行情
新闻
分析
用户
快讯
财经日历
学习
数据
- 名称
- 最新值
- 前值
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
公:--
预: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
无匹配数据
最新观点
最新观点
最近更新
港股投资的风险预警
尽管香港法律体系和监管框架相对健全,但港股市场仍然存在一些特定的风险和挑战,如港币与美元挂钩,外地投资者可能会面临汇率波动;中国内地的政策变化和经济状况对港股的影响等。
投资港股费用结构与税务
港股市场的交易成本包括总投资成本为买卖股票的交易费用、印花税、结算费用等,对于外地投资者,可能会涉及兑换港币所产生汇率转换费用,以及按照所在地的相关法规需缴纳的税款。
港股行业分析:非必需消费行业
港股市场非必需消费行业覆盖汽车、教育、旅游、餐饮、服装等多个领域,在643家上市公司中35%为中国内地公司,占总市值的65%,因此受中国经济影响深远。
港股行业分析:地产建筑业
地产建筑业在港股指数中的份额近年已明显下降,但截2022年,它依然在市场上占有约10%的份额。包含了房地产开发、建筑工程、房地产投资和物业管理等各个方面。
中国·香港
越南·胡志明
阿联酋·迪拜
尼日利亚·拉各斯
埃及·开罗
查看所有搜索结果
暂无数据
Tỷ giá vẫn nóng, khối ngoại thẳng tay bán ròng gần 1.500 tỷ, cá nhân "cân" tất
Khối ngoại hôm nay xả mạnh 1481.3 tỷ đồng ròng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán 1077.6 tỷ đồng. Nguọc lại nhà đầu tư cá nhân mua ròng 1462.3 tỷ đồng,..
Một phiên giao dịch "thót tim" với những nhà đầu tư full hàng lại còn margin. Chỉ số theo quán tính tiếp tục giảm mạnh vào đầu giờ có lúc bay màu 10,68 điểm áp sát mốc 1.200 với số mã giảm la liệt cổ phiếu chìm trong biển lửa. Tuy nhiên, lực cầu bất ngờ được kích hoạt vào buổi chiều đỡ chỉ số mau chóng hồi lại có lúc còn bất ngờ tăng tới hơn 6 điểm nhưng sau đó đóng cửa vẫn giảm nhẹ 1,45 điểm, đứng ở vùng 1.217.
Độ rộng cũng tích cực hơn 184 mã tăng trên 181 mã giảm. Trong đó, ngân hàng, bất động sản vẫn chịu áp lực giảm nhẹ, một số trụ cứng như VCB, BID, MBB giảm trung bình 0,5% trong khi TCB, VPB, LPB đóng cửa ở giá tham chiếu, CTG, STB, TPB, VIB, ACB khá hơn rất nhiều khi đóng cửa ở vùng giá cao nhất ngày. Bất động sản nhóm nhà ở hôm nay xuất chúng so với bối cảnh thị trường chung như VHM, NVL, PDR, VPI, DXG đặc biệt TCH còn bật kịch trần.
Nhóm chứng khoán đi ngược thị trường khi cổ phiếu bốc đầu hàng loạt như HCM, VCI, MBS, CTG, ORS tăng hết biên độ, SSI và VND cũng tăng trên 1%. Các nhóm khác như công nghệ thông tin, viễn thông cũng xanh miên man quay xe 180 độ so với phiên sáng. Những cổ phiếu nỗ lực đưa chỉ số hồi phục hôm nay gồm VHM, CTG, TPB, SSI, HCM... Ở chiều ngược lại, VCB là tội đồ thổi điểm nhiều nhất 0,95.
Cầu bắt đáy chưa hẳn dữ dội do thị trường vẫn thiếu câu chuyện lớn đủ để dẫn dắt, thanh khoản ba sàn khớp lệnh 17.400 tỷ đồng trong đó khối ngoại xả mạnh 1481.3 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 1077.6 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Điện, nước & xăng dầu khí đốt, Ngân hàng. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: STB, VPB, TCB, GAS, HCM, VCI, HAH, TCH, BMP, GVR.
Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: SSI, VHM, VNM, MSN, MWG, VCB, VRE, DGC, GEX.
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 1462.3 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 1178.8 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 14/18 ngành, chủ yếu là ngành Ngân hàng. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: SSI, HPG, MSN, VNM, MBB, VPB, TCB, VRE, VCB, FPT
Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 4/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Bất động sản, Hàng cá nhân & Gia dụng. Top bán ròng có: VHM, VCI, HCM, PNJ, HDG, TCH, KDH, HAH, VDS.
Tự doanh bán ròng 185.8 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 386.0 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 1/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Bán lẻ, Ô tô và phụ tùng. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm MWG, HDG, DGW, GEX, MBB, NT2, VGC, BMP, REE, HT1. Top bán ròng là nhóm Ngân hàng. Top cổ phiếu được bán ròng gồm HPG, STB, VPB, GAS, TCB, FPT, VHM, VCB, HDB, VIB.
Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 197.1 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 284.8 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 7/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Ngân hàng Top bán ròng có MBB, VPB, HPG, TCB, CTG, GVR, VJC, MSN, TPB, VIB. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Bất động sản. Top mua ròng có VHM, KBC, MWG, VCB, FPT, PNJ, EIB, DGC, ACB, STB.
Giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 2.497,0 tỷ đồng, giảm -2,5% so với phiên cuối tuần trước và đóng góp 14,5% tổng giá trị giao dịch.
Hôm nay có giao dịch thỏa thuận đáng chú ý ở cổ phiếu LPB, với hơn 8,3 triệu đơn vị tương đương 270,7 tỷ đồng được sang tay giữa các nhà đầu tư cá nhân. Ngoài ra còn có giao dịch nhà đầu tư cá nhân bán thỏa thuận hơn 1,7 triệu đơn vị cổ phiếu DGC (trị giá 196,6 tỷ đồng) cho Tự doanh trong nước.
Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục giao dịch ở nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng (SHB, HDB, SSB, VPB, EIB) và nhóm vốn hóa lớn (VIC, MWG, HPG).
Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Bất động sản, Ngân hàng, Chứng khoán, Hóa chất, Thực phẩm, Bán lẻ trong khi giảm ở Thép, Nuôi trồng nông & hải sản, Dầu khí, Phần mềm.
Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa lớn VN30, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML.
Lịch chốt quyền cổ tức tuần 18-22/11: Loạt tên tuổi trả cổ tức tiền mặt khủng 50-70%, một "đại gia" sắp chi gần 7.000 tỷ đồng trả cổ tức
Ngày 20/11 tới đây, CTCP Phốt pho Apatit Việt Nam (mã: PAT) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền, tỷ lệ 70% (1 cổ phần được nhận 7.000 đồng).
Nhiều doanh nghiệp trả cổ tức tiền mặt cao từ từ 50-70% trong tuần này.
Theo thống kê, có 19 doanh nghiệp thông báo chốt quyền cổ tức trong tuần 18/11– 22/11. Trong đó, 18 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt trong tuần này, mức cao nhất là 70% và thấp nhất là 3%. Ngoài ra, còn 1 doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu.
CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (UPCoM, mã NTC) vừa chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ thực hiện 60%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cp được nhận 6.000 đồng. Ngày đăng ký cuối cùng để trả cổ tức là 25/11/2024. Thời gian thực hiện dự kiến vào 18/12/2024.
Với gần 24 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp ước tính chi khoảng 144 tỷ đồng để hoàn tất đợt chi trả cổ tức này. Trong cơ cấu cổ đông của Nam Tân Uyên, CTCP Cao su Phước Hòa (HOSE: PHR) đang là cổ đông lớn nhất nắm 32,85% vốn có thể thu về 47 tỷ đồng, cổ đông lớn thứ hai là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR) dự kiến bỏ túi 29 tỷ đồng với việc nắm 20,42% vốn và CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (HOSE: SIP) nắm 19,95% vốn sẽ thu về khoảng 28 tỷ đồng.
