行情
新闻
分析
用户
快讯
财经日历
学习
数据
- 名称
- 最新值
- 前值
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
公:--
预: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
前: --
公:--
预: --
公:--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
--
预: --
前: --
无匹配数据
最新观点
最新观点
最近更新
港股投资的风险预警
尽管香港法律体系和监管框架相对健全,但港股市场仍然存在一些特定的风险和挑战,如港币与美元挂钩,外地投资者可能会面临汇率波动;中国内地的政策变化和经济状况对港股的影响等。
投资港股费用结构与税务
港股市场的交易成本包括总投资成本为买卖股票的交易费用、印花税、结算费用等,对于外地投资者,可能会涉及兑换港币所产生汇率转换费用,以及按照所在地的相关法规需缴纳的税款。
港股行业分析:非必需消费行业
港股市场非必需消费行业覆盖汽车、教育、旅游、餐饮、服装等多个领域,在643家上市公司中35%为中国内地公司,占总市值的65%,因此受中国经济影响深远。
港股行业分析:地产建筑业
地产建筑业在港股指数中的份额近年已明显下降,但截2022年,它依然在市场上占有约10%的份额。包含了房地产开发、建筑工程、房地产投资和物业管理等各个方面。
中国·香港
越南·胡志明
阿联酋·迪拜
尼日利亚·拉各斯
埃及·开罗
查看所有搜索结果
暂无数据
Thị trường chứng khoán: Mùa kết quả kinh doanh phân hóa
Sự phân hóa giữa các cổ phiếu, nhóm cổ phiếu diễn ra càng mạnh hơn trong mùa công bố báo cáo tài chính quý III/2024.
Ngược chiều giữa các ngành và trong từng ngành
Tính đến ngày 17/10, một số doanh nghiệp niêm yết đã công bố kết quả kinh doanh quý III/2024. Trong đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) gây chú ý với khoản lãi sau thuế 3.022 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Hòa Phát ghi nhận 9.210 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng 140% so với cùng kỳ. Thép và các sản phẩm liên quan đóng góp 85% vào kết quả này.
Trong khi đó, doanh nghiệp cùng ngành là Công ty cổ phần Thép Thủ Đức - VNSteel (mã TDS) báo lỗ gần 7 tỷ đồng trong quý vừa qua, tăng mạnh so với số lỗ gần 500 triệu đồng cùng kỳ năm ngoái. Tính đến hiện tại, TDS là doanh nghiệp thép đầu tiên báo lỗ trong quý III/2024. Điều này cho thấy sự phân hoá không chỉ diễn ra giữa các ngành, mà trong cùng một ngành cũng có sự chênh lệch rất lớn. Cổ phiếu đang biến động theo kỳ vọng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Có thể nói, sóng phục hồi vừa qua của thị trường chứng khoán chủ yếu đến từ nhóm VN30, trong đó trụ đỡ vẫn là nhóm cổ phiếu ngân hàng. Ngành ngân hàng được dự báo ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận quý III cao hơn mức trung bình của nhiều ngành khác và vẫn là nhóm “gánh” lợi nhuận toàn thị trường. Tuy vậy, theo Công ty Chứng khoán MB (MBS), ngành ngân hàng cũng có sự phân hoá mạnh về mức tăng trưởng lợi nhuận quý III.
Một số nhà băng được kỳ vọng có mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế cao như HDBank (44% trong quý III và 31% cho cả năm), TPBank (35% trong quý III và 23% cho cả năm), VPBank (tăng 37% trong quý III và 69% cho cả năm), BIDV (tăng 20% trong quý III và 17% cho cả năm) nhờ tín dụng cải thiện… thì một số ngân hàng khác được dự báo có mức tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn trung bình ngành như Vietcombank (tăng 9% trong quý III, cả năm tăng 5%) hay ACB (tăng 7% trong quý III và cả năm tăng 6%) trong bối cảnh biên lãi thuần (NIM) giảm nhẹ và room tín dụng không còn quá nhiều…
Ngành chứng khoán được MBS dự báo có mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 7% trong quý III và 41% trong 9 tháng đầu năm. Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) vừa công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý III và lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, với con số lợi nhuận trước thuế lần lượt là 1.097 tỷ đồng và 3.869 tỷ đồng. Với kết quả này, Công ty đã hoàn thành 105% kế hoạch lợi nhuận cả năm sau 3 quý.
