóm doanh nghiệp bất động sản, CTCP Địa ốc Tân Bình T nhận thông báo xử phạt hành chính, truy thu hơn 131 triệu đồng từ Cục thuế TPHCM do có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế TNDN và thuế GTGT phải nộp. Quyết định có hiệu lực từ ngày 20/08/2024.
Trong khi đó, CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, HOSE: TDH) nhận được quyết định của Cục thuế TPHCM ngày 14/08 về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của Công ty với số tiền hơn 91 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 12/06 và 16/07, Thuduc House cũng bị cưỡng chế đúng số tiền như trên từ Cục thuế TPHCM.
CTCP Cấp nước Tân Hòa T nhận quyết định ngày 15/08 của Cục thuế TPHCM với tổng số tiền phạt, truy thu và tiền chậm nộp gần 129 triệu đồng vì hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp,
CTCP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài N vừa công bố kết luận của Cục thuế TP Hà Nội ngày 22/08 về việc xử phạt hành chính, truy thu thuế số tiền gần 423 triệu đồng. Sai phạm cụ thể chưa được công bố.
Thế Mạnh
FILI
Tham gia thi công Metro Line 3 Hà Nội, Công ty FECON (FCN) dự thu về trăm tỷ đồng năm nay
Công ty FECON là nhà thầu Việt Nam đầu tiên tham gia lắp ráp, vận hành máy đào hầm TBM tại 2 tuyến đường sắt đô thị Metro Line 1 TP.Hồ Chí Minh và Metro Line 3 Hà Nội.
Công ty FECON (mã cổ phiếu FCN) là nhà thầu Việt Nam đầu tiên tham gia vào công tác lắp ráp và vận hành máy đào hầm TBM tại 2 tuyến đường sắt đô thị Metro Line 1 TP.Hồ Chí Minh và Metro Line 3 Hà Nội.
Tham gia đào hầm metro tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh
Công ty Cổ phần FECON (Công ty FECON, mã cổ phiếu FCN - sàn HoSE) vừa qua đã chính thức vận hành 02 máy đào TBM (Tunnel Boring Machine) để tái khởi động thi công đoạn đi ngầm của dự án đường sắt đô thị Metro Line 3 Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội. Đoạn đi ngầm này có tổng chiều dài 4 km, dự kiến sẽ được thi công trong 16 tháng.
Bộ đôi máy TBM mang tên “Thần tốc" và Táo bạo" được thiết kế riêng cho dự án tuyến đường sắt đô thị Metro Line 3 Hà Nội. Máy được sản xuất bởi hãng Herrenkecht (CHLB Đức), có chiều dài hơn 100m, nặng khoảng 850 tấn. Theo Ban Quản lý Đường sắt Đô thị Hà Nội (MRB Hà Nội), mỗi máy TBM đào hầm có giá trên thị trường thế giới từ 10 - 15 triệu USD.
Ông Nguyễn Quốc Bảo - Phó Tổng Giám đốc Công ty FECON cho biết: "Công nghệ thi công hầm bằng máy đào hầm TBM tại Metro Line 3 Hà Nội là công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, đáp ứng điều kiện địa chất phức tạp của Hà Nội”.
Công ty FECON hiện được đánh giá sở hữu năng lực hàng đầu Việt Nam hiện nay về thi công nền móng và công trình ngầm.
Lãnh đạo Công ty FECON cũng chia sẻ, việc thi công Metro Line 3 Hà Nội đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao khi chiều dài thi công lên đến 4 km/1 hầm, so với chỉ 768 m/1 hầm như ở Metro Line 1 của TP.Hồ Chí Minh. Đồng thời, tuyến hầm ở Hà Nội chủ yếu đi qua lớp địa chất đất sét pha, phức tạp hơn so loại đất sét bùn như dự án Metro Line 1 TP. Hồ Chí Minh.
Công ty FECON hiện được đánh giá sở hữu năng lực hàng đầu Việt Nam hiện nay về thi công nền móng và công trình ngầm. Công ty là nhà thầu Việt Nam đầu tiên tham gia vào công tác lắp ráp và vận hành máy đào hầm TBM tại 2 tuyến đường sắt đô thị Metro Line 1 TP.Hồ Chí Minh và Metro Line 3 Hà Nội.