Ngày 20/11 tới đây, CTCP Phốt pho Apatit Việt Nam (mã: PAT) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền, tỷ lệ 70% (1 cổ phần được nhận 7.000 đồng). Ngày thanh toán dự kiến vào 20/12/2024, tức 1 tháng sau ngày chốt danh sách. Với 25 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Apatit Việt Nam sẽ phải chi 175 tỷ đồng trong lần tạm ứng cổ tức này.
Về cơ cấu, Hóa Chất Đức Giang đang nắm quyền chi phối PAT thông qua công ty con sở hữu 100% vốn là CTCP Hóa chất Đức Giang - Lào Cai (DGL). Tại ngày 30/09/2024, DGL đang sở hữu 51% vốn PAT; ông Đào Hữu Huyền - Chủ tịch HĐQT PAT nắm 7,69% vốn và ông Đào Hữu Duy Anh , con trai ông Huyền nắm 9,04%.
Như vậy, với việc nắm quyền chi phối tới gần 68% vốn PAT, Chủ tịch Đào Hữu Tuyền và các pháp nhân có liên quan có thể nhận về tối thiểu 118 tỷ đồng cổ tức đợt này.
Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP (VEAM Corp – mã VEA) vừa thông báo chi trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 50,3518% (01 cổ phiếu nhận về 4.035,18 đồng). Ngày chốt danh sách cổ đông đăng ký cuối cùng nhận cổ tức là 20/11 tới đây, thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 20/12/2024.
Với 1,33 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, VEAM dự kiến sẽ chi đến 6.691 tỷ đồng cho đợt cổ tức lần này. Phần lớn số tiền trên sẽ thuộc về cổ đông Nhà nước. Cụ thể, Bộ Công thương sẽ nhận gần 6.000 tỷ đồng cổ tức từ VEAM nhờ nắm giữ 88,47% vốn tại doanh nghiệp này.
Ngày 20/11 tới đây, CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã DGC) sẽ chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức bằng tiền năm 2024 với tỷ lệ 30%, tương ứng cổ đông sở hữu mỗi 1 cổ phiếu sẽ nhận về 3.000 đồng.
Với hơn 379 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Hóa chất Đức Giang dự kiến bỏ ra hơn 1.137 tỷ đồng để trả cổ tức. Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 20/12/2024. Cơ cấu cổ đông của DGC tính đến cuối quý 2/2024 ghi nhận nhóm cổ đông liên quan tới Chủ tịch HĐQT DGC Đào Hữu Huyền nắm 40,75% vốn, qua đó dự kiến thu về hơn 460 tỷ đồng tiền cổ tức trong đợt này.
Định giá cổ phiếu DGC 2025: Tiềm năng vượt đỉnh mọi thời đại
Thị trường chứng khoán là sự kỳ vọng trong 3-6 tháng tới. Trong khi thời điểm cuối 2024 này, việc đánh giá và chọn lọc các ngành và cổ phiếu triển vọng trong nửa đầu 2025 rất là quan trọng.
Hôm nay, trong series Dự báo 15 mã cổ phiếu sẽ bùng nổ 2025, em Thi TK sẽ giới thiệu anh/chị phần 2/15: Cổ phiếu DGC với tiềm năng vượt đỉnh trong 2025.
1. Dự báo ngành bán dẫn thoát khỏi khó khăn, đi lên từ đáy
Doanh số bán thiết bị sản xuất bán dẫn toàn cầu của các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) được dự báo sẽ tăng trưởng cao trong 2025 (ở mức 17,4%) so với 2024 (chỉ 3,4%) nhờ nhu cầu hồi phục sau 2 năm thắt chặt tiền tệ. Theo đó, phốt pho vàng lại là nguyên liệu quan trọng để sản xuất chất bán dẫn, từ đó có thể nói ngành bán dẫn sau 3 năm gián đoạn bởi thắt chặt tiền tệ được dự báo sẽ chuyển mình từ 2025.