Hay Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) báo lãi trước thuế quý III/2024 là 275 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty đạt lợi nhuận 1.011 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ và hoàn thành 70% kế hoạch cả năm. Tuy vậy, những công ty chứng khoán đạt được tốc độ tăng trưởng tốt đều là các công ty chứng khoán có quy mô lớn, nằm trong Top thị phần cao. Trong khi đó, các công ty có quy mô nhỏ vẫn đang chật vật.
Sự phân hoá giữa các ngành cũng đang diễn ra. Ngoài ngân hàng, chứng khoán, một số ngành như bán lẻ, dệt may, chăn nuôi, cao su… được dự báo ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng cao trong quý III/2024. Với ngành chăn nuôi, giá heo hơi neo ở mức cao, trong khi giá thức ăn chăn nuôi hạ nhiệt đã hỗ trợ tích cực cho lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.
Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco (mã DBC) vừa báo lãi sau thuế quý III ấn tượng, với hơn 312 tỷ đồng, cao gấp 25 lần cùng kỳ và là mức cao nhất trong vòng 5 quý gần đây. Lũy kế 9 tháng, Công ty đạt lợi nhuận sau thuế 530 tỷ đồng, gấp hơn 28 lần cùng kỳ. Công ty cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (mã BAF) cũng được dự báo mức tăng trưởng lợi nhuận quý III/2024 tính bằng lần…
Lợi nhuận doanh nghiệp ngành cao su được hỗ trợ bởi diễn biến giá cao su thiên nhiên gần đây. Đơn cử, Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh (mã TRC) báo lãi sau thuế quý III đạt 73,13 tỷ đồng, tăng hơn 483% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng đạt 101,33 tỷ đồng, tăng gần 399% so với cùng kỳ…
Trong khi đó, bức tranh lợi nhuận quý III của ngành bất động sản dự báo vẫn khá u ám. Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã PDR) cho biết, riêng quý III/2024, Công ty chỉ đạt 2,6 tỷ đồng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, giảm mạnh so với con số 355 tỷ đồng cùng kỳ. Nhờ doanh thu tài chính đạt 194 tỷ đồng nên Công ty ghi nhận lợi nhuận 51 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ. 9 tháng đầu năm 2024, PDR đạt 154 tỷ đồng lợi nhuận, giảm 62% so với cùng kỳ.
Kém tích cực hơn, Công ty cổ phần Bất động sản và Đầu tư VRC (VRC) báo lỗ 3,25 tỷ đồng trong quý vừa qua.
Giá cổ phiếu sẽ phân hóa mạnh hơn
Từ góc nhìn của ông Đào Hồng Dương, Giám đốc Phân tích cổ phiếu và ngành VPBankS, sự phân hóa theo kết quả kinh doanh có thể sẽ diễn ra sau khi có một bức tranh đầy đủ hơn về các doanh nghiệp và ngành nghề lĩnh vực. Và với những ngành nghề có tính chất kinh doanh ổn định như bán lẻ, thực phẩm và đồ uống, kết quả kinh doanh quý III có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp trong quý cuối năm và giai đoạn tiếp theo.
Chứng khoán là thị trường của kỳ vọng, giá cổ phiếu của doanh nghiệp thường “chạy” trước diễn biến lợi nhuận của doanh nghiệp. Có nghĩa là, thị giá các cổ phiếu đã phản ánh kỳ vọng về lợi nhuận quý III/2024 của các doanh nghiệp. Điều này có thể lý giải qua việc nhóm cổ phiếu ngân hàng, bán lẻ, chăn nuôi, cao su…, những nhóm ngành được dự báo ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận quý III tích cực đã có nhịp tăng tốt vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 và chững lại trong hơn một tuần qua, trước thời điểm báo cáo tài chính quý III/2024 của các doanh nghiệp trên sàn chính thức được công bố.
Dự báo về diễn biến của thị trường chứng khoán trong mùa công bố kết quả kinh doanh quý III, ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc Kinh doanh, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, sẽ phân hóa thành một số nhóm:
Thứ nhất, những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt như kỳ vọng và đã phản ánh vào giá thì dù kết quả kinh doanh quý IV dự báo tích cực cũng sẽ có nhịp điều chỉnh rồi mới tăng lại, ví dụ như DBC, HSG…
Thứ hai, những cổ phiếu có kết quả kinh doanh quý III vượt kỳ vọng và giá trước đó đã tăng thì xác suất cao sẽ tăng tiếp, nhất là cổ phiếu của những doanh nghiệp được dự báo lợi nhuận quý IV tiếp tục tăng trưởng tốt.