Theo ước tính của Chứng khoán Dầu khí (PSI), gói thầu thi công hầm của dự án Metro Line 3 Hà Nội có thể đem về cho Công ty FECON 100 tỷ đồng doanh thu trong năm nay.
Duy trì tốc độ tăng trưởng bất chấp áp lực cạnh tranh
Xét về kết quả kinh doanh, kết thúc nửa đầu năm nay, Công ty FECON ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.427 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023, và lãi ròng 1,4 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, hoàn thành 35,7% kế hoạch doanh thu và 2,3% kế hoạch lãi cả năm.
Nguyên nhân chủ yếu khiến lợi nhuận của Công ty FECON ở mức rất thấp so với quy mô doanh thu đến từ việc áp lực cạnh tranh trên thị trường xây dựng ở mức cao khi thị trường bất động sản ảm đạm kéo dài, khiến thiếu các dự án lớn. Trong khi đó, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thường có đơn giá thấp, biên lợi nhuận mỏng.
Đại diện Công ty FECON chia sẻ, trong bối cảnh thị trường xây dựng nhìn chung đang có sức cạnh tranh hết sức gắt gao, công ty trương ưu tiên chọn các dự án có nguồn tiền đảm bảo, bất chấp đơn giá không mấy ấn tượng và khả năng sinh lời bị ảnh hưởng. Đồng thời, công ty vẫn đang nỗ lực cân đối chi phí nguyên vật liệu xây dựng và nhân công để đối phó với khó khăn về đơn giá thầu thấp.
Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu FCN của Công ty FECON từ đầu năm 2024 đến nay.
Theo đánh giá của Chứng khoán Dầu khí, mặc dù chịu áp lực cạnh tranh cao nhưng doanh thu của Công ty FECON vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng tốt, cho thấy tốc độ thi công tại các dự án vẫn đang được đảm bảo. Đặc biệt, Công ty FECON đang duy trì cơ cấu tài chính tốt hơn so với mặt bằng chung, ít chịu áp lực lãi vay.
Bên cạnh đó, bức tranh của ngành xây dựng dự kiến sẽ chuyển biến tích cực hơn kể từ quý 3/2024 nhờ sự phục hồi của nền kinh tế vĩ mô, thị trường bất động sản bước đầu tháo gỡ được các nút thắt về pháp lý.
Ngoài ra, Công ty FECON đang dần đẩy mạnh phát triển mảng bất động sản dân cư và bất động sản khu công nghiệp vốn có tỷ suất lợi nhuận cao gấp nhiều lần mảng xây lắp, cũng như tận dụng được ưu thế kinh nghiệm trong hoạt động xây lắp.
Kể từ năm 2021 đến nay, Công ty FECON đã theo đuổi 10 dự án bất động sản dân cư và khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Phần lớn các dự án này đều đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ pháp lý, giải phóng mặt bằng. Ở tất cả các dự án, Công ty FECON đều là đơn vị tài trợ quy hoạch và là một trong những đơn vị có tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Với danh mục các dự án đầu tư có tổng giá trị lên đến 2 tỷ USD, mảng bất động sản được kỳ vọng sẽ trở thành động lực tăng trưởng mới cho Công ty FECON trong thời gian tới.
Nhận định chứng khoán 17/7: Cơ hội mua mới tiếp tục gia tăng
Vùng cân bằng kỳ vọng là ngưỡng 1.265-1.275 điểm, do đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc chú ý giải ngân.
Thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục giằng co trong vùng 1.280 – 1.290 điểm của chỉ số VN-Index. Đồng thời, thị trường có thể sớm kết thúc giai đoạn tích lũy trong vài phiên tới, hay nói cách là thị trường có thể sớm kết thúc đi ngang hiện tại. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục tăng cho thấy cơ hội mua mới vẫn tiếp tục gia tăng.