2. Động lực tăng trưởng mới từ 2025:
Thay vì chỉ tập trung vào 3 mảng Phốt pho vàng, Axit photphoric và Phân bón như mọi năm thì từ 2025 này, DGC sẽ có thêm 3 mảng kinh doanh mới là Xút, Cồn và Pin Lithium. Do đó rõ ràng vị thế DGC 2025 và 2024 là hoàn toàn khác nhau
3. Kết quả kinh doanh DGC không mấy ấn tượng suốt 3 năm qua, nhưng báo cáo Q3/2024 cho tín hiệu “tạo đáy”
Kết quả kinh doanh của DGC tăng trưởng đều từ 2019 và đỉnh điểm vào năm 2022 nhờ giá phốt pho vàng và sản lượng tăng ấn tượng. Tuy nhiên, kể từ 2022 khi Fed thắt chặt tiền tệ khiến doanh thu và lợi nhuận trong năm 2023 của DGC ngay lập tức giảm lần lượt 32% và 44%
Kể cả 6 tháng đầu năm 2024 này, kết quả kinh doanh của DGC cũng không mấy ấn tượng – khi chỉ doanh thu đi ngang còn lợi nhuận giảm 6% so với cùng kỳ.
Điểm đảo chiều chỉ xuất hiện khi DGC ra báo cáo quý 3/2024, cụ thể sự cải thiện đã rõ nét hơn từ “biên lãi gộp”, đây là “điểm then chốt” hứa hẹn sẽ giúp DGC bứt phá từ 2025. Hãy cùng Thi TK tìm hiểu sự cải thiện này và phân tích chi tiết hơn triển vọng 2025 qua video sau nhé:
Cảm ơn anh/chị đã đọc bài viết, chúc anh/chị đầu tư thành công!
Nhóm hóa chất lãi đậm quý 3
Trong quý 3/2024, nhiều đơn vị nhóm hóa chất ghi nhận tăng trưởng ấn tượng. Trong khi đó, nhóm phân bón (đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh phân đạm) tỏ ra tương đối ảm đạm.
Thống kê từ VietstockFinance, trong số 17 doanh nghiệp ngành hoá chất – phân bón công bố BCTC quý 3, có 8 doanh nghiệp đạt lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ (gồm 1 đơn vị chuyển lỗ thành lãi). Số còn lại chứng kiến lợi nhuận đi lùi
Kết quả kinh doanh của nhóm phân bón – hóa chất trong quý 3/2024
Các ông lớn đi lùi
3 trong số 4 ông lớn của ngành phân bón – hóa chất đón nhận kết quả đi xuống trong quý 3/2024, dù mức giảm không quá mạnh.
DPM (Đạm Phú Mỹ) ghi nhận giảm nhẹ về cả doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể, doanh thu giảm 4% so với cùng kỳ, đạt gần 3.1 ngàn tỷ đồng; lãi ròng 63 tỷ đồng, giảm 2%.
BFC (Phân bón Bình Điền) ghi nhận mức giảm mạnh hơn, lần lượt 25% với doanh thu (đạt hơn 2 ngàn tỷ đồng) và 35% với lãi ròng (53 tỷ đồng).
Thực tế, quý 3 thường là thời điểm nhóm phân đạm chứng kiến doanh thu giảm sút do thời điểm qua đỉnh vụ Hè - Thu. Ngay cả DCM (Phân bón Cà Mau hay Đạm Cà Mau) cũng ghi nhận doanh thu giảm tới 12%. Tuy nhiên, nhờ kiểm soát tốt giá vốn, DCM vẫn lãi ròng tới 120 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ.
Việc các quý trước làm ăn tốt nhờ mức nền khá thấp cùng kỳ giúp bức tranh luỹ kế của 3 ông lớn trở nên tươi sáng. Sau 9 tháng, DCM đạt gần 1.1 ngàn tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng 71%; BFC đạt 285 tỷ đồng, gấp 2.6 lần cùng kỳ; DPM đạt 558 tỷ đồng, tăng trưởng 31%. Cả 3 doanh nghiệp đều đã vượt hoặc gần hoàn thành kế hoạch đặt ra cho ĐHĐCĐ 2024.