Thứ ba, những cổ phiếu ra kết quả kinh doanh giảm mà thị giá đã giảm mạnh trước đó thì xác suất tạo đáy và hồi phục sẽ khá cao.
Thứ tư, những cổ phiếu ra kết quả kinh doanh xấu mà chưa điều chỉnh thường sẽ có nhịp điều chỉnh mạnh như PDR, VDS...
“Có nghĩa là, tình hình kinh doanh quý IV/2024 và dự phóng năm 2025 lạc quan có thể khiến nhiều cổ phiếu tăng giá thêm trong giai đoạn tới. Những cổ phiếu có kết quả kinh doanh nổi trội như vài cổ phiếu công nghệ, ngân hàng, bán lẻ, dầu khí, hóa chất, thép, bất động sản như FPT, ACB, DGC, VGS, NTL... sẽ có diễn biến khá hơn so với các cổ phiếu khác cùng ngành...”, ông Quang dự báo.
Còn theo ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI), kết quả kinh doanh giai đoạn cuối năm của các doanh nghiệp niêm yết nhìn chung sẽ ghi nhận xu hướng phục hồi và tăng trưởng ở hầu hết các ngành, đặc biệt một số ngành có mức nền thấp ở cùng kỳ năm trước.
“Chúng tôi ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 của các doanh nghiệp thuộc chỉ số VN-Index tăng khoảng 20% so với năm ngoái. Điều này sẽ giúp định giá của thị trường ở mức thấp hơn, qua đó, tạo cú hích cho thị trường chứng khoán giai đoạn cuối năm”, ông Tuấn cho biết.
Tuy nhiên, ông Tuấn cũng thừa nhận, các nhóm ngành tăng trưởng lợi nhuận cao sẽ trở nên khan hiếm hơn so với thời điểm trước. Các ngành được hưởng lợi từ quá trình phục hồi của nền kinh tế như ngân hàng, bán lẻ, tài nguyên cơ bản, xuất nhập khẩu, dầu khí nên được lưu tâm trong giai đoạn này.
Cụ thể, nhóm ngân hàng dự kiến sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận tốt hơn trong quý IV/2024 sau giai đoạn tập trung trích lập và xử lý nợ xấu trong nửa đầu năm. Còn nhóm bán lẻ có thể duy trì xu hướng tích cực nhờ nhu cầu tiêu dùng phục hồi trong bối cảnh kinh tế tốt lên và thu nhập của người dân tăng và chính sách giảm thuế VAT giúp kích cầu tiêu dùng. Nhóm tài nguyên cơ bản có triển vọng tích cực hơn khi chính sách tài khóa trở lại là điểm sáng trong quá trình hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.
Với nhóm xuất nhập khẩu, cơ sở cho luận điểm của ông Tuấn là, tính chung 9 tháng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đã tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, với nhóm dầu khí, một số doanh nghiệp dầu khí thượng nguồn có thể ghi nhận kết quả kinh doanh quý cuối năm tích cực hơn nhờ việc chuỗi Dự án Lô B - Ô Môn đã vào giai đoạn triển khai tổng thể, đồng bộ các gói thầu EPCI 1, gói thầu EPCI 2…
Lộ diện doanh nghiệp thép đầu tiên báo lỗ trong quý 3
CTCP Thép Thủ Đức - VNSTEEL (UPCoM: TDS) vừa mang lại tin buồn cho cổ đông, khi ghi nhận quý lỗ nặng thứ 2 trong lịch sử hoạt động.
Trong quý 3/2024, TDS đạt doanh thu thuần 385 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng mạnh đã kéo giảm biên lợi nhuận gộp của Công ty, chỉ đạt 0.9%. Kết quả là lợi nhuận gộp giảm 63%, còn 3.5 tỷ đồng.
Điểm sáng hiếm hoi trong báo cáo tài chính của TDS là mức tăng mạnh 214% của doanh thu tài chính, đạt hơn 830 triệu đồng.
Sau khi trừ các khoản chi phí và thuế, TDS lỗ ròng 6.5 tỷ đồng, đánh dấu quý kinh doanh tệ thứ 2 trong lịch sử của Công ty, chỉ sau quý 3/2022.
Kết quả kinh doanh quý 3 của TDS
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
Nhìn rộng ra 9 tháng đầu năm 2024, bức tranh kinh doanh của TDS vẫn nhuốm màu ảm đạm. Công ty ghi nhận doanh thu tăng mạnh đạt 1,073 tỷ đồng, nhưng lỗ ròng 9.6 tỷ đồng.