VN-Index đang hình thành kênh tích lũy hẹp
Sau phiên giao dịch giảm điểm nhẹ ngày 15/7, thị trường mở cửa phiên sáng 16/7 trong sắc xanh hưng phấn và có thời điểm VN-Index tăng 11,65 điểm sát mốc 1.292 điểm, tuy nhiên, lực bán bắt đầu xuất hiện từ cuối phiên sáng và tăng dần trong phiên chiều khiên chỉ số thu hẹp đà tăng và kết phiên giao dịch ngày 16/7, VN-Index tăng nhẹ +1,36 điểm (+0,11%) lên mốc 1.281,18 điểm. HNX-Index diễn biến tương tự và kết phiên tăng nhẹ lên mốc 244,91 điểm (+0,07 điểm, tương ứng +0,03%). Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 174 cổ phiếu giảm giá, 139 cổ phiếu tăng giá, 67 cổ phiếu tham chiếu tại HOSE. HNX giao dịch cân bằng hơn với 83 cổ phiếu tăng giá, 52 cổ phiếu tham chiếu và 80 cổ phiếu giảm giá.
Thanh khoản trên cả 2 sàn cải thiện hơn so với phiên giao dịch trước đó khi khối lượng khớp lệnh +34,3% tại HOSE và +17,9% tại HNX. Nhóm cổ phiếu liên quan tới Đầu tư công phản ứng kém tích cực với thông tin trên khi FCN và LCG (-0,4%), HHV, C4G và VCG cùng tham chiếu (0%). Nhóm ngành tích cực nhất phiên 16/7 là Dược & Y tế với rất nhiều mã tăng kịch biên độ. Tuy vậy, đóng góp nhiều nhất cho sự tăng điểm của chỉ số là Ngân hàng khi có tới 20/27 mã trên cả 3 sàn tăng giá với khối lượng tại nhiều mã tăng mạnh; nhóm Công nghệ thông tin giao dịch trong sắc xanh với FPT (+0,98%), ITD (+0,92%)... nhóm cổ phiếu Bảo hiểm cũng tăng giá với BVH (+0,98%), BMI (+0,75%), PTI (+3,47%)...
Kết phiên giao dịch ngày 16/7, VN-Index tăng nhẹ +1,36 điểm (+0,11%) lên mốc 1.281,18 điểm
Một số ngành có nhiều mã giảm điểm phiên 16/7 gồm Viễn thông, Du lịch & Giải trí với HVN giảm kịch biên độ (-6,99%), DSN (-0,51%), TCT (-0,73%)... Đa số cổ phiếu ngành Bất động sản có một phiên giao dịch giảm điểm, cụ thể là NVL (-4,55%), PDR (-3,24%), HDG (-2,16%), DXG (-2,45%), CEO (-1,72%)...
Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), xu hướng ngắn hạn, VN-Index đang hình thành kênh tích lũy hẹp với vùng hỗ trợ gần nhất quanh 1.274 điểm, tương ứng giá trung bình 20 phiên gần nhất, kháng cự 1.285 điểm - 1.290 điểm tương ứng đường xu hướng nối 2 đỉnh giá các ngày 12/6/2024 và 10/7/2024 trong vùng tích lũy 1.250 điểm - 1.300 điểm. Trường hợp tích cực, VN-Index có thể phục hồi tốt ở vùng hỗ trợ ngắn hạn 1.270 điểm -1.275 điểm thì VN-Index vẫn sẽ phục hồi kiểm tra lại vùng giá 1.300 điểm.
Xu hướng trung hạn, VN-Index duy trì tích lũy với biên độ hẹp dần trong vùng 1.245 điểm - 1.255 điểm đến 1.300 điểm, nửa trên của kênh 1.180 điểm - 1.200 điểm đến 1.300 điểm, mở rộng lên 1.320 điểm. Trong đó, 1.200 điểm là vùng giá cao nhất năm 2018, 1.300 điểm - 1.320 điểm là vùng giá cao nhất tháng 6, 8/2022. Điểm cân bằng của kênh tích lũy trung hạn là vùng 1.245 điểm - 1.255 điểm, tương ứng vùng giá cao nhất năm 2023.