Trong khi đó, ông lớn Hóa chất Đức Giang (DGC) có quý thứ 8 liên tiếp giảm lợi nhuận, nhưng mức giảm chỉ 7%. Dù giảm, lãi ròng quý 3 vẫn đạt hơn 706 tỷ đồng, là thành quả không tệ khi vượt xa những con số trước quý 4/2021 - thời điểm lãi bùng nổ nhờ hưởng lợi từ cơn sốt hàng hóa toàn cầu, và xấp xỉ kết quả những quý gần đây. Ngoài ra, Doanh nghiệp cũng vượt kế hoạch đặt ra cho quý 3 (2.4 ngàn tỷ đồng doanh thu và 720 tỷ đồng lãi sau thuế).
Hóa chất lãi đậm
Khác với các ông lớn, tình hình của nhóm còn lại tỏ ra khá đồng đều. Nhiều đơn vị hoá chất toả sáng với nhiều cái tên thuộc nhóm Vinachem (Tập đoàn Hoá chất Việt Nam), đồng thời các đơn vị phân bón kinh doanh không tệ nhờ kiểm soát được chi phí.
Đơn cử là CSV (Hóa chất Cơ bản miền Nam) tăng mạnh về cả doanh thu và lợi nhuận, ghi nhận 73 tỷ đồng lợi nhuận ròng, hơn cùng kỳ 51%. Doanh nghiệp cho biết, lãi gộp trong kỳ tăng mạnh do doanh thu tiêu thụ tốt hơn cùng kỳ, từ các sản phẩm chính như NaOH (tăng 29%), HCL (49%), Clor lỏng (25%), H2SO4 (gấp đôi), Javel (16%)… Tương tự, doanh thu tiêu thụ các sản phẩm tại công ty con như phốt pho vàng tăng tới 80%, giá bán cũng tăng nhẹ.
Với đóng góp lớn từ quý 3, CSV đạt 186 tỷ đồng lãi ròng sau 9 tháng, tăng 16% so với cùng kỳ, và gần như hoàn thành mục tiêu lãi trước thuế của cả năm.
Một cái tên khác thuộc Vinachem là HVT (Hóa chất Việt Trì) cũng lãi đậm với 27 tỷ đồng lợi nhuận ròng, gấp 23 lần cùng kỳ. Nguyên nhân tương tự như CSV, do tiêu thụ các sản phẩm chính ổn định và giá bán các mặt hàng tăng cao trong quý 3. Ngoài ra, một phần cũng vì mức nền cùng kỳ quá thấp.
Trong nhóm phân bón, LAS (Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao) kinh doanh tốt với doanh thu đi ngang và 33 tỷ đồng lãi ròng, tăng 14%. Nguyên nhân chủ yếu do giá vốn trong kỳ giảm mạnh nhờ mua được những lô nguyên liệu có giá hợp lý.
DDV (DAP – Vinachem) thậm chí lãi gấp 3 cùng kỳ, đạt hơn 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, thực tế lãi gộp chỉ đi ngang, còn nguyên nhân chính giúp tăng lãi đến từ việc chi phí bán hàng lùi mạnh vì sản lượng tiêu thụ giảm.
Một trường hợp khác là DHB (Đạm Hà Bắc) báo lãi 38 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 309 tỷ đồng). Mức lợi nhuận này chỉ bằng 3.7% doanh thu có được, phần lớn do giảm chi phí lãi vay nhờ tái cơ cấu khoản nợ khổng lồ tại Ngân hàng Phát triển (VDB) vào cuối năm 2023. Dẫu vậy, với khoản lỗ bất ngờ tại quý 2, DHB vẫn lỗ 61 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm.
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 của các doanh nghiệp phân bón – hóa chất
Kỳ vọng phục hồi
Bộ Công Thương cho biết, nhu cầu tiêu thụ phân bón tại Việt Nam đang rơi vào khoảng 11 triệu tấn/ năm, bao gồm các loại: Ure, DAP, NPK, Kali... Trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất là phân urê, với tổng công suất ước đạt 3 triệu tấn/năm.
Phần lớn nguyên liệu đầu vào được khai thác từ các mỏ khí trong nước như Bạch Hổ, Nam Côn Sơn... Riêng kali, Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhập khẩu.