Về tình hình tài chính, tại ngày 30/9/2024, tổng tài sản của TDS đạt 359 tỷ đồng, giảm 15% so với đầu năm.
Đáng chú ý, tiền và các khoản tương đương tiền giảm 45%, còn gần 67 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn cũng giảm 9.5% xuống gần 112 tỷ đồng, trong đó khoản phải thu từ Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam - VNSTEEL chiếm 55 tỷ đồng. Trong khi đó, hàng tồn kho tăng 4% lên 171 tỷ đồng.
Tổng nợ phải trả của Công ty tăng 27% so với đầu năm, lên 157 tỷ đồng. Trong đó, khoản phải trả người bán ngắn hạn tăng 32% lên hơn 57 tỷ đồng và chi phí phải trả ngắn hạn tăng mạnh 216% lên gần 12 tỷ đồng.
BCTC quý 3/2024: Loạt DN thủy điện báo lãi giảm, lợi nhuận một công ty dầu khí gấp 3,1 lần cùng kỳ
Sau quý đầu năm có lãi để ngắt mạch 27 quý lỗ liên tiếp, Halico (HNR) tiếp tục báo lỗ liên tiếp 2 quý.
Các doanh nghiệp mới công bố BCTC quý 3/2024 ngày 16/10:
Loạt công ty thủy điện như Sông Hạ Ba, Sê San 4A, Thủy điện – Điện lực 3, Thủy điện Nậm Mu… báo lãi giảm sâu trong quý 3/2024.
CTCP Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (PGD) thu về gần 119 tỷ đồng LNTT trong quý 3/2024, gấp 3,1 lần cùng kỳ năm trước.
Thép Thủ Đức - VNSTEEL (TDS) báo doanh thu thuần quý 3 đạt 385 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ và lỗ trước thuế gần 7 tỷ trong khi cùng kỳ lỗ 537 triệu đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, TDS lỗ gần 10 tỷ đồng.
CTCP Rượu và Nước giải khát Hà Nội - Halico (UPCoM: HNR) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 với doanh thu thuần đạt hơn 22 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Công ty báo lỗ gần 5 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Halico ghi nhận doanh thu đạt gần 80 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ và công ty lỗ gần 7,5 tỷ đồng.
Không có doanh thu, CTCP Ô tô Giải Phóng (GGG) báo lỗ gần 4 tỷ trong quý 3/2024. Lũy kế 9 tháng đầu năm, GGG ghi nhận doanh thu đạt hơn 5,3 tỷ đồng, gấp 7 lần cùng kỳ và lỗ hơn 14 tỷ đồng.
Đầu tư Điện lực 3 (PIC) báo lỗ trước thuế 838 triệu đồng trong quý 3/2024, lũy kế 9 tháng đầu năm, PIC lãi trước thuế 13 tỷ, giảm 50% so với cùng kỳ.
Thủy điện Nậm Mu (HJS) báo lãi trước thuế quý 3 giảm 46% còn 11 tỷ đồng và lãi trước thuế 9 tháng đầu năm giảm 3% đạt 50 tỷ đồng.
Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (NHA) báo doanh thu thuần quý 3 đạt gần 25 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế gần 15 tỷ đồng, gấp 185 lần cùng kỳ chỉ gần 81 triệu đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, NHA báo lãi trước thuế đạt 66 tỷ, tăng 5244% so với cùng kỳ.
Chứng khoán KIS Việt Nam báo lợi nhuận trước thuế quý 3 đạt 132 tỷ, giảm 27% so với cùng kỳ và lũy kế 9 tháng đạt 451 tỷ, tăng 10% so với cùng kỳ.
Các doanh nghiệp đã công bố BCTC quý 3/2024 đến ngày 16/10:
Công ty thép đầu tiên báo lỗ quý 3/2024
Mặc dù doanh thu tăng trưởng nhưng do biên lợi nhuận sụt giảm, chi phí vẫn ở mức cao nên công ty này báo lỗ trong quý 3/2024.
Đó là CTCP Thép Thủ Đức - VNSteel (mã TDS, sàn UPCoM). Theo báo cáo tài chính quý 3/2024 vừa công bố, công ty đạt doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ ở mức 385 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên giá vốn bán hàng tăng mạnh hơn khiến biên lợi nhuận gộp chỉ đạt 0,9%, so với cùng kỳ đạt 2,9%.
Lợi nhuận gộp của công ty chỉ đạt 3,5 tỷ đồng, giảm 63% so với quý 3 năm ngoái. Trong khi đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý đều tăng nhẹ so với cùng kỳ, tổng gần 11 tỷ đồng.