“Thị trường diễn biến tích lũy tích cực, nếu không có các yếu tố tiêu cực bất định mới xuất hiện thì VN-Index kỳ vọng sẽ hướng đến vùng kháng cự quanh 1.300 điểm khi các yếu tố như căng thẳng địa chính trị trên thế giới, áp lực lạm phát, tỷ giá, khối ngoại bán ròng hạ nhiệt. Nhà đầu tư ngắn hạn nên duy trì tỉ trọng hợp lý. Nhà đầu tư trung - dài hạn nắm giữ danh mục hiện tại, các vị thế xem xét gia tăng tỉ trọng mới, đánh giá cẩn trọng dựa trên kết quả kinh doanh quí II và triển vọng cuối năm của các doanh nghiệp đầu ngành”, chuyên gia của SHS nêu quan điểm.
Thị trường có thể sẽ tiếp tục giằng co trong vùng 1.280 – 1.290 điểm
Còn theo nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán ASEAN (ASEANSC), thị trường phiên 16/7 trải qua phiên giao dịch “xanh vỏ, đỏ lòng” với độ rộng thị trường chỉ ở mức trung lập nhưng cường độ giảm điểm tỏ ra áp đảo so với cường độ tăng. Đáng chú ý, áp lực bán lại tập trung ở các cổ phiếu dẫn dắt của các nhóm ngành trong giai đoạn trước như Thép, Vận tải biển, Hàng không cho thấy bên cầm cổ phiếu đang có những động thái chốt lời quyết liệt hơn dẫn đến việc đà tăng của thị trường ngày càng thu hẹp về cuối phiên.
Thị trường có thể sẽ tiếp tục giằng co trong vùng 1.280 – 1.290 điểm
“Vùng cân bằng kỳ vọng là ngưỡng 1.265-1.275 điểm, do đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc chú ý giải ngân”, chuyên gia của ASEANSC lưu ý.
Trong khi đó, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng, thị trường có thể sẽ tiếp tục giằng co trong vùng 1.280 – 1.290 điểm của chỉ số VN-Index. Đồng thời, thị trường có thể sớm kết thúc giai đoạn tích lũy trong vài phiên tới, hay nói cách là thị trường có thể sớm kết thúc đi ngang hiện tại. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục tăng cho thấy cơ hội mua mới vẫn tiếp tục gia tăng.
“Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư có thể tiếp tục tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu và mua mới”, chuyên gia của YSVN khuyến nghị.
FECON cùng lúc thay ghế Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc
Ông Nguyễn Thanh Tùng được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc điều hành và ông Trần Trung Hiếu giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc công ty kể từ ngày 5/7...
Công ty Cổ phần FECON (mã chứng khoán: FCN) vừa công bố thông tin miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với ông Nguyễn Văn Thanh kể từ ngày 5/7. Theo đó, ông Thanh vẫn tiếp tục giữ chức danh Thành viên Hội đồng quản trị công ty.
Đồng thời, FECON cũng thông báo bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Tùng giữ chức vụ Tổng Giám đốc điều hành công ty và ông Trần Trung Hiếu giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc kể từ ngày 5/7.
Trước khi được bổ nhiệm, ông Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Phó Tổng Giám đốc công ty, và ông Trần Trung Hiếu giữ chức Giám đốc dự án.
Theo giới thiệu, ông Nguyễn Thanh Tùng tốt nghiệp Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Đại học Hawaii at Manoa/Shilder College of Business. Ông gia nhập FECON từ năm 2019.
Ông Tùng có 14 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xây dựng tại các công ty và tập đoàn lớn như: Fresenius VAMED Group (Cộng hòa Áo), CIMAS Engineering, AA Corporation, Ecopark, Hawee Group… và tham gia nhiều dự án lớn.
Còn ông Trần Trung Hiếu tốt nghiệp ngành chuyên ngành Kỹ sư Thủy điện – Thủy lợi – Cấp thoát nước tại Đại học Bách Khoa TP.HCM. Ông có hơn 17 năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng, bất động sản và kinh qua nhiều vị trí trọng yếu trong các công ty. Ông gia nhập FECON từ tháng 9/2023.
Ông Nguyễn Thanh Tùng (bên trái) và ông Trần Trung Hiếu (bên phải)
Về kết quả hoạt động kinh doanh quý 1/2024, doanh thu thuần của FECON đạt 611,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 635,4 triệu đồng, giảm 77,4% so với cùng kỳ.