Theo CTCK Mirae Asset, giá phân bón trong nước được kỳ vọng sẽ phục hồi trong giai đoạn sắp tới. Nguyên nhân do cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu làm đẩy giá khí tự nhiên tăng cao, chi phí sản xuất phân bón lên mạnh, nhiều nhà máy châu Âu phải đóng cửa làm gián đoạn nguồn cung.
Bên cạnh đó, xung đột giữa Nga – Ukraine cũng là yếu tố gây tác động. Nga là một trong những nước sản xuất phân bón lớn nhất, nên các lệnh cấm vận xoay quanh xung đột gây ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung phân bón toàn cầu và gây biến động giá dầu.
Tuy nhiên, nhu cầu phân bón có thể sẽ đi xuống khi giá tăng, cũng như xu hướng chuyển đổi sang nông nghiệp bền vững với phân hữu cơ khiến nhu cầu phân vô cơ giảm. Ngoài ra, một số quốc gia hạn chế xuất khẩu và duy trì sản xuất chỉ để đáp ứng nhu cầu nội địa, giữ giá phân bón thế giới ở mức thấp gần một năm qua.
Trong khi đó, CTCK BIDV (BSC) kỳ vọng vào Luật thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi) dành cho ngành phân bón, cho phép đánh thuế VAT đầu vào với các mặt hàng phân bón thay vì miễn thuế như hiện nay. Tính toán cho thấy, việc đánh thuế VAT có thể giúp gia tăng lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp phân bón như DCM hay các đơn vị thuộc Vinachem tới 20%.
Một cổ phiếu hoá chất chuẩn bị vào pha tăng giá
Trong video ngày hôm nay sẽ phân tích về nhóm hoá chất và cụ thể là cổ phiếu đầu ngành DGC xem rằng đã đến lúc nhóm này bước vào sóng hay chưa.
Nội dung video
- BCTC và câu chuyện kỳ vọng DGC
- Pha chạy lấy đà của mô hình VSA
- Điểm mua DGC
12 DN sắp trả cổ tức bằng tiền, cao nhất 70%
12 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán sẽ thực hiện việc chi trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông
1, CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (Mã TNG):
Ngày đăng ký cuối cùng: 11/11/2024
Tỷ lệ cổ tức tạm ứng đợt 2 năm 2024: 4% (400 đồng/cp)
Ngày thanh toán: 22/11/2024
2, CTCP Thủy điện Gia Lai (Mã GHC):
Ngày đăng ký cuối cùng: 4/11/2024
Tỷ lệ cổ tức tạm ứng đợt 1 năm 2024: 20% (2.000 đồng/cp)
Ngày thanh toán: 22/11/2024
3, CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (Mã DGC):
Ngày đăng ký cuối cùng: 20/11/2024
Tỷ lệ cổ tức tạm ứng năm 2024: 30% (3.000 đồng/cp)
Ngày thanh toán: 20/12/2024
4, CTCP Giống bò sữa Mộc Châu (Mã MCM):
Ngày đăng ký cuối cùng: 15/11/2024
Tỷ lệ cổ tức tạm ứng đợt 1 năm 2024: 10% (1.000 đồng/cp)
Ngày thanh toán: 20/12/2024
5, CTCP Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT (Mã HPT):
Ngày đăng ký cuối cùng: 8/11/2024
Tỷ lệ cổ tức năm 2023: 12% (1.200 đồng/cp)
Ngày thanh toán: 2/12/2024
6, CTCP Vạn Phát Hưng (Mã VPH):
Ngày đăng ký cuối cùng: 28/10/2024
Tỷ lệ cổ tức năm 2022: 5% (500 đồng/cp)
Ngày thanh toán: 04/11/2024
7, CTCP Gỗ An Cường (Mã ACG):
Ngày đăng ký cuối cùng: 7/11/2024
Tỷ lệ cổ tức tạm ứng đợt 1 năm 2024: 8% (800 đồng/cp)
Ngày thanh toán: 25/11/2024
8, CTCP Phốt Pho Apatit Việt Nam (Mã PAT):
Ngày đăng ký cuối cùng: 20/11/2024