Kết quả, TDS lỗ sau thuế 6,6 tỷ đồng, so với cùng kỳ lỗ gần 500 triệu đồng. Trong quý 2/2024, TDS cũng lỗ 6 tỷ đồng.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2024, công ty thép mang về 1.068 tỷ đồng doanh thu, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Do giá vốn bán hàng cao và các chi phí tăng nên Thép Thủ Đức lỗ sau thuế 9,6 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2023 có lãi hơn 1 tỷ đồng.
Trước Thép Thủ Đức, đã có hai doanh nghiệp trong ngành công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024 với con số khả quan.
Tập đoàn Hoà Phát (mã HPG) đạt hơn 34.000 tỷ đồng doanh thu, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 3.022 tỷ đồng, tăng 51%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, Hòa Phát ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023 và hoàn thành 75% kế hoạch năm 2024; lợi nhuận sau thuế đạt 9.210 tỷ đồng, tăng 140% so với cùng kỳ và hoàn thành 92% kế hoạch lợi nhuận năm.
CTCP Thép tấm lá Thống Nhất (mã TNS, sàn UPCoM) ghi nhận doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 593 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ mức 1,8% của quý 3/2023 lên 3,3%.
Các chi phí đều tăng nhưng công ty thép vẫn có lãi sau thuế gần 11 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái.
Theo giải trình của doanh nghiệp, thị trường thép cán nguội năm 2024 vẫn còn tồn tại nhiều diễn biến khó lường từ môi trường cạnh tranh, khả năng phục hồi chậm. Công ty đã nỗ lực tìm kiếm khách hàng cũng như nguồn hàng có giá cả hợp lý. Nhờ đó, sản lượng sản xuất tăng 54% và tiêu thụ tăng 48% so với cùng kỳ năm 2023. Doanh thu tăng là yếu tố chính giúp lợi nhuận của công ty tăng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, Thép tấm lá Thống Nhất mang về tổng doanh thu 2.318 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế gần 26 tỷ đồng, so với quý 3/2023 chỉ đạt hơn 120 triệu đồng.
Bối cảnh thách thức của ngành thép và ẩn số từ gói kích thích của Trung Quốc
Nhu cầu trong nước suy yếu cùng với các rào cản thương mại từ nước ngoài đang tạo ra một môi trường kinh doanh đầy thách thức cho ngành thép. Tình hình này không chỉ gây áp lực lên hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp, mà còn khiến các nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Dữ liệu từ VietstockFinance cho thấy, chỉ số cổ phiếu ngành đã giảm liên tục trong 3 tháng qua, kém xa so với hiệu suất của VN-Index. Những "gã khổng lồ" như HPG cũng không thoát khỏi cơn lốc này, giảm 13% giá trị. Trong khi đó, các cổ phiếu như SMC, TDS và TLH ghi nhận mức giảm chóng mặt lên đến 30-48%. Ngay cả hai ông lớn tôn mạ HSG và NKG cũng mất gần 1/5 giá trị.
Vì đâu nên nỗi?
Nhưng đâu là nguồn cơn của cơn bão này? Câu trả lời nằm trong bức tranh toàn cảnh u ám của thị trường thép toàn cầu. Tại Trung Quốc - đất nước đóng góp hơn một nửa sản lượng thép trên toàn cầu, nhu cầu nội địa đang rơi vào tình trạng ảm đạm do kinh tế trì trệ và cuộc khủng hoảng bất động sản. Giá thép cây chạm đáy kể từ năm 2017, trong khi thép cuộn cán nóng (HRC) xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua.
Hệ quả tất yếu là làn sóng thép giá rẻ từ Trung Quốc đã tràn sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến cuối tháng 7/2024, Việt Nam đã nhập khẩu 9.41 triệu tấn sắt thép các loại, tăng đến 41.6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm đến 66% tổng lượng, tương đương 40% sản lượng thép sản xuất trong cả nước.
Trước tình cảnh này, các doanh nghiệp thép Việt Nam buộc phải liên tiếp hạ giá bán để cạnh tranh, dẫn đến cuộc đua xuống đáy về giá. Chẳng hạn, giá bán thép HRC của Hòa Phát và Formosa đang ở mức 510 USD/tấn, cao hơn nhiều so với mức 480 USD/tấn của các thương nhân Trung Quốc. Sự chênh lệch này đã đặt các nhà sản xuất nội địa vào thế khó, buộc họ phải cân nhắc giữa việc giảm biên lợi nhuận để giữ thị phần hay chấp nhận mất khách hàng.