Giải trình về việc lợi nhuận lao dốc, ban lãnh đạo FECON cho biết chủ yếu là do tình hình cạnh tranh của thị trường, công ty ưu tiên lựa chọn các dự án có nguồn dòng tiền đảm bảo mặc dù có giá và tỷ suất lợi nhuận thấp hơn.
Trong năm năm 2024, FECON đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 4.000 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2023 và là mức cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động; lợi nhuận sau thuế 60 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với số lỗ 42 tỷ đồng của năm trước.
Như vậy, kết thúc quý 1/2024, FECON mới chỉ hoàn thành 15,3% mục tiêu doanh thu và 1% mục tiêu lợi nhuận so với kế hoạch đề ra.
Chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, FECON cho biết trong năm nay, công ty sẽ tập trung tối đa nguồn lực thực hiện dự án khu đô thị Square City Phổ Yên và cụm công nghiệp Danh Thắng - Đoan Bái để nhanh chóng đủ điều kiện bán hàng, tạo doanh thu và lợi nhuận cho FECON. Tập trung tái cấu trúc các khoản vay đầu tư dự án điện gió Quốc Vinh, dự án BOT Phủ Lý và thoái vốn khi đạt mức lợi nhuận kỳ vọng.
Đối với phát triển các dự án đầu tư, FECON tập trung vào các dự án hiệu quả cao thuộc các lĩnh vực chiến lược: Bất động sản đô thị, công nghiệp; Năng lượng tái tạo và Hạ tầng giao thông.
Bên cạnh đó, FECON cũng sẽ củng cố và tiếp tục phát huy lợi thế ở các mảng kinh doanh đã tạo dựng nên tên tuổi trong giai đoạn 2019 - 2024, hướng tới tập trung vào các dự án năng lượng LNG, dự án hạ tầng sân bay, cảng biển, đường sắt, ngầm đô thị, xử lý nước thải, cung cấp nước sạch, phù hợp với mục tiêu ưu tiên của Chính phủ trong giai đoạn 2025 - 2030. Ở thị trường khu vực, công ty ưu tiên là các thị trường Lào, Campuchia, Myanmar.
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 8/7, cổ phiếu FCN đóng cửa ở mức 14.200 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của công ty trên thị trường đạt khoảng 2.235 tỷ đồng.
Thị giá cổ phiếu FCN trong thời gian gần đây
Trong năm 2024, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) dự phóng doanh thu và lãi ròng của FECON lần lượt đạt 3.177 và 89 tỷ đồng, tăng 17% và 242% so với cùng kỳ.
Trong đó, biên lợi nhuận gộp ước giảm từ 17% xuống 16% do MASVN dự báo giá thép xây dựng (nguyên vật liệu chiếm hơn 30% giá vốn hàng bán của FECON) tăng 8%.
Đồng thời, doanh thu mảng xây lắp đạt 2.731 tỷ đồng, tăng 16%; doanh thu mảng điện tăng 17%; doanh thu tài chính và chi phí tài chính lần lượt giảm giảm 32% và 17% so với cùng kỳ.
Đầu tư công - thức giấc sau cơn ngủ say
Những tuần trở lại đây, dòng tiền đã thể hiện sức mạnh của mình tại các nhóm điện, phân bón, bds Khu công nghiệp, dệt may ... Theo nghiên cứu và thống kê từ Team Siêu sao chứng khoán, nhóm ngành đầu tư công chưa có sự thu hút trong những tuần trước. Dự kiến, tuần 3 tháng 6 có thể sẽ là cơ hội tốt để nhóm đầu tư công thể hiện sức mạnh.
Phân tích vĩ mô nhóm ngành đầu tư công:
Đây là nhóm ngành có sự phụ thuộc vào vốn FDI và tiến độ giải ngân vốn của nhà nước. Những thông tin vĩ mô tích cực nhất của nhóm này cho tới thời điểm hiện tại đã là vào khoảng cuối năm 2023. Với thông tin tích cực về tổng số vốn FDI chảy vào VN năm 2023 và tiến độ giải ngân FDI vượt khả quan hơn dự kiến.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê phát hành sáng 29/12/2023, giải ngân vốn đầu tư công 625.300 tỷ đồng, bằng 85,3% kế hoạch năm và tăng 21,2% so với năm trước đó.