Tỷ lệ cổ tức tạm ứng năm 2024: 70% (7.000 đồng/cp)
Ngày thanh toán: 20/12/2024
9, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Mã HAN):
Ngày đăng ký cuối cùng: 11/11/2024
Tỷ lệ cổ tức năm 2023: 3% (300 đồng/cp)
Ngày thanh toán: 29/11/2024
10, CTCP Thủy điện Cần Đơn (Mã SJD):
Ngày đăng ký cuối cùng: 20/11/2024
Tỷ lệ cổ tức năm 2023: 18% (1.800 đồng/cp)
Ngày thanh toán: 20/12/2024
11, CTCP Gạch ngói Gốm Xây dựng Mỹ Xuân (Mã GMX):
Ngày đăng ký cuối cùng: 20/11/2024
Tỷ lệ cổ tức tạm ứng đợt 1 năm 2024: 6% (600 đồng/cp)
Ngày thanh toán: 12/12/2024
12, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP (Mã GVR):
Ngày đăng ký cuối cùng: 15/11/2024
Tỷ lệ cổ tức năm 2023: 3% (300 đồng/cp)
Ngày thanh toán: 12/12/2024
Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi
Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...
Trong quý 3/2024, bức tranh ngành hóa chất hiện lên với hai gam màu đối lập. Những doanh nghiệp tầm trung như Công ty Cổ phần Hóa chất Cơ bản Miền Nam (Sochem, mã chứng khoán: CSV) và Hóa chất Việt Trì (mã chứng khoán: HVT) đang có bước tiến vượt bậc, với nhiều điểm sáng thể hiện trên báo cáo tài chính.
Ngược lại, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã chứng khoán: DGC), vốn được coi là "ông lớn" của ngành, lại đang đối mặt với áp lực sụt giảm lợi nhuận, khiến thị trường không khỏi bất ngờ về sự chuyển mình trái chiều trong ngành.
Điều này không chỉ phản ánh sự khác biệt về quy mô mà còn cho thấy cách tiếp cận linh hoạt và chiến lược thích ứng của từng doanh nghiệp trước những biến động thị trường.
Cụ thể, Hóa chất Việt Trì ghi nhận doanh thu thuần trong quý vừa qua đạt 378 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá bán các sản phẩm tăng mạnh và sự ổn định của sản phẩm mới Vi-Chlorine, một chất khử trùng đang được thị trường đón nhận tích cực.
Giá vốn chỉ tăng nhẹ 10%, giúp doanh nghiệp đạt lãi gộp 83 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần so với quý 3 năm trước. Kết quả này góp phần đưa lợi nhuận sau thuế của Hóa chất Việt Trì lên 27 tỷ đồng, tăng gần 23 lần so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Hóa chất Việt Trì đạt gần 1,1 nghìn tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 15%. Theo đó, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 67 và 54 tỷ đồng, hoàn thành 75% kế hoạch doanh thu và 64% mục tiêu lợi nhuận.
Tính đến cuối tháng 9, tổng tài sản của Hóa chất Việt Trì tăng nhẹ lên 769 tỷ đồng, tuy nhiên tài sản ngắn hạn giảm gần 27%, còn hơn 294 tỷ đồng. Tiền mặt và tiền gửi cũng giảm mạnh, còn hơn 40 tỷ đồng, trong khi hàng tồn kho giảm 31%, xuống mức hơn 96 tỷ đồng.
Bên nguồn vốn, đa phần nợ phải trả là nợ ngắn hạn, giảm nhẹ so với đầu năm, còn 307 tỷ đồng. Con số này lớn hơn giá trị tài sản ngắn hạn, cho thấy Hóa chất Việt Trì có rủi ro trong việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ tới hạn.
Nợ vay ngắn hạn đạt gần 135 tỷ đồng, hơn đầu năm 12%, trong khi nợ vay dài hạn giảm 15%, còn hơn 36 tỷ đồng, đều là vay nợ từ các ngân hàng.