Giá thép trong nước liên tục dò đáy trong nửa đầu năm khi làn song thép giá rẻ từ Trung Quốc đổ bộ sang thị trường Việt Nam khiến nhiều doanh nghiệp phải liên tiếp hạ giá bán. Chẳng hạn như với giá bán thép HRC, các thương nhân Trung Quốc đang bán giá 480 USD/tấn, thấp hơn nhiều so với mức giá 510 USD/tấn của Hoà Phát và Formosa.
Trước tình cảnh này, Cục Phòng vệ thương mại đang có động thái bảo vệ ngành thép nội địa. Họ đang tiến hành điều tra chống bán phá giá với thép từ Trung Quốc và Ấn Độ và các CTCK dự kiến sẽ có quyết định chính thức vào đầu năm 2025.
Một điều đáng chú ý hơn là dù giá đã ở mức thấp nhất trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa kích thích được nhu cầu từ các công ty gia công. Theo nguồn tin từ Kallanish, một thương nhân ở Hà Nội cho biết nhu cầu hiện tại vẫn chưa tăng dù giá đã thấp.
Nguyên nhân sâu xa của cơn bão giá này đến từ sự chậm lại của nhu cầu thép toàn cầu, đặc biệt là từ "gã khổng lồ" Trung Quốc – quốc gia đóng góp hơn một nửa sản lượng thép toàn cầu.
Sự trì trệ của hoạt động kinh tế cùng với khủng hoảng bất động sản đã kìm hãm nhu cầu thép tại Trung Quốc và giá thép cũng duy trì ở mức thấp. nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã chuyển sang xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ, khi phải đối mặt với làn sóng thép giá rẻ từ Trung Quốc đổ bộ. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến cuối tháng 7/2024, Việt Nam đã nhập khẩu 9.41 triệu tấn sắt thép các loại, tăng đến 41.6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm đến 66% tổng lượng nhập khẩu.
Nhưng đó chưa phải là tất cả. Các doanh nghiệp thép Việt Nam còn phải đối mặt với "cú đấm" từ các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước nhập khẩu.
Do đặc thù là một ngành công nghiệp xương sống, có tính cạnh tranh cao giữa các quốc gia nên thép là một trong những mặt hàng bị điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất trên thế giới.
Tính tới tháng 5/2024, trong tổng số 252 vụ việc nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại với Việt Nam có khoảng 30% vụ việc liên quan các sản phẩm thép. Trước mắt, một số quốc gia đã ra động thái chính thức. Canada đã áp thuế với thép dây Việt Nam, trong khi Ấn Độ áp thuế chống trợ cấp từ 12% đến 30%. EU và Mỹ cũng đang trong quá trình điều tra. Điều này đồng nghĩa với hoạt động xuất khẩu sẽ khó khăn hơn, gây áp lực lớn lên doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Điểm tựa từ đầu tư công và bất động sản nội địa
Tuy nhiên, chuyên viên phân tích của các công ty chứng khoán vẫn cho rằng có nhiều yếu tố để kỳ vọng vào ngành công nghiêp này.
Theo CTCK MBS, các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn, chẳng hạn như đường sắt cao tốc Bắc – Nam, sân bay Long Thành, cùng với sự hồi phục của thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhu cầu của nhiều nguyên vật liệu cơ bản, trong đó có thép.
Theo báo cáo CBRE, nguồn cung căn hộ tại Hà Nội và Tp.HCM sẽ tăng lần lượt 30% và 20% so với cùng kỳ. Hơn nữa, kế hoạch giải ngân đầu tư công tiếp tục tăng trưởng 12% so với cùng kỳ, với giá trị khoảng 638,000 tỷ đồng khi Chính phủ tập trung đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ phát triển kinh tế.
Hơn nữa, việc Bộ Công Thương đang xem xét áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ có thể là "liều thuốc" cần thiết để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước. Nếu được thông qua, đây sẽ là cơ hội để các "ông lớn" như HPG, NKG lấy lại thị phần trên sân nhà.
Chờ cú huých từ gói kích thích của thị trường Trung Quốc
Một yếu tố khác cũng được kỳ vọng là thị trường thép Trung Quốc có thể hồi phục trở lại trong quý cuối năm, nhất là sau khi họ vừa công bố chiến dịch kích thích kinh tế lớn nhất từ thời đại dịch COVID-19.