Xét theo các địa phương được giải ngân vốn đầu tư công tính đến hết năm 2023, Hà Nội, TP HCM và Hải Phòng, Bình Dương là 4 địa phương được giải ngân nhiều nhất theo kế hoạch. Ngoài TP.HCM có tỷ lệ giải ngân vốn theo kế hoạch âm thì 3 địa phương còn lại đều có tỷ lệ giải ngân vượt kế hoạch đề ra
Kì vọng cho năm 2024:
Với số vốn giải ngân như vậy, dự báo quý 2 của năm 2024 số vốn này sẽ thẩm thấu dần vào các dự án ở các địa phương trên. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể kì vọng vào một năm phát triển mạnh mẽ với nhóm ngành đầu tư công.
Về góc độ cổ phiếu, Nhóm ngành đầu tư công chưa có sự bùng nổ mạnh kể từ sau nhịp chỉnh 100 điểm của Vnindex. Hiện tại vnindex đang bước vào ranh giới để xác định một vùng nền vượt đỉnh 1300. Cụ thể, dòng tiền vẫn đang luân phiên giữa các nhóm ngành để tìm ra cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ.
Nhóm đầu tư công dường như chưa có được sự thu hút của dòng tiền trong những lần luân phiên đó => Cơ hội khi dòng tiền luân phiên là có xác xuất khá cao.
Phân tích kĩ thuật nhóm đầu tư công:
Kể từ phiên 14/4 thị trường điều chỉnh 100 điểm, các cổ phiếu thuộc nhóm đầu tư công hầu hết đều đã gãy hỗ trợ cứng MA200.
Chỉ có một vài cổ phiếu có cơ bản tốt còn giữ được mốc này là CTD, DPG, SZC. Đây đều là những mã admin đã khuyến nghị nắm giữ trong những nhịp chỉnh với điểm mua SZC và DPG đều quanh vùng 40x. 2 mã này đều có giá khá lớn tuy nhiên quan điểm của admin sau nhịp chỉnh là : “Nhịp chỉnh 100 điểm là nhịp rũ hàng => Cơ hội tăng giá vẫn có nhưng dòng tiền sẽ trú ẩn vào những mã có giá cao để trú ẩn => ndt nên giữ hàng giá cao (BDS KCN- Đầu tư công), hàng phòng thủ (bán lẻ - Hóa chất) để vừa đảm bảo an toàn cho vốn vừa có được lợi nhuận tăng trưởng”
Các mã thuộc nhóm đầu tư công đã gãy MA200 bao gồm: CII HHV FCN KSB LCG. Đã hơn 1 tháng giao dịch kể từ nhịp chạm đáy ngắn của những mã này. CII FCN KSB là 3 mã đang tiệm cận lại vùng MA200
Khuyến nghị mua bán
Nhà đầu tư hoàn toàn có thể tham gia 2 mã
CII giá 17x
FCN giá 14x
Độc giả thấy bài phân tích hay thì hãy cho Admin một tim để ủng hộ em ra thật nhiều bài phân tích hữu ích mỗi ngày.👍
Anh chị nhà đầu tư có thắc mắc về mã nào thì bình luận ở bên dưới, ad sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.👍
Cảm ơn độc giả đã dành thời gian đọc hết bài viết này!🤝
交易股票、货币、商品、期货、债券、基金等金融工具或加密货币属高风险行为,这些风险包括损失您的部分或全部投资金额,所以交易并非适合所有投资者。
做出任何财务决定时,应该进行自己的尽职调查,运用自己的判断力,并咨询合格的顾问。本网站的内容并非直接针对您,我们也未考虑您的财务状况或需求。本网站所含信息不一定是实时提供的,也不一定是准确的。本站提供的价格可能由做市商而非交易所提供。您做出的任何交易或其他财务决定均应完全由您负责,并且您不得依赖通过网站提供的任何信息。我们不对网站中的任何信息提供任何保证,并且对因使用网站中的任何信息而可能造成的任何交易损失不承担任何责任。
未经本站书面许可,禁止使用、存储、复制、展现、修改、传播或分发本网站所含数据。提供本网站所含数据的供应商及交易所保留其所有知识产权。