Tương tự, Hóa chất Cơ bản Miền Nam vừa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2024 đầy khởi sắc với doanh thu vượt 507 tỷ đồng, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế đạt gần 79 tỷ đồng, tăng 54%.
Động lực chính đến từ sản lượng và giá bán tăng mạnh ở các sản phẩm chủ lực như NaOH, HCl, Clor lỏng, H2SO4, Javel, PAC… cùng với phốt pho vàng từ công ty con tăng 80% về sản lượng và 3% về giá bán.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt 1.339,5 tỷ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt là 255 tỷ và 203 tỷ đồng, tăng trưởng gần 16% về doanh thu và 15% về lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái. Với các kết quả này, Sochem đã hoàn thành 82% mục tiêu doanh thu và đạt 98% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2024.
Tính đến cuối quý 3, tổng tài sản của công ty đạt hơn 1.800 tỷ đồng, trong đó tiền mặt và tiền gửi ngân hàng chiếm đến 41%, tương đương gần 760 tỷ đồng.
Trong khi đó, Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã chứng khoán: DGC) ghi nhận doanh thu quý 3/2024 tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2.558 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp đạt 881 tỷ đồng, tăng 5%, với biên lợi nhuận gộp đạt 34,4%.
Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 26% còn hơn 150 tỷ đồng, do lãi tiền gửi giảm. Trong khi đó, chi phí tài chính và chi phí bán hàng tăng, còn chi phí quản lý doanh nghiệp không thay đổi.
Kết quả là lợi nhuận ròng của Đức Giang giảm hơn 7%, đạt 706 tỷ đồng, kéo theo EPS giảm từ 1.884 đồng xuống 1.747 đồng. Theo giải trình của công ty, nguyên nhân chính đến từ việc hụt nguồn thu tài chính và chi phí bán hàng tăng cao, tạo áp lực lớn lên biên lợi nhuận của công ty.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu của Đức Giang tăng nhẹ lên 7.447 tỷ đồng, với doanh thu từ thị trường nước ngoài chiếm 3.820 tỷ đồng và thị trường trong nước đóng góp 3.627 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế trong 9 tháng giảm 7% so với cùng kỳ, còn 2.322 tỷ đồng.
Theo kế hoạch năm 2024, tập đoàn đặt mục tiêu đạt doanh thu 10.202 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.100 tỷ đồng. Với kết quả này, Đức Giang đã hoàn thành 73% chỉ tiêu doanh thu và gần 74% chỉ tiêu lợi nhuận sau 3 quý.
Tính đến ngày 30/9/2024, tổng tài sản của Hóa chất Đức Giang đạt 16.196 tỷ đồng, tăng 500 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, tiền mặt, tương đương tiền và tiền gửi chiếm đến 11.366 tỷ đồng, tương đương 70% tổng tài sản, tăng thêm 1.379 tỷ đồng so với cuối quý 2/2024 và tăng 1.776 tỷ đồng so với đầu năm.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt gần 7.600 tỷ đồng, tăng hơn 1.600 tỷ đồng so với đầu năm và gấp đôi so với vốn điều lệ 3.798 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 14.141 tỷ đồng.
交易股票、货币、商品、期货、债券、基金等金融工具或加密货币属高风险行为,这些风险包括损失您的部分或全部投资金额,所以交易并非适合所有投资者。
做出任何财务决定时,应该进行自己的尽职调查,运用自己的判断力,并咨询合格的顾问。本网站的内容并非直接针对您,我们也未考虑您的财务状况或需求。本网站所含信息不一定是实时提供的,也不一定是准确的。本站提供的价格可能由做市商而非交易所提供。您做出的任何交易或其他财务决定均应完全由您负责,并且您不得依赖通过网站提供的任何信息。我们不对网站中的任何信息提供任何保证,并且对因使用网站中的任何信息而可能造成的任何交易损失不承担任何责任。
未经本站书面许可,禁止使用、存储、复制、展现、修改、传播或分发本网站所含数据。提供本网站所含数据的供应商及交易所保留其所有知识产权。