Tuần trước, Trung Quốc cũng vừa tung ra hàng loạt chính sách hỗ trợ nền kinh tế với quy mô lớn nhất kể từ đại dịch COVID-19, bao gồm nới lỏng chính sách tiền tệ, tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán.
Theo Agriseco Research, các nhóm giải pháp của Trung Quốc được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực tới thị trường bất động sản, ngành xây dựng và vật liệu của quốc gia này. Phản ứng ban đầu của thị trường thép lẫn thị trường cổ phiếu với gói kích thích này là rất tích cực, với giá thép hồi phục và cổ phiếu ngành này cũng đi lên.
Điều này sẽ tác động tới thị trường Việt Nam ở hai khía cạnh. Khi nhu cầu thép ở Trung Quốc hồi phục, họ sẽ giảm bớt xuất khẩu thép giá rẻ ra nước ngoài và giảm bớt sự cạnh tranh. Mặt khác, nhu cầu hồi phục sẽ thúc đẩy giá thép Trung Quốc, từ đó cũng ảnh hưởng tích cực tới giá thép toàn cầu.
Ngoài ra, CTCK MBS còn cho rằng thị trường thép Trung Quốc có thể phục hồi chủ yếu do nguồn cung thắt chặt kể từ quý 4/2024.
“Chính phủ Trung Quốc hạn chế cấp phép các lò luyện thép sử dụng than năm 2024 hướng tới bảo vệ môi trường và giảm thiểu nguồn cung”, các chuyên viên phân tích nhận định. “Về phía nhu cầu, tiêu thụ thép Trung Quốc có thể phục hồi trong ngắn hạn do một số thành phố như Thượng Hải và Giang Tô có kế hoạch tái thiết cơ sở hạ tầng”.
CTCP Thép Thủ Đức - VNSTEEL T vừa công bố kết quả kém vui trong quý 2 dù hoạt động cốt lõi hồi phục mạnh.
Doanh thu thuần quý 2 của TDS đạt hơn 340 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước. Lãi gộp cũng tăng mạnh 98%, đạt 5 tỷ đồng. Những con số này cho thấy hoạt động cốt lõi của Công ty đã có dấu hiệu hồi phục đáng kể sau giai đoạn trầm lắng.
Tuy vậy, sự gia tăng mạnh mẽ của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đã nhanh chóng xóa tan hy vọng về kết quả kinh doanh khả quan. Chi phí bán hàng tăng vọt 141% lên hơn 3 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 46% lên 9.5 tỷ đồng. Thêm một điểm trừ là TDS không còn ghi nhận lợi nhuận khác lớn như cùng kỳ (2.2 tỷ đồng).
Hệ quả, TDS lỗ ròng gần 6 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước.
Kết quả kinh doanh quý 2 của TDS
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
Nhìn rộng ra 6 tháng đầu năm, bức tranh tài chính của TDS vẫn không mấy sáng sủa. Mặc dù doanh thu tăng mạnh 71% lên hơn 570 tỷ đồng, Công ty vẫn báo lỗ 3 tỷ đồng, cùng kỳ lãi 2 tỷ đồng.
Gây bất ngờ với cổ tức tiền mặt 70%
Điều đáng nói là trước đó không lâu, TDS gây bất ngờ lớn cho giới đầu tư khi quyết định chia cổ tức tiền mặt lên tới 70%, tương đương 7,000 đồng/cp. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh kết quả kinh doanh năm 2023 của Công ty không mấy khả quan, với lợi nhuận chỉ đạt gần 9 tỷ đồng và ngành thép đối mặt nhiều khó khăn.
Thực tế, đây là lần đầu tiên TDS chia cổ tức sau hai năm im lặng (2021-2022), và mức cổ tức này cũng là cao nhất trong lịch sử hoạt động. Trước đó, Công ty có 10 năm liên tiếp (2011-2020) đều đặn trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông, với tỷ lệ dao động từ 5-25%.
Thông tin về cổ tức "khủng" đã tạo ra cơn sốt ngắn hạn trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu TDS bật tăng 70% trong 5 phiên giao dịch liên tiếp. Tuy nhiên, niềm vui ngắn chẳng tày gang, giá cổ phiếu sau đó lại giảm sâu, thậm chí còn xuống dưới mức trước khi thông báo chia cổ tức.
Diễn biến giá cổ phiếu TDS
Tình hình tài chính lành mạnh
Mặc dù vậy, tình hình tài chính của TDS vẫn được đánh giá là tương đối lành mạnh. Tại cuối tháng 6/2024, tổng tài sản của Công ty đạt 415 tỷ đồng, trong đó có 66 tỷ đồng tiền mặt và 210 tỷ đồng hàng tồn kho.
Ở bên đối ứng, nợ ngắn hạn ở mức 215 tỷ đồng, nhưng Công ty không có khoản nợ vay ngắn hạn nào.
Vũ Hạo
FILI
Công ty thép vừa chia cổ tức tiền mặt 70% bất ngờ báo lỗ gấp đôi cùng kỳ
CTCP Thép Thủ Đức - VNSTEEL (UPCoM: TDS) vừa công bố kết quả kém vui trong quý 2 dù hoạt động cốt lõi hồi phục mạnh.
Doanh thu thuần quý 2 của TDS đạt hơn 340 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước. Lãi gộp cũng tăng mạnh 98%, đạt 5 tỷ đồng. Những con số này cho thấy hoạt động cốt lõi của Công ty đã có dấu hiệu hồi phục đáng kể sau giai đoạn trầm lắng.
Tuy vậy, sự gia tăng mạnh mẽ của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đã nhanh chóng xóa tan hy vọng về kết quả kinh doanh khả quan. Chi phí bán hàng tăng vọt 141% lên hơn 3 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 46% lên 9.5 tỷ đồng. Thêm một điểm trừ là TDS không còn ghi nhận lợi nhuận khác lớn như cùng kỳ (2.2 tỷ đồng).
Hệ quả, TDS lỗ ròng gần 6 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước.
Kết quả kinh doanh quý 2 của TDS
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
Nhìn rộng ra 6 tháng đầu năm, bức tranh tài chính của TDS vẫn không mấy sáng sủa. Mặc dù doanh thu tăng mạnh 71% lên hơn 570 tỷ đồng, Công ty vẫn báo lỗ 3 tỷ đồng, cùng kỳ lãi 2 tỷ đồng.
Gây bất ngờ với cổ tức tiền mặt 70%
Điều đáng nói là trước đó không lâu, TDS gây bất ngờ lớn cho giới đầu tư khi quyết định chia cổ tức tiền mặt lên tới 70%, tương đương 7,000 đồng/cp. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh kết quả kinh doanh năm 2023 của Công ty không mấy khả quan, với lợi nhuận chỉ đạt gần 9 tỷ đồng và ngành thép đối mặt nhiều khó khăn.
Thực tế, đây là lần đầu tiên TDS chia cổ tức sau hai năm im lặng (2021-2022), và mức cổ tức này cũng là cao nhất trong lịch sử hoạt động. Trước đó, Công ty có 10 năm liên tiếp (2011-2020) đều đặn trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông, với tỷ lệ dao động từ 5-25%.
Thông tin về cổ tức "khủng" đã tạo ra cơn sốt ngắn hạn trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu TDS bật tăng 70% trong 5 phiên giao dịch liên tiếp. Tuy nhiên, niềm vui ngắn chẳng tày gang, giá cổ phiếu sau đó lại giảm sâu, thậm chí còn xuống dưới mức trước khi thông báo chia cổ tức.
Tình hình tài chính lành mạnh
Mặc dù vậy, tình hình tài chính của TDS vẫn được đánh giá là tương đối lành mạnh. Tại cuối tháng 6/2024, tổng tài sản của Công ty đạt 415 tỷ đồng, trong đó có 66 tỷ đồng tiền mặt và 210 tỷ đồng hàng tồn kho.
Ở bên đối ứng, nợ ngắn hạn ở mức 215 tỷ đồng, nhưng Công ty không có khoản nợ vay ngắn hạn nào.
交易股票、货币、商品、期货、债券、基金等金融工具或加密货币属高风险行为,这些风险包括损失您的部分或全部投资金额,所以交易并非适合所有投资者。
做出任何财务决定时,应该进行自己的尽职调查,运用自己的判断力,并咨询合格的顾问。本网站的内容并非直接针对您,我们也未考虑您的财务状况或需求。本网站所含信息不一定是实时提供的,也不一定是准确的。本站提供的价格可能由做市商而非交易所提供。您做出的任何交易或其他财务决定均应完全由您负责,并且您不得依赖通过网站提供的任何信息。我们不对网站中的任何信息提供任何保证,并且对因使用网站中的任何信息而可能造成的任何交易损失不承担任何责任。
未经本站书面许可,禁止使用、存储、复制、展现、修改、传播或分发本网站所含数据。提供本网站所含数据的供应商及交易所保留其所有知识产